Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thi thử beeclass lần 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.27 KB, 4 trang )

/>
Hóa Học BeeClass

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

ĐỀ THI THỬ LẦN 10

NĂM HỌC: 2016 – 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 50 phút;
Ngày thi: Chủ nhật 19/03/2017
(Đề thi có 40 câu - 4 trang)
Bắt đầu tính giờ lúc 22:10, hết giờ làm lúc 23:00 và bắt đầu điền đáp án

Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 23:10

đề 210

Câu 1. Công thức cấu tạo của metyl propionat là.
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH3.
C. C2H5COOCH3.
D. (CH3)2CHCOOCH3.
Câu 2. Phản ứng giữa axit axetic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác được gọi là?
A. phản ứng thủy phân.
B. phản ứng xà phòng hóa.
C. phản ứng este hóa.
D. phản ứng cộng hợp.
Câu 3. Oxit nào sau đây tác dụng được với nước tạo dung dịch axit là.
A. Na2O.
B. Cr2O3.


C. CaO.
D. CrO3.
Câu 4. X là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Kim loại X là.
A. Cr.
B. Na.
C. Fe.
D. Al.
Câu 5. Dãy các tơ đều thuộc tơ tổng hợp là.
A. tơ nilon-6; tơ nitron, tơ visco.
B. tơ lapsan, tơ capron, tơ enang.
C. tơ nilon-6,6; PVC; tơ nitron.
D. tơ nilon-6,6; tơ tằm, tơ axetat.
Câu 6. Tên thay thế của alanin là.
A. -aminopropionic.
B. 2-aminopropionic.
C. 2-aminopropanoic.
D. -aminopropanoic.
Câu 7. Tất cả các kim loại Mg, Fe, Al và Cu đều tác dụng với dung dịch?
A. HCl loãng.
B. H2SO4 đặc, nguội. C. NaOH loãng.
D. HNO3 loãng.
Câu 8. Phản ứng nào sau đây mà nước đóng vai trò là chất oxi hóa.
A. CaO + H2O  Ca(OH)2.
B. 2Al + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + H2.
C. CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2.
D. CO2 + NaAlO2 + H2O  NaHCO3 + Al(OH)3.
Câu 9. Xenlulozơ triaxetat được dùng để sản xuất phim ảnh hoặc tơ nhân tạo. Công thức đơn giản nhất
của xenlulozơ triaxetat là.
A. C12H16O8.
B. C11H16O8.

C. C12H14O8.
D. C11H14O8.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng (anbumin), thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
B. Thủy phân lòng trắng trứng (anbumin) trong môi trường axit thu được một loại -amino axit.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Các polime được phân loại theo nguồn gốc, theo cấu trúc hoặc theo cách tổng hợp.
Câu 11. Hòa tan hết 7,2 gam bột Al trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được V lít khí N2O (sản phẩm
khử duy nhất của N+5; đo ở đktc). Giá trị của V là.
A. 1,792 lít
B. 1,120 lít.
C. 2,240 lít
D. 1,344 lít.
Câu 12. Cho m gam Na vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,8M thu được 11,76 gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 5,52 gam.
B. 7,36 gam.
C. 2,76 gam.
D. 3,68 gam.
Câu 13. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glyxerol và muối của các axit béo.
B. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.
C. Este X có công thức phân tử C2H4O2 cho được phản ứng tráng gương.
D. Các este đơn chức tác dụng với NaOH trong dung dịch đều cho tỉ lệ mol 1 : 1.
Câu 14. Số đồng phân cấu tạo của amino axit có công thức phân tử C3H7O2N là.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Trang 1/4 – Mã đề 210



