Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO CÁO NỘI DUNG TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NHÓM MODULE 5 MÃ MODULE 31 LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.64 KB, 15 trang )

NHÓM MODULE 5
MÃ MODULE 31
LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
A. Mục tiêu bồi dưỡng:
Học viên có kĩ năng lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
B. Nội dung cơ bản của mô dun
* Đặt vấn đề:
- Muốn đạt 6 chuẩn nghề nghiệp GV trung học (Thông tư 30/TT-BGDĐT ngày
22/10/2009), GVCN phải đạt các yêu cầu về năng lực sư phạm trong đó có Kĩ
năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm (KNXDKHCN) lớp...
- KNXDKHCN là một nội dung lớn trong kế hoạch chiến lược của các trường
trung học
- Một trong những khó khăn cơ bản mà GVCN lớp, cán bộ quản lí gặp phải
trong thực tiễn là KNXDKHCN lớp
I. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
1. Vị trí:
- Là cầu nối giữa gia đình- nhà trường - xã hội;
- Là người thừa lệnh Hiệu trưởng – Ban giám hiệu quản lý học sinh của
một lớp hoc;
- Là người gần gũi quan trọng ảnh hưởng tới nhân cách, kết quả giáo dục
của học sinh.
2. Vai trò của GVCN
- Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công, thay mặt hiệu
trưởng quản lí và tổ chức các hoạt động giáo dục của học sinh, Chịu trách nhiệm
trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp.
- Điều phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp
- Là đại diện của lớp trong các mối quan hệ: Gia đình, nhà trường, xã hội
và các tổ chức đoàn thể.
- Truyền thụ kiến thức và giúp học sinh rèn luyện để hình thành và phát
triển nhân cách.
II. Mục tiêu, nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS


1.Mục tiêu công tác chủ nhiệm ở trường THCS:
- Rèn luyện, giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm trở thành những con người hoàn
thiện về nhân cách, phát triển về trí tuệ, tài năng.
- Xây dựng tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, thân thiện.
2. Nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS
a. Tìm hiểu, nghiên cứu đối tượng giáo dục (học sinh)
b. Xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, có tổ chức, có kỉ luật, phát
huy mọi khả năng học tập, tu dưỡng đạo đức cho học sinh
c. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh.
d. Tổ chức phối hợp giáo dục HS với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ
Chí Minh.
e. Phối hợp với các giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục trong nhà
trường để tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
g. Tổ chức phối hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục ngoài nhà
trường .


h. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp.
III. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm
1. Một số khái niệm cơ bản:
a. Kế hoạch chủ nhiệm: là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ
nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu
và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó
• Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng
- Cho 3 năm học gọi là kế hoạch chiến lược
- Cho 1 năm học gọi là kế hoạch năm học.
• Trong kế hoạch năm học có :
• Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần.
• Kế hoạch mục tiêu hoặc Kế hoạch chuyên môn của lớp chủ nhiệm (Kế
hoạch sinh hoạt chuyên đề)

b. Lập kế hoạch chủ nhiệm: là lựa chọn một trong những phương án hành động
trong tương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận trong bộ máy quản lí để đạt được
mục tiêu mong đợi đợi trên cơ sở khả năng hiện tại.
2. Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm
Theo nguyên tắc cấu trúc nội dung, bản kế họach chủ nhiệm lớp bao giờ
cũng phải tương xứng với nhiệm vụ công tác, cho nên khó có một mẫu cấu trúc
chung dùng cho tất cả các lớp chủ nhiệm. Do vậy, kế họach chủ nhiệm nêu ra
đây chỉ là mẫu tham khảo bao gồm 9 nội dung cơ bản:
(1) Đặc điểm môi trường lớp học: (thuận lợi, khó khăn; cơ hội, thách thức)
- Nguồn thông tin xây dựng: Chỉ thị kế hoạch năm học của Bộ, Sở, Phòng
GD&ĐT, kế hoạch năm học của trường và đặc điểm riêng của lớp
(2)Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu:
- Nguồn thông tin xây dựng: đặc điểm tình hình môi trường, nhiệm vụ năm
học....
(3) Các biện pháp chính
(4) Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm
(5) Điều chỉnh kế hoạch
(6) Kế hoạch từng tháng (từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau) (Dự kiến:
Nội dung – Phân công – Thời gian)
(7) Kế hoạch Sơ kết học kì (học kì I từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau;
học kì II từ tháng 2 đến tháng 5)- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
(8) Kế hoạch Tổng kết năm học (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
(9) Kế hoạch hoạt động hè (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
3. Cách xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm
a. Tuân thủ theo quy trình 6 bước sau:
-Bước 1: Phân tích môi trường lớp học (học bạ năm trước, trao đổi với thầy cô
giáo CN cũ (nếu có sự thay đổi GVCN), phát mẫu phiếu điều tra cá nhân,…)
-Bước 2: Xây dựng định hướng phát triển lớp học
-Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt của lớp
-Bước 4: Xác định các giải pháp cần tiến hành để đạt được mục tiêu

