Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị: Phát triển Kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận Liên Chiểu TP Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.07 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥♥
Những năm qua, KTTN đã được khẳn định “là bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong quá trình phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN”.Thực hiện theo
chủ trương đó, nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới đã có được những
bước chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu to lớn. Có được kết quả này là
nhờ sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế mà đặc biệt là thành phần kinh tế tư
nhân.
Cùng với sự phát triển KTTN của thành phố Đà Nẵng nói chung, khu vực KTTN
trên địa bàn quận liên chiểu trong những năm gần đay đã có những khởi sắc đáng kể,
góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh những những kết quả đạt được, KTTN còn
bộc lộ hạn chế và phải đương đầu với moot số thách thức, khó khăn như: khả năng tích
lủy và tập trung vốn chưa cao, trình độ kỹ thuật-công nghê thấp, trình độ quản lý của
chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động chưa cao…ngoài ra tính liên kết, hợp
tác cộng đồng giửa các doanh nghiệp tư nhân còn thấp, thiếu tính định dướng trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc việc phân tích, đánh giá, đưa ra giải pháp nhằm
hỗ trợ, khuyến khích khu vực KTTN phát triển là rất cần thiết, nhấ là trong điều kiện
nền kinh tế mở cửa, giao lưu hội nhập kin tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Xuất phát
từ những vấn đề đó nên em đã chọn đề tài “Phát triển KTTN trên địa bàn quận Liên
Chiểu- thành phố Đà Nẵng”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giuos đỏ của phòng kinh tế
quận liên chiểu và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo_ Ông Thanh Vân
.Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh
khoải thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy
cô.Em xin chân thành cảm ơn
Đà Nẵng,ngày 5 tháng 10 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Mai Đăng Tiến Anh



Chương 1
Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân
1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân (KTTN)
Theo tinh thần của nghị quyết trung ương 5 ngày 18 tháng 02 năm 2002 thì kinh tế
tư nhân có thể hiểu là khu vực kinh tế bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản
tư nhân dựa trên sở hửu tư nhân về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới các hình thức doanh
nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, các
chi nhánh, văn phòng đại diện và các hộ kinh doanh cá thể

-Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là do moot cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về moại hoạt dộng của doanh nghiệp

-Công ty trách nhiệm hửu hạn: Là loại hình doanh nghiệp trong đó các
thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với
vốn góp , chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ về tài sản khác của công
ty trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp

-Công ty cổ phần: là công ty trong đó số thành viên gọi là cổ đông mà công
ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất 3, không hạn chế số lượng tối đa.
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Chứng chỉ do
công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu moot hoặc
moot số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ
phiếu

-Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 2 thành viên
hợp danh với trình đọ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn khác chỉ
chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp. Công ty hợp
danh không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.


-Kinh tế các thể, tiểu chủ: Là hình thức kinh tế của một hộ gia đình, moot
tổ chức hoạt đọng dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất , có thể thuê
mướn lao động, có quy mô vốn và lao động nhỏ hơn các hình thức doanh nghiệp.

1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò quan trọng của
khu vức kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc gia. Nhận thức này không phải ngay moot
lúc àm có được, nó là kết quả thực tiễn của một quá trình tương đối dài về sự tồn tại và
phát triển sống động của kinh tế tư nhân


Có một thời kỳ dài người ta đánh giá không đúng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân,
nguyên nhân cũng bởi sự e ngai kinh tế tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhan về TLSX
"hàng ngày, hang giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản".Hiện nay, vay trò, vì trí của kinh tế tư nhân
đã được khẵng định, điển hình như ở các nước được coi là con Rông Châu Á là Đài Loan,
Hông Koong, Hàn Quốc…. đạt được sự tăng trưởng thần kỳ về kinh tế chính là nhờ họ đã
thành công trong viwwcj phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Vậy vai trò của của kinh tế tư nhân như thế nào?
Một là: Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm , góp
phần ổn định xã hội.
Các đơn vị kinh doanh thuộc kinh tế tư nhân dễ dàng tạo lập với số vốn không lớn
mặt khác lại dễ thích ứng với sự thay đỗi của thị trường. Vì vậy, tuy số lao động làm
trong một cơ sở không lớn nhưng với một số lượng lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh tư
nhân trong nền kinh tế đã tạo ra phần lớn công ăn việc làm cho xã hội. Ở các nước có nền
kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân thường tạo ra từ 70-90% việc làm cho xã hội. Khi khu
vực kinh tế nhà nước bị suy thoái thì vai trò của kinh tế tư nhân càng nổi bật. Lúc này các
doanh nghiệp nhà nước phải thu hẹp quy mô , cắt giảm lao động do nhu cầu kinh tế thị
trường giảm sút thì ngược lại kinh doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nahan do dặc tonhs
năng động , linh hoạt, đễ thích ứng nên vẫn có thể duy trì được hoạt động thậm chí vẫn

phát triển. Do đó các cơ sở này vẫn có nhu cầu về lao động.
Hai là: Khu vực kinh tế tư nhân cung cấp một khối lượng hàng hóa, dịch vụ lớn, đóng
góp không nhỏ cho GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Với tính linh hoạt, năng động của doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân, với một mạng
lưới phân bố rộng khắp cả nước, các doanh nghiếp này đã tạo ra một khối lượng hàng
hóa dịch vụ rất lớn, chủng loại phong phú, đa dạng đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu người
tiêu dùng. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, khu vực kinh tế tư nhân chiếm
khoảng 2/3 trong tổng số doanh nghiệp đóng góp khoảng 40-60% thu nhập quốc dân
Ba là: Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối
ưu các nguồn lực ở địa phương
Việc thành lập các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân không doài hởi quá nhiều
vốn, điều này sẽ tạo ra cơ hội cho đông đảo các dân cư có thể tham gia đầu tư. Mặt khác,
trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này có thể dễ dàng huy động vốn vay dựa
trên cơ sở quan hệ họ hàng, bạn bè…..Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển các loại
hình doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân được coi là phương pháp hiệu quả trong việc
huy động vốn, sử dụng các khoản tiền đang phân tán, nằm im trong dân cư thành các
khoản vốn đầu tư.
Bốn là: Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự phát triển cân
đối và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ.


Trên thế giới, các doanh nghiệp nahf nước thường được ưu tiên xây dựng thành
từng cụm, khu công nghiệp- dịch vụ tổng hợp ở các dô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát
triển. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân dối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh
tế, văn hóa xã hội giữa thành thị và nông thôn và giữa các vùng của moot quốc gia.Chính
sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã tạo lập sự cân đối phát triển giữa các vùng,
nó giúp cho vùng sâu vùng xa các vùng nông thôn có thể khai thác được tiềm năng, thế
mạnh của mình để phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ tạo ra sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các
vùng miền

Năm là: Khu vực kinh tế tư nhân là nơi đào tạo rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong
tương lai và là cơ sở kinh tế ban dầu để phát triển các doanh nghiệp lớn.
Mặc dù được hình thành một cách tự phát nhưng nhờ được rèn luyện trong cớ chế
thị trường, đội ngủ các nhà adoanh nghiệp tư nhân đã tỏ rỏ bản lĩnh, tài năng, thích ứng
khá kịp thời với sự chuyển đổi của nền kinh tế. Họ đã vương lên tự khẳng định mình
tham gia vào hầu hết các khu vực sản xuất kinh doanh và nhiều người trong số đó đã
thành công trong viecj đưa doanh nghiệp mình phát triển, tạo được nhiều việc làm, thu
nhập cho người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội, được xá hội tôn vinh
Sáu là: Khu vực kinh tế tư nhân góp phần tăng nguồn hàng xuất khẩu và tăng nguồn thu
cho ngân sách nhà nước
Ngày nay, quan hệ kinh tế, văn hóa giữa các nước phát triển mạnh mẽ đã làm cho
các sản phẩm truyền thống trở thành một nguồn xuất khẩu quan trọng. Việc phát triển các
loại hình của nền kinh tế tư nhân đã khai thác được tiềm năng, thúc đẩy các ngành nghề
truyền thống của các điạ phương như các ngành nghề thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu thu
ngoại tệ
Bảy là: Thúc đẩy việc đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh
trong nền kinh tế.
Trước đay hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản cuất kinh doanh đều do kinh
tế Nhà Nước đảm nhận. Hiện nay, trừ moot số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc
quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh khác, kinh tế tư nhân đều tham gia. Trông đó nhiều lĩnh vực mà
kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi trồng,
thủy hải sản, đánh cá, chế biến sành sứ, giầy dép, dệt may…..Chính sự phát triển đa dạng,
phong phú của các cơ sở sản xuất các ngành nghề, các loại sản phẩm dịc vụ…của khu
vực kinh tế tư nhân đã tác dộng mạnh đến doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực nhà
nước phải cải tố, sắp xếp lại, đầu tư mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh
doanh…để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân
đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế , làm cho nó trở nên năng động, đồng



thời cũng tạo sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới, đáp
ứng yêu cầu của các doanh nghiệp nói riêng và của kinh tế thị trường nói chung.