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 15. Đun nóng 14,52 gam este X đơn chức với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y và 16,17
gam muối. Tên gọi của X là.
A. metyl propionat. B. etyl acrylat.
C. etyl axetat.
D. metyl acrylat.
Câu 16. Dãy các chất đều làm mềm tính cứng của nước cứng tạm thời là.
A. HCl, Ca(OH)2, Na2CO3.
B. Ca(OH)2, H2SO4, Na3PO4.
C. NaOH, Na2CO3, Na3PO4.
D. NaHCO3, Ca(OH)2, Na2CO3.
Câu 17. Khi lên men m kg ngô (chứa 75% tinh bột) với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90% thu được ancol
a
etylic và a mol khí CO2. Lấy
mol CO2 sinh ra hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1,6M thu
50
được dung dịch chứa NaHCO3 0,2M và Na2CO3 0,1M. Giá trị của m là.
A. 5,40 kg.
B. 3,60 kg.
C. 7,20 kg.
D. 3,24 kg
+X
+Y
Câu 18. Cho sơ đồ phản ứng: Cr 


 CrCl3 

 CrCl2. Hai chất X và Y lần lượt là.
A. Cl2 và Cu.
B. HCl và Zn.
C. HCl và Zn.
D. Cl2 và Zn.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước.
B. Cho vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa ancol etylic, thấy dung dịch phân lớp.
C. Anilin có tên thay thế là benzenamin.
D. Cho nước brom vào dung dịch anilin, thấy xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 20. Hòa tan hết hỗn hợp gồm 5,76 gam Cu và 8,96 gam Fe trong dung dịch chứa 0,6 mol HCl và
0,18 mol HNO3, thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Giá trị của m là.
A. 94,20 gam.
B. 89,34 gam.
C. 99,06 gam
D. 92,58 gam.
+
+
2Câu 21. Dung dịch X chứa các ion: Na ; NH4 ; HCO3 và SO4 . Chia X làm 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được 2,688 lít khí (đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 3,584 lít khí (đktc).
- Phần 3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư đun nóng, thu được 47,83 gam kết tủa.
Nếu đun nóng dung dịch X đến cạn khô, thu được m gam muối. Giá trị của m là.
A. 68,34 gam.
B. 53,46 gam.
C. 22,78 gam.
D. 17,82 gam.
Câu 22. Cho các cặp chất sau:
(1) glucozơ và fructozơ;

(2) tinh bột và xenlulozơ;
(3) alanin và metyl aminoaxetat;
(4) metyl acrylat và vinyl axetat.
(5) mononatri glutamat và axit glutamic;
(6) đimetylamin và etylamin.
Số cặp chất là đồng phân của nhau là.
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 23. Hỗn hợp X chứa trimetylamin và một este no, đơn chức của -amino axit. Đốt cháy hoàn toàn
0,2 mol X cần dùng 1,05 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Công thức cấu tạo của este là.
A. H2N-CH2-COOCH3.
B. H2N-CH2-CH2-COOCH3.
C. H2N-CH2-COOC3H7.
D. CH3-CH(NH2)COOCH3.
Câu 24. Cho 200 ml dung dịch axit glutamic nồng độ a (mol/l) vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được
400 ml dung dịch X. Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch X, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được 31,17 gam rắn khan. Giá trị của a là.
A. 0,9.
B. 1,2.
C. 0,6.
D. 1,8.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở điều kiện thường, natri khử được nước tạo thành dung dịch kiềm.
B. Bột nhôm tan được trong dung dịch NaOH loãng, giải phóng khí H2.
C. Ở nhiệt độ cao, magiê khử được nước tạo dung dịch bazơ.
D. Xesi có tính khử mạnh hơn natri.
Câu 26. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là.
A. 8.

B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 27. Đun nóng chất hữu cơ X (C4H14O3N2) với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau
phản ứng thu được m gam rắn khan và 5,376 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm hai amin. Giá trị m là.
A. 25,52 gam.
B. 32,96 gam.
C. 19,12 gam.
D. 26,56 gam.

Trang 2/4 – Mã đề 210


/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Gang là hợp kim của Fe và cabon, trong đó hàm lượng của sắt chiếm khoảng 95-98%.
B. Quặng manhetit có thành phần chính là Fe2O3.
C. Dung dịch Fe2(SO4)3 được dùng làm sạch các vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
D. Bột sắt tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.
Câu 29. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 (x mol) và NaHCO3
(y mol), thấy thoát ra 0,12 mol khí CO2. Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch Y chứa Na2CO3 (y mol) và
NaHCO3 (x mol) vào 200 ml dung dịch HCl 1M thu được 0,12 mol CO2. Giá trị của x và y lần lượt là.
A. 0,08 và 0,12.
B. 0,12 và 0,16.
C. 0,08 và 0,16.
D. 0,12 và 0,12.
Câu 30. Cho các phát biểu sau:
(a) Vàng là kim loại dẻo nhất trong các kim loại.

