Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 phần Lịch sử Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.22 KB, 10 trang )

CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KIẾN THỨC LỊCH SỬ 10
Câu 1: Ở Việt Nam, tại các di tích ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước có niên đại cách
đây khoảng 30 – 40 vạn năm là địa bàn sinh sống của
A. vượn cổ B. người tối cổ C. người tinh khôn D. người hiện đại
Câu 2: Ở Việt Nam cách đây khoảng 2 vạn năm đã tìm thấy răng hóa thạch và nhiều công cụ ghè đẽo
của người tinh khôn ở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Ngườm, Sơn Vi. B. Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn. C. Văn hóa Phùng Nguyên. D.
Văn hóa Núi Đọ (Thanh Hóa).
Câu 3: Các bộ lạc trên đất nước ta đã bước vào thời “cách mạng đá mới” trong khoảng thời gian
A. khoảng 30 – 40 vạn năm.
6000 – 12000 năm.

B. khoảng 2 vạn năm. C. khoảng 5000 – 6000 năm.

D. khoảng

Câu 4: Ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung ở nước ta đã hình thành nền văn hóa của buổi đầu
thời đại kim khí, đó là
A. văn hóa Phùng Nguyên.
Eo.

B. văn hóa Sa Huỳnh. C. văn hóa Sông Đồng Nai. D. văn hóa Óc

Câu 5: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Sông Đồng Nai.

B. Văn hóa Sa Huỳnh. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Đông Sơn

Câu 6: Quốc gia cổ Chăm Pa được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Sông Đồng Nai.


B. Văn hóa Sa Huỳnh. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Đông Sơn

Câu 7: Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Sông Đồng Nai.

B. Văn hóa Sa Huỳnh. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Đông Sơn

Câu 8: Trong các nền văn hóa khảo cổ ở nước ta, nền văn hóa nào đánh dấu sự bắt đầu của một nền
nông nghiệp sơ khai?
A. Văn hóa Ngườm, Sơn Vi.
Bắc Sơn.

B. Văn hóa Hòa Bình.

C. Văn hóa Phùng Nguyên. D. Văn hóa

Câu 9: Phương thức sống chính của người tối cổ trên địa bàn đất nước ta là
A. trồng trọt rau, củ, quả.

B. săn bắt, hái lượm.

C. trồng lúa nước.

D. buôn bán, trao đổi.

Câu 10: Địa bàn của nền văn hóa Đông Sơn là ở khu vực nào trên đất nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.

B. Duyên hải miền Trung.


C. Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 11: Kinh đô của nhà nước Văn Lang là ở
1


A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
Đô – Thanh Hóa.

B. Phong Châu – Phú Thọ.

C. Hoa Lư – Ninh Bình. D. Tây

Câu 12: Theo truyền thuyết lịch sử, nhà nước Văn Lang có bao nhiêu đời Vua Hùng?
A. 17

B. 18

C. 19 D. 16

Câu 13: Kinh đô của nhà nước Âu Lạc là ở
A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội).
Đô – Thanh Hóa.

B. Phong Châu – Phú Thọ.

C. Hoa Lư – Ninh Bình. D. Tây


Câu 14: Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” kể về câu chuyện lịch sử dưới đời Hùng Vương thứ
bao mấy?
A. 17

B. 18

C. 19 D. 16

Câu 15: Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” muốn thể hiện về cuộc đấu tranh để sinh tồn của
nhân dân Việt cổ nhằm chống lại
A. giặc ngoại xâm. B. thiên tai.

C. dịch bệnh.

D. các loài thú dữ.

Câu 16: Bức tranh sau đây đã đề cập đến truyền thuyết nào trong lịch sử Việt Nam?
A. Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”. B. Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy. C. Truyền
thuyết Lang Liêu. D. Truyền thuyết Thánh Gióng.
Câu 17: Cư dân của quốc gia cổ Chăm Pa là người
A. Kinh. B. Chăm. C. Khơ-me. D. M’nông.
Câu 18: Cư dân của quốc gia cổ Phù Nam là người
A. Kinh. B. Chăm. C. Khơ-me. D. M’nông.
Câu 19: Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia cổ Chăm Pa hiện nay nằm ở địa bàn tỉnh
A. Quảng Ngãi. B. Quảng Nam. C. Bình Định.