-Bước 5: Xác định các đề xuất tổ chức thực hiện kế hoạch
-Bước 6: Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế
hoạch của lớp trước khi thực hiện
b. Trước khi lập kế hoạch chúng ta cần:


- Dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ năm học cùng với các chỉ tiêu mà nhà trường định
hướng
- Kết hợp với kết quả nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của học sinh (cá nhân và
tập thể)
- Các điều kiện, nguồn lực (từ trong tập thể lớp,trong trường, các lực lượng xã
hội khác) vàquan trọng là mong muốn của tập thể lớp cùng
- GVCN dự kiến sẽ đạt được những mục tiêu nào mà xây dựng kế hoạch.
c. Trong quá trình lập kế hoạch, các câu hỏi cơ bản sau sẽ được trả lời:
+Lớp chúng ta đang ở đâu? (hiện lớp ta đang ở trạng thái / giai đoạn phát triển
nào?)
+ Lớp chúng ta sẽ đi tới đâu? (chúng ta sẽ phát triển lớp đạt được các mức độ
nào trong thời hạn xác định: Một học kì? Một năm học?)
Lớp chúng ta sẽ làm gì? Làm như thế nào? Bằng phương tiện nào để tới được
đó? (Làm thế nào để chúng ta đạt được các tiêu chí trong mục tiêu phát triển
đó ?)
+ Làm thế nào để biết lớp chúng ta đi đúng hướng và tới đích? (Phát triển tập
thể HS thành môi trường lớp học thân thiện)
3. Tham khảo một số loại Kế hoạch chủ nhiệm (Tài liệu tập huấn về
công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT)
KẾT LUẬN CHUNG
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác, GVCN phải xây dựng KHCN
theo quy trình 6 bước, trong đó đặc biệt quan tâm đến kĩ thuật phân tích SWOT.
Cấu trúc KHCN gồm có 9 nội dung cơ bản có thể coi như Mẫu KHCN
bao gồm: KH năm, KH tháng, KH tuần, KHCT mục tiêu, KH công việc,…



NHÓM MODULE 5
MÃ MODULE 32
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
A. Mục tiêu bồi dưỡng:
Học viên có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm
B. Nội dung cơ bản của mô dun
I. Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS
1. Tìm hiểu và nắm vững đối tượng giáo dục
2. Tổ chức và xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
3. Giáo dục ý thức học tập, giá trị sống, kĩ năng sống….. cho học sinh
4. Đánh giá kết quả giáo dục lớp chủ nhiệm.
5. Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công t ác
quản lí, giáo dục học sinh.
………………………………
II. Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS
- Phát động các phong trào thi đua, tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt
chủ đề, các cuộc thi…
- Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh: câu lạc bộ, hoạt động
văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lao động
và hướng nghiệp….
- Tổ chức gặp gỡ Cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn…..
- ………………………………………………
III. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động của công tác chủ
nhiệm cấp THCS
1. Phương pháp thuyết phục:
Là phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng
những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân

cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…
-Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể
chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện,
nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt
chưa tốt.
2. Phương pháp rèn luyện:
Là phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em
những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các
em thành hành động thực tế.
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường:
dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện
pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên
trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo
đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học
sinh tham gia tốt phong trào này.


- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động
có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động
của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách
gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những
tác động có hại.
3. Phương pháp thúc đẩy:
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức
bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong”
của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. Những nội quy, quy chế
trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có

tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn
theo yêu cầu của nhà trường. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý 2 biện
pháp:
- Khen thưởng: tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh
làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các
em khác noi theo.
- Xử phạt: phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính
chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe
những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và
những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm
dụng. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy
hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa
khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ
thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.
4. Phương pháp vận động quần chúng
+ Để giáo dục học sinh cần vận động gia đình, vận động các đoàn thể...cùng
tham gia thống nhất một mục tiêu để đưa học sinh vào hoạt động có nề nếp, có
kỉ luật với các hoạt động phong phú tạo dư luận tốt biến tập thể học sinh thành
môi trường giáo dục.
+ Cần có sự tham gia của các lực lượng giáo dục để thống nhất các yếu tố của
quá trình giáo dục
5. Phương pháp tổ chức hoạt động tập thể
+ Đưa học sinh vào các hoạt động tập thể có tổ chức như trong lớp có các tổ học
sinh, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên. Sống trong mỗi tổ chức để mỗi học sinh
tự xác định cho mình về quyền lợi và nghĩa vụ, tu dưỡng, để phấn đấu vì mục
tiêu chung.
+ Tổ chức các hoạt động cho học sinh dưới nhiều hình thức và nội dung phong
phú (hoạt động học, văn nghệ, tham quan…) . Nội dung, hình thức hoạt động
càng phong phú thì càng hấp dẫn học sinh, càng mang lại giá trị giáo dục cao.
6. Phương pháp chăm sóc, giáo dục cá biệt các đối tượng học sinh

+ Trên cơ sở phân loại học sinh, giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch giáo dục học
sinh yếu, kém, có năng khiếu… trong học tập, tu dưỡng.
KẾT LUẬN
Một người GVCN tốt sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp tốt, nhiều
GVCN tốt sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.


NHÓM MODULE 5
MÃ MODULE 35
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
A. Mục tiêu bồi dưỡng:
Học viên có kĩ năng tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các
môn học và hoạt động giáo dục.
B. Nội dung cơ bản của mô dun
* Đặt vấn đề:
+ Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đề
bất định đối với con người. Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt
qua những thách thức đó và hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp rủi ro.Nếu
con người có kiến thức, có thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công,
50% còn lại là những kĩ năng sống cần thiết .
+ Thực trạng KNS của HS THCS hiện nay:
- Có nhiều hành vi ứng xử sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội (vô cảm)
- Nhiều học sinh thành tích học tập rất tốt, nhưng kĩ năng sống rất thấp (thể
hiện khi giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội, ứng phó với những thử thách
- Sự bùng nổ thông tin, nhất là game onlin - ảnh hưởng bởi các trò chơi
mang tính bạo lực. Bạo lực học đường gia tăng
- Học sinh hút thuốc lá, uống rượu, nghiện game, chat... trong khi không
phải các em không ý thức được sự nguy hại của những vấn đề đó. Nhiều khi các
em tham gia chỉ vì đua đòi, có khi không đủ khả năng để từ chối.
- Nhiều hiện tượng khác: bỏ học, vi phạm pháp luật ( giao thông, ma túy,

mất trật tự công cộng…) gia tăng ở lứa tuổi học sinh.
Từ năm 2008, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” được triển khai rộng rãi, trong đó nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá, xếp hạng trường học
thân thiện.
I. Quan niệm và phân loại kĩ năng sống:
1. Quan niệm về kĩ năng sống: Có nhiều quan niệm
- UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày (đây là một quan niệm rất rộng).
- WHO: KNS là kĩ năng có những hành vi tích cực giúp các cá nhân có thể ứng
xử hiệu quả trước những khó khăn của cuộc sống.
- Có nhiều quan niệm khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất nội dung cơ bản:
KNS là năng lực, khả năng tâm lí xã hội của con người có thể ứng phó với
những thách thức trong cuộc sống (tệ nan, căng thẳng, mâu thuẫn), giải quyết có
hiệu quả các tình huống và nhu cầu (sống, học tập, lao động, vui chơi…)
2. Phân loại KNS: có nhiều cách phân loại KNS
a. Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khoẻ (WHO): có 3 nhóm
- Kĩ năng nhận thức: tư duy phê phán, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề, ra
quyết định, đặt mục tiêu....
- Kĩ năng đương đầu với xúc cảm (KN tự quản lí bản thân): ý thức trách nhiệm,
kiềm chế căng thẳng, kiểm soát cảm xúc...
- Kĩ năng xã hội: giao tiếp, tính quyết đoán, thương thuyết, hợp tác....
b. Cách phân loại của tổ chức UNICEF


- Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình: kĩ năng tự nhận thức, lòng tự trọng,
sự kiên định theo đuổi mục tiêu, đương đầu với cảm xúc, căng thẳng...
- Kĩ năng nhận biết và sống với người khác: kĩ năng quan hệ, sự thông cảm, thấu
hiểu, thương lượng, giao tiếp, từ chối
- Kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết

định, giải quyết vấn đề....
II. Vai trò và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1. Vai trò của giáo dục KNS cho học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng sống là nhu cầu bức thiết để đáp ứng yêu cầu đối với nguồn
nhân lực thế kỉ 21.
- Giáo dục kĩ năng sống là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Giáo dục kĩ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt
đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỗi cá nhân.
2. Mục tiêu của giáo dục KNS cho học sinh:
+ Tăng cường năng lực tâm lí-xã hội và xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực
cho HS. Cụ thể:
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ
sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ
những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt
động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát
triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
III. Nội dung và nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
1. Nội dung giáo dục kĩ năng sống:
- Những KNS chung: bao gồm nhóm KN nhận thức, nhóm KN đương đầu với
cảm xúc, nhóm kĩ năng xã hội
- Những KNS trong các lĩnh vực cụ thể của đời sống: KN giải quyết và ứng xử
với vấn đề vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng, việc làm thu nhập, môi
trường, giới tính, phòng chống tác tệ nạn xã hội, thiên tai, hoà bình và giải quyết
xung đột....
* Những KNS cần giáo dục cho HS THCS
+ Những kĩ năng sống cốt lõi:
• Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình:
• Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác:

• Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề
+ Những KNS để ứng phó với những vấn đề của lứa tuổi THCS
• Phòng tránh lạm dụng game.
• Phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính.
• Phòng tránh sử dụng chất gây nghiện.
• Phòng tránh bạo lực học đường.
• Phòng tránh tai nạn giao thông, đuối nước…
2. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS:
a. Giáo dục KNS có nhiệm vụ khó khăn là thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực
có nguy cơ rủi ro thành hành vi tích cực, mang tính xây dựng nên cần phải quán
triệt các nguyên tắc thay đổi hành vi như sau:
- Tạo cơ hội cho HS thông qua trải nghiệm


- Cung cấp kiến thức vừa đủ, tránh mang tính hàn lâm
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, rất hạn chế sử dụng những thông
điệp mang tính đe doa để động viên sự thay đổi hành vi
- Triển khai theo nhóm nhỏ, cần đủ thời gian để trải nghiệm và củng cố hành vi
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn
- Sử dụng tác động của người có uy tín và phương pháp đồng đẳng
Phối hợp với gia đình, cộng đồng để tạo ra môi trường GD khuyến khích sự thay
đổi hành vi
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ
b. Ngoài ra để đạt mục tiêu cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đối với
giáo dục KNS:
- Tương tác: KNS không thể được hình thành qua việc nghe giảng và tự đọc
tài liệu. Cần tổ chức cho HS tham gia các hoạt động và tương tác với GV và với
nhau trong quá trình giáo dục.
- Trải nghiệm: Người học cần được đặt vào các tình huống để trải nghiệm và
thực hành.

- Tiến trình: GD KNS không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà
đòi hỏi phải có cả quá trình.
- Thay đổi hành vi: mục đích cao nhất của GD KNS là giúp người học thay đổi
hành vi theo hướng tích cực.
- Thời gian: GD KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm
càng tốt.
IV. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS qua các môn
học và hoạt động giáo dục (Chung phương pháp giáo dục giá trị sống –Trình
bày ở Mã môdun 36)
* Lưu ý: Thực hiện giáo dục KNS có rất nhiểu phương pháp trong đó coi
trọng:
- Giáo dục KNS thông qua dạy học các môn học.
- Tổ chức các chủ đề giáo dục KNS chuyên biệt đáp ứng nhu cầu của HS qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Lồng ghép tích hợp qua các chủ đề, các dạng hoạt động ngoài giờ lên lớp khác.
- Qua tiếp cận 4 trụ cột “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự
khẳng định” đối với các nội dung giáo dục
- Qua xử lí các tình huống trong thực tiễn cuộc sống theo cách coi trọng/ tiếp
cận KNS
- Qua tư vấn, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh.
KẾT LUẬN:
- Hoạt động giáo dục KNS là vô cùng cần thiết cho học sinh nhất là trong thời
điểm hiện nay.
- Các trường THCS cần tổ chức thực hiện một cách linh hoạt như sinh hoạt
ngoại khóa hay giáo dục lồng ghép vào các môn học, hoạt động ngoài giờ lên
lớp để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội
cho các em bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những
khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kỹ năng thực hành một
cách tự nhiên.



