BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
LÊ THU THẢO
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRONG TẠO LẬP VĂN BẢN
Ở MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
LÊ THU THẢO
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRONG TẠO LẬP VĂN BẢN
Ở MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Chuyên ngành
: Giáo dục học (tiểu học)
Mã số
: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Hiền Lƣơng
HÀ NỘI, 2016
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Trần Thị Hiền Lương - người cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2, Phòng Sau Đại học, các Phòng – Ban chức năng đã hỗ trợ em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã tham
gia giảng dạy lớp Giáo dục học (bậc tiểu học), những thầy cô đã truyền dạy
cho em bao kiến thức bổ ích.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các em học sinh ở trường thực
nghiệm cùng tất cả bạn bè và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Lê Thu Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, căn cứ, kết quả có trong luận văn là trung thực.
Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thu Thảo
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GV
: Giáo viên
HS
: Học sinh
VD
: Ví dụ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 4
7. Những đóng góp của luận văn .............................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 4
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ....................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm văn bản và các thể loại văn bản ............................ 5
1.1.2. Tạo lập văn bản .................................................................... 10
1.1.3. Khái niệm sáng tạo và sáng tạo trong tạo lập văn bản ........ 13
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................. 14
1.2.1. Chuẩn kĩ năng môn Tiếng Việt và yêu cầu tạo lập văn bản đối
với học sinh lớp 2 ............................................................................ 14
1.2.2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và nội dung dạy học tạo lập
văn bản ............................................................................................ 17
1.2.3. Thực trạng và kết quả dạy học tạo lập văn bản ở lớp 2……23
Chƣơng 2: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG
TẠO TRONG TẠO LẬP VĂN BẢN Ở MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 .....................30
2.1. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo trong
viết văn miêu tả ....................................................................................... 30
2.1.1. Biện pháp giúp học sinh sáng tạo trong việc hình thành phát
triển ý tưởng .................................................................................... 30
2.1.2. Biện pháp giúp học sinh sáng tạo trong tạo lập văn bản ..... 34
2.1.3. Xây dựng một số bài tập giúp học sinh sáng tạo trong tạo lập văn
bản miêu tả ....................................................................................... 43
2.2. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo trong
viết văn kể chuyện................................................................................... 51
2.2.1. Biện pháp giúp học sinh sáng tạo trong việc hình thành phát
triển ý tưởng .................................................................................... 51
2.2.2. Biện pháp giúp học sinh sáng tạo trong tạo lập văn bản ..... 56
2.2.3. Xây dựng một số bài tập giúp học sinh sáng tạo trong tạo lập
văn bản kể chuyện ........................................................................... 62
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................... 71
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm....................................................... 71
3.2. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm................................... 71
3.3. Kế hoạch và cách thức thực nghiệm ................................................ 72
3.4. Nội dung thực nghiệm...................................................................... 73
3.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm............................................ 73
3.5.1.Những căn cứ để đánh giá kết quả thực nghiệm ................... 73
3.5.2.Kết quả thực nghiệm .............................................................. 74
3.6. Kết luận về thực nghiệm .................................................................. 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khi thế giới bắt đầu chuyển mạnh sang nền
kinh tế tri thức và xã hội tri thức thì tư duy sáng tạo là một năng lực quan
trọng của con người hiện đại. Nước ta khi bước vào thời kì công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tất yếu đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu của thời đại. Trong bối cảnh đó, ngành Giáo dục có trách nhiệm đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó năng lực tư duy sáng tạo cũng được
các nhà giáo dục xác định đó là một trong những năng lực cần phát triển cho
HS ở mọi cấp học.
Tiểu học là cấp học đầu tiên của bậc phổ thông, là cấp học nền tảng cho
hệ thống giáo dục quốc dân, là tiền đề cho quá trình đào tạo và phát triển năng
lực của những công dân tương lai. Điều 27, Luật Giáo dục quy định: “Giáo
dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cở sở”. Trong nhiều năm qua giáo
dục Việt Nam coi dạy học lấy HS làm trung tâm là một trong những phương
pháp cơ bản nhất để đổi mới phương pháp dạy học. Theo đó, GV là người gợi
mở, nêu vấn đề để HS chủ động, tự chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động,
sáng tạo, có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống từ đó tạo
ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy
mục tiêu giáo dục ngày nay chú trọng đến vận dụng kiến thức, kĩ năng vào
cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo. Luật giáo dục
2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo
hướng tích cực: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005,
chương I, điều 5).
2
Theo K.A.Usinxki “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người
xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế
giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua công cụ này”.
