Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chuyên đề PHONG CÁCH thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.86 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU
I. Nội dung kiến thức cơ bản
1. Thơ Tố Hữu mang tính chất thơ trữ tình chính trị
sâu sắc
+ Thơ trữ tình chính trị: thơ ca phản ánh những vấn đề
chính trị xã hội bằng phương thức của thể loại trữ tình.
+ Nguyên nhân:
- Là nhà thơ chiến sĩ thơ trước hết nhằm mục đích phục
vụ cách mạng và những nhiệm vụ chính trị của dân tộc
trong mỗi một giai đoạn lịch sử. Thơ có sự thống nhất
giữa mục đích tuyên truyền cách mạng và nội dung trữ
tình
- Các vấn đề chính trị không khô khan mà thấm thía lòng
người.
+ Biểu hiện:
- Nguồn cảm hứng: khai thác từ đời sống chính trị đất
nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của
bản thân… Cảm nhận, khám phá đời sống trên phương
diện chính trị, trong mối quan hệ cuộc đấu tranh cách
mạng
với
ân
tình
cách
mạng.
- Nội dung:
+ Tình cảm lớn (với quê hương, đồng chí, lãnh tụ…)
+ Lẽ sống lớn (sẵn sàng dấn thân, xả thân vì cách mạng)



+ Niềm vui lớn (hân hoan chiến thắng …)
Những bài thơ hay nhất của Tố Hữu là những bài thơ hài
hòa được 3 nội dung này : “Việt Bắc”, “Bác ơi”, “Kính gửi
cụ Nguyễn Du”…
+ Nhận xét: Kế tục và đổi mới dòng thơ ca cách mạng đầu
thế
kỉ
XX1930
do
Phan
Bội Châu khởi xướng:
- Thơ ca cách mạng trước Tố Hữu: nằm trong hệ thống
thẩm mĩ phi ngã văn học phong kiến con người phi cá thể.
- Thơ Tố Hữu: thẩm mĩ văn học hiện đại con người được
bộc lộ những cảm xúc cá nhân phổ quát.
2. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng
lãng mạn
2.1. Tính sử thi:
- Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong văn học:
+ Đề tài: những vấn đề có tính chất cộng đồng, có ý nghĩa
lịch
sử
trọng
đại.
+ Hình tượng trung tâm: anh hùng.
+ Cảm hứng: ngợi ca.
+ Nghệ thuật: trùng điệp, phóng đại.
- Biểu hiện khuynh hướng sử thi trong thơ Tố Hữu:



+ Tập trung khắc họa những bối cảnh rộng lớn, những
biến cố quan trọng tác động mạnh mẽ đến vận mệnh dân
tộc
+ Hình tượng trung tâm: con người của sự nghiệp chung,
cá nhân kết tinh số phận, vẻ đẹp của cộng đồng
+ Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lịch sử - dân tộc ngợi
ca.
2.2. Cảm hứng lãng mạn:
- Hướng về tương lai: hay nói tới “ngày mai”.
- Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, vào cách
mạng.
Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu,
tâm tình, qua bộc lộ trực tiếp cảm xúc bằng lời cảm thán.
3. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết
+ Cơ sở:
- Chất Huế trong con người và hồn thơ Tố Hữu.
- Rung động mãnh liệt với đời sống cách mạng, nghĩa tình
cách mạng.
- Ý thức về mối giao cảm giữa nhà thơ và bạn đọc: Thơ là
chuyện
đồng
điệu (…) trên cở sở đồng ý đồng tình,…
+ Biểu hiện:


- Nói tình cảm chính trị bằng giọng tình bạn, tình yêu, tình
cảm gia đình.
- Cách xưng hô: gần gũi, thân mật như một lời trò chuyện
tâm tình.
4. Đậm đà tính dân tộc

+ Nội dung:
Phản ánh hiện thực đời sống dân tộc bằng sự gắn bó
khăng khít với đạo lí tự ngàn xưa thơ Tố Hữu làm giàu và
“nhuận sắc” cho những tình cảm, đạo đức truyền thống.
+ Nghệ thuật:
- Thể thơ: đa dạng nhưng đặc biệt thành công ở những
thể
thơ
truyền
thống
+ Lục bát: mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ
điển (Việt Bắc, Bầm ơi, Khi con tu hú…)
+ Thất ngôn: trang trọng cổ điển nhưng linh hoạt, biến hóa
trong gieo vần tạo nhịp phù hợp với việc diễn tả những
tình cảm của thời đại mới (Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân
Bác…)
- Ngôn ngữ: sở trường trong việc sủ dụng từ ngữ hình ảnh
ước lệ, ví von có tính truyền thống.
- Nhạc điệu:
+ Cách tạo nhạc điệu: Phát cao độ tính nhạc phong phú
của tiếng Việt; biệt tài sử dụng từ láy cùng vần, phối
thanh, ngắt nhịp.


