MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : GIÁO DỤC LÀ MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ QUAN
TRỌNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC .2
1.1. Những khái niệm cơ bản về giáo dục: .......................................................................2
1.1.1. Khái niệm về giáo dục ............................................................................................2
1.2. Đặc trưng của giáo dục: .............................................................................................2
1.3. Vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển Kinh tế xã hội Tầm quan trọng của
giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội .........................................3
1.3.1. Vị trí của giáo dục: .................................................................................................3
1.3.2. Vai trò của giáo dục: ..............................................................................................4
1.4. Xu hướng phát triển của giáo dục : ...........................................................................5
1.5. Kinh nghiệm phát triển giáo dục của các địa phương: .............................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN CẨM LỆ GIAI ĐOẠN TRONG CÁC NĂM 2011-2015................................6
2.1. Giới thiệu tổng quan về quận Cẩm Lệ: .....................................................................7
2.1.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên .............................................................................7
2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ. ..............................................8
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế ..................................................................................8
2.1.2. Tình hình phát triển xã hội: ..................................................................................10
2.2. Phân tích thực trạng phát triển giáo dục trên địa bàn quận Cẩm Lệ giai đoạn 20112015: ................................................................................................................................12
2.2.1 Tình hình phát triển mạng lưới trường, lớp. .........................................................12
2.2.2.Phân tích tình hình giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. ..................................15
2.2.2.1.Số lượng giáo viên ..............................................................................................15
2.2.2.2.Chất lượng giáo viên ..........................................................................................16
2.2.3. Phân tích về số lượng và chất lượng học sinh. ....................................................17
2.2.4.Vốn đầu tư cho ngành giáo dục: ...........................................................................18
2.2.5.Các chính sách phát triển giáo dục: .....................................................................19
2.3 Đánh giá chung .........................................................................................................20
2.3.1. Thành tựu. .............................................................................................................20
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. .....................................................................................20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
CẨM LỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020 ...............................................................................22
3.1 Các quan điểm, mục tiêu đánh giá định hướng phát triển mạng lưới giáo dục .......22
3.1.1. Quan điểm giáo dục ..............................................................................................22
3.1.2. Mục tiêu giáo dục .................................................................................................23
3.1.3. Định hướng cho phát triển giáo dục ....................................................................24
3.2. Giải pháp phát triển mạng lưới giáo dục trên địa bàn quận Cẩm Lệ giai đoạn
2016-2020: ......................................................................................................................24
3.2.1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục ......................................................................25
3.2.2. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
.........................................................................................................................................25
3.2.3. Tiếp tục mở rộng phạm vi, phát huy quy mô giáo dục theo định hướng đa dạng
hóa về các loại hình:.......................................................................................................26
3.2.4. Nâng cao chất lượng học sinh ..............................................................................27
3.2.6. Đảm bảo diện tích đất đai cho xây dựng các cơ sở giáo dục:.............................27
3.2.7. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính ...................................................................28
KẾT LUẬN ....................................................................................................................30
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 của quận cẩm lệ
Bảng 2.2: một số chỉ tiêu xã hội của quận cẩm lệ giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.3: Mạng lưới trường lớp qua các năm học 2012-2015 trên địa bàn quận
Bảng 2.4: Chỉ tiêu về giáo dục trên địa bàn quận cẩm lệ giai đoạn trong các năm 20112016
Bảng 2.5: Tình hình đội ngũ giáo viên qua các năm 2012-2015
Bảng 2.6: Chỉ tiêu chất lượng giáo viên quận Cẩm Lệ qua các năm 2012-2015
Bảng 2.7: Tình hình học sinh qua các năm 2012-2015
Bảng 2.8: Vốn đầu tư cho giáo dục trên địa bàn quận cẩm lệ giai đoạn 2011-2015
LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra trong xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các thế lực kinh tế, các
nước đều lấy nhân tố con người làm sức mạnh quyết định thắng lợi. Trình đội phát
triển của quốc gia không đơn thuần dựa trên giá trị kinh tế như tổng sản phẩm xã hội,
thu nhập quốc dân mà còn dựa vào sự tổng hợp về kinh tế phát triển con người và cải
thiện chất lượng môi trường sống của người dân. So với các nước khác, nước ta còn bị
tụt hậu rất xa về kinh tế. Có thể thấy rằng sự thành công của sự nghiệp công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước đều do sức mạnh của con người quyết định. Giáo dục và đào
tạo sẽ là công cụ quan trọng nhất của xã hội, là động lực thúc đẩy, là nhân tố tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là tiền đề cơ bản đảm bảo thực
hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ đất nước.
Cùng với không khí hội nhập và đổi mới của đất nước, ngành giáo dục đào tạo
từng bước khẳng định vị thế của mình đối với sự phát triển của đất nước. Ngành giáo
dục đào tạo của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng cũng không
nằm ngoài xu thế đó. Giáo dục đào tạo là công cụ để xây dựng sức mạnh cho đất nước,
cho quận Cẩm Lệ. Một hệ thống giáo dục đào tạo được đi trước một bước so với kinh
tế là điều kiện tất yếu, tiên quyết cho sự thành công của sự nghiệp phát triển đất nước,
phát triển quận Cẩm lệ trong thời kỳ mới. Nhận thức tầm quan trọng của giáo dục đào
tạo qua tìm hiểu nghiên cứu về ngành trên địa bàn quận, nên em quyết định chọn đề tài
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
CẨM LỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp. Do trình độ lý luận
và thực tiễn còn hạn chế, bài viết này của em không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và anh chị trong phòng, nhằm giúp
đỡ trau dồi giúp cho đề tài này được hoàn thiện hơn.
Kết cấu bài viết ngoài phần mở đầu bao gồm:
+ Chương 1: Giáo dục là một trọng những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
+Chương 2: Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn quận Cẩm
Lệ giai đoạn trong các năm 2016-2020.
+Chương 3: Giải pháp phát triển giáo dục trên địa bàn quận Cẩm lệ giai đoạn trong các
năm 2016-2020.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1 : GIÁO DỤC LÀ MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ
QUAN TRỌNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA ĐẤT NƯỚC
1.1. Những khái niệm cơ bản về giáo dục:
1.1.1. Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục được xem là nền tảng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, một nền
giáo dục lạc hậu sẽ tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của đất nước, nó kìm hãm
mạnh mẽ sự ra đời của các nhân tài. Và công cuộc cải cách giáo dục có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với sự phát triển của nước ta hiện nay và trong tương lai.Vậy giáo
dục là gì?
Nói đến giáo dục người ta thường nghĩ trước tiên đến giáo dục nhà trường. Đây là
cách hiểu hẹp nhất thật ra nó chỉ là một trong các hoạt động của giáo dục. Trên thực tế
giáo dục là một trong những quá trình sản xuất truyền bá trí thức thông qua các tổ
chức cơ cấu nhà nước và dân gian nhằm mục đích bồi dưỡng cho con người các năng
lực thích ứng xã hội, thích ứng cuộc sống.
