Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Trắc nghiệm Hóa Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.75 KB, 14 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN HÓA SINH 2
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
MÃ ĐỀ CƯƠNG: TCDD078
1. Bản chất của sự hô hấp tế bào là:
A. Sự đốt cháy các chất hữu cơ
B. Sự đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể
C. Sự oxy hóa khử tế bào
D. Sự kết hợp hydro và oxy để tạo thành nước
2. Sản phẩm cuối cùng của chuổi hô hấp tế bào thường là:
A. H2O
B. CO2 và H2O
C. H2O2
D. H2O và O2
E. H2O 2 và O2
3. α-Cetoglutarat là cơ chất cho hydro, chất này đi vào chuổi hô hấp tế bào tích lũy được:
A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP
E. Tất cả các câu trên đều sai
4. Sự phosphoryl oxy hóa là :
A. Sự gắn oxy vào acid phosphoric
B. Sự gắn acid phosphoric vào ADP
C. Đi kèm theo phản ứng oxy hoá khử
D. Gồm A và C
E. Gồm B và C
5. Năng lượng của chu trình acid tricarboxylic sinh ra là:
A. 5 ATP
B. 4 ATP
C. 3 ATP
D. 12 ATP


E. Tất cả các câu trên đều sai
6. Sinh vật tự dưỡng là:
A. Thực vật và động vật
B. Động vật
C. Vi sinh vật
D. Động vật và vi sinh vật
E. Thực vật
7. Quang hợp là một quá trình không được tìm thấy ở:
A. Thực vật
B. Loài tảo
C. Các loài cây sống ở dưới nước
D. Cây không có lá màu xanh
E. Động vật và vi sinh vật
8. Sinh vật dị dưỡng là:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Cơ thể sống có khả năng tổng hợp các chất G,L,P
D. Câu A và C
E. Câu B và C
1


9. Quá trình đồng hóa là:
A. Quá trình biến đổi G, L, P thức ăn thành acid amin, acid béo, monosaccarid...
B. Quá trình tổng hợp nên các chất G, L, P đặc hiệu cho cơ thể từ các chất trên
C. Quá trình tổng hợp thành một sản phẩm đồng nhất từ các chất khác
D. Câu A và B
E. Câu A và C
10. Quá trình dị hóa là:
A. Quá trinh giải phóng năng lượng

B. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, các chất này được đào
thải ra ngoài.
C. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, dẫn đến các chất cặn
bả rồi đào thải ra ngoài.
D. Câu A và B
E. Câu A và C
11. Quá trình dị hóa là:
A. Quá trinh thoái hóa các chất G, L, P thành CO2 , H2O
B. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, các chất này được
đào thải ra ngoài.
C. Quá trình thoái hóa các chất G, L, P thành các sản phẩm trung gian, dẫn đến các chất cặn
bả rồi đào thải ra ngoài.
D. Câu C và với sự cung cấp năng lượng
E. Câu C và với sự giải phóng năng lượng.
12. Điểm khác biệt của sự oxy hóa chất hữu cơ ở trong và ở ngoài cơ thể là:
A. Nhiệt độ, chất xúc tác
B. Chất xúc tác, sản phẩm tạo thành
C. Sản phẩm tạo thành, pH môi trường
D. Nhiệt độ, pH môi trường
E. Tất cả các câu trên đều sai
13. Điểm khác biệt về mặt năng lượng trong sự oxy hóa chất hữu cơ ở trong và ở ngoài cơ thể
là:
A. Nhiệt độ
B. Mức năng lượng sinh ra như nhau
C. Sự tích luỹ
D. Câu A và B
E. Câu A và C
14. Trong chuổi hô hấp tế bào có sự tham gia của các enzym sau :
A. Các dehydrogenase có coenzym NAD+ và các cytocrom
B. Các dehydrogenase có coenzym FAD và các cytocrom

