Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Xây dựng website thi trắc nghiệm trực tuyến cho khoa công nghệ thông tin đại học công nghệ thông tin và truyền thôngn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ Thông
tin, trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông đã tạo điều kiện cho
em thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn thầy giáo ThS. Đỗ Văn Toàn, người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Trong thời gian được làm việc
với thầy, em không những học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học hỏi
được tinh thần làm việc, thái độ làm nghiên cứu khoa học nghiêm túc của thầy.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bố mẹ và bè bạn vì đã luôn là
nguồn động viên to lớn, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt quá
trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Tuy
nhiên, do việc nghiên cứu và xây dựng chương trình trong thời gian có hạn nên
đồ án “Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến cho khoa Công nghệ Thông
Tin - Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông” chắc chắn sẽ không tránh
khỏi thiếu sót, do đó em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm và đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và luôn mong nhận được sự đóng
góp của tất cả mọi người.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trần Phương

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
Những nội dung trong đồ án này là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo hướng dẫn Th.S Đỗ Văn Toàn.


Mọi tham khảo dùng trong đồ án đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, em xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trần Phương

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................3
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ................................................................................6
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU..........................................................................7
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................8
CHƯƠNG I............................................................................................................10
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..........................................................................................10
1.1. GIỚI THIỆU
10
1.1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................10
1.1.2. Phạm vi của đề tài....................................................................................................................11
1.1.3. Yêu cầu đề tài............................................................................................................................12
1.2. LỰA CHỌN CÔNG CỤ CÀI ĐẶT
13
1.2.1. Hệ quản trị SQL Server 2008.....................................................................................................13

1.2.2. Công nghệ Web ASP.NET...........................................................................................................14
1.2.3. Công cụ lập trình.......................................................................................................................16

CHƯƠNG II...........................................................................................................17
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG.....................................17
2.1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG
17
2.1.1. Một số vấn đề liên quan...........................................................................................................17
2.1.3. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm.............................................................................................20
2.2. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
24
2.2.1. Mô tả hình thức kiểm tra trắc nghiệm trong thực tế...............................................................24
2.2.2. Xác định các luồng thông tin và tác nhân.................................................................................27
2.2.3. Đánh giá hệ thống trắc nghiệm cũ...........................................................................................29
2.2.4. Mô tả hệ thống thi trắc nghiệm yêu cầu tin học hóa...............................................................30
2.3. PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU VỀ DỮ LIỆU VÀ CHỨC NĂNG
35
2.3.1. Biểu đồ phân cấp chức năng.....................................................................................................35
2.3.2. Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu................................................................................................37
2.4. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
43
2.4.1. Xác định thuộc tính...................................................................................................................43
2.4.2. Chuẩn hóa.................................................................................................................................46
2.4.3. Thiết kế các bảng dữ liệu..........................................................................................................48

CHƯƠNG III.........................................................................................................56
MỘT SỐ GIAO DIỆN CỦA WEBSITE...............................................................56
THI TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN.................................................................56
3.1. GIAO DIỆN QUẢN TRỊ
3.2. GIAO DIỆN THI TRẮC NGHIỆM


56
60

3


KẾT LUẬN............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................63

4


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Tên viết

Tên đầy đủ

Dịch ra tiếng việt

ETS

Educational Testing

Viện Khảo Thí Giáo

TOEFL


Service
Test of English for

Dục Hoa Kỳ
Chương trình kiểm tra

International

và xây dựng tiêu

Communication

chuẩn Anh ngữ trong

tắt
1
2

môi trường giao tiếp
3

GMAT

Graduate Management

và làm việc quốc tế.
Một bài thi tiếng Anh

Admission Test


trên máy tính, để đánh
giá khả năng bẩm sinh
thành công trong lĩnh
vực học thuật bậc trên

4

URL

đại học
Uniform Resource Locator Xác định đường dẫn
tới một trang Web xác
định.

5

CSDL

Cơ sở dữ liệu

5


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Biểu đồ phân cấp chức năng.................................................................35
Hình 2.2: Biểu đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh............................................................37
Hình 2.3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (mức đỉnh)..............................................38
Hình 2.4: Chức năng 1.0 “Quản lý thành viên”....................................................39
Hình 2.5: Chức năng 2.0 “Quản lý ngân hàng câu hỏi”........................................40

Hình 2.6: Chức năng 3.0 “Tổ chức thi”.................................................................41
Hình 2.7: Chức năng 4.0 “Báo cáo – thống kê”....................................................42
Hình 2.8: Chức năng 5.0 “Quản trị hệ thống”.......................................................43
Hình 2.9 : Sơ đồ thực thể liên kết..........................................................................55
Hình 3.1: Trang đăng nhập quản trị viên và giáo viên.........................................56
Hình 3.2: Trang mặc định khi quản trị viên và giáo viên đăng nhập hệ thống....56
Hình 3.3:Trang quản lý người dùng......................................................................57
Hình 3.4: Trang quản lý nhóm người dùng...........................................................57
Hình 3.5: Trang quản lý chức năng.......................................................................58
Hình 3.6: Trang quản lý sinh viên.........................................................................58
Hình 3.7: Trang lập lịch thi....................................................................................59
Hình 3.8: Trang cập nhập phòng thi......................................................................59
Hình 3.9:: Trang quản lý ngân hàng câu hỏi.........................................................60
Hình 3.10: Trang sinh viên đăng nhập thi trắc nghiệm trực tuyến.......................60
Hình 3.11: Trang chi tiết đề thi..............................................................................61
Hình 3.12: Trang thi trắc nghiệm..........................................................................61