1.3 Những thành công và hạn chế của khu vực KTTN trong những
năm qua.
Thành công:
Phát triển KTTN là một vấn đề quan trọng trong đường lối xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đã khẳng định:"Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị đều có vai
trò quan trọng lâu dài trong quá trình phát triển…..khuyến khích phát triển kinh tế tư bản
tư nhân rộng rãi trong moại ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không
cấm".Trải qua 20 năm đổi mới cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế đất nước, khu vực
KTTN cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.Số lượng DN khu vực tư nhân
trong nước đăng ký hoạt động tăng trưởng nhanh, tăng khoảng 15 lần sau 9 năm (2009 so
với 2000). Cho đến hết năm 2008, số doanh nghiệp khu vực tư nhân thực tế đang hoạt
động là 196,779 doanh nghiệp, chiếm 95,7% tổng số doanh nghiệp, gấp 5,6 lần năm 2000
và tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp bình quân hàng năm là 24,1%. Cùng với sự gia
tăng về số lượng, quy mô vốn bình quân trên một doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh
chóng, tăng từ 962 triệu đồng/doanh nghiệp vào năm 2000 lên 3,14 tỷ đồng/doanh nghiệp
vào năm 2006 (gấp khoảng 3,2 lần), năm 2007 là 8,1 tỷ/doanh nghiệp, năm 2008 là 8,7
tỷ/doanh nghiệp. Tính chung cả giai đoạn 2000-2010, quy mô vốn đăng ký trung bình
một doanh nghiệp tăng gấp 9 lần.
Hạn chế:
Phần lớn qui mô nhỏ, vốn ít công nghệ sản xuất lạc hậu, việc áp dụng khoa học
tiên tiến và sản xuất còn chênh lệc và nhìn chung còn thấp. KTTN còn gặp nhiều khó
khăn về vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý
xã hội
Nhiều đơn vị KTTN chưa tốt những qui định của pháp luật đối với người lao
động, không ít đơn vi phạm pháp luật, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh trái
phép

Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp và tay nghề của người lao động còn yếu,
đa số chưa qua đào tạo
Sự hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước còn
hạn chế.
Khả năng tiếp thị xúc tiến thương mại trong và ngoài nước còn thấp . Nhiều doanh
nghiệp chưa tạo được uy tín, khó chiếm lĩnh và mở ộng thị trường.
Kinh doanh không ổn định, còn tập trung vào nhiều lĩnh vực thương mại dịch vụ
những ngành nghề đòi hỏi ít vốn, công nghệ tiên tiến


Chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của KTTN còn rất yếu kém,
nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4 Xu hướng phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam
Một là, KTTN tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở thành một khu vực kinh tế mạnh
trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân.
KTTN sẽ có mặt trong tất cả các lĩnh vục sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà luật
pháp không cấm, khắp mọi miền đất nước từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, trong
thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, KTTN trong các ngành phi nông nghiệp
sẽ có tốc độ phát triển nhanh hơn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế quốc
dân. Trong đó, kinh doanh thương mại, dịch vụ vẫn là lĩnh vực có nhiều hộ và doanh
nghiệp tham gia. Lực lượng làm KTTN rất đông đảo bao gồm các tầng lớp nhân dân, vì
thế có thể gọi khu vực này là khu vực kinh tế dân doanh. Nó cùng với khu vực kinh tế
nhà nước và khu vực kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài(chủ yếu là KTTN ) hợp thành nền
kinh tế quốc dân thống nhất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Khu vực KTTN có vị trí, vai trò càng lớn trong cơ cấu nền kình tế quốc dân trên
tất cả các mặt: số lượng đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tỷ trọng vốn đầu tư, cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước (GDP), kim ngạch xuất khẩu tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
mạnh, khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là tạo ra nhiều việc làm, cải thiện điều kiện lao

động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và xóa đói giảm nghèo.
Hai là, trong khu vực KTTN có hàng chục triệu hộ sản xuất kinh doanh cá thể
trong nông nghiệp tiểu chủ công nghiệp thương mại từ thành thị đến nông thôn dưới sự
tác động của các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường chúng sẽ vận động và
phát triển đa dạng phức tạp
Nhìn chung có thể hình dung sự vận động đo theo hai hướng: một là, một bộ phận
có khả năng về vốn kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm quản lý, biết làm ăn và dám lám
ăn có thể dần dần tích lủy về vốn, tư liệu xản xuất, lao động hình thành kinh tế trang trai
trong nông nghiệp, hoặc kinh tế tiểu thủ công nghiệp. Trong số này, có một số sẽ vươn
lên thành doanh nghiệ có qui mô vừa và nhỏ. Hai là, đại bộ phận sản xuất cá thể còn lại
muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì sớm hay muộn cũng phải liên
kết hợp tác với nhau duới nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, hợp tác từ một
khâu đến nhiều khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tùy thuộc vào khả năng trình
đọ của từng ngành nghề, từng đơn vị.
Ba là, trong quá trình vận động và phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực
KTTN sẽ diễn ra sự đan xen liên kết với nhau và với các loại hình doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác để hình thành loại hình kinh tế hỗn hợp


Đây là xu hướng xã hội dóa nền kinh tế nước ta trong tiến trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước. Xu hướng này sẽ phát triển mạnh khi khu vực doanh nghiệp Nhà
nước được sắp xếp lại, Thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc doanh, Khi
thể chế và chính sách kinh tế của nhà nước được xây dựng hoàn thiện và đồng bộ vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước được tăng cường, có hiệu lực và hiệu quả.
Sự đan xen, liên kết các hình thức sở hữu để hình thành các loại hình doanh nghiệp có thể
diễn ra theo các hướng:
Các loại hình doanh nghiệp dân doanh, hộ cá thể của khu vực KTTN có thể Làm
vệ tinh cho nhau, hoặc làm vệ tinh cho doanh nghiệp nhà nước theo mô hình doanh
nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh cho doanh nghiệp lớn.Mô hình này sẽ nhanh chóng ra đời
khi tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đạt đến trình độ cao, sự phân công

lao động phát triển theo chiều sâu, đoài hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy lợi thế
so sánh của mình, vừa phát liên kết hợp tác với các doanh nghiệp khác để tạo ra một loại
sản phẩm
Các loại hình doanh nghiệp dân doanh và các hộ cá thể liên doanh, liên kết với
nhau hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để hình
thành các doanh nghiệp hỗn hợp có nhiều hình thức sở hữu đan xen như công ty liên
doanh, công ty hợp doanh, công ty cổ phần.
Sự liên kết, liên doanh giữa các loại hình doanh nghiệp dân doanh với nhau sẽ
hình thành các tập đoàn KTTN với nhiều qui mô khác nhau.
Các loại hình tổ chức sản xuất của khu vực KTTN có thể trở thành các thành viên
tự nguyện vủa các tập đoàn kinh tế (công ty mẹ )theo từng lĩnh vực sản xuất từng vùng
hoặc trong phạm vi cả nước
Các doanh nghiệp dân của người Việt Nam ở nước ngoài làm ăn thành đạt sẽ
chuyển vốn về đầu tư mở cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước. Ngược lại các doanh
nghiệp dân doanh trong nước sẽ vươn ra đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch
vụ ở nước ngoài dưới hình thức đầu tư tực tiếp hoặc mua cổ phần, cổ phiếu của doanh
nghiệp nước ngoài. Đây là xu hướng có nhiều khả năng phát triển khi đủ điều kiện và khi
Việt nam hội nhập sâu và kinh tế quốc tế và khu vực sẽ tham gia vào WTO.
Các xu hướng vậ động và phát triển nói trên, xét cho cùng đó là quá trình xã hội
hóa sản xuât chuyển nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn trên cả ba mặt:
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý nền sản xuất xã hội.
Nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và
kinh tế nhà nước dưới vai trò chủ đạo. Vì thế KTTN của nước ta tất yếu phải phát triển
theo định hướng XHCN


Chương 2
Thực trạng khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn
quân Liên Chiểu giai đoạn 2010-2015

2.1

Tổng quan về tự nhiên, kinh tế- xã hội quận liên chiểu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Địa lý

