Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Trắc nghiệm Dược Lý Thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.85 KB, 20 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN DƢỢC LÝ 1
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
MÃ ĐỀ CƢƠNG: TCDD127
Câu 1. Các yếu tố gây ức chế Enzym sẽ làm:
A. Giảm hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn do đó làm
giảm tác dụng thuốc
B. Giảm hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ chậm hơn do đó làm tăng
tác dụng thuốc
C. Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn do đó làm giảm
tác dụng thuốc
D. Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ chậm hơn do đó làm giảm
tác dụng thuốc
Câu 2. Đơn vị tính của Clearance (CL) là:
A. mL/phút
B. mg/phút
C. mL/h
D. L/phút
Câu 3. Phổi, niêm mạc ruột việc hấp thu diễn ra nhanh là do:
A. pH thấp
B. Nhiều chất dịch
C. Diện tích hấp thu lớn
D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Ý nghiã của ký hiệu AUC:
A. Sinh khả dụng tương đối
B. Sinh khả dụng tuyệt đối
C. Diện tích dưới đường cong
D. Thể tích phân bố
Câu 5. Phát biểu nào sau đây đúng về dạng thuốc kết hợp:
A. Có tác dụng dược lý chính do qua được màng sinh học
B. Ở mô có thể gắn với receptor
C. Có thể cạnh tranh gắn kết với protein


D. Bị chuyển hóa nhiều nhất ở gan
Câu 6. Sự cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc làm cho:
A. Nồng độ thuốc tăng lên
B. Nồng độ thuốc giảm xuống
C. Tăng độc tính của thuốc
D. Giảm chuyển hóa thuốc
Câu 7. Thông số dƣợc động nào đặc trƣng cho quá trình hấp thu:
A. Sinh khả dụng
B. Độ thanh lọc
C. Thời gian bán thải
D. Vận tốc hấp thu
Câu 8. Thông số dƣợc động nào đặc trƣng cho quá trình phân bố:
A. Sinh khả dụng
B. Độ thanh lọc


C. Thời gian bán thải
D. Thể tích phân bố
Câu 9. Thông số dƣợc động nào đặc trƣng cho quá trình thải trừ:
A. Sinh khả dụng
B. Độ thanh lọc
C. Vận tốc hấp thu
D. Thể tích phân bố
Câu 10. Sự hấp thu diễn ra theo cơ chế nào:
A. Khuếch tán nhờ vào tính thân nước
B. Thuốc càng phân cực thì khuếch tán vào mô càng nhiều
C. Khuếch tán thụ động theo chiều gradient nồng độ
D. Khuếch tán nhờ các bơm ion trên màng tế bào
Câu 11. Dimecaprol và chì, kim loại nặng là tƣơng tác:
A. Đối kháng dược lý cạnh tranh

B. Đối kháng dược lý không cạnh tranh
C. Đối kháng sinh lý
D. Đối kháng hóa học
Câu 12. Những thuốc tác dụng không thông qua receptor nhƣ:
A. MgSO4, mannitol
B. Hydroxyd nhôm, magnesi hydroxyd
C. Digoxin
D. Câu A, B đúng
Câu 13. Tác dụng chọn lọc:
A. Là tác dụng điều trị xảy ra hợp với chỉ định nhất
B. Là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất
C. Là tác dụng điều trị mà không có chống chỉ định
D. Là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất
Câu 14. Tác dụng hồi phục của thuốc là tác dụng:
A. Sau khi chuyển hóa và thải trừ, thuốc sẽ trả lại trạng thái sinh lý bình thường cho cơ thể
B. Để lại những trạng thái hoặc di chứng sau khi thuốc đã được chuyển hóa và thải trừ
C.Tác dụng gây mê của propofol ở liều điều trị
D. A, C đúng
Câu 15. Receptor và phân tử thông tin liên kết bằng liên kết nào sau đây sẽ bền và khó bị
cắt đứt:
A. Liên kết ion
B. Liên kết hydro
C. Liên kết Van - der - Waals
D. Liên kết cộng hoá trị
Câu 16. Đối kháng dƣợc lý là:
A. Chất đối kháng gắn trên cùng 1 receptor với chất chủ vận và hoạt hóa receptor đó
B. Chất đối kháng không gắn trên cùng 1 receptor với chất chủ vận và hoạt hóa receptor đó
C. Chất đối kháng gắn trên cùng 1 receptor với chất chủ vận và không hoạt hóa receptor đó
D. Tất cả đều sai
Câu 17. Thuốc dùng qua đƣờng tiêu hóa có nhiều ƣu điểm vì:

