PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VINH
TRƯỜNG THCS CỬA NAM
KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Huống gì thành Đại La, kinh dô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;
được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông
dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ
ngập lụt; muôn vật cũng rất phong phú tốt tươi. Xem khắp Đất Việt ta, chỉ nơi này là
thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô
bậc nhất trên đời”.
(Ngữ văn 8- Tập 2)
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Văn bản có đoạn văn trên được viết bằng thể loại gì?
c. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
d. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 2 (2 điểm): Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
- Này, u ăn đi! (2) Để mãi! (3) U có ăn thì con mới ăn.(4) U không ăn con
cũng không muốn ăn nữa.(5)”
(Ngô Tất Tố)
Câu 3 (5 điểm)
Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu
nặng của nhà thơ khi xa quê. Qua bài thơ em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL GIŨA KÌ II- MÔN NGỮ VĂN 8
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá
một cách chính xác, khách quan, khoa học. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc
trong từng trường hợp cụ thể.
- Trong quá trình chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10) để đánh giá
sát chất lượng bài làm của thí sinh. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9,
điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp
lý có sức thuyết phục giám khảo phải căn cứ vào thực tế bài làm để xác định điểm
một cách phù hợp.
- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai
lệch với mức điểm trong hướng dẫn chấm và phải thống nhất trong hội đồng chấm
thi. Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT:
Câu 1 (3 điểm): HS trả đúng các ý sau
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản Chiếu dời đô (0,5đ)
- Tác giả : Lí Công Uẩn (0,5 đ)
b. Văn bản được viết theo thể loại chiếu (0,5 đ)
c. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận (0,5 đ)
d. Nội dung chính của đoạn văn trên: Lí Công Uẩn nêu những thuận lợi để chọn
thành Đai La làm kinh đô (1,0đ)
Câu 2 (2 điểm)
- HS xác định đúng các kiểu câu (1,0 đ) và các hành động nói (1,0 đ)
Câu (1): Câu trần thuật - Hành động kể
Câu (2): Câu cầu khiến - Hành động đề nghị
Câu (3): Câu trần thuật - Hành động kể
Câu (4): Câu khẳngđịnh - Hành động nhận định
Câu (5): Câu khẳng định - Hành động nhận định
Câu 3 (5 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
- HS phải xác định được đay là kiểu bài nghị luân văn học nhằm làm sáng tỏ một
nhận định, vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm hợp lý, lập cứ thuyết phục. Lập luận chặt chẽ,
văn phong trôi chảy, có chất văn.
- HS phải có ý thức đưa yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự vào bài 1 cách hợp lí để tăng
tính thuyết phục cho bài văn.
2. Yêu cầu về kiến thức
Hs làm rõ được tình cảm quê hương tha thiết, sâu nặng của nhà thơ Tế Hanh trong
bài thơ Quê hương với những biểu hiện:
- Trong xa cách, nhà thơ nhớ về quê hương. Cảnh vật quê hương được miêu tả với
nỗi nhớ và tình yêu tha thiết.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
+ Khung cảnh làng quê hiện lên với một bức tranh lao động tươi sáng và đầy hứng
khởi. (Thí sinh cần biết chọn lọc và phân tích những hình ảnh đặc sắc được tác giả
sử dụng để khắc hoạ về khung cảnh làng quê).
+ Cuộc sống lao động của làng quê hiện lên qua cảnh đoàn thuyền đầy khí thế
vượt trường giang lúc ra khơi và đông vui, no đủ, bình yên lúc trở về.
+ Con người ở làng quê hiện lên với với vẻ đẹp khoẻ khoắn, vạm vỡ, mạnh mẽ.
- Tình yêu quê hương được thể hiện qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ. Đó là nỗi
nhớ luôn ắm ắp, tràn đầy và thường trực về một làng chài yêu dấu mà Tế Hanh
mạng theo trong suốt đời thơ của mình. Trong những hình ảnh, dư vị của quê hương
nhà thơ ghi dấu đậm nét tâm trí mình cái mùi nồng mặn của biển cả. Hương vị ấy có
trong những con cá tươi ngon, trong chiếc thuyền im và trong hơi thở con người
mặn nồng hương vị biển
=> Qua nỗi nhớ của tác giả, bức tranh quê hương hiện lên thật tươi đẹp, khỏe khoắn,
tràn đầy sức sống mang những nét đặc trưng riêng biệt của một làng quê miền biển,
không thể lẫn với bất kì một miền quê nào khác. Qua bức tranh ấy, ta cảm nhận
được nỗi nhớ, tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng, sự gắn bó máu thịt cũng như
niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương của chính nhà thơ.
- Đánh giá:
+ Giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, ngôn ngữ thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh chọn
lọc, nhiều biện pháp tu từ đặc sắc,…
+ Cả bài thơ là một khúc ca quê hương tươi sáng ngọt ngào, là sản phẩm của một
hồn thơ trẻ trung, tha thiết, đầy mơ mộng.
Lưu ý: Thí sinh có thể có nhiều cách triển khai luận điểm miễn là bảo đảm yêu cầu
của đề bài.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí