Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.06 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ ANH THẮNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ GIANG
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Chuyên ngành đào tạo: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 60 62 16

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH

THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, thành phần quan trọng của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh


tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đối với sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là đối tượng để lao
động tác động vào nó, tạo ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho đời sống con
người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến... Đất
không sinh sôi được về số lượng, nhưng về chất lượng nếu trong quá trình sử
dụng đất chúng ta biết cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ thì nó không những không
bị hao mòn mà còn tăng độ màu mỡ, tăng khả năng sản xuất. Chúng ta đã biết
rằng không có đất thì không thể sản xuất, cũng không có sự tồn tại của con
người và đất có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết
các nước trên thế giới phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển
nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở động lực
cho việc phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông
nghiệp phát triển bền vững.
Đi đôi với sự phát triển của xã hội thì đất nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do trưng dụng sang các mục đích khác. Hơn nữa, trong nhiều thập kỷ qua
chúng ta đã lạm dụng khai thác không hợp lý tiềm năng đất đai, điều này đã
dẫn đến nhiều diện tích đất bị thoái hoá, giảm dần khả năng sản xuất, nhiều
loại đất vốn màu mỡ lúc ban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác không
hợp lý đã trở thành những loại đất có vấn đề và muốn sử dụng chúng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1




trước đây cần phải đầu tư để cải tạo rất tốn kém và trong nhiều trường hợp
việc đầu tư chưa chắc dẫn đến thành công.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất nông nghiệp tự
cung, tự cấp và sản xuất hàng hoá nhỏ không còn phù hợp nữa. Do đó mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị lớn về
kinh tế, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người dân đồng thời bảo vệ môi
trường sinh thái là một vấn đề đặt ra cho các địa phương trong cả nước.
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao,
con người tìm ra nhiều phương thức sử dụng đất có hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
do có sự khác nhau về chất lượng, mỗi loại đất bao gồm những yếu tố thuận
lợi và hạn chế cho việc khai thác sử dụng (chất lượng đất thể hiện ở yếu tố tự
nhiên vốn có của đất như địa hình, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn...),
nên phương thức sử dụng đất còn khác nhau ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi
điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Khai thác tiềm năng đất đai sao cho đạt hiệu quả cao nhất là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp cũng như của sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cần phải
có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm
cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Bắc Quang là một huyện phía Đông Nam tỉnh Hà Giang, có diện tích
đất tự nhiên 109.880,00 ha, trong đó đất nông nghiệp 82.903,95 ha chiếm
74,45% diện tích đất tự nhiên. Đất đai của huyện tương đối màu mỡ phù hợp
với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu của
kinh tế thị trường mở của hiện nay. Huyện là một vành đai quan trọng trong
cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác
đáp ứng tiêu dùng ngày một cao của thị trường tiêu dùng một số huyện lân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2





cận. Nhưng hiện nay Bắc Quang đang phải đối diện với sự thu hẹp diện tích
đất canh tác do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hoá nông
thôn. Với mục đích tìm hiểu và góp phần tham gia trong các giải pháp nhằm
sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường đáp ứng mục
tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Trước thực trạng ấy, nghiên cứu đánh
giá tiềm năng thiên nhiên và tài nguyên đất đai để tổ chức sử dụng hợp lý, có
hiệu quả theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành một
vấn đề mang tính toàn cầu, được các nhà khoa học trên toàn thế giới quan
tâm. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006
- 2010”.
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
- Tìm ra những loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, từ đó đề
xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Quang.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử
dụng đất và sản xuất nông nghiệp đảm bảo số liệu chính xác, trung thực.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp dựa trên các phương pháp
và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải mang tính khoa học
và thực tiễn.
- Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện phải đảm bảo phù hợp, có tính khả thi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3




CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất
1.1.1. Những quan điểm sử dụng đất bền vững
Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã
trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của con người.
Trước đây khi dân số còn ít để đáp ứng yêu cầu của con người thì việc khai
thác từ đất là quá dễ dàng và chưa có những ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất
đai. Trong một vài thập kỷ gần đây, khi dân số thế giới đã trở lên ngày một
đông hơn, đặc biệt là những nước đang phát triển, thì vấn đề đảm bảo lương
thực cho con người đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ đối với đất đai.
Những diện tích đất canh tác thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng
cạn kiệt do đó con người phải mở mang thêm diện tích canh tác trên các vùng
đất không thích hợp cho sản xuất. Hậu quả đã gây ra các quá trình thoái hóa,
rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng (Fleischhauer, 1998) [37].
Tác động của con người vào đất đai ngày càng một lớn đã làm cho độ
phì nhiêu của đất ngày càng suy giảm và cuối cùng đã dấn đến sự thoái hóa.
Khi đất đã bị thoái hóa nó rất khó có khả năng phục hồi, hoặc phải chi phí rất
tốn kém mới có thể hồi phục được. Theo De Kimpe &Warkentin (1998) [38]
đất có 5 chức năng chính trợ giúp rất cần thiết cho các hệ sinh thái: Duy trì
vòng tuần hoàn sinh hóa và địa hóa học; phân phối nước; tích trữ và phân phối
vật chất; mang tính đệm; phân phối năng lượng. Mục đích sản xuất và tạo ra lợi
nhuận luôn chi phối các hoạt động của con người lên đất đai và môi trường tự
nhiên, những giải pháp sử dụng và quản lý đất không thích hợp chính là những
nguyên nhân dẫn đến sự phá vỡ cân bằng lớn trong các chức năng của đất và

