Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần gạch bích sơn, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.55 KB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HOẠT

QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GẠCH BÍCH SƠN, BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Liên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoạt

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, động viên tận tình của các tập thể và cá nhân trong Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Tôi xin trân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo Khoa Kế toán và
Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kế toán Tài chính, Kế toán quản trị, Tài chính… Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi các kiến thức thiết thực, sâu rộng
thực tế về quản trị kinh doanh cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
của mình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Lê Văn Liên đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng chân thành cảm ơn các lãnh đạo và các nhà quản lý của Công ty cổ phần
gạch Bích Sơn, Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoạt


iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh mục viết tắt ........................................................................................................ vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ............................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract .............................................................................................................. x
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vị nghiên cứu.................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị chi phí sản xuất............................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản trị chi phí sản xuất ........................................................ 4


2.1.1.

Các vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp .............................. 4

2.1.2.

Quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp ................................................. 11

2.1.3

Nội dung của quản trị chi phí sản xuất ........................................................... 14

2.1.4.

Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí sản xuất ............................................. 20

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 22

2.2.1

Kinh nghiệm quản trị chi phí sản xuất tại một số công ty ............................... 22

2.2.2

Bài học kinh nghiệm quản trị chi phí trong nước cho công ty Gạch Bích Sơn ...........25

Phần 3. Địa bàn và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 26

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 26

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. ........ 26

3.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị ............................................................... 26

3.1.3.

Quy trình công nghệ sản xuất ........................................................................ 29

3.1.4.

Tình hình lao động của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn ................................ 31

3.1.5.

Tình hình tài chính của công ty ..................................................................... 33

3.1.6.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ......................................................... 35

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37

iv


3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 37

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 38
4.1.

Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất của Công ty cổ phần
gạch Bích Sơn ............................................................................................... 39

4.2.

Thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn,

tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 41

4.2.1.

Lập kế hoạch chi phí sản xuất........................................................................ 41

4.2.2.

Tổ chức thực hiện chi phí .............................................................................. 54

4.2.3.

Kiểm soát chi phí .......................................................................................... 68

4.2.4.

Ra quyết định quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh
Bắc Giang ..................................................................................................... 73

4.3.

Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh Bắc Giang.............. 73

4.3.1.

Đánh giá quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn. tỉnh Bắc Giang.............. 74

4.3.2.

Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chi phí tại Công ty cổ phần gạch Bích

Sơn. tỉnh Bắc Giang ...................................................................................... 79

4.4.

Một số biện pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí sản
xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn ........................................................ 83

4.4.1.

Tăng cường công tác lập kế hoạch chi phí ..................................................... 83

4.4.2.

Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chi phí ......................................................... 84

4.4.3.

Tăng cường kiểm soát chi phí........................................................................ 85

4.4.4.

Ra quyết định chi phí phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị ..................... 85

4.4.5.

Nhóm giải pháp khác .................................................................................... 86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 88
5.1.


Kết luận ........................................................................................................ 88

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 92

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CP


Chi phí

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

CPBĐ

Chi phí biến đổi

CPCĐ

Chi phí cố định

DN

Doanh nghiệp

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KDTM

Kinh doanh thương mại

KH

Kế hoạch


KPCĐ

Kinh phí công đoàn



Lao động

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVL

Nguyên vật liệu

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

Tài sản cố định

VL

Vật liệu

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

Tình hình nguồn nhân lực qua các năm 2013 - 2015 .................................32

Bảng 3.2

Tình hình tài chính của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn ............................34

Bảng 3.3

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước của Công ty cổ phần
gạch Bích Sơn ...........................................................................................36

Bảng 4.1


Chi phí sản xuất tại Công ty Gạch Bích Sơn qua các năm 2013-2015 ........40

Bảng 4.2

Quy trình chi phí sản xuất Gạch đặc của Công ty Gạch Bích Sơn ..............43

Bảng 4.3

Kế hoạch sản lượng sản xuất của Công ty năm 2015 ...............................44

Bảng 4.4

Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu chính ...........................................................46

Bảng 4.5

Định mức chi phí NVL cho 1000 viên gạch Đặc tại công ty Bích Sơn ..........47

Bảng 4.6

Kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 2.000.000 viên gạch
đặc 03/2015 tại công ty Bích Sơn ..............................................................48