- Giáo dục kỹ năng sống là nội dung khá rộng đòi hỏi có sự tham gia của các
thành viên, tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Để trường học luôn là nơi các em cảm thấy an toàn nhất, để mỗi ngày đến
trường của các em là một ngày vui thì việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
là một nhiệm vụ mà nhà trường, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Trường
học có thân thiện, học sinh có tích cực hay không đều bắt nguồn từ kỹ năng sống
của các em.


NHÓM MODULE 5
MÃ MODULE 36
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC SINH
A. Mục tiêu bồi dưỡng:
Học viên có kĩ năng tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh qua các
môn học và hoạt động giáo dục.
B. Nội dung cơ bản của mô dun
* Đặt vấn đề:
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, hai khái niệm thường được nhắc
đến trong giáo dục nhân cách cho trẻ em là giáo dục giá trị sống và kỹ năng
sống. Ở Việt Nam hiện nay, khi nói đến giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống,
không ít người, kể cả một số giáo viên, vẫn cho rằng đây là một vấn đề mới, cần
đưa vào nhà trường giáo dục học sinh trước khi trở nên quá muộn. Thực ra, điều
đó không mới, chỉ là cách gọi khác của việc giáo dục đạo đức, thái độ (hình
thành nhân cách) và giáo dục kiến thức, kỹ năng (bồi dưỡng nhân tài) cho học
sinh.
Mặt khác, nếu con người không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững
chắc, dù cho được học nhiều kỹ năng đến đâu vẫn không biết cách sử dụng
nguồn tri thức ấy sao cho hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.
Không có nền tảng giá trị con người sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và

người khác, không biết cách hợp tác, không biết cách xây dựng và duy trì tình
đoàn kết trong mối quan hệ, không biết cách thích ứng trước những đổi thay, có
khi còn tỏ ra tham lam, cao ngạo về kỹ năng, khả năng vốn có của mình.
Thiếu nền tảng giá trị sống vững chắc, con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi
những giá trị vật chất, và rồi mau chóng định hình chúng thành mục đích sống,
đôi khi đưa đến kiểu hành vi thiếu trung thực, bất hợp tác, vị kỷ cá nhân. Giá trị
sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất.
I. Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống.
1. Quan niệm về giá trị sống (giá trị cuộc sống)
Theo từ điển Tiếng Việt giải nghĩa: Giá trị là cái dựa vào đó để xem xét
một con người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài
năng. Giá trị cũng là những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện
của một xã hội.
Giá trị sống (hay còn gọi là “giá trị cuộc sống”) là những điều mà một con
người cho là tốt, là quan trọng, phải có cho bằng được và vì thế giá trị sống chi
phối hành vi hướng thiện của con người. Giá trị sống trở thành động lực để
người ta nổ lực phấn đấu để có được nó.
Những giá trị sống cơ bản thường được nhắc đến là hòa bình, công bằng
xã hội, sự tôn trọng, đoàn kết, sự trung thực, tình bạn, tính vị tha… Chung quy
là tất cả những gì mà con người cho là tốt đẹp nhất.
Có người cho rằng trở thành người giàu có mới là “giá trị đích thực”, có
người lấy danh vọng làm thước đo giá trị, có người lại coi sự nhàn hạ là giá trị
cuộc sống……
Vì vậy, giáo dục học sinh nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc
sống là điều vô cùng cần thiết.


* Khái niệm: Giá trị sống là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các
quan niệm về cái thiện, cái ác trong các mối quan hệ của con người với con
người. Giá trị về bản chất là những quy tắc, những chuẩn mực trong quan hệ xã

