Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Báo cáo môn phát triển cộng đồng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 61 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội càng phát triển, sự tham gia của người dân vào việc xây dựng và phát triển
các cộng đồng lại càng trở nên thiết yếu. Do đó trên thế giới đã hình thành bộ môn khoa
học xã hội ứng dụng có tên là “Phát triển cộng đồng”. Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái
niệm “Phát triển cộng đồng” được giới thiệu như một phương pháp công tác xã hội
chuyên nghiệp vào giữa thập niên 1950 thông qua một trường tiểu học cộng đồng ở miền
Nam. Ngày nay phát triển cộng đồng đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới và cả ở Việt Nam.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta suốt mấy nghìn năm qua
đã chứng minh cho điều đó. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã cho
chúng ta thấy rằng. Không phải lúc nào và ở đâu, sức mạnh của quần chúng nhân dân
cũng được phát huy một cách thực sự có hiệu quả. Để vừa thúc đẩy vai trò vừa nâng cao
năng lực của quần chúng, chúng ta không chỉ cần phải thay đổi tư duy mà còn cần cả
những cách tiếp cận mới. Trong đó, phát triển cộng đồng là một trong những phương
pháp tiếp cận mới giúp nâng cao và phát huy năng lực của mỗi người dân trong cộng
đồng.
Trong quá trình thực tập tại cộng đồng, thông qua việc tiếp cận với các cấp chính quyền,
các tổ chức đoàn thể quần chúng, các thiết chế, các tổ chức chính trị xã hội, các tầng lớp
nhân dân đang sinh sống tại thôn An Trạch, xã Hòa Tiến chúng em đã tìm hiểu, nghiên
cứu và cụ thể hoá bằng bài báo cáo thực hành dưới đây.
Phần I: Kết quả thực hành của nhóm
A. HỒ SƠ CỘNG ĐỒNG

Theo địa giới hành chính hiện nay thì Hòa Tiến nằm về phía Đông Nam huyện
Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 13km và trung tâm hành
chính huyện Hòa Vang khoảng 5,6km; phía Đông giáp xã Hòa Châu, phía Tây
giáp xã Hòa Phong và Hòa Khương, phía Bắc giáp xã Hòa Thọ Tây (Quận Cẩm
Lệ), phía Nam giáp xã Điện Tiến (Tỉnh Quảng Nam). Với tổng diện tích 1.394 ha,
trong đó đất nông nghiệp 807 ha. Hòa Tiến bao gồm hầu như tất cả các loại hình:
núi, đồi, sông lạch, đồng quê, nỗng cát....Hòa Tiến được bao bọc bởi con sông Yên




hợp lưu của sông Vu Gia và sông Túy Loan, chảy qua các thôn An Trạch, Bắc An,
Thạch Bồ, Cẩm Nê để theo sông Hàn đổ ra biển, ngoài ra còn có sông Tây Tịnh rẽ
nhánh sông yên, từ An Trạch chảy qua Lệ Sơn, La Bông, Yến Nê và quay lại hòa
vào sông mẹ tại cửa khẩu Cẩm Nê, trở thành nguồn nước tưới tiêu cho các cánh
đồng trù phú đồng thời làm dịu bớt cơn nóng mùa hè của những cồn cát, xóm rừng
cằn cỗi.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, địa phận Hòa Tiến ngày nay thuộc tổng
Thanh An huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam gồm các xã Lệ Sơn, An Trạch, La
Bông, Dương Sơn, Yến Nê, Cẩm Nê, Thạch Bồ, An Thới.
Sau giải phóng, vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1975, nhân kỷ niệm quốc
khánh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và nhà nước có chủ trương hợp
nhất hai xã Hòa Thái và Hòa Lợi thành xã Hòa Tiến gồm 7 thôn: An Trạch, Lệ
Sơn, La Bông, Yến Nê, Cẩm Nê, Thạch Bồ và Dương Sơn (Sau khi tách Tây An
và Dương Sơn dưới về trực thuộc xã Hòa Châu; còn thôn Bắc An hiện nay thì đến
năm 1977 khi vào HTX NN mới tách ra từ An Trạch)
1. Khía cạnh địa lý- môi trường
- Tên cộng đồng: Thôn An Trạch, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố
-

-

-

Đà Nẵng
Vị trí: Thôn An Trạch thuộc xã Hòa Tiến, cách trung tâm thành phố 18km
Ranh giới:
o Phía Bắc giáp thôn Bắc An, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.
o Phía Nam giáp thôn Nam Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.

o Phía Đông giáp thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.
o Phía Tây giáp thôn Túy Loan, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
Đất đai: Đất ở đây chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp
Ở đây có các loại đất sau: đất trồng lúa, đất ở, đất trồng cây công nghiệp
ngắn ngày. Tổng cộng là 103,6 ha
+ Đất trồng lúa: 62 ha
+ Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày : 20 ha
+ Đất ở: 21,6 ha
Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên nổi bật nhất ở thôn An Trạch là nước. Với nguồn nước được
lấy từ cầu Đỏ, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh,... của người dân ở đây cũng
được đảm bảo trong nhiều năm gần đây. Hơn thế nữa, lượng nước dồi được
lấy từ sông Yên, chảy qua đập Bara, đã bồi đắp, tưới tiêu cho các cánh
đồng rộng lớn trong thôn.


Sơ đồ thôn An Trạch
Thôn An Trạch giáp với Bắc An, Lệ Sơn 2, La Bông và xã Hoà Khương. Nhà văn hoá
nằm ở vùng trung tâm của thôn. Chủ yếu nhà cửa tập trung ở phía Tây Nam và Đông
Bắc. Hệ thống đường ở thôn được bê tông hoá nhưng hệ thống đèn đường chưa được đáp
ứng đầy đủ cho sự an toàn. Thôn được bao bọc bởi kênh Đội 9. Phía Bắc có nhà máy
thuỷ lợi và đập Bara. Thôn có các miếu, đền, từ đường nằm rải rác ở khu vực trung tâm.