Bảng 4.7

Định mức CP NCTT cho 1.000 viên gạch đặc của công ty gạch Bích Sơn........49

Bảng 4.8


Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp cho 2.000.000 viên gạch Đặc
tháng 03/2015 ..........................................................................................51

Bảng 4.9

Định mức chi phí sản xuất chung cho 1000 viên gạch đặc của công ty
gạch Bích Sơn ...........................................................................................53

Bảng 4.10 Kế hoạch CPSXC 2.000.000 viên gạch đặc tháng 03/2015 ........................54
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp kế hoạch chi phí 2.000.000 viên gạch đặc 03/2015 tại
công ty Bích Sơn .......................................................................................55
Bảng 4.12 Quy trình xuất kho NVL cho sản xuất ......................................................57
Bảng 4.13 Các loại nguyên vật liệu dùng ở các khâu .................................................57
Bảng 4.14 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế tháng 3 năm 2015 cho
2.000.000 viên gạch Đặc ...........................................................................59
Bảng 4.15 Các khoản trích theo lương .........................................................................61
Bảng 4.17 Chi phí sản xuất chung thực tế cho sản xuất 2.000.000 viên gạch đặc
tháng 3 năm 2015 ......................................................................................67
Bảng 4.18 Phân tích đánh giá tình hình thực hiện và kế hoạch chi phí NVLTT
cho 2.000.000 viên gạch đặc tháng 03/2015 tại công ty Bích Sơn ..............69

vii


Bảng 4.19 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện và dự toán chi phí SXC cho
2.000.000 viên gạch đặc tháng 03/2015 tại công ty Bích Sơn....................70
Bảng 4.20 Phân tích tình hình biến động giữa chi phí thực hiện và kế hoạch của
quy trình sản xuất 2.000.000 viên gạch Đặc tháng 3 năm 2015 ..................72
Bảng 4.21 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác lập kế hoạch chi phí ........................75
Bảng 4.22 Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chi phí sản

xuất ...........................................................................................................77
Bảng 4.23 Tổng hợp ý kiến đánh giá về kiểm soát chi phí ..........................................78
Bảng 4.24 Bảng tổng chi phí lương tăng so với mức quy định ....................................79
Bảng 4.25 Bảng đơn giá NVL qua các năm tính cho 1000 viên gạch đặc ....................81
Bảng 4.26 Bảng thể hiện trình độ cán bô quản lý công ty ...........................................82

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1

Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế ...................................................7

Sơ đồ 2.2

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và sản phẩm .........................................9

Sơ đồ 2.3

Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí .....................................10

Sơ đồ 2.4

Quá trình quản trị sản xuất ......................................................................12

Sơ đồ 2.5

Nội dung quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp ............................19


Sơ đồ 3.1

Sơ đồ bộ máy quản lý ..............................................................................27

Sơ đồ 3.2

Quy trình công nghệ sản xuất ..................................................................29

Sơ đồ 4.1

Khái quát quy trình sản xuất gạch đặc .....................................................42

Sơ đồ 4.2

Quy trình xác định thời gian làm của người lao động để tính lương .........62

Biểu đồ 4.1 Đánh giá chung về tình hình thực hiện chi phí tại công ty trong thời
gian qua ..................................................................................................72
Biểu đồ 4.2 Chi phí vay vốn của công ty năm 2013 – 2015 ........................................80
Biểu đồ 4.3 Năng suất gạch Đặc qua 3 năm của công ty .............................................82

