Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thi thử beeclass lần 06 (đề và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.44 KB, 5 trang )

/>
Hóa Học BeeClass

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

ĐỀ THI THỬ LẦN 6

NĂM HỌC: 2016 – 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Ngày thi: Chủ nhật 15/01/2016
(Đề thi có 40 câu - 4 trang)
Bắt đầu tính giờ lúc 21:30, hết giờ làm lúc 22:20 và bắt đầu điền đáp án

Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 22:30

đề 206

Câu 1: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
B. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3
C. HgS + O2 → Hg + SO2
D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Câu 2: Cho các dung dịch: HCl (X1); KNO3 (X2) ; HCl + KNO3 (X3) ; Fe2(SO4)3 (X4).
Dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là
A. X1, X3, X4
B. X1, X4
C. X3, X4
D. X1, X3, X2, X4
Câu 3: Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl nếu thêm vài giọt muối Hg(NO3)2 thì hiện tượng xảy ra là
A. Al phản ứng đồng thời với các dung dịch HCl, Hg(NO3)2.


B. Quá trình hoà tan xảy ra nhanh hơn, khí thoát ra mạnh hơn.
C. Al đẩy Hg ra khỏi muối rồi tác dụng với dung dịch HCl.
D. Al tác dụng với dung dịch HCl trước rồi đẩy Hg ra khỏi muối.
Câu 4: Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?
A. Cu2+, Fe3+
B. Al3+, Fe3+
C. Na+, K+

D. Ca2+, Mg2+

Câu 5: Người ta có thể điều chế kim loại Na bằng cách:
A. Điện phân dung dịch NaCl.
B. Điện phân NaCl nóng chảy.
C. Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl D. Khử Na2O bằng CO.
Câu 6: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng,
lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn
hợp bột ban đầu là
A. 85,30%.
B. 82,20%.
C. 12,67%.
D. 90,27%.
Câu 7: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dãy chuyển hóa nào sau đây có thể thực hiện được?
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO.
B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2.
D. CaCO3 → Ca(OH)2 → Ca → CaO.
Câu 8: Trong 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì chất phản ứng với HNO3 không tạo ra khí là
A. FeO
B. Fe2O3
C. FeO và Fe3O4

D. Fe3O4
Câu 9: Nung 44 gam hỗn hợp X gồm Cu và Cu(NO3)2 trong bình kín cho đến khi muối nitrat bị nhiệt
phân hoàn toàn thu được chất rắn Y. Y phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5 M (Y tan hết).
Khối lượng Cu và Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp X là
A. 6,4 gam Cu; 37,6 gam Cu(NO3)2
B. 9,6 gam Cu; 34,4 gam Cu(NO3)2
C. 8,8 gam Cu; 35,2 gam Cu(NO3)2
D. 12,4 gam Cu; 31,6 gam Cu(NO3)2
Câu 10: Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ
8,4 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 38 gam.
B. 39 gam.
C. 24 gam.
D. 42 gam.
Câu 11: Chỉ dùng 1 dung dịch hoá chất thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu.
Dung dịch đó là
A. HNO3
B. NaOH
C. H2SO4
D. HCl
Câu 12: Cho CO dư đi qua m gam hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 ở nhiệt độ cao sau phản ứng người ta thu
được 11,2 gam Fe. Nếu cho m gam hỗn hợp trên vào dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong người tan nhận
thấy chất rắn thu được có khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Giá trị của m là
A. 12,5 g.
B. 24,2 g.
C. 13,6 g.
D. 18 g.
Trang 1/4 – Mã đề 206