A. Thuốc tác dụng nhanh, hấp thu cao
B. Dễ điều chỉnh lượng thuốc


C. Dễ dùng, hấp thu cao
D. Dễ điều chỉnh lượng thuốc, tác dụng nhanh
Câu 18. Ký hiệu nồng độ tối thiểu có tác dụng là:
A. MEC
B. MTC
C. MBC
D. MFC
Câu 19. Điều kiện thuốc đi qua đƣợc màng sinh học:
A. Thuốc phải ở dạng ion hòa tan
B. Thuốc phải gắn với protein
C. Thuốc phải ở dạng tan trong lipid
D. Tất cả đều đúng
Câu 20 Nghiên cứu sinh khả dụng tƣơng đối đƣợc ứng dụng để làm gì:
A. Chứng minh tương đương dược học
B. Chứng ming tương đồng của 2 dạng bào chế
C. Chứng minh tương đồng sinh học
D. Tất cả đều đúng
Câu 21. Thuốc mê cần đạt đến giai đoạn tác dụng nào để dùng cho mục đích gây mê:
A. Kích thích
B. Liệt hành tủy
C. Giảm đau
D. Phẫu thuật
Câu 22. Thuốc mê:
A. Thuốc mê hô hấp đào thải qua thận
B. Thuốc mê tĩnh mạch có tác dụng gây mê kéo dài
C. Thuốc mê hô hấp có tác dụng gây mê kéo dài

D. Thuốc mê tĩnh mạch ít có tác dụng dãn cơ
Câu 23. Chọn phát biểu Đúng:
A. Thuốc mê làm xáo trộn chức năng hô hấp và tuần hoàn ở liều điều trị
B. Thuốc mê cần đạt đến giai đoạn phẫu thuật
C. A, B đúng
D. A sai, B đúng
Câu 24. Các thuốc tiền mê có tác dụng làm dịu giảm sự lo lắng:
A. Thuốc giảm đau
B. Thuốc an thần
C. Thuốc kháng cholinergic
D. Thuốc ức chế hệ phó giao cảm
Câu 25. Thời gian tác dụng của thuốc tê phụ thuộc vào:
A. Tốc độ bị khử tại nơi tiếp xúc
B. Tốc độ phân hủy sau khi được hấp thu vào máu và qua gan
C. Ảnh hưởng của thuốc co mạch phối hợp
D. Tất cả đều đúng
Câu 26. Nhóm không phân cực thân dầu của thuốc tê:
A. Ảnh hưởng sự khuếch tán và hiệu lực tác dụng gây tê
B. Quy định tính tan trong nước và sự ion hóa dược phẩm
C. Ảnh hưởng đến độc tính, chuyển hóa và thời gian tác dụng


D. Ảnh hưởng đến thời gian tác dụng
Câu 27. Chọn phát biểu Đúng:
A. Cầu nối ảnh hưởng đến độc tính của thuốc tê
B. Trong trường hợp viêm, thuốc tê dễ hấp thu hơn
C. A đúng, B sai
D. A, B đúng
Câu 28. Thuốc mê hô hấp:
A. Thuốc thường ở rắn

B. Đưa vào cơ thể qua đường tiêm
C. Hấp thu nhanh, dễ sử dụng, dễ chỉnh liều
D. Tất cả đều đúng
Câu 29. Chọn phát biểu Đúng về Cafein:
A. Hấp thu kém qua đường tiêu hóa
B. Qua được sữa mẹ
C. Chuyển hóa bằng phản ứng acetyl hóa ở gan
D. Thải trừ qua phân
Câu 30. Chọn phát biểu đúng:
A. Các thuốc giảm đau loại morphin, thuốc an thần làm tăng tác dụng của thuốc tê
B. Quinidine, thuốc chẹn β adrenergic làm giảm độc tính thuốc tê
C. Thuốc tê đối kháng với tác dụng của curare
D. Sulfamid hiệp đồng với các thuốc tê dẫn xuất từ PABA
Câu 31. Chỉ định của Strychnin:
A. Chống co giật
B. Bí tiểu
C. Kích thích tiêu hóa
D. Suy hô hấp
Câu 32. Kháng Histamine H1 đƣợc chỉ định trong điều trị mất ngủ:
A. Cetirizin
B. Hydroxyzin
C. Clopheniramin
D. Diphenhydramin
Câu 33. Tăng độc tính trên tim mạch khi phối hợp thuốc tê với:
A. Thuốc giãn cơ
B. Sulfamid
C. Morphin
D. Quinidin
Câu 34. Barbiturat có tác dụng gây mê nhanh và ngắn:
A. Thiopental

B. Diazepam
C. Phenobarbital
D. Hexobarbital
Câu 35. Chọn phát biểu Đúng:
A. Cầu nối trung gian của thuốc tê liên quan đến độc tính
B. Thuốc tê có cấu trúc este có thời gian bán thải ngắn
C. A đúng, B Sai
D. A, B đúng


