Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề cương GDCD lớp 7 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.4 KB, 4 trang )

Bài 1(2 điểm):
1/ Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì ?
2/ Nêu 2 hành vi thể hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và 2 hành vi vi phạm
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ?
1/ - Công dân có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào
- Người theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo
nữa hay bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai có quyền cưỡng
bức hoặc cản trở.
2/ - Hai hành vi thể hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:
+ Có quyền tự do thờ cúng.
+ Ngày tết lên chùa cầu an
- Hai hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Bắt người khác phải theo đạo mình đang theo.
+ Phân biệt đối xử với những người theo đạo.
Bài 2 (2 điểm) :Tôn giáo và tín ngưỡng khác và giống nhau như thế nào ?
- Tôn giáo và tín ngưỡng giống nhau: Đều là niềm tin vào một cái gì đó thần bí,
hư ảo, vô hình như: thượng đế, chúa trời, thần linh…
-Tôn giáo khác tín ngưỡng ở chổ là :
+ Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, có quan niệm, giáo lí thể hiện
sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh.
+ Có hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Bài 3 ( 2,0 điểm) : Theo em, vì sao Nhà nước ta nghiêm cấm săn bắt các động
vật quý hiếm ?
- Nhà nước nghiêm cấm săn bắt động vật quý hiếm:
+ Săn bắt động vật quý hiếm sẽ làm mất đi các loài động vật trong tự nhiên.
+Suy kiệt nguồn tài nguyên.
+Gây mất cân bằng hệ sinh thái.
+Ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước.
Bài 4 (2,0điểm):
a. Di tích lịch sử - văn hóa là gì ? Cho ví dụ ?
b. Danh lam thắng cảnh là gì ? Cho vídụ ?


a.Di tích lịch sử Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, điạ điểm đó có giá trị lịch sử, khoa học.
+ Ví dụ: Địa đạo Củ Chi, Văn miếu Quốc tử giám...


b.Danh lam thắng cảnh là: + Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết
hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm
mĩ, khoa học.
Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng...
Bài 5 (2,0điểm): Tại sao phải phòng chống mê tín, dị đoan ? Em hãy nêu ví dụ hiện
tượng mê tín dị đoan và tác hại của nó ?
+ Mê tín dị đoan là tin vào những điều nhảm nhí không có thực dẫn tới những
hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, bạn bè và cả cộng đồng về sức khỏe, tính mạng, tài
sản vì vậy phải đấu tranh chống mê tín dị đoan.
Bài 6 (2,0điểm): Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau:
Khi biết bạn em bị bọn xấu dụ dỗ, ép buộc ăn cắp tiền của bố mẹ để chúng ăn chơi,
cờ bạc.
+ Báo cho người có trách nhiệm xử lí hành vi vi phạm của bọn xấu
+ Cùng với gia đình, thầy cô, bạn bè khuyên bạn đó tránh xa bọn xấu
+ Giúp đỡ bạn đó nếu có khó khăn trong đời sống hoặc học tập
+Cùng bạn tham gia những hoạt động tập thể lành mạnh, có ích để bạn không
mắc, tránh xa phải những việc làm xấu.
Bài 7 (2,0điểm) : Cho tìnhhuống:
Quán cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 13 tuổi nhưng ngày nào em cũng
phải gánh những thùng chén bát to, thùng nước nặng quá sức mình và làm việc tới
khuya mới được nghỉ. Vất vả như thế nhưng hễ làm sai là bị bà chủ la mắng, đánhđập.
Em có nhận xét gì về hành động của bà chủ quán cơm. Nếu là người chứng kiến em
sẽ xử sự như thế nào?
Nhận xét về hành động của bà chủ quán cơm: bà là một người sống thiếu đạo đức,
không có tình yêu thương đối với người khác đặc biệt là trẻ em. Bà đã vi phạm quyền

trẻ em, có những hành vi chửi mắng, đánh đập ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe
của trẻ em.
+ Góp ý để bà chủ quán cơm biết là bà đang vi phạm quyền của trẻ em.
+ Báo cho người có trách nhiệm xử lí nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai
của mình.
Bài 8 (2,0điểm): Vì sao dư luận lên án việc làm của Công ty Formosa Hà Tĩnh ?
+ Công ty Formosa thải chất thải có độc tố ra biển là không đúng quy định của pháp
luật
+ Dẫn tới hậu quả ô nhiếm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, Ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe cộng đồng dân cư đang sống ở khu vực này.


- Nêu được những việc làm nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường và bảo về môi
trường.
+ Nghiêm cấm không cho thải chất độc hại ra môi trường.
+ Thường xuyên don dẹp vệ sinh khu vực sinh sống.
+ Tuyên truyền, vận động mọi người bảo vệ môi trường.
+ Xử phạt nghiêm khắc những hành vi làm ô nhiễm môi trường.
Bài 9 ( 2 điểm ): Đọc tình huống:
Khi đào móng xây dựng nhà ở, ông B đã phát hiện ra một chiếc bình cổ
thời Lý, ông vội vàng đem cất chiếc bình đó đi.
Theo em việc làm của ông B đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu chứng kiến sự
việc đó em sẽ làm gì ?
- Nêu được ông B làm như vậy là sai
- Giải thích vì chiếc bình đó không thuộc sở hữu của ông B, nên ông không có
quyền giữ chiếc bình đó.
Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu toàn
dân.
-Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ: vận động ông B giao nộp chiếc bình cho
chính quyền hoặc cơ quan văn hóa địa phương.

- Giải thích để ông B hiểu nghĩa vụ của công dân là phải giao nộp cổ vật tìm
được cho cơ quan nhà nước, ích lợi của việc làm này là để cơ quan nhà nước
thẩm định, nghiên cúu và có kế hoạch giữ gìn, bảo vệ cổ vật nhằm phát huy giá
trị văn hóa của nó.
Bài 10 (2 điểm): Trong giờ Giáo dục công dân, khi tranh luận về nhiệm vụ của
ủy ban nhân dân xã(phường, thị trấn). Có hai ý kiến được tranh luận nhiều nhất,
em đồng ý với ý kiến nào ? Vì sao ?
- Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do hội đồng nhân dân bầu ra và là cơ
quan chấp hành của hội đồng nhân dân, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương.
- Uỷ ban nhân dân là cơ quan chính quyền nhà nước, do nhân dân trực tiếp bầu ra
và không chịu sự kiểm soát của hội đồng nhân dân cùng cấp.
Đồng ý với ý kiến a
Vì theo điều 123 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 Uỷ ban nhân dân xã( phường,
thị trấn) không phải do nhân dân trực tiếp bầu ra, mà do hội đồng nhân dân xã
( phường, thị trấn) bầu ra.Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của hội đồng


nhân dân,chịu trách nhiệm chấp hành các nghị quyết của các hội đồng nhân dân
và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×