Chính vì vậy tiếng mẹ đẻ là môn học chính ở trường Tiểu học. Trong đó phân
môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt. Dạy Tập
làm văn là dạy các em tạo lập văn bản, biết diễn đạt ý nghĩ, tình cảm, nhận
thức… của mình về cuộc sống, con người và mọi vật xung quanh . Việc dạy
học sinh tạo lập văn bản giúp các em có ý thức nói và viết gãy gọn, có sức
thuyết phục người đọc.
Tạo lập văn bản là năng lực giao tiếp quan trọng trong tiếng Việt.
Trong Chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học, nội dung này HS được
chính thức học từ lớp 2. Lâu nay, đối với việc Tập làm văn các GV thường
hướng dẫn HS làm bài theo một mô típ quen thuộc làm giảm khả năng sáng
tạo, trí tưởng tượng của mỗi HS. Sau này, mặc dù tinh thần cốt lõi trong chủ
trương đổi mới giáo dục là phát huy tính tích cực của người học nhưng trong
hoạt động dạy tiếng Việt cũng như hoạt động hướng dẫn tạo lập văn bản vẫn
chưa được quan tâm đầy đủ, vẫn chỉ đi vào tái hiện kiến thức mà chưa đi vào
phát huy tính sáng tạo của người học. Cách dạy như vậy cùng với sự lúng
túng của người GV khi định hướng về cách tạo lập sáng tạo chính là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng HS có thể viết một văn bản đủ nội dung, đúng trình tự
nhưng đó đơn thuần chỉ là những bài tạo lập khô cứng, máy móc.
Đối với học sinh lớp 2, phân môn Tập làm văn là môn học mới, khả
năng tìm hiểu đề bài của các em còn yếu, câu văn các em viết còn sai ngữ
pháp, dùng từ chưa chính xác, ý văn rời rạc, thiếu chặt chẽ, không thể hiện
được cảm xúc của mình trong bài.
Xuất phát những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát
triển khả năng sáng tạo của học sinh trong tạo lập văn bản ở môn Tiếng
Việt lớp 2”. Chúng tôi hi vọng đề tài có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu
3
quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung và dạy tạo lập văn bản cho HS Tiểu
học, đặc biệt là HS lớp 2 nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của HS trong lập văn bản
nhằm giúp người học phát triển năng lực tư duy và khả năng làm việc độc lập.
- Góp phần vào đổi mới phương pháp dạy tạo lập văn bản cho HS nói
riêng và dạy môn Tiếng Việt nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến vấn đề tạo lập văn bản để xây
dựng cở sở lý luận cho đề tài.
- Điều tra khảo sát thực trạng hướng dẫn tạo lập văn bản trong môn
Tiếng Việt.
- Đề xuất biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của HS trong tạo lập
văn bản.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở một số trường tiểu học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp dạy học tạo lập văn bản trong môn Tiếng Việt lớp 2.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu hai loại bài: viết đoạn văn miêu tả và kể
chuyện trong môn Tiếng Việt lớp 2.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
Tập hợp, nghiên cứu các công trình có tính lí luận có liên quan đến kĩ
năng tạo lập văn bản.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
Tổ chức điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia để tìm hiểu thực trạng
tạo lập văn bản theo hướng phát huy sáng tạo của người học trong môn Tiếng
Việt lớp 2.
4
5.3. Thực nghiệm sư phạm
Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính cần thiết và khả thi của
các nội dung luận văn đề xuất và kiểm định.
Số liệu thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng phương pháp thống kê
thường dùng trong khoa học giáo dục.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu biên soạn được nội dung dạy học Tập làm văn và tổ chức, hướng
dẫn HS tạo lập văn bản theo hướng phát huy tính sáng tạo thì sẽ giúp các em
phát triển năng lực tư duy sáng tạo – một năng lực quan trọng của người công
dân trong nền kinh tế tri thức. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả học tập môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
7. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo lập văn bản theo hướng phát huy
sáng tạo của người học.
- Đề xuất biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của HS trong tạo lập
văn bản ở môn Tiếng Việt lớp 2.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận nội dung luận văn gồm 3 chương sau
đây:
Chương1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp giúp học sinh phát triển khả năng sáng tạo trong
tạo lập văn bản ở môn Tiếng Việt lớp 2
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm văn bản và các thể loại văn bản
1.1.1.1. Khái niệm văn bản
Văn bản là một trong những đơn vị giao tiếp của con người. Có ý kiến
cho rằng câu là đơn vị hoàn chỉnh nhất, đơn vị cuối cùng của ngôn ngữ dùng
để giao tiếp. Thực tế không phải như vậy, bởi vì đơn vị dùng để giao tiếp là
văn bản. Khi giao tiếp, người ta tạo ra văn bản và chính các văn bản ấy lại trở
thành công cụ chuyển tải các ý tưởng, cảm xúc, làm cho hoạt động giao tiếp
được xác lập. Như vậy văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt
động giao tiếp.