Hoạt động giáo dục có thể chia làm 3 loại:
¾ Giáo dục nhà trường: gồm hệ thống trường học và giáo dục chuyên nghiệp.
¾ Giáo dục gia đình: là nền tảng để đảm bảo cho phát triển giáo dục nhà trường.
¾ Giáo dục xã hội: là nơi để kiểm chứng các kết quả, thành quả của giáo dục là
trường và gia đình, đồng thời bổ sung cho hai hệ thống trên
1.2. Đặc trưng của giáo dục:
Từ định nghĩa nêu lên 4 đặc trưng chủ yếu của giáo dục với tư cách là một hoạt
động xã hội:
Một là, đó là quá trình hoạt động của con người, nhằm tác động đến sự phát triển của
con người, hình thành những sức mạnh bản chất của con người tác động đến sự phát
triển của con người.
Hai là, đó không phải là quá trình tự phát mà là một quá trình tự giác có mục đích đã
được ý thức trước.
Ba là, đó là quá trình chuẩn bị con người tham gia vào đời sống xã hội (với những yêu
cầu cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử) tham gia các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội mà lĩnh vực chủ yếu là lao động sản xuất.
Bốn là, quá trình đó được tiến hành bằng nhiều con đường, nhiều phương tiện, nhiều
biện pháp khác nhau xong tất cả phải nhằm tổ chức người dạy, người học, truyền thụ
và lĩnh hội những kinh nghiệm đã đúc kết trong lịch sử xã hội loài người.
Ngoài ra giáo dục đào tạo có tính chất vượt lên trước, tính chất lâu dài và tính chất
phục vụ kinh tế.
1.3. Vị trí, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển Kinh tế xã hội Tầm quan
trọng của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
1.3.1. Vị trí của giáo dục:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của đất nước và của toàn dân.
Giáo dục là ngành hoạt động mang tính chất xã hội rất cao với nhiều loại hình đào tạo
phong phú đa dạng. Đi đôi với khoa học công nghệ, nó giúp phần nào phát triển của
đất nước. Ngoài ra giáo dục còn là vấn đề hệ trọng và nan giải với quốc gia có nền
kinh tế chậm phát triển. Trên thế giới hiện nay chỉ tiêu trình độ dân trí là một tiêu thức
quan trọng để đánh giá, xếp loại xem đát nước đó phát triển hay chậm phát triển.Có 3
yếu tố cơ bản để đánh giá:
- GDP
- Trình độ phân cơ cấu lao động giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ
- Trình độ dân trí
Cùng với sự đóng góp vào kinh tế, giáo dục còn có vai trò thúc đẩy các mặt
khác của xã hội. Xã hội có trình độ dân trí cao sẽ tạo điều kiên thuận lợi cho quá trình
dân chủ hóa. Do đó giáo dục góp phần vào quá trình thay đổi cơ cấu xã hội, làm cho
các nhóm xã hội xích lại gần nhau.
Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã luôn khẳng giáo dục
là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước
nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã có nhiều quan điểm chỉ đạo về phát triển GD .
Nghị Quyết TW 3, khoá 7 năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo
dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, là sự nghiệp
của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển,
được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư
ngân sách cho giáo dục lớn.
Hiện nay các cơ sở giáo dục và đào tạo được mở rộng, số lượng trường, lớp, giáo
viên học sinh tăng lên, hệ thống các cơ sở dạy nghề, hệ thống các trường CĐ, ĐH
được tăng về số lượng, phát triển về chất lượng. Hệ thống trường lớp ở bậc phổ thông
ngày càng mở rộng. Việc xã hội hoá giáo dục đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh.Như vậy, quan điểm coi GD là quốc sách hàng
đầu của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, ở vị trí hàng đầu, GD và ĐT có vai trò rất quan
trọng.
Bản thân mỗi cá nhân cần nhận thức sâu sắc vị trí và vai trò của GD&ĐT đối với
sự phát triển của chính bản thân và toàn xã hội. Sự nghiệp GD&ĐT là sự nghiệp của
toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển
toàn diện. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
1.3.2. Vai trò của giáo dục:
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông
qua tại Đại hội XI, vai trò của GD lại được làm rõ: “GD cần tập trung vào việc phát
triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Theo quan điểm của Mác, con người không chỉ là lực lượng làm chủ tự nhiên
một cách thực sự và có ý nghĩa, không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất
mà còn là yếu tố hàng đầu, yếu tố đóng vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất của
xã hội. Khi nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của mỗi
quốc gia thì phát triển giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu để quyết định chất
lượng con người, là nền tảng của chiến lược con người. Con người vừa là trung tâm
của mọi sự phát triển, vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Với tư cách là động
lực cho sự phát triển, GD chuẩn bị cho con người sự phát triển bền vững trên tất cả các
lĩnh vực, cho lợi ích hiện tại và tương lai của đất nước.
Bên cạnh đó, từ thực tiễn hiện nay, trên cơ sở kinh tế thị trường, các nền kinh
tế tiên tiến trên thế giới đang trong quá trình thực hiện bước chuyển tiếp trình độ phát
triển từ kinh tế công nghiệp sang hậu công nghiệp và kinh tế tri thức. Những thành tựu
của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã biến tri thức thành yếu tố quan
trọng bên trong quá trình sản xuất và quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Trong
bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội.
Hàm lượng tri thức trong nền kinh tế là nhân tố quy định sự phát triển. hàng hoá
nào có hàm lượng tri thức càng cao thì càng có giá trị. Tri thức là nguồn tài nguyên rất
đặc biệt, khác với những nguồn tài nguyên khác, tri thức là vô hạn, càng khai thác
càng giàu lên, càng cho đi ta càng thu về nhiều hơn. Do vậy, phát triển dựa trên tri
thức là phát triển bền vững. Mà tri thức thì chính là những dữ liệu, thông tin hay
những kỹ năng mà con người có được qua sự trải nghiệm hoặc thông qua giáo dục.
Như vậy, giáo dục chính là yếu tố để gia tăng hàm lượng tri thức trong lĩnh vực kinh tế
nói riêng và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung. Cho nên, GD có vị trí và vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục đại
học - lĩnh vực có trọng trách đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao. Trường ĐH Tây
Bắc, hiểu rõ tầm quan trọng cũng như trọng trách phải đảm nhiệm nên từ khi được
thành lập đến nay luôn đề rõ mục tiêu: đào tạo đội ngũ nhân lực vừa hồng vừa chuyên
để xây dựng và phát triển vùng Tây Bắc nói riêng, cả nước nói chung.