Diện tích tự nhiên là 79,13km2, dân số 91.092 người (Năm 2015). Về đơn vị hành
chính, quận Liên Chiểu có 5 phường: Hoà Minh, Hòa Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà
Hiệp Nam, Hòa Hiệp Bắc. Nằm ở phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp vịnh
Đà Nẵng, phía Nam giáp quận Cẩm Lệ, Thanh Khê; phía Tây giáp huyện Hòa Vang, phía
Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đèo Hải Vân- nơi được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ
nhất hùng quan". Là một quận công nghiệp trẻ, phân bố dọc theo quốc lộ 1A và có
đường sắt Bắc Nam đi qua, Liên Chiểu có ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thuận
lợi phát triển giao thông vận tải, du lịch và là nơi tập trung 2 khu công nghiệp lớn của
thành phố Đà Nẵng
Quận Liên chiểu chịu ảnh hưỡng của chế độ gió mùa, nhiệt đọ trung bình hằng
năm là 25°C. Mùa đông nhiệt độ ít khi xuống dưới 12°C, mùa hè nhiệt độ trung bình
28°C- 30°C. Độ ẩm không khí trung bình 82%, lượng mưa trung bình 2066mm, giờ nắng
trung bình 2.150 giờ trong năm.
Liên Chiểu có bờ biển dài 26 km, với nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô,
Xuân Thiều, Bắc Ninh, bờ biển uốn lượn chạy vòng cung ôm dọc theo tuyến đường
Nguyễn Tất Thành - một trong những con đường đẹp nhất của thành phố, thuận lợi cho
khai thác và phát triển du lịch.

b) Đất đai:
Tên phường

Diện tích
(km2)


Phường Hoà Minh

7,92

Phường Hòa Khánh Nam

9,77

Phường Hoà Khánh Bắc

9,97

Phường Hoà Hiệp Nam

7,88

Phường Hoà Hiệp Bắc

43,59

Toàn quận

79,13


c) Tài nguyên nước:
Sông Cu Đê đổ ra biển, cung cáp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng
thủy sản. Nguồn nước ngầm có độ sâu 30-90m với trử lượng khoảng 3000m³/ngày

d)Tài nguyên khoáng sản:

Mỏ cát trắng ở Nam Ô hiện đang khai thác với trử lượng 7 Triệu tấn, chất lượng
tốt để sản xuất thủy tinh cao cấp và các lò đá dùng làm nguyên vật liệu xây dựng

2.1.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỷ thuật:
a) Hệ thống giao thông vận tải:
+ Đường bộ: nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A qua địa bàn quận Liên Chiểu đạt tiêu
chuẩn cấp I theo định hướng của thành phố. Kiến nghị trung ương và thành phố đầu tư
xây dựng mới cầu Nam Ô.Nâng cấp mở rộng giao thông liên phường, giao thông kiệt
hẻm trên địa bàn quận lên cấp đường đô thị. Khớp nối cơ sở hạ tầng giao thông giữa phần
quy hoạch chỉnh trang với quy hoạch chung của thành phố .
+ Đường thủy: Trong giai đoạn 2010 - 2015 xây dựng cảng Liên Chiểu công suất
6-7 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 50 ngàn DWT. Xây dựng, sửa chữa
nâng cấp các cầu bến trên sông Cu-Đê để phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải trên
đường sông nhất là nhu cầu dân sinh và nhu cầu du lịch trên sông.
+ Đường sắt: Cải tạo và nâng cấp ga Kim Liên thành ga phục vụ trực tiếp cho
Cụm Cảng Liên Chiểu. Sau năm 2010 sẽ hình thành hệ thống ga trung tâm của thành phố
nằm trên địa phận phường Hòa Minh, có tổng diện tích là 45 ha.
b) Hệ thống cấp điện:
Về nguồn, tiếp tục sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia thông qua trạm 500kV Đà
Nẵng 500/220/35- 450MVA. Các trạm biến áp 220, 110kV và các nguồn phát điện Diezel
độc lập của các thành phần kinh tế. Đối với lưới 220kV cần nâng công suất trạm 220kV
Hòa Khánh lên quy mô 2 x 125 MVA. Đối với lưới điện 110 kV cần nâng công suất trạm
110kV Liên Chiểu thành 2 máy 2 x 40MVA. Đưa vào vận hành đường dây 110kV mạch
kép Hòa Khánh - Liên Chiểu - Đèo Hải Vân. Nâng công suất trạm 110kV Hòa Khánh
thành 2 máy 25 + 63MVA đến năm 2015
c) Hệ thống cấp thoát nước và xử lý môi trường:
+ Cấp nước: Đảm bảo lượng nước tiêu thụ của người dân là 180lít/người/ngày
vào năm 2010 và 200lít/người/ngày vào năm 2015. Phấn đấu 100% người dân Liên Chiểu
có nước sạch vào năm 2015. Đáp ứng nhu cầu trên, đòi hỏi phải nâng cấp nhà máy nước

Hải Vân.


+ Thoát nước: Từng bước nghiên cứu tách thoát nước mưa và nước thải sinh
hoạt ra riêng, nước mưa xả trực tiếp ra biển, nước thải sinh hoạt được xử lý thông qua bể
tự hoại, nước thải công nghiệp, y tế, lò mổ được xử lý cục bộ trước khi thải ra cống
chung. Cần xây dựng trạm xử lý nước thải tại phía Bắc khu công nghiệp Hòa Khánh và
cải tạo và mở rộng các hồ điều tiết như hồ Bàu Mạc, hồ Bàu Tràm, hồ Bàu Sấu… nhằm
tránh tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn
+Xử lý môi trường: Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, sử dụng
quy trình tuần hoàn kín đầu tư xử lý môi trường tại cơ sở sản xuất nhằm hạn chế đến mức
thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường.Đẩy mạnh chương trình trồng cây xanh nhân dân
và vận động nhân dân tham gia phong trào “Ngày chủ nhật xanh, sạch, đẹp”; thường
xuyên làm sạch môi trường

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng xã hội :
a) Về y Tế :
Đến năm 2015, giảm tỷ suất chết bà mẹ xuống còn 30/100.000 trẻ sinh ra còn
sống. Giảm tỷ suất chết trẻ dưới 01 tuổi xuống còn 10‰. Giảm tỷ suất chết trẻ dưới 5
tuổi xuống còn 20‰. Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500g xuống dưới 5%.
Xây dựng bệnh viện quận đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II với quy mô 200 giường. Hoàn
thành xây dựng Bệnh viện Ung bướu vào năm 2011 để kịp thời phục vụ yêu cầu khám
chữa bệnh của nhân dân thành phố Đà Nẵng và khu vực.Xây dựng hệ thống y tế dự
phòng của quận đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng
chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm
sóc sức khoẻ sinh sản
b) Về giáo dục :
Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học,
đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Định hướng tỉ lệ ngoài công lập đến
2015 ở các cấp học là: nhà trẻ 80%, mẫu giáo 70%, tiểu học 5%, THCS 5%, THPT 40%,

TCCN trên 60%, Cao đẳng trên 60%, Đại học trên 50%. Có 100% trường mầm non, mẫu
giáo, trường tiểu học, trường THCS và THPT đạt trường chuẩn quốc gia theo các mức
chất lượng và tiêu chuẩn quy định hiện hành. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học
trước năm 2010. Tạo bước đột phá về dạy nghề, phấn đấu tăng tỷ lệ qua đào tạo, tỷ lệ lao
động trong độ tuổi lao động được đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên đại học đạt 70% vào
năm 2015. Đến năm 2015, trên địa bàn có 44 trường phổ thông, đào tạo cho khoảng trên
35.800 học sinh. Trong đó, có 21 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 6 trường trung
học cơ sở, 3 trường trung học phổ thông


c) Văn hóa: Đến năm 2015 có trên 98% số hộ văn hoá, có 100% thôn văn hoá, có
80% số tổ dân phố văn hoá, có 100% cơ quan, trường học văn hoá. Xây dựng mới Trung
tâm Văn hóa thông tin-Thể dục thể thao của quận trước năm 2010. Đến năm 2015, các
phường đều hoàn thành việc xây dựng trung tâm văn hoá - thể thao cơ sở đạt tiêu chuẩn
quốc gia và tổ chức hoạt động hiệu quả

2.1.3 Phát triển kinh tế - xã hội :
2.1.3.1 Phát triển kinh tế:
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cơ quan ban ngành cùng với sự cố
gắng của cán bộ và nhân dân trong toàn quận, nền kinh tế của quận đã có những bước
phát triển đáng kể.
Năm
GDP(giá
cđ 94)
N-L-T
CN-XD
TM-DV
Tốc độ
tăng (%)