Trong mỗi văn bản thường có một chuỗi câu. Trong chuỗi câu đó, mỗi
câu là một ý, nhưng các ý liên quan với nhau đều hướng đến một nội dung
khái quát tạo nên một thông tin trọn vẹn, logic. Về hình thức, văn bản có cấu
trúc rõ ràng, mạch lạc và hoàn chỉnh: có tiêu đề, có phần mở, phần thân và
phần kết.
Như vậy, văn bản là một tập hợp câu kết hợp theo một phương thức
nhất định nhằm xác lập một thông tin trọn vẹn.
Hiện tại, khái niệm văn bản được hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo
nghĩa rộng, văn bản chỉ sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả
hai hình thức nói và viết, còn theo nghĩa hẹp, văn bản chỉ sản phẩm giao tiếp
bằng ngôn ngữ tồn tại ở dạng viết. Liên quan đến văn bản còn có các khái
niệm ngôn bản, diễn ngôn, v.v…
Hiện có khá nhiều định nghĩa về văn bản, như:
6
- “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải thuyết được ở mặt hình thức,
bên ngoài ngữ cảnh” (Cook, 1989 - dẫn theo Diệp Quang Ban).
- “Văn bản được hiểu ở bậc điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và
có liên kết, có tính chất độc lập và đúng về ngữ pháp” (W. Koch, 1966).
- “Văn bản là điều thông báo viết có đặc trưng là tính hoàn chỉnh về ý
và cấu trúc và thái độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo…
Về phương diện cú pháp, văn bản là một hợp thể gồm nhiều câu (có khi là
một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ
pháp” (L.M Loseva, 1980).
- “Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung,
thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp. Dạng tồn tại điển hình của văn
bản là dạng viết” (Nguyễn Quang Ninh, 1994).
Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi quan niệm rằng văn bản là
một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập
hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọn vẹn về nội
dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đích giao tiếp
nhất định.
1.1.1.2. Các thể loại văn bản
Dựa vào hình thức tồn tại, có 2 loại văn bản: văn bản dạng nói và văn
bản dạng viết.
- Văn bản dạng nói (văn bản hội thoại) bao gồm các cuộc trò chuyện
hàng ngày, đàm phán, thảo luận, giảng bài, phát biểu ý kiến, v.v... Ngôn ngữ
dạng nói ngắn gọn, tỉnh lược, nói lửng, không liên tục, sử dụng ngữ điệu tự
nhiên, sinh động, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ bổ trợ (cử chỉ điệu bộ, nét
mặt, ánh mắt, tư thế cơ thể, v.v.).
- Văn bản dạng viết (văn bản diễn thoại) bao gồm các loại văn bản
được viết, in ấn trên các chất liệu có mặt phẳng, trên vi tính, v.v… Đặc điểm
7
ngôn ngữ: từ ngữ sách vở, trau chuốt văn vẻ, câu văn thường mở rộng, thường
xuyên sử dụng các phương tiện liên kết, v.v..
Dựa vào phong cách chức năng, có các loại: văn bản hành chính, văn
bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật. Cụ
thể là:
- Văn bản hành chính là loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức,
quản lí, điều hành xã hội, phục vụ giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công
vụ (giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với
nhân dân, giữa các tổ chức với nhau, và với nhân dân, v.v.) . Văn bản hành
chính gồm có các loại: văn bản quy phạm pháp luật (hiến pháp, các bộ luật,
nghị định, chỉ chị, thông tư, v.v.), văn bản chuyên môn (gắn với các lĩnh vực,
các ngành), văn bản hành chính thông thường (đơn từ, biên bản, đề án, hợp
đồng, báo cáo, công văn, văn bằng, chứng chỉ, v.v…). Đặc điểm cơ bản của
văn bản hành chính: tính quy phạm, khuôn mẫu, tính chính xác, minh bạch và
nghiêm túc, tính hiệu lực cao. Về đặc điểm ngôn từ, văn bản hành chính sử
dụng phổ biến các danh từ riêng, các tổ hợp từ chỉ tên riêng (chỉ người, tổ
chức, địa danh, tên người gọi theo chức trách trong quan hệ hành chính - công
vụ, v.v.), sử dụng thường xuyên các quán ngữ, những từ ngữ thuộc thể thức
công vụ, sử dụng phổ biến lớp từ Hán - Việt. Từ ngữ được sử dụng trong văn
bản hành chính đòi hỏi chính xác, chặt chẽ, đơn nghĩa, trung hòa biểu cảm.