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoạt
Tên luận văn: "Quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích
Sơn, Bắc Giang"
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60.34.01.02
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần gạch
Bích sơn, Bắc Giang từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chi phí sản
xuất tại công ty.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số
liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu chủ yếu dùng phần mềm excel
để tính toán số liệu; phương pháp phân tích số liệu là kết hợp phương pháp so sánh,
phương pháp thống kê kinh tế và phương pháp chuyên gia.
3. Kết quả chính
Ngoài việc mô tả tình hình chung của Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, Bắc
Giang, luận văn đã đạt được kết quả sau:
Một là, đã làm rõ được thực trạng về quản trị chi phí sản xuất tại Công ty qua
bốn bước trong quá trình quản trị chi phí sản xuất gồm: Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất;
bước 2: Tổ chức thực hiện; bước 3: Kiểm soát chi phí; bước 4: Ra quyết định quản trị.
Hai là, đã đánh giá được thực trạng và đưa ra được những ưu, nhược điểm trong
quản trị chi phí sản xuất tại Công ty như: Công ty đã lập định mức chi phí sản xuất cho
1000 viên gạch đặc, hàng tháng đã có kế hoạch chi phí sản xuất cho các sản phẩm của
Công ty... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chi phí sản xuất vẫn vượt định mức, lập
kế hoạch chi phí vẫn chưa sát với thực tế,...
Ba là, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp quản trị chi phí để tăng hiệu quả
sản xuất của Công ty như: Tăng cường công tác lập kế hoạch chi phí; quản lý chặt chẽ
việc thực hiện chi phí; tăng cường kiểm soát chi phí; ra quyết định chi phí phù hợp với
điều kiện thực tế của đơn vị; một số giải pháp khác.
Bốn là, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước và Công ty
nhằm kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình và hiệu quả của quản trị chi phí
4. Kết luận
Nhìn chung Công ty đã thực hiện đầy đủ bốn bước của quá trình quản trị chi phí

(lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát và ra quyết định chi phí) và trong mỗi quá
trình thực hiện đã có quy trình và cách thức thực hiện. Trong mỗi phần đã có sự so sánh
và đánh giá quá trình thực hiện với kế hoạch định mức.

x


THESIS ABSTRACT

Author: Nguyen Thi Hoat
Thesis title: "Administrative costs of production at JSC brick Bich Son, Bac
Giang"
Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

Training institutions: Viet Nam national university of Agricultrue
1. Purpose of the study
On the basis of assessement of of administration production costs in Bich Son
brich JSC, Bac Giang,from which working out some solutions in order to improve
production cost management at the company.
2. Research Methodology
Thesis using the following methods: Method of collecting secondary data and
primary data; Data processing methods mainly used software to calculate data excel;
Analytical methods that combine data comparison method, method economic statistics
and expert methods.
3.The results of the main study
In addition to describing the general situation of JSC brick Bich Son, Bac
Giang, the thesis has achieved the following results:
The first, has clarified the reality of administration of production costs at the

company through four steps of production costs administrative: Step 1: production
planing; Step 2: organizing and implementing; Step 3: cost Controlling ; Step 4:
Decision making
The second, was assessing the situation and come up with the strengths and
weaknesses in administration of production costs in company such as the Company has
established cost of production quotas for the 1000 heavy bricks, made monthly costs of
production plan for the products of the company ... However, in the thesis of
implementation of production costs still exceed the norms, cost planning is still not
close to reality, ...
The third, the thesis has given a number of cost management solutions to
increase the efficiency of the Company such as: Strengthen cost planning;tightly
manage cost; enhance cost controlling; making cost decisions suitable to the actual
conditions of the unit; some other solution.

xi


The forth, the thesis also gave some recommendations to state and company to
control the factors that affect the process and effectiveness of administration of
production cost
4. Conclusion
In general, the Company has the full implementation of the four-step process
cost management (planning, implementation, control and decision making costs) and in
every process of implementation have processes and how practices. In each section has
a comparison and evaluation of the implementation of the plan norms.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành
lập nhằm sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm hàng hóa dịch vụ với mục
đích sinh lời. Vì vậy, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp khi bỏ vốn ra đầu tư để đạt
tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được điều đó, mỗi doanh nghiệp chọn cho mình một
bước đi khác nhau và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Song một trong những
biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm là không ngừng tiết kiệm
chi phí sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng trên một đồng vốn bỏ ra. Bởi
chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng sản xuất kinh
doanh và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Việc giảm được chi
phí sản xuất kinh doanh trong khi đó doanh thu không đổi hoặc tăng lên thì lợi
nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng sẽ tăng lên. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã
rất chú trọng đến công tác quản trị chi phí nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm và tạo chỗ đứng của mình trên thị trường.
Hiện nay, ở nước ta đồng thời có sự hoạt động kinh doanh của nhiều thành
phần kinh tế. Chính sách mở cửa nền kinh tế, đưa thị trường trong nước tiếp cận
với thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi
mới vươn lên, không bao giờ thỏa mãn với kết quả đạt được, thực sự năng động tự
chủ và sáng tạo trong kinh doanh. Để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ máy quản trị
doanh nghiệp cần nắm bắt được đầy đủ những thông tin tác động đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất sản phẩm thì quản trị chi phí sản
xuất là một trong những công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin bên trong cho bộ
máy quản trị, làm cơ sở chủ yếu cho các quyết định về quản trị.
Công ty cổ phần gạch Bích Sơn là doanh nghiệp sản xuất các loại gạch, ngói.
Trên cở sở nhận thức được tầm quan trọng của kinh doanh nói chung và quản trị chi
phí sản xuất nói riêng. Nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,
với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty mới, yêu cầu về chất lượng sản phẩm
ngày càng cao và chi phí thấp, thì DN cần nhiều thông tin về quản trị chi phí hơn để
có thể xây dựng chiến lược cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả. Quản trị chi phí