2010
494.786

2011
554.652

2012
618.477

2013
682.049

2014
758.201

2015
892.820

17.891
335.187
141.704
_

22.217
279.541
152.894
12.1

23.748
429.766

164.963
11.51

14.514
52.128
143.407
10.28

28.954
549.697
179.550
11.17

23.594
686.465
182.761
17.76

(Nguồn: Niên Giám Thống Kê Quận Liên Chiểu)
Qui mô GDP luôn tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010 đạt 494786 triệu
đông, đến năm 2015 là 892820 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm
(2011-2015) đạt 12.56% năm. Quy mô GDP của các ngành tăng liên tục, đặc biệt là trong
ngành dịch vụ và công nghiệp tăng khá nhanh còn nông lâm thủy sản nhìn chung có tăng
nhưng chậm và không ổn định .
Bảng 2: Cơ cấu ngành trong GDP
Năm
Cơ cấu
GDP(%)
Nông lâm,
thủy sản

CN, xây
dựng
TM, dịch
vụ

2010
100

2011
100

2012
100

2013
100

2014
100

2015
100

3.62

4.01

3.84

2.13


3.82

2.64

67.74

50.4

69.49

76.85

72.5

76.89

28.64

45.59

26.67

21.02

23.68

20.47

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)



Những năm qua cơ cấu kinh tế của quận liên chiểu được chuyển dịch mạnh theo
hướng tăng tỷ trọng GDP và giá trị ngành công nghiệp, TM-Dv giảm tỷ trọng GDP và giá
trị ngành NLTS trong tổng GDP và giá trị chung, Đến nay tỷ trọng GDP cong nghiệp
chiếm 76.89%, TM-DV chiếm 20.47%, ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 2.64% trong
tổng GDP của quận
Nhìn chung kinh tế của quận đang phát triển đúng hướng, đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân khá cao, các ngành kinh tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch hằng
năm. Kinh tế phát triển đã kéo theo sự phát triển dân sinh đô thị và giải quyết lao động.
Thế nhưng, so với lợi thế và tiềm năng thì sự phát triển này là chưa tương xứng và thiếu
bền vững. Công nghiệp phát triển nhưng sản phẩm không mới- chất lượng chưa cao, chưa
giải quyết lao động được nhiều, nhất là gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

2.1.3.2 Xã hội
Dân số và lao động
Tính đến cuối năm 2015, dân số của quận là 91.092 người, số người trong độ tuổi
lao động là 46.157 người, tỷ lệ thất nghiệp 5.12%. Tổng sản phẩm quốc nội theo giá thực
tế bình quân đầu người trên địa bàn 12.679.500 đồng/năm.
Trong tổng số lao động trong độ tuổi, số lao động công nghiệp 5.142 người chiếm
11,1% và thương mại dịch vụ 6.329 người chiếm 13.7% số lao động đã qua đào tạo của
hai ngành này chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 25% đời sống dân cư.
Bảng 3: Thu nhập bình quân đầu người qua các năm
(Đvt:Tr đồng)
Năm
TN bình
quân đầu
người

2010


2011

2012

2013

2014

2015

4.618

5.079

5.586

6.142

6.756

7.43

(Nguồn: Niên Giám thống kê quận liên chiểu)
Trong thời gian qua cùng với sự tăng lên của quy mô GDP thì thu nhập bình quân của
người dân trong quận cũng tăng theo. Thu nhập bình quân hiện nay của người dân là 7.43
triệu đồng/ năm, với thu nhập ngày càng tăng như vậy thì dời sống của dân cư ngày càng
ổn định, ca về mặt vật chất lẫn tinh thần và nó sẽ tác động trở lại vào sự phát triển kinh tế
xã hội của quận.



2.2 Thực trạng khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận Liên
Chiêủ giai đoạn 2010-2015
Trong những năm qua, khu vực KTTN trên địa bàn Quận Liên Chiểu đã không
ngừng phát triển về số lượng, quy mô và tham gia vào hầu hết các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế, KTTN thực sự đang đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc lam
cho người lao động,dóng góp đáng kể vào thu ngân sách trên địa bàn, góp phần vào gia
tăng tổng giá trị sản xuất và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.2.1 Sự phát triển về số lượng, cơ cấu, loại hình, và quy mô sản
xuất kinh doanh
2.2.1.1 Số lượng cơ sở
Loại
hình
KTTN
Cá thể
tiểu chủ
Dn dân
doanh
Cty
TNHH
Cty cổ
phần
DN tư
nhân

Đơn
vị
Đ.vị
Hộ


Bảng 4: Số lượng đơn vị KTTN trên địa bàn quận
2010
2011
2012
2013
2014

2015

5.118
5.012

5.196
5.065

5.472
5.309

5.630
5.248

6.466
6.223

7.609
7.293

DN


106

131

163

202

243

316

DN

34

53

79

111

143

208

DN

8


11

13

15

18

20

DN

64

67

71

76

82

88

(Nguồn: Niên giám thống kê quận liên chiểu)
Năm 2010, sau 10 năm thuật hiện luật doanh nghiệp trên địa bàn quận đã có 106
doanh nghiệp đăng ký vinh doanh và hoạt động. Từ đó cho đến nay số lượng các doanh
nghiệp đã tăng lên với tốc độ khá nhanh. Năm 2011 có 131 doanh nghiệp, tăng 23.58%,
năm 2012 là 163 doanh nghiệp, tăng 24,23% so với năm 2011 và năm 2013 là 202 doanh
nghiệp tăng 23,93% so với năm 2012. Năm 2014 con số này là 243 doanh nghiệp, tăng

20.3% và cho đến nay trên địa bàn quận đã có tới 316 doanh nghiệp, đạt tốc độ tăng cao
nhất là 30.04% Bình quân giai đoạn 2010-2015, mỗi năm tăng 25 doanh nghiệp (tưng
ứng 24.42% năm), cao gấp nhiều lần giai đoạn 1997-1999
Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh cả về số lượng và tỷ
trọng của nó so với tỏng số khu vực doanh nghiệp trên địa bàn. Số doanh nghiệp nhà
nước giảm dần từ 14 năm 2010 xuống 10 năm 2012 và chỉ còn 7 doanh nghiệp năm 2015,


do đó giảm tỷ trọng từ 10,45% năm 2010 xuống 5.29% năm 2012 và chỉ còn 1.94% trên
tổng số doanh nghiệp năm 2015. Trong khi đó, số doanh nghiệp dân doanh ngày càng
tăng làm chi tỷ trọng của nó tăng lên đáng kể. Năm 2010, doanh nghiệp dân doanh chiếm
79.1% thì năm 2012 là 86.24% và đến nay chiếm 87,58%. Mặc dù vậy, có thể thấy là dù
tăng lên với tốc độ khá nhanh nhưng các doanh nghiệp này lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ về
số lượng trên tổng số cơ sở của khu vực KTTN
Trong tổng số 316 doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thống kê đến thời điểm
31/12/2015 thì công ty TNHH có 208 công ty, chiếm 65,82%, tiếp theo là loại hình
DNTN với 88 cơ sở, chiếm 27,58% và cuối cùng là 20 công ty cổ phần, chiếm
6.33%.Như vậy loại hình công ty TNHH là phổ biến nhất trong các loại hình công ty
TNHH là phổ biến nhất trong các loại hình doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân.
Mức tăng về số lượng của mỗi loại hình doanh nghiệp cũng khác nhau. Cụ thể là :
- DNTN: Nếu năm 2010 trên địa bàn quận có 64 cơ sở thì đến năm 2015 đã có 88
cơ sở với tốc độ tăng ổn định, tốc đọ tăng bình quân là 6,58% năm
- Công ty cổ phần: năm 2010 trên địa bàn quận mới có 8 công ty thì đến năm 2015
đã có 20 công ty với tốc đọ tăng đều giữa các năm, tốc độ tăng bình quân là 20,11% năm
- Công ty TNHH: năm 2015 có 208 công ty gấp hơn 6 lần năm 2010 là 34 công ty,
là loại hình doanh nghiệp dân doanh có tốc đọ tăng binh quân cao nhất là 43,65% năm.
Trong khi đó, tổng số các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong cùng giai đoạn chỉ
tăng 24,41% năm.
Cùng với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, số lượng các hộ kinh tế
cá thể cũng có sự thay đổi.