hội, được hình thành và phát triển trong cuộc sống, được cả xã hội thừa nhận.
Giá trị là quy tắc sống, nó có vị trí to lớn trong đời sống, và định hướng cho
cuộc sống của mỗi cá nhân, điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của
xã hội. Những giá trị phổ biến của đạo đức thể hiện trong các khái niệm: thiện,
ác, lẽ phải, công bằng, văn minh, lương tâm, trách nhiệm.
* Lưu ý:
Kỹ năng sống và giá trị sống là hai khái niệm khác nhau nhưng có một sự
gắn liền mật thiết với nhau. Giá trị sống là nền tảng hình thành kĩ năng sống. Kĩ
năng sống là công cụ thể hiện giá trị sống.
2. Phân loại giá trị sống:
Các giá trị của con người rất phong phú và đa dạng mà con người lại sống
trong môi trường xã hội, tham gia vào các hoạt động đa dạng, do vậy việc phân
loại định hướng giá trị cũng rất phức tạp, song có thể chấp nhận một số cơ sở
phân loại phổ biến như sau:
* Nếu căn cứ vào ý nghĩa xã hội hay cá nhân của những mục đích mà con
người hướng tới, thì có 2 loại:
+ Định hướng giá trị xã hội: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân trong
quan hệ với xã hội như lòng thương người, chấp hành luật pháp, lịch sự nơi công
cộng, biết ơn thế hệ trước...
+ Định hướng giá trị cá nhân: là thái độ, là sự lựa chọn các giá trị trong mối
quan hệ với bản thân như lòng trung thực, sự khiêm tốn, vị tha, chấp nhận thử
thách...
* Nếu căn cứ vào đối tượng của sự định hướng giá trị ta có:
+ Định hướng giá trị vật chất: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
hướng tới các giá trị vật chất như tiền bạc, của cải, cách làm giàu...
+ Định hướng giá trị tinh thần: là thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân
hướng tới các giá trị tinh thần như sự thanh thản, tình yêu nghệ thuật, yêu
thương con người...
* Căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những giá trị mà con
người đang theo đuổi ta có:

+ Định hướng giá trị tích cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng
tới các giá trị tích cực như trung thực, thẳng thắn, giúp đỡ, thương người, tự hào
dân tộc...
+ Định hướng giá trị tiêu cực: thái độ, sự lựa chọn các giá trị của cá nhân hướng
tới các giá trị tiêu cực như dối trá, hèn nhát, ích kỷ...
II. Vai trò và mục tiêu giáo dục giá trị sống cho học sinh trong giáo dục phổ
thông
1. Vai trò giáo dục giá trị sống cho HS trong giáo dục phổ thông

- Hình thành giá trị sống cho lứa tuổi vị thành niên là quan trong nhất bởi đây là
lứa tuổi đang hoàn thiện phát triển nhân cách. Giáo dục giá trị sống là cái nền để
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hướng đến sự hình thành, phát triển nhân


cách người học, giúp học sinh có năng lực học tập và những chọn lựa mang ý
thức xã hội.
- Giúp học sinh có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình trong một môi
trường học tập có sự khuyến khích, ủng hộ, quan tâm, sáng tạo.
1. Mục tiêu giáo dục giá trị sống cho HS trong giáo dục phổ thông
GD GTS cho HS nhằm:
- Định hướng tư duy
- Định hướng hành vi
- Định hướng cách giải quyết vấn đề
để học sinh sống, học tập và làm việc theo những giá trị sống chân chính, tích
cực. phù hợp với thời đại.
III. Nội dung giáo dục giá trị sống cho học sinh
Giá trị sống là sống với từng giá trị chứ không phải chỉ là nói về các giá
trị đó. Giá trị là gốc còn kỹ năng chỉ là phần ngọn. Vì vậy, dạy về giá trị sống là
dạy cái gốc rễ của cuộc sống, là dạy cho học sinh cách sống với nhau bằng tình
yêu thương và sự tôn trọng. Đối với học sinh THCS nội dung giáo dục giá trị

