Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Quản bến xe Bus Phân tích thiết kế Hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946 KB, 49 trang )

BÀI TẬP LỚN : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG XE BUÝT

Giáo viên phụ trách:
Tên thành viên nhóm:

1) LƯƠNG XUÂN THIỆU
2) ĐỖ VĂN TÚ
3) DƯƠNG XUÂN TÙNG
4) LÊ THỊTHU HÀ

5) NGUYỄN VĂN LUẬN

CHƯƠNG I
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG


1.1 Nghiên cứu đề tài
Hiện nay, xe buýt được xem là một phương tiện vận chuyển hữu ích cho
đông đảo người dân thành phố Hà Nội trong đó có cả cán bộ, công nhân, viên
chức và số lượng lớn học sinh, sinh viên. Việc lưu hành hệ thống xe buýt trong
thành phố có tác dụng làm giảm số lượng người và phương tiện tham gia giao
thông góp phần làm giảm tình trạng ách tắc đường phố trong những giờ cao
điểm. Đưa xe buýt vào lưu thông cũng góp phần làm giảm số lượng xe máy và xe
đạp tham gia giao thông vì những tiện dụng mà xe buýt mang lại. Hơn nữa, với
tình trạng giá cả xăng dầu đang ngày càng leo thang như hiện nay thì việc lựa
chọn đi lại bằng xe buýt sẽ giúp cho hành khách không những tiết kiệm chi phí
một cách đáng kể mà còn đảm bảo tính an toàn về con người. Xe buýt đang dần
dần xây dựng lên một biểu tượng đẹp cho thành phố Hà Nội.


Do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao nên hệ thống xe buýt Hà Nội
phải có những đổi mới tích cực nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ vận
chuyển hành khách. Từ đó sẽ thu hút được nhiều hành khách tham gia giao thông
bằng xe buýt hơn, tạo điện phát triển kinh tế cho công ty; đồng thời làm giảm tình
trạng tắc nghẽn giao thông đang gặp nhiều bất cập hiện nay.
Phải quản lý một số lượng công việc lớn như: quản lý về nhân sự, quản lý
xe, quản lý về các tuyến xe, các điểm dừng, quản lý vé, điều hành hoạt động của
các tuyến xe… để rồi đưa ra những thông tin cần thiết để từ đó làm cơ sở xác định
được phương hướng giải quyết một cách tối ưu, giảm áp lực về công việc. Để làm
được điều này đòi hỏi ta phải xem lại toàn bộ hoạt động của công ty sau đó phân
tích và đưa ra những biện pháp cụ thể, từ phương pháp quản lý đến cách thức


điều hành giúp cho việc quản lý và điều hành hệ thống xe buýt phục vụ hành
khách ngày càng tốt hơn.
1.2 Khảo sát thực tế
Xí nghiệp xe điện Hà Nội có trụ sở chính đặt tại địa chỉ: 69B – Thụy Khuê –
Tây Hồ - Thành phố Hà Nội, là một trong các xí nghiệp tham gia hoạt động vận
chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố. Đây là một xí nghiệp đóng góp
rất lớn trong việc vận chuyển hành khách nội đô, với cơ sở vật chất kỹ thuật như
sau:
+ Tuyến xe: 30 tuyến
+ Xe buýt: hơn 200 xe
+ Nhân sự:


Tài xế: gần 400 người




Phụ xe: gần 400 người



Nhân viên bán vé: 20 người



Điểm bán vé: 20 điểm



Ngoài ra còn nhiều nhân viên kỹ thuật, thống kê…

 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xe điện Hà Nội:



 Chức năng của các phòng ban:
-

Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự trong xí nghiệp như:
tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé tháng, nhân viên văn phòng… Mỗi khi có sự
thay đổi về mặt Nhân sự, phòng này có nhiệm vụ thu thập thông tin về
nhân sự rồi lưu thông tin vào kho hồ sơ Nhân sự.

-

Phòng điều hành: có nhiệm vụ điều hành hoạt động các tuyến xe buýt về
thời gian, khi tắc đường sẽ điều động thêm xe tăng cường nhằm đảm bảo

về tần suất hoạt động của tuyến xe. Phòng điều hành ngoài việc quản lý các
tuyến xe buýt mà còn quản lý cả các đầu xe của xí nghiệp. Khi có sự thay đổi
về xe thì phòng điều hành sẽ cập nhật những thông tin này. Việc bố trí và
xây dựng các điểm dừng đón khách cũng được phòng điều hành quản lý.
Ngoài ra, hoạt động lưu thông của các tuyến xe cũng được phòng điều hành
cập nhật và quản lý.

-

Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ sửa chữa xe buýt, bảo trì, bảo dưỡng xe để
đảm bảo xe luôn hoạt động tốt, không bị sự cố trong khi đang vận chuyển
hành khách trong thành phố.