Năm 2010, số hộ cá thể trên địa bàn là 5.012, chỉ bằng hơn một nữa so với những
năm trước đây.Điều này cũng dễ lý giải vì có hơn 50% hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, trong khi việc thu hồi đất đã làm giảm đi đáng kể diện tích đất canh tác. Từ
đó cho đến nay, các hộ kinh doanh cá thể đã mở rộng về quy mô và phát triển trên nhiều
lĩnh vực đặc biệt là thương mại dịch vụ làm cho số lượng các cơ sở tăng lên, rõ nét trong
năm 2014 và 2015. Cụ thể năm 2011 số hộ cá thể là 5.065 tăng 1,06% năm 2012 là 5,309
tăng 4,82%, năm 2013 là 5.428 tăng 2,24% thì đến năm 2014 đã tăng lên đáng kể 14,65%
đạt 6.223 hộ và tăng cao lê 17,19% với 7.293 hộ năm 2015. Tốc đọ tăng bình quân thời
kỳ là 7,79% năm tương ứng với 390 hộ mỗi năm.
Như vậy có thể thấy, sự ra đời của luật doanh nghiệp đã tạo ra một hành lang pháp
lý thông thoáng, thuận tiện cho việc đăng ký và hoạt động kinh doanh của người dân, của


các chủ đàu tư, vì thế nó đã tạo điều kiện thúc đảy các doanh nghiệp, hộ cá thể yên tâm
đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

2.2.1.2 Cơ cấu ngành nghề
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, các cơ sở thuộc khu vực KTTN có xu hướng
đăng ký kinh doanh nhiều loại ngành nghề khác nhau
Bảng 5: Số cơ sở phân theo ngành nghề của khu vực KTTN
Ngành
Hộ cá thể
Doanh nghiệp dân doanh
2010
2013
2014
2015
2010
2013
2014

2015
Công nghiệp
305
258
318
350
39
61
75
93
TM-DV
1.638
2.509
3.548
4.705
52
101
127
168
XDCB-GTVT
168
168
232
255
15
40
41
55
Nông nghiệp
2.901

2.493
2.125
1.938
0
0
0
0
(Nguồn: Niên giám thống kê quận liên chiểu)
Các hộ cá thể tham gia rộng rãi trên nhiều lĩnh vực theo xu hướng giảm tương đói
số hộ trong nông nghiệp và tăng nhanh số hộ trong công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Năm 2010 số hộ nông nghiệp là 2.901 chiếm 57,88% , số hộ kinh doanh thương mại dịch
vụ là 1.638 chiếm 32,68%, công nghiệp là 305 chiếm 6,09%, xây dựng cơ bản- giao
thông vận tải là 168 chieemms 3.35%. Đến nay, trên tổng số 7.293 hộ cá thể thì số hộ
nông nghiệp đã giảm đáng kể và chỉ còn 1938 chiếm 27,19%, trong khi đó hộ kinh doanh
thương mại dịch vụ tăng lên đến 4.705 hộ chiếm 34.51%, công nghiệp là 350 hộ chiếm
4.8%, xây dựng cơ bản- giao thông vận tải là 255 hộ chiếm 3.5%. Chính sự thay dổi này
đã làm cho các hộ kinh doanh cá thể tăng dần về số lượng với tốc độ tăng bình quân diai
đoan 2010-2015 là 7,79% năm
Trong đó, cơ cấu các ngành cũng có xu hướng khác nhau. Số hộ thương mại dịch
vụ tăng với tốc độ cao nhất là 23,49% năm, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng của tổng số hộ cá
thể, sau đó đến hộ xây dựng cơ bản- giao thông vận tai: 8,7% năm và cuối cùng là các hộ
công nghiệp: 2,79% năm. Tuy nhiên, chỉ có các hộ thương mại dịch vụ mới có xu hướng
tăng nhanh và ổn định qua các năm, còn các lĩnh vực khác tuy cũng tăng nhưng chậm
hơn
Tương tự đối với các oại hình doanh nghiệp của khu vực của khu vực KTTN.
Theo thống kê mới nhất hiện nay, năm 2010 tham gia vào lĩnh vực thương mại dịch vụ có
52 doanh nghiệp, công nghiệp là 39 doanh nghiệp, xây dựng cơ bản- giao thông vận tải là
15 doanh nghiệp. Đến nay, trên tổng số 316 doanh nghiệp thì số doanh nghiệp thương
mại dịch vụ đã tăng lên 127, bình quân thời kỳ tưng 26,43% năm, công nghiệp là 93 tăng
18,98% năm và xây dựng cơ bản- giao thông vận tải là 55 doanh nghiệp.



Bảng 6: Cơ cấu ngành nghề của khu vực KTTN
Ngành
Công nghệ
TM-DV
XDCB-GTVT
Nông nghiệp

2010
6,09
32,68
3,35
57,88

Hộ cá thể
2013
2014
4,75
5,11
46,22
57,01
3,1
4,28
45,93
34,15

Doanh nghiệp dân doanh
2015
2010

2013
2014
2015
4,8
36,79
30,2
30,86
29,43
64,51
49,06
50
52,26
53,16
3,5
14,15
19,8
16,88
17,41
27,19
0
0
0
0
(Nguồn: Niên giám thống kê quận liên chiểu)

Kết hợp với biểu đồ trên, có thể thấy thương mại dịch vụ luôn là lĩnh vực chiếm
ưu thế không những về tốc đọ tăng mà còn ở tỷ trọng cao nhất , sau đó mới kể đến ngành
công nghiệp và các ngành khác. Có sự chênh lệch về cơ cấu giữa lĩnh vực thương mại
dịch vụ và công nghiệp cũng bởi sản xuất công nghiệp cần có vốn đầu tư lớn, đòi hỏi
công nghệ cao, mặt bằng sản xuất rộng, còn thương mại dịch vụ thì chỉ cần một lượng

vốn không nhiều phù hợp với nguồn vốn hạn hẹp, phương thức hoạt động và hình thức tổ
chức rất linh hoạt, sản xuất đầu tư thấp nên khả năng quay vòng vốn nhanh….Do vậy,
lĩnh vực này thu hút nhiều đơn vị tham gia hơn các lĩnh vực khác. Trong những năm qua,
hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn phát triển tương đói mạnh là các loại hình
dịch vụ như: dịch vụ internet, dịch vụ ăn uống và chủ yếu là dịch vụ nhà trọ, nhà nghỉ…
Tuy nhiên, mặc dù đều lên về số lượng nhưng do số cơ sở ngành thương mại dịch
vụ tăng với tốc độ lớn hơn nhiều so với các ngành khác đã đẩy tỷ trọng của ngành công
nghiệp giảm dần đi trong cơ cấu. Cụ thể như, năm 2010 tham gia vào lĩnh vực thương
mại dịch vụ có 52 doanh nghiệp, chiếm 53,16% trong khi đó các doanh nghiệp công
nghiệp dù tăng lên đến 93 cơ sở nhưng chỉ chiếm 29,43%. Những ngành công nghiệp mà
KTTN có thế mạnh với tổng gá trị sản phâm tăng nhanh qua các năm đó là: vật liệu xây
dựng, các sản phẩm từ gỗ, hóa chất, nhựa, kim loại,….
Bên cạnh đó, trong bộ phận cá thể, tỷ trọng các hộ cá thể nông nghiệp là 27,19%
còn rất cao so với hộ cá thể trong ngành công nghiệp và các ngành khác. Bởi vì, với xuất
phát điểm là một nền kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 60%, dù những năm qua đã có sự
thu hẹp về diện tích đất nhưng do thiếu vốn và hơn nữa đây là bộ phận lao động hoạt
động kinh tế bằng chính sức khỏe của mình, họ chỉ tham gia lao động giản đơn, không có
chuyên môn kỹ thuật và tay nghệ vững vàng nên việc chuyển đổi sang một ngành nghề
khác sẽ là rất khó khăn.
Như vậy, có thể thấy sự phân bổ không đồng đều trên các lĩnh vực của nền kinh tế
đã dẫn đến sự bất hợp lý trong cơ cấu ngành nghề của khu vực inh tế tư nhân. Trong khi


sản xuất công nghiệp mới thực sự là thế mạnh, là ngành kinh tế cơ bản của quận trong sự
chuyển dịch cư cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.