Về cú pháp và diễn đạt, chỉ sử dụng câu tường thuật và câu cầu khiến, có thể
sử dụng kết hợp câu đơn và câu phức, dùng câu không đầy đủ thành phần ngữ
pháp, có thể có những quy định về chữ viết, cách bố trí văn bản. Văn bản
hành chính thường trình bày theo lối diễn dịch, hoặc quy nạp.
- Văn bản khoa học là những văn bản phản ánh hoạt động trí tuệ, nhận
thức, có chức năng chủ yếu là thông báo và chứng minh, dùng trong lĩnh vực
hoạt động khoa học. Văn bản khoa học gồm có các loại: các văn bản chuyên
8
sâu (công trình khoa học, chuyên luận, luận án, luận văn, v.v.), các văn bản
giáo khoa (giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo
trong nhà trường, v.v.) các văn bản phổ cập khoa học (bài báo, tài liệu phổ
biến, thông báo khoa học, v.v.). Văn bản khoa học có tính trừu tượng - khái
quát, bởi chức năng của nó là thông báo, chứng minh chân lí, những tính quy
luật phát hiện bằng tư duy khoa học. Văn bản khoa học còn có tính chính xác
- khách quan và tính logíc nghiêm ngặt (duy lí) vì nó được xây dựng bằng
những phán đoán, suy lí chính xác, logíc. Về đặc điểm ngôn từ, các từ ngữ có
nghĩa chính xác, đơn nghĩa, trung hòa về biểu cảm, sử dụng nhiều thuật ngữ
chuyên ngành, những từ công cụ, từ có nghĩa trừu tượng. Từ loại được dùng
phổ biến là danh từ (xu hướng định danh hóa các sự kiện, hoạt động, tính
chất, v.v.) và đại từ (thường mang ý nghĩa khái quát, dùng chủ yếu ngôi ba và
ngôi nhất số nhiều). Về cú pháp, câu văn trong văn bản khoa học có kết cấu
chặt chẽ, rõ ràng (có thể dùng cả câu khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác
định), sử dụng chủ yếu câu tường thuật. Loại câu phức hợp, đặc biệt loại câu
ghép chính phụ có các cặp quan hệ từ hô ứng (chỉ quan hệ nguyên nhân,
nhượng bộ, tăng tiến, v.v.) cũng được sử dụng rộng rãi. Về kết cấu và diễn
đạt, văn bản khoa học thường được xây dựng theo một thể thức nghiêm ngặt
(chẳng hạn, một bài báo có các phần: 1/ tính thời sự của vấn đề, 2/ trình bày
hệ thống nội dung vấn đề kèm theo phân tích, lí giải, nhận xét, 3/ đưa ra
những kết luận (hệ quả của phần thứ hai). Diễn đạt trong văn bản khoa học
phải mạch lạc, khúc chiết, logíc.
- Văn bản chính luận là loại văn bản trình bày, giải thích, đánh giá, bày
tỏ thái độ đối với những vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị - xã hội
(chiến tranh, hòa bình, lẽ sống, hạnh phúc, lao động, môi trường, v.v.). Văn
bản chính luận có chức năng thông tin, tuyên truyền, thuyết phục, đem lại cho
người tiếp nhận một cách nhìn, một thái độ. Văn bản chính luận gồm có: các
9
văn bản hiệu triệu (báo cáo chính trị, cương lĩnh của một tổ chức, tuyên ngôn
độc lập, lời kêu gọi, v.v.); các văn bản bình giá (bình luận, xã luận trên các
phương tiện truyền thông, các ý kiến tham luận đại hội, hội nghị, mít tinh,
v.v.). Văn bản chính luận có các đặc điểm là tính bình giá công khai (tính
khuynh hướng), tính lập luận chặt chẽ (thuyết phục người đọc/người nghe
bằng những lí lẽ sắc bén, những dẫn chứng xác thực, sắp xếp bằng một trình
tự mạch lạc) và tính biểu cảm (người viết/nói bộc lộ cảm xúc chân thành, sâu
sắc qua các cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh). Về đặc điểm ngôn từ,
ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng phổ biến lớp từ chính trị, lớp từ có tính chất
thuật ngữ của các ngành khoa học, có thể sử dụng lớp từ ngữ giàu màu sắc tu
từ (từ khẩu ngữ, từ sách vở). Về cú pháp và diễn đạt, văn bản chính luận dùng
nhiều câu tường thuật và câu cầu khiến (không dùng câu hỏi và câu cảm
thán), kết hợp linh hoạt câu ngắn và câu dài (khẳng định, đánh giá dùng câu
ngắn, còn trình bày, bàn luận dùng câu dài). Về cách diễn đạt, văn bản chính
luận, một mặt, đòi hỏi trình bày vấn đề mạch lạc, logíc, mặt khác, có thể sử
dụng các phương tiện biểu cảm (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ tu từ, v.v.), các biện
pháp tu từ (lặp cú pháp, sóng đôi, v.v.).