C. Các dehydrogenase có các coenzym:NAD+, FAD, CoQ và các cytocrom
D. NAD+ , FAD, CoQ, và các cytocrom
E. NAD+, FMN, FAD, CoQ, và các cytocrom
15. Trong chuổi hô hấp tế bào có sự tham gia của các Coenzym sau :
A. Các dehydrogenase có coenzym NAD+ và các cytocrom
B. Các dehydrogenase có coenzym FAD và các cytocrom
C. Các dehydrogenase có các coenzym:NAD+, FAD, CoQ
D. NAD+ , FAD, CoQ
E. NAD+, FMN, FAD, CoQ, và các cytocrom
16. Phản ứng nào không đúng về số hóa trị của Fe trong những phản ứng sau:
CoQH2 + 2cyt b Fe3+
CoQ + cyt b Fe2+ + 2H+
(1)
2+
3+
3+
2+
2cyt b Fe + 2cyt c1 Fe
2cyt b Fe + 2cyt c1 Fe
(2)
2cyt c1 Fe2+ + 2cyt c Fe3+
2cyt c1 Fe2+ + 2cyt c Fe3+
(3)
2cyt c Fe2+ + 2cyt a Fe3+
2cyt c Fe3+ + 2cyt a Fe2+
(4)
2


2cyt a Fe2+ + 2cyt a3 Cu2+

2cyt a Fe3+ + 2cyt a3 Cu+
(5)
A. Phản ứng (1)
B. Phản ứng (2)
C. Phản ứng (3)
D. Phản ứng (4)
E. Phản
ứng (5)
17. Yếu tố nào không trực tiếp gây rối loạn chuổi hô hấp tế bào:
A. Đói
B. Thiếu sắt
C. Thiếu Vit C
D. Thiếu oxy
E. Thiếu Vit A
18. Liên kết phosphat được gọi là giàu năng lượng khi thủy phân cắt đứt liên kết này, năng
lượng được giải phóng là:
A. 1000-5000 calo
B. 5000-7000 calo
C. >5000 calo
D. <7000 calo
E. >7000
calo
19. NADHH+ đi vào chuổi hô hấp tế bào, về mặt năng lượng cung cấp cho ta:
A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP
E. Tất cả các câu trên đều
sai
20. FAD đi vào chuổi hô hấp tế bào, về mặt năng lượng cung cấp cho ta:

A. 3 ATP
B. 2 ATP
C. 4 ATP
D. 1 ATP
E. Tất cả các câu trên đều
sai.
21.Sự tiêu hóa Glucid trong cơ thể xảy ra chủ yếu ở :
A. Dạ dày
B. Ruột non
C. Gan
D. Thận
22. Enzym thủy phân tinh bột là:
A. Disaccarase
B. Phosphorylase
C. Amylase
D. Glucosidase
23. Các enzym tiêu hoá glucid ở cơ thể người gồm:
A. Amylase, saccarase
B. Cellulase, lipase
C. Amylase, invertase
D. Pyruvat kinase, saccarase
24. Sản phẩm thủy phân cuối cùng của glucid là
A. Disaccharid
B. Monosaccharid chủ yếu là các glucose
C. Polysaccharid
D. Phần lớn là fructose, galactose...
25. Sản phẩm thủy phân cuối cùng của glucid trước khi được hấp thụ là:
A. Polysaccaric
B. Trisaccaric.
C. Oligosaccaric.

D. Monosaccaric
26. Cơ chất của chuyển hóa Glucid là
A. Lactose
B. Acid lactic
C. Glucose
D. Glycogen
27. Vai trò tạo năng trong chuyển hóa Glucid cung cấp bao nhiêu % tổng năng lượng của cơ
thể
A. 30 %
B. 40 %
C. 50 %
D. 60 %
28. Glucid có tốc độ hấp thu lớn nhất ở ruột non là
3


A. Pentose
B. Hexose
C. Disaccarid
D. Polysaccarid
29. Glucid có tốc độ hấp thu lớn nhất ở ruột non là
A. Galactose
B. Glucose
C. Fructose
D. Mannose
30. Glucose được hấp thu ở ruột non theo cơ chế
A.
Thụ động
B.
Thẩm thấu