1


không những giúp cho DN có thể kiểm soát được các dòng chi phí đầu vào như chi
phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí khác, mà còn có thể xây dựng các quyết định cho
đầu ra của sản phẩm của công ty như các quyết định liên quan: định giá giá bán sản
phẩm, sản lượng, doanh thu, lợi nhuận...
Hiểu rõ được tình hình, công ty gạch Bích Sơn cũng đã chú trọng tổ chức
công tác quản trị đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi
phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm như: xây dựng định mức cho sản phẩm,
lập kế hoạch chi phí sản xuất, phát huy sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu... tuy
nhiên hiệu quả hoạt động quản trị chi phí sản xuất tại công ty đem lại là chưa
cao, công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất chưa thật sự sát với thực tế, việc tổ
chức thực hiện chi phí còn phát sinh nhiều vấn đề khó khăn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: "Quản trị chi phí
sản xuất tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, Bắc Giang" cho luận văn
Thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ
phần gạch Bích Sơn, Bắc Giang từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
quản trị chi phí sản xuất của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chi phí sản xuất và quản trị chi
phí sản xuất.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ
phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chi phí sản xuất tại
Công ty cổ phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản trị chi phí sản xuất tại Công ty cổ
phần gạch Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang. Cụ thể là nghiên cứu lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện, kiểm soát và ra quyết định liên quan đến chi phí sản xuất tại Công ty.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Hiện nay Công ty đang sản xuất nhiều các loại gạch, ngói các loại nhưng
do thời gian có hạn và sản phẩm gạch Đặc là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong
sản lượng và doanh thu bán hàng nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản trị chi
phí sản xuất gạch Đặc.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian nghiên cứu
+ Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty cổ phần gạch Bích Sơn,
tỉnh Bắc Giang.
+ Địa chỉ: Khu 3 – Thị Trấn Bích Động – Việt Yên – Bắc Giang
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
+ Những thông tin, số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2013 đến
năm 2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT

2.1.1. Các vấn đề chung về chi phí sản xuất trongdoanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Đối với bất kỳ nhà quản lý nào dù là đơn vị kinh doanh hay các tổ chức
hoạt động có liên quan đến kinh tế, tài chính thì mối quan tâm hàng đầu của họ là
phải kiểm soát được chi phí phát sinh. Bởi lẽ chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
nhuận là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào chức năng hoạt
động của đơn vị chi phí phát sinh thể hiện rất đa dạng và phong phú, mỗi loại lại
có ý nghĩa và tác dụng đối với từng hoạt động là khác nhau. Chính vì vậy để
kiểm soát được chi phí trước hết cần phải nhận dạng chi phí theo những nội dung
và góc độ khác nhau.
Chi phí là một khái niệm, một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình
sản xuất, lưu thông hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các
doanh nghiệp. Hiểu một cách chung nhất chi phí là biểu hiện bằng tiền của
những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh. Chi phí cũng được hiểu là những hao tổn về các nguồn
lực kinh tế và tài sản cho việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho mục đích
sinh lời của doanh nghiệp (Nguyễn Ngọc Huyền, 2010).
Có nhiều quan niệm về chi phí sản xuất theo các cách tiếp cận khác nhau:
+Theo quan niệm của các nhà kinh tế chính trị học: chi phí sản xuất là sự
tiêu hao về lao động sống và lao động vật hoá của doanh nghiệp trong một thời
kỳ nhất định (Nguyễn Ngọc Quang, 2010).
+Theo quan niệm trong kế toán tài chính: chi phí được coi là các khoản
phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ
(Đỗ Quang Giám, 2012).
+ Theo quan niệm của kế toán quản trị: chi phí được coi là những khoản
phí tổn thực tế gắn liền với các phương án, sản phẩm, dịch vụ (Nguyễn Ngọc
Quang, 2010).