Trong những năm gần đây, GD ngày càng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm, ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: sự nghiệp GD nước ta tiếp tục được
phát triển và được đầu tư nhiều hơn, đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu mà GD Việt
Nam đạt được sau gần 30 năm đổi mới, những thành tựu đó đã tác động trực tiếp, to
lớn và tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng
đưa nước ta nhanh chóng hoàn thành quá trình CNH, HĐH, thực hiện thắng lợi mục
tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng phát triển hiện đại đến năm
2020.
1.4. Xu hướng phát triển của giáo dục :
Trên thế giới giáo dục được tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây ở
nhiều quốc gia đó là lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách giáo dục. Người có nhu
cầu đặc biệt cần phải được trợ giúp khắc phục những mặt yếu, hạn chế của bản thân để
hội nhập với xã hội, do đó cần được giáo dục riêng nhanh chóng để có thể tham gia
các hoạt động và sinh hoạt chung. Người không có nhu cầu đặc biệt thì bản thân xã hội
đã bị thay đổi. Đối với giáo dục đại học đang biến đổi rất nhanh và vô cùng sâu sắc
trên hầu hết phương diện. Nhà trường hiện đại đang trở thành môi trường trải nghiệm
nhằm mang lại cho sinh viên những phẩm chất và kỹ năng đáp ứng mọi sự đòi hỏi.
Kiến thức nhất là kiến thcws lý thuyết chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ năng lực
mà người lao động tri thức cần có. Ngoài kiến thức năng lực tư duy phê phán, khả
năng lập luận và sử dụng ngôn ngữ nói và viết, kỹ năng đánh giá và nhận xét tinh tế,
có khả năng làm việc nhóm…và nó chỉ có được thông qua trải nghiệm. Vì vậy nhiệm
vụ trọng yếu của các trường đại học là tổ chức những hoạt động nhằm tạo ra bối cảnh
một khuôn khổ có thể gắn kết sinh viên vào những tình huống họ trải nghiệm trưởng
thành về tâm lý….cũng như các cuộc thi hùng biện.
Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ và
hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1.
Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập
những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống
mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất luongj phù hợp bới điều
kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục.
Giáo dục phổ thông tập trung phát triển trí tuệ, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiêu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng , truyền thống,
đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học. Phát triển khả năng sáng tạo , tự học, khuyến
khích học tập suốt đời. Hoàn thành xây dựng chương trình giáo dục phổ thông phải
tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị giai đoạn sau phổ thông có chất lượng.
1.5. Kinh nghiệm phát triển giáo dục của các địa phương:
Quận Hải Châu: Xây thư viện trường học đạt chuẩn, từng bước xây dựng thư viện
điện tử kết nối giữa các trường trong thành phố, vùng, quốc gia và tiến tới kết nối quốc
tế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và
quản lí giáo dục.
Tập trung nâng cấp xây thêm phòng học; phòng chức năng phòng thí nghiệm,
phòng học bộ môn, công trình nước sạch và vệ sinh cho các cơ sở giáo dục, để có thể
tăng thêm số lớp dạy 2buổi/ngày nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện.Tập
trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà và mũi nhọn đều khắp ở các trường để phụ
huynh yên tâm cho con em học tại địa bàn cư trú.
Đã xóa tình trạng học ca ba, xóa phòng học tạm.Tất cả các trường Mần non, Tiểu
học và Trung học cơ sở đã tầng hóa các trường học góp phần tăng cường cơ sở vật
chất trường học, tạo nên quang cảnh sư phạm xanh sạch đẹp, xây dựng thư viện trường
học, phòng chức năng, phòng học bộ môn.
Huyện Hòa Vang: Từng bước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập
quốc tế.Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức hành động của CBGVNV và phụ
huynh, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí, giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,
xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí nhà trường đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở các khối lớp.Tiếp
tục tham mưu các cấp có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện
đúng quy định công tác quản lí tài chính.. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
tổng kết kinh nghiệm thành sáng kiến kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Xây dựng kế
hoạch cải tiến chất lượng, phát huy những điểm mạnh, bổ sung khắc phục những điểm
yếu. Tăng cường hoàn thành công tác tự đánh giá, cải tiến chất lượng giáo dục. Đẩy
mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.Triển khai và thực hiện tốt Mô
hình trường học mới và các dự án để góp phần đổi mới phương pháp dạy học.Tổ chức
tốt các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CẨM LỆ GIAI ĐOẠN TRONG CÁC NĂM 2011-2015
2.1. Giới thiệu tổng quan về quận Cẩm Lệ:
ỷ Ban Nhân Dân quận Cẩm Lệ.
ịa chỉ: 40 Ông Ích Đường-Thành Phố Đà Nẵng.
ện thoại: (0511) 3674375.
Quận Cẩm Lệ là quận mới của thành phố Đà Nẵng được thành lập theo nghị
định 102/NĐ-CP ngày 5/8/2005 của chính phủ, trên cơ sở phường Khuê Trung của
quận Hải Châu và 03 của xã Hòa Thọ, Hòa Phát, Hòa Xuân của huyện Hòa
Vang.Gồm 6 đơn vị hành chính cấp phường. Quận Cẩm Lệ là quận đầu tiên của thành
phố thí điểm mô hình Bí thư Quận ủy đồng thời là Chủ tịch UBND quận.
Quận Cẩm Lệ có diện tích: 33,76 km2, chiếm 2,63% diện tích toàn thành phố,
dân số:92.824 người, chiếm 10% dân số toàn thành phố, mật độ dân số:2.749,53
người/km2
2.1.1. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí:
Cẩm Lệ là một trong 6 quận và 2 huyện của thành phố Đà Nẵng. Quận Cẩm Lệ nằm
ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng, lãnh thổ quận giới hạn bởi:
¾ Phía Bắc:giáp quận Hải Châu
¾ Phía Nam:giáp huyện Hòa Vang
¾ Phía Đông:giáp quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn
¾ Phía Tây:giáp huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu.
Cẩm Lệ là vùng đồng bằng, có địa hình đa dạng và phức tạp. Địa hình bị chia cắt
hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Cũng giống như Thành phố Đà Nẵng, quận Cẩm Lệ nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nền nhiệt độ cao và ít biến động. Chế độ ánh
sáng, mưa ẩm phong phú, có lượng mưa hằng năm cao, nhiệt độ trung bình năm khá
cao.
Địa hình:
Cẩm Lệ là vùng đồng bằng, có địa hình đa dạng và phức tạp. Địa hình bị chia cắt
hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
9 Khu vực đồi núi cao phân bố tập trung ở phường Hòa Thọ Tây và một phần
phường Hòa Phát, hầu hết đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng nhỏ, diện tích khoảng
130 ha, độ cao từ 35-100m.
9 Vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, chiếm phần lớn diện tích toàn quận có
độ cao trung bình từ 2- 10m, phân bố đều khắp các phường. Riêng phường Hòa Xuân
có độ cao trung bình thấp, chỉ từ 0-2m, đây là vùng đồng bằng rộng lớn, đất đai chủ
yếu là phù sa ven sông bồi đắp, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do cốt
nền thấp nên thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ.