C.
Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
D.
Vận chuyển tích cực nhờ sự phosphoryl hóa
31. Fructose được hấp thu ở ruột non theo cơ chế
A.
Thụ động
B.
Thẩm thấu
C.
Khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
D.
Vận chuyển tích cực nhờ sự phosphoryl hóa
32. Glucose sau khi được hấp thu vào máu đến gan, sẽ xảy ra quá trình:
A. Một phần glucose được gan sử dụng
B. Một phần dự trữ dưới dạng glycogen
C. Phần còn lại qua tĩnh mạch cửa trên gan vào máu để cung cấp glucose cho cơ, thần
kinh, hồng cầu và các mô khác sử dụng
D. Tất cả đều đúng
33. Ở người trưởng thành, nhu cầu glucose tối thiểu hàng ngày để cung cấp năng lượng cho
các tế bào là :
A. 100 g
B. 120 g
C. 150 g
D. 180 g
34. Nồng độ glucose máu được duy trì trong khoảng:
A. 80-120mg/l.
B. 80-120mg/dl
C. 0,8 – 1,2 g/dL
D. 0,8 – 1,2 mg/dl

35. Trong cơ thể người mức độ đường huyết bình thường là
A. 0,8 – 1,2 g/L
B. 0,8 – 1,2 mg/L
C. 8 – 12 g/L
D. 8 – 12 mg/L
36. Glucose máu có nguồn gốc:
A. Thức ăn qua đường tiêu hoá
B. Thoái hoá glycogen ở gan
C. Quá trình tân tạo đường
D. Câu a, b và c
37. Glucose, chọn câu ĐÚNG :
A. Bình thường không qua được cầu thận
B. Chỉ được tái hấp thu một phần ở ống thận
C. Có ngưỡng thận là 170 – 180 mg/dl
D. Bình thường chiếm một lượng nhỏ ( khoảng 1g) trong nước tiểu
4


38. Mô chứa tổng lượng Glycogen cao nhất là:
A. Cơ
B. Não.
C. Thận.
D. Gan.
39. Dạng glucid dự trữ ở động vật là:
A. Glycogen
B. Glucose tự do
C. Fructose
D. Ribose
40. Vai trò chuyển hóa glucid, chọn câu SAI:
A. Tạo năng

B. Tham gia cấu trúc tế bào
C. Cung cấp thành phần tạo polysacaric tạp.
D. Vận chuyển O2, CO2
41.Lipid có chức năng dự trữ là :
A. Cholesterol
B. Phospholipid
C. Lipoprotein
D. Triglycerid
42. Lipid có chức năng vận chuyển là :
A. Cholesterol
B. Phospholipid
C. Lipoprotein
D. Triglycerid
43. Lipid có chức năng cấu tạo màng tế bào là :
A. Glycerol
B. Phospholipid
C. Lipoprotein
D. Triglycerid
44. Sự tiêu hóa Lipid trong cơ thể bao gồm các quá trình sau ,NGOẠI TRỪ :
A. Nhũ tương của dịch mật , tuỵ
B. Thuỷ phân của men Amylase
C. Thủy phân của men Lipase
D. Thủy phân của men Phospholipase
45. Thực chất của quá trình tiêu hóa Lipid ở ruột non là :
A. Lipid bị oxy hóa
B. Lipid bị khử oxy
C. Lipid bị thủy phân không hòan toàn
D. Lipid bị thủy phân hoàn toàn thành các đơn vị cấu tạo
46. Chọn câu ĐÚNG:
A. Nếu tắc mật, trong phân sẽ có nhiều hạt mỡ

B. Lipase tụy thủy phân triglyceride chỉ giải phóng 3 acid béo tự do
C. Trong ruột non không có enzyme nào thủy phân cholesterol
D. Chỉ có glycerol và acid béo được hấp thu qua niêm mạc ruột
47. Các sản phẩm chủ yếu trong quá trình tiêu hóa lipid là:
A. Glycerol, acid béo, acid amin, acid mật
B. Glycerol, acid béo, monosaccarid
C. Glycerol, acid béo, cholesterol
D. Acid béo, triglycerid, phosphatid
48. Sau quá trình tiêu hóa , thành phần nào sau đây được hấp thu thẳng vào máu và vận
chuyển đến gan dưới dạng tự do :
5


A. Triglycerid
B. Acid béo
C. Phospholipid
D. Glycerol
49. Quá trình thoái hóa acid béo trải qua bao nhiêu giai đoạn chủ yếu:
A. 1 giai đoạn
B. 2 giai đoạn
C. 3 giai đoạn
D. 4 giai đoạn
50. Thoái hóa acid béo bão hòa bằng con đường
A. Este hóa
B. Hydrat hóa
C. Thủy phân
D. β oxy hóa
51. Dạng hoạt hóa của acid béo trong quá trình thoái hóa acid béo là
A. Acetyl CoA
B. Acyl CoA

