Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bài thuyết trình LỊCH SỬ HY LẠP CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
NGÀNH: NGÔN NGỮ & VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

MÔN: CÁC NỀN VĂN MINH TRÊN THẾ GIỚI
ĐỀ BÀI

LỊCH SỬ HY LẠP CỔ ĐẠI
GVHD: NGUYỄN THÀNH ĐẠO
LỚP: MCA01306
NHÓM 10_THỨ 6_CA 3


I_ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1. Vị trí địa lí:

Hy Lạp cổ đại nằm phía nam bán đảo Balkan, giáp với các nước
Albania, Cộng hòa Macedonia và Bulgaria về phía bắc, giáp với Thổ
Nhĩ Kỳ về phía đông. Biển Aegea bao bọc phía đông và phía nam Hy
Lạp, còn biển Ionia nằm ở phía tây. Phần lớn địa hình của đất nước này
là núi non hiểm trở. Hy Lạp có rất nhiều những hòn đảo lớn nhỏ thuộc
khu vực Địa Trung Hải. Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng hơn nước Hy
Lạp ngày nay rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo
Balkans tức là vùng lục địa Hy Lạp.
Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc bộ,
Trung bộ và Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua một cái đèo
hẹp nằm gần sát bờ biển phía Đông gọi là đèo Thermopil. Trung bộ tuy


là vùng có nhiều dãy núi ngang dọc nhưng cũng có những đồng bằng trù
phú như đồng bằng Attica và đồng bằng Beotie. Đồng thời ở đây còn có
nhiều thành phố quan trọng mà nổi tiếng nhất là Athena. Ranh giới giữa


Trung bộ và Nam bộ là eo đất Coranh. Nam bộ là một bán đảo hình bàn
tay 4 ngón gọi là bán đảo Peloponnese. ở đây có nhiều đồng bằng rộng
và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng trọt.
Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối liền Hy Lạp với
các nước phương Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm.
Điều kiện địa lý đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nước có nền
công thương nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của
văn minh cổ đại của phương Đông.

Hình ảnh thành phố Athen
Núi Olympus là đỉnh núi cao nhất Hy Lạp, cao 2919 m. Trong thần
thoại Hy Lạp, núi Ólympos là nhà của Mười hai vị thần Ólympos, các vị
thần chính trong đền bách thần (pantheon) của người Hy Lạp. Người Hy
Lạp cổ đại cho rằng nó được xây dựng bằng các lâu đài pha lê mà trong
đó các vị thần, như thần Zeus (chúa tể của các vị thần), đã sinh sống.


Trong thần thoại Hy Lạp người ta cũng kể rằng sau khi nữ thần Gaia (nữ
thần mẹ đất) sinh ra các thần khổng lồ (Titan) (các vị thần tổ tiên của các
thần) thì họ đã dùng các ngọn núi ở Hy Lạp làm ngai vàng của họ do họ
quá khổng lồ, và Cronus (vị thần Titan trẻ nhất và hùng mạnh nhất) đã
ngồi trên núi Olympus. Và ngày nay ngọn núi này đã trở thành một địa
điểm leo núi hấp dẫn tại Hy Lạp.