Thời tiết, khí hậu:
Cũng giống như khí hậu chung của Thành phố Đà Nẵng, quận Cẩm Lệ nằm trong
khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao và ít biến
động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, có lượng mưa hằng năm cao. Lượng mưa
trung bình năm 156 mm, tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 10 (510,1
mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2(5,8 mm), nhiệt độ trung bình năm khá
cao. Độ ẩm trung bình năm 82%.
Tài nguyên:
9 Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của quận Cẩm Lệ là 3525 ha, chiếm
2,65% tổng diện tích đất của thành phố Đà Nẵng.
9 Tài nguyên cát sông: Được khai thác ở hai con sông là sông Cẩm Lệ và sông
Vĩnh Điện chủ yếu là khai thác cát ở lòng sông và bãi bồi ven sông.
9 Tài nguyên đá: Khai thác tại khu vực núi Phước Tường thuộc phường Hòa Phát,
có tiềm năng rất lớn để khai thác, chế biến đá xây dựng.
9 Tài nguyên du lịch: Trên địa bàn có các công trình văn hóa du lịch cấp quốc
gia. Có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần, nhân văn và có thể sử dụng làm các điểm
thăm quan, du lịch.
2.1.2. Tình hình phát triển Kinh tế - xã hội quận Cẩm Lệ.
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế: lạm phát kéo dài,sản
phẩm tiêu thụ chậm tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng ở mức khá cao và khó tiếp cận
dịch bệnh diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó cùng với sự quan tâm của lãnh đạo
nên trong thời gian qua kinh tế quận tiếp tục phát triển ổn định theo đúng định hướng,
đạt được nhiều thành tựu quan trọng được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Kể từ khi
thành lập, nền kinh tế quận Cẩm Lệ đã có những bước tiến đáng kể. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp,dịch vụ, giảm tỉ trọng nông
nghiệp
Bảng 2.1: Chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 của quận cẩm lệ
Đvt: tỷ đồng
Năm
2011
2012
2013
2014
Tốc độ
2015
tăng
trưởng
bình
quân
20112015 ( %)
Chỉ tiêu
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá tri
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng giá trị sản xuất
3282
100
3887
100
4278,8
100
11748
100
13301,3
100
0,42
Dịch vụ
898
27,4
1117,9
28,8
1228
28,7
3350
28,5
3859,0
29
0,44
Công nghiệp
2365
72,2
2789,3
71,8
3035
70.9
8350
71,1
9393,3
70,6
0,41
Nông nghiệp
19
0,4
14,50
0,6
5,8
0,4
48
0,6
49
0,4
0,27
Nguồn phòng tài chính- Kế hoạch quận Cẩm Lệ
Quận Cẩm Lệ là quận mới được thành lập đang trên đà phát triển đời sống người
dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, mức sống người dân tăng lên đáng kể kéo
theo các ngành công nghiệp, dịch vụ ngày càng được quan tâm trên địa bàn quận dần
đẩy lùi ngành nông nghiệp lạc hậu, làm cho nền kinh tế của quận được cải thiện và đạt
được những kết quả đáng kể.
Qua bảng số liệu ta thấy cơ cấu kinh tế quận Cẩm Lệ từ năm 2011-2015:
Giá trị ngành dịch vụ tăng dần ở tất cả các năm trong khoảng 2961 tỷ đồng nhưng
tỷ trọng ngành thì có sự dao động tăng nhiều nhất vào năm 2012 với giá trị là 1,4%
,giảm dần đến năm 2014 và tăng chậm dần vào năm 2015 với tỷ trọng 0,5% tương ứng
với giá trị là 3859 tỷ đồng. Ngành công nghiệp giá trị tăng liên tục từ năm 2011-2015
với giá trị là 7028,3 tỷ đồng trong đó năm 2015 là 9393,3 tỷ đồng, tỷ trọng giảm từ
2011-2013 sau đó tăng 2014, tỷ trọng 0,9% từ 2011-2013 và giảm tỷ trọng từ 20142015 là 5% . Còn giá trị ngành nông nghiệp giảm qua các năm từ giai đoạn 2011-2013
là 13,2 tỷ đồng và tăng 1 tỷ đồng 2014-2015 với mức tỷ trọng giảm 0,2% năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng bình quân cho ta thấy ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất
nông nghiệp thấp nhất cho thấy nền kinh tế quận Cẩm Lệ đang tăng trưởng
2.1.2. Tình hình phát triển xã hội:
Các lĩnh vực văn hóa- xã hội đạt được những kết quả khá vững chắc ở các chỉ tiêu
cơ bản và thực sự đi vào chiều sâu có chất lượng.Công tác giáo dục trên địa bàn quận
đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.Hệ thống trường mầm non đến trung học phổ thông
được xây dựng khang trang, đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học. Hầu hết các trường
tiểu học chưa có công trình vệ sinh đảm bảo quy cách, một số trường chưa có các
phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, thể dục thể thao. Đa số trường THCS chỉ mới đủ
phòng học lý thuyết, không đủ phòng bộ môn hoặc chưa có phòng thực nghiệm bộ
môn. Việc xây dựng có hạng mục công trình trong các trường không có quy hoạch
tổng thể hoặc không theo quy hoạch. 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng và
uống Vitamin A đầy đủ.
Tiếp tục mở rộng quy mô GD&ĐT tăng cường công tác đào tạo nghề nhàm đảm
bảo đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đảm bảo lao động qua đào tạo. Tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động xã hội , y tế tăng cường các nguồn lực đáp ứng nhu cầu phục vụ khám bệnh
chữa bệnh cho nhân dân. Xây dựng nền văn hóa theo hướng đô thị văn minh, bảo tồn
và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộ
ậ
ục vụ tốt cho việc khám, chữa và phòng bệnh. Tại
quận có 01 Bệnh viện Đa khoa với 200 giường và tuyến phường có 06 Trạm y tế
phường với 42 giườ
Công tác xã hội hóa y tế đã có bước phát triển rõ rệt, hiện nay trên địa bàn quậ
cơ sở y tế ngoài công lập: Bệnh việ
ờng) và các phòng khám chữa
bệnh tư nhân. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân. 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng và uống Vitamin A đầy đủ.
Công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả. Công tác
dân số luôn được lồng ghép thực hiện với công tác gia đình và bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Đến năm 2015, ước tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 3,7% và không để xảy
ra các bệnh dịch lan rộng thành dịch lớn.