- Văn bản báo chí là loại văn bản có chức năng cung cấp thông tin thời
sự (cung cấp tin tức, phản ánh công luận, thông tin - quảng cáo) và điều chỉnh
dư luận xã hội. Như vậy, văn bản báo chí hướng đến giao tiếp lí trí và tác
động trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết (ấn phẩm), báo
nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo mạng (trực tuyến). Đặc điểm nổi
bật của văn bản báo chí là tính thời sự (tin giờ chót, tin cuối ngày, bản tin
không giờ, nhật báo, v.v.), tính đại chúng (dành cho số đông, dành cho mỗi
tầng lớp người, từng lứa tuổi, v.v.), tính hấp dẫn (bắt mắt bằng nhiều hình
thức). Ngôn ngữ báo chí cũng hướng đến những đặc điểm này. Về đặc điểm
ngôn từ, văn bản báo chí sử dụng phổ biến các danh từ riêng (chỉ người, địa
danh) thường sử dụng lớp từ ngữ có cấu tạo đặc biệt thể hiện cảm xúc, có màu
10
sắc biểu cảm rõ rệt (đứng chân, trừng phạt kinh tế, thời cơ và thách thức, dính
líu, tiếp tay, trả đũa, thiện chí hòa bình, v.v.) lớp từ nghề nghiệp (giật tít, săn
tin, kênh thông tin, hãng tin, đưa tin, tiết lộ, hãng thông tấn, v.v.). Về cú pháp
và diễn đạt, văn bản báo chí sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu cho từng kiểu
loại văn bản (VD: câu khuyết chủ ngữ cho văn bản tin). Sử dụng cỡ chữ, kiểu
chữ, màu sắc, hình nền khác nhau, sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như
tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị để thể hiện thông tin.
- Văn bản nghệ thuật (văn bản văn chương) là loại văn bản thực hiện
chức năng thẩm mĩ thông qua hình tượng văn học nhằm phục vụ cho như cầu
nâng cao đời sống tinh thần, bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của con người. Các
loại văn bản nghệ thuật gồm trữ tình (thơ, trường ca), tự sự (truyện ngắn, tiểu
thuyết, v.v.), kịch, kí. Đặc điểm cơ bản của văn bản nghệ thuật: tính hình
tượng, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể, tính biểu cảm và thẩm mĩ. Do vậy,
ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật cũng có tính hình tượng, cụ thể, sinh động
và mang phong cách cá nhân. Về đặc điểm ngôn từ, văn bản nghệ thuật sử
dụng rộng rãi các lớp từ và các biến thể của từ (từ địa phương, từ thông tục, từ
nghề nghiệp, biệt ngữ…), triệt để khai thác tính đa nghĩa của từ, các biện
pháp tu từ. Về cú pháp, văn bản nghệ thuật sử dụng hết sức linh hoạt các loại,
kiểu câu, sử dụng rộng rãi câu đặc biệt, câu bất quy tắc (chệch chuẩn), khai
thác tối đa phép biến đổi câu (tách câu, chuyển đổi thành phần câu, v.v.). Cấu
trúc câu (cả đoạn văn, văn bản) đều có tính linh hoạt, tất cả hướng đến ý đồ
sáng tạo của nhà văn.
Trong trường học, HS được tiếp nhận (đọc hiểu) và tạo lập (nói /viết)
nhiều kiểu loại văn bản trong số những văn bản nói trên.
1.1.2. Tạo lập văn bản
1.1.2.1. Khái niệm tạo lập văn bản
Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao
đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.
11
VD: khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do
một trong hai người ( hoặc cả hai) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc
hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận
thư) quan tâm.