2.2.1.3 Quy mô sản xuất kinh doanh
Qua các báo cáo về tình hình đăng ký kinh doanh của Quận cho thấy trong những
năm qua vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp đã tăng lên rõ rệt.
Bảng 7: Tổng vốn ĐKKD của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN

(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tăng bq
Tổng
78.254
126.268 244.624 386.682 764.615 1.103.125 69,76%
Tăng
61,36
93,73
50,07
97,74
44,27
TNHH
33.900
65.691
133.958 221.287 397.769 648.905 80,47%
CTCP
20.000
19.878
58.078
95.931
288.630 370.232 79,26%
DNTN
24.354

40.699
52.588
69.464
78.216
83.988
28,09%
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
Nếu như năm 2010 tổng mức vốn ĐKKD của các doanh nghiệp là 78.254(triệu
đồng), năm 2011 mức vốn này đã tăng lên 61,36% với 126.268( triệu động), năm 2012
tưng lên 93,73% với 244.624(triệu động), năm 2013 là 386.682(triệu đồng), tăng lên
50.07% thì đến năm 2014 con số này đã tăng lên khá nhanh 97,74% với 764.615(triệu
đồng) và năm 2015 vốn ĐKKD của các doanh nghiệp đạt 1.019.137(triệu dồng), tăng
44,27%. Như vậy, so với năm 2010 thì tổng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh
nghiệp thuộc khu vực KTTN đã tăng đáng kế 71,72% năm, thể hiện năng lực của các
doanh nghiệp dân doanh đã ngày càng tăng lên.
Có thể thấy, vốn đăng ký bình quân tăng cao qua các năm là do có sự thay đổi về
tốc độ tăng vốn của từng loại hình doanh nghiệp mà chủ yếu là ở công ty TNHH và
CTCP. Các loại hình công ty TNHH và CTCP mọc lên với số lượng ngày càng tăng và
kèm theo đó là sự gia tăng vốn kinh doanh. Công ty TNHH luôn dẫn đầu về ĐKKD và
luôn chiếm tỉ trọng cao trên 50% tổng số vốn của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng vốn
bình quân thời kỳ là 80,47% năm. Theo sau đó là CTCP với 79,26% vốn bình quân tăng
lên mỗi năm trong khi các DNTN thì chỉ đạt tốc độ tăng bình quân là 28,09% năm. Năm
2007 trên tổng số 1.103.125(triệu đồng) thì vốn ĐKKD của công tý TNHH chiếm
58,82%, CTCP là 33,57% và DNTN là 7.61%.
Từ đó cho thấy, luật doanh nghiệp được thi hành và có hiệu lực đến nay đã mang
lại hiệu quả tích cực trong sự gia tăng nguồn vốn đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp
của khu vực KTTN.


Tuy nhiên, mức vốn đăng ký trung bình trên một doanh nghiệp dù đang có xu

hướng tăng lên nhưng vẫn còn rất thấp. Năm 2010 mỗi doanh nghiệp có mức vốn đăng
ký là 597(triệu dồng), năm 2011 là 774(triệu đồng) , năm 2012 là 1.211(triệu đồng), năm
2013 là 1.591(triệu đồng),năm 2014 là 2.419(trieeuh đồng), và đến nay đã tăng lên
2.997(triệu đồng). Doanh nghiệp có vốn đăng ký thấp nhất là 400(triệu đồng), doanh
nghiệp có vốn đăng ký cao nhất là 13(tỷ đồng). Với quy mô vốn đăng ký bình quân như
hiện nay khoảng 2.997 tỷ đồng/một doanh nghiệp trên địa bàn Quận thì thấy rằng thwucj
lực của các doanh nghiệp dân doanh còn thấp.
Số liệu thống kê năm 2015 cũng cho thấy, có đến 93% doanh nghiệp trên địa bàn
có mức vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng và chỉ còn lại một con số rất nhỏ 7% các doanh
nghiệp được xếp vào loại có quy mô lớn. Như vậy, nhìn chung xét trên giác độ vốn thì
quy mô của kinh tế tư nhân trên địa bàn Quận Liên Chiểu chủ yếu là doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Đây là nguyên nhân chinh làm cho các doanh nghiệp này không đủ tiềm lực vốn để
mở rộng sản xuất, phát triển thành các công ty với quy mô lớn hay liên doanh với các
công ty khác, do đó chưa thể hình thành được những sản phẩm mang tính đặc trưng riêng
của Quân và thành phố

2.2.2 Lao động
Trên địa bàn Quận, cứ mỗi năm lại có thêm khoảng từ 944 đến 1953 người đến
tuổi lao động, ngoài ra số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong
các ngành phỉ nông nghiệp cũng tăng đáng kể. Do đó, yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm
việc làm luôn là một áp lực xã hội lướn đói với các cơ quan quản lý Nhà nước và các cấp
chính quyền địa phương. Việc tạo thêm công ăn việc làm rõ ràng không chỉ là giải quyết
vấn đề xã hội, mà là giải quyết vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế hiện nay. Trên lĩnh
vực này, với khả năng thu hút hơn 60% lao động thì đóng góp của khu vực kinh tế tư
nhân là không thể phủ định được.

2.2.2.1 Quy mô lao động
Sự tăng lên nhanh chóng số lượng doanh nghiệp của tư nhân cùng với các loại
hình doanh nghiệp khác nhau, trên tất cả các lĩnh vực đã tạo ra khả năng thu hút một lực
lượng lớn lao động trên địa bàn Quận. Các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp mới

được thành lạp và sự mở rộng quy mô của các doanh nghiệp hiện có đã, đang và sẽ thực
sự là nguồn cung cto lớn về chỗ làm việc mới cho người lao động


Bảng 8: Quy mô lao động của khu vực KTTN
Chi tiêu
ᎂ LĐ toàn
quận
LĐ của KTTN
Tỷ trọng(%)
Tốc độ tăng
DNDD
Tỷ trọng
Hộ cá thể
Tỷ trọng

2013
38.425

2014
41.918

2015
45.061

Tăng bq
8,14%

2010
30.475


2011
33.130

2012
34.150

20.236
66,40
2827
13,97
17409
86

21.210
64,02
4,81
3386
15,96
17824
84,04

22.102
24.038
25.724
27.602
6,41%
64,72
62,56
61,37

61,25
4,21
8,76
7,01
7,30
3784
4988
6288
7580
21,80%
17,12
20,75
24,21
27,46
18318
19050
19496
20.022
2,84%
82,88
79,25
75,79
72,54
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Lien Chiểu)

Qua biểu đồ ta có thể thấy, nhìn chung lao động của khu vực KTTN có tăng lên
qua các năm nhưng với tốc độ rất chậm. Cụ thể là : năm 2010, tông lao động của khu vực
này là 20.236 người, năm 2011 số lao động tăng lên 4,81% với 21.210 người, năm 2012
tăng lên 4.21% với 22.102 người, năm 2013 tăng 8,76% với 24.038 người, năm 2014
tăng 7.01% với 25.724 người thì đến năm 2015 con số này là 27.602 người tăng 7,3% tốc

độ tăng bình quân thời kỳ là 6,41%.
Có thể thấy,lao động của khu vực KTTN có tăng lên với tốc đọ xấp xỉ tốc độ tăng
tổng lao động trên địa bàn Quận, Tương ứng với 8,14% năm. Như vậy, mỗi năm sẽ có
1297 việc làm được tạo ra từ khu vực KTTN, giải quyết việc làm cho hơn 50% số người
trong độ tuổi lao động tăng lên bình quân hàng năm là 2480 người.
Trong đó, lao động doanh nghiệp dân doanh tăng nhanh về cả số lượng và tỷ trọng
đóng góp. Cụ thể như, năm 2010 các doanh nghiệp dân doanh thu hút được 2.827 lao
động, chiếm 13,97% tổng lao động của khu vự KTTN, năm 2011 tăng lên 3.386 lao
đông, tăng 15,96% so năm trước, năm 2012 tăng lên 17,12% vowis.784 lao động, năm
2013 số lao động tăng lên 20,75% với 4.988 lao động, năm 2014 tăng lên 24,21% với
6.228 lao động và đến nay đã tăng lên 27,46% với 7.580 lao động. Bình quân mỗi năm số
lao động này tăng lên 616 lao động, tương ứng với tốc độ tăng khá nhanh là 21,80%
Có thể thấy rõ, với ưu thế về số lượng cơ sơ, hộ cá thể là bộ phận thu hút ty lệ rất
lớn lao động trong khu vực KTTN, năm 2010 có 17.409 lao động tham gia và đến nay là
20.022 lao động. Mặc dù tốc độ tăng không nhiều, bình quân mỗi năm chỉ là 2,84% năm
nhưng lao động của bộ phận này luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể, hơn 70% tổng số lao
đông . Đặc biệt trong quá trình đô thị hóa hiện nay, bộ phận kinh tế cá thể với phương
thức hoạt động và hình thức tổ chức rất linh hoạt, suất đầu tư thấp nên nhanh chóng thực


hiện dự định đầu tư và thu hồi vốn nhanh. Họ là đội ngũ tiên phong trong hoạt đông kinh
doanh và có tác dụng thu hút, điều chỉnh nhu cầu tiêu dùng trực tiếp.
Đây cũng chính là những người tạo nên động lực ban đầu cho thương mại dụ kịch
quận Liên chiểu. Từ hoàn cảnh người chuyển đổi ngành nghè tự phát, người dân đã khai
thác thế mạnh và tiềm năng, nắm bắt xu hướng tiêu dùng và tranh thủ sự thuận tiện hơn
trong giao thông(về đường sá, phương tiện đi lại) để làm du lịch. Trên địa bàn quận hiện
nay đã hình thành 2 khu công nghiệp lớn đó là khu công nghiệp Hòa Khánh và khu công
nghiệp Liên Chiểu, thu hút rất nhiều công từ các tỉnh thành khác đến sinh sống và làm
việc , điều này đã tạo ra sự phát triển mạnh dối với dịch vụ lưu trú, tạo công ăn việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động