-
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu xã hội của quận cẩm lệ giai đoạn 2011-2015
Năm
2011
Năm
2012
Dân số trung bình( người)
88.059
92.824
97.914 101.506 104.952
Lực lượng lao động xã
hội(người)
41.318
45.335
48.987
50.586
51.9
Mật độ dân số(người/km2)
2.578
2.746
2.777
2.879
2.995
Số học sinh học các cấp(ngàn hs)
11.535
11.552
12.820
13.686
14.348
Số giường bệnh(giường)
212
212
212
212
212
Số bác sĩ( người)
37
40
40
40
40
1.791
1.023
248
0
0
Chỉ tiêu
Số hộ nghèo cuối năm- theo
chuẩn TP(hộ)
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
(Nguồn: Niêm giám thống kê quận Cẩm Lệ 2011-2015)
Tình hình xã hội trên địa bàn quận giai đoạn từ năm 2011-2015:
Dân số trung bình qua các năm tăng trong khoảng từ 3446-5090 người/năm tăng
mạnh vào năm 2012-2013 và tăng giảm dần đến năm 2015. Lực lượng lao động xã hội
giảm dần qua các năm từ năm 2011-2015 từ 4017 còn 1360 người/năm cho thấy lực
lượng dân số dân số ngày càng già hóa. Mật độ dân số ngày càng đông và tăng dần qua
các năm. Nhìn chung số giường bệnh qua các năm vẫn ổn định là 212 giường. Số bác
sĩ tăng nhẹ và ổn định từ năm 2012-2015. Chuẩn số hộ nghèo cuối năm – theo chuẩn
TP ( hộ) giảm dần trong 3 năm liền từ 2011-2013 và xóa triệt để tỷ lệ hộ nghèo đến
năm 2015. Đến năm 2010 phấn đấu 80% phường phổ cập trung học phổ thông, 70%
trường phổ thông và 20% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo khoảng 90%
số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông;
Hàng năm giải quyết việc làm cho 1500-2000 người/năm. Duy trì tỷ suất sinh ở
mức dưới 1%/năm. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 5% vào
năm 2020.
Giải quyết việc làm hằng năm cho 1900 lao động (KH: 1600-1800 lao động/ năm).
Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm còn 0% (KH: 0%). Giảm tỷ
suất sinh bình quân mỗi năm là 1,18%0. Gỉam tỷ lệ sinh 3 bình quân mỗi năm là
0,35%.
Mục tiêu quận Cẩm Lệ là phấn đấu quyết liệt để quận Cẩm Lệ trở thành một quận
phát triển toàn diện và bền vững như nghị quyết Đại Hội lần thứ III đề ra, trong đó chú
trọng đến công tác giải tỏa đền bù thực hiện các dự án trên địa bàn; công tác an sinh xã
hội; giảm nghèo quan tâm đến gia đình chính sách, gia đình khó khăn; việc xây dựng
nép sống văn minh đô thị với những chỉ tiêu cụ thể: tổng giá trị sản xuất tăng bình
quân 15,5-16%, giá trị các ngành công nghiêp- xây dựng tăng bình quân 15,8-16,5%,
giá trị ngành nông lâm thủy sản tăng bình quân 0,6%/ năm, giá trị xuất khẩu khoảng
8,5 triệu đô la/ năm, tăng thu ngân sách bình quân 13-15/ năm , GDP bình quân đầu
người phấn đấu đến năm 2018 đạt từ 41-41 triệu đồng người/ năm, giải quyết việc làm
cho 1.600 đến 1.800 lao động/ năm và phấn đấu giảm hết hộ nghèo theo tiêu chí mới,
văn hóa tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững.
Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, đòi hỏi quận Cẩm Lệ phải nâng cao hơn
nữa năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền đô thị: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trọng
tâm hướng vào phục vụ dân, tôn trọng dân, phát huy sức dân, và chịu sự giám sát của
dân, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có lối
sống lành mạnh, thực hiện đúng chức năng và quyền lực, hoạt động có hiệu quả theo
quy định của pháp luật. Tiếp tục phát huy dân chủ hơn nữa để khơi dậy mọi tiềm năng
sáng tạo, mọi nguồn lực trong nhân dân, để người dân thực hiện làm chủ, hăng hái
đóng góp của cải, công sức, ý tưởng xây dựng một Cẩm Lệ phát triển bền vững.
2.2. Phân tích thực trạng phát triển giáo dục trên địa bàn quận Cẩm Lệ giai
đoạn 2011-2015:
2.2.1 Tình hình phát triển mạng lưới trường, lớp.
Trong các năm qua (2012-2015) cùng với đà tăng trưởng của kinh tế xã hội sự
nghiệp phát triển GD ở quận đã từng bước chuyển mạnh trên từng mặt.Thực hiện việc
đổi mới chương trình phổ cập giáo dục, quy mô tiếp tục mở rộng, mạng lưới trường
lớp được quy hoạch, điều chỉnh, mặt bằng dân trí đã được nâng lên một bước, chất
lượng dạy và học được cũng cố và có bước chuyển biến rõ rệt. Điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật từng bước từng bước được cải thiện khá hơn,xóa dần các lớp nhỏ
lẻ…đáp ứng kịp thời cho việc phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đổi mới
giáo dục.
Bảng 2.3: Mạng lưới trường, lớp qua các năm học 2012-2015 trên địa bàn quận
Đvt: trường, lớp
Các chỉ tiêu
2012-2013
2013-2014
2014-2015
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Công lập
Tư thục
Công lập
Tư thục
Công lập
Tư thục
1.Tổng số trường
32
31
35
24
8
22
9
24
11
a.Mầm non
14
13
17
6
8
5
8
6
11
b.Tiểu học
9
9
9
9
_
9
_
9
_
c.THCS
7
7
7
7
_
7
_
7
_
d.THPT
2
2
2
2
_
1
_
2
_
584
600
477
429
155
427
173
2.Tổng số lớp
50
427
a.Mầm non
227
217
117
72
155
62
155
67
50
b.Tiểu học
182
196
211
182
_
196
_
211
_
c.THCS
129
135
147
129
_
135
_
147
_
d.THPT
46
52
2
46
_
34
_
2
_
Nguồn:phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ
Qua bảng số liệu ta thấy tổng số trường trên địa bàn quận có sự dao động có sự
thay đổi ở cấp mầm non. Tiểu học, THCS, THPT ổn định qua các năm cả công lập và
tư thục chỉ có năm 2013-2014 tỷ lệ công lập ở cấp THPT giảm còn 1 trường. Còn tỷ lệ
công lập ở mầm non dao động và tăng dần tỷ lệ trường tư thục 3 trường vào năm
2014-2015. Tổng số lớp tăng ở năm 2012-2013 và sau đó giảm lại. Nhìn chung số lớp
ở các cấp tăng và giảm vào năm 2014-2015, tỷ lệ mầm non giảm công lập giảm 10
trường sau đó tăng lên 5 trường còn tư thục giảm 100 lớp năm 2014-2015. Tỷ lệ lớp ở
cấp tiểu học, THCS và THPT tăng lên ở cả công lập và tư thục chỉ có THPT giảm.