Câu 36. Tác dụng của Barbiturat, ngoại trừ:
A. Mất ngủ
B. Rối loạn chức năng gan
C. Loãng xương
D. Thiếu máu
Câu 37. Tác dụng không mong muốn của Phenobarbital:
A. Buồn ngủ
B. Hồng cầu to trong máu ngoại vi
C. Rung giật nhãn cầu, lo lắng, sợ hãi
D. Tất cả đều đúng
Câu 38. Thuốc giảm tác dụng khi sử dụng chung với Barbiturat:
A. Progesteron
B. Cloramphenicol
C. Cimetidin
D. Aminazin
Câu 39. Thuốc an thần không có tác dụng giải lo lâu:
A. Diazepam
B. Zolpidem
C. Oxazepam
D. Triazolam

Câu 40. Tác dụng của Zolpidem:
A. An thần
B. Giãn cơ
C. Chống co giật
D. Tất cả đều đúng
Câu 41. Enzym trực tiếp xúc tác quá trình tổng hợp Acetylcholine:
A. Acetylcholinesterase
B. Cholin acetyltransferase
C. Cholintransferase
D. Pyruvat decarboxylase
Câu 42. Enzym xúc tác quá trình tạo Acetyl-CoenzimA:
A. Acetylcholinesterase
B. Cholin acetyltransferase
C. Cholintransferase
D. Pyruvat decarboxylase
Câu 43. Hệ giao cảm chiếm ƣu thế ở những cơ quan nào:
A. Ruột
B. Động mạch
C. Đồng tử
D. Bàng quang
Câu 44. Norepinephrine ít gắn kết trên thụ thể:
A. Alpha 1
B. Alpha 2
C. Beta 1
D. Beta 2
Câu 45. Dobutamin tác động chủ yếu trên:


A. Tim
B. Cơ trơn

C. Mạch máu
D. Thần kinh
Câu 46. Terabutalin gắn kết chủ yếu trên thụ thể:
A. Alpha 1
B. Alpha 2
C. Beta 1
D. Beta 2
Câu 47. Norepinephrin tác động chủ yếu trên thụ thể nào:
A. Alpha
B. Beta
C. Muscarinic
D. Nicotinic
Câu 48. Chọn phát biểu Đúng:
A. Norepinephrin gây co mạch mạnh hơn epinephrine
B. Norepinephrin tác động chủ yếu trên receptor beta
C. Adrenaline tác động chủ yếu trên receptor beta
D. Adrenaline được sử dụng trong các trường hợp hạ áp
Câu 49. Dopamin liều thấp tác dụng tại vị trí:
A. D1
B. Beta 1
C. Alpha 1
D. Alpha 2
Câu 50. Tác dụng tăng Glucose máu của Adrenalin là do:
A. Kích hoạt phospholipase C
B. Kích thích tăng nồng độ Calci nội bào
C. Ức chế adenylyl cylase
D. Kích thích adenylyl cylase
Câu 51. Thuốc đối kháng trên hệ phó giao cảm đƣợc chỉ định điều trị hen phế quản:
A. Atropin
B. Ipratropium

C. Scopolamin
D. Pilocarpin
Câu 52. Thuốc tác dụng trên hệ phó giao cảm dùng trong điều trị tăng nhãn áp:
A. Atropin
B. Bethanechol
C. Scopolamin
D. Pilocarpin
Câu 53. Thuốc tác dụng trên hệ phó giao cảm dùng trong nhãn khoa để soi đáy mắt:
A. Atropin
B. Bethanechol
C. Scopolamin
D. Pilocarpin
Câu 54. Thuốc đồng vận trực tiếp trên hệ phó giao cảm:
A. Edrophonium


B. Pilocarpin
C. Neostigmin
D. Scopolamin
Câu 55. Thuốc đồng vận trên hạch phó giao cảm có tác dụng kích thích hạch giao cảm làm
phóng thích adrenalin ở thận:
A. Carbachol
B. Betanechol
C. Muscarin
D. Pilocarpin
Câu 56. Chất dùng để giải độc các thuốc trừ sâu:
A. Edrophonium
B. Pralidoxim
C. Neostigmin
D. Scopolamin

Câu 57. Chọn phát biểu Đúng:
A. Betanechol tác động chọn lọc trên đường tiêu hóa và tiết niệu
B. Betanechol kém hấp thu qua đường tiêu hóa do cấu trúc amin bậc 4
C. A, B đúng
D. A sai, B đúng
Câu 58. Chất có tác động mạnh hơn acetylcholine và không bị phân hủy bởi
acetylcholinesterase:
A. Carbachol
B. Betanechol
C. Muscarin
D. Pilocarpin
Câu 59. Pseudoephedrin là đồng phân loại nào của ephedrin:
A. Đồng phân cis trans
B. Đồng phân Z – E
C. Đồng phân quang học
D. Đồng phân cấu tạo
Câu 60. Thuốc nào đƣợc lựa chọn để chống các phản ứng sốc phản vệ:
A. Epinephrin
B. Norepinephrin
C. Dopamin
D. Ephedrin
Câu 61. Đặc điểm của M. tuberculosis:
A. Kỵ khí tuyệt đối
B. Tốc độ phân chia chậm
C. Dễ điều trị
D. Tồn tại không lâu khi ra ngoài cơ thể
Câu 62. Quần thể lao gây nguy cơ tái phát bệnh lao:
A. Quần thể trong hang lao
B. Quần thể trong đại thực bào
C. Quần thể trong ổ bã đậu