6


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng hồ sơ sử dụng...............................................................................36
Bảng 2.2: Danh sách các thuộc tính......................................................................46
Bảng 2.3: Bảng chuẩn hóa.....................................................................................48
Bảng 2.4: Bảng Acccount......................................................................................48
Bảng 2.5:Bảng Group............................................................................................48
Bảng 2.6: Bảng GroupUser....................................................................................48
Bảng 2.7: Bảng Menu............................................................................................49
Bảng 2.8: Bảng Role..............................................................................................49
Bảng 2.9: Bảng Permission....................................................................................49

Bảng 2.10: Bảng Student.......................................................................................50
Bảng 2.11: Bảng Religions....................................................................................50
Bảng 2.12: Bảng Ethnic.........................................................................................50
Bảng 2.13: Bảng Nationality.................................................................................50
Bảng 2.14: Bảng Trainer........................................................................................51
Bảng 2.15: Bảng Class...........................................................................................51
Bảng 2.16: Bảng Qualifications.............................................................................51
Bảng 2.17: Bảng Subject........................................................................................51
Bảng 2.18: Bảng Question.....................................................................................52
Bảng 2.19: Bảng Answer.......................................................................................52
Bảng 2.20: Bảng SubjectExam..............................................................................52
Bảng 2.21: Bảng RandomAnswer.........................................................................53
Bảng 2.22: Bảng ExamRoom................................................................................53
Bảng 2.23: Bảng SchoolYear.................................................................................53
Bảng 2.24: Bảng Semesters...................................................................................53
Bảng 2.25: Bảng StudentOfExam..........................................................................54
Bảng 2.26: Bảng ResultOfExam............................................................................54
Bảng 2.27: Bảng TemporaryTestOfStudent..........................................................54

7


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào cuộc sống
trở nên phổ biến trên toàn thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng. Công nghệ
thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng một
số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội. Công nghệ thông tin không chỉ áp dụng trong các ngành khoa học kĩ thuật,
lao động sản xuất mà đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Công nghệ thông tin là công
cụ hỗ trợ đắc lực đổi mới phương pháp giảng day, học tập và hỗ trợ công tác giáo

dục mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục
chính là việc đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có việc đổi mới phương
pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học.
Công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy trong ngành giáo dục hiện
nay đang được quan tâm đặc biệt, các giảng viên, giáo viên được tập huấn về đổi
mới phương pháp giảng dạy, các phương pháp kiểm tra đánh giá nhưng hiệu quả
chưa cao. Sử dụng ngân hàng câu hỏi và thi trắc nghiệm khách quan đang được
các trường khuyến khích, tuy nhiên đa số các câu hỏi thi trắc nghiệm do người
dạy tự biên soạn chưa đúng quy trình, chưa đúng chuẩn và chất lượng không cao.
Đề tài “Xây dựng website thi trắc nghiệm trực tuyến cho Khoa Công nghệ Thông
tin - Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông” được xây dựng nhằm khắc
phục nhược điểm của hình thức thi cũ.
Đề tài của đồ án tốt nghiệp gồm:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIAO DIỆN CỦA WEBSITE THI TRẮC NGHIỆM
TRỰC TUYẾN
Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành tháng 6 năm 2012. Em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô thầy giáo ThS. Đỗ Văn Toàn, các
thầy cô giáo của khoa Công nghệ Thông tin, các bạn trong lớp K6E đã động viên,
8


giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đồ án. Mặc dù đã
cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Tuy nhiên, do việc
nghiên cứu và xây dựng chương trình trong thời gian có hạn nên đồ án “Xây
dựng hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến cho khoa Công nghệ Thông tin - Đại
học Công nghệ Thông tin & Truyền thông” chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu
sót, do đó em rất mong nhận được sự quan tâm, thông cảm và đóng góp ý kiến

của các thầy cô giáo và các bạn để đồ án ngày càng hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Trần Phương

9


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Giới thiệu
1.1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các kỳ thi trong các trường học đều phần lớn vẫn thực hiện trên
giấy. Tuy nhiên, có nhiều môn học đã bắt đầu áp dụng hình thức thi trắc nghiệm
khách quan, do ưu điểm của phương pháp này là cho phép kiểm tra nhiều sinh
viên cùng một lúc, đề thi phủ kín nội dung môn học, có thể đánh giá được toàn
diện sinh viên, việc tiến hành chấm thi nhanh và khách quan… Với sự phát triển
của công nghệ thông tin, việc đưa tin học hóa vào trong công tác giáo dục, đã
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt, hình thức thi trắc nghiệm kết
hợp với tin học đã trở thành hình thức thi phổ biến nhất trên toàn thế giới, được
áp dụng trong các kì thi của các tổ chức lớn, có phạm vi toàn cầu như ETS
(Educational Testing Service) - Tổ chức các kỳ thi TOEFL, GMAT, GRE…
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương
pháp dạy và học, việc đổi mới hình thức thi cử cũng trở thành một việc làm cấp
thiết. Trong các hình thức thi cử, trắc nghiệm khách quan là hình thức được
nhiều người chú ý nhất, được đưa vào hầu hết các cấp bậc học. Khi nhà mạng
Internet phát triển ngày càng lớn mạnh, thế giới đã được đem đến từng nhà qua
chiếc máy tính, thì cùng với nó, những dịch vụ hỗ trợ người dùng ra đời ngày
càng nhiều hơn, và những website trắc nghiệm trực tuyến ra đời cũng không

ngoài mục đích là giúp đỡ học sinh, sinh viên nước ta có được sự hỗ trợ cao nhất,
đáp ứng nhu cầu học tập, mang lại sự thuận tiện cho các bạn thí sinh, góp phần
đưa nền giáo dục nước ta tiến lên chuẩn quốc tế.
Đồ án “Xây dựng website trắc nghiệm trực tuyến”, với hướng phát triển định
sẵn trong đề tài là sẽ xây dựng một website thi trắc nghiệm được áp dụng cho
khoa Công nghệ Thông tin, trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thông với mục đích giúp đỡ các bạn sinh viên trong việc tiếp cận với hình thức
thi trắc nghiệm trực tuyến.