Mạng lưới trường học, lớp học theo các cấp của ngành đang các bước phát triển
hầu như số lượng trường của năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy quận rất
chú trọng phát triển mạng lưới các cấp học, đặc biệt là các trường công lập. Với mức
học phí không cao sẽ tạo điều kiện cho người dân có mức thu nhập thấp có nhu cầu
học tập, từ đó nâng cao trình độ dân trí. Đối với các cấp học mầm non, mẫu giáo có sự
tăng lên rõ rệt về số lượng trường, lớp và phân bố đều khắp thuận tiện cho các cháu
đến trường và đưa đón dễ dàng.
Bình quân số lớp/ trường: Đối với các cấp học mầm non là 10-12 lớp/ trường, bậc
tiểu học là 15-20 lớp/trường và THCS là 20-30 lớp/trường, THPT là 25-35 lớp/trường.
Có thể thấy rằng số lớp bình quân của một cấp học là không quá cao, đảm bảo một
môi trường thuận lợi nhất để phát triển.
2.2.2.Phân tích tình hình giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến sự phát triển của chất lượng giáo dục.
Số lượng giáo viên tăng lên từng năm ở các cấp học nhằm đảm bảo chất lượng giảng
dạy
2.2.2.1.Số lượng
Bảng 2.4 :Tình hình đội ngũ giáo viên qua các năm học 2012-2015.
Đvt: người
Các chỉ
tiêu
20122013
20132014
20142015
2012-2013
Công
Tư
lập
thục
2013-2014
Công lập
2014-2015
Tư thục
Công lập
Tư
thục
1.Mầm non
393
431
598
217
176
117
282
452
146
2.Tiểu học
351
274
327
351
_
274
_
337
_
3.THCS
343
266
337
343
_
266
_
327
_
4.THPT
126
115
98
126
_
83
32
133
_
5.Tổng số
1213
1087
1360
1034
176
640
314
1249
146
Nguồn: phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ
Qua bảng số liệu cho thấy tổng số giáo viên có sự dao động từ năm 2012-2013
đến 2014-2015 giảm từ 126 người sau đó tăng lên 273 người tỷ lệ công lập giảm sau
đó tăng còn tỷ lệ tư thục thì ngược lại.
Ở cấp mầm non tỷ lệ giáo viên tăng dần đến năm 2014-2015 là 205 người trong
đó tỷ lệ công lập ban đầu giảm 68 người sau đó lại tăng lên 303 người tỷ lệ tư thục
cũng tăng rồi giảm 136 người ở năm 2014-2015. Tiểu học và THCS thì số giáo viên
cũng giảm sau đó tăng ở công lập cũng vậy không mở lớp tư thục. THPT số lượng
giáo viên giảm dần qua các năm đến năm 2014-2015 chỉ còn 98 người giảm 28 người
so với năm 2012-2013, cón tỷ lệ công lập giảm sau đó tăng chỉ có năm 2013-2014 có
mở thêm trường tư thục.
Do xu hướng tất yếu số lượng người có nhu cầu gởi trẻ cũng tăng lên bắt buộc
mở thêm nên số lượng giáo viên tư thục ở cấp mầm non tăng lên
Chúng ta có thể thấy được số lượng giáo viên trên một lớp ở mỗi cấp được đảm
bảo theo kế hoạch theo kế hoạch và sự quan tâm rất lớn của quận đến đội ngũ giáo
viên hiện có. Tuy nhiên đối với các cấp học mầm non và phổ thông vẫn còn thiếu một
số kỹ năng như trang bị máy tính, ngoại ngữ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo
viên mầm non không được tuyển dụng vào biên chế trong những năm gần đây dẫn đến
tình trạng không yên tâm công tác.Ở các vùng khó khăn thu nhập thấp, một số nơi
chưa được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, chế độ hưu trí….Do nhà trường không
đủ khả năng kinh phí để thực hiện.
2.2.2.2.Chất lượng giáo viên:
Bảng 2.5: Chỉ tiêu về trình độ trên địa bàn quận Cẩm Lệ giai đoạn 2012-2015
Đvt: người
năm
Bậc học
2012-2013
2013-2014
2014-2015
Trung cấp
177
158
198
Cao đẳng
76
68
85
Đại học
801
718
898
Thạc sĩ
159
143
179
Nguồn:Phòng Giáo dục Đào tạo quận Cẩm Lệ
Qua bảng số liệu cho thấy chất lượng giáo viên có sự thay đổi ở các bậc học
qua các năm: trung cấp giảm năm 2013-2014 là 19 người sau đố tăng lên 40
người, bậc cao đẳng giảm 8 người sau đó tăng lên 17 người, còn ở đại học thì
giảm 83 người sau đó tăng lên 180 người và số người có trình độ thạc sĩ giảm 16
sau đó tăng 36 người nhìn chung số giáo viên có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao
còn cao đẳng chiếm tỷ lệ thấp
2.2.3. Phân tích về số lượng và chất lượng học sinh.
Quy mô dân số tăng lên do điều kiện tăng trưởng kinh tế xã hội của quận, mặt khác
thực trạng quy hoạch trên địa bàn quận làm cho dân số cơ họ tăng lên, nhu cầu đi học
cũng tăng lên. Số lượng học sinh ngoài công lập ở các cấp học mầm non chiếm tỷ lệ
cao hơn so với các cấp học khác.
Bảng 2.6: Tình hình học sinh qua các năm học 2012-2015
Đơn vị: học sinh
Chỉ tiêu
20122013
20132014
20142015
1.Mầm non
5034
4946
+Nhà trẻ
1143
+Mẫu giáo
1012-2013
2013-2014
2014-2015
Tỷ lệ
ngoài
công
lập (%)
Công
lập
Tư
thục
Công
lập
Tư
thục
Công
lập
Tư
thục
5520
2195
2839
2011
2935
2171
3349 40,5
1141
1712
_
_
_
_
_
_
3891
3805
3808
_
_
_
_
_
_
2.Tiểu học
6547
7102
7684
6547
_
7102
_
7684
_
3.THCS
4973
5248
5832
4973
_
5248
_
5832
_
4.THPT
2192
2140
2226
2192
_
2140
_
2226
_
5.Tổng cộng
23780 24382 26782 15907 2839 16501 2935 17913 3349
Nguồn: phòng GD-ĐT quận Cẩm Lệ
Qua bảng số lượng học sinh tăng lên hằng năm và học sinh ngoài công lập với học
sinh công lập có sự chênh lệch nhau giữa các cấp học, ngành học. Năm học 2013-2014
tổng cộng có 19264 học sinh, tăng 500 học sinh so với năm học 2012-2013 với 18764
học sinh, tăng 2,60%. Năm học 2014-2015 có tổng số học sinh là 21265 học sinh, tăng
2001 học sinh tăng 9,41 % so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh từ tiểu học đến trung
học phổ thông cũng tăng lên ở bậc công lập và tỷ lệ ngoài công lập đạt 40,5 %.