D. Quảng Bình.

Câu 20: Hoạt động kinh tế của cư dân Đông Sơn có gì khác so với cư dân Phùng Nguyên?
A. Người Đông Sơn đã biết đến nghề nông trồng lúa nước. B. Người Đông Sơn đã có sự phân công

lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. C. Người Đông Sơn vừa làm nghề nông vừa làm
nghề thủ công. D. Người Đông Sơn đã bắt đầu biết sử dụng công cụ lao động bằng kim khí.
Câu 21: Công thức chính trong các bữa ăn của người Việt cổ là
A. cơm + thịt + cá.

B. cơm + rau + cá. C. cơm + khoai + sắn. D. cơm + rau + thịt.

Câu 22: Điểm chung nhất trong hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, Chăm Pa và Phù
Nam là
2


A. đều lấy sản xuất nông nghiệp trồng lúa làm gốc. B. đều kết hợp sản xuất nông nghiệp và thủ
công nghiệp. C. đều sử dụng công cụ lao động bằng đồng. D. đều dùng sức kéo trâu bò.
Câu 23: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quốc gia cổ Chăm Pa?
A. Theo thể chế quân chủ chuyên chế. B. Có tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.
ngưỡng Thiên Chúa giáo. D. Có kinh đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu – Quảng Nam).

C. Có tín

Câu 24: Nền văn hóa Óc Eo hình thành nên quốc gia cổ Phù Nam có nguồn gốc từ nền văn hóa nào?
A. Văn hóa Sông Đồng Nai.
Đông Sơn.

B. Văn hóa Sa Huỳnh. C. Văn hóa Phùng Nguyên. D. Văn hóa

Câu 25: Nền văn hóa của quốc gia cổ Chăm Pa chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa
A. Trung Quốc. B. Ấn Độ.

C. Nhật Bản.


D. Việt Nam.

Câu 26: Nguyên liệu chính để xây dựng các tháp Chăm là
A. đá. B. gạch. C. xi măng. D. bùn đất.
Câu 27: Nét văn hóa nào của cư dân Việt cổ vẫn được duy trì và phát huy ở thời điểm hiện nay?
A. Tục lệ ăn trầu, nhuộm răng. B. Tục lệ xăm mình, xăm mặt. C. Tục lệ thờ cúng tổ tiên, các vị
anh hùng dân tộc. D. Tục lệ sùng bái tự nhiên.
Câu 28: Dưới thời Văn Lang – Âu Lạc, cả nước ta được chia thành
A. 13 bộ. B. 14 bộ. C. 15 bộ. D. 16 bộ.
Câu 29: Quốc gia nào đã thôn tính lãnh thổ của nước Âu Lạc và thực hiện chế độ đô hộ ở đất nước
ta?
A. Nhà Nam Hán.

B. Nhà Nam Việt.

C. Nhà Đông Hán. D. Nhà Lương.

Câu 30: Những chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đều nhằm mục đích
A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ nhà Hán. B. đồng hóa nhân dân ta.
D. mở rộng lãnh thổ Trung Quốc.

C. thực hiện “chia để trị”.

Câu 31: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã nắm độc quyền mặt hàng nào để dễ bề khống chế nhân
dân ta?
A. Thịt, gạo.

B. Muối, sắt.


C. Gạo, muối. D. Lúa, sắt.

Câu 32: Những ý sau đây chỉ về sự chuyển biến trong nền kinh tế nào ở nước ta thời Bắc thuộc:
“Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến. Công cuộc khai hoang, mở rộng thêm diện tích
được đẩy mạnh. Các công trình thủy lợi được xây dựng”.
A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Thương nghiệp. D. Ngoại thương.

3


Câu 33: “Mặc dù chính quyền đô hộ phương Bắc đã tăng cường việc cai trị trực tiếp tới cấp huyện,
tổ chức đơn vị hành chính đến cấp hương, xã, nhưng không khống chế nổi các… của người Việt”.
Trong dấu “…” là cụm từ:
A. thôn, xóm

B. làng, xóm

C. xã, thôn

D. thôn, làng

Câu 34: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống chính quyền đô hộ phương Bắc là
cuộc khởi nghĩa của
A. Lý Bí. B. Hai Bà Trưng.