10


1.1.2. Phạm vi của đề tài
1.1.2.1. Chức năng
Hình thức thi trắc nghiệm đang trở thành một xu hướng tất yếu cho rất nhiều
kì thi. Tại khoa Công nghệ Thông tin – trường Đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông, hầu hết các môn thi lý thuyết hiện nay đều áp dụng hình thức thi
trắc nghiệm, do những ưu điểm của nó trong việc kiểm tra, đánh giá trình độ sinh
viên. Tuy nhiên, kiến thức trong bài thi rất bao rộng, trong khi sinh viên luôn có
nhu cầu học tập cao hơn. Do đó, mục tiêu của đề tài đặt ra là xây dựng được một
Website có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng nhu cầu học tập các môn
học trong khoa và hỗ trợ giáo viên trong công tác kiểm tra kiến thức sinh viên,
với ngân hàng câu hỏi và đề thi phong phú.
Từ những yêu cầu, tình hình thực tế qua các kì thi trắc nghiệm trong khoa,
đối tượng đặt ra cần phải nghiên cứu là các lý thuyết về trắc nghiệm, các cách
thức, quy tắc ra đề thi trắc nghiệm. Xây dựng website trắc nghiệm trực tuyến, với
những chức năng sau:
- Quản lý người dùng: Để có thể truy cập vào hệ thống thi trắc nghiệm thì
nhất định phải có tài khoản. Quản trị viên sẽ tiến hành tạo mới tài khoản cho giáo
viên phụ trách môn thi trắc nghiệm, giám thị và thí sinh theo những nhóm người

dùng có sẵn trong hệ thống.
- Quản lý nhóm người dùng: Để có thể quản lý nhiều tài khoản truy cập
và cấp quyền chặt chẽ, quản trị viên sẽ tạo ra các nhóm người dùng.
- Quản lý chức năng: Quản lý menu truy cập hệ thống bao gồm hệ thống
quản trị và hệ thống thi trắc nghiệm dành cho thí sinh.
- Quản lý phân quyền: Dựa vào nhóm người dùng và danh mục chức năng
mà quản trị viên cấp quyền cho từng nhóm theo các nhóm quyền sau: quyền
xem, quyền thêm, quyền sửa, quyền truy cập, quyền xóa.
- Quản lý cấu hình hệ thống: Cấu hình các thông số của hệ thống gồm: Dân
tộc, tôn giáo, quốc tịch, năm học …

1.1.2.2. Dữ liệu
11


Chương trình cơ bản xử lý các loại dữ liệu sau:
- Thông tin sinh viên, kết quả thi của sinh viên.
- Thông tin đề thi, câu hỏi, đáp án.
1.1.2.3. Phần cứng
Chương trình thích ứng với máy tính PC hoặc Laptop. Đa số người sử dụng
trên thực tế đã làm quen với hệ điều hành Window. “Website thi trắc nghiệm trực
tuyến cho khoa Công nghệ Thông tin - trường đại học Công nghệ Thông tin và
Truyền thông” rất tiện dụng khi chạy trên môi trường mạng Internet.
1.1.2.4 Phần mềm
Hệ thống “Website thi trắc nghiệm trực tuyến cho khoa Công nghệ Thông
tin trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông” được phát triển trên
công nghệ Microsoft : Visual Studio 2008 và SQL Server 2008 R2.
1.1.2.5. Nhân lực
Nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống “Website trắc nghiệm trực tuyến cho
khoa Công nghệ Thông tin - trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền

thông” bao gồm giáo viên và quản trị viên nên việc sử dụng tin học hóa trong
nghiệp vụ không gây nhiều khó khăn trong việc sử dụng, vận hành.
1.1.3. Yêu cầu đề tài
Hệ thống phải có giao diện phù hợp, dễ sử dụng, thông tin lưu trữ một cách
tối ưu. Các chức năng phải sát với những yêu cầu thực tế của hình thức thi trắc
nghiệm hiện nay. Hệ thống có khả năng hỗ trợ đa người dùng, độ bảo mật cao.
Với những đặc điểm như vậy, hệ thống thực hiện các công việc sau :
-Xây dựng ngân hàng đề thi cho các môn học được áp dụng hình thức thi
trắc nghiệm.
-Sử dụng ngân hàng cho việc đánh giá kết quả học tập .
-Quản lý quá trình tổ chức thi.
-Giảm tải công tác chuẩn bị cho kì thi về nhân lực, tiết kiệm thời gian và
tiền bạc cho cả thí sinh và nhà trường.
-Giúp cho thí sinh ôn luyện kiến thức một các hiệu quả nhất để đạt được kết
quả cao nhất trong các kì thi quan trọng.

