Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đánh giá về mức độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh của các doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.48 KB, 11 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING
Đánh giá về mức độ chấp nhận rủi ro trong Kinh doanh của các Doanh Nhân Việt
Nam

Chủ đề:
Những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam?
+ Mức độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
+ Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch chương….)
+ Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD, tiên phong tung sản
phẩm mới,....
BÀI LÀM
Một trong những thành tựu nổi bật nhất trong hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất
nước vừa qua của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là trong những năm gần đây đó là việc
tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và trưởng thành nhanh chóng đội ngũ doanh
nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Cùng với cả nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
đang có những nỗ lực vượt bậc để phát triển, đóng góp vào sự nghiệp làm giàu đất nước.
Hiện nay, vai trò của doanh nhân trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta đã và đang
chiếm vị trí ngày càng quan trọng.
Từ 64 năm trước, ngày 13-10-1945, Bác Hồ kính yêu đã gửi thư cho giới
Doanh nhân động viên họ tham gia cứu quốc, góp phần kiến thiết đất nước vừa
giành lại từ tay thực dân. Xác lập lại vị thế của giới Doanh nhân, cũng như những
đóng góp to lớn vào quá trình đi lên của đất nước.

Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


Như vậy, ở bất kỳ thời điểm nào của lịch sử phát triển đất nước, muốn nền kinh tế
của đất nước phát triển đều cần phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo, giỏi về chuyên
môn, nhạy bén với thị trường, có tâm, có tầm và những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
mạnh đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế.


Hiện nay, Doanh nhân Việt nam đã thực sự trở thành một phần cấu thành quan
trọng của nền kinh tế đang hội nhập. Họ góp phần làm nên sự chuyển đổi và tăng trưởng
của nền kinh tế.
Do đặc điểm phát triển của lịch sử và chính trị ở nước ta, lớp doanh nhân hiện nay
có một số đặc điểm riêng, khác với doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một
số nét tương đồng với các doanh nhân nước ngoài. Từ việc nghiện cứu những tài liệu, bài
viết khác nhau, sau đây Tôi xin đúc kết một số đặc điểm cơ bản của doanh nhân Việt Nam
hiện nay như sau:
- Ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị
trường của đất nước.
- Có tinh thần, ý chí lập nghiệp, làm giàu, dám chấp nhận rủi ro, thách thức.
- Phần lớn có tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới
của đất nước, có tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại một
số không ít doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, không học hành đàng hoàng, chỉ dựa
vào kinh nghiệm, cảm tính như thế hệ "du kích, tài tử" trước đây, nên khó mà làm ăn lớn
được.
- Làm việc cần cù, năng động, chịu khó học và vươn tới cái mới, có tính tiên phong
trong một số lĩnh vực.
- Sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã hội
và dân tộc. Nhưng vẫn còn những một số doanh nhân thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức,
văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc sống, nên đã có những hành vi xấu làm phương
hại đến lợi ích của Doanh nghiệp, của xã hội của cộng đồng doanh nghiệp.
- Có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn được đoàn kết, gắn bó
trong hội doang nghiệp để góp phần nâng cao nâng lực cạnh tranh của các Doang nghiệp
trong nước.
Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


Sau đây, tôi xin đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của lớp doanh nhân Việt Nam mới
ở ba khía cạnh sau:

- Mức độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh.
- Tính đổi mới, sáng tạo (đối với SP, kênh PP, hoạt động khuếch chương….)
- Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD, tiên phong
tung sản phẩm mới,....
1. Mức độ chấp nhận rủi ro trong kinh doanh
Khả năng chấp nhận rủi ro là một nhân tố quan trọng của nhà kinh doanh, rủi ro
luôn gắn với lợi nhuận, rủi ro càng cao thì lợi nhuận mang về càng lớn.
Thạc sỹ Nguyễn Xuân Phi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sông Mã
(Hiện nay là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Thanh Hoá) đã nói “Một trong những
tố chất quan trọng nhất của một doanh nhân là dám chấp nhận rủi ro. Không biết được
điều đó thì không thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp lớn mạnh được”.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều không thể
tránh khỏi rủi ro, mức độ rủi ro biến đổi khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn. Quản lý rủi ro
trong kinh doanh là để nhằm ngăn chặn tất cả các vấn đề khó khăn có thể gặp phải cho
nhân viên, khách hàng, tài sản, thông tin và môi trường văn hoá công ty. Nên Doanh nhân
phải có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm để có thể nhận biết ra những rủi ro trong hoạt
động kinh doanh, từ đó xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, lên kế hoạch từng bước giảm
thiểu chúng và để chắc chắn có thể tiếp tục sản xuất ngay lập tức khi những sự cố có thể
xảy ra.
Để đạt được thành công lớn thì cũng đồng nghĩa với rủi ro cao. Điều đó đã được
thể hiện qua rất nhiều doanh nhân, họ đã mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro và cuối cùng thì
thành công cũng đã đến với họ. Một trong số những doanh nhân đã thành công và dám
chấp nhận rủi ro đó là: Doanh nhân Cao Tiến Vị - Giám đốc công ty Cổ phần giấy Sài
Gòn. Sau hơn 10 năm lăn lộn với nhiều nghề, anh đã quyết định thực hiện giấc mơ “làm
chủ” của mình, bằng cách bán tất cả những gì có thể bán, kể cả căn nhà của hai vợ chồng
anh đang có, để có thể mở một cơ sở sản xuất giấy. Bằng bàn tay và khối óc, bằng sự kiên
trì, bền bỉ học hỏi và lòng tâm huyết với nghề, Ông đã đưa cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn
Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing



nhỏ bé phát triển thành một công ty lớn, có vị thế trên thị trường, góp phần không nhỏ
trong việc tạo nên một hướng đi mới cho ngành giấy Việt Nam.
Chúng ta biết rằng lực lượng doanh nhân của nước ta chỉ mới bắt đầu hình thành
trở lại trong thời kỳ đổi mới. Một số không nhỏ các doanh nhân được hình thành sau
chiến tranh, được xuất thân từ quân ngũ, họ không được đào tạo cơ bản, hạn chế về kiến
thức kinh doanh, họ điều hành hoạt động của Doanh nghiệp dựa vào kinh nghiệm là
chính, nên không dám chấp nhận rủi ro, họ thiếu hẵn sự sáng toạ, đổi mới, dám nghĩ dám
làm và tính tiên phong. Chính vì vậy, số doanh nhân thành công rất nhiều, nhưng số
doanh nhân thất bại cũng không phải là ít.
2. Tính đổi mới, sáng tạo
Đổi mới gắn liền với những phát minh sáng tạo của doanh nghiệp là sự sống còn
của doanh nghiệp nhằm để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và tối đa hoá nhu
cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đổi mới sáng tạo còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao
vị thế của mình trong ngành.
Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo trong một
bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt Nam còn ở mức rất thấp. Chúng ta hay tự nhận xét
rằng người Việt Nam thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng tạo đó mang nặng
tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. Sở dĩ có thực tế này là
do số doanh nhân này có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp. Sau đây
chúng ta nghiên cứu tính đổi mới sáng tạo của doanh nhân Việt Nam về sản phẩm, kênh
phân phối, kênh phân phối,
- Đổi mới về sản phẩm: Để có thể khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình
và đồng thời tối ưu hoá nhu cầu sử dụng đổi mới về sản phẩm luôn là vấn đề hết sức quan
trọng với các doanh nghiệp, đồng thời đổi mới về sản phẩm là một bằng chứng cho công
trình công nghệ và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Đổi mới sản phẩm để luôn đi đầu với thời đại nhằm tối ưu hoá doanh thu và lợi
nhuận.
Để có những sản phẩm mới cần phải tập trung đầu tư một nguồn lực (tài chính, cơ
sở vật chất, nhân lực, ..) không nhỏ vào bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing



(R&D). Đây là một khâu then chốt trong việc tạo ra một sản phẩm mới. Gần đây người ta
nói nhiều tới chiến lược “Tập chung để khác biệt” và coi đó như là chìa khóa thành công
của doanh nghiệp. Thực tế, chúng ta thấy rằng, hiện nay vấn đề này các doanh nghiệp
Việt Nam chưa được coi trọng nhiều. Họ đa phần chỉ tập chung những sản phẩm mà thị
trường đã làm (tư duy theo kiểu đường mòn). Theo thống kê không chính thức, có tới xấp
xỉ 90% doanh nghiệp Việt không có bộ phận R&D.
Ví dụ về đổi mới sản phẩm: Đối với mặt hàng điện tử, trước kia các hãng sản xuất
ti vi nói chung còn sản xuất ti vi với mẫu mã dầy và chưa nhiều tính năng. Cùng với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tiên phong trong công việc đổi mới sản phẩm có
thể nói tới các hãng điện tử nổi tiếng như Samsung, sony,... đã có nhiều những thành tựu.
Ban đầu Ti vi mùa đen trắng, dầy nặng, độ phân giải thấp sau đó cải tiến sang ti vi mầu,
cải tiến kích thước mỏng nhẹ hơn và độ phân giải cao hơn, cho đến nay đã có màn hình
siêu mỏng LCD nhằm tạo ra tính cạnh tranh cao và phục vụ thoả mãn nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
- Đổi mới về giá sản phẩm: Đổi mới về giá là bài toán hết sức khó khăn của tất cả
các doanh nghịêp. Vì bài toán này liên quan đến chi phí sản xuất và sản phẩm được bán
với mức giá nào để doanh nghiệp vẫn có lợ nhuận, có thị trường nhưng tạo tính cạnh
tranh về giá với các đối thủ cũng làm thoả mãn và kích thích người tiêu dùng mua sản
phẩm. Về điểm này, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh rất không liệt với các
hãng của nước ngoài, do phần lớn các nhà máy của doanh nghiệp Viêt Nam đều mới đầu
tư, tuy có công nghệ hiện đại do tính đi trước đón đầu công nghệ, chi phí đầu tư lớn nên
nếu cạnh tranh với các hãng nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc đổi mới về giá
được các doanh nghiệp hết sức quan tâm hàng ngày nhằm tạo ra những chính sách về giá
để thu hút khách hàng.
Về phần này, chúng ta thấy rõ nhất là các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các
mặt hàng điện tư, quan sát giá bán của những sản phẩm điện tử như Ti vi, tủ lạnh,... hiện
nay so với những năm về trước giá chỉ còn vào khoảng 1/3.
- Kênh phân phối: Kênh phân phối có thể hiểu là con đường đưa sản phẩm từ nhà

sản xuất đến người tiêu dùng. Như vậy, kênh phân phối giữ vai trò hết sức quan trọng với

Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


các doanh nghiệp giúp kích thích và tiêu thụ sản phẩm đến ngách thị trường cũng như đến
người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất.
Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị
trường vì thế việc chuyển đổi từ khâu phân phối theo kiểu “xin cho” sang kênh phân phối
cạnh tranh hiện đại cũng rất khó khăn và mất một thời gian tương đối dài.
Việc thiết lập một hệ thống phân mổi chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản
lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần. Đây là mảnh
đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân phối theo dạng
trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và các giải pháp khuyên
khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích trong kênh.
Do các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, nên đã làm hạn
chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng hình thức
các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân
phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối dùng. Với phương thức này, các
doanh nghiệp Việt Nam không thể kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản
phẩm của họ và không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị
trường. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã tận dụng được các đại lý để phân phối bán
lẻ, mà chưa chú trọng đến việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường gồm đặc tính của các
tập khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, tiềm năng, đối thủ cạnh tranh…),
đặc tính của sản phẩm (tính dễ hư hỏng, tính mùa vụ, đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm...),
đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, quy định ràng buộc về pháp lý,
điều kiện địa lý, giao thông, vận chuyển..).
- Xúc tiến bán: Hiện nay, một công ty hiện đại điều hành một hệ thống Marketing
xúc tiến phức hợp. Công ty xúc tiến tới các tới các trung gian chức năng, người tiêu dùng
và những công chúng khác nhau của mình. Các trung gian chức năng của công ty lại xúc