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 13: Điện phân 200ml dung dịch CuCl2 sau một thời gan người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot.
Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điên phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt
tăng 1,2 gam. Nồng độ mol/lit ban đầu của dung dịch CuCl2 là
A. 1,2M
B. 1,5M
C. 1M
D. 2M
Câu 14: Phản ứng nào sau đây không đúng?
t0
 Cr2O3 + N2 + 4H2O. B. Fe2O3 + 6HI  2FeI3 + 3H2O.
A. (NH4)2Cr2O7 
t0
 Cr2O3 + N2 + 3H2O.
 3Cu + N2 + 3H2O. D. 2CrO3 + 2NH3 (k) 
C. 3CuO + 2NH3 (k) 
Câu 15: Cho 360 gam glucozơ lên men thành rượu etylic (giả sử chỉ có phản ứng tạo thành rượu etylic).
Cho tất cả khí CO2 hấp thụ vào dung dịch NaOH thì thu được 212 gam Na2CO3 và 84 gam NaHCO3.
Hiệu suất của phản ứng lên men rượu là
A. 50%
B. 62,5%
C. 75%
D. 80%
Câu 16: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể
tích axit nitric 99,67%, d = 1,52g/ml cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là
A. 27,72 lít
B. 32,52 lít
C. 26,52 lít

D. 11,2 lít
Câu 17: Một chất hữu cơ X có công thức đơn giản là C4H4O tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH
11,667%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì phần hơi chỉ có H2O với khối lượng 86,6
gam, còn lại chất rắn Z có khối lượng là 23 gam. Công thức cấu tạo thu gọn của X có thể là
A. HCOOC6H4C2H5. B. C6H5COOCH3.
C. CH3COOC6H5.
D. C2H5COOC6H5.
Câu 18: Polivinyl axetat là polime được điều chế từ sản phẩm trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2=CH-COOCH3 B. CH2=CH-COOH C. CH2=CH-COOC2H5 D. CH2=CH-OCOCH3
Câu 19: Để nhận biết dung dịch các chất glixerin, hồ tinh bột, lòng trắng trướng gà, ta có thể dùng một
thuốc thử duy nhất thuốc thử đó là
A. Dung dịch H2SO4 B. Cu(OH)2
C. Dung dịch I2
D. Dung dịch HNO3
Câu 20: Phát biểu không đúng là
A. Muối đinatri glutamat là gia vị thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính).
B. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thểsống.
C. Các amino axit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7, ...) lànguyên liệu sản xuất tơ nilon.
D. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh.
Câu 21: Lấy 9,1 gam hợp chất A có CTPT là C3H9O2N tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, có
2,24 lít (đo ở đktc) khí B thoát ra làm xanh giấy quì tím ẩm. Đốt cháy hết lượng khí B nói trên, thu được
4,4gam CO2. CTCT của A và B là
A. HCOONH3C2H5 ; C2H5NH2
B. CH3COONH3CH3; CH3NH2
C. HCOONH3C2H3 ; C2H3NH2
D. CH2=CHCOONH4; NH3
Câu 22: Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl khi thuỷ phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có
hai chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của chất hữu cơ là:
A. HCOO-CH2-CHCl-CH3
B. CH3-COO-CH2-CH2Cl

C. HCOOCHCl-CH2-CH3
D. HCOOC(CH3)Cl-CH3
Câu 23: Công thức tổng quát của hợp chất amin đơn chức, no, mạch hở là
A. CnH2n+3N.
B. CnH2n+2N.
C. CnH2n+1N.
D. CnH2n-1N.
Câu 24: Cho 0,0125 mol este đơn chức M với dung dịch KOH dư thu được 1,4 gam muối. Tỉ khối của M
đối với CO2 bằng 2. M có công thức cấu tạo là
A. C2H5COOCH3
B. CH3COOC2H5
C. HCOOC3H7
D. C2H3COOCH3
Câu 25: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ còn lại trong dung dịch
bằng 1/2 nồng độ của Cu2+ ban đầu và thu được một chất rắn A có khối lượng bằng m + 0,16 gam. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe và nồng độ (mol/l) ban đầu của Cu(NO3)2 là:
A. 1,12 gam và 0,3M B. 2,24 gam và 0,2 M C. 1,12 gam và 0,4 M D. 2,24 gam và 0,3 M.
Câu 26: Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A. Thêm V lít
dung dịch NaOH 0,1 M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng
không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. V có giá trị là:
A. 1,1 lít
B. 0,8 lít
C. 1,2 lít
D. 1,5 lít
Trang 2/4 – Mã đề 206