Phía Đông Nam có các trạm biến áp cung cấp điện cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Chùa, đình làng, nhà thờ tộc, trường học cũng nằm trong khu vực trung tâm tạo thuận lợi
cho việc giáo dục và phục vụ đời sống văn hoá của người dân.


Sơ đồ tài nguyên của thôn.

Thôn được bao bọc bởi một hệ thống kênh rạch nhằm mục đích cung cấp nước cho việc
phát triển nông nghiệp. Ở thôn nghèo về tài nguyên khoáng sản tuy nhiên đất đai ở đây
hằng năm lại được bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ phù hợp với những loại cây nông
nghiệp ngắn ngày như lúa, đậu bắp...
2. Khía cạnh dân cư

Nhìn chung tổng số dân thôn An Trạch là 400 hộ dân trong đó nam có 744
người chiếm 47,4% , nữ có 824 người chiếm 52,6% tổng số dân thôn An

-

Trạch
Tính đến nay với 400 hộ mật độ dân số trung bình là 72 người/km2
Cơ cấu dân số cũng bao gồm theo lứa tuổi.
+ Tuổi đi học (từ 0 -17 tuổi): 600 người
+ Tuổi lao động: 570 người
Nam ( 18-60 tuổi):
Nữ (18- 55 tuổi):
+ Tuổi già ( sau 65 tuổi): 240 người
Nhìn chung, cơ cấu dân số ở đây thuộc cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động
trong tương lai tương đối dồi dào. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ

lệ cao, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 25 đến 50 tuổi.
Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trung bình từ 0,5%.
3. Khía cạnh kinh tế
- Cơ cấu ngành nghề
-

-


Các loại hình kinh tế
Nông nghiệp chủ yếu là trồng cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô, đậu
và các loại cây ăn quả như cây mít, xoài, mận, vú sữa... đem lại nguồn thu
nhập tương đối, góp phần nâng cao đời sống cho người dân. Ngoài ra người
dân còn phát triển trồng cây cỏ sữa phục vụ cho chăn nuôi. Bên cạnh đó
chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được người dân chú trọng như gà, vịt, heo,
bò,... là nguồn cung cấp thực phẩm chính đảm bảo nhu cầu đời sống của

-

người dân.
Về công nghiệp tập trung chủ yếu vào các ngành may mặc, thêu dệt phân

-

bố nhỏ lẻ không đồng đều.
Nhìn chung ngành dịch vụ ở đây kém phát triển, chủ yếu là các ngành dịch
vụ giản đơn như cắt tóc, quán cafe, tạp hóa, sửa xe... tuy đem lại thu nhập
thấp nhưng cũng góp phần nhỏ vào việc phát triển kinh tế của hộ gia đình
nói riêng và thôn An Trạch nói chung.


-

Về thương mại: vì điều kiện địa hình khó khăn nên người dân thôn An
Trạch không thể họp chợ thường xuyên mà thường tham gia họp chợ tại các
thôn khác, như thôn Lệ Sơn, Túy Loan thuộc Hòa Khương. Ngoài ra, thôn
còn phát triển các loại hình buôn bán nhỏ lẻ, phân bố rải rác không đồng
đều.


Lịch thời vụ thôn An Trạch
S
Hình
t
thức
t
1 Lúa
(toàn
dân)

2 Bắp

3 Đậu

Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

Thời
gian

Phươn
g thức

Đối
Năng
tượng suất

Vụ

đông
xuân( t

tháng
12
-tháng
3)
Vụ hè
thu (từ
tháng
5

tháng
8)
Vụ
đông
xuân
(từ
tháng
12 –
tháng
3)
Vụ hè
thu (từ
tháng
5

tháng
8)
Vụ

đông
xuân
(từ

Gieo,
cấy

Lúa
nước

12

Trồng
từng
hộ

Gieo
hạt

Bình
quân
2,5
tạ/sào
(500m2
)

Bình
quân 3
tạ/sào
(5002)


Đậu
lạc

Từ
25.000
đ/kg 28.000


4 Nấm

5 Bò
(toàn
dân)

6 trâu

7 Gà,
vịt
( toàn
dân)

8 Heo

tháng
12 –
tháng
3)
Quanh Trồng
năm

nấm
bằng
cách ủ
rơm
Quanh
năm.
Nhưng
hạn
chế
nuôi
vào
tháng
8 đến
tháng
10 vì
mùa lũ
Quanh
năm

Chăn
thả

Quanh
năm
( xuất
bán
theo
năng
suất và
số

lượng)
Quanh
năm
(hạn
chế
nuôi
vào
tháng
8

tháng
10 vì
mùa
lũ)

Nuôi
thả

Chăn
thả

đ /kg

Nấm
rơm
(chủ
yếu),
nấm
tuyết


giố
ng,

thịt

Tùy
vào
thời
tiết
Từ
20.000
.000đ 25.000
.000đ/
con

Trâu Phụ
giống thuộc
vào
trọng
lượng
- Gà Tùy
thịt
theo
- Vịt kích
thịt
cở, cân
- Gà nặng
giống
- Vịt
giống


Nuôi
- Heo
chuồng giống
- Heo
thịt

Từ
38.000
đ

42.000
đ/kg
hơi
(còn
tùy
theo
giá thị
trường
)


Sơ đồ mặt cất thôn An Trạch


Vùng sinh thái

Rừng trồng

Ruộng


Nhà ở

Đất vườn

Đất màu và Diện

Đất

tích Diện

tích

đất bùn, diện hẹp, dân cư hẹp,

đất

tích nhỏ, chủ thưa thớt

kém

yếu trồng 2

lượng

chất

vụ lúa nước
và 1 vụ lạc


Nước

nguồn



mạch

Thiếu nước

nước ngọt từ nước chảy từ
đập Bra

Thiếu
nước

trên đập Bra
xuống
Lúa,

đậu

lạc, bắp.