(b) Bạc là kim loại có tính dẫn điện tốt nhất trong các kim loại.
(c) Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, có tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và đặc biệt có tính nhiễm từ.
(d) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn.
(e) Nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Số phát biểu sai là.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 31. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có khối lượng phân tử nhỏ đơn 120 đvC, được tạo bởi từ một axit
cacboxylic và một ancol. Đốt cháy hoàn toàn 7,08 gam X cần dùng 0,21 mol O2, sản phẩm cháy chỉ chứa
CO2 và H2O được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 24,0 gam kết tủa. Biết X không tác dụng với
dung dịch AgNO3 trong amoniac. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 32. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Để hợp kim (Fe-C) lâu ngày trong không khí ẩm.
(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(c) Để hợp kim (Fe-Cr-Mn) lâu ngày trong không khí ẩm.
(d) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa CuSO4 và HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch chứa Na2CrO4 và NaOH.
(2) Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2Cr2O7.

(3) Cho bột lưu huỳnh vào ống sứ chứa CrO3.
(4) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4.
Số trường hợp xảy ra phản ứng là.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 34. Cho 27,68 gam hỗn hợp gồm MgO và Al2O3 trong dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng (dư), thu
được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Số mol kết tủa

0,94

1,1

Thể tích dung dịch Ba(OH)2

Giá trị của x là.
A. 0,88.
B. 0,86.
C. 0,90.
D. 0,84.
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn peptit X mạch hở cần dùng 0,45 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và
N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 40,0 gam kết tủa. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Trang 3/4 – Mã đề 210



/>
www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 36. Cho các phát biểu sau:
(1) Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phần ngoài vỏ tàu ở phần
chìm trong nước.
(2) Sắt có trong hemoglobin của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống.
(3) Để chuyên chở axit sunfuric đặc, nguội người ta có thể dùng thùng sắt hoặc thùng nhôm.
(4) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 37. Đun nóng 22,08 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức cần dùng dung dịch chứa 0,3 mol
NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa hai ancol kế tiếp và 25,36 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a
gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy toàn bộ Y, thu được 14,96 gam CO2 và 8,64 gam
H2O. Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
A. 1,2.
B. 0,8.
C. 1,4.
D. 0,7.
Câu 38. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ,
màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả quá trình điện phân được ghi theo bảng sau:
Thời gian
Catot (-)
Anot (+)
t (giây)
khối lượng tăng 10,24 gam.

2,24 lít hỗn hợp khí (đktc).
2t (giây)
khối lượng tăng 15,36 gam.
V lít hỗn hợp khí (đktc)
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Giá trị của m là 43,08 gam.
B. Giá trị của V là 4,928 lít.
C. Giá trị của V là 4,480 lít.
D. Giá trị của m là 44,36 gam.
Câu 39. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(2) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy khá cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy.
(3) Các amino axit đều tham gia phản ứng trùng ngưng.
(4) Các amino axit đều có tính lưỡng tính.
(5) Ở dạng kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, trong dung dịch dạng ion lưỡng
cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.
Số nhận định đúng là.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 40. Hòa tan hết 0,2 mol hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa
NaHSO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z duy nhất. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào
dung dịch Y đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì đã dùng 120 ml. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào Y,
thu được 19,36 gam hỗn hợp các hiđroxit. Mặt khác cho 0,2 mol X vào lượng nước dư, thấy còn lại m
gam rắn không tan. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là.
A. 5,60 gam.
B. 6,72 gam.
C. 5,04 gam.
D. 7,84 gam.


Biên soạn: Thầy Tào Mạnh Đức

Trang 4/4 – Mã đề 210



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×