sống là dạy cho học sinh biết sống với các giá trị sống phổ quát của nhân loại và
những giá trị sống truyền thống của dân tộc.
a. 12 giá trị sống phổ quát của nhân loại (những giá trị mang tính nhân
loại, có nghĩa là không phân biệt màu da, quốc tịch, vị trí địa lý… mọi con
người đều cùng hướng về những giá trị đó)
1. Hòa bình: Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Nếu mỗi
người đều cảm thấy bình yên trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị trên khắp thế
giới.
2. Tôn trọng: Bẩm sinh con người vốn là quý giá. Một phần của lòng tự trọng là
biết về các phẩm chất của mình và tôn trọng phẩm chất của người khác.
3. Yêu thương: Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu thương; và
trong một con người tốt lành, bản chất tự nhiên là biết thương yêu.
4. Hạnh phúc: Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập niềm hy vọng và
sống có mục đích. Khi mong muốn những đều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ
cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim.
5. Trung thực: là luôn nói sự thật. trung thực không có nghĩa là mâu thuẫn hoặc
thiếu nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
6. Khiêm tốn: người khiêm tốn là người luôn biết lắng nghe và chấp nhân quan
điểm của người khác. Khiêm tốn khiến người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái
tim người khác.
7. Trách nhiệm: là chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng
tốt nhất của mình. Người có trách nhiệm là người trưởng thành và có những suy
nghĩ đúng đắn.
8. Giản dị: sống một cách tự nhiên, không giả tạo, là cảm nhận vẻ đẹp bên trong
và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người nghèo và khó khăn
nhất.
9. Khoan dung: Khoan dung là sự cởi mở và sự chấp nhận vẻ đẹp của những
điều khác biệt. Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Hòa bình là
mục tiêu, khoan dung là phương pháp. Người khoan dung thì biết rút ra những
điều tốt nơi người khác cũng như trong các tình thế. Khoan dung là nhìn nhận cá

tính và sự đa dạng trong khi vẫn biết hóa giải những mầm mống gây chia rẽ, bất


hòa và tháo gỡ ngòi nổ của sự căng thẳng được tạo ra bởi sự dốt nát.
Hạt giống của khoan dung là tình yêu thương; nước để nó nảy mầm là lòng trắc
ẩn và sự quan tâm, chăm sóc.
10. Hợp tác: tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì một
mục đích. Lòng can đảm, sự quan tâm và sẻ chia tạo nên nền tảng cho sự hợp tác
11. Tự do: Tự do hiện diện trong tâm trí và trái tim. Chỉ có thể trải nghiệm được
tự do nội tâm khi có những suy nghĩ tích cực về tất cả mọi người, kể cả bản
thân.
12. Đoàn kết: là sự hài hòa bên trong mỗi người và giữa các cá nhân trong cùng
một nhóm. Tình đoàn kết được xây dựng từ thái độ tôn trọng, ánh nhìn sẻ chia,
có chung niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
b.Các giá trị truyền thống của con người Việt Nam (mang tính bản sắc,
đặc trưng của dân tộc)
1.Tinh thần yêu nước: giá trị đạo đức cao quý nhất của con người Việt Nam, là
chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong tháng bậc giá trị truyền thống.
Tinh yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn
dược thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước.
2. Yêu thương con người: là giá trị đạo đức đặc trưng của dân tộc ta, một giá trị
rất đáng tự hào. Nó gắn liền với tình yêu thương đồng loại và là cái gốc của đạo
đức.
3.Tinh thần đoàn kết: là sản phẩm đặc thù của một hoàn cảnh thiên nhiên khắc
nghiệt và điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam. Đây là một trong những nhân tố cốt
lõi trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
4.Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm: đây cũng là một giá trị đạo đức nổi bật
trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam để đảm bảo cho sự sinh tồn của dân tộc.
Ngoài những giá trị nói trên, dân tộc Việt Nam còn có nhiều giá trị đạo
đức khác tạo nên cốt cách con người Việt Nam, như đức tính khiêm tốn, lòng

thuỷ chung, tính trung thực... Những đức tính này không tồn tại riêng rẽ mà liên
quan đến nhau - đức tính này là điều kiện, là biểu hiện của đức tính kia.
Chính những giá trị đạo đức truyền thống này đã tạo nên lịch sử vẻ vang
của dân tộc Việt Nam. Chúng là nhân tố quan trọng định hướng tư tưởng, tình
cảm, hành động của con người Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của
mình. Chúng đã tạo nên những con người biết sống xả thân vì nghĩa, vì đồng
bào, dân tộc bất kể con người đó thuộc tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội.
IV. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS qua các môn học
và hoạt động giáo dục.
Có rất nhiều phương pháp dưới đây chỉ là gợi ý một số phương pháp:
1. Phương pháp mô hình mẫu
Trong giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, tấm gương về
nhân cách người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, chính người thầy
phải được giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống đầy đủ để có thể giáo dục giá trị
sống và kỹ năng sống cho học sinh.
Người thầy là tấm gương để trò soi vào, để trò học làm người. Chính vì vậy,
không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp “dùng nhân cách để giáo
dục nhân cách”.
2. Phương pháp thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác
Giáo viên cần giải thích cho học sinh về các giá trị sống, những thể hiện đa dạng