Cây

tự Bắp,


hoa

màu,

cây

ăn

quả

nhiên

(mận,

tả Thực vật



sữa, xoài,

hiện

chuối,

trạng

chanh, mít,
ổi,...)
Gia súc: trâu
bò, heo, chó;

Gia cầm: gà,
Động vật

vịt,

ngỗng,

chim. Chăn
nuôi

ngay

tại nhà
Trồng

lúa

Chăn nuôi, Trồng rau,

Nghề

nước và đậu trồng

sản xuất

lạc

hoa trồng

màu


cỏ

cho

chính

bò,

cây ăn quả

- Diện tích

Diện

Chủ

yếu

canh tác ít

canh tác ít, trồng

để

chăn

vụ

- Thời tiết ít

thuận

lợi

(thường



tích

nuôi phục

gia súc, gia nhu
cầm

cầu

ngay gia đình


Mức thu nhập bình quân: ≥ 2.400.000 ngàn/người/tháng

-

+ hộ nghèo: ≤ 1.150.000 ngàn/người/tháng
Thất nghiệp: chiếm khoảng từ 3-5%.
Số hộ nghèo: 85 hộ nghèo chiếm 21,25% theo tiêu chuẩn mới của thành
phố. Hộ nghèo chỉ làm nông nghiệp chủ yếu tại nhà, trong gia đình chỉ có 1

2 người đang lao động.

4. Khía cạnh xã hội (văn hóa - giáo dục – y tế...)
a. Giáo dục:


+Tại địa bàn thôn An Trạch hiện có 2 trường học: 1 trường tiểu học, 1
trường mầm non
+ Đa số người dân đều được đi học
+ Tỉ lệ trẻ bỏ học: trẻ bỏ học chiếm 0%. Trẻ em tại địa phương đều được
khuyến khích và được tạo điều kiện để đến trường.
b. Sinh hoạt văn hóa – tôn giáo:
Người dân tại thôn ít theo tôn giáo, chỉ 4% người dân theo phật giáo, số còn
lại chủ yếu là thờ cúng ông bà.
Những người dân theo Phật giáo sinh hoạt, đi lễ chùa theo tháng.
c. Thói quen trong cộng đồng: Đi làm – sinh hoạt trong gia đình – họp
d.

thôn – đi lễ chùa
Các tổ chức đoàn thể- xã hội:

- Tại thôn có 4 tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội bao gồm hội Nông dân,
hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên:


Hội Cựu chiến binh:

+ Tính từ đầu năm 2016 Chi Hội có tổng cộng 40 thành viên, nhưng từ
khoảng 1 tháng trước thì 1 một cụ đã quy tiên. Chi hội trưởng là chú Thử. Chi
hội Cựu chiến binh thôn An Trạch bao gồm 3 phân hội được chia đều trong
thôn để dễ bề quản lí. Mỗi phân hội gồm từ 2- 3 tổ. Các phân hội này có những
tối sinh hoạt định kì vào ngày 15, 16 hàng tháng.

+ Hội Cựu Chiến binh thôn An Trạch có vai trò là cầu nối liên kết giữa các
đoàn thể trong thôn như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,... Đồng
thời còn định hướng, tạo điều kiện cho thanh niên có hướng phấn đấu được
tham gia vào hàng ngũ Đảng. Hơn thế nữa, Hội còn có vai trò phổ biến các
hoạt động như: phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự,...đến các
đoàn thể khác cũng như tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước cho
thế hệ trẻ trong thôn.


Chi Hội phụ nữ:

Chi hội phụ nữ của thôn được thành lập năm 1976. Ban đầu Hội chỉ gồm
một vài phụ nữ; Hội không có nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa bởi vì
thời điểm đó Đất nước mới Giải phóng nên người dân còn phải lo toan rất
nhiều cho miếng cơm manh áo, đời sống còn rất khó khăn.


Từ năm 1980, hoạt động của Hội mới trở nên phong phú, với nhiều hoạt
động khác nhau như: hủ gạo tình thương; 3 trong 1 ( 2 phụ nữ có đời sống
khá giả sẽ giúp đỡ 1 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn)... Ngoài ra các hoạt
động,chương trình văn hóa, văn nghệ, giao lưu trong các dịp đặc biệt, chào
mừng các ngày lễ lớn cũng được Hội tổ chức rầm rộ và được chú trọng
hơn.
Hiện nay, theo như lời kể của cô Nghiệp chi Hội trưởng hội phụ nữ thì đa
phần các cô, các chị trong thôn đều là công nhân, làm việc trong xưởng
may Hòa Thọ, Liên Chiểu; khu chế biến thực phẩm đông lạnh Hòa Nhơn,...
Số ít còn lại trong thôn là các cụ già, các cô không đảm bảo sức khỏe tốt
nhất thì ở nhà trồng khoai, trồng rau, nhổ đậu, buôn bán nhỏ,...
Trong đời sống gia đình, các phụ nữ cũng được Hội quan tâm giúp đỡ,
nhất là các trường hợp các cô các chị bị bạo hành, vợ chồng cãi nhau, bất

đồng. Những lúc ấy, Chi Hội cũng có vai trò hòa giải các mối xung đột, để
vợ chồng làm lành với nhau. Gần đây trong thôn có 1 vụ vợ chồng đưa
nhau ra tòa ly hôn, nhưng nhờ sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, trong
đó đặc biệt là sự hòa giải của Hội phụ nữ, 2 người đã trì hoãn lại việc đưa
nhau ra tòa. Bây giờ, cặp vợ chồng đã dần bình thường hóa lại mối quan hệ.


