Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đe Cuong sinh 9 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.5 KB, 5 trang )

Sy Phuoc
Sinh Hoc 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 9
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Bài 35: Ưu thế lai
I/ Hiện tượng ưu thế lai:
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn,
chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố me.
VD: Gà Đông Cảo

Gà Ri ; Cà chua hồng VN

Cà chua Ba Lan

II/ Nguyên nhân (cơ sở di truyền) của hiện tượng ưu thế lai:
- Nguyên nhân: khi lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau thì F1 được thể hiện các cặp gen ở trạng thái dị
hợp. Vì vậy, F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.
VD:

P
F1

aaBBcc

AAbbCC
AaBbCc

- Muốn duy trì ưu thế lai, người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép,…).
III/ Các phương pháp tạo ưu thế lai:


1.Ở cây trồng:
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
VD: Ngô lai F1 có năng suất cao hơn 20 – 30% so với giống hiện có.
- Lai khác thứ: sự kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới.
VD: Giống lúa DT17 cho năng suất cao hơn DT10 và OM80
2.Ở vật nuôi:
- Lai kinh tế: cho giao phối giữa các cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1
làm sản phẩm, không dùng làm giống.
VD: Lợn Ỉ Móng Cái
nạc cao hơn.

Đại Bạch cho lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 – 0,8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt

- Ở VN, lai kinh tế được áp dụng dưới hình thức dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực
cao sản thuộc giống nhập nội.
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
I/ Môi trường sống của sinh vật:
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật.
- Có 4 loại: MT nước, MT trong đất, MT trên mặt đất – không khí, MT sinh vật.
VD: MT nước là nơi sống của cá.
II/ Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.
- Có 2 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: đất, nước, nhiệt độ, không khí, ánh sáng,…

1


Sy Phuoc
Sinh Hoc 9

+ Nhân tố hữu sinh:

Nhân tố sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật.
Nhân tố con người

Tác động tiêu cực: đốt rừng,….
Tác động tích cực: cải tạo, lai,….

III/ Giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.
VD: Giới hạn sinh thái của cá rô phi VN là 5 – 420C, điểm cực thuận: 300C.

Mức độ sinh trưởng
Giới hạn dưới

Giới hạn trên
Khoảng thuận lợi
Điểm cực thuận
300C

Điểm gây chết
(50C)

Giới hạn chịu đựng

t0C
Điểm gây chết
(420C)

Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài sinh vật

I/ Quan hệ cùng loài:
- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
VD: đàn trâu; nhóm cây thông;...
- Có 2 mối quan hệ:
+ Hỗ trợ: khi có gió bão, khi gặp kẻ thù và nguồn thức ăn đầy đủ  sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm
được nhiều thức ăn.
+ Cạnh tranh: khi điều kiện bất lợi, số lượng cá thế tăng quá cao, thiếu thức ăn, nơi ở chật chội  Tách
ra khỏi nhóm.
II/ Quan hệ khác loài:

Quan hệ
Cộng sinh

Đặc điểm
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
Hỗ trợ
Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và
Hội sinh
cũng không có hại
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác
Cạnh tranh
của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau
Kí sinh, nửa kí Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ
Đối địch
sinh
sinh vật đó
Sinh vật ăn sinh
Gồm các trường hợp: đv ăn tv, đv ăn thịt con mồi, tv bắt sâu bọ...
vật khác
- Hỗ trợ: là mối quan hệ có lợi hoặc ít nhất không có hại.