C. HS CoA
D. Coenzym A
52. Dạng hoạt hóa của acid béo trong quá trình thoái hóa acid béo là :
A. Acyl adenylat
B. Acyl CoA
C. Acid acetic
D. AMP vòng
53. Men nào sau đây tham gia vào quá trình vận chuyển acid béo vào trong ty thể:
A. Dienoyl reductase
B. Carnitin acyl transferase
C. Enoyl-isomerase
D. Phospholipase
54. Quá trình βOH xảy ra trong ty thể gồm bao nhiêu giai đoạn
A. 1 giai đoạn
B. 2 giai đoạn
C. 3 giai đoạn
D. 4 giai đoạn
55. Quá trình hoạt hóa acid béo xảy ra ở đâu và cần enzym nào?
A. Trong ty thể + acetyl CoA synthetase
B. Bào tương + Phosphatase
C. Trong ty thể + Dehydrogenase.
D. Bào tương + Acyl CoA synthetase
56.Quá trình tổng hợp Globin, gen quyết định cấu trúc chuỗi α nằm trên nhiễm sắc thể:
A. 11
B. 12
C. 14
D. 16
57. Quá trình tổng hợp Globin, gen quyết định cấu trúc chuỗi β nằm trên nhiễm sắc thể:
A. 11
B. 12

C. 14
D. 16
58. Hem được tổng hợp mạnh nhất ở
A. Cơ, lách, thận
6


B. Cơ, lách, hồng cầu
C. Thận, não, hệ võng mạc nội mô
D. Tủy xương, gan
59. Cơ quan có khả năng tổng hợp hem, NGOẠI TRỪ:
A. Thận
B. Gan
C. Tủy xương
D. Hồng cầu trưởng thành
60. Quá trình tổng hợp Hem qua bao nhiêu giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
61. Cặp Acid amin nào thuộc loại không cần thiết:
A. Lysin và threonin
B. Methionin và Valin
C. Glycin và tyrosin
D. Leucin và isoleucin
62. Chọn lấy một cặp 2 acid amin là cần thiết đối với trẻ em :
A. Glycin, Alanin
B. Serin, aspartat
C. Prolin, Cystein
D. Arginin, Histidin

63. Các acid amin sau tham gia vào quá trình tạo Creatinin:
A. Arginin, Glycin
B. Arginin, Valin
C. Arginin, A. glutamic
D. Arginin, Cystein
64. Creatinin, chọn câu ĐÚNG:
A. Được tạo thành trực tiếp từ acid amin Arginin và Glycin
B. Được tạo thành ở gan
C. Là sản phẩm khử nước của creatine trong cơ
D. Nồng độ trong máu phụ thuộc chế độ ăn
65. Tyrosin được tổng hợp từ
A. Pyruvat
B. Phenylalanin
C. Methionin
D. Glutamat
66. Tyrosin là tiền chất của:
A. Creatinin
B. DOPA
C. Histidin
D. Glutathion
67. Tyrosin là tiền chất của:
A. Creatinin
B. Hormon giáp trạng
C. Histidin
D. Glutathion
68. Tyrosin là tiền chất của:
A. Creatinin
B. Catecholamin
7



C. Histidin
D. Glutathion
69. Tyrosin là tiền chất của:
A. Creatinin
B. Melanin
C. Histidin
D. Glutathion
70. Acid amin được dùng trong tổng hợp hormon tuyến giáp là:
A. Histidin
B. Lysin
C. Glutamin
D. Tyrosin
71. Hormon giáp trạng được tổng hợp từ
A. Phenylpyruvat
B. Catecholamin
C. DOPA
D. Tyrosin
72. Bệnh bạch tạng là do thiếu chất nào sau đây:
A. Methionin
B. Melanin
C. Phenylalanin
D. Tyrosin
73. Serotonin được tổng hợp từ :
A. Glutamat
B. Cystein
C. Tryptophan
D. Tyrosin
74. Acid amin tổng hợp GABA
A. Glutamat