Hội nông dân:

+ Chi hội Nông dân thôn An Trạch do chú Nguyễn Ngọc Quý là Chi hội
trưởng. Hội gồm 266 thành viên, có tổng cộng 8 phân hội là 8 tổ dân phố.
Chi hội họp theo định kì: 3 tháng họp 1 lần toàn Chi hội.
+ Trong những năm gần đây, Chi hội luôn phát huy truyền thống của giai
cấp Nông dân: yêu nước, lao động, sáng tạo trong lao động. Không những
vậy Chi hội còn đẩy mạnh 3 phong trào lớn của Hội nông dân, đó là: Phong
trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo và làm
giàu; xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tham gia bảo đảm
quốc phòng - an ninh.
+ Phát huy và vận dụng các điều trên vào đời sống thôn, Chi hội Nông dân
thôn An Trạch đã thực hiện những hoạt động thiết thực như: Giúp đỡ một


số hộ gia đình điển hình khó khăn gặt lúa; Sáng tạo trong phương pháp diệt
chuột ăn lúa thân thiện với môi trường ( đặt bẫy, đổ nước,... không đặt ô
điện trên ruộng, không phun thuốc). Chi hội cũng đã thực thi tốt năm Văn
hóa, Văn minh đô thị với hoạt động không cho cắm bao ni lông, hình nộm
trên đồng ruộng....
Các tổ chức này có mối liên kết với nhau để thúc đẩy các hoạt
động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phong trào giáo dục, thể
dục thể thao...



Các nhà tài trợ cho thôn An Trạch:
+ Thôn được hỗ trợ bởi một số nhà từ thiện phi chính phủ, nhà tài trợ
theo quy mô nhỏ lẻ. Trong đó nổi bậc nhất vẫn là công ty Cà phê Trung
Nguyên tài trợ cho việc xây dựng đình làng thôn với mức phí 1 tỷ rưỡi
và nhà văn hóa với mức đầu tư 1,2 tỷ.
+ Về lĩnh vực nông nghiệp, Công ty Quế Lâm (Huế) phối hợp với sở
Nông nghiệp đã tài trợ cho mỗi hộ làm nông các giống lúa, phân vi sinh
(không dùng phân hóa học), chỉ dẫn cách thức, khoa học kĩ thuật cho
người nông dân. Không những vậy, riêng nhà tài trợ Quế Lâm cũng ưu
tiên thu mua đầu ra các vụ lúa đã được thu hoạch với diện tích thu mua

tối đa là 30 ha.
e. Y tế
+ Bệnh dịch: sốt xuất huyết, tay chân miệng ( chiếm số ít)
+ Sức khỏe: 90% người dân trong thôn mua bảo hiểm y tế
Chưa có phòng y tế tại thôn. Chủ yếu lên trung tâm y tế xã. Trừ những
trường hợp nhẹ, sơ cứu. Những trường hợp nặng được đưa lên trung tâm y
tế huyện
f. Tệ nạn xã hội:
Trong thôn những năm gần đây không có các tệ nạn xã hội nghiêm trọng
như ma túy, mại dâm... Nhưng vẫn còn tồn tại các tệ nạn như rượu chè,
trộm cắp vặt, cờ bạc với quy mô nhỏ, lẻ tẻ, bạo lực gia đình chiếm số ít ( 1-

-

2 vụ/ năm) ...
g. Hạ tầng cơ sở:
Đường:

Tất cả các con đường ở thôn đều được bê tông hóa: Trong đó có 2 con
đường lớn là đường 7m5 và 5m5, và các con đường nhỏ chạy qua từng nhà
của người dân.


-

Cầu cống:
Địa phương được Nhà Nước hỗ trợ xây dựng cây cầu Vành Đai phía
Nam của Thành Phố ( đoạn Hòa Phước- Hòa Khương). Cây cầu được xây
đi qua các khu nông thôn, để được các khu nông thôn đều có được cơ hội
để phát triển.Cầu được nối từ đường 14B qua đến Sơn Trà- Điện Ngọc. Cầu

-

đi qua thôn An Trạch và đã giải tỏa 8 hộ dân trong thôn.
Nhà ở:
Nhà được xây kiên cố khoảng 40 nhà ( chiếm 10%) còn lại là bán kiên
cố chiếm 90%, không có nhà tạm. Trong thôn có nhiều loại hình nhà liên
quan đến tín ngưỡng, phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Đó là: các
nhà thờ tộc họ Lê, họ Võ Văn, Đặng, Đặng Văn,...; 1 đình làng rộng lớn
được khánh thành tháng 3/2013; 1 chùa và 1 nhà văn hóa được khởi công

-

xây dựng lại đầu năm 2016 và đến 20/4/2016 đã được khánh thành.
Nước:
+ Các hộ dân sử dụng chủ yếu là nước sạch được lấy từ thành phố, trong đó
có 3% sử dụng nước giếng.
+ Nước để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp được lấy từ sông Yên ở

thượng nguồn. Dòng nước đưa vào đập Bara và từ đó chảy theo 1 dòng

-

kênh chạy xuyên qua các cánh đồng lúa.
Điện:
Hệ thống điện được cung cấp đến nhà dân, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
của người dân một cách đầy đủ. Bên cạnh đó hệ thống đèn đường chỉ mới

-

được trang bị ở các con đường lớn.
Trạm y tế:
Ở trong địa phận thôn An Trạch không có trạm y tế. Quy rộng ra các
thôn lân cận như Bắc An, Lệ Sơn, La Bông cũng không có trạm y tế. Vì thế
nếu như ai đó gặp phải vấn đề về sức khỏe, đau ốm nặng,... thì sẽ ra đến
trạm y tế xã Hòa Tiến nằm ngoài con đường lớn.

5) Sự thay đổi của cộng đồng- Một số sự kiện chính:

Thời gian

Sự kiện

Những tác động tới
cộng đồng


- Giai đoạn
1945 – 1975

+ Trước năm - Xây dựng đình làng mang nhiều nét văn - Ý nghĩa văn hóa cộng
1964
hóa phong kiến.( đình làng thực chất đã có đồng: hội họp, lễ nghi, tâm
trước năm 1945 vào thời vua Bảo Đại). linh...
Qua thời gian đình làng bị chiến tranh tàn
phá.
+ 1965- trước - Người dân sống tập trung khá nhiều ở
ngày
thôn.
29/3/1975
- Chiến tranh đặc biệt: người dân li tán, số
còn lại bị chính quyền Mỹ - Ngụy dồn vào
ấp tập trung gọi là khu Dồn. Chỉ có một
vài người sản xuất, lao động nông nghiệp
từ nơi khác đến đây trồng lúa, khoai,
đậu,...trên các cánh đồng rộng bát ngát.
Đời sống ban ngày chịu sự quản thúc của
lính Mỹ - Ngụy. Đời sống ban đêm là của
cách mạng: họ xây nhiều hầm nhỏ lẻ, địa
đạo phục vụ khán chiến.