Hình ảnh Núi Olympus

Hình ảnh nơi được cho là nhà của các vị thần trên núi Olympus
2_ Khí hậu



Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa
Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa.
Khí hậu Địa Trung Hải là loại khí hậu chủ yếu ở Hy Lạp với một mùa
đông ấm áp và mưa nhiều, song thỉnh thoảng cũng có thể có tuyết rơi ở
những quần đảo xa về phía nam Hy Lạp. Mùa hạ thường rất nóng và khô
hạn. Thủ đô Athena của Hy Lạp thuộc kiểu khí hậu chuyển tiếp giữa Địa
Trung Hải và ôn hòa, trong khi những vùng phía nam lại mang khí hậu
Địa Trung Hải.
2. Cư dân
Trước thiên niên kỷ III, trên một số vùng của miền lục địa Hy Lạp và
một số đảo lớn trên biển Eagea đã có những cư dân bản địa sinh sống
( và có thể chính họ là người đã tạo nên nền văn minh Crete – Mycenae).
Từ cuối thiên niên kỷ III, các tộc người từ phía bắc bắt đầu các đợt
thiên di liên tục từ vùng hạ lưu sông Đanuýt xuống vùng Balkan và dần
dần định cư trên lãnh thổ Hy Lạp. Người Đônieng định cư ở phía nam
bán đảo Peloponese, đảo Crete và một số đảo nhỏ ở phía nam đảo Eagea.
Người Ionieng định cư ở vùng đồng bằng Attica, đảo Ơbê và những
vùng đất ven bờ Tiểu Á. Người Akeang chủ yếu định cư ở miền trung
lục địa Hy Lạp, còn người Eolieng cư trú ở bắc bán đảo Balkan và một
phần trung bộ như đồng bằng Beotie.
Tóm lại, cư dân bản địa Hy Lạp cổ đại đã là một khối thống nhất, có
cùng chung một nền văn hóa, sử dụng chung một loại ngôn ngữ. Ngay
cả khi các tộc người từ phía bắc di cư đến vùng lãnh thổ Hy Lạp, chính
họ cũng đã đồng hóa với khối cư dân di cư. Họ đều coi mình là con
cháu của thần Helen và tự gọi mình là Hellad (theo phiên âm tiếng
Trung Quốc là Hy Lạp ). Hy Lạp cổ đại là một quốc gia đa dân tộc,
nhưng ngay từ buổi đầu, giữa các vùng cư dân và các dân tộc người có
cuộc sống khá bình đẳng cả về chính trị và kinh tế. Và có lẽ, đó chính là



một trong những tiền đề cho việc hình thành một thiết chế nhà nước dân
chủ của người Hy Lạp cổ địa sau này.

II_ Lịch sử Hy Lạp cổ đại có thể chia thành các thời kỳ sau đây:
• Thời kỳ văn hóa Crete- Mycenae ( TNK III- XI TCN).
• Thời kỳ Homer (XI- IX TCN).
• Thời kỳ quốc gia thành bang ( TK VIII- IV TCN).
• Thời kỳ Macedonia và Hy Lạp hóa ( TK VII TCN- 337 TCN).
Thời kỳ văn hóa Crete và Mycenae (TNK III- XI TCN)
Người Hy Lạp cổ đại hấp thụ văn hóa tiên tiến của vùng Ai Cập và Tây
Á sáng tạo ra văn hóa tối cổ của Châu Âu- nền văn minh Égee mà vùng
trung tâm nó thuộc về đảo Crete và Mycenae, vì thế còn gọi là Văn minh
Crete -Mycenae.
1.


a_ Văn minh Crete (ĐẦU TK III – 1400 TCN )
Nền văn minh đầu tiên xuất hiện trên đảo Crete, Crete là một đảo lớn
nằm ở phía nam biển Eagea. Trung tâm văn minh Ctere nằm trên đảo
này với những thành thị nổi tiếng như Knossos, Phaitos, Malia…
Khoảng 3000 năm TCN, Họ đã biết sử dụng đồ đồng và biết chế
tạo ra khá nhiều đồ dùng và vũ khí.


Khoảng 2000 năm TCN, nền văn minh Crete bắt đầu bước sang thời
kỳ đồ đồng, công xã thị tộc tan rã, xuất hiện nhà nước chiếm hữu nô lệ
đầu tiên ở Châu Âu. Đặc biệt là chế độ nô lệ này là sự xây dựng những
vương cung hết sức lộng lẫy làm trung tâm đất nước.
Knossos là nhà nước nô lệ ra đời sớm nhất và lớn mạnh nhất với
vương cung lớn nhất. Vương cung có 3 lớp, giữa là chiếc sân rộng hình

vuông, 4 bên là lâu đài, điện các nguy nga, bên ngoài là quãng trường
dùng làm nơi tế lễ và diễn kịch.

Lâu đài Knosses
Từ năm 1700- 1400 TCN, nền văn minh Crete đạt đến sự hưng thịnh.
Nền kinh tế lấy nông nghiệp làm cơ sở gồm chăn nuôi, trồng trọt và
nghề thủ công tương đối phát triển. Đây cũng là thời kỳ thống nhất
quyền thống trị trên đảo Crete và trên biển, mở rộng quan hệ kinh tế với
các khu vực, và chế độ nô lệ không ngừng phát triển. Các nô lệ cũng như
nông dân đều bị bắt đi làm lao dịch, xây dựng vương cung rất nặng
nhọc.