B. Cystein
C. Tryptophan
D. Tyrosin
75. Acid amin tổng hợp Glutathion
A. Glutamat
B. Cystein
C. Tryptophan
D. Tyrosin
76. Glutathion được tổng hợp từ chất nào sau đây:
A. Glutamat
B. Cystein
C. Methionin
D. Tyrosin
77. GABA được tổng hợp từ chất nào sau đây:
A. Glutamat
B. Cystein
C. Methionin
D. Tyrosin
78. Adrenalin, No-adrenalin trong cơ thể có thể tạo ra từ acid amin là:
A. Glycin
B. Methionin
C. Phenylanalin
D. Trytophan
8


79. Acid Amin được dùng để tạo ra sắc tố của cơ thể là:
A. Methionin
B. Histidin
C. Lysin

D. Tyrosin
80. Acid amin có thể tạo thành Taurin cho cơ thể là:
A. Serin
B. Cystein
C. Threonon
D. Phenylalanin
81. Nguyên liệu trực tiếp để tổng hợp Hem là
A. Glycin
B. Glycin và succinyl CoA
C. Glutamin
D. Glutamin và Succinyl CoA
82. Nguyên liệu tổng hợp Hem
A. Succinyl CoA, glycin, Fe
B. Coenzym A, Alanin, Fe
C. Malonyl CoA, glutamin, Fe
D. Malonyl CoA, Alanin, Fe
83. Về quá trình tổng hợp heme, quá trình nào diễn ra ở bào tương
A. Tạo acid δ-amino levulinic (AAL)
B. Tạo coproporphyrin III
C. Tạo protoporphyrin X
D. Gắn Fe2+ vào nhân Heme
84. Về quá trình tổng hợp heme, quá trình nào diễn ra ở ty thể
A. Tạo acid δ-amino levulinic
B. Tạo coproporphyrin III
C. Tạo protoporphyrin IX
D. Tạo Porphyrin IX
85. Enzym xúc tác kết hợp protoporphyrin IX và Fe++
A. Ferrochelatase
B. ALA Synthetase
C. Decarboxylase

D. Oxydase
86. Chọn câu đúng về quá trình tổng hợp Hem:
A. Qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu và cuối xảy ra trong bào tương, giai đoạn giữa trong ty
thể
B. Quá trình tổng hợp bắt đầu từ 2 chất là lysine và succinyl CoA
C. Giai đoạn tạo ALA xảy ra trong ty thể
D. Tất cả các câu trên đều đúng
87. Trong ngộ độc chì , enzyme nào bị ức chế:
A. ALA dehydratase
B. ALA dehydrogenase
C. Protoporphyrinogen oxydase
D. Câu A và C đúng
88. Trong ngộ độc chì , enzyme nào bị ức chế:
A. ALA dehydrogenase
B. Protoporphyrinogen Oxidase
C. Protoporphyrinogen oxydase
D. Coproporphyrinogen oxydase
89. Trong quá trình tổng hợp hemoglobin
9


A. Hem có thể được tổng hợp từ bất kỳ acid amin nào
B. Phản ứng tạo acid delta-amino levulinic xảy ra ở bào tương
C. Protoporphyrin IX kết hợp với Fe3+ để tạo hem
D. Tạo protoporphyrin IX xảy ra trong ty thể
90. Enzym nào sau đây KHÔNG tham gia vào quá trình tổng hợp hem
A. ALA synthase
B. Decarboxylase
C. Hem synthase
D. Không có enzym nào kể trên

91. CO2 cung cấp nguyên liệu tổng hợp nhân purin ở vị trí:
A. C1
B. C2
C. C6
D. C9
92. Glutamin cung cấp nguyên liệu tổng hợp nhân pyrimidin ở vị trí:
A. N1
B. N3
C. C2
D. C4
93. N1 của nhân pyrimidin do acid amin nào cung cấp:
A. Asparagin
B. Aspartat
C. Glutamin
D. Glycin
94. Acid Aspartic cung cấp nguyên liệu tổng hợp nhân pyrimidim ở vị trí:
A. N1, C2, C5, C6
B. N3, C4, C5, C6
C. N1, C4, C5, C6
D. N3, C2, C5, C6
95. CO2 cung cấp nguyên liệu tổng hợp nhân pyrimidin ở vị trí:
A. C1
B. C2
C. C6
D. C9
96. Phân tử nào sau đây cung cấp nguyên tử N cho cả vòng purin và pyrimidin :
A. Acid Aspartic
B. Carbamyl phosphate
C. CO2
D. N10 formyteltetrahydrofolat