C. Khúc Thừa Dụ.


D. Ngô Quyền.

Câu 35: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nhằm chống lại ách cai trị của thế lực nào?
A. Nhà Nam Hán. B. Nhà Đông Hán. C. Nhà Tây Hán.

D. Nhà Lương.

Câu 36: Sau khi tiến hành khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở
A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). B. Mê Linh (Vĩnh Phúc). C. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
D. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Tây).
Câu 37: Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhằm chống lại ách cai trị của thế lực nào?
A. Nhà Nam Hán. B. Nhà Đông Hán. C. Nhà Tây Hán.

D. Nhà Lương.

Câu 38: Sau khi lên ngôi, Lý Nam Đế đã đặt quốc hiệu cho nước ta là
A. Đại Cồ Việt.

B. Vạn Xuân. C. Đại Việt.

D. Việt Nam.

Câu 39: Chiến thắng nào của nhân dân ta đã kết thúc thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc?
A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng. B. Chiến thắng của Khúc Thừa Dụ.
Quyền. D. Chiến thắng của Lý Bí.

C. Chiến thắng của Ngô

Câu 40: Ngô Quyền đã dùng kế sách gì để tiêu diệt quân xâm lược nhà Nam Hán?

A. “Tiên phát chế nhân”. B. “Vườn không nhà trống”.
D. Tiêu diệt thuyền lương của giặc.

C. Tổ chức đóng cọc ở sông Bạch Đằng.

Câu 41: Chiến thắng của Ngô Quyền diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 931.

B. Năm 905.

C. Năm 937. D. Năm 938.

Câu 42: Sau khi chiến thắng quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở
A. Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội). B. Thăng Long – Hà Nội. C. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).
D. Hoa Lư – Ninh Bình.
Câu 43: Trong lịch sử phong kiến nước ta, có hai triều đại đã chọn Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) làm
kinh đô, đó là
A. triều Ngô, triều Lý.

B. triều Ngô, triều Thục.

C. triều Lý, triều Trần. D. triều Trần, triều Ngô.

Câu 44: Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì?
4


A. Khẳng định ý thức độc lập, tự chủ của đất nước ta. B. Mong đất nước ta sẽ trải qua vạn mùa
xuân. C. Khẳng định sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta. D. Thể hiện tinh thần yêu
nước của nhân dân ta.

Câu 45: Chiến thắng của Ngô Quyền đã mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ … của dân tộc
ta. Trong dấu “…” là:
A. vững bền

B. vĩnh viễn

C. tạm thời

D. lâu dài

Câu 46: Ai là người đã dẹp “loạn 12 sứ quân”?
A. Ngô Quyền. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Nguyễn Công Trứ. D. Lê Hoàn.
Câu 47: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê đứng đầu là vua, dưới vua gồm
A. 2 ban B. 3 ban

C. 4 ban D. 5 ban

Câu 48: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về triều Lý?
A. Dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. B. Đặt tên nước là Đại Việt. C. Xây dựng Văn Miếu – Quốc
Tử Giám. D. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
Câu 49: Vị vua anh minh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là
A. Vua Lý Thánh Tông. B. Vua Trần Thánh Tông. C. Vua Lê Thánh Tông. D. Vua Gia Long.
Câu 50: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
A. luật “Hình thư”.

B. bộ “Hình luật”.

C. bộ “Quốc triều hình luật”.

D. bộ “Hoàng Việt luật lệ”.


Câu 51: Bộ luật nào thời phong kiến ở nước ta bao gồm hơn 700 điều, đề cập đến mọi mặt hoạt động
xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc?
A. Luật “Hình thư”.
lệ”.

B. Bộ “Hình luật”. C. Bộ “Quốc triều hình luật”.

D. Bộ “Hoàng Việt luật

Câu 52: Bộ luật nào thời phong kiến ở nước ta bao gồm gần 400 điều, đề cao quyền uy của Hoàng
đế, triều đình và xử phạt rất hà khắc?
A. Luật “Hình thư”.
lệ”.