chúng sẽ là hậu quả làm cho nó bị thoái hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4




Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự
tồn tại và tương lai phát triển của loài người, chính vì vậy việc tìm kiếm các giải
pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà nghiên cứu đất và các
tổ chức quốc tế rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện theo sự phát triển của
khoa học. Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” đã trở thành khá thông dụng trên
thế giới hiện nay. Nội dung của sử dụng đất bền vững bao hàm một vùng trên bề
mặt trái đất với tất cả các đặc trưng: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy
văn, thực vật và động vật và cả những vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động
đến khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng, để tránh khỏi
những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác hại đối với
môi trường sinh thái.
* Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con người
về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp do bị trưng dụng sang mục đích khác. Vì vậy sử dụng đất
nông nghiệp ở nước ta cần hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, xã
hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên
liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong
sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không
làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản, cần thiết để
đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó đất

nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”.
* Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững:
Thuật ngữ “sử dụng đất bền vững” được dựa trên các quan điểm sau:
- Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất.
- Bảo vệ tài nguyên tự nhiên, ngăn chặn sự thoái hoá đất và nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5




- Có hiệu quả lâu bền.
- Được xã hội chấp nhận.
Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu
sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc nêu trên thì đất đai được bảo vệ cho
phát triển nông nghiệp bền vững.
Để duy trì sự sống còn của con người, nhân loại đang phải đương đầu
với nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm
và suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái,... Nhiều nước trên thế giới đã
xây dựng và phát triển nông nghiệp theo quan điểm nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là những vấn đề và điều kiện cho định cư lâu dài.
Một trong những cơ sở quan trọng bặc nhất của nông nghiệp bền vững là thiết
lập được các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Vấn đề này nền tảng của nông
nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế cơ bản là: tăng sản
lượng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu bệnh và cỏ dại,
giảm nguy cơ rủi ro,... Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản
lượng và tính ổn định này được ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích ở các
nước nghèo.

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại,
vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai [12]. Một quan niệm khác cho
rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn thay đổi về tổ
chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con
người cả cho hiện tại và mai sau. Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta
cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và
phát triển đa dạng sinh học.
Tận dụng triệt để các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ
thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỉ suất hàng hoá
cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6




Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên môn
hoá, sản xuất hàng hoá theo hướng ngành hàng, nhóm sản phẩm, thực hiện
thâm canh toàn diện và liên tục.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng
hoá hình thức sở hữu, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng
vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ
môi trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và gắn liền với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Chú ý đầu tư có trọng điểm để tạo ra các vùng kinh tế làm động lực lôi
cuốn nhưng không lãng quên đầu tư diện rộng nhằm giảm bớt sự chênh lệch
giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư [16].
Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được

thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích
mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông
nghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năng
sử dụng ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm
theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống
của con người và các vi sinh vật.
1.1.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu về hiệu quả, do xuất phát từ những góc độ
nghiên cứu khác nhau, nên có nhiều quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về
hiệu quả.
Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ (1992) [33], hiệu quả chính là kết quả
cũng như yêu cầu của việc làm ngừng lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7




Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng phải là kết quả của quá trính sử
dụng đất. Kết quả ở đây được hiểu là kết quả hữu ích, là một đại lượng vật chất
tạo ra do mục đích của con người, được hiểu bằng những chỉ tiêu do tích chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người
mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra là bao
nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì thế, khi đánh giá kết quả
hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh
giá chất lượng công tác hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó [16].
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông

nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà kha học, các
nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự
mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia và quá trình sản xuất
nông nghiệp [29].
Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: Xác định đúng khái niệm, bản
chất hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và
những nhận thức lý luận của lý thuyết hệ thống, tức là phải tiết kiệm thời gian,
tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và phải bảo vệ được môi
trường. Điều đó có nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới
nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”.
- Hai là, hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8




data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....



data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not

read....


data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....


data error !!! can't not
read....

data error !!! can't not
read....




×