97. Phân tử nào sau đây cung cấp nguyên tử N cho cả vòng purin và pyrimidin :
A. Acid Acetic
B. Glutamin
C. CO2
D. N10 formyteltetrahydrofolat
98. Nguồn gốc cấu tạo nên base pyrimidin là:
A. Acid aspartic, CO2, Glutamin
B. Acid aspartic, CO2, NH4OH
C. Acid aspartic, CO2, H3PO4
D. Acid aspartic, CO2, NH3 và H3PO4
99. Enzym tách rời sự tách rời hai sợi ADN và sự di chuyển của chạc ba là
A. ADN ligase
B. ADN polymerase
10


C. ADNase
D. Helicase
100. Chất giữ cho hai sợi ADN đơn ở trạng thái rời nhau là
A. ADN ligase
B. Protein gắn ADN
C. ADN Gyraz
D. Helicase
101. Enzym mở xoắn ở đoạn ADN phía trước chạc ba là
A. ADN ligase
B. Protein gắn ADN
C. ADN Gyraz
D. Helicase
102. Trong sự nhân đôi AND, enzym nào sau đây có tác dụng xúc tác sự tạo ARN mồi?
A. ARN polymerase

B. Transferase ngược
C. Helicase
D. Primase
103. Enzym xúc tác sự gắn dần từng deoxyribonucleotid (dTP) vào đầu 3’ của sợi mồi, giữ
vai trò chủ yếu trong sự nhân đôi ADN là
A. AND ligase
B. ADN polymeraz I
C. ADN polymeraz II
D. ADN polymeraz III
104. Enzym đóng vai trò quan trọng trong việc loại ARN mồi và sửa chữa ADN sau khi nhân
đôi là:
A. AND ligase
B. ADN polymeraz I
C. ADN polymeraz II
D. ADN polymeraz III
105. Enzym xúc tác gắn nối các đoạn của ADN:
A. ADN ligase
B. ADN polymerase
C. ADNase
D. Polynucleotid phosphorylase
106. ADN-ligase xúc tác phản ứng:
A. Nối các mononucleotid với nhau
B. Nối các nucleotid tự do với ADN
C. Nối các đoạn polynucleotid với nhau
D. Nối ARN với ADN
107. Đoạn ARNm có thứ tự là: A U G C A G G A A được sao chép từ mạch 1 ADN nào:
A. T A G C A G G A T mạch 1
ATCGTCCTA
B. T A C G T C C T T mạch 1
ATGCAGGAA

C. T A T G T C C T A mạch 1
ATACAGGAT
D. G T T G A C C A A mạch 1
CAACTGGTT
108. ARN polymerase
A. Xúc tác sự tổng hợp ADN
B. Xúc tác sự gắn ARNt vào ribosom
C. Xúc tác sự tổng hợp ARNm
11


D. Chuyển ARNt thành ARNm
109. Enzym đầu tiên được biết, có thể tổng hợp được ARN từ các ribomononucleosid
diphosphat (với sự có mặt của ARN thiên nhiên) là:
A. Proteinderoulase
B. ARN-polymerase
C. ARN-polymerase phụ thuộc ARN
D. Polynucleotid phosphorylase
110. Tổng hợp ARN, CHỌN CÂU SAI :
A. Dựa trên khuôn là một ADN có sẵn
B. Dựa trên nguyên lý bổ sung đôi base
C. Cần ATP , TTP ,CTP ,GTP
D. Có ARN polymerase xúc tác
111.Chất xúc tác sinh học, NGOẠI TRỪ:
A. Sinh tố
B. Nội tiết tố
C. Men
D. Ure
112. Hormon là:
A. Một số hợp chất vô cơ được tiết ra từ 1 số tế bào