Tỷ lệ học sinh chuyển cấp khá cao, đối với cấp tiểu học quận đã hoàn thành công
tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:
+ Tiểu học lên THCS: 100%
+ THCS lên THPT: 97%
Vậy với tỷ lệ chuyển cấp như vậy, nếu so với các năm học như trước thì tỷ lệ học
sinh lên lớp ở các cấp học tăng và vượt kế hoạch. Tuy nhiên tỷ lệ hoc sinh chuyển cấp
từ trung học phổ thông lên đai học, cao đẳng còn thấp, do phần lớn học sinh chưa biết
tận dụng hết những thuận lợi, lợi thế của quận để phát huy lợi thế của mình. Đây được
xem là khó khăn cần có sự hỗ trợ của các sở ban ngành, đơn vị có liên quan tạo điều
kiện tốt cho học sinh phát huy hết tài năng. Qua đó quận cần có những biện pháp sao
cho số học sinh ở các cấp, các ngành ổn định về mọi mặt để nâng cao mang lại hiệu
quả giáo dục tốt hơn tiến tới quá trình đào tạo diễn ra một cách cụ thể, thích hợp.
2.2.4.Vốn đầu tư cho ngành giáo dục:
Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và dự toán thu chi ngân sách từ năm 2014-2015 của
ủy ban nhân dân quận đã giao. Lãnh đạo ngành đã đề ra các biện pháp điều tiết thực tế,
phân bố công khai, chỉ đạo việc rút dự toán kịp thời phục vụ cho hoạt động của ngành
và từng đơn vị sự nghiệp. Ở các đơn vị trường học cơ sở giáo dục, đã theo đúng quy
định của UBND thành phố , chấp hành nghiêm chỉnh công tác quản lý thu chi, đảm
bảo cho phụ huynh thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc đóng học phí đối với sự
nghiệp giáo dục. Nhờ vậy các khoản thu đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu kế hoạch được
giao, học phí là nguồn thu lớn và quan trọng đã hỗ trợ đáng kể chi ngân sách phục vụ
cho công tác giảng dạy và học tập, góp phần giải quyết những khó khăn của nhà
trường.
Cùng với nguồn kinh phí do nhà nước cấp, ngành đã huy động vốn góp xây dựng
từ cá nhân, gia đình.Ngoài ra quận còn huy động từ các tổ chức từ thiện để hỗ trợ giúp
đỡ trẻ em khuyết tật, trẻ em chịu ảnh hưởng của chất độc da cam.
Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho ngành giáo dục trên địa bàn quận cẩm lệ giai đoạn
2011-2015
Đvt: tỷ đồng
2011
2012
2013
2014
2015
Tốc độ tăng
trưởng bình
quân (%)
1. Vốn đia
phương
50.092
24.811
27.160
28.319
19.711
86,16
+ Thành phố
47.702
1.484
3.352
22.293
16.669
11,55
0
22.064
21.660
5.531
1.218
0,91
2.390
1.263
2.148
495
1.824
1,38
0
0
0
0
0
0
Chỉ tiêu
+ Quận
+ Sự nghiệp
2. Vốn tư nhân
Nguồn:phòng Giáo dục và đào tạo quận Cẩm Lệ
Nhìn chung vốn đầu tư cho ngành giáo dục ở địa phương giảm ở năm 2012 là
25281 tỷ đồng sau đó tăng 2012 đến năm 2014 là 1159 tỷ đồng còn 2015 thì giảm
8608 tỷ đồng. Trong đó vốn của thành phố của quận và của sự nghiệp cũng dao động .
Vốn thành phố giảm năm 2012 là 46218 tỷ đồng tăng ở năm 2013-2014 là 18914 tỷ
đồng sau đó tiếp tục giảm ở năm 2015 là 5624 tỷ đồng.
Vốn của quận thì giảm qua các 2012 đến 2015 là 20846 tỷ đồng. Vốn sự nghiệp
giảm mạnh năm 2012 là 1127 tỷ đồng, tăng năm 2013 là 885 tỷ đồng giảm mạnh vào
năm 2014 là 1653 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng lên 2015 là 1929 tỷ đồng . Tốc độ
tăng trưởng bình quân của vốn địa phương là 86,16% trong đó thành phố là 11,55%,
quận là 0,91 % còn vốn sự nghiệp là 1,38%.
2.2.5.Các chính sách phát triển giáo dục:
Đổi mới quản lý giáo dục: Thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục và
thực hiện dần việc bỏ cơ chế Bộ chủ quản đối và các cơ sở giáo dục đại học, thực hiện
công khai hóa và giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục
và tài chính của các cơ sở giáo dục thực hiện phân cấp quản lý mạnh đối với các địa
phương và các cơ sở giáo dục nâng cao tính tự chủ thực hiên cơ chế một cửa trong
toàn bộ hệ thống giáo dục
Nâng cao mức độ thụ hưởng kết quả giáo dục và đào tạo của mọi người dân: Phát
triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, mạng lưới trường phổ thông mạng lưới cơ sở
giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc, quy hoạch lại mạng lưới trường cao
đẳng, đại học trên phạm vi toàn quốc và toàn nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực về
quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, phát triển các trường cao đẳng cộng đồng nhằm
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các địa phương
Đảm bảo cân bằng trong giáo dục và đào tạo: Phát triển mạng lưới các cơ sở giáo
dục ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, hoàn thiện và thực hiên cơ chế học
bổng học phí tín dụng cho sinh viên, sinh viên vùng miền núi, có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn và thực hiện chính sách xã hội, chính sách thỏa đán thu hút giáo viên cho
miền núi, vùng khó khăn chính sách hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật học tập, thực
hiện chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục: Thể chế hóa vai trò trách nhiệm và quyền lợi của
tổ chức cá nhân và gia đình trong việc giám sát và đánh giá giáo dục, phối hợp với
nahf trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng cơ chế hợp lý mới nhằm đảm bảo
sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước và người học và các thành phần xã hội. Khuyến khích
và bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho
giáo dục, phát triển cơ sở giáo dục ngoài công lập và triển khai các chính sách hỗ trợ
cho cơ sở giáo duc.
Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục:Tăng ngân
sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo, huy đọng nguồn lực từ các tổ chức kinh tế xã
hội các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo phân bố tài chính cho các cơ sở giáo dục
dựa trên nhu cầu thực tế và kết quả hoạt động của từng cơ sở nhằm tạo ra cạnh tranh
lành mạnh, khuyến khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục, nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đảm bảo tính minh bạch và trách
nhiệm đối với nhà nước, người học và xã hội.