- Đời sống người dân khổ
cực, nơm nớp lo sợ (ví dụ:
khi mùa lũ lên thì họ sống ở
bụi chuối, bụi lau). Tuy
nhiên, họ vẫn âm thầm giúp
đỡ cách mạng.

+ Sau ngày - Giải phóng Đà Nẵng, người dân sống lại - Nhà cửa tạm bợ, được xây
29/3/1975

tại thôn.
lên bởi rơm rạ, tre, nứa,
tranh.( Đến mùa mới có rơm
lợp nhà).
Giai
đoạn - Người dân tập trung xây dựng lại đình - Đời sống văn hóa tinh thần
1975 -1986
làng, trở thành một quần thể văn hóa tiêu phong phú, ổn định trở lại.
biểu.
- Đây là thời bao cấp, tập trung sản xuất
lương thực. Sau khi tham gia vào hợp tác
xã, người dân và chính quyền địa phương
bắt đầu xây dựng thủy lợi ( 1977 ), đắp
kênh, điều đưa nước về đồng phục cho
việc canh tác
- Giai đoạn
1986 – 2000
+ 1990-1992 - Liên xô tan rã, lệnh xóa bỏ cấm vận
được ban hành, sự nghiệp đổi mới của
Việt Nam chuyển sang một hướng khác
ảnh hưởng đến đời sống của thôn An
Trạch. Năm 1992, thôn xây dựng trường
học sơ khai, trong thôn bắt đầu có điện để
phục vụ đời sống người dân. Năm 1990,
cải cách khoáng đất cho người dân.

- Người dân không lo vì đói
nhưng vẫn khá cơ cực: trồng
sắn, đón củi, mua gạo muối,
ăn bo bo qua ngày. Từ khi

có kênh điều người dân có
thịt cá để ăn, đời sống nâng
cao
- Đời sống người dân ổn
định hơn trước khá nhiều.
Họ có cơ hội tìm kiếm việc
làm, ngành nghề khá đa
dạng như may mặc, chế biến
lương thực thực phẩm...


+ 1997-2000

- Ngày 1/1/1997, Quảng Nam – Đà Nẵng - Mật độ dân số ở thôn đông
được tách ra thành 2 tỉnh, thành phố riêng hơn vì người dân ở các nơi
biệt.
khác đến sinh sống và tìm
kiếm việc làm tại Đà Nẵng
nói chung và thôn An Trạch
nói riêng.

-Từ năm 1999-2000, địa phương xây dựng
đập Bra. Nước từ sông Yên một mặt được
đưa về các cánh đồng, mặt khác trở thành
nước uống cho toàn thành phố Đà Nẵng.
Giai
đoạn Thôn An Trạch bắt đầu xây dựng đình
2000- nay
làng, nhà văn hóa, sửa san nhà thờ tộc.
Đường xá được nâng cấp rộng. Thêm vào

đó, ở thôn các ngành nghề phát triển, xuất
hiện nhiều khu công nghiệp. Giáo dục,
văn hóa cũng trên đà phát triển

- Phương thức sản xuất
nông nghiệp của người dân
thay đổi và năng suất nông
sản tăng lên.
Người dân đi lại thuận tiện.
Đời sống người dân lên tầm
cao mới, để đến hôm nay cơ
bản cuộc sống của nhân dân
thôn An Trạch đã được ổn
định, số hộ nghèo còn ít, tệ
nạn xã hội chiếm tỉ lệ rất
nhỏ trong dân chúng

Thể chế và các mối quan hệ trong cộng đồng:
a) Thể chế:

Cách phân chia chức vụ, cơ cấu tổ chức và cách vận hành thôn An Trạch cũng đi
theo trình tự phân chia chính quyền từ trung ương đến địa phương ( quận, huyệnphường, xã – thôn- tổ) của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Thêm vào đó ở thôn vẫn có những quy định, pháp luật do Nhà Nước ban hành và
có lực lượng an ninh trậtĐảng
tự bảo vệ cho sự bình yên của thôn xóm.
Cách bàn bạc đưa ra quyết định đối với những vấn đề, hoạt động của thôn cũng
được các cán bộ thôn điều hành hợp lí,dân chủ, tức là hội họp để lấy ý kiến người
Chi bộ

dân một cách công khai. Hình thức của các buổi họp từ trên xuống dưới được mở

ra như sau: Bác Nguyễn Đính trưởng thôn họp các tổ trưởng của các tổ để lấy ý
kiến và thống nhất, đưa đến quyết định cơ bản. Sau đó các tổ trưởng sẽ mở các
Ban Công Tác Mặt Trận

buổi họp với người dân trong
Bí Thư tổ để phổ biến vấn đề đó, tùy vào hoàn cảnh và đặc

Ban Nhân
thù
riêngDân
của tổ mà cách điều hành, tổ chức sẽ khác nhau sao cho quyết định cuối

cùng phù hợp và hợp ý người dân... Điều này được nhóm thực tế quan sát và rút ra
được sau những lần được mời đến dự cuộc họp chính quyền.
Trưởng Thôn

Phó Bí Thư
Người Cao Tuổi
Đoàn ThanhHội
Niên
Hội Cựu Chiến Hội
BinhNông DânHội Phụ Nữ

Phó ThônCông An Viên
Nhân Viên Y Tế


Các mối quan hệ:
Nhóm chúng em thực tế ở cộng đồng xa lạ và cũng không dám đường đột hỏi
chính quyền và người dân những vấn đề nhạy cảm. Nên trong quá trình thực tế,

qua quan sát và hỏi thăm, làm quen, tạo mối quan hệ với người dân và cán bộ chủ
chốt, chúng em xin rút ra những điểm chính trong các mối quan hệ tại thôn An
Trạch qua sơ đồ Venn:

Qua sơ đồ Venn, ta thấy được người dân đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong hoạt
động của các ban ngành. Chung quanh người dân là đoàn thanh niên, cựu chiến binh, hội
nông dân và trưởng thôn rất quan tâm giúp đỡ người dân. Còn các ban ngành đoàn thể
như là hội người cao tuổi, trung tâm y tế, ban mặt trận, công an, luôn hỗ trợ giúp đỡ
người dân. Các ban ngành có sự gắn kết chặt chẽ với nhau để giúp đỡ người dân.