4



+Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: chi phí là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức tiền chi ra, các khoản khấu trừ
tài sản, hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao
gồm khoản phân phối cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu về vốn (Huỳnh Lợi, 2002).
Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra
để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,
năm) (Nguyễn Đình Kiện, 2001).
* Đặc điểm của chi phí sản xuất
+ Chi phí sản xuất trong một kỳ có thể phát sinh dưới nhiều hình thức:
tiền và các khoản tương đương tiền, giá trị hàng tồn kho bị hao phí trong kinh
doanh, khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị, các khoản nợ phải trả, các
khoản thuế phải nộp được tính vào chi phí.
+ Chỉ được tính vào chi phí kinh doanh trong kỳ khi các khoản chi đó gắn liền
với hoạt động sản xuất và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ.
+ Chi phí có thể được chi ra trước, trong và sau quá trình sản xuất sản
phẩm, được đo lường và tính toán bằng tiền và được phản ảnh trên hệ thống kế
toán của doanh nghiệp.
+ Chi phí sản xuất trong một chu kỳ có thể tính được cho từng loại, toàn doanh
nghiệp hoặc từng đơn đặt hàng, từng lô hàng và từng loại sản phẩm.
+ Trong một chu kỳ kinh doanh, các loại chi phí luôn vận động và chuyển hóa
lẫn nhau, tác động lên nhau và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, các khoản chi phí phát sinh trong kỳ sẽ
được thu hồi khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm
+ Quy mô, cơ cấu các khoản chi phí kinh doanh trong từng doanh
nghiệp là không giống nhau, nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quy mô
sản xuất kinh doanh và trình độ công tác quản lý của từng doanh nghiệp
(Nguyễn Đình Kiện, 2001).
2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Phân loại chi phí là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từng nhóm
theo những đặc trưng nhất định. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại khác
nhau tùy theo cách lựa chọn tiêu thức phân loại nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế

5


của quản lý và hạch toán. Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu
vì chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đó vấn đề đặt ra là làm sao
kiểm soát được chi phí.Việc nhận diện và thấu hiểu cách phân loại chi phí là mấu
chốt để có thể quản trị chi phí, từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn trong quá
trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (Bùi Bằng Đoàn, 2010).
Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí sản xuất
Theo cách phân loại này, người ta căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để
sắp xếp những nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí.
Theo cách phân loại này, (Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2002), chi phí
của doanh nghiệp được chia thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên
liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ mà
doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất (loại trừ giá trị không dùng hết
nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Chi phí tiền lương: bao gồm toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công mà
doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất, các khoản
chi phí trích nộp theo tiền lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ mà doanh
nghiệp phải nộp trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích
của tài sản cố định sử dụng trong sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi
ra cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như: điện, nước, điện thoại…
- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác dùng cho hoạt động

sản xuất ở doanh nghiệp ngoài các khoản đã nêu trên như chi phí tiếp khách,
hội nghị…
Mục đích của cách phân loại này là để biết chi phí trong hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng, giá trị từng loại là bao
nhiêu. Phân loại chi phí theo yếu tố sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hao phí theo
từng yếu tố chi phí. Đây là cơ sở để lập các kế hoạch về vốn, kế hoạch cung cấp
vật tư, kế hoạch quỹ lương và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí

6


cho từng đối tượng bao gồm: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Có thể
mô tả cách phân loại này qua sơ đồ 2.1.
Tổng chi phí
sản xuất

Chi phí sản xuất

Chi phí
NVLTT

Chi phí
NCTT

Chi phí
SXC

Sơ đồ 2.1. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế

(Nguồn: Phạm Văn Dược, 2002)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật
liệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một
cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm bao gồm: nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ…nguyên vật liệu chính được nhận rõ trong sản phẩm vì nó
tượng trưng cho đặc tính dễ thấy nhất của sản phẩm đã được sản xuất. Ví dụ: số
khối đất để sản xuất ra 1000 viên gạch Đặc, số tấn than cám để làm ra 1000 viên
gạch Đặc.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản thù lao lao động phải trả cho công
nhân trực tiếp chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương và
các khoản trích có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại…) cùng với các
khoản trích cho các quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra
sản phẩm ngoài hai loại chi phí trên. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm
vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp bao gồm ba loại: chi phí
nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp và các chi phí phân xưởng khác.