2


Sy Phuoc
Sinh Hoc 9
- Đối địch: một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại.
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
Bài 47: Quần thể sinh vật
I/ Thế nào là một quần thể sinh vật?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định,
ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ
mới.
VD: Các cá thể chuột cùng sống trên đồng ruộng.
II/ Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

1.Tỉ lệ giới tính:
- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy theo lứa tuổi, tập tính động vật, điều kiện môi trường sống và sự tử vong
không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Ý nghĩa: Cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
2.Thành phần nhóm tuổi:
*Tháp tuổi: để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể bao gồm nhiều hình thang nhỏ (hình chữ
nhật) xếp chồng lên nhau.
Có 3 dạng tháp tuổi:
- Dạng phát triển: đáy tháp rộng, tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh.
- Dạng ổn định: đáy tháp rộng vừa phải, tỉ lệ sinh vừa phải, số lượng cá thể ổn định.
- Dạng giảm sút: Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm dần.
3.Mật
độ

quần
thể: là
lượng
hay
khối
lượng
sinh
vật có
trong
một

số

đơn vị diện tích hay thể tích.
VD: Mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ha đồi
- Mật độ quần thể không ổn định, thay đổi theo mùa, năm và phụ thuộc vào chu kì sống.
III/ Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật:
Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ
bị chết. Khi đó mật độ quàn thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
Bài 49: Quần xã sinh vật
I/ Thế nào là một quần xã sinh vật?
- Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một
không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau.
- VD: Quần xã rừng mưa nhiệt đới.

3


Sy Phuoc
Sinh Hoc 9

II/ Những dấu hiệu điển hình của một quần xã:
Đặc điểm

Các chỉ số

Thể hiện

Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Số lượng các
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
loài trong
quần xã
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm
Độ thường gặp
quan sát
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Thành phần Loài ưu thế
loài trong
Loài chỉ có ở một quần xãhoặc có nhiều hơn hẳn các loài
Loài đặc trưng
quần xã
khác
III/ Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã:
- Hiện tượng khống chế sinh học: số lượng cá thể của mỗi quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác
trong quần xã kìm hãm.
- Hiện tượng cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn
được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong
quần xã.

Bài 50: Hệ sinh thái
I/ Thế nào là một hệ sinh thái ?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Các sinh vật luôn luôn tác động
lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
và tương đối ổn định. Vd: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh:
+ Các thành phần vô sinh: đất, nước, đá,...
+ Sinh vật sản xuất: thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ: động vật

Tiêu thụ động vật
Tiêu thụ thực vật

+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất,...
II/ Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

1.Chuỗi thức ăn:
- Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ sinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh
vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
VD: Cỏ

Chuột

Rắn.

2.Lưới thức ăn:
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh cần 3 thành phần chủ yếu là sinh vật sản xuất,sinh vật tiêu thụ, sinh vật
phân giải.
Bài 54 - 55: Ô nhiễm môi trường

I/ Ô nhiễm môi trường là gì ?
- Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi
trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

4


Sy Phuoc
Sinh Hoc 9
- Có 2 loại:
+ Do hoạt động của con người. VD
+ Do hoạt động của thiên nhiên. VD
II/ Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm

1.Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất khí thải ra từ nhà máy,
phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt,bụi,...(CO 2, SO2, NO2...) gây ô nhiễm không khí.
2.Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học: Các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hóa
học,... thường tích tụ trong nước, trong đất, phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật
gây bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏa của con người.
3.Ô nhiễm do các chất phóng xạ: Chất phóng xạ có từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ,
các nhà máy điện nguyên tử, vụ thử vũ khí hạt nhân  gây đột biến ở người và sinh vật, gây bệnh di
truyền và bệnh ung thư.
4.Ô nhiễm do các chất thải rắn: Chất thải rắn thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt: đồ nhựa, giấy
vụn, mảnh cao su, kim tiêm, đất, đá,...
5.Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: Vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được xử lí:
phân, rác thải, nước thải,... xâm nhập vào cơ thể người do thói quen ăn gỏi cá, thịt tái sống, ngủ không
nằm màn.
III/ Hạn chế ô nhiễm môi trường
Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt,
cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm

như năng lượng gió, nămg lượng mặt trời,... xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và
điều hòa khí hậu... Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức
của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I/
--------------------------------------------- Hết ---------------------------------------------

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×