+ Tạo nhạc điệu bên trong tâm hồn con người Chiều sâu
tính dân tộc của thơ Tố Hữu.
II. Bài viết tham khảo
Tố Hữu là niềm tự hào của thơ ca Cách mạng Việt
Nam. Dường như ông sinh là để làm thơ, mà là thơ phục
vụ cách mạng. Nói như thế bởi lẽ con đường thơ của Tố

Hữu gắn bó chặt chẽ và sâu sắc với chặng đường cách
mạng Việt Nam. Hơn 60 năm cầm bút với 7 tập thơ được
chia thành năm chặng. Tập “Từ ấy” (1937 – 1946) gắn liền
với thời kì Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939), thời kì đấu
tranh đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm
1945; tập “Việt Bắc” (1946-1954) là tiếng ca hùng tráng,
thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp; tập “Gió lộng”
(1955 – 1961) gắn liền với thời kì miến Bắc tiến lên xây
dựng Chủ nghĩa xã hội; khi đế quốc Mĩ xâm lược, cả nước
cùng ra trận kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hai tập “Ra
trận” (1962-1971), “Máu và hoa” (1972-1977) ra đời như
một tất yếu lịch sử của một một hồn thơ đấy ắp lí tưởng
cộng sản,…Hiểu được đặc điểm này là ngọn nguồn để tìm
hiểu phong cách nghệ thuật thơ của ông. Phong cách
nghệ thuật thơ Tố Hữu rất đặc sắc và sinh động thể hiện
qua các đặc điểm sau
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng
cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ
trữ tình chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất của
phong cách thơ Tố Hữu và chi phối mọi đặc điểm khác
của thơ ông. Con đường thơ của Tố Hữ bắt đầu cùng lúc
với sự giác ngộ cách mạng của nhà thơ; quá trình sáng
tác gắn bó mật thiết với quá trình hoạt động cách mạng
của tác giả, với các giai đoạn của phong trào đấu tranh


cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nước
ta từ giữa những năm ba mươi của thế kỉ XX. Tiếp cận
thơ Tố Hữu người đọc dễ nhận ra lí tưởng cộng sản là
ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của thơ ông. Ngay

từ buổi đầu được ánh sáng của “mặt trời chân lí” soi rọi,
tâm hồn của người thanh niên 18 tuổi đang căng đầy sức
sống như được chắp cánh bay bổng, rạo rực hơn bao giờ
hết:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
(Từ ấy)
Với Tố Hữu, người thanh niên yêu nước lí tưởng Mác –
Lênin đến cũng có nghĩa là hạnh phúc đến với tâm hồn.
Niềm hạnh phúc ấy thật tràn đầy như vườn hoa đầy
hương sắc và rộn tiếng chim ca:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rôn tiếng chim”
(Từ ấy)
Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say ở “Từ ấy” rạo rực và
ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và ngọt lịm của lí
tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đưa lại. Rõ ràng
ánh sáng của “mặt trời chân lí” đã bừng nở trong lòng
người thanh niên yêu nước một thế giới mới đầy hương
sắc, âm thanh mới lạ, say mê. Hương sắc và thanh âm
của ngày đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng kết tinh thành
niềm lạc quan và niềm vui bất tuyệt như vấn vương, vang
đập mãi suốt chặng đường thơ Tố Hữu. Đó là một niềm
lạc quan mà ngay cả đến cái chết cũng không dập nổi
cánh thơ bay:
“Vui vẻ chết như cày xong thửa
ruộng


Lòng khỏe nhẹ, anh nông dân sung

sướng
Ngửa mình trên liếp cỏ ngủ ngon
lành
Và trong mơ thơm ngát lúa đồng
xanh
Vui nhẹ đến trên môi cười hi vọng”
hay:
“Các anh chị bước lên đài gươm máy
Đầu sắp rơi mà môi vẫn cười tươi!
Chỉ còn đây một giây sống nữa thôi
Mà mắt đó vẫn trông đời bình thản
Giữa lúc giặc hằm hằm tay lắp đạn
Anh hùng lên tấm ván vẫn hiên
ngang
Vẫn oai nghi, như bao thuở, đường
hoàng”
(Quyết hi
sinh)
Với Tố Hữu, làm thơ là một hành động cách mạng,
nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, đấu tranh cho
thắng lợi của lí tưởng cách mạng. Nhà thơ Chế Lan Viên
đã rất chính xác khi viết về thơ Tố Hữu: “ tả tình hay tả
cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các
vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được
cái lý tưởng cộng sản ấy thôi”. Lí tưởng, thực tiễn đời
sống cách mạng và những mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi
giai đoạn cách mạng đã chi phối từ quan điểm nghệ thuật
đến đề tài, chủ đề, từ cảm hứng chủ đạo đến nhân vật trữ
tình, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu. Ở “Từ ấy”, sự giác
ngộ lí tưởng đã đem lại cảm hứng lãng mạn cách mạng