Theo sơ đồ Venn các chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế đặc biệt là chính
sách vay vốn người có công, chính sách xóa đói giảm ng hèo...còn những chính
sách như là dành cho người khuyết tật, mại dâm có hỗ trợ nhưng không phổ biến
vì trong thôn có it đối tượng khuyết tật hay mại dâm ma túy. Cho nên chính sách
này ít được người dân nơi đây quan tâm. Nhìn vào sơ đồ ta thấy chính sách vay
vốn và hỗ trợ người có công với đất nước được tiếp cận nhiều nhất vì nhờ những
chính sách này mà thôn dần phát triển về kinh tế.
B) Kế hoạch phát triển cộng đồng:

NỘI DUNG BUỔI HỌP CỦA SINH VIÊN VỚI NHÓM NÒNG CỐT
Thời gian: 19h đến 21h, ngày 26 tháng 4 năm 2015
Địa điểm: Nhà văn hóa thôn An Trạch
Thành phần tham gia: Nhóm nòng cốt thôn An Trạch và Nhóm sinh viên thực tế cụ thể

Thành phần tham gia:
- Cô Nguyễn Thị Nghiệp hội trưởng hội phụ nữ.
- Chú Đinh Ngọc Quí chi hội trưởng hội nông dân thôn đồng thời cũng là nhóm trưởng
của nhóm nòng cốt.

- Chú Nguyễn Đính trưởng thôn
- Chú Nguyễn Quang Thơ trưởng ban công tác mặt trận.
- Anh Đinh Ngọc Mỹ phó bí thư đoàn thanh niên
- Chú Đặng Thứ hội phó người cao tuổi
- Chú Đặng Thử hội trưởng hội cựu chiến binh
- Cô Vân và chị Ly đại diện người dân trong thôn
Nội dung:


Nội dung 1: Sinh viên trao đổi những phần cần thiết để các cô, chú giúp đỡ; từng sinh
viên đề xuất các vấn đề chính.
1
2
3
4

Vẽ các sơ đồ: sơ đồ ven, sơ đồ đất đai, sơ đồ dân số, sơ đồ thôn.
Trao đổi về lịch thời vụ
Trao đổi về các dịch vụ chính sách xã hội, phong tục tập quán.
Trao đổi về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương.
Cụ thể:

Chú Đính là người cung cấp những thông tin cần thiết nhất, các cô chú cùng làm việc,
xem xét lại sơ đồ để chỉnh sửa.
Chú Thứ, chú Quí, cô Nghiệp bàn bạc lại để duyệt sơ đồ. Chú Đính sẽ là người vẽ sơ đồ
thôn, chú Thử và anh Mỹ đại diện vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức, chú Thơ vẽ sơ đồ tài nguyên,
xét trong mọi phương diện, sự thống nhất của cô chú đều là từ sơ đồ phải thể hiện rõ bộ
mặt của thôn. Nhìn ra được thôn bắt đầu từ điểm nào khi từ xa đi tới có thể nắm rõ địa
bàn, hiện tại thôn đang có những tài nguyên và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Nội dung 2: Thông qua việc quan sát buổi họp, sinh viên sẽ nhận xét được mối quan hệ

giữa các thành viên trong nhóm nòng cốt, từ đó, phân tích mối quan hệ xã hội của thôn
An Trạch.
Sau khi được nghe các cô chú trình bày, sinh viên cùng tham gia vào từng hoạt động của
các thành viên nhóm nòng cốt. Sau khi sinh viên đưa ra câu hỏi về lịch sử thôn để các cô
chú cùng trao đổi.Và kèm theo là nội dung về lịch thời vụ thì cô Vân, chị Ly, chú Quí
trình bày.
Nội dung 3: Thông qua việc điều tra từ bảng khảo sát, sinh viên đánh giá được những khó
khăn, bất cập địa phương đang gặp phải. Từ đó rút ra được những nhu cầu cần thiết tại
địa phương để xây dựng nên chương trình hỗ trợ.
Sau quá trình xem xét các phương diện, các cô chú và nhóm sinh viên ngồi lại với nhau
thống nhất về các nhu cầu của thôn, được từng thành viên trong nhóm nòng cốt trình bày
và phân tích. Từ những nhu cầu được đưa ra cũng như cũng sự thống nhất nhu cầu nào là
cấp thiết nhất đối với cộng đồng để cho nhóm sinh viên xây dựng lên các chương trình cụ
thể trong thời gian tới.
Tổng kết: Kết thúc vào lúc 22 giờ.


Tất cả các nội dung liên quan và những thông tin cần thiết được các cô chú nhóm
nòng cốt trình bày và lí giải củ thể, sự tham gia của cô chú thể hiện được sự thống nhất,
đoàn kết và kĩ năng lãnh đạo của nhóm trưởng. Ngoài ra còn thể hiện được khả năng bao
quát nhóm, sự phân công công việc phù hợp, sự liên kết giữa các thành viên của nhóm.
Là cơ hội để các thành viên nhóm có thời gian ngồi lại gần nhau, trao đổi những thông tin
tại địa phương, nói ra được những nhu cầu vấn đề của thôn, của bản thân.
Sau khi kết thức buổi họp nòng cốt cùng cô chú, nhóm sinh viên thu nhận được một
số nội dung cần thiết , đáp ứng nhu cầu và thể hiện khả năng đặt câu hỏi trình bày trước
nhóm nòng cốt. Thể hiện được vai trò điều phối hoạt động của nhóm.