12


1.2. Lựa chọn công cụ cài đặt
Vì hệ thống được xây dựng trên nền internet nên em lựa chọn ứng dụng web
bao gồm: Công nghệ ASP.NET, ngôn ngữ lập trình C#, hệ quản trị cơ sở dữ liệu
SQL 2008 R2, công nghệ AJAX.
1.2.1. Hệ quản trị SQL Server 2008
SQL Server 2008 cung cấp một nền tảng kho dữ liệu (data warehouse) có
khả năng nâng cấp và toàn diện giúp tổ chức tích hợp dữ liệu vào kho dữ liệu
(data warehouse) nhanh hơn, nâng cấp và quản lý lượng dữ liệu và người dùng
ngày càng nhiều đồng thời mang lại sự hiểu biết cho tất cả người dùng.
Ưu điểm:
 Xây dựng kho dữ liệu (Data warehouse) nhanh chóng

• Cải thiện phát triển trực quan
Business Intelligence Development Studio (BIDS) tích hợp chặt chẽ
với Visual Studio cung cấp cho nhóm phát triển - đang xây dựng các ứng
dụng dữ liệu trọng tâm - những công cụ để tạo môi trường cộng tác, hiệu
suất cao để xây dựng các giải pháp.
• Tích hợp dữ liệu cải tiến
SQL Server 2008 Integration Services (SSIS), có sẵn trong SQL
Server 2008, cung cấp những tính năng và sức vận hành cần để xây dựng
những ứng dụng tích hợp dữ liệu mức toàn tổ chức. Dễ dàng tích hợp các
nguồn và đích dữ liệu khác nhau.
 Dễ dàng quản lý dữ liệu
• Khả năng nâng cấp mạnh
Xây dựng và triển khai hầu hết các ứng dụng với cải tiến khả năng nâng
cấp như phân vùng, cô lập sao lưu và phục hồi hiện trạng và hỗ trợ 64 – bit.

• Khả năng quản lý tăng cao
Quản lý đơn giản nhờ cung cấp môi trường quản lý tích hợp để giám
sát, quản lý, và dò tìm mọi dịch vụ liên đới và cơ sở dữ liệu trong toàn tổ
13


chức. Những cải tiến về quản lý ứng dụng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp gồm
có hỗ trợ đã được cải tiến cho các cơ sở dữ liệu lớn và quản lý cơ sở dữ liệu
phân bổ linh hoạt hơn.
 Hiểu biết nghiệp vụ tốt hơn
• Khả năng phân tích sâu rộng
SQL Server 2008 Analysis Services kết hợp tính linh hoạt và phong
phú của mô hình báo cáo quan hệ cũ với khả năng phân tích mạnh, thân
thiện người dùng và sức vận hành nâng cấp được, cung cấp một tập hợp các
tính năng dùng để đưa dữ liệu quan hệ cơ bản đến người dùng cuối.

• Khả năng cộng tác và hiển thị phong phú
Không chỉ giám sát dữ liệu một cách đơn giản rong các ứng dụng
khác với Microsoft Office, PerformancePoint Server tích hợp với các sản
phẩm trí khôn nghiệp vụ của Microsoft khác mang lại khả năng phân tích
trong ứng dụng mà người ra quyết định sử dụng hàng ngày.
• Khả năng lập báo cáo mạnh
SQL Server 2008 Reporting Services đưa nền tảng Data Warehouse
đến người cần truy cập vào dữ liệu nghiệp vụ.
Nhược điểm:
 Phí bản quyền cao.
 Do chỉ là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nên cần phải thiết kế thêm chương
trình để quản lý cơ sở dữ liệu.
1.2.2. Công nghệ Web ASP.NET
Giới thiệu công nghệ:
ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) mới
nhất được phát triển và cung cấp bởi Microsoft tên mở rộng là .aspx, cho phép
những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và
những dịch vụ web. Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002
cùng với phiên bản 1.0 của .NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft
Active Server Pages (ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common

14


Language Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với
bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi .NET language.
Trang ASP.NET được biên dịch trước thay vì phải đọc và phiên dịch mỗi
khi trang web nhận được yêu cầu, khác với trang sử dụng ngôn ngữ khác mỗi lần
triệu gọi là mỗi lần trang web phải biên dịch lại tốn rất nhiều tài nguyên cho việc
xử lý như thế, vấn đề này làm chậm tiến trình xử lý của hệ thống.

- ASP.NET biên dịch những trang web động thành những tập tin DLL có
thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả
- ASP.NET hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .NET
Framework làm việc với XML, Web Service, truy cập CSDL qua ADO.Net
- ASP.NET sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách code
riêng, giao diện riêng nên dễ dàng cho việc nâng cấp và bảo trì.
- ASP.NET giúp tối ưu hệ thống, giải quyết hiện tượng thắt cổ chai (nghẽn)
khi có nhiều truy cập cùng lúc.
- ASP.NET là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP-object-oriented
programming). OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp
khi bảo trì cũng như mở rộng hệ thống bằng cách cho phép lập trình viên tập
trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn.
- ASP.NET có đặc tính kế thừa cao (inheritance): Đặc tính này cho phép
một đối tượng có thể có sẵn các đặc tính mà đối tượng khác đã có thông qua kế
thừa. Điều này cho phép các đối tượng chia sẻ hay mở rộng các đặc tính sẵn có
mà không phải tiến hành định nghĩa lại.
- ASP.NET phù hợp với các ứng dụng web lớn, các CSDL lớn.
- ASP.NET Khả năng mở rộng cao hơn: có ý nghĩa là một ứng dụng có thể
trãi rộng tương tác trên nhiều server, khả năng giao tiếp giữa các server được
tăng cường.
- ASP.NET cho phép sử dụng các điều khiển Login mới nhằm giúp tạo ra
các trang bảo mật nhanh hơn bằng cách kéo và thả điều khiển Login vào trang
aspx trong môi trường IDE như Visual Studio .NET hoặc WebMatrix.