B. Bộ “Hình luật”. C. Bộ “Quốc triều hình luật”.

D. Bộ “Hoàng Việt luật

Câu 53: Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế ở nước ta đạt đến đỉnh cao dưới triều
A. Trần. B. Lý.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 54: Vị vua nào đã giải oan cho Nguyễn Trãi trong vụ án “Lệ chi viên”?
A. Vua Lý Thánh Tông. B. Vua Trần Thánh Tông. C. Vua Lê Thánh Tông. D. Vua Gia Long.
Câu 55: Vị vua nào đạ đặt tên nước ta là Đại Việt?
A. Vua Lý Thánh Tông. B. Vua Trần Thánh Tông. C. Vua Lê Thánh Tông. D. Vua Gia Long.

5


Câu 56: Đơn vị hành chính cơ sở ở nước ta thời Lý – Trần – Hồ - Lê là
A. Phủ. B. Huyện. C. Châu. D. Xã.
Câu 57: Triều đại phong kiến nào ở nước ta chủ yếu tuyển chọn quan lại qua con đường giáo dục, thi
cử?
A. Trần. B. Lý.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 58: Vị vua nào đã quyết định sử dụng chữ Nôm làm chữ viết chính thức cho quốc gia?
A. Vua Lý Thánh Tông. B. Vua Trần Thánh Tông. C. Vua Lê Thánh Tông.

D. Vua Quang Trung.

Câu 59: Vị vua nào trong chế độ phong kiến Việt Nam đã cho phát hành tiền giấy?
A. Vua Quang Trung. B. Vua Trần Thánh Tông. C. Vua Lê Thánh Tông. D. Vua Hồ Quý Ly.
Câu 60: Trong lịch sử, đất nước ta đã mấy lần mất quyền tự chủ?
A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần.
Câu 61: Vương triều nào đã đổi tên nước ta thành Đại Ngu?
A. Trần. B. Lý.

C. Hồ.

D. Nguyễn.

Câu 62: Nhà Hồ đã xây dựng kinh đô tại

A. Hoa Lư – Ninh Bình. B. Thăng Long – Hà Nội.
Huế.

C. Vĩnh Lộc – Thanh Hóa. D. Phú Xuân –

Câu 63: Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, triều đại nào có vua là phụ nữ?
A. Trần. B. Lý.

C. Hồ.

D. Nguyễn.

Câu 64: Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, cụm từ “9 chúa, 13 đời vua” là chỉ về triều đại nào?
A. Trần. B. Lê sơ.

C. Hồ.

D. Nguyễn.

Câu 65: Hệ thống đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê “quai vạc” được xây
dựng dưới triều nào ở nước ta?
A. Trần. B. Lý.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 66: Triều đại nào ở nước ta đã thực hiện phép quân điền trong sản xuất nông nghiệp?
A. Trần. B. Lý.


C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 67: Hai câu thơ: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông. Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn” đã ca
ngợi sự phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta dưới triều đại nào?
A. Trần. B. Lý.

C. Lê sơ.

D. Nguyễn.

Câu 68: Điểm khác biệt trong lĩnh vực thủ công nghiệp của triều Hồ so với các triều Lý, Trần, Lê là
6


A. thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng). B. Hình thành một số làng nghề thủ công. C.
Phát triển Thăng Long với 36 phố phường. D. chế tạo được súng thần cơ (súng lớn) và đóng
thuyền chiến có lầu.
Câu 69: Triều đại phong kiến nào ở nước ta dưới đây đã thực hiện chính sách hạn chế ngoại thương?
A. Trần. B. Lý.

C. Lê sơ.

D. Tiền Lê.

Câu 70: Chiến thắng của Lê Hoàn (Lê Đại Hành) trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất
diễn ra tại đâu?
A. Sông Bạch Đằng.
Mút.


B. Vùng Đông Bắc. C. Chi Lăng – Xương Giang. D. Rạch Gầm – Xoài

Câu 71: Trong “10 vị tướng lĩnh giỏi nhất thế giới”, Việt Nam chúng ta có 2 người là Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và anh hùng
A. Trần Hưng Đạo.

B. Trần Thủ Độ.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Quang Trung.

Câu 72: Vì sao năm 980 Lê Hoàn khoác áo bào, lên ngôi vua, lập nhà Lê (Tiền Lê)?
A. Vì ông muốn xây dựng lại đất nước. B. Do nhu cầu chống giặc ngoại xâm.
thắng các đối thủ chính trị. D. Vì âm mưu cướp ngôi nhà Đinh.