2.2.2.2 Cơ cấu lao động
Bảng 9: Cơ cấu lao động của khu vực KTTN
Chi tiêu
LĐ của KTTN
CN(%)
TM-dịch vụ
NN(%)

2010
20.236
8,29
13,79
77,92

2011
21.210
10,81
28,58
60,61

2012
2013
2014
2015
22.102
24.038
25.724
27.602
12,69

12,94
13,55
15,76
34,19
41,42
50,07
51,83
53,12
45,64
36,38
32,41
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)

Cơ cấu lao động của khu vực KTTn cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tốc độ
chuyển dịch diễn ra tương đối nhanh trong vòng 6 năm quâ
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm chậm về số lượng và
nhanh về tỷ trọng. Mà nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanhchongs
những năm gần đây và một phần bơi thu nhập mang lại từ lĩnh vực nông nghiệp còn rất
thấp nên một số lượng lớn người lao động đã mở rộng quy mô và phát triển sang các lĩnh
vực khác của nền kinh tê như công nghiệp và đặc biệt là thương mại – dịch vụ. Xu hướng
này có thể thấy rõ đối với các hộ cá thể. Cụ thể là năm 2010 ngành nông nghiệp thu hút
đến 77,92% lao động của khu vực, năm 2014 con số này giảm còn 36,38%và đến nay chỉ
còn 32,41%
Mặc khác, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp lại tăng nhanh không những về
số lượng mà còn về ty trọng trong cơ cấu. Năm 2010 số lao động tham gia vao lĩnh vực
thương mại – dịch vụ chiếm 13,79% năm 2014 con số này đã tăng đáng kể đến 50,07%
và đến nay là 51,83%. Sự tăng lên nhanh chóng này là phù hợp với xu hướng phát triển


đô thị và thể hiện được vai trò của thương mại – dịch vụ đối với quá trình chuyển dịch lao

động của khu vực KTTN trong thời gan qua.
Tỷ trọng lao động công nghiệp tăng nhanh và tương đối ổn định qua các năm.
Năm 2010 lĩnh vực này thu hút 8,29% tổng số lao động thì đến năm 2014 đã có 13,55%
lao động tham gia và con số này hiện nay là 15,76%. Tuy nhiên, dù có xu hướng tăng lên
qua các năm nhưng rõ ràng lao động công nghiệp chỉ đóng góp một tỷ trọng rất khiêm
tốn so với các lĩnh vực khác. Trong khi sản xuất công nghiệp mới là thế mạnh, là ngành
kinh tế cơ bản của quận thì khu vực KTTN vẫn chưa thực sự phát huy hết tiềm năng của
nó để tạo ra việc làm. Đay là một hạn chế rất lớn cần sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý
Nhà nước trong việc quy hoạch đầu tư nhằm phát triển hơn nữa KTTN trong công
nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình CNH-HĐH
Qua đây, có thể thấy cơ cấu lao động của khu vực KTTN đã chuyển dịch đúng
hướng, góp phần to lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động chung của quận Liên Chiểu.
Thêm vào đó, chinh việc tạo thêm công ăn việc làm mới cho các ngành phi nông nghiệp
đã tạo cơ hội cho nông nghiệp phát triển, mở rộng thị trường, thúc ddayrachuyeenr dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng caonawng xuất lao động
và sức mạnh của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trên
địa bàn quận.
Tuy nhiên, một thực tế là lực lượng lao động của quận nói chung và khu vực
KTTN nói riêng phần lớn là lao động trẻ nhưng trình độ và tay nghề còn rất thập, chưa
đáp ứng được yêu cầu của các ngành sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại hiện
đại và phục vụ du lịch, chỉ phù hợp với mô hình kinh doanh hỏ hoặc thực hiện các ngành
nghề phổ thông. Bên cạnh đó, mặc dù kể từ khi Luật doanh nghiệp được áp dung, số
lượng lao động làm việc trong khu vực KTTN đã có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, số
liệu năm 2015 do phòng thống kê Quận cung cấp cho thấy trong 316 doanh nghiệp thì chỉ
có 5 doanh nghiệp sử dụng trên 200 lao động chiếm tỉ lệ rất nhở 1,58%, số doanh nghiệp
sử dụng dưới 200 lao động là 42 chiếm 13,29%, số doanh nghiệp sử dụng lao đông dưới
50 là 269 doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 85,13%. Trong đó số lao động đã qua
đào tạo mới chỉ chiếm 42,16%. Những con số đó cho thấy rằng, quy mô hoạt động của
các doanh nghiệp còn rất nhỏ trong khi chất lượng lao động lại chưa cao. Đây cũng là
một hạn chế rất lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế khu vực chưa thực sự tương xứng với tiềm

năng


2.2.3 Tăng trưởng về giá trị sản xuât của khu vực KTTN

Chi tiêu
ᎂ GTSX
KTTN
Tỷ trọng
DNDD
Hộ cá thể

Bảng 10: Giá trị sản xuất của khu vực KTTN
(Đơn vị tính: triệu đồng)
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Tăng bq
1.325.394 1.425.275 1.463.588 1.736.105 2.055.369 2.393.079 12,55%
169.881
197.271
254.098
309.169
396.211
469.557
22,55%
12,82%

13,82%
17,36%
17,81%
19,28%
19,62%
108.987
132.036
186.283
240.650
327.277
398.220
29.58%
60.894
65.235
67.815
65.510
68.934
71.337
3,22%
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)

Từ năm 2010 cho đến nay khu vực kinh tế tư nhân tăng liên tục về giá trị sản xuất
và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất toàn quận
NĂm 201 giá trị sản xuất của khu vực này là 169.881(triệu động) thì đến năm
2011 là 197.271 (triệu đồng) tawng,12%, năm 2012 là 254.098(triệu đồng) tưng 28,80%
năm 2013 là 309.169(triệu đồng) tăng 21.67%, năm 2014 là 396.211(triệu đồng) tăng
28,15% và đến năm 2015 con số này là 469.557(triệu đồng) tăng 18,51%
Trong đó, góp phần đáng kể vào sự phát triển của KTTN trên địa bàn quận là các
doanh nghiệp dân doanh với hiệu quả kinh tế ngày càng cao, Các loại hình daonh nghiệp
này tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, tốc độ tăng bình quân thời kỳ là 29,58% và dần

dần chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Năm 2010, GTSX đạt được là 108.987(triệu đồng)
chiếm 64,15% và đến nay tăng lên 398.220(triệu đồng) chiếm 84,81%. Bên cạnh đó, hộ
cá thể cũng tăng trưởng nhưng tốc độ chậm hơn, tốc độ tăng bình quân thời kỳ chỉ đạt
3,22%. Với khả năng thu hút nguồn lao động khá lớn trong tổng số lao động của khu vực
(cho đến nay là 67,17%) thì có thể thấy hiệu quả kinh tế của bộ phận này là chưa cao. Mà
nguyên nhân chính là do việc thiếu vốn đầu tư đã dẫn đến những khó khăn trong sản xuất
kinh doanh, đổi nới công nghệ vốn lạc hậu….
Một đặc điểm rõ nét là, tốc độ tăng trưởng về GTSX của khu vực tư nhân luôn
vượt hản so với tốc dododj tăng trưởng chung trên toàn quận. Bình quân thời kỳ 20102015, KTTN tăng 22,55%/ năm trong khi đó nền kinh tế của quận chỉ đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân là 12,55% / năm. Như vậy, trung bình mỗi năm khu vực này đã tạo ra
một lượng giá trị là 38.308(triệu đồng) tương đương với 23,03% trong tổng GTSX tăng
thêm. Điều này thể hiện sự lớn mạnh của khu vực KTTN trong việc đóng góp vào sự gia
tăng tổng GTSX toàn quận. Trong quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn quận, rõ ràng
không thể thiếu vai trò của khu vực KTTN.