của giá trị sống trong từng hành vi của con người trong thực tiễn xã hội.
Phần giới thiệu mục tiêu thường được thực hiện bằng phương pháp thuyết
trình, trao đổi giữa giáo viên và học sinh, dưới dạng lấy phiếu nhu cầu, dưới
dạng trò chơi, câu đố… Các phương pháp lựa chọn cần tạo ra sự thu hút và nảy
sinh động cơ nhu cầu muốn tìm hiểu ở học sinh.
3. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh
được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó. Đây là một phương

pháp có ích để thu thập một danh sách các thông tin.
4. Phương pháp nghiên cứu tình hình
Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết chọn lọc
nhằm tạo ra một tình huống “thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề.
Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện qua quan sát băng video
hay một băng catsset mà không phải ở dạng văn bản. Tình huống sử dụng cần
phản ánh tính da dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các
dạng nhân vật và những hoàn cảnh khác nhau chứ không phải là một câu chuyện
đơn giản.
5. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi cũng là phương pháp hiệu quả, là sự tổ chức cho học
sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó mà tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện
thái độ hay thực hiện hành động, việc làm.
Qua trò chơi, học sinh có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi, bởi
cá nhân thể hiện như thế nào trong trò chơi thì phần lớn nó thể hiện như thế
trong cuộc sống thực. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở học
sinh niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho
những hành vi ứng xử trong cuộc sống.
Qua trò chơi, học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn
cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.
Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện
kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi.
Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động;
không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập một
cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được
những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.
Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh,
giữa giáo viên với học sinh.
6. Phương pháp hoạt động nhóm
Để tăng cường sự trải nghiệm và để đưa ra cách giải quyết theo kinh nghiệm

và hiểu biết ở học sinh thì các hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện trong
mối quan hệ cộng đồng, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
có một vai trò hết sức quan trọng. Thông thường với mục tiêu này thường sử
dụng phương pháp nhóm. Thực chất của phương pháp này là để người cùng
tham gia trao đổi hay cùng làm về một vấn đề nào đó theo nhóm nhỏ. Thảo luận
hay cùng làm một việc gì đó theo nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho
học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học
sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có
liên quan đến thái độ, giá trị hay kỹ năng cần hình thành.


7. Phương pháp đóng vai
Là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng
xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm
giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự
kiện cụ thể mà họ quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của
phương pháp này mà hơn thế điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn
ấy.
Phương pháp đóng vai có nhiều ưu điểm như:
- Học sinh được rèn luyện, thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ
thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Tạo hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Phát triển sự sáng tạo của học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực.
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của
các vai diễn.
8. Phương pháp tưởng tượng/nội suy
Các hoạt động tập trung tưởng tượng và suy ngẫm yêu cầu học sinh đưa ra
những ý tưởng của riêng mình. Ví dụ, học sinh được yêu cầu hình dung về một
thế giới hòa bình. Khi mường tượng ra những giá trị được ứng dụng, học sinh có

thể trải nghiệm và suy ngẫm về những ý tưởng của mình.
Để học sinh có thể tập trung tưởng tượng và suy ngẫm, nên sử dụng nhạc
nhẹ làm nền và có sự mô tả bằng lời như một sự định hướng của giáo dục về
không gian giá trị và những kỹ năng sống làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân
trở nên dễ dàng hơn, thú vị hơn.
9. Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa.
- Bản đồ tư duy về 12 giá trị sống phổ quát của nhân loại
- Bản đồ tư duy về các kĩ năng sống cơ bản của HS THCS
- Bản đồ tư duy về mối quan hệ giữa kĩ năng sống và giá trị sống
10. Phương pháp trải nghiệm, thực hành
Giáo dục giá trị sống cũng như kĩ năng sống cho học sinh chỉ thực sự hiệu
quả khi chính bản thân học sinh được trải nghiệm thực tế, trải nghiệm cảm xúc
dẫn đến thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.
KẾT LUẬN
Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của ai cũng
giống nhau. Giá trị sống không tự nhiên mà có, nó được hình thành nhờ
quá trình tự nhận thức và sự trải nghiệm của từng người.Giáo dục giá
trị sống cho học sinh là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội
trong đó nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vừa rèn
“đức” vừa luyện “tài”.



×