7


+ Chi phí nguyên liệu gián tiếp: là những yếu tố vật chất không tạo nên
thành phần chính của sản phẩm, hoặc nếu có thì chúng cũng không là chi phí
nguyên liệu quan trọng. Xác định loại chi phí này theo nguyên tắc: có một số yếu
tố vật chất không tạo nên thành phần vật chất của sản phẩm, nếu có yếu tố tạo
thành sản phẩm nhưng rất khó xác định và không đáng kể so với các nguyên liệu
khác trong sản phẩm thì đó chính là nguyên liệu gián tiếp.
+ Chi phí lao động gián tiếp là những chi phí tiền lương, phụ cấp lương, các
khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của tất cả lao động không

trực tiếp tham gia vào việc sản xuất sản phẩm. Loại này gồm: giám sát viên lao động
trực tiếp, nhân viên phân xưởng…nói chung, lao động gián tiếp đóng vai trò hỗ trợ
đối với lao động trực tiếp.
+ Chi phí phân xưởng là những chi phí cần thiết khác để vận hành phân
xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện nước, chi phí động lực,
chi phí công cụ.
Như vậy, chi phí sản xuất chung thường bao gồm rất nhiều các khoản chi
phí khác nhau, đồng thời liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ nên không thể
tính thẳng vào sản phẩm hay dịch vụ mà phải phân bổ. Cơ cấu của chi phí sản
xuất chung bao gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp trong đó định phí
chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Từ các đặc điểm này của chi phí sản xuất chung cho thấy
đây là khoản chi phí khó kiểm soát nhất do ta không thể nhận diện được cụ thể.
Chi phí sản xuất chung thường được tính vào sản phẩm thông qua phân bổ
theo các căn cứ thích hợp. Công thức phân bổ chi phí chi phí sản xuất chung:
Hệ số phân bổ chi
phí SXC / SP

Tổng chi phí SXC
Tổng đại lượng của
tiêu thức phân bổ

Chi phí SXC phân bổ cho đối tượng i= hệ số phân bổ x đại lượng tiêu
chuẩn của đối tượng phân bổ i
Tiêu thức được chọn làm căn cứ phân bổ sẽ tuỳ thuộc theo hoạt động sản
xuất chung. Có thể quan sát mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với sản phẩm qua
sơ đồ 2.2.

8



Chi phí NVL

Chi phí khác
phát sinh ở
phân xưởng

Chi phí
NVLTT
Chi phí
NVLGT

Phân bổ
Chi phí SXC

Chi phí
NCGT
Chi phí NC

S

N
P
H

M

Chi phí
NCTT

Sơ đồ 2.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và sản phẩm

(Nguồn: Phạm Văn Dược, 2002)

Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
- Chi phí biến đổi: là các khoản chi phí có đặc điểm: khi mức độ hoạt
động cao tổng chi phí tăng, khi mức độ hoạt động giảm, tổng chi phí giảm, khi
không hoạt động tổng chi phí bằng không, tuy nhiên chi phí biến đổi đơn vị sản
phẩm thường không thay đổi trong một quy trình công nghệ nhất định (Lê Thị
Hương Giang, 2004). Trong chi phí biến đổi lại có thể bao gồm ba loại:
+ Biến phí tỷ lệ: là loại chi phí mà tổng của nó biến động tỷ lệ thuận với
mức hoạt động của DN, ví dụ như chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí khấu
hao theo sản lượng...
+ Biến phí không tỷ lệ: là loại chi phí biến đổi không theo tỷ lệ nhất định
với mức độ hoạt động như chi phí tiền ăn ca của công nhân sản xuất...
+ Biến phí bậc thang: là loại chi phí chỉ biến đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi trong một phạm vi nhất định như chi phí thuê nhà xưởng...
- Chi phí cố đinh: là các khoản chi phí có đặc điểm: khi mức độ hoạt động
thay đổi trong một phạm vi giới hạn quy mô của chúng không thay đổi, tuy nhiên
định phí của đơn vị sản phẩm lại thay đổi khi mức độ hoạt động cao, định phí
đơn vị giảm và ngược lại. Trong chi phí cố định lại chia thành hai loại:

9


+ Chi phí cố định bắt buộc (chi phí không tránh được): là các khoản chi
phí cố định có liên quan cấu trúc bộ máy tổ chức và đầu tư cơ sở vật chất của
doanh nghiệp. Chi phí này có hai đặc điểm: tồn tại lâu dài theo cấu trúc tổ chức
và năng lực đã đầu tư, khó có thể cắt giảm trong ngắn hạn và phát sinh tương đối
đều đặn hàng tháng của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền
lương, bảo hiểm xã hội của nhân viên quản lý...
+ Chi phí cố định không bắt buộc (chi phí cố định tránh được) là các

khoản chi phí có liên quan tới các quyết định trong ngắn hạn của nhà quản trị
doanh nghiệp như chi phí quảng cáo, chi phí tiếp khách, chi phí đào tạo... chi
phí cố định tránh được có đặc điểm liên quan tới ngắn hạn, có thể cắt giảm khi
cần thiết.
- Chi phí hỗn hợp: là các khoản chi phí mà chúng bao gồm cả yếu tố chi phí
biến đổi và chi phí cố định. Ví dụ chi phí dịch vụ điện thoại, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí sửa chữa TSCĐ.
Nội dung chi phí theo cách ứng xử của nhà quản trị đối với từng khoản chi
phí và đặc điểm của từng khoản chi phí được diễn tả theo các sơ đồ:
Tổng chi phí
kinh doanh

Biến phí

Biến phí
tỷ lệ

Biến phí
không tỷ
lệ lệ

Chi phí
cố định

Chi phí
hỗn hợp

Biến phí
bậc thang


Định phí
bắt buộc

Định phí
tùy ý

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
(Nguồn: Hoàng Văn Hải, 2010)

10


Phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí có ý nghĩa quan
trọng trong công tác quản lý và kiểm soát chi phí, nó giúp nhà quản trị lập dự
toán chi phí, phân tích và đưa ra các quyết dịnh kinh tế quan trọng.
2.1.2. Quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.2.1. Khái quát về quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
* Khái niệm về quản trị và quản trị chi phí
- Khái niệm quản trị
Trong quá trình phát triển của loài người, đối với bất kỳ phương thức sản
xuất nào, bất kỳ lĩnh vực nào, tổ chức nào thì quản trị cũng được coi là hoạt động
không thể thiếu được. Quản trị được khẳng định vừa là một môn khoa học, vừa là
một môn nghệ thuật. Khái niệm quản trị xuất hiện từ khi con người hình thành
các nhóm để phối hợp các nỗ lực của từng cá nhân tiến tới những mục tiêu chung
của nhóm.
Quản trị có thể được hiểu tổng quát là một quá trình tác động gây ảnh
hưởng của chủ thể quản trị lên khách thể quản lý nhằm đạt đến mục tiêu chung.
Quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng là một quá trình được
đặt trong một môi trường nhất định. Quá trình đó gồm nhiều bước như xác định
mục tiêu lập dự toán, lập kế hoạch, triển khai thực hiện, ghi chép kết quả thực

hiện để kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Có thể tóm tắt quá trình quản lý qua
sơ đồ 2.3 (Phạm Văn Dược, 2002).
-

Khái niệm quản trị chi phí

Quản trị chi phí là công cụ chủ yếu cung cấp các thông tin kinh tế bên
trong cho bộ máy quản lý doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định quản
trị. Do vậy quản trị chi phí trở thành không thể thiếu được và tất yếu của quản trị
doanh nghiệp (Nguyễn Minh Phương, 2004).
Quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướng nội, nó mô tả đường vận
động các nhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính
toán mọi hao phí nhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó
chính là chi phí kinh doanh.
2.1.2.2. Đặc điểm của quản trị chi phí
Quản trị chi phí có các đặc điểm sau:
- Trong quản trị chi phí của doanh nghiệp không có sự bắt buộc, ràng buộc
theo quy định nào mà do doanh nghiệp tự tổ chức.