D. Quần thể trong tổn thương xơ, vôi hóa
Câu 63. Quần thể lao gây nguy cơ kháng thuốc cao:


A. Quần thể trong hang lao
B. Quần thể trong đại thực bào
C. Quần thể trong ổ bã đậu
D. Quần thể trong tổn thương xơ, vôi hóa
Câu 64. Kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào:
A. Sulfamid
B. Rifampicin
C. Cycloserin
D. Amikacin
Câu 65. Phổ kháng khuẩn đƣợc định nghĩa:
A. Mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ kháng khuẩn
B. Tỉ lệ MBC/MIC > 4: kháng sinh kìm khuẩn
C. Tỉ lệ MBC/MIC gần bằng 1: kháng sinh diệt khuẩn
D. Tất cả đều đúng
Câu 66. Penicillin ức chế tạo vách tế bào do:
A. Gắn vào Transglycosidase
B. Gắn với enzym transpeptidase
C. Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom
D. Ức chế ADN Gyrase
Câu 67. Cephalosporin thế hệ 2:
A. Cefalexin
B. Cefuroxim
C. Cefexim
D. Cefpirom
Câu 68. Kháng sinh Vancomycin:
A. Ức chế transpeptidase nên ngăn cản kéo dài và tạo lưới peptidoglycan

B. Đây là kháng sinh kìm khuẩn
C. Chỉ diệt được tụ cầu tiết β lactamase và kháng methicilin
D. Hấp thu kém qua đường tiêu hóa
Câu 69. Đặc tính chung của nhóm kháng sinh Aminoglycosid, ngoại trừ:
A. Đa số sử dụng được đường uống
B. Cùng cơ chế tác dụng
C. Phổ kháng khuẩn rộng
D. Độc tính chủ yếu trên tai và thận
Câu 70. Đối tƣợng cần lƣu ý khi sử dụng Tetracyclin:
A. Phụ nữ mang thai
B. Trẻ < 8 tuổi
C. Phụ nữ cho con bú
D. Tất cả đều đúng
Câu 71. Lƣu ý khi sử dụng các kháng sinh nhóm Tetracyclin:
A. Dễ gây thiếu máu tán huyết
B. Không dùng kèm với sắt, magie
C. Nên dùng với chất gây kiềm hóa nước tiểu
D. Nên sử dụng nhiều nước
Câu 72. Kháng sinh đặc hiệu trên trực khuẩn mũ xanh:
A. Imipenem


B. Vancomycin
C. Clindamycin
D. Azithromycin
Câu 73. Tác dụng phụ thƣờng gặp của nhóm Macrolid:
A. Độc trên thận không hồi phục
B. Độc trên hệ tạo máu
C. Rối loạn tiêu hóa
D. Tổn thương gân Achill

Câu 74. Khắc phục tác dụng phụ của Sulfamid trên thận:
A. Uống nhiều nước
B. Sử dụng sulfamid loại tác dụng dài
C. Uống vào buổi sáng
D. Câu A và B đúng
Câu 75. Chọn phát biểu Đúng:
A. Quinolon thế hệ thứ 2 có thêm nhóm thế Flo trong cấu trúc so với thế hệ thứ 1
B. Quinolon thế hệ thứ 2 phổ kháng khuẩn mở rộng hơn so với thế hệ thứ 1
C. A, B đúng
D. A, B sai
Câu 76. Vi khuẩn đề kháng Sulfamid bằng cách:
A. Tạo men lactamase phân hủy thuốc
B. Thay đổi điểm tác động trên màng vi khuẩn
C. Thay đổi tính thấm với sulfamid hoặc vi khuẩn không sử dụng PABA
D. Bơm thoát dòng kháng sinh ra khỏi tế bào
Câu 77. Nguyên tắc dùng kháng sinh, ngoại trừ:
A. Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn
B. Dùng càng sớm càng tốt
C. Dùng đủ thời gian, khi hết sốt phải ngưng thuốc ngay
D. Bệnh thương hàn nặng phải dùng liều thấp tăng dần
Câu 78. Phối hợp kháng sinh khi:
A. Hai kháng sinh cùng độc tính
B. Nhiễm khuẩn do nhiều vi khuẩn gây ra
C. Hai kháng sinh hiệp đồng đối kháng
D. Phối hợp khi bị nhiễm virus
Câu 79. Rifampin ức chế:
A. ARN polymerase
B. Transglycosidase
C. Transpeptidase
D. ADN gyrase