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass


Câu 27: Cho các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeS2, Fe2(SO4)3,
FeSO4, FeS, FeCO3 lần lượt vào dung dịch HNO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 7.
B. 8.
C. 10.
D. 9.
Câu 28: Hoà tan 36 gam hỗn hợp đồng và oxit sắt từ (ở dạng bột) theo tỉ lệ mol 2 : 1 bằng dung dịch HCl
dư, phản ứng xong thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y bằng
A. 12,8 gam
B. 6,4 gam.
C. 23,2 gam.
D. 16,0 gam.
Câu 29: Hơ nóng lá bạc, sau đó cho vào bình khí ozon. Sau một thời gian thấy khối lượng lá bạc tăng
lên 2,4 gam. Khối lượng ozon đã phản ứng với lá bạc là
A. 2,4 gam.
B. 14,4 gam.
C. 7,2 gam.
D. 21,6 gam.
Câu 30: Chọn câu sai trong số các câu sau đây
A. Các kim loại Na, Ba, K, Al đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
B. Dùng dung dịch Na2CO3, Ca(OH)2, Na3PO4 để làm mềm nước cứng.
C. CrO3 là một oxit axit, muối cromat và đicromat có tính oxi hoá mạnh.
D. Phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại từ Li, Na, … Fe, Cu, Ag.
Câu 31: Cho 300 ml dung dịch chứa NaHCO3 x mol/l, và Na2CO3 y mol/l. Thêm từ từ dung dịch HCl z
mol/l vào dung dịch trên đến khi bắt đầu có khí bay ra thì dừng lại, thấy hết t ml. Quan hệ giữa x, y, z, t là
A. t.z = 300y.
B. t.z = 300(x+y).
C. t.z = 150(x+2y).
D. t.z = 100x.
Câu 32: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Benzyl axetat.
B. Tristearin.
C. Metyl fomat.

D. Metyl axetat.

Câu 33: Có các thí nghiệm:
(1) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(2) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(3) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch phèn nhôm-kali.
(4) Cho SO3 vào dung dịch Ba(NO3)2.
(5) Nhỏ dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 4.
B. 5.
C. 2.

D. 3.

Câu 34: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được
dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được 15,2 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 9,95.
B. 9,79.
C. 9,72.
D. 9,63.
Câu 35: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin; 1 mol alanin và 1 mol
valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipetit Ala-Gly; Gly-Ala
và tripeptit Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit X lần lượt là
A. Ala, Gly.
B. Gly, Val.

C. Ala, Val.
D. Gly, Gly.
Câu 36: Aspartame là một loại đường hóa học được dùng thay cho
đường tự nhiên trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm và dược
phẩm. Aspartame có thể kết tinh, bột màu trắng, không mùi. Độ ngọt
của aspartame cao gấp 200 lần so với đường tự nhiên. Do vậy, chỉ cần
một lượng rất nhỏ aspartame cũng cho độ ngọt tương đương như sử
dụng đường mía bình thường. Hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về
ảnh hưởng của aspartame đối với sức khỏe con người.
Dựa vào công thức cấu tạo cho biết phần trăm khối lượng của nguyên tố N trong aspartame là
A. 9,524%
B. 9,556%
C. 9,459%
D. 9,492%
Câu 37: Có các nhận xét sau:
(1) Cả sacarozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(2) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau
(3) Amilopectin có cấu trúc mạch không nhánh
(4) Trong một phân tử saccarozơ có 10 nhóm -OH
(5) Tinh bột chỉ bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 0
Trang 3/4 – Mã đề 206