Hình ảnh nô lệ và nông dân bị bắt xây dựng vương cung

Hình ảnh vương cung
Cùng với sự phồn thựng của nền kinh tế, trên đỏa xuất hiện tới hơn
90 thành phố và thị trấn.Từ sau năm 1500 TCN, vương cung trên đảo
Crete đã nhiều lần bị phá hủy, bởi nó nằm trong vùng phụ cận các núi
lửa hoạt động dữ dội, sống biển dân cao tới mấy chục mét, phần lớn đã
bị các trận động đất tàn phá. Qua nhiều lần bị tàn phá nền văn minh


Crete bước vào thời kỳ suy tàn. Tới năm 1400 TCN đảo Crete bị người
Mycenae xâm chiếm

b_ Văn minh Mycenae (TK XVI-XII TCN)


Hình ảnh cổng sư tử Mycenae

Văn minh Mycenae nằm ở đồng bằng bán đảo Peloponese. Chủ nhân
của nền văn hóa Mycenae là người Akeăng. Thời kỳ huy hoàng nhất của
văn hóa Mycenae là từ thế kỷ XVI-XII TCN. Trên cơ sở công cụ đồng
thau, ở Crete và Mycenae đã xây dựng những nhà nước tương đối hùng
mạnh. Từ năm 1194 - 1184 TCN, Mycenae đã tấn công thành Tơroa ở
Tiểu á và đã tiêu diệt quốc gia này. Sau cuộc chiến tranh này 80 năm tức
là đến cuối thế kỷ XII TCN, người Đôniêng với vũ khí bằng sắt từ phía
Bắc tràn xuống đã tiêu diệt các quốc gia ở Mycenae và Créte. Thời kỳ
Créte- Mycenae kết thúc.
Xã hội Mycenae dường như được chia thành hai nhóm người tự
do: các tùy tùng của vua: thực hiện việc quản lý tại cung điện, và dân
chúng: (demos) sinh sống ở cấp xã, được giám sát bởi công chức cung
điện và bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ và đóng thuế cho cung điện.
Ngoài ra còn có những tầng lớp khác liên quan tới cung điện do công
việc và không nhất thiết là khá khẩm hơn tầng lớp quần chúng: thợ thủ
công, nông dân, và có thể cả thương gia. Ở cấp độ thấp hơn trong giai
tầng xã hội là các nô lệ, do-e-ro (nam) và do-e-ra (nữ), họ làm việc cho
cung điện hoặc cho một vị thần nào đó.


Tổ chức kinh tế của các vương quốc Mycenae bị chia làm hai phần:
một nhóm đầu làm việc xung quanh cung điện, trong khi nhóm kia làm
riêng. Điều này phản ánh cấu trúc xã hội đã nói ở trên. Tuy nhiên không
có gì ngăn cản một người làm việc cho cung điện thực hiện công việc
riêng của mình.
Nền kinh tế được giám sát bởi những người ghi chép (scribe), có nhiệm
vụ ghi lại các sản phẩm nhập vào và xuất ra, phân công công việc, và
chịu trách nhiệm phân phối khẩu phần ăn. ‘‘du-ma-te’‘ có vẻ như là một
kiểu của sĩ quan giám sát hậu cần.
Nông nghiệp Lãnh thổ các vương quốc Mycenaean, Pylos và

Knossos, được chia ra hai phần: Ki-ti-me-na: vùng đất của cung
điện, và ke-ke-me-na: vùng đất làng xã được trồng trọt bởi những
người mà trong văn tự gọi là ka-ma-na-e-we. Những mảnh đất này


được lao động bởi các nô lệ hay những công dân tự do mà đất đã bị
cho thuê.
Sản xuất nông nghiệp tại các vương quốc này phản ánh "bộ ba Địa
Trung Hải" truyền thống: lúa, ôliu và nho. Các loại lúa được trồng là lúa
mỳ và lúa mạch. Các vườn ôliu giúp sản xuất dầu ôliu, không chỉ để làm
thực phẩm mà còn được dùng nhiều làm dầu cơ thể và nước
hoa. Nho cũng được trồng và giúp tạo ra nhiều loại rượu khác nhau. Bên
cạnh đó, cây lanh được trồng để tạo vải lanh và mè để sản xuất dầu. Các
loại cây khác cũng được trồng như sung.
Gia súc gồm chủ yếu là cừu và dê. Bò và heo ít phổ biến hơn. Ngựa
được nuôi chủ yếu để kéo xe trong các trận đánh.
Công nghiệp Các tổ chức lao động thủ công đặc biệt nổi tiếng trong
trường hợp của cung điện. Các tư liệu ở Pylos cho thấy có một lực
lượng lao động đặc biệt, trong đó mỗi công nhân thuộc về chính
xác một nhóm và được sắp xếp vào một vị trí chuyên biệt trong
quy trình sản xuất, đặc biệt là nghề dệt.
=>Công nghiệp dệt là một trong các lĩnh vực chính của kinh tế
Mycenaean.Ngoài ra còn có công nghiệp luyện kim và công
nghiệp hương phẩm.


Bông tai bằng vàng
Kiếm và ly tách từ công nghệ luyện
kim
Thương mại Người Mycenae xuất khẩu vải tốt đến Ai CậpSự thật,

có thể họ đã học kiến thức hàng hải từ người Minoan, bởi trên thực tế
giao thương trên biển của họ chỉ bắt đầu xuất hiện sau khi nền văn minh
Minoan hình thành. Một số sản phẩm, chủ yếu là vải và dầu, thậm chí
các đồ vật kim loại, được dành để bán cho bên ngoài vương quốc, vì
chúng được sản xuất với số lượng quá lớn nếu chỉ để tiêu thụ trong
nước.

2. Thời kỳ Homer (XI- IX TCN)
Thời kỳ Homer còn gọi là “thời địa anh hùng”. Sở dĩ gọi như vậy là vì
lịch sử Hy Lạp trong giai đoạn này được phản ánh trong hai tập sử thi


Ililát và Ôđixê của Homer. Đây là một thuật ngữ sử học chỉ giai đoạn
quá độ từ nền văn minh Mycenae sang văn minh Hy Lạp.
Nội dung sử thi Iliat và Odixe kể lại câu chuyện liên quân Hy Lạp
vây đánh thành Tơroa và những sóng gió của Odysee phải trải qua khi bị
lưu lạc ngoài biển khơi sau chiến thắng vang dội của trận chiến thành
Tơroa và quân đội Hy Lạp ( Quốc vương thành Tơroa ở tây bắc tiểu Á
với sự giúp đỡ của các thiên thần đã lừa bắt Helen, hoàng hậu nước
Xpacto ( đẹp nhất Hy Lạp). Để cứu hoàng hậu, người Hy Lạp tổ chức
đại quân 10 vạn người vượt biển tấn công thành Tơroa.Thống soái Hy
Lạp và vua Agamennông. Cuộc chiến giữa Hy Lạp và quân thành Tơroa
kéo dài suốt 10 năm. Các thiên thần giúp đỡ cho cả hai bên nhưng quan
Hy Lạp vẫn không hạ nổi thành Tơroa. Cưới cùng Odysee với “ kế ngựa
gỗ” cho quân Hy Lạp giả rút lui, chui vào ngựa gỗ. Quân thành Tơroa
không biết, quân Hy Lạp đã phá cửa thành đưa ngựa gỗ vào trong, đén
đêm quân trong ngựa gỗ mở cửa thành phối hợp với quân ngoài thành
đánh bại thành Tơroa . Cuộc chiến kết thúc , quân đội của Hy Lạp giành
chiến thắng vẻ vang)


Thiên anh hùng ca Homer


Cuộc chiến thành Troy


“Homer” tác giả của 2 sử thi nổi tiếng “Iliat và Odysee”
Homer là tác giả của các tác phẩm Iliad (Ἰλιάς) và Odyssey (Ὀδύσσεια).
Ông được coi là một trong những nhà thơ Hy lạp cổ đại xuất sắc nhất.
Hai tác phẩm Iliad và Odyssey của ông đã có ảnh hưởng lớn đến văn
chương hiện đại phương Tây. Theo truyền thuyết thì ông bị mù và là một
người hát rong tài năng.
Hai tác phẩm nổi tiếng, Iliad và Odyssey, của ông được ghi chép lại
chính thức vào thế kỷ thứ 6 TCN theo lệnh của Bạo chúa
(Tyrannos) Athena lúc bấy giờ là Peisistratos.
Xã hội Hy Lạp thời Homer không phải là sự phát triển tiếp tục xã hội
có nhà nước thời Crét-Myxen mà là giai đoạn cuối của xã hội nguyên