C. Vì ông đã chiến

Câu 73: Tác phẩm nào được xem như “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta?
A. Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn). B. Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt).
cáo (Nguyễn Trãi). D. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh).

C. Bình Ngô đại

Câu 74: Lý Thường Kiệt đã xây dựng phòng tuyến chống quân xâm lược Tống tại
A. sông Bạch Đằng.

B. sông Như Nguyệt.


C. Rạch Gầm – Xoài Mút.

D. sông Hồng.

Câu 75: Chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Lam Sơn đánh tan 10 vạn quân xâm lược Minh ở
A. Bạch Đằng. B. Đông Bộ Đầu. C. Sông Như Nguyệt. D. Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 76: Điểm khác biệt nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn so với các cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm thời Lý – Trần là
A. có sự lãnh đạo tài giỏi. B. được sự hưởng ứng của nhân dân.
hòa. D. diễn ra khi nước ta mất quyền tự chủ.

C. kết thúc bằng biện pháp giảng

Câu 77: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận
chưa thể lột đất nước, ăn gan, uống máu quân thù…” Đoạn văn trên xuất hiện trong tác phẩm nào?
A. Bình Ngô đại cáo.

B. Hịch tướng sĩ.

C. Bạch Đằng giang phú. D. Nam Quốc sơn hà.

Câu 78: Ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta, nhà Trần đều dùng kế “thanh dã” để đối
phó với chúng. Vậy kế “thanh dã” có nghĩa là gì?
7


A. Xây dựng phòng tuyến chống giặc. B. Thực hiện vườn không nhà trống. C. Sang đánh địch bên
đất Trung Quốc. D. Hòa hoãn với giặc để bảo toàn lực lượng.
Câu 79: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn ở nước ta từ thế kỷ XV kéo dài đến cuối thế kỷ XIX?
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Đạo giáo.

Câu 80: Thời Lý – Trần, tôn giáo nào đã trở thành quốc giáo ở nước ta?
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Đạo giáo.
Câu 81: Triều đại nào đã tổ chức khoa thi đầu tiên ở nước ta?
A. Lý.

B. Trần. C. Lê Sơ. D. Ngô.

Câu 82: Triều đại nào ở nước ta đã quyết định cho dựng bia, ghi tên Tiến sĩ?
A. Lý.

B. Trần. C. Lê Sơ. D. Nguyễn.

Câu 83: Hạn chế của giáo dục Việt Nam thời phong kiến là
A. giáo dục chỉ xem trong các môn khoa học tự nhiên, không tạo điều kiện cho văn hóa phát triển.
B. giáo dục chỉ xem trong các môn khoa học xã hội, không tạo điều kiện cho văn hóa phát triển. C.
giáo dục chỉ xem trong các môn khoa học xã hội, không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. D. giáo
dục chỉ xem trong các môn khoa học tự nhiên, không tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Câu 84: Vị vua Trần đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông
xâm lược là
A. Trần Thái Tông. B. Trần Thánh Tông. C. Trần Nhân Tông. D. Trần Hưng Đạo.
Câu 85: Nền giáo dục Đại Việt phát triển nhất dưới triều đại nào?
A. Lý.

B. Trần. C. Lê Sơ. D. Nguyễn.

Câu 86: Ai là người phế truất vua Lê, lập ra triều đại mới vào năm 1527?
A. Hồ Quý Ly. B. Mạc Đăng Dung. C. Nguyễn Ánh. D. Trịnh Kiểm.
Câu 87: Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, nhà Mạc đã phải chạy lên đâu cố
thủ?
A. Bắc Ninh. B. Cao Bằng.


C. Hưng Yêu.

D. Quảng Ninh.

Câu 88: Vị nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam – Nguyễn Thị Duệ - là của triều
đại nào?
A. Nhà Lê sơ.

B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Mạc.