15


- ASP.NET hỗ trợ xác thực người dùng dựa vào form bao gồm quản lý
cookie và tự động chuyển trang đối với những người dùng không hợp lệ.
Ưu điểm:

 Dễ triển khai với mô hình web, người sử dụng chỉ cần có kết nối
mạng là có thể sử dụng chương trình mà không cần cài đặt.
Nhược điểm:
 Cần có một hệ thống bảo mật cao.
 Khó thiết kế lập trình với những hệ thống nhiều nghiệp vụ phức
tạp và đa người sử dụng.
1.2.3. Công cụ lập trình
- Để phát triển ứng dụng ASP.NET cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Microsoft SQL Server một cách tốt nhất thì Microsoft Visual Studio là một lựa
chọn hàng đầu cho các nhà phát triển.
- Trong Microsoft Visual Studio tích hợp rất nhiều ngôn ngữ lập trình.

16


CHƯƠNG II
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Khảo sát hệ thống
2.1.1. Một số vấn đề liên quan
2.1.1.1. Trắc nghiệm
Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của một đối tượng nào
đó nhằm những mục đích xác định. Thi trắc nghiệm là hình thức thi mà một đề
thi gồm nhiều câu hỏi, một câu hỏi đưa ra những thông tin cần thiết để cho thí
sinh có thể lựa chọn đáp án tương ứng với câu hỏi đó.
Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của thí sinh,
trong đó ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan được hạn chế đến mức tối thiểu.
Điểm nổi bật của phương pháp này là số lượng câu hỏi của mỗi đề thi lớn. Số câu
hỏi càng lớn, độ chính xác của việc đánh giá càng cao. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ
gồm một khái niệm, một nội dung đã có trong chương trình học, kèm theo gợi ý
để thí sinh trả lời. Từ cách gợi ý trả lời ta sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khác

nhau. Đồng thời trắc nghiệm khách quan cũng được áp dụng cho nhiều mục đích
đánh giá khác nhau :
-

Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của từng người học nhằm mục đích

phân loại nhóm người học theo sở trường riêng của họ.
-

Trắc nghiệm xếp hạng: nhằm mục phân loại học viên theo thành tích

học tập (khá, giỏi, trung bình, yếu).
-

Trắc nghiệm chuẩn đoán: nhằm mục đích chuẩn đoán trong quá trình

đào tạo.
-

Trắc nghiệm kiến thức: nhằm đánh giá kết quả học tập của người học.

Trong đề tài chủ yếu đề cập đến hình thức trắc nghiệm kiến thức.
2.1.1.2. Ngân hàng đề thi trắc nghiệm
Là một tập hợp nhiều câu hỏi thi trắc nghiệm cho mỗi môn học, có phân
cấp theo các 3 cấp độ: dễ, trung bình, khó (thường theo tỷ lệ 1/3 cho mỗi cấp)
được sắp sếp từ dễ đến khó. Số lượng câu hỏi cho mỗi đề thi trắc nghiệm từ
khoảng 25 – 50 câu tùy theo số lượng học trình của mỗi môn học, trong mỗi câu
17



hỏi ít nhất có từ 2 - 5 câu hỏi tương đương. Như vậy để tạo được 1 ngân hàng đề
thi trắc nghiệm cho mỗi môn học ít nhất từ 60 – 150 câu hỏi (Kể cả câu hỏi
chính và câu hỏi tương đương) để từ đó có thể rút trích một cách ngẫu nhiên,
khách quan để cho ra 1 đề thi gốc không bị trùng lặp.
Như vậy một bộ đề thi trắc nghiệm tốt sẽ là: Một bộ đề có nhiều câu hỏi có
nội dung kiến thức kiểm tra, thi bao trùm trên toàn bộ chương trình giảng dạy
cho sinh viên, tránh cho sinh viên học tủ, học lệch. Bộ câu hỏi được phân cấp:
câu dễ, câu trung bình, câu khó (tỷ lệ khoảng 1/3 cho mỗi loại). Số lượng câu hỏi
cho mỗi đề thi khoảng từ 25 - 50 câu (mỗi câu hỏi chính trung bình có 3 câu hỏi
tương đương, trong đó tương đương về độ khó, tương đương về nội dung kiến
thức, tương đương phần, mục nội dung chương trình...). Thời gian làm bài từ 45
- 90 phút (Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thời gian làm bài trung bình 12 phút). Biểu điểm cho mỗi câu là bằng nhau.
Ngân hàng đề thi tự luận: Cũng tương tự như ngân hàng đề thi trắc nghiệm.
Bộ đề thi tự luận cũng được chia thành nhiều phần, trong mỗi phần có nhiều câu
hỏi tương đương câu hỏi, nhằm việc rút trích đề thi một cách ngẫu nhiên và
khách quan. Số câu hỏi cho đề thi tự luận tùy theo môn học, tuy nhiên không nên
quá ít số câu hỏi trong một đề thi, số câu tương đương nên từ 5 - 10 câu.
2.1.2. Các hình thức thi trắc nghiệm hiện nay
Hiện nay có hai hình thức trắc nghiệm kiến thức chủ yếu là trắc nghiệm vấn
đáp và trắc nghiệm khách quan.
2.1.2.1. Phương pháp trắc nghiệm vấn đáp
Với phương pháp này người dự thi phải trả lời trực tiếp câu hỏi của giáo
viên. Trong thời gian vấn đáp, giáo viên có thể hỏi bất kì câu hỏi nào trong lĩnh
vực đã học, qua đó giáo viên sẽ đánh giá được trình độ của người học.
Ưu điểm
 Hình thức này gần như có thể loại bỏ hoàn toàn gian lận, quay cóp
trong thi cử.