1) Các vấn đề của cộng đồng:
a) Vấn đề về tệ nạn xã hội:
- Trong thôn vẫn còn hiện tượng trộm cắp vặt nhắm vào một số hộ gia đình ít nhân khẩu,

hay đi làm ít về nhà. Người dân luôn sống trong cảnh lo lắng.
- Bạo lực gia đình xảy ra lẻ tẻ một vài vụ trong một năm.
b) Vấn đề giao thông, cơ sở- hạ tầng:
- Đường xá tuy nhỏ nhưng các phương tiện giao thông qua lại rất nhiều. Đặc biệt là người
lái xe tải, xe container chạy rất nhanh khiến cho con đường thêm nhiều bụi bẩn, ô nhiễm
và mặt đường thường xuyên bị hư hỏng. Nhiều con đường trong hẻm, xóm vẫn là đường
đất cát.
- Nguy cơ tai nạn giao thông khá lớn, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng dễ có nguy cơ bị ảnh
hưởng nhất. Có nhiều em trong thôn đạp xe đạp không vững, nhiều em khác lại hay đùa
nghịch, chạy băng qua đường vào mỗi buổi chiều sau khi tan học.
- Đèn đường trong thôn khá ít. Một số con đường khá hẹp, nằm sát ruộng nhưng không
có đèn đường chiếu sáng. Những nơi đó rất dễ xảy ra tai nạn giao thông.


- Nhiều đập nước khá sâu, nguy hiểm đến tính mạng nếu có người tắm. Đối tượng dễ bị
lôi cuốn theo vào những nơi này vẫn là trẻ em, thiếu niên.
- Các phương tiện trang thiết bị kĩ thuật, dịch vụ như in ấn, internet không có ở trong
thôn. Nếu người dân muốn có nhu cầu thì phải ra đường lớn cách thôn 6 km.
- Cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn như: không có ghế để các học sinh dự lễ chào
cờ, cây tỏa bóng còn ít,... Nhà vệ sinh chưa đảm bảo vệ sinh.
c) Vấn đề về nông nghiệp-chăn nuôi:
- Trong trồng lúa, vấn đề chuột ăn lúa đến nay vẫn chưa có phương pháp giải quyết hiệu
quả tốt nhất, gây tổn thất nhất định cho mùa màng. Ngoài ra vấn đề chim ăn lúa cũng
khiến người nông dân nhiều khi phải làm trái với quy định năm “ Văn hóa, văn minh đô
thị”, đó là tiếp tục cắm hình nộm, hình rơm trên đồng ruộng.
- Hiện nay thời tiết vào hè rất oi bức ( tháng 3,4,5), nhiều gia súc bị nhiễm bệnh. Cộng
với việc vệ sinh chuồng trại không thường xuyên khiến gia súc chết khá nhiều.
d) Vấn đề về sức khỏe:
- Người lớn, đặc biệt là phụ nữ có chứng bệnh đau khớp do lao động nông nghiệp- chăn
nuôi.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn uống, quán xá,...chưa được sạch sẽ.
e) Vấn đề về văn hóa- xã hội:
- Một số hộ gia đình neo đơn, không đủ nhân lực lao động, gánh vát công việc cho gia
đình.
- Nhiều trẻ em chưa được trang bị kĩ năng sống để đối mặt với các nguy cơ tiêu cực trong
cuộc sống.
- Các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ trong thôn chưa phát triển mạnh, đáp
ứng đời sống tinh thần của người dân. Trong thôn chỉ có Câu lạc bộ dưỡng sinh (các
thành viên tập thể dục dưỡng sinh vào các buổi sáng từ 5h đến 6h30.
2) Các nhu cầu của cộng đồng:


Để tìm hiểu những nhu cầu, mong đợi của người dân trong thôn An Trạch, chúng em
đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó cơ bản là 2 phương pháp:
(1) Dùng phiếu khảo sát với danh mục là 12 nhu cầu mà chúng em rút ra được từ
những khó khăn, hạn chế của thôn An Trạch. Trong phiếu còn có 1 mục trống,
người dân có thể tự viết ra một hay các nhu cầu khác theo suy nghĩ của họ. Nhóm
sử dụng 20 phiếu khảo sát và thu được kết quả như sau;
BẢN KHẢO SÁT NHU CẦU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Mức độ
Stt Nhu cầu
Không cần giải
Cần giải quyết
quyết
1
Tuyên truyền tập huấn về 3 người đồng ý 13 người đồng
bất bình đẳng giới
ý
2
Cung cấp kiến thức về ma 1

10
túy, mại dâm
3
Cung cấp kiến thức về cách 0
9
phòng tránh và xử lí khi có
trộm cắp
4
Xây dựng và sửa chữa 4
12
đường xá, cầu cống
5
Tập huấn về an toàn giao 2
8
thông cho trẻ học sinh tiểu
học
6
Lắp đặt và sửa chữa hệ 5
11
thống đèn đường
7
Cung cấp kiến thức về vệ 3
9
sinh an toàn thực phẩm
8
Trang bị các phương tiện 4
13
dụng cụ học tập cho hoạt
động giáo dục
9

Tổ chức địa điểm họp chợ
11
8
10 Trang bị kĩ năng sống cho 3
12
học sinh tiểu học
11 Thành lập câu lạc bộ cho 4
11
người già neo đơn
12 Tổ chức các buổi hướng 3
11
nghiệp cho học sinh trung
học