Câu 80. Nhƣợc điểm của Ampicillin so với Amoxicillin:
A. Hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa
B. Ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn
C. Ít gây tiêu chảy
D. Tác dụng được trên lỵ trực trùng
Câu 81. NSAID giảm đau đơn thuần:
A. Paracetamol
B. Floctafenin


C. Piroxicam
D. Acid mefenamic
Câu 82. Hoạt chất nào sau đây có tác dụng giảm đau mạnh nhất:
A. Diclofenac
B. Indomethacin
C. Meloxicam
D. Piroxicam
Câu 83. Thuốc giảm đau có thời gian khởi phát tác dụng nhanh nhất:
A. Oxycodon
B. Morphin
C. Fentanyl
D. Methadon
Câu 84. Chất đối kháng với Morphin trên các thụ thể:
A. Narlophin
B. Methadon
C. Naloxon
D. Nalbuphin
Câu 85. NSAID có T1/2 dài:
A. Piroxicam
B. Meloxicam

C. Indomethacin
D. Diclofenac
Câu 86. Tác dụng của Pethidin:
A. Giảm đau mạnh hơn morphin
B. Giảm ho
C. Gây ngủ
D. Suy hô hấp
Câu 87. Tác dụng của Morphin trên thần kinh trung ƣơng, chọn phát biểu SAI:
A. Giảm phóng thích hormone sinh dục
B. Táo bón
C. Bí tiểu
D. Giãn đồng tử
Câu 88. Morphin gây nôn và buồn nôn là do:
A. Tăng nhu động ruột
B. Tăng trương lực co bóp
C. Kích thích trên thụ thể δ
D. Kích thích trực tiếp trên trung tâm nôn
Câu 89. Cơ chế của Diclofenac:
A. Giảm tổng hợp prostaglandin
B. Giảm tổng hợp acid arachidonic
C. Giảm tổng hợp leucotrien
D. Tất cả đều đúng
Câu 90. Chọn phát biểu đúng:
A. Aspirin không chọn lọc trên COX2 nên gây tác dụng phụ trên tim mạch
B. Aspirin liều thấp có tác dụng hạ sốt
C. Aspirin liều cao không có tác dụng kháng viêm


D. Aspirin có tác dụng chống đông máu ở liều thấp
Câu 91. Chuyển hóa của acid uric, chọn phát biểu đúng:

A. Chế độ ăn nhiều base purin cung cấp phần lớn lượng acid uric trong cơ thể
B. Acid uric thải trừ phần lớn ở ruột
C. Acid uric có độ hòa tan cao
D. Acid uric là sản phẩm thoái gián từ các acid nucleotide của tế bào bị chết
Câu 92. Nguyên nhân giảm đào thải acid uric:
A. Tan máu
B. Bệnh lý tủy
C. Thuốc lợi tiểu
D. Cung cấp nhiều purin
Câu 93. Chất làm tăng nồng độ acid uric trong máu:
A. NSAID
B. Probenecid
C. Sulfinpyrazon
D. Ethanol
Câu 94. Cơ chế tác dụng của Allopurinol:
A. Ức chế tái hấp thu acid uric ở ống thận
B. Ức chế tổng hợp acid uric
C. Chuyển acid uric thành chất dễ tan
D. Ức chế IL-1
Câu 95. Thuốc đƣợc Hội thấp khớp học Mỹ khuyến cáo sử dụng trong trƣờng hợp Gout
cấp:
A. NSAID
B. Corticoid
C. Colchicin
D. Allopurinol
Câu 96. Thuốc tác động ở giai đoạn ức chế tổng hợp acid uric:
A. Febuxostat
B. Colchicin
C. Indomethacin
D. Uricozym

Câu 97. Thuốc nào sau đây có tác dụng thuốc giảm đau mạnh:
A. Morphin
B. Aspirin
C. Paracetamol
D. Diclofenac
Câu 98. Các chất hóa học gây cảm giác tác dụng trực tiếp lên thụ thể tiếp nhận dẫn truyền
cảm giác đau, ngoại trừ:
A. Chất P
B. Serotonin
C. Bradykinin
D. Histamin
Câu 99. NSAID có tác dụng giảm đau do giảm tổng hợp:
A. PGE2α
B. PGI2


C. PGD2
D. TXA2
Câu 100. Thuốc NSAID bị rút khỏi thị trƣờng do nguy cơ cao trên tim mạch:
A. Valdecoxib
B. Celecoxib
C. Etoricoxib
D. Nimesulid
Câu 101. Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là:
A. Sau khi ăn
B. Ngay trước khi ăn
C. Sau bữa ăn 1 - 3 h
D. Trước ăn 30 phút
Câu 102. Thuốc tăng tác dụng khi sử dụng cùng thuốc kháng acid:
A. Quinidin

