Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Ẩm thực Việt Nam: Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu và nghệ thuật giao tiếp ứng xử của con người Việt Nam thông qua ăn uống.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 45 trang )

Bài thuyết trình
Môn học: Ẩm thực Việt Nam


Đề tài:

Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu và nghệ
thuật giao tiếp ứng xử của con người Việt Nam thông qua ăn uống.


Bố cục bài thuyết trình:
1. Tìm hiểu chung về ẩm thực Việt Nam
2. Những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu và
nghệ thuật giao tiếp ứng xử của con người Việt Nam thông qua ăn
uống
2.1 Những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu
2.2 Những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về nghệ thuật giao tiếp
ứng xử của con người Việt Nam thông qua ăn uống
3. Ứng dụng ca dao tục ngữ trong văn hóa ẩm thực


1. Tìm hiểu chung

Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món
ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói
chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam.

Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với
một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi
khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ
thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm


nhừ, ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày
biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên
về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc
sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù
không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà,
phủ tạng động vật …).


*. Nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Việt Nam
-Hòa đồng đa dạng
Người Việt dễ dàng
tiếp thu văn hóa ẩm
thực của các dân tộc
khác, vùng miền
khác để từ đó chế
biến thành của
mình. Đây là điểm
nổi bật về ẩm thực
của nước ta từ Bắc
chí Nam.


- Dùng ít mỡ
Các món ăn Việt Nam
chủ yếu làm từ rau,
quả, củ nên ít mỡ,
không dùng nhiều thịt
như các nước phương
Tây, cũng không dùng
nhiều dầu mỡ như

món của người Hoa.


- Đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn,
người Việt thường
dùng nước mắm để
nêm, lại kết hợp với rất
nhiều gia vị khác…
nên món ăn rất đậm đà.
Mỗi món đều có nước
chấm tương ứng phù
hợp với hương vị
riêng.


- Tổng hoà nhiều chất, nhiều vị
Các món ăn Việt
Nam thường bao
gồm nhiều lọai thực
phẩm như thịt, tôm,
cua cùng với các loại
rau, đậu, gạo. Ngoài
ra còn có sự tổng hợp
của nhiều vị như
chua, cay, mặn, ngọt,
bùi béo…


Ngon và lành

Ẩm thực Việt
Nam chính là sự kết hợp
giữa các món, các vị lại
để tạo nên nét đặc trưng
riêng. Những thực phẩm
mát như thịt vịt, ốc
thường được chế biến
kèm với các gia vị ấm
nóng như gừng, rau
răm… Đó là cách cân
bằng âm dương rất thú
vị, chỉ có người Việt
Nam mới có…


- Dùng đũa
Gắp là một nghệ thuật,
phải gắp sao cho khéo,
cho chặt đừng để rơi thức
ăn… Đôi đũa Việt có mặt
trong mọi bữa cơm gia
đình, ngay cả khi quay
nướng, người Việt cũng ít
dùng dĩa để xiên thức ăn
như người phương Tây.


- Cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ
trong bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc

riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy.
-Hiếu khách
Người Việt có thói quen mời trước khi ăn. Lời mời thể hiện sự
giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người
khác…


- Dọn thành mâm
Người Việt có thói
quen dọn sẵn thành
mâm, dọn nhiều món
ăn trong một bữa lên
cùng một lúc chứ
không như phương
Tây ăn món nào mới
mang món đó ra.


2. Những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu
và nghệ thuật giao tiếp ứng xử của con người Việt Nam
thông qua ăn uống
2.1 Những câu ca dao tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng,
vùng nhiệt đới gió mùa.Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được
chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung, Nam. Chính các đặc
điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định
những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền.
Mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp
phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng.



*) Có 3 vùng nguyên liệu.
3 vùng nguyên liệu

Miền
Bắc

Miền
Trung

Miền
Nam


2.1.1 Ẩm thực miền Bắc
* Điều kiện tự nhiên
Miền Bắc có nguồn tài nguyên thiên nhiên độc đáo và đa dạng.
Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng, do phù
sa của hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp. Diện
tích này dùng để trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu lương
thực, cây công nghiệp hàng năm. Diện tích này tiếp tục được
mở rộng ra biển với các biện pháp quai đê, lấn biển, thực hiện
phương thức “ lúa lấn cói, cói lấn sú, vẹt, sú lấn biển”.
Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh, từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, và có tiết mưa phùn trong mùa khô. Đó là điều
kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ đông với các
cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu, vụ mùa.
Mạng lưới sông ngòi trong vùng tương đối phát triển. Ở vị trí hạ lưu
sông Hồng và sông Thái Bình với nhiều chi lưu nên vùng có một
mạng lưới sông tương đối dày đặc.



*Nỗi than thở của người dân miền bắc khi xa quê:
“Ra đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai giãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao…”


*Những món ăn cố hữu, nào cảnh, nào người đúc lại, rồi cô
đọng thành hình ảnh lưu luyến nặng niềm nhớ quê hương.
“ Ai chẳng nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên


Ở đất Bắc, ai lại không nhớ mãi hương vị đặc biệt :
“Dưa La, húng Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”


Rau được trồng ở vườn, song trong vườn lại còn có nhiều loại
cây ăn quả như nhãn, hồng, bưởi, cau, sung…những loại cây
này đều đã đi vào ca dao tục ngữ:
“Ớt cay là ớt Định Công
Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang
Ai về ăn ổi Đinh Quang
Ăn ớt Vĩnh Thạnh ăn măng Truông dài”


2.1.2 Ẩm thực miền Trung

*Mảnh đất miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được
thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác, chính vì vậy, con
người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt
vời đó thành những món ăn mang những hương vị rất riêng,
mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.
*Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể
hiện qua hương vị riêng biệt nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ
ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong
phú, rực rỡ thiên về màu đỏ và nâu sậm


-Xứ Thanh : Nổi tiếng với những thực phẩm như cá Mè sông,
Mực (Nông Cống) rất béo
“ Cá mè sông Mực chấm với nước măm Do Xuyên
Chết xuống âm phủ còn muốn trở viền (về) mút xương”


Ẩm thực Xứ Nghệ đậm đà, mộc mạc, như tính cách người
Xứ Nghệ. Người Xứ Nghệ tuy mang vẻ ngoài thô kệch, quê
mùa, nhưng tâm hồn lãng mạn, nên hương vị ẩm thực Xứ
Nghệ cũng thi vị như tâm hồn người Xứ Nghệ
“Nhứt Thanh Chương, tương Nam
Đàn”


Xứ Quảng:

“ Đường về phố Hội còn xa
Trên trăng, dưới nước, còn ta …với mỳ!”



Xứ Cố Đô:

“Yến sào Vĩnh Sơn.
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu Quan Hà
Rượu dâu Thuần Ly.ù”


“Chi ngon bằng gỏi cá nhồng.
Chi vui bằng được tin chồng vinh qui”


×