nồng nhiệt và tạo ra một cái tôi trữ tình mới- người thanh
niên cộng sản; lí tưởng thường được thể hiện trực tiếp
trong hình ảnh mặt trời chân lí và trong viễn cảnh ngày
mai. Đến “Việt Bắc”, lí tưởng chủ yếu được thể hiện trong
phẩm chất cách mạng của quần chúng qua hành động
kháng chiến và đời sống hằng ngày của họ. Thời kỳ “Gió
lộng”, hai mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng
đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu:
chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.
Như vây, mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách
mạng, lý tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông
qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề
tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tố Hữu là nhà thơ
của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của
cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những
bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn
thơ Tố Hữu thường vang ứng nhạy bén và dào dạt cảm
hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, được sự đồng
cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng.
Xuân Diệu khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên
đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình ”. Thơ Tố Hữu đã kế tục
dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, thơ của các chiến sĩ cộng sản lớp trước
ờ nửa đầu những năm 30 nhưng đã được đổi mới trên cơ
sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương
thời, đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi
nổi, trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy cảm hứng lãng mạn, đã
mở ra một khuynh hướng lớn và có vị trí chủ đạo –

khuynh hướng trữ tình chính trị – trong suốt mấy chục
năm của nền thơ hiện đại Việt Nam.


Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường
tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng
lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu
nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái
tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi
chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tôi nhân danh cộng
đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nếu “Từ ấy” là tiếng
nói của tâm hồn tự ca hát, thì “Việt Bắc” lại là bản hợp
xướng của nhân dân kháng chiến. Ở đây nhà thơ đã làm
nổi bật vai trò của nhân dân trong chiến tranh cách mạng:
“Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên”
Với tư cách là một cán bộ kháng chiến, Tố Hữu có
điều kiện thuận lợi đi sâu vào đời sống quần chúng và vẽ
lại được nhiều bức tranh sinh động về những con người
Việt Nam đang làm một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại
chống chông xâm lược. Đó là hình ảnh những em bé liên
lạc, những bà mẹ chiến sĩ, những chị dân công, những
anh bộ đội,… và đặc biệt là hình ảnh Bác Hồ - một hình
ảnh tập trung, kết tinh của nhân dân Việt Nam kháng
chiến:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
Điều đáng chú ý là khi ghi lại những hình ảnh nhân

dân anh hùng, Tố Hữu bao giờ cũng đi sâu vào bản chất
của hiện thực để miêu tả và phản ánh cuộc sống, cho nên
hình ảnh của quần chúng cách mạng trong thơ Tố Hữu
bao giờ cũng chân thật, cụ thể, sinh động và bao giờ cũng
có ý nghĩa khái quát rộng lớn. Đó là bản chất anh hùng


của quân và dân ta, là tinh thần chịu đựng mọi hi sinh,
vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để chiến thắng quân
thù, đã kết tinh lại thành một hình tượng thơ ca độc đáo,
cao rộng :
« Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.
Núi không đè nổi vai vươn tới,
Lá ngụy trang reo với gió đèo ».
(Lên Tây Bắc)
Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể
hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến
cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên thành những
hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử,
nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa.
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay hớp lửa đêm
dông?
Thịt da em hay là sắt là đồng?”
(Người con gái Việt Nam)
hay:
“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lí sinh ra.
Nguyễn Văn Trổi!
Anh đã chết rồi
Anh cón sống mãi
Chết như sống, anh hùng vĩ đại”.
(Hãy nhớ lấy lời tôi)


và:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ
hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn”
(Hoan hô chiến sĩ Điện
Biên)
Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui,
lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng,
ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng.
Do đó, ở một góc độ nhất định có thể nhận thấy cảm hứng
chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Cảm
hứng đó thể hiện vô cùng đậm đặc trong tập “Gió lộng”.
Hãy xem hình ảnh của nông thôn Việt Nam mới đi lên con
đường hợp tác hóa sau chiến thắng Điện Biên chấn động
địa cầu mới thấy hết cảm hứng lãng mạn đã chắp cánh

cho hồn thơ dạt dào, bốc men say:
“Dân có ruộng dập dìu hợp tác,
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê.
Chiêm mùa, cờ đỏ ven đê
Sớm trưa, tiếng trống đi về trong
thôn”
và:
“Nghe hơi thở của đồng quê mập
mạp
Bãi phù sa xanh mướt ngô non


Những đàn trâu Việt Bắc béo no
tròn
Đủng đỉnh về xuôi, quê hương mới
lạ”
(Trên miền Bắc
mùa xuân)
Đứng trên đỉnh cao của cuộc sống mới, hình ảnh con
người mới xuất hiện trong thơ Tố Hữu thật lớn đẹp, hào
hùng :
“Chào 61 đỉnh cao muôn trượng.
Ta đứng đây, mắt nhìn bốn
hướng,
Trông lại nghìn xưa, trông tới mai
sau,
Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa
cầu”
(Bài ca
mùa xuân 1961)


“Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngửng đầu
mà bay”
hay :


“Yêu biết mấy những con người đi
tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên



×