B. Benzodiazepin
C. Ranitidin
D. Digoxin
Câu 103. Điều nào đúng khi nói về vi khuẩn Helicobacter pylori:
A. Là trực khuẩn gram âm
B. Có khoảng 70% người loét tá tràng có vi khuẩn này
C. Sống ở bề mặt niêm mạc dạ dày làm tăng tiết acid dạ dày
D. Tiết các enzym phân hủy lớp chất nhầy
Câu 104. Thành phần chủ yếu của dịch dạ dày gồm:
A. Pepsinogen, acid hydrochloride
B. Pepsine, natri bicarbonate
C. Pepsine, acid hydrochloride
D. Acid hydrochloride, gastrin
Câu 105. Chọn thuốc có tác dụng ức chế tiết acid trong điều trị loét dạ dày tá tràng:
A. Các antacid
B. Kháng histamine H2
C. Sucralfat
D. Bismuth
Câu 106. Hoạt chất có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh:
A. Famotidin
B. Omeprazole
C. Sucralfat
D. Hỗn hợp Al(OH)3 và Mg(OH)2
Câu 107. Thuốc kháng bơm proton (H+/ K+- ATPase), chọn câu sai:
A. Các PPI ức chế tiết acid an toàn
B. Các PPI được dùng 30 phút trước bữa ăn để có tác dụng tốt nhất
C. Các PPI làm tăng pH dạ dày nên làm giảm hấp thu một số thuốc
D. Các PPI ức chế vào giai đoạn đầu tiên tiết acid nên hiệu quả rất cao
Câu 108. Thuốc trị loét dạ dày tá tràng thuộc nhóm ức chế tiết acid:
A. Al(OH)3 , Mg(OH)2

B. Sucrafat
C. Bismuth


D. Cimetidin
Câu 109. Nhóm thuốc loét dạ dày tá tràng do làm tăng yếu tố bảo vệ là:
A. Al(OH)3 , Mg(OH)2
B. Sucrafat
C. Omeprazol
D. Cimetidin
Câu 110. Nhóm điều trị dạ dày tá tràng không dùng cho bệnh nhân tim mạch:
A. Antacid hòa tan
B. Ức chế bơm proton
C. Antacid không hòa tan
D. Nhóm kháng Histamin
Câu 111. Antacids làm giảm hấp thu thuốc nào sau đây khi dùng chung:
A. Sulfamid
B. Cimetidin
C. Aspirin
D. Tất cả đều đúng
Câu 112. Cơ chế tác dụng Cimetidin:
A. Ức chế bơm proton là giảm tiết acid
B. Đối kháng sinh học với histamin H2
C. Đối kháng cạnh tranh với histamin tại Receptor H2
D. Tăng tái sinh niêm mạc dạ dày
Câu 113. Thuốc anti histamin H2:
A. Omeprazol
B. Nizatidin
C. Sucrafat
D. Diphenhydramin

Câu 114. Ranitidin là thuốc kháng histamin H2 thế hệ mấy:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 115. Cơ chế tác dụng của Sucrafat:
A. Tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày
B. Kích thích thành lập chất nhầy và NaHCO3
C. Kích thích thành lập Prostaglandin và NaHCO3
D. Tất cả đều đúng
Câu 116. Các thuốc làm giảm nhu động ruột nhƣ Loperamid không nên dùng cho:
A. Trẻ em < 12 tuổi
B. Trẻ em < 10 tuổi
C. Trẻ em < 8 tuổi
D. Trẻ em < 6 tuổi
Câu 117. Thuốc nào trị tiêu chảy làm tăng nhu động ruột:
A. Berberin
B. Diphenoxylat
C. Loperamid
D. Attapulgite


Câu 118. Thuốc điều trị loét dạ dày - tá tràng gây co bóp cổ tử cung dẫn đến tác dụng phụ
sẩy thai:
A. Lansoprazole
B. Misoprostol
C. Sucralfate
D. Carbenoxolon
Câu 119. Nhóm thuốc nhuận tràng an toàn cho phụ nữ có thai:
A. Nhuận tràng cơ học

B. Nhuận tràng thẩm thấu - muối
C. Nhuận tràng kích thích
D. Tất cả đều sai
Câu 120. Chọn thuốc trị táo bón cho bệnh nhân là trẻ em:
A. Lactulose
B. Glycerin
C. Cisapride
D. Bisacodyl
Câu 121. Thuốc trị đau thắt ngực làm ức chế dòng Canxi đi vào cơ tim:
A. Diltiazem
B. Nadolol
C. Anistreptilase
D. Isosorbid dinitrat
Câu 122. Thuốc lợi tiểu ức chế Aldosteron gây tác dụng phụ to vú ở đàn ông:
A. Spironolacton
B. Eplerenon
C. Triamteren
D. Amilorid
Câu 123. Thuốc lợi tiểu ức chế tái hấp thu Calci và Magie:
A. Lợi tiểu ức chế Carbonic anhydrase
B. Lợi tiểu quai
C. Lợi thiểu Thiazid
D. Lợi tiểu tiết kiệm Kali
Câu 124. Mức huyết áp sau đây đƣợc xếp vào tăng huyết áp độ 1 (theo phân loại JNC VII):
A. 120/80 mmHg
B. 140/95 mmHg
C. 130/90 mmHg
D. 160/100 mmHg
Câu 125. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tăng huyết áp do tăng sức cản ngoại biên:
A. Tăng hoạt tính giao cảm