tiến truyền miệng với nhau và các công chúng khác, đồng thời mỗi nhóm lại truyền thống
phản hồi tới các nhóm khác.
Hiện nay, hoạt động xúc tiến hỗn hợp của các doanh nghiệp Việt nam còn ở trình
độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ
dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về doanh nghiệp. Có rất ít doanh
Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến hỗn hợp để giới thiệu sản phẩm cho khách
hàng. Chi phí dành cho quảng cáo còn quá thấp, chỉ dưới 1% doanh thu là quá nhỏ so với
doanh nghiệp nước ngoài như Coca Cola là khoảng 20% và Sony là khoảng l0%, chất
lượng quảng cáo còn rất yếu do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này. Hình thức quảng cáo
của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xuất bản các tập catalogue, brochure với nội dung
đơn điệu, không mang dấu ấn của quảng cáo cho thị trường hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy
nhiên mới chỉ có 10% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 14%
cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp
bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó có
đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn
mua sắm. Tôi thấy rằng, nhiều doanh nghiệp rất xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản
phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp nên không đăng ký thương hiệu tại nước nhập
khẩu. Điều đó đã làm cho doanh nghiệp bị mất thương hiệu trên thị trường thế giời đối
với một số sản phẩm như: nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, khóa Việt
Tiệp, Vinataba, Bia Hà Nội, Vifon...
Việc quảng cáo thông qua các Công ty quảng cáo ở nước ngoài hầu như không
được các doanh nghiệp sử dụng, hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng tài chính và
chưa được trang bị công nghệ để quảng cáo ở nước ngoài.
3. Tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động KD
Nền kinh tế của một nước muốn phát triển được, thì vai trò của các doanh nghiệp

là rất quan trọng, đó là vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp
ứng nhu cầu xã hội… Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu
hơn, thấm đẫm trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho
những ý tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn
trong tổ chức đời sống xã hội.
Dưới đây Tôi xin nêu một số tính tiên phong trong hoạt động doanh nghiệp Việt
nam:

Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


-

Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới

-

Tiên phong về công nghệ

-

Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp

-

Tiên phong về văn hóa và tri thức,…..

Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn logic
hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị Nguyễn Kim, BigC,
Metro, Vincom, Parkson… tung những “đòn” siêu khuyến mãi, chúng ta mới nhận thức

một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên cầu, cũng như quyền năng, giới hạn
của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm:
xuất khẩu – tiêu dùng trong nước – đầu tư toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng những biểu
tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra thế giới. Những
Café Trung Nguyên, dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài của nhà thiết kế thời trang
Minh Hạnh, … xuất hiện ở nhiều châu lục, khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt
bạn bè thế giới.
Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các trường
đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học theo
hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên phong trong sáng tạo,
đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt
nước, rừng, dải tần số, nhân lực…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ
nhiều nhất.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược cạnh tranh
vượt lên đối thủ, giúp cho các doanh nghiệp khai thác tối đa cơ hội và là người dẫn đầu
khởi sướng cho thị trường. Còn về phía doanh nghiệp thì thu lợi nhuận tối đa và nâng cao
vị thế cạnh tranh. Trên đây là những phân tích về những tố chất chính mà giới doanh nhân
Việt cần có trong nền kinh tế thị trường.
Ngoài những đặc điểm trên, doanh nhân Việt Nam có những điểm yếu sau:

Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


- Phần lớn các doanh nhân Việt Nam rất ít để thì giờ của mình cho gia đình và đặc
biệt là để vui chơi với các con ở lứa tuổi cần sự chăm sóc và tình thương của cả bố lẫn
mẹ. Trong lúc đó, ngoài công việc tại cơ quan, họ đã giành quá nhiều thời giờ cho các
hoạt động giao tế, vui chơi với bạn bè. Kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy những doanh
nhân thành công lớn là những người biết phân bố quĩ thời gian hợplý. Sự phân bố quĩ thời
gian thiết cân đối dễ dẫn đến sự xáo trộn trong gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến việc học