18



Nhược điểm


Quá trình tổ chức thi mất công sức và tốn thời gian. Bởi một giáo viên

chỉ được hỏi một sinh viên tại một thời điểm.
 Thời gian cho sinh viên, số lượng câu hỏi không nhiều trong một lần thi
không nhiều. Do đó khó có thể kiểm tra toàn bộ kiến thức của người học.


Điểm của sinh viên được chấm ngay sau khi kết thúc vấn đáp cho thí

sinh đó. Vì vậy nó cũng không hoàn toàn chính xác vì phụ thuộc vào cảm
quan của người chấm thi.
2.1.2.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
Đây là một hình thức thi trắc nghiệm, trong đó đề thi bao gồm nhiều câu hỏi
được lấy ra trong ngân hàng câu hỏi có sẵn. Mỗi câu hỏi được nêu ra một vấn đề
với những thông tin cần thiết cho phép thí sinh lựa chọn đáp án.
Ưu điểm
 Bài thi bao quát chương trình đã học, do đó bỏ qua tình trạng học lệnh,
học tủ của sinh viên.
 Lĩnh vực ra đề rộng, thời gian trả lời câu hỏi ngắn nên có thể hạn chế
được việc thí sinh quay cóp, gian lận.
 Công tác chấm điểm nhanh chóng, dễ dàng, chính xác, khách quan.
 Đề thi được lấy một cách khách quan, tin cậy.
 Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi có tác dụng chuẩn hóa chương trình
giảng dạy của giáo viên. Khi giáo viên ra đề phải đối chiều câu hỏi với
chương trình để cho phù hợp.
 Tiết kiệm về tiền bạc, thời gian, nhân lực cho công tác chuẩn bị cho kì thi.

 Tránh được hoạt động tiêu cực trước, trong và sau thi cử.
Nhược điểm
Cũng như các phương pháp khác trắc nghiệm khách quan vẫn không tránh
khỏi một số nhược điểm sau :
 Việc biên soạn bộ đề thi trắc nghiệm rất khó. Đòi hỏi nhiều công sức
của các giáo viên. Mặt khác, muốn có bộ đề chất lượng người biên soạn bộ

19


đề thi cho môn học phải có kiến thức sâu rộng về môn học liên quan và giàu
kinh nghiệm giảng dạy.
 Không phát huy được tư duy và tính sáng tạo của sinh viên và do đó
khó phân loại được sinh viên.
 Khối lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi phải đủ lớn.
2.1.3. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm
Hình thức trắc nghiệm khách quan có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Mỗi loại câu hỏi có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy chúng ta sẽ
nghiên cứu từng loại câu hỏi để tìm ra câu hỏi phù hợp cho hệ thống thi trắc
nghiệm trực tuyến.
2.1.3.1. Câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng một mệnh đề hoặc một đoạn văn
thiếu một bộ phận nhất định.Nhiệm vụ của thí sinh là tìm ra nội dung thích hợp
để điền vào chỗ trống.
Ưu điểm
 Loại bỏ được hoàn toàn thí sinh lựa chọn hú họa, ngẫu nhiên một

phương án bất kì xuất hiện ở nhiều câu hỏi trắc nghiệm dạng khác. Thí sinh
nắm vững kiến thức mới có thể trả lời.
Nhược điểm :

 Nội dung câu hỏi không thể bao quát được toàn bộ kiến thức môn học.
Các câu hỏi thường không mang tính chất tư duy mà phụ thuộc vào sự
thuộc bài của thí sính.
 Công việc chấm thi cũng tương đối vất vả, mỗi thí sinh có một phương

án trả lời khác nhau. Người chấm thi phải sử dụng hết kiến thức chuyên
môn để xem xét, phán đoán ý tưởng của thí sinh trong những câu hỏi phức
tạp hoặc mập mờ, chưa rõ ràng.

20


2.1.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Đây là một dạng câu hỏi được xây dựng bằng cách đưa ra nhận định, thí
sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng đinh nhận định đó
đúng hay sai.
Ưu điểm
 Công việc xây dựng câu hỏi tương đối đơn giản, thích hợp với các câu
hỏi nhận biết sự kiện. Trong trường hợp bài thi có nhiều câu hỏi, phương
pháp có thể để kiểm tra kiến thức thí sinh ở nhiều lĩnh vực. Đồng thời công
việc chấm cũng khá đơn giản mà nhanh chóng.
Nhược điểm
 Xác suất trả lời câu đúng câu hỏi rất cao đến 50%. Vì vậy, thí sinh dù

không nắm vững kiến thức vẫn có thể trả lời đúng nhiều câu hỏi.
 Nội dung câu hỏi không thể phản ánh được yêu cầu của đề thi bởi vì

một số câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời.
2.1.3.3. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu trả lời ngắn gọn
Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng câu hỏi ngắn gọn về nội dung đòi hỏi

thí sinh cũng phải trả lời ngắn gọn nội dung.
Ví dụ : Bộ phận lưu trữ thông tin là gì ?
Trả lời: Bộ nhớ.
Ưu điểm
 Phương pháp này sử dụng các câu hỏi theo lối trực tiếp, ngắn gọn, súc

tích vì thế thí sinh dễ hiểu và nắm bắt được nội dung câu hỏi. Thí sinh
không thể chọn hú họa, ngẫu nhiên các phương án trả lời như các dạng
câu hỏi kiểu khác, phải nắm vững kiến thức môn thi mới có thể trả lời
đúng câu hỏi.
Nhược điểm
 Câu hỏi phải hết sức ngắn gọn, súc tích, rõ ràng đồng thời câu trả lời
cũng phải ngắn gọn, đủ ý. Vì vậy công việc ra đề hết sức vất vả, phải là
giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng và có phương pháp luận mới

21


có thể xây dựng được câu hỏi dạng này. Đặc thù này cũng làm cho nội
dung câu hỏi tóm lược, không thể bao quát được nội dung môn học.
 Công việc chấm thi cũng tương đối khó khăn do cùng một phương án

trả lời nhưng mỗi thí sinh diễn đạt khác nhau điều này gây ra sự phiền hà
cho người chấm thi. Do đó, điểm thi cũng của từng thí sinh cũng không
chính xác.
2.1.3.4. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu ghép đôi
Trong loại hình này, một câu hỏi thi được tạo thành hai vế thông tin, một vế
chứa câu dẫn, một vế chứa câu trả lời. Yêu cầu thí sinh phải ghép hai vế với nhau
sao cho thích hợp. Trong trường hợp người ra đề thi thường cho hai vế không
bằng nhau, để tránh trường hợp thí sinh ghép câu trả lời cuối bằng cách loại trừ

các câu đã trả lời. Một hình thức câu hỏi kiểu khác cũng gần giống phương pháp
này đó là hình thức câu hỏi xác định thứ tự. Ở loại hình này, mỗi câu hỏi là tập
hợp các bước mô tả các bước của một công việc nào đó nhưng không được sắp
theo thứ tự. Yêu cầu thí sinh phải sắp xếp lại các bước này theo đúng thứ tự ban
đầu của nó.
Ưu điểm
 Công việc xây dựng câu hỏi cũng như chấm thi theo hình thức này hết
sức đơn giản và chính xác. Quá trình ghép đôi từng câu hỏi một với nhau
hay sắp xếp một dãy câu theo một trình tự hợp lý làm cho độ may rủi trong
việc chọn câu trả lời ngẫu nghiên của thí sinh cũng giảm bớt.
Nhược điểm
 Mỗi một câu hỏi gồm một dãy các câu khác nhau với lượng thông tin
rất lớn, điều này làm cho thí sinh không khỏi bối rối, nhầm lẫn. Vì vậy chất
lượng bài thi không đảm bảo.
2.1.3.5. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu nhiều phương án
Đây là một dạng câu hỏi được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong các
môn học đòi hỏi tư duy logic và trí nhớ của thí sinh. Mỗi câu hỏi được xây dựng
dưới dạng: Đưa ra một câu nhận định cùng với một số phương án trả lời (thường

22


thì có 4 phương án trở lên), thí sinh chỉ có thể chọn một phương án đúng nhất
trong các phương án đó làm phương án chọn.
Ví dụ: Số thập phân nào là đúng nhất cho số nhị phân 10011101?
A. 159
B. 157
C. 185
D. 167
Câu trả lời đúng là phương án B.

Ưu điểm
Với số lượng phương án trả lời lớn, yếu tố may rủi trong việc trả lời câu
hỏi của thí sinh bị giảm đi nhiều.
 Mỗi câu hỏi thường đi kèm với một số lượng phương án chọn. Do đó
nội dung câu hỏi thi có thể bao quát được kiến thức toàn môn học. Vì thể
thí sinh phải huy động tối đa kiến thức cùng với sự phán đoán logic của
mình để trả lời.
Cho dù thí sinh không trả lời đúng câu hỏi thì cũng giúp cho thí sinh
nắm vững kiến thức môn học.
 Công việc chấm điểm cho thí sinh hết sức đơn giản, điểm được chấm

một cách khách quan và chính xác.
Nhược điểm
 Công việc soạn thảo câu hỏi hết sức khó khăn và nặng nhọc, yêu cầu
người soạn phải am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình cũng
như phải biết một số kiến thức văn phạm. Nội dung câu hỏi cần hết sức rõ
ràng mạch lạc giúp cho thí sinh có thể hiểu được nội dung của câu hỏi,
đồng thời không cho thí sinh có thể đoán câu trả lời đúng.
Từ việc phân tích những ưu, nhược điểm của từng loại câu hỏi trong thi trắc
nghiệm khách quan thì câu hỏi có nhiều phương án trả lời là dạng câu hỏi có
nhiều ưu thế nổi bật, giảm mức tối đa yếu tố may rủi trong thi cử, giúp cho thí
sinh nâng cao kiến thức, giúp cho người dạy đánh giá chính xác trình độ của
người học. Qua đó, cải thiện các phương pháp giảng dạy và học tập. Do đó, đề tài
23


lựa chọn loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời để xây dựng ngân hàng đề thi
trắc nghiệm.
2.2. Khảo sát hiện trạng
Tại khoa Công nghệ Thông tin - trường đại học Công nghệ Thông tin và