Trong các tiết tập làm văn HS đã tạo ra những văn bản về miêu tả quê
hương mình để bạn bè thấy cái đẹp, cái đáng nhớ nơi sinh ra và lớn lên của
mình. Có những văn bản giãi bày tình cảm của những con người với quê
hương nơi đang sống và trăn trở với bao nỗi buồn, vui…
Hay người mẹ dùng lời hát ru để truyền vào hồn bé thơ của bằng lời kể
về công ơn cha mẹ. Lời hát ru vừa truyền tải ý tình của người mẹ vừa làm cho
con dễ đi vào giấc ngủ ngon.
Như vậy có thể hiểu tạo lập văn bản là tạo ra một văn bản (tự sự, miêu
tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh,…) ở dạng nói hoặc viết, hoàn chỉnh về
nội dung và hình thức, thể hiện cách tổ chức, xây dựng văn bản đúng quy
cách và có ý nghĩa.
1.1.2.2. Quy trình tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người ta phải tiến hành theo quy trình
sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một
văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các
vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định
được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định
được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
12
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định
được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác
định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể
đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu
quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây,
người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo
bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời
văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các
phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên
kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được
tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục,
có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải
được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa
các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Như vậy, một bài làm văn nói chung gắn liền với bao nhiêu yếu tố: xa
gần, trực tiếp, gián tiếp về văn hóa, về tính cách, về cá tính của mỗi con
người, là một thử thách toàn diện con người về vốn sống, vốn văn hóa, năng
lực tư duy, nhân cách. Và muốn tạo lập một văn bản cũng phải trải qua những
giai đoạn cụ thể. Nắm được điều này người GV cần có những biện pháp dạy
học tạo điều kiện cho HS thực sự được sáng tạo, được bộc lộ con người cá
13
nhân và biết tự nhìn thấy những yếu kém, hạn chế cũng như khả năng, năng
lực của bản thân để ngày một tự hoàn thiện mình.
1.1.3. Khái niệm sáng tạo và sáng tạo trong tạo lập văn bản
1.1.3.1. Khái niệm sáng tạo
“Sáng tạo” là vấn đề được nhiều ngành khoa học nghiên cứu trên các
góc độ khác nhau. Trước đây, các nhà khoa học thường gắn “sáng tạo” với
những thiên tài và tài năng trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật.
Theo định nghĩa trong từ điển thì sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải
quyết vấn đề mới không bị gò bó và phụ thuộc vào cái đã có. Nội dung của
sáng tạo gồm hai ý chính có tính mới (khác cái cũ, cái đã biết) và có lợi ích
(giá trị hơn cái cũ).
Theo từ điển bách khoa toàn thư Liên Xô tập 42 thì sáng tạo là một loại
hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất, có tính
cách tân, có ý nghĩa xã hội, có giá trị.
Theo từ điển triết học sáng tạo là quá trình, hoạt động của con người
tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới về chất.
Như vậy sự sáng tạo cần thiết cho bất kì hoạt động nào của xã hội loài
người. Sáng tạo thường được nghiên cứu trên nhiều phương diện như là một
quá trình phát sinh cái mới trên nền tảng cái cũ, như một kiểu tư duy, như là
một năng lực của con người.
Qua tìm hiểu các khái niệm về sáng tạo của các nhà nghiên cứu, theo
chúng tôi sáng tạo có thể là: tất cả những gì được viết ra bằng suy nghĩ, bằng
cảm xúc, bằng vốn từ, bằng cách diễn đạt của mình mà không sao chép từ
người khác đều được gọi là sáng tạo.
1.1.3.2. Quan niệm về sáng tạo trong tạo lập văn bản
Hiện nay, sáng tạo là một trong các yêu cầu của dạy học tạo lập văn
bản. Viết sáng tạo cũng như nói sáng tạo nhằm góp phần hình thành cho HS
14
năng lực chung là năng lực sáng tạo, một năng lực cốt lõi rất cần cho HS
trong giai đoạn phát triển của cuộc sống hiện đại. Từ trước đến nay chúng ta
thường chú ý đến bài văn hay. Nhưng thế nào là hay thì phụ thuộc khá nhiều
vào cách nghĩ, cách cảm nhận hay “cái gu” thưởng thức của từng cá nhân mỗi
người nên nhiều khi chúng ta đánh giá bài văn vẫn nặng về cảm tính, chủ
quan. Vì vậy mà yêu cầu sáng tạo khi tạo lập văn bản được thể hiện rõ hơn.
Đó là phải có cái mới, phải có yếu tố mới cho dù nhỏ: mới về ý tưởng (nội
dung), mới về cách biểu đạt (hình thức). Tuy nhiên để có sáng tạo là rất khó,
cần phải tập dần, yêu cầu sáng tạo dần, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp...