-

Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ phân tích doanh thu của công ty, phân tích
thị trường để điều chỉnh giá vé cho hợp lý. Đồng thời, quản lý việc phát
hành vé và kiểm soát vé đã bán được (bao gồm cả vé ngày và vé tháng). Khi
có sự thay đổi về vé, giá vé thì phòng kinh doanh có nhiệm vụ cập nhật lại
thông tin về vé và giá vé. Phòng kinh doanh cũng đảm nhiệm chức năng
phát triển và quản lý các địa điểm bán vé tháng cho xí nghiệp.
Phòng thống kê: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các thông tin, số liệu của xí

nghiệp để đưa ra báo cáo tổng hợp về tình hình của xí nghiệp. Xí nghiệp đã chia
thành 5 phòng ban rõ rệt nhưng việc quản lý của các phòng ban này chưa được


đổi mới, tất cả các số liệu đều ghi trên giấy tờ và xử lý một cách thủ công, chưa
ứng dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới về quản lý vào trong xí
nghiệp. Khi cần một báo cáo tổng hợp đòi hỏi bộ phận thống kê phải đi tổng hợp

lại tất cả các số liệu của tất cả các phòng ban trong xí nghiệp rồi tính toán một
cách thủ công để đưa ra báo cáo gửi lên ban giám đốc.
1.2.1 Nghiệp vụ phòng quản lý nhân sự
Phòng nhân sự có nhiệm vụ quản lý vấn đề nguồn nhân lực trong xí nghiệp
như: Tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé tháng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kế
toán, nhân viên văn phòng. Khi có sự bổ sung về nhân lực hoặc giảm bớt nhân
viên nào đó thì phòng này có nhiệm vụ cập nhật thông tin về những thay đổi này
rồi lưu vào kho hồ sơ Nhân sự. Khi người lao động ký hợp đồng, phòng nhân sự sẽ
cập nhật thông tin hồ sơ của người lao động. Nếu người lao động xin nghỉ làm
việc tại xí nghiệp thì thông tin của người này sẽ bị loại trừ ra khỏi danh sách
những người đang làm việc tại xí nghiệp. Nhân lực trong xí nghiệp như: tài xế, phụ
xe, nhân viên bán vé, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng… được phòng
nhân sự làm theo các biểu mẫu sau:


-




1.2.2 Quy trình nghiệp vụ phòng điều hành
Phòng điều hành thực hiện quản lý về xe buýt, các điểm dừng đón khách,
các tuyến xe và quản lý thời gian hoạt động về các tuyến xe. Khi có sự thay đổi về
xe buýt hay các điểm dừng đón khách thì phòng điều hành sẽ cập nhật thông tin
rồi đưa vào hồ sơ lưu. Việc quản lý lưu thông của các tuyến xe được cũng được
phòng điều hành quản lý.
Hàng ngày, tại mỗi bến đỗ sẽ có một nhân viên trực ban làm nhiệm vụ kiểm
tra hoạt động của xe buýt. Khi đến bến cuối cùng, nhân viên trực ban sẽ so sánh



thời gian quy định cho tuyến xe với thời gian thực tế để từ đó tính xem xe đó có
bị sớm hơn hay muộn hơn thời gian quy định hay không? Sau mỗi ngày sẽ tổng
hợp số lần vi phạm về thời gian của các xe. Nếu xe đó có sai phạm về thời gian sẽ
được ghi lại làm căn cứ để xử phạt hành chính sau này. Nhân viên trực ban đồng
thời đóng dấu chốt vé sau mỗi lượt đi trong Danh sách vé ngày đã bán của phụ xe.
Mục đích của việc đóng dấu chốt vé là để biết được lưu lượng hành khách đi vé
ngày với những thời điểm khác nhau, đây sẽ là một phần căn cứ để đưa ra tần
suất các tuyến xe ở các thời điểm.
Mỗi khi xảy ra tình trạng tắc đường, để đảm bảo về tần suất hoạt động của
tuyến xe, phòng điều hành sẽ đưa thêm một số xe buýt tăng cường hoạt động cho
tuyến xe đó. Hàng ngày, phòng điều hành cập nhật thông tin về các tuyến xa,
thông tin tham gia hoạt động vận chuyển hành khách của các tài xế, phụ xe trên
tuyến đó. Để quản lý xe buýt, các điểm dừng đón khách, tuyến xe, hoạt động của
tuyến xe… phòng điều hành sử dụng các biểu mẫu sau:






1.2.3 Quy trình nghiệp vụ của phòng Kinh doanh
Trước giờ làm, phụ xe đến phòng kinh doanh, ở đó, phòng kinh doanh thực
hiện nhiệm vụ phát vé cho phụ xe, ghi lại số vé phát cho phụ xe.




Phụ xe nhận vé và giấy ghi Danh sách vé tháng mà phụ xe đã bán được. Hết
ca làm việc, phụ xe nộp cho phòng kinh doanh số vé xe còn lại. Phòng kinh doanh
sẽ lấy số vé thu về để tính số lượng vé bán được trong ngày và yêu cầu phụ xe ký

nhận vào Bảng theo dõi bán vé ngày.
Việc bán vé tháng cũng được phòng kinh doanh quản lý. Hàng ngày, nhân
viên bán vé tháng đến nhận tem vé tháng bao gồm: vé ưu tiên 1 tuyến, vé ưu tiên
liên tuyến, vé bình thường 1 tuyến, vé bình thường liên tuyến và một số vé đặc
biệt như tem vé tháng tuyến số 07 (Nội Bài – Kim Mã)… Nhân viên bán vé tháng
nhận tem vé tháng và giấy Danh sách vé tháng đã bán. Khi phát hành các loại tem
vé tháng cho nhân viên bán vé, phòng kinh doanh sẽ ghi lại số vé phát ra.

Sau một ngày làm việc, nhân viên bán vé tháng nộp lại tem cho phòng kinh
doanh đồng thời ký nhận vào Bảng theo dõi bán vé tháng. Phòng kinh doanh có
quyền điều những nhân viên bán vé tháng tới các điểm bán vé tháng một cách
định kỳ và luôn phiên.
Tất cả nghiệp vụ kể trên (bao gồm cả việc quản lý các điểm bán vé tháng) được
phòng kinh doanh thực hiện thông qua biểu mẫu sau








×