Truyền thông, các khóa được chia thành nhiều lớp, mỗi khóa học bao gồm nhiều
môn học khác nhau. Nội dung mỗi môn học bao gồm nhiều chương hoặc bài. Với
đặc thù là chuyên nghành Công nghệ Thông tin nên một giáo viên ở khoa hay bộ
môn có thể giảng dạy được nhiều môn học. Để thực hiện tạo một đề thi trên
“Website trắc nghiệm trực tuyến”, giáo viên cần phải có một ngân hàng câu hỏi
của môn học tương ứng.
Hệ thống “Website trắc nghiệm trực tuyến cho khoa Công nghệ Thông tin trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông ” sẽ được tin học hóa một
số chức năng để thuận tiện trong việc quản lý đề thi và hỗ trợ việc thi trắc
nghiệm. Hệ thống áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm “chọn một phương
án đúng nhất”.
2.2.1. Mô tả hình thức kiểm tra trắc nghiệm trong thực tế
Qua khảo sát thực tế về hình thức kiểm tra trắc nghiệm của khoa Công nghệ
Thông tin qua các kỳ thi như sau:
- Mỗi giáo viên có thể dạy nhiều môn học khác nhau.
- Mỗi môn học có thể có nhiều giáo viên dạy.
- Mỗi lớp học nhiều môn.
- Giáo viên phụ trách môn học đó sẽ lập ra đề thi trắc nghiệm bằng cách xây
dựng các câu hỏi khác nhau cùng với điểm số từng câu và thời gian làm bài thi.
Tùy theo cách ra đề của mỗi người, các câu hỏi được lấy từ ngân hàng đề thi
hoặc viết câu hỏi mới trực tiếp. Phụ thuộc vào quy mô của kỳ thi mà người ra đề
xác định số lượng đề cần thiết, với yêu cầu các câu hỏi cùng như đáp án của từng
câu được hoán đổi vị trí một cách ngẫu nhiên, đồng thời đảm bảo mức độ kiến
thức, cũng như phân loại được trình độ của từng thí sinh.
- Sau khi xác định số lượng thí sinh đủ điều kiện thi, giáo viên phụ trách
môn sẽ gửi danh sách sinh viên được thi lên phòng đào tạo. Sau đó phòng đào tạo

24


sẽ bố trí lịch thi cho môn học đó. Đến đúng ngày thi các thí sinh có đủ điều kiện

thi sẽ đến đúng phòng thi để làm bài.
 Quá trình tổ chức thi trắc nghiệm
- Biên soạn câu hỏi thi trắc nghiệm: Giáo viên phụ trách môn thi trắc
nghiệm nào sẽ có trách nhiệm biên soạn câu hỏi cho môn thi đó. Dựa vào mức độ
của câu hỏi (dễ, trung bình, khó) để biên soạn câu hỏi sao cho phù hợp phạm vi
kiến thức của môn học. Mỗi câu hỏi thường có từ 4 đến 5 phương án trả lời,
trong đó chỉ có duy nhất một phương án trả lời đúng nhất.
- Tạo đề thi trắc nghiệm: Lựa chọn ngẫu nhiên trong ngân hàng câu hỏi
để tạo một đề thi gốc, số lượng câu hỏi cho mỗi đề thi gốc tùy theo môn học (từ
25- 50 câu). Tiến hành trộn đề thi gốc để sinh các mã đề thi, thông thường sinh
thêm từ 4 - 6 mã đề thi mới, các mã để thi này có thể cùng với nội dung của đề
thi gốc nhưng được đảo số thứ tự các câu hỏi, đảo các đáp án trả lời, hoặc có thể
là khác với đề thi gốc nhưng tương đương.
- Coi thi: Hội đồng thi sẽ cử danh sách cán bộ coi thi cho mỗi môn thi.
Trước khi vào phòng thi giám thị sẽ tiến hành đánh số báo danh của thí sinh theo
một quy tắc nhất định. Cán bộ coi thi sẽ kiểm tra thí sinh bằng cách đối chiếu thẻ
sinh viên với danh sách sinh viên đủ điều kiện dự thi để tránh trường hợp thi hộ.
Sau đó, cán bộ coi thi sắp xếp thí sinh và phát đề thi, phiếu trả lời. Các mã đề thi
được phát sao cho 2 sinh viên ngồi liền kề, ngồi trên và ngồi dưới không trùng
mã đề thi. Cán bộ coi thi sẽ phát trước phiếu trả lời, dành thời gian 5-10 phút để
hướng dẫn sinh viên và cho sinh viên điền các thông tin cần thiết vào phiếu làm
bài. Sau đó phát câu hỏi thi trắc nghiệm cho sinh viên và tính thời gian bắt đầu
làm bài. Cán bộ coi thi nên sắp xếp chéo giữa các khoa, các bộ môn để tránh việc
giúp đỡ sinh viên khi làm bài thi.
- Tổ chức chấm và xử lý bài thi trắc nghiệm: Thành lập chấm thi và xử lý
phiếu trả lời của sinh viên (Tổ này không nên là giáo viên môn học đó, để đảm bảo
tính khách quan, có thể chỉ đơn thuần là cán bộ kỹ thuật máy tính). Bài trả lời của
sinh viên là phiếu trả lời theo mẫu chung. Sinh viên trả lời bằng cách tô đầy ô đáp
án đúng. Vì vậy, trong mẫu phiếu trả lời sẽ không có nội dung kiến thức. Việc
25



×