*
*
*
Những điều đã trình bày ở phần cơ sở lí luận cho thấy những kiến thức
về văn bản, tạo lập văn bản, kiến thức về sáng tạo, sáng tạo trong tạo lập văn
bản là những nhân tố quan trọng khi rèn luyện HS viết. Việc làm này không
chỉ bắt đầu từ bài dạy tập làm văn mà phải bắt đầu ở cả các bài luyện ở nhiều
môn học khác. Phải tập cho các con không chỉ tạo lập được những văn bản
đúng, đủ câu…mà còn phải biết viết những văn bản hay, sáng tạo, độc đáo…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chuẩn kĩ năng môn Tiếng Việt và yêu cầu tạo lập văn bản đối
với học sinh lớp 2
Theo Chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Tiêng Việt lớp 2 HS cần đạt được
các yêu cầu tối thiểu về kĩ năng sử dụng tiếng Việt như sau:
- Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, bước đầu biết đọc thầm và hiểu
ý chính của đoạn văn.
- Viết đúng và đều nét chữ thường, chữ hoa, các tiếng, từ, cây. Viết
đúng chính tả và tự viết được một đoạn văn ngắn.
15
- Nghe và hiểu những văn bản ngắn, biết cách đối đáp trong giao tiếp,
kể lại được một câu chuyện ngắn.
- Nói rõ ràng và mạch lạc, biết tự giới thiệu về mình, biết cách chào
hỏi, cảm ơn, xin lỗi…
Trong các kĩ năng nói trên, kĩ năng tạo lập văn bản là kĩ năng quan
trọng. Một văn bản tạo lập được cần đạt được những yêu cầu sau:
- Văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và liên kết.
+ Mạch lạc: là sự thống nhất, liên kết về nội dung, về nghĩa của văn
bản. Tính mạch lạc thể hiện ở sự thống nhất về đề tài, nhất quán về chủ đề và
sự chặt chẽ về lôgic. Trong văn bản, sự chặt chẽ lôgíc thường được đảm bảo
bằng hệ thống các từ quan hệ, từ ngữ chuyển tiếp và sự sắp xếp trật tự từ, trật
tự câu trong văn bản đó. Sự thống nhất đề tài, chủ đề và sự chặt chẽ lôgíc sẽ
tạo thành tính mạch lạc cho văn bản.
VD: Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (1). Những đoá hoa
râm bụt thêm màu đỏ chói (2). Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa (3).
Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (4).
+ Tính liên kết: Văn bản muốn có tính liên kết phải dựa vào các
phương tiện liên kết và phép liên kết trong văn bản. Liên kết các câu trong
đoạn văn: Văn bản thường bao gồm nhiều câu tạo thành một chỉnh thể. Tuy
nhiên đây không phải là sự ghép nối theo phép cộng đơn giản của các câu rời
rạc mà đòi hỏi giữa các câu có sự liên kết. Nếu từng câu có cấu tạo ngữ pháp
đúng, thể hiện hợp lý nội dung thông báo nhưng giữa chúng không có mối
liên hệ nào thì không thể tạo thành văn bản được. Liên kết chủ đề chung và
chủ đề bộ phận: Chủ đề chung phải được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ
văn bản thông qua các chủ đề bộ phận. Chủ đề bộ phận là sự cụ thể hóa chủ
đề chung (mối quan hệ giữa khái quát và cụ thể).
16
VD: Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra (1). Người
Khơ-mú nhanh nhảu ra trước (2). Tiếp đến, người Thái, người Tày, người
Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na,
người Kinh,…lần lượt ra theo (3). Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên
đất nước ta ngày nay (4).
- Văn bản phải có mục đích giao tiếp thống nhất. Văn bản tạo ra đều
hướng vào mục đích nhất định như:
+ Nhận thức trao đổi thông tin.
+ Biểu lộ tình cảm quan hệ thái độ.
+ Thống nhất hành động, điều khiển hoạt động.
Văn bản luôn phải hướng vào mục đích nhất quán. Do vậy khi viết
người viết phải xác định thật rõ mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp để từ
đó hình thành nội dung, phong cách viết (Viết để làm gì? viết cho ai? Viết cái
gì? Viết như thế nào?).
- Văn bản phải có một kết cấu rõ ràng. Văn bản thường kết cấu gồm 3
phần:
+ Phần mở đầu: có nhiệm vụ giới thiệu đề tài để xác lập mối quan hệ
giữa tác giả với đối tượng giao tiếp. Phần này thường là một số nhận định
khái quát những vấn đề sẽ được trình bày, nêu lên chủ đề chung và chủ đề bộ
phận, nêu vắn tắt phương hướng hay nguyên tắc được chọn làm cơ sở để giải
quyết vấn đề.