11


- Quản trị chi phí doanh nghiệp chỉ tập hợp các chi phí và quản lý chi phí
phát sinh trong doanh nghiệp.
- Quản trị chi phí doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên
nhằm cung cấp thông tin cần thiết liên tục cho bộ máy quản trị.
- Các số liệu của lĩnh vực quản trị chi phí doanh nghiệp không được công
bố mà chỉ cung cấp thông tin cho bộ máy quản trị doanh nghiệp để kế hoạch hóa,
điều khiển và kiểm tra quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường

Dự toán
Lập kế hoạch

Thực hiện
Ghi chép thực hiện
Phân tích đánh giá

Sơ đồ 2.4. Quá trình quản trị sản xuất
(Nguồn: Nguyễn Minh Phương, 2004)

2.1.2.3. Tính khách quan của quản trị chi phí sản xuất
Trong nền kinh tế hàng hóa tập trung trước đây, doanh nghiệp chỉ là một
cấp thực hiện kế hoạch, bộ máy quản lý doanh nghiệp có nhiệm vụ chỉ huy thực
hiện kế hoạch nhà nước giao. Vì thế các nhu cầu về thông tin ở doanh nghiệp lúc
đó chủ yếu là để cung cấp thông tin cho bên ngoài, để các cơ quan nhà nước
dùng nó để ra các quyết định kinh tế cần thiết. Do đặc điểm tổ chức thông tin như
vậy mà các doanh nghiệp trong cơ chế hàng hóa tập trung chỉ tồn tại quản trị tài
chính với đặc trưng cơ bản là do nhà nước quy định một cách thống nhất và
mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Trong cơ chế kinh tế mới – cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, mọi doanh nghiệp đều

12


phải tự quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh của mình trên cơ sở nắm bắt nhu
cầu thực tế và hiểu thật rõ ràng năng lực bản thân doanh nghiệp. Thực chất của hoạt
động quản trị doanh nghiệp là quá trình chuẩn bị và ra quyết định quản trị. Muốn
vậy bộ máy quản lý doanh nghiệp cần có thông tin cả trong và ngoài doanh nghiệp.
Chất lượng của các quyết định quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào số lượng

và chất lượng của các thông tin kinh tế mà bộ máy quản trị doanh nghiệp có trong
tay. Các thông tin kinh tế ngoài doanh nghiệp có thể có được từ việc thu thập thông
tin được công bố và thông qua công tác nghiên cứu thị trường. Các thông tin kinh tế
bên trong hoàn toàn do doanh nghiệp tự tổ chức thu thập, xử lý, lưu trữ cũng như
đưa vào sử dụng. Quản trị chi phí kinh doanh là công cụ chủ yếu cung cấp các thông
tin kinh tế bên trong cho bộ máy quản lý doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ra quyết
định quản trị. Do vậy, quản trị chi phí trở thành không thể thiếu và tất yếu của quản
lý doanh nghiệp.
2.1.2.4. Vai trò của quản trị chi phí sản xuất
Quản trị chi phí là một trong các nội dung quan trọng trong quản lý tài
chính. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn quan
tâm đến việc quản trị chi phí sản xuất vì nếu chi phí sản xuất không hợp lý,
không đúng với thực chất của nó đều gây ra những khó khăn trong kinh doanh và
đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công
nghệ đang ngày càng phát triển, các máy móc thiết bị hiện đại ngày một nhiều
hơn. Tuy nhiên việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật này vào sản xuất như thế nào
lại phụ thuộc vào khả năng của người quản lý. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao,
giảm thiểu được các chi phí nguyên liệu đầu vào thì các máy móc, dây truyền sản
xuất phải được bố trí khoa học nhằm hạn chế sự lãng phí về nhiên liệu, giảm
thiểu sản phẩm hỏng. Bên cạnh đó còn phải nâng cao tay nghề cho công nhân sản
xuất, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp (Nguyễn Ngọc Huyền, 2003).
Việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp tốt hay xấu sẽ có tính chất quyết
định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy có thể nói, đối với các
doanh nghiệp quản trị chi phí có vai trò và ý nghĩa to lớn.
Tóm lại quản trị chi phí có các vai trò cụ thể sau:
- Quản trị chi phí giúp doanh nghiệp tập trung năng lực của mình vào các
điểm mạnh, tìm ra các cơ hội hoặc các vấn đề quan trọng trong sản xuất kinh doanh.


13


×