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass


Câu 38: Thực hiện phản ứng giữa 9,64 gam hỗn hợp X chứa hai este đơn chức và 100 gam dung dịch
NaOH 10% sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng hoàn toàn thu được 15,44 gam hỗn hợp chất rắn Y và
phần hơi Z. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na dư thì thấy thoát ra 2,57 mol H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn lượng X trên thu được 0,38 mol CO2. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối lớn hơn
trong X gần nhất với
A. 25%
B. 35%
C. 45%
D. 55%
Câu 39: Hòa tan 24,91 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4, ZnCO3 và Al trong dung dịch chứa KHSO4 và 0,54
mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chứa CO2, NO2 và NO với tỉ lệ mol 4 : 5 : 6. Nếu cho
10 gam Cu vào dung dịch Y thấy thoát ra 1,568 lít khí NO2, dung dịch T và còn lại 0,08 gam chất rắn
không tan. Cho tiếp Ba(OH)2 dư vào T thu được 190,57 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
và Y không chứa NH4+. Phần trăm khối lượng của Al trong X gần nhất với
A. 4,2%
B. 5,4%
C. 6,3%
D. 7,1%
Câu 40: Hỗn hợp N chứa ba peptit X, Y, Z (MX < MY < MZ) mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 7
số liên kết peptit theo thứ tự X, Y, Z tăng dần hơn kém nhau một đơn vị. Đun nóng 55,18 gam hỗn hợp N
này với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp M chỉ chứa 85,14 gam muối của alanin và valin. Để đốt
cháy hoàn toàn 85,14 gam M cần 3,405 mol O2. Biết tổng số mắc xích Val trong X, Y, Z là 9. Phần trăm
theo khối lượng của peptit Y gần nhất với
A. 13%.
B. 14%.
C. 15%
D. 16%

Lâm Mạnh Cường

University of Science – Faculty of Chemistry

Trang 4/4 – Mã đề 206


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Hóa Học BeeClass

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ LẦN 6
Chủ nhật, ngày 15/01/2017
01. D
11. C
21. B
31. A

02. C
12. C
22. C
32. B

03. B
13. C
23. A
33. D

04. D
14. B
24. A

34. A

05. B
15. C
25. C
35. B

06. D
16. A
26. A
36. A

07. B
17. C
27. D
37. D

08. B
18. D
28. B
38. A

09. A
19. B
29. C
39. B

10. B
20. A
30. A

40. C

Các câu KHÓ (01% - 49% đúng) Các câu KHÁ (50% - 80% đúng) Các câu DỄ (81% - 100% đúng)

Số lượng tham gia: 550

Trung bình: 7,456/10

Top 10 xếp hạng
Hạng Điểm

Họ và tên (năm sinh)

Trường

Tỉnh / Thành phố

10.00

Nguyễn Huỳnh Đức Thiện (1999)

THPT Nguyễn Diêu

Bình Định

10.00

Võ Bích Trâm (1999)

THPT chuyên Lê Hồng Phong


TP.HCM

9.75

Nguyễn Đăng Hoan (1999)

THPT chuyên Thăng Long

Lâm Đồng

9.75

Nguyễn Thanh Vân (1999)

THPT Phụ Dực

Thái Bình

9.75

Nguyễn Lam Trường (1999)

THPT Tống Văn Trân

Nam Định

9.75

Nguyễn Việt Tùng (1999)


THPT Mộ Đức 2

Quãng Ngãi

9.50

Đinh Tuấn Anh (1999)

THPT Trần Phú

Hà Tĩnh

9.50

Vương Sỹ Huy (1999)

THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai

Hà Nội

9.50

Nguyễn Quang Huy (1999)

THPT Trần Quang Khải

Hưng Yên

9.50


Vũ Khắc Trung (1999)

THPT Phụ Dực

Thái Bình

Trang 5/4 – Mã đề 206



×