thủy. Lúc bấy giờ, sự phân hóa giàu nghèo tuy đã diễn ra rõ rệt, nhưng
nhà nước chưa ra đời.
Thời kỳ này đã chuyển từ đồ đồng sang đồ sắt , con người đã biết sử
dụng sắt để chế tạo vũ khí, dụng cụ và đồ sinh hoạt. Trên đồng ruộng đã
dùng trâu kéo cày, thủ công nghiệp dã trở thành ngành sản xuất độc lập.
Con người thời homer đã bắt đầu bước vào xã hội thị tộc phụ hệ,
trong thị tộc xuất hiện chế độ gia trưởng đại gia tộc. Trong thời kỳ ấy nội
bộ thị tộc phát sinh phân hóa, các tiểu gia đình tách khỏi cộng đồng gia
đình của chế độ gia trưởng. Hiện tượng phân hóa giàu nghèo giữa các
thành viên công xã xuất hiện ngày càng rõ. Thủ lĩnh bộ lạc và tầng lớp
quý tộc thị dân tranh giành ruộng đất bạt ngàn, vườn quả xum xuê, giếng

nước trong lành, trong khi đó những người dân nghèo không được chia
đất, ra khỏi công xã , lâm vào cảnh làm thuê, tha phương cầu thực và
xuất hiện nô lệ.
Các anh hùng sử thi của Homer thực chất là những tộc trưởng và
quý tộc của các bộ lạc, thị tộc họ lợi dụng đặc quyền của mình chiếm
nhiều ruộng đất với sự giàu có bằng hàn đàn gia súc và kho vàng, bạc.
Quý tộc thị tộc trở thành chủ nô thời sơ khai, các nô lệ tù binh. Nữ nô lệ
thì đan, dệt vải, nội trợ. Nam nô lệ thì làm ruộng, chăn thả gia súc. Chủ
nô lệ coi những nô lệ là tài sản tùy ý sử dụng.
Bộ lạc Homer có 3 cơ cấu hội đồng tộc trưởng: hội đồng tộc trưởng,
hội đồng dân chúng và thủ lĩnh quân sự. Hội đồng tộc trưởng là cơ cấu
mang tính chất thường kỳ bao gồm các thủ lĩnh thi tộc có quyền lực rộng
rãi. Hội đồng dân chúng quyết định các việc lớn do hội đồng tộc trưởng
thảo luận giao cho như tuyên chiến, giảng hòa và thờ tự…Thủ lĩnh quân
sự là thủ lĩnh tối cao của bộ lạc được gọi là vua , nhưng thời gian này họ
vẫn chưa trở thành kẻ thống trị tối cao nên họ vẫn phải tự mình tham gia
vào các cuộc thi gặt hái lúa, cày ruộng với mọi người.
Kinh tế :Từ TK III- VI TCN nền kinh tế củ Hy Lạp có những bước
phát triển mới. Các ngành luyện kim, đồ gốm, đóng thuyền cùng các
nghề thủ công hưng thịnh lên nhanh chóng, khiến ngành thiên nghiệp
mậu dịch giữa Hy Lạp và các quốc gia Á -phi trở nên phồn vinh. Tiền
kim loại ra đời đẩy mạnh thêm quá trình lưu thông hàng hóa, kéo theo sự
phát triển các hàng thương phẩm kinh tế, xã hội có sự phâ hóa giàu


nghèo rất rõ rệt. Một bộ phận bị bần cùng phải bán ruộng đất , một số
khác bị biến thành nô lệ.
3. Thời kỳ thành bang ( TK VIII- IV TCN)
Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự
phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hoá giai cấp, đến thế kỷ VIII

TCN, ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nước nhỏ. Nhưng
nhà nước này đều có một thành phố làm trung tâm nên gọi là thành
bang.
Trong số các thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành bang
Xpác và thành bang Athena, vì đây là hai lực lượng hùng mạnh nhất làm
nòng cốt cho lịch sử Hy lạp cổ đại.
Thành bang Xpác ở phía Nam bán đảo Peloponse là một thành bang
bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế và văn hóa nhưng lại là một thành
bang hùng mạnh về quân sự. Với ưu thế ấy Xpác bắt các thành bang lân
cận trở thành chư hầu của mình và đến 530 TCN thì lập thành một đồng
minh do Xpác cầm đầu gọi là đồng minh Pêlôpônedơ nhằm mục đích
giành quyền bá chủ Hy Lạp giành quyền bá chủ Hy Lạp.