B. Tăng thể tích ngoại bào
C. Tăng độ nhớt máu
D. Tăng đáp ứng với Catecholamine
Câu 126. Thuốc lợi tiểu thẩm thấu bao gồm:
A. Mannitol
B. Glycerin
C. Acetazolamid
D. A và B đúng


Câu 127. Thuốc lợi tiểu ức chế Carbonic anhydrase bao gồm:
A. Mannitol
B. Glycerin
C. Acetazolamid
D. Spironolacton
Câu 128. Theo JNC VIII, lƣu ý hạn chế sử dụng hai nhóm thuốc nào với nhau:
A. Lợi tiểu và ức chế men chuyển
B. Ức chế men chuyển và chẹn kênh Calci
C. Ức chế men chuyển và chẹn thụ thể Angiotensin II
D. Chẹn thụ thể Beta và lợi tiểu
Câu 129. Thuốc lợi tiểu Quai có khả năng hấp thu tốt qua đƣờng tiêu hóa:
A. Furosemid
B. Bumetanid
C. Acetazolamid
D. Spironolacton
Câu 130. Thuốc nào có thể gây hạ huyết áp nặng khi dùng liều đầu:
A. Prazosin
B. Captopril
C. A, B đúng
D. A, B sai

Câu 131. Trong các thuốc ức chế kênh Calci thì thuốc nào gây táo bón nhiều nhất, đặc biệt
trên ngƣời già:
A. Amlodipin
B. Verapamil
C. Diltiazem
D. Nifedipin
Câu 132. Tác dụng hạ huyết áp của Nicardipin là do:
A. Ức chế kênh Calci chủ yếu ở cơ tim
B. Ức chế kênh Kali chủ yếu ở cơ tim
C. Ức chế kênh Kali chủ yếu ở tiểu động mạch
D. Ức chế kênh Calci chủ yếu ở tiểu động mạch
Câu 133. Thuốc giãn mạch nào có sử dụng điều trị chứng hói đầu:
A. Nitroprussid
B. Minoxidil
C. Diazoxid
D. Hydralazin
Câu 134. Thuốc trị cao huyết áp nào làm che đậy phản ứng báo hiệu sự hạ đƣờng huyết do
quá liều Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dùng đường uống:
A. Captopril
B. Reserpin
C. Propranolol
D. Minoxidil
Câu 135. Thuốc ức chế Beta sử dụng trong điều trị suy tim:
A. Nebivolol
B. Acebutolol
C. Propranolo


D. Pindolol
Câu 136. Propranolol đƣợc chỉ định trong trƣờng hợp nào sau đây:

A. Đau thắt ngực mạn tính do gắng sức
B. Đau thắt ngực do co thắt mạch vành
C. Đau thắt ngực Prinzmetal
B. Tăng huyết áp kèm suy tim
Câu 137. Tác dụng của nhóm Beta - blocker trong điều trị đau thắt ngực:
A. Làm giảm nhịp tim và làm giảm co bóp cơ tim nên làm giảm tiêu thụ oxygen ở cơ tim
B. Giãn động mạch và tĩnh mạch
C. Hiệu quả trong đau thắt ngực do co thắt mạch vành, đau thắt ngực Prinzmetal
D. Tăng tuần hoàn phụ ở vùng cơ tim bị thiếu máu
Câu 138. Nitro glycerin, Amlodipin, Nifedipin có chung tác dụng phụ nào:
A. Hạ huyết áp thế đứng
B. Chứng da đỏ bừng
C. A, B đúng
D. A sai, B đúng
Câu 139. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy tim:
A. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh suy tim
B. Bệnh cơ tim
C. Thiếu máu cơ tim
D. Nhồi máu cơ tim
Câu 140. Khi sử dụng thƣờng xuyên Nitrat hữu cơ để phòng ngừa đau thắt ngực do gắng
sức phải lƣu ý điều gì:
A. Độc gan
B. Loét dạ dày tá tràng
C. Dung nạp thuốc
D. Suy hô hấp
Câu 141. Thuốc anti histamine H1 nào sau đây thuộc thế hệ thứ 3:
A. Promethazin
B. Astemizol
C. Fexofenadin
D. Certirizin