B. Một số hợp chất vô cơ được tiết ra từ tất cả các tế bào
C. Một số hợp chất hữu cơ được tiết ra từ 1 số tế bào
D. Một số hợp chất hữu cơ được tiết ra từ tất cả các tế bào
113. Hormon sau khi được tiết ra từ 1 số tế bào, đổ vào tuần hoàn, tác dụng lên :
A. Cơ quan đích
B. Tất cả các cơ quan
C. Cơ quan bài tiết
D. Mô mỡ
114. Hormon do
A. Tuyến nội tiết tiết ra, đổ vào ống tiết
B. Tuyến nội tiết tiết ra, đổ thẳng vào hệ tuần hoàn
C. Cơ quan đích tiết ra, đổ vào ống tiết
D. Cơ quan đích tiết ra, đổ thẳng vào hệ tuần hoàn
115. Receptor:
A. Ái lực cao với Hormon
B. Ái lực thấp với Hormon
C. Gắn không đặc hiệu với hormon
D. Không phát tín hiệu truyền tin
116. Tế bào đích có những thụ thể đặc hiệu ở , chọn câu SAI:
A. A.Trên màng tế bào
B. Bào tương
C. Nhân tế bào
D. Ty thể
117. Tuyến nội tiết có thể có nguồn gốc từ :
A. Các tế bào biểu mô
B. Tinh hoàn và buồng trứng
C. Hệ thống thần kinh
D. Tất cả đều đúng
118. Chất trung gian hóa học như histamin, prostaglandin là chất báo hiệu thuộc loại:
A. Tự tác

B. Cận tác
C. Viễn tác nội
D. Viễn tác ngoại
12


119. Hormon là chất báo hiệu thuộc loại:
A. Tự tác
B. Cận tác
C. Viễn tác nội
D. Viễn tác ngoại
120. Hormon do những tế bào nội tiết tổng hợp với lượng:
A. Lớn
B. Vừa
C. Nhỏ
D. Rất lớn
121.Điều hòa chuyển hóa theo cơ chế ảnh hưởng sinh tổng hợp enzym là điều hòa ở mức :
A. Toàn cơ thể
B. Tế bao
C. Thần kinh
D. Hormon
122. Chất nào sau đây không được xem là chất “ngã ba đường”
A. Acetyl CoA
B. Oxaloacetat
C. Triglycerid
D. Glycerol
123. Các chất Glucid, Lipid, Protid không thể thay thế nhau hoàn toàn được vì:
A. Lipid là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể
B. Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể
C. Các acid béo trong cơ thể chỉ là loại không cần thiết

D. Tất cả acid amin cơ thể đều tổng hợp được
124. Tỉ lệ năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần ăn hàng ngày ở người trưởng thành
bình thường là:
A. 10 – 12%
B. 15 – 20%
C. 45 – 50%
D. 65 – 75%
125. Chu trình Krebs cung cấp chất gì để tham gia tạo Hem:
A. Aspartat
B. Oxaloacetat
C. Arginosuccinat
D. Succinyl CoA
126. Lactat được tạo ra ở:
A. Cơ
B. Gan
C. Thận
D. Não
127. Chu trình Cori là chu trình:
A. Lactat → Glucose → Lactat
B. glucose → lactat → glucose
C. Lactat → Glucose
D. Glucose → Lactat
128. Chu trình Cori là chu trình
A. Liên quan đến sự tạo thành lactase ở cơ và chuyển lactat về gan
B. Liên quan đến sự tổng hợp và ly giải triglicerid ở mô mỡ
C. Liên quan đến sự tổng hợp và sử dụng thể ceton ở gan và cơ
D. Liên quan đến chuyển hóa ái khí glucose để tạo năng lượng ở cơ
129. Về liên quan chuyển hóa
13



A. Lactat là chất trung gian giữa Glucid – Lipid
B. Riboz 5P là chất trung gian giữa Glucid – Lipid
C. Acetyl CoA là chất trung gian giữa Glucid – A.Nucleic
D. Pyruvat là chất trung gian giữa Glucid – Protid
130. Sự thống nhất chuyển hóa thể hiện ở, NGOẠI TRỪ:
A. Chu trình acid citric
B. Chu trình Cori
C. Hô hấp tế bào
D. Tích trữ, sử dụng năng lượng
HẾT -

14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×