tập và tuổi thơ của con cái, cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Trong gia đình, rất nhiều doanh nhân Việt Nam thành đạt, trẻ, đầy năng động và
tham vọng, cũng chưa xây dựng được văn hoá trong gia đình. Họ chưa tổ chức được
những bữa ăn văn hoá như sắp xếp bàn ăn, các ngồi ăn, thức ăn, đồ ưống,....Nhiều doanh
nhân thành đạt cũng chưa chú trọng đến việc dành ngân sách, thời gian cho các hoạt động
văn hoá hàng năm cho gia đình như vui chơi,giải trí, du lịch, tham quan. chínhnhững sinh
hoạt gia đình này sẽ tạo nên sự thư giãn cho con người và mức thăng bằng trong công
việc hàng ngày.
- Có một số nhận xét là phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử dụng
email, và ít truy cấp thông tin trên internet. Kinh nghiệm và lãnh đạo và quản lý còn quá
mỏng. Kinh nghiệm về thị trường quốc tế, về kinh tế của các nước đang phát triển cũng
còn sơ sài.
- Một nhận xét khá chính xác là phần lớn các doanh nhân Việt Nam nắm giữ chức
vụ cao không có lịch làm việc khoa hoạc như các đồng nghiệp củ họ ở nước ngoài. Lịch
làm việc của các cấp lãnh đạo chưa phản ánh các chương trình ưu tiên và trọng điểm của
Công ty, chưa dành nhiều thời gian trong năm để tham dự các buổi hội thảo trong nước
hoặc quốc tế hoặc họp với các ban, ngành, chuyen gia tư vấn để thảo luận các vấn đề phát
triển công tư mang tính chiến lược. Chương trình làm việc của các doanh nhân đứng đầu
doanh nghiệp lớn có tính bị động nhằm giải quyết các vấn đề hàng ngày, là những vấn đề
thuộc phần nhiệm vụ của các chức vụ như Phó giám đốc hay trợ lý của thủ trưởng cơ
quan.
- Một đặc điểm thường gặp ở các doanh nhân nắm giữ các vai trò lãnh đạo tại Việt
Nam là tập quán quan liêu, thiếu trong sáng trong quản lý và chưa khách quan trong tuyển
dụng bộ máy nhân sự.
Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


- Một điểm yếu nữa của nhiều doanh nhân Việt Nam giai đoạn này là thiếu tính
chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản căn cơ. Việc nâng cao kiến thức, kỹ năng
quản lý hiện đại để nâng cao tính chuyên nghiệp là điều cấp bách. Chúng ta hy vọng vào

lớp doanh nhân trẻ sau này, những người được đào tạo hoàn chỉnh, có "tri thức" kinh
doanh.
Điều cuối cùng, đó là nhiều doanh nhân Việt Nam hiện nay, sau thành công bước
đầu thì hiện nay đã hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá. Điều này làm hỏng
đi hình ảnh của các doanh nhân, mất đi tính chiến đấu và khả năng cạnh tranh. Cần phải
chắt chiu từng đồng tiền có được cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Để thành công trên thương trường quốc tế hiện nay thì điều cần thiết các doanh
nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải hợp tác với nhau là sự đoàn kết. Do vốn liếng chưa
nhiều, năng lực cạnh tranh chưa cao, mà lại không thể cởi mở, đoàn kết với nhau, thậm
chí có khi còn chơi xấu, cạnh tranh không lành mạnh thì khó mà phát triển được trên
trường quốc tế.
Kết luận
Từ những nhận định, đánh giá một số đặc điểm của các doanh nhân Việt nam nêu
trên, có thể thấy rằng, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày
càng khốc liệt , đòi hỏi mỗi doanh nhân, doanh nghiệp cần cần phải có bản lĩnh vững
vàng, tự tin vượt qua chính mính, tích cực học hỏi nâng cao năng lực điều hành và quản
lý doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần phải đoàn kết, hỗ
trợ nhau để cùng canh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, một đòi hỏi
cấp thiết từ Chính phủ là cần tạo môi trường thuận lợi cho doanh nhân, doanh nghiệp phát
triển, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho
xã hội trong đó có đội ngũ doanh nhân giỏi cho các doanh nghiệp.

Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing


Bài tập cá nhân môn: Quản trị Marketing




×