+ Phần phát triển: Là phần trọng tâm của văn bản có nhiệm vụ triển
khai chi tiết cụ thể và đầy đủ những nội dung được nói tới. Phần này phong
phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Đặc biệt đối với các văn bản khoa
học, chính luận việc xây dựng các hệ thống luận điểm đóng vai trò hết sức
quan trọng.
17
+ Phần kết thúc: Tóm lược, tổng kết lại những ý chính đã được triển
khai ở phần phát triển.
- Văn bản phải có một phong cách ngôn ngữ nhất định.
+ Cùng một sự kiện, hiện tượng người ta có thể có nhiều cách thông
báo, trình bày khác nhau. Mỗi cách như vậy có những đặc điểm riêng thuộc
phong cách của mình, ta gọi đó là phong cách chức năng. Có nhiều cách phân
loại phong cách chức năng. Cách phân loại phổ biến trong phong cách học
tiếng Việt là cách chia phong cách chức năng theo hai bậc: Bậc một chia ra
phong cách khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ văn hoá, đến bậc hai chia
phong cách ngôn ngữ văn hoá thành các phong cách nhỏ như: Phong cách
khoa học, phong cách chính luận, phong cách báo chí – công luận, phong
cách văn học nghệ thuật và phong cách hành chính – công vụ.
1.2.2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 và nội dung dạy học tạo lập
văn bản
So với trước đây sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học nói chung và sách
giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 nói riêng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến việc phát
huy tính sáng tạo của người học. Nội dung dạy học ở ở môn học này đã rất
chú trọng đến việc khuyến khích HS được nói, viết bằng cách hiểu, cách cảm,
cách nghĩ, cách diễn đạt của bản thân và đặc biệt hơn là tạo cho các em cơ hội
được nói, viết về những vấn đề mình quan tâm và yêu thích.
Ở kĩ năng viết, sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 2 biên soạn
nhiều bài tập thực hành, luyện tập để HS thực hiện trong mỗi giờ học.
Một số bài tập đã chú ý tới việc tạo cơ hội cho các em vận dụng hoặc bộc
lộ những hiểu biết, vốn sống đã được tích lũy trong quá trình thực hiện
những nhiệm vụ học tập, khuyến khích HS được bộc lộ cách hiểu, cách
cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt của bản thân, được trình bày những vấn đề
mình quan tâm hoặc yêu thích.
18
VD:
- Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.
(Tiếng Việt 2, tập hai)
Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 2 được thiết kế theo hệ thống chủ
đề, chủ điểm, vì vậy, sách dễ dàng lựa chọn được những vấn đề, chủ đề, chủ
điểm gắn bó mật thiết với đời sống thực tế và tạo được những cơ hội để HS
liên hệ và đưa ra ý kiến phản hồi về cuộc sống thực tế.
Môn Tiếng Việt là môn công cụ, do đó sách giáo khoa môn Tiếng Việt
lớp 2 thể hiện khá rõ sự hỗ trợ cho môn học khác và tích hợp kiến thức của
một số môn học trong nội dung của sách. Nhiều chủ điểm học tập của sách
thể hiện rõ ý tưởng tích hợp các vấn đề giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản,
bảo vệ môi trường,...
a) Thời lượng dạy tạo lập văn bản
Theo yêu cầu của Chương trình Tiếng Việt tiểu học, nội dung dạy học
tạo lập văn bản được bắt đầu từ lớp 2 trong các tiết Tập làm văn, HS được bộc
lộ kĩ năng nói, viết ở cả nội dung ý tưởng và hình thức thể hiện.
Dưới đây là bảng thống kê:
Tuần
Tập làm văn (số tiết/tuần và nội dung dạy học)
Tuần 1
1 tiết (tự giới thiệu câu và bài)
Tuần 2
1 tiết (chào hỏi, tự giới thiệu)
Tuần 3
1 tiết (sắp xếp câu trong bài, lập danh sách học sinh)
Tuần 4
1 tiết (cảm ơn, xin lỗi)
Tuần 5
1 tiết (trả lời câu hỏi, đặt tên cho bài, luyện tập về mục lục sách)
Tuần 6
1 tiết (khẳng định, phủ định, luyện tập về mục lục sách)
Tuần 7
1 tiết (kể ngắn theo tranh, luyện tập về thời khóa biểu)
Tuần 8
1 tiết (mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, kể ngắn theo câu hỏi)
Tuần 9
Ôn tập