Thành bang Athen ở miền Trung Hy Lạp. Đây chủ yếu là một vùng
đồi núi, không thuận tiện đối với việc sản xuất nông nghiệp, nhưng lại
có nhiều khoáng sảnh và hải cảng tốt nên công thương nghiệp có điều
kiện phát triển. Thành bang Athen thành lập vào thế kỷ VIII TCN. Khi
mới ra đời, tính chất dân chủ của nhà nước Athena còn hạn chế, nhưng
do sự đấu tranh không ngừng của quần chúng, trải qua nhiều lần cải
cách, Athen trở thành thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất ở Hy
Lạp cổ đại. Tuy vậy đó chỉ là chế độ dân chủ chủ nô, vì khoảng 4/5 dân
cư Athena là nô lệ và ngoại kiều không được hưởng quyền dân chủ. Trên
cơ sở nền kinh tế công thương nghiệp và chế độ dân chủ, Văn hóa
Athena phát triển rất rực rỡ. Các thành tựu về mọi mặt của văn hóa
Athen là bộ phận quan trọng nhất trong nền văn hóa Hy Lạp cổ đại.

Trong khi Athen đang bước vào thời kỳ phát triển thuận lợi thì đến thế
kỷ V TCN, Hy Lạp phải tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại sự
xâm lược của Ba Tư. Năm 490 TCN, quân Ba Tư đổ bộ lên cánh đồng

Maratông, một địa điểm cách Athena hơn 42km về phía Đông. Tuy lực


lượng so sánh rất chênh lệch, nhưng quân Hy Lạp mà chủ yếu là quân
Athen đã giành được thắng lợi rất oanh liệt. Đến năm 479 TCN quân Ba
Tư hoàn toàn thất bại phải rút về nước.
Sau khi đánh thắng Ba Tư, Athen bước vào thời kỳ cường thịnh nhất
trong lịch sử của mình. Năm 478 TCN, Athen lôi kéo được gần 200
thành bang, thành lập một đồng minh gọi là đồng minh Đêlốt.
Do đường lối chính trị và kinh tế khác nhau, năm 431 TCN, giữa hai
đồng minh Peloponese và đồng minh Đêlốt đã xảy ra một cuộc chiến
tranh gọi là chiến tranh Peeloponese. Sau 27 năm, đến năm 404 TCN,
Athen hoàn toàn thất bại phải ký hiệp ước đầu hàng.

Thành bang Athen

Mô hình các toàn nhà của Thành bang Athen
4. Thời kỳ Macedonia và Hy Lạp hóa ( TK VII TCN – 337 TCN)
Sau chiến tranh Peloponese, ở Hy Lạp lại diễn ra một cuộc đấu tranh


mới để dành quyền bá chủ nhưng không có thành bang nào đủ mạnh để
thống nhất Hy Lạp dưới quyền của mình.
Trong khi đó, ở phía Bắc Hy Lạp, nước Macedonia đang phát triển
nhanh chóng. Năm 337 TCN, nhờ giành được một chiến thắng có tính
chất quyết định, vua Macedonia là Philip II triệu tập một hội nghị toàn
Hy Lạp. Trong hội nghị này, Macêđônia được giao quyền chỉ huy quân
đội toàn Hy Lạp để tấn công Ba Tư. Như vậy về hình thức, các thành
bang Hy Lạp vẫn được độc lập nhưng thực chất đã biến thành chư hầu
của Macêđônia.

Trong khi Macêđônia đang gấp rút chuẩn bị tấn công Ba Tư thì năm
336 TCN, Philip II bị giết chết. Con trai ông là Alexcăngđrơ mới 20 tuổi
lên ngôi. Năm 334 TCN, Alêchxăngđrơ bắt đầu đem quân sang tấn công
Ba Tư, đến năm 328 TCN thì hoàn toàn tiêu diệt đế quốc rộng lớn này.
Năm 327 TCN, quân Macêđônia đánh chiếm vùng Punjáp của ấn Độ
nhưng tiếp đó gặp nhiều khó khăn nên phải rút lui. Năm 325 TCN, quân
Macêđônia về đến Babilon, thành phố này được chọn làm kinh đô của đế
quốc do Alêchxăngđrơ thành lập.
Năm 323 TCN, Alêchxăngđrơ bị chết đột ngột. Sau đó các tướng lĩnh
không ngừng đánh nhau để tranh giành quyền binh. Do vậy sang thế kỷ
III TCN, đế quốc Makêđônia chia thành 3 nước lớn:
Macêđônia và Hy Lạp do dòng dõi của tướng Antigôn thống trị, Xini do
tướng Xêlơcút thống trị. Ai Cập do dòng dõi của tướng Ptôlêmê thống
trị. Ngoài ra còn có một số nước nhỏ khác như Pécgam, Rôđốt, Pacti,
Bắctơria.
Trong thời kỳ ấy, ở phía Tây, La Mã đang trở thành một đế quốc hùng
mạnh và đang có mưu đồ chinh phục khu vực phía Đông Địa Trung Hải.
Năm 168 TCN, Macêđônia bị La Mã tiêu diệt. Năm 146 TCN, Hy Lạp
bị nhập vào đế quốc La Mã.
Sau đó, các vương quốc khác do người Maceđônia lập nên ở phương
Đông lần lượt cũng bị La Mã thôn tính. Những quốc gia này đến thời
cận đại được gọi là những nước Hy Lạp hóa và thời kỳ tồn tại của những
quốc gia đó được gọi là "thời kỳ Hy Lạp hóa".


