Tải bản đầy đủ (.ppt) (183 trang)

slide bài giảng luật ngân sách nhà nước 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.03 KB, 183 trang )

Chương I: Lý luận chung
về Ngân sách nhà nước và
pháp luật ngân sách nhà
nước 2015 (LNSNN 2015)
Ths. Phan Phương Nam


NỘI DUNG
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
II. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I.


I.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân sách nhà nước
1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước
1.3 Hệ thống ngân sách nhà nước
1.4 Vị trí của ngân sách nhà nước trong hệ thống
tài chính


1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân
sách nhà nước
a. Khái niệm

Điều 4.14 Luật NSNN 2015 qui định: “Ngân
sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi 
của Nhà nước được dự toán và thực hiện 


trong một khoảng thời gian nhất định do cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định 
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm 
vụ của Nhà nước”.


1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân
sách nhà nước
b. Đặc điểm:
 Thứ nhất, về mặt nội dung: Ngân sách Nhà nước
là toàn bộ các khoản thu, các khoản chi của Nhà
nước.
 Thứ hai về điều kiện có hiệu lực: NSNN chỉ có giá
trị, tức có hiệu lực thi hành khi nó đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
 Thứ ba về thời gian hiệu lực của ngân sách nhà
nước: Năm NS bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào
ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
 - Thứ tư về mục đích: Ngân sách Nhà nước nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước. 


1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước



Huy động nguồn tài chính để bảo đảm thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước:
Kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo

sự phát triển ổn định của nền kinh tế:
- Cấp phát ngân sách trong các ngành nghề quan
trọng, cấp phát tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp
trong các trường hợp cần thiết.
- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
cho nền kinh tế, hoàn thiện môi trường đầu tư.
- Nhà nước cần xây dựng chính sách thuế hợp lý để
vừa khuyến khích đầu tư vừa khuyến khích họat
động tiêu dùng trong xã hội, trong sản xuất kinh
doanh.


1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước
 Điều tiết giá cả, ổn định thị trường
 Hạn chế lạm phát và giảm phát
 Điều tiết thu nhập và đảm bảo công bằng

xã hội:


1.3 Hệ thống ngân sách nhà nước
a. Khái niệm:
 Hệ thống NSNN là tập hợp NS của các cấp chính

quyền nhà nước, được quản lý thống nhất theo
nguyên tắc tập trung, dân chủ và công khai.


1.3 Hệ thống ngân sách nhà nước
a. Khái niệm:

 Theo điều 6 Luật NSNN quy định: “Ngân sách Nhà
nứơc gồm Ngân sách TW và NS địa phương. Ngân
sách địa phương bao gồm các cấp chính quyền địa
phương”.


1.3 Hệ thống ngân sách nhà nước
b. Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách:
 - Tính độc lập tương đối của các cấp NS :
 - Tính phụ thuộc của ngân sách cấp dưới vào

ngân sách cấp trên:


1.4 Vị trí của ngân sách nhà nước
trong hệ thống tài chính






Quan hệ tài chính là các quan hệ xã hội phát sinh
giữa các chủ thể trong việc tạo lập, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ.
Khâu tài chính là tổng hợp các quan hệ tài chính có
cùng tính chất, đặc điểm, phát sinh trong từng lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Hệ thống tài chính là tổng thể thống nhất của các
khâu tài chính mà trong đó giữa các khâu tài chính đó

có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ
thể khác nhau trong xã hội.


1.4 Vị trí của ngân sách nhà nước
trong hệ thống tài chính






Hiện nay, hệ thống tài chính có các khâu tài
chính sau:
Khâu Ngân sách nhà nước.
Khâu tài chính doanh nghiệp.
Khâu tài chính hộ gia đình và tổ chức phi kinh
doanh.
Khâu bảo hiểm.
Khâu tín dụng


II. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1 Khái niệm pháp luật ngân sách nhà nước
2.2 Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước


2.1 Khái niệm pháp luật ngân sách nhà

nước
Pháp luật ngân sách nhà nước là tổng hợp tất cả 
các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền 
ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội 
phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử 
dụng quỹ ngân sách nhà nước cũng như các 
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lập, 
chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.


2.1 Khái niệm pháp luật ngân sách nhà
nước
Lưu ý
Không là một ngành luật độc lập.
Bao gồm các nội dung:







Chế độ pháp lý về phân cấp, quản lý NSNN.
Chế độ pháp lý về chu trình ngân sách (lập, chấp hành, 
quyết toán NS).
Chế độ pháp lý các khoản thu NSNN.
Chế độ pháp lý các khoản chi NSNN.
Pháp luật về về quản lý quỹ NSNN.
Pháp luật về về thanh tra tài chính;KTNN và xử lý vi phạm 
trong lĩnh vựcNSNN.



2.1 Khái niệm pháp luật ngân sách nhà
nước

Phân biệt giữa NSNN và Luật NSNN?


2.2 Quan hệ pháp luật ngân sách
nhà nước
a. Khái niệm
Quan hệ pháp luật NSNN là các quan hệ 
xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, 
phân phối và sử dụng quỹ NSNN và các 
quỹ tiền tệ khác của Nhà nước được các 
quy phạm pháp luật NSNN điều chỉnh.


2.2 Quan hệ pháp luật ngân sách
nhà nước
b. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp
luật NSNN
* Chủ thể:
-

Nhà nước.
Tổ chức kinh tế.
Tổ chức phi kinh doanh
Cá nhân



2.2 Quan hệ pháp luật ngân sách
nhà nước
b. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp
luật NSNN
* Khách thể:
Khách thể của quan hệ pháp luật NSNN là lợi ích mà
các bên hướng tới, mong muốn đạt được khi tham gia
quan hệ pháp luật NSNN.
Lưu ý: Đối với các thủ thể khác nhau thì mong muốn họ 
đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật NSNN có 
thể là khác nhau


2.2 Quan hệ pháp luật ngân sách
nhà nước
b. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp
luật NSNN
*Nội dung của quan hệ pháp luật NSNN
Nội dung của quan hệ pháp luật NSNN là tổng 
hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể 
tham gia vào quan hệ pháp luật NSNN do các 
quy phạm pháp luật NSNN quy định hoặc thừa 
nhận, được đảm bảo thực hiện bởi các biện 
pháp cưỡng chế của Nhà nứơc. 


Chương II: Chế độ pháp lý về phân
cấp quản lý NSNN và chu trình
ngân sách


Ths. Phan Phương Nam


NỘI DUNG
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP
QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CHU TRÌNH
NGÂN SÁCH
I.


I. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm:
1.2 Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN:
1.3 Nội dung của chế độ pháp lý về phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước


1.1 Khái niệm:
- Lý do phải phân cấp?

=> Phân cấp quản lý NSNN là phân định 
trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ 
quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý 
và điều hành ngân sách nhà nước cũng như 
phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi của các 
cấp ngân sách. 



1.1 Khái niệm:
Chế độ pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước là tổng hợp các QPPL do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh
vực ngân sách nhà nước và các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân
giao nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách
các cấp.


×