Câu 89: Trong cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, Nam triều là thế lực nào?
A. Trịnh Kiểm. B. Nhà Mạc. C. Nhà Lê. D. Nguyễn Kim.
8


Câu 90: Từ 1627 – 1672, đất nước ta xảy ra biến động lớn nào?
A. Đất nước bị chia cắt. B. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn. C. Chiến tranh Nam – Bắc Triều. D.
Đất nước chia thành Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Câu 91: “Linh hồn” của phong trào Tây Sơn chính là
A. Nguyễn Nhạc. B. Nguyễn Huệ. C. Nguyễn Lữ. D. Bùi Thị Xuân.
Câu 92: Những đóng góp của phong trào Tây Sơn là
A. thống nhất đất nước. B. bảo vệ tổ quốc (chống Xiêm, Thanh). C. lật đổ các tập đoàn phong
kiến. D. thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc.
Câu 93: Ai là người đã cầu cứu quân Xiêm sang đánh Tây Sơn?
A. Nguyễn Ánh. B. Lê Chiêu Thống. C. Nguyễn Hữu Chỉnh. D. Thái Tử Cảnh.
Câu 94: Vua Quang Trung đã lãnh đạo quân ta đánh tan 29 vạn quân xâm lược Thanh trong thời gian
A. 7 ngày. B. 5 ngày. C. 3 ngày. D. 10 ngày.
Câu 95: Chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống quân Thanh xâm lược diễn ra tại đâu?
A. Sông Bạch Đằng. B. Chi Lăng – Xương Giang. C. Ngọc Hồi – Đống Đa. D. Sông Như Nguyệt.

Câu 96: Vương triều Tây Sơn có mấy triều đại?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 97: Trong các thế kỷ XVI – XVIII, một tôn giáo mới được truyền vào nước ta là
A. đạo Phật. B. đạo Tin lành. C. đạo Thiên Chúa. D. đạo Nho.
Câu 98: Trong các thế kỷ XVI – XVIII, loại hình văn học nào có sự phát triển mạnh mẽ?
A. Văn học dân gian. B. Văn học chữ Hán. C. Văn học chữ Nôm. D. Văn học Phật giáo.
Câu 99: Vị vua nào đã đưa chữ Nôm vào giáo dục và thi cử?
A. Vua Quang Trung. B. Vua Minh Mạng. C. Vua Lê Thánh Tông. D. Vua Hồ Quý Ly.
Câu 100: Vua Gia Long đặt quốc hiệu nước ta là?
A. Đại Việt. B. Việt Nam.

C. Đại Nam. D. An Nam.

Câu 101: Dưới triều Nguyễn một bộ luật được soan thảo với sự đề cao quyền uy Hoàng đế, triều đình

A. Hình thư. B. Hình luật.

C. Quốc triều hình luật. D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 102: Trong chính sách đối ngoại, nhà Nguyễn đối với nhà Thanh …, đối với Lào, Chân Lạp…
Trong dấu “…” lần lượt là
9


A. bắt thần phục – chịu thần phục. B. chịu thần phục – bắt thần phục. C. bắt thần phục – bắt thần
phục. D. chịu thần phục – chịu thần phục.
Câu 103: Nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đoán gắt gao đối với tôn giáo nào?
A. đạo Phật.

B. đạo Tin lành.


C. đạo Thiên Chúa. D. đạo Nho.

Câu 104: Dưới triều Nguyễn, loại hình văn học nào có sự phát triển rực rỡ?
A. Văn học dân gian. B. Văn học chữ Hán.

C. Văn học chữ Nôm. D. Văn học Phật giáo.

Câu 105: Trong các công trình sau, công trình nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới?
A. Quần thể di tích và danh thắng Hương Sơn.
Quần thể di tích Cố đô Huế. D. Cổ Loa.

B. Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. C.

Câu 106: Với cuộc cải cách hành chính, vua Minh Mạng đã chia cả nước thành
A. 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. B. 31 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. C. 32 tỉnh và một phủ Thừa
Thiên. D. 33 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.
Câu 107: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về triều Nguyễn?
A. Dưới triều Nguyễn đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. B. Dưới triều Nguyễn chế độ phong
kiến được củng cố thêm một bước. C. Dưới triều Nguyễn nền kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc
hậu, không phát triển. D. Dưới triều Nguyễn có 13 đời vua.
Câu 108: Triều đại nào có công hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?
A. Triều Tây Sơn.

B. Triều Nguyễn. C. Triều Hậu Lê. D. Triều Hồ.

Câu 109: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã chọn nơi nào làm kinh đô?
A. Phú Xuân (Huế).


B. Thăng Long (Hà Nội). C. Hoa Lư (Ninh Bình). D. Cổ Loa (Hà Nội).

10



×