Vua Philip II

Alếchxăngđrơ đại đế

III. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN MINH HI LẠP

CỔ ĐẠI:
1_ Văn học:
Bao gồm 3 bộ phận chủ yếu và có liên quan chặt chẽ với nhau là thần
thoại thơ và kịch.
a)Thần thoại:
Từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VI TCN nhân dân đã sáng tạo ra kho
tàng thần thoại rất phong phú gồm những chuyện về:
+Khai thiên lập địa
+Các thần thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội.
+Các anh hùng dũng sĩ.
Đến thế kỷ thứ VIII TCN các thần được sắp xếp lại thành một hệ
thống có tôn ti trật tự.
Thần thoại Hi Lạp phản ánh:
-Nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự
nhiên.
-Cuộc sống lao động và hoạt động xã hội.
=>Thần thoại Hi Lạp đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn
học nghệ thuật Hi Lạp vì nó đã cung cấp một kho đề tài và nguồn ảnh
hưởng cho thơ kịch điêu khắc và hội hoạ của Hi Lạp cổ đại.


b)Thơ:
Có 2 tập sử thi nổi tiếng Iliát và Ôđixê, tác giả là Hôme.
+Tập Iliát dài 15683 câu miêu tả giai đoạn gay go nhất(năm thứ 10)
của cuộc chiến tranh.
+Tập Ôđixê dài 12110 câu miêu tả cảnh trở về của đoàn quân Hi Lạp.
Hai tập thơ này là hai tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế
giới mà còn là những tác phẩm có giá trị về mặt lịch sử giúp các nhà
sử học khôi phục một thời kỳ lịch sử gọi là thời kỳ Hôme.
Thế kỷ thứ VII-VI TCN thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện các thi sỹ tiêu

biểu:Parôt,Xôlông,Panhđa…
Ngoài thơ trữ tình còn có những sáng tác về chủ đề chính trị
như;”Hành khúc”
=>Thơ trữ tình Hi Lạp có ảnh hưởng đến thơ ca Phương Tây và đặt
cơ sở cho kịch ra đời ở Hi Lạp.
c)Kịch:
Bắt nguồn từ hình thức ca múa hoá trang trong các ngày lễ hội nhất là
lễ hội thần rượu nho Điônixốt.Kịch gồm 2 loại :bi kịch và hài kịch.
Etsin là người sáng tác kịch đầu tiên được mệnh danh là: “người cha
của kịch Hi Lạp”.
2_ Sử học
Thế kỉ thứ V TCN Hi Lạp mới chính thức có lịch sử thành văn.
Các nhà sử học nổi tiếng là:
Hêrôđốt (484-425 TCN) là nhà sử học đầu tiên của Hi Lạp và được
gọi là “người cha của nền sử học Phương Tây”.
Tuxiđít (460-395 TCN) là người đầu tiên ở Phương Tây đã viết sử
một cách nghiêm túc nên tác phẩm của ông có giá trị rất quý báu.
Xênôphôn (430-359 TCN) trong số các tác phẩm của ông quyển lịch
sử Hi Lạp là quan trọng nhất.


3_ Nghệ thuật:
a) Kiến trúc:
Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu như:đền,miếu,rạp
hát,sân vận động…
Ngoài Aten ở các nơi khác cũng có những công trình kiến trúc đẹp
như đền thần Dớt ở Ôlempi,các đền thờ ở một số thành phố Hi Lạp
trên đảo Xixin.



×