Tuy nhiên, có thể thấy là mặc dù tỷ trọng về GTSX của khu vực KTTN tăng tương
đói ổn định qua các năm, nhưng nhìn chung mức độ đóng góp của nó trong trổng GTSX
thì vẫn chưa cao lắm. Năm 2010 khu vực này chiếm 12,82%, thì đến năm 2011 là
13,82%, năm 2012 tỷ trọng của nó tăng lên 17,36%, năm 2013 là 17,81%, năm 2014 là
19,28% và đến năm 2015 con số này là 19.62%. Như vậy, sự tăng trưởng này chưa tương
xứng với với tiềm năng . Bởi đây là khu vực thu hút một số lượng lớn lao động trên tổng
số lượng lớn lao đông trên tổng số lao động trên địa bàn nhưng giá trị mà nó mang lại thì
chưa cao.
Bên cạnh đó, cơ cấu ngành trong khu vực này cũng có sựu chuyển dịch rõ rệt theo
hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và giảm dần tỷ
trọng của ngành nông nghiệp
Bảng 11: Cơ cấu GTSX của khu vực KTTN
Chỉ tiêu
KTTN

CN
Cơ cấu
TM-Dvụ
Cơ cấu (%)
NN
Cơ cấu (%)

2010
169.881
87.806
51,68
38.800
19,89
43.274
28,43

2011
197.271
109.273
55,39
45.900
23,77
42.098
20,84

2012
2013
2014
2015
Tăng bq

254.098 309.169 396.211 469.557 22,55%
157.408 202.924 275.327 323.637 29,97%
61,94
65,64
69,48
68,92
56.000
68.000
86.000
131.100 23,86%
22,04
21,99
21,71
24,09
40.690
38.251
34.884
30.820
16,02
12,37
8,81
6,99
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)

Từ năm 2010 đến nay, công nghiệp luôn là lĩnh vực chiếm ưu thế về tỷ trọng lẫn
tốc độ tăng trưởng. Năm 2010 GTSX của ngành này là 87.806(triệu đồng), chiếm 51,68%
thì nay là đã tăng đáng kể đến 323.637(triệu đồng) dẫn đầu với 68,92% về tỷ trọng đóng
góp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ khá cao 29,97% năm. Theo sau đó là ngành
thương mại – dịch vụ chiếm 24,09%với tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ là 23,86%
năm. Ngành nông nghiệp thì có xu hướng giảm dần về GTSX còn 6,99% do diện tích đất

ngày càng bị thu hẹp từ quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng. Như vậy, những năm tới
đây, khu vực tư nhân sẽ có xu hướng tập trung đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực công
nghiệp
Sự chuyển dịch cơ cấu này trong khu vực KTTN là hoàn toàn phù hợp với xu
hướng hiện nay, góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung trên địa bàn
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trong định hướng xây dựng quận Liên Chiểu
trở thành quận công nghiệp tập trung của thành phố ĐÀ Nẵng


Trong sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ trên địa banfnthif phải kể đến
vai trò to lớn của khu vực KTTN. Điều này thể hiện rõ nét qua tỷ trọng của nó trong
GTSX ngành thương mại dịch vụ những năm gần đây. NĂm 2010 KTTN lĩnh vực này
mang lại 38.800(triệu đồng) chiếm 92.12% GTSX thì năm 2011 là 45.900(triệu đồng)
chiếm 92,54%, năm 2012 là 56.000(triệu đồng) chiếm 93.18%, năm 2013 là 68.000(triệu
đồng) chiếm 94.20%, năm 2014 là 86.000(triệu đồng) chiếm 94,49% trong tổng GTSX
ngành thương amij dịch vụ toàn quận. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ về hci tiêu này là
23,86%/ năm xấp xỉ tốc độ tăng của toàn quận là 23,23% năm.
Như vậy, có thể thấy rằng sự phát triển này anwmf trong định hướng đẩy mạnh
phát triển thương mại – dịch vụ quận liên chiểu tành đô thị mới hiện đại văn minh phía
Tây Bắc của thành phố Đà Nẵng

2.2.4 Một số đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự
phát triển kinh tế trên địa bàn quận
2.2.4.1 Huy động nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư vào sản
xuất kinh doanh
Số lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể gia tăng phản cánh khả năng
huy động vốn từ trong dân cư cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực
KTTN là rất lớn. Yếu tố tích cực này đặ biệt rõ nét khi luật doanh nghiệp được thực thi.
Bảng 12: Huy động VĐT vào sản xuất kinh doanh của khu vực KTTN
(ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2013
2014
2015
ᎂ VĐT
2.012.425 2.243.638 3.385.928 4.392.067 4.655.505 5.410.921
KTTN
201.645
276.865
424.934
620.160 1.128.960 1.302.950
Tỷ trọng 10,02%
12,34%
12,55%
14,12%
24,25%
24,08%
Tăng
37,3%
53,48%
45,94%
82,04%
15,41%
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu)
Vốn đầu tư phát triển của khu vực KTTN tăng lên qua các năm và chiếm tỉ trọng
ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn Quận, đặc biệt trong
năm 2014 – 2015. Năm 2010, tổng vốn đầu tư của KTTN là 201.645(Triệu đồng) chiếm

10.02% trong tổng vốn đầu tư phát triển của Quận Liên Chiểu. Năm 2011, tổng vốn đầu
tư của KTTN tăng lên đạt 276.865(triệu đồng) chiếm 12,34%. Năm 2012, tổng vốn đầu
tư của KTTN là 424.934(triệu đồng) chiếm 12.55%. Năm 2013 con số này là 620.160
triệu đồng chiếm 14,12%. Năm 2014 là 1.128.960(Triệu đồng) chiếm 24,25% và đến nay
là 1.302.950(Triệu đồng) chiếm 24,08% tổng vốn đầu tư phát triển trong năm , gấp 6,46


lần so với năm 2010. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân thời kỳ rất cao là 45,23%/ năm,
trong khi tốc độ tăng bình quân của tổng vốn đầu tư của toàn quận là 21,87%/năm. Sự
thay đổi mạnh mẽ trong tỷ trọng vốn của khu vực KTTN trên là do tốc độ tăng vốncủa
từng loại hình doan nghiệp dân doanh. Qua đó ta thấy rừng các doanh nghiệp và các hộ
kinh doanh cá thể đang ngày càng yên tâm để bỏ vốn ra đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh.
Thông qua hoạt động của khu vực KTTN, nguồn vốn trong dân cư đã dần dần
được sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy quy mô đầu tư của nền kinh tế Quận. Năm
2014 tổng vốn đầu tư vào khu vực KTTN la 214.448(triệu đồng) chiếm 16,25% tổng vốn
đầu tư phát triển trên địa bàn, nhưng kết quả đóng góp vào tổng giá trị sản xuất là
396.211(triệu đồng) chiếm 19,28%. Đến năm 2015, tổng vốn đầu tư vào khu vực KTTN
là 259.289 (triệu đồng) chiếm 16,08% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn, đóng góp
469.557 triệu đồng vào tổng giá trị sản xuất chiếm 19,62%. Như vậy, tỷ trọng vốn đầu tư
vào khu vực KTTN giảm trong tổng vốn đầu tư phát triển, nhưng vẫn đóng góp nhiều
hơn vào tổng giá trị sản xuất toàn Quận, chứng tỏ nguồn vốn của khu vực KTTN ngày
càng được sử dụng có hiệu quả hơn.
Có được kết quả trên là nhờ vào đường lối lãnh đạo, chính sách đúng đắn và sự cố
gắng ucar UBND Quận và thành phố trong việc khuyến khích phát triển khu vực KTTN
cung như việc tăng cường công tác khảo sát, nghiên cứu, định hướng cho các doanh
nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các dự án sản xuất những vật liệu xây dựng mới thay thế cho
chất lượng cao, các dự án sản xuất những mặt hàng có thế mạnh như hàng thủ công mỹ
nghệ, các sản phẩm từ gỗ, các ngành công nghiệp mũi nhọ như hóa chất, kim loại,
giấy….và chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp của quận và thành phố. Mặc dù vậy,

một hạn chế có thể thấy là vốn đầu tư của khu vực KTTN vẫn còn thấp và tăng chậm,
chưa tương xứng với tốc độ phát triển và tiềm năng của KTTN

2.2.4.2 Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng kim ngạch xuất
khẩu của Quận
Cùng với sự phát triển của xã hội , nhu cầu của con người ngày càng đa dạng.
Nắm bắt được xu hướng đó, các doanh nghiệp cũng như các hộ tư thương đặc biệt trong
lĩnh vực thương mại dịch vụ, đã từng bước tập trung đầu tư lớn, mang tính chiến lược và
lâu dài hơn từ đó nâng cao năng lực sản xuất. Kinh tế tư nhân ơphats triển đã góp phần
mở ra nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng
phong phú, tạo ra nhiều sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu hút sức mua của các
tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao.


×