2.3 Đánh giá chung
2.3.1. Thành tựu.
Trong những năm qua cùng với đà phát triển kinh tế -xã hội sự nghiệp phát triển
giáo dục đào tạo ở thành phố đã có bước chuyển mạnh trên nhiêu mặt. Mạng lưới
trường lớp trên địa bàn quận được quy hoạch sắp xếp hợp lý theo hướng đa dạng hóa
và xã hội hóa giáo dục phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa
bàn. Ở tất cả các cấp học các ngành học, đều đã được thực hiện tốt công tác xã hội
hóa, phát huy nội lực trong hoạt động giáo dục. Các trường đã nhận sự đóng góp,tài
trợ đáng kể của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Công việc xây dựng
quy hoạch, kế hoạch và cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn,từng bước đáp ứng yêu
cầu theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa.
Qũy đất cho giáo dục được đảm bảo, là địa bàn có nhiều trường đáp ứng đủ diện
tích đất theo quy định của điều lệ nhà trường.Cơ sở vật chất được tăng cường, công tác
đào tạo chuẩn hóa được nâng lên rõ rệt. Trẻ em khuyết tật được hòa vào các trường,hỗ
trợ kinh phí đều đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường khuyết tật.
Thu hút 98% trẻ em 5 tuổi ra mẫu giáo, 100% trẻ em từ 6-10 tuổi vào học tiểu học,
95% thanh thiếu niên trong độ tuổi 11 đến 17 tuổi đi học THCS, THPT chiếm 28,78%
so với tổng số học sinh. Trong đó ngành học mầm non co số lượng học sinh khá đông
là 4,472 chiếm 82,44%. Hàng năm quận được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và
trung học đúng độ tuổi.
Qũy đất cho giáo dục được đảm bảo, là địa bàn có nhiều trường đáp ứng đủ diện
tích đất theo quy định của điều lệ nhà trường.Cơ sở vật chất được tăng cường, công tác
đào tạo chuẩn hóa được nâng lên rõ rệt. Trẻ em khuyết tật được hòa vào các trường,hỗ
trợ kinh phí đều đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường khuyết tật.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.
Kinh tế giai đoạn 2011-2015 tuy có tăng trưởng nhưng chưa cao, chưa tương xứng
với tiềm năng và thế mạnh của quận, quy mô nền kinh tế mặc dù được cải thiện song
còn nỏ và tích lũy còn hạn chế, sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số lĩnh vực còn
thấ
Nguồn thu ngân sách của quận chưa thật sự bền vững.
Tiến độ đầu tư, xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng, dự án của thành phố
ủa
trên địa bàn còn chậm nên việc tác động trở lại cho việc phát triể
quậ
Tình trạng phạm pháp hình sự, các loại tội phạm và tai nạn giao thông có giảm
nhưng chưa cơ bản, vững chắc. Tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội khác diễn biến
khá phức tạp, hoạt độ
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành còn bộc lộ một số hạn chế cần phải
khắc phục nhằm mang lại những kết quả tốt nhất.
- Mặc dù có nhiều cố gắng chất lượng giáo dục của quận vẫn chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trước
yêu cầu và thách thức mới, GD quận đang bộc lộ những hạn chế không tránh khỏi. Về
đội ngũ, một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của
giáo dục phổ thông cả về năng lực quản lý, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhà
giáo. Về các điều kiện đảm bảo chất lượng, tuy quận chưa ưu tiên đầu tư nhưng vẫn
đáp ứng nu cầu phát triển nhanh sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới.
- Các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục hạn chế, nhất là đầu tư từ ngân sách
nhà nước cho chi thường xuyên. Nguồn kinh phí từ nhà nước chưa đáp ứng được nhu
cầu hoạt động của ngành kũng như chưa phù hợp với cơ cấu kinh phí chung của toàn
thành phố.
- Do tình hình kinh tế xã hội của quận còn khó khăn,mức sống của nhân dân còn
thấp nên việc huy động của các tổ chức, cá nhân, sự đầu tư của các gia đình trong việc
học tập của con em còn han chế. Do mức học phí chậm điều chỉnh ảnh hưởng đến hoạt
động của các cơ sở giáo dục trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng xã hội hóa.
Giáo viên ở các trường ngoài công lập ở các vùng khó khăn có thu nhập còn thấp do
trường không đủ kinh phí trả lương và bồi dưỡng.
- Tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan mặc dầu có nhiều cố gắng trong việc
công tác quản lý thường xuyên chấn chỉnh xong vẫn chưa đáp ứng được mong ứng xã
hội. Căn bệnh “ chạy theo thành tích” tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp xếp loại, bệnh phô
trương hình thức, đối phó…vẫn còn tồn tại.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN CẨM LỆ GIAI ĐOẠN 2016-2020
3.1 Các quan điểm, mục tiêu đánh giá định hướng phát triển mạng lưới giáo dục
3.1.1. Quan điểm giáo dục
Văn kiện Đại hội thứ 10 của Đảng có nêu ra chiến lược ổn định và phát triển kinh
tế - xã hội “ đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống
vật chất, xã hội, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đưa nước ta đến năm 2020 trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nguồn lực con người năng lực khoa học
và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế quốc dân, an ninh được tăng cường.
Thể chế kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành cơ bản về vị
thế của nước ta trên trường quốc được nâng cao cụ thể như sau:
Tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Cẩm Lệ gắn liền với tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng và của cả nước. Trong đó, đổi mới từng bước
vững chắc toàn bộ hệ thống giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả thiết
thực, mở rộng quy mô một cách hợp lý. Từng bước phát triển quy mô giáo dục vừa để
đáp ứng về số lượng, cơ cấu ngành , chất lượng lao động, kỹ thuật cho nhu cầu phát
triển các ngành kinh tế quốc gia,vừa thỏa mãn từng bước nhu cầu học tập, nâng cao
dân trí của nhân dân.
Tập trung các giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng GD-ĐT duy
trì hiệu quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi tại tất
cả các phường, xã.
Phát triển nền giáo dục đào tạo gắn bó hài hòa với xu thế đổi mới của nền kinh tế xã hội theo hướng đa dạng phong phú về hình thức mềm dẻo, linh hoạt trong cơ chế,
tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội học tập, nâng cao trình độ theo ý
muốn. Tiếp tục triển khai vận động “ nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục” thực hiện nguyên lý “học đi đôi với hành”, giáo dục đi đôi với
hoạt động sản xuất, thực hiện tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp an toàn nghiêm túc, công
tác coi thi, chấm thi xét tuyển chu đáo, tuân thủ theo quy chế chung của giáo dục .
Tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất kỹ thuật các trường học, lớp
học bị hư hỏng, xuống cấp, hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy. Thực hiện tốt công
tác hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh để phân luồng, phân ban học sinh sau THCS một
cách hợp lý nhất.
Tận dụng triệt để mọi nguồn lực để phát triển giáo dục phải dành một nguồn ngân
sách thỏa đáng cho lĩnh vực cho lĩnh vực ngày một phát triển. Mặt khác bằng nhiều