Rất cần giải
quyết
4 người đồng ý
9
11
4
10
4
8
3
1
5
5
6

(2) Tổ chức buổi họp nhóm nồng cốt để lấy ý kiến của các thành viên về nhu cầu cần


có trong thôn. Qua buổi họp, chúng em tiếp thu được rất nhiều ý kiến từ các cô,
chú, anh chị trong nhóm. Sau đây là ý kiến của họ về những nhu cầu, mong đợi
của người dân trong thôn:


- Về nhu cầu xây dựng đường xá, cầu cống, mọi người đều tán đồng rằng: đường
xá trong thời gian vừa qua liên tục ở trong tình trạng ô nhiễm bụi, một số nơi bị
biến dạng do công trình, nhiều con đường trong khu xóm vẫn là đường đất cát.
Tuy nhiên nhu cầu xây dựng đường xá, cầu cống lại không phải là nhu cầu cấp
thiết bởi vì cơ bản những con đường này vẫn chưa trở nên biến dạng quá nghiêm
trọng; hiện nay đã có một công trình xây cầu “ vành đai”, bắt ngang tuyến đường
từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Thêm vào đó, kinh phí để xây lại những con đường
sẽ rất lớn, địa phương chưa có đủ ngân sách để tiến hành.
- Về tổ chức họp chợ, nhiều thành viên cũng cho rằng hiện nay đã có một khu
buôn bán nhỏ ( bán thịt, rau, củ , quả, ...) đảm bảo cơ bản nhu cầu ăn uống của
người dân; họ cũng không cần phải quá cầu kì trong ăn mặc, mua sắm. Ngoài ra ở
trong thôn không có một tụ điểm đủ rộng lớn và tập trung đông dân cư để tổ chức
thành một chợ.
- Ngoài việc tán đồng cao với những nhu cầu trong phiếu khảo sát, có thành viên
cũng đưa ra một ý kiến mới trong buổi họp, đó là nhu cầu “ Bồi dưỡng đạo đức
cho thanh thiếu niên: lễ phép, tôn trọng người khác,...”. Ý kiến này được bác
Nguyễn Đính- trưởng thôn đề xuất và nhận được nhiều sự ủng hộ của các thành
viên trong nhóm.
Như vậy qua các phương pháp tìm hiểu nhu cầu trên, nhóm sinh viên thực
tập đã rút ra được những nhu cầu ưu tiên cần được giải quyết trong thôn An Trạch,
được xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, dựa trên số lượng nội dung “ Rất cần thiết”
trong các nhu cầu và dựa trên ý kiến của nhóm nòng cốt.
(1) Cung cấp kiến thức về phòng tránh và xử lí khi có trộm cắp.
(2) Tập huấn về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học.

(3) Bồi dưỡng đạo đức cho thanh thiếu niên.
(4) Cung cấp kiến thức về ma túy, mại dâm cho mọi người dân trong thôn.
(5) Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
(6) Tổ chức các buổi hướng nghiệp cho học sinh tiểu học.
(7) Trang bị kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
(8)
Thành lập câu lạc bộ người già neo đơn.
(9)
Lắp đặt và sửa chữa đèn đường.
(10)
Tuyên truyền tập huấn về bất bình đẳng giới.
(11)
Xây dựng và sửa chữa đường xá, cầu cống.
(12)
Trang bị các phương tiện, dụng cụ học tập cho hoạt động giáo dục.
(13)
Tổ chức địa điểm họp chợ.
* Phân tích các nhu cầu cấp thiết, cần giải quyết:
(1) Cung cấp kiến thức về phòng tránh và xử lí khi có trộm cắp.


Tình trạng trộm cắp tại thôn An Trạch vẫn còn tồn tại, tuy nhiên gần đây tình trạng này
diễn biến ngày càng phức tạp với các hình thức tinh vi khó kiểm soát. Việc trộm cắp
thường diễn ra vào ban đêm những lúc mà người dân thiếu kiểm soát đề phòng, đó là cơ
hội cũng như là điểm yếu để những tên trộm cắp thực hiện hành vi xấu của mình. Đây
cũng là mối quan tâm lo ngại được người dân đặt lên hàng đầu cần phải giải quyết.
(2)Tập huấn về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
Tình trạng an toàn giao thông vẫn là một vấn đề nhức nhối tại mỗi địa phương, thôn An
Trạch cũng không ngoại lệ. Với một số con đường hư hỏng chưa được xây đắp vẫn có
nhiều xe tải lưu thông qua lại gây ra nhiều tình huống nguy hiểm cho người dân cũng như

học sinh nơi đây. Với các điều kiện thiếu thốn trẻ em nơi đây chưa được cung cấp kiến
thức về an toàn giao thông.Tình trạng các em vẫn còn đi xe đạp dàn hàng hai, hàng ba khi
đi học rất dễ gây ra những sự cố không đáng có. Đây cũng là mối quan tâm thứ hai của
người dân thôn An Trạch.
(3)Bồi dưỡng đạo đức cho thanh thiếu niên
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà
nước ta. Nhưng trong thời kì hội nhập hiện nay, lối sống của học sinh bị ảnh hưởng
không ít bởi nền văn hóa phương tây, bởi sự du nhập của các nền văn hóa mang theo
những yếu tố tiêu cực làm suy thoái đạo đức nhân cách của thanh thiếu niên hiện nay, đặc
biệt là bào lực học đường. Tình trạng này xãy ra trên diện rộng, vì vậy cũng như bao
người dân thôn An Trạch rất lo lắng cho con em chúng ta. Hy vọng tình trạng này sẽ sớm
được giải quyết và cải thiện một cách đáng kể để cho các em được phát triển một cách
toàn diện.
(4) Cung cấp kiến thức về ma túy, mại dâm cho mọi người dân trong thôn.
Mại dâm và ma túy đang lan tràn ngày càng nhiều, không chỉ các thành phố lớn mà các
vùng lân cận cũng bị ảnh hưởng, vì vậy chính quyền địa phương cũng phải hết sức đề
phòng, cần phải cung cấp và tuyên truyền nội dung về mai túy , mại dâm để cho tất cả
mọi người biết cách phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng tệ nạn này vào thôn.
(5) Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.


×