Câu 142. Thuốc anti histamine H1 không thuộc thế hệ thứ 1:
A. Clophenidramin
B. Brompheniramin
C. Promethazin
D. Cetirizin
Câu 143. Đặc điểm của thuốc anti histamine H1 thế hệ 3:
A. Là đồng phân (Isomer) có tác dụng của thế hệ 1
B. Chất chuyển hóa có tác dụng của thế hệ 2
C. Có tác dụng kháng phù
D. Có tác dụng chống nôn sử dụng được cho PNCT
Câu 144. Đặc điểm của thuốc anti histamine H1 thế hệ thứ 1 là:
A. Rẻ tiền, có kinh nghiệm sử dụng
B. Không qua hàng rào máu não
C. T1/2 dài do đó dễ gây độc


D. A, B đúng
Câu 145. Anti Histamin H1 có thể chữa say tàu xe:
A. Astemizol
B. Fexofenadin
C. Loratadin
D. Promethazin
Câu 146. Chống chỉ định Anti Histamin H1 do liên quan tới tác dụng kháng Cholinergic.
Chọn câu sai:
A. Phì đại tuyến tiền liệt
B. Cao huyết áp
C. Co thắt cơ bài niệu
D. Nhược cơ
Câu 147. Thuốc kháng histamin H1 nào có thể dùng cho tài xế đang lái xe:
A. Promethazin

B. Clopheniramin
C. Desloratadin
D. Cetirizin
Câu 148. Tác dụng không mong muốn của Anti histamin H1 do tác dụng kháng
Cholinergic:
A. Tăng tiết dịch
B. Khó tiểu tiện, bí đái, liệt dương
C. Rối loạn điều tiết thính giác
D. Tăng tiết sữa
Câu 149. Tác dụng không mong muốn của Anti histamin H1 ở trẻ còn bú là:
A. Buồn ngủ, an thần
B. Liệt cơ
C. Trầm cảm
D. Nhức đầu, co giật
Câu 150. Anti histamin H1 đƣợc FDA công nhận trong điều trị an thần, gây ngủ:
A. Clophenidramin
B. Doxylamin
C. Cetirizin
D. Diphenhydramin
Câu 151. Ở ngƣời có thai không nên dùng anti Histamin H1 nào vì dễ gây quái thai:
A. Meclizin
B. Cyclizin
C. A, B đúng
D. A, B sai
Câu 152. Trong điều trị Hen phế quản, thuốc Corticoides (hít) dùng để:
A. Điều trị duy trì
B. Điều trị cắt cơn
C. A, B đúng
D. A sai, B đúng
Câu 153. Trong điều trị Hen phế quản, thuốc Cromones dùng để:

A. Điều trị duy trì
B. Điều trị cắt cơn


C. A, B đúng
D. A sai, B đúng
Câu 154. Fenoterol thuộc nhóm:
A. Kích thích 2 nhanh
B. Kích thích 2 chậm
C. Kháng Cholin
D. Xanthin
Câu 155. Thuốc nào chủ yếu dùng để điều trị duy trì kiểm soát hen:
A. Corticoides (hít)
B. SABA
C. LABA
D. Corticoides (uống)
Câu 156. Thuốc đƣợc xem nhƣ có hiệu quả điều trị cao nhất trong điều trị Hen phế quản:
A. ICS
B. SABA
C. LABA
D. Corticoides toàn thân
Câu 157. Terpin hydrat thuộc nhóm thuốc:
A. Ức chế ho
B. Tiêu nhầy
C. Kháng histamin H1
D. Tăng tiết dịch khí phế quản
Câu 158. Ambroxol thuộc nhóm thuốc:
A. Ức chế ho
B. Tiêu nhầy
C. Kháng histamin H1

D. Tăng tiết dịch khí phế quản
Câu 159. Bệnh lý có tỉ lệ dẫn đến hội chứng COPD nhiều nhất:
A. Viêm phế quản cấp tính
B. Khí phế thủng
C. Viêm phế quản mãn tính
D. Hen phế quản
Câu 160. Thuốc cắt cơn hen là:
A. Fluticason
B. Fenoterol
C. Theophyllin
D. Montelukast
Câu 161. Thuốc trị đái tháo đƣờng nào làm ức chế men Alpha- glucosidase:
A. Rosiglitazon
B. Glipizide
C. Acarbose
D. Chlorpropamide
Câu 162. Khi sƣng viêm hay nghẽn ruột thì không đƣợc dùng thuốc trị đái tháo đƣờng:
A. Metformin
B. Glipizide
C. Acarbose


D. Pioglitazon
Câu 163. Đƣờng huyết bình thƣờng sau ăn:
A. < 110mg/dl
B. < 140mg/dl
C. < 126mg/dl
D. < 200mg/dl
Câu 164. Thuốc trị đái tháo đƣờng khi sử dụng phải theo dõi chức năng gan:
A. Rosiglitazon

B. Insulin
C. Acarbose
D. Chlorpropamide
Câu 165. Thuốc trị đái tháo đƣờng có cùng cơ chế tác dụng với Chlorpropamide:
A. Acarbose
B. Miglitol
C. Metformin
D. Glyburide
Câu 166. Cơ chế tác động chính của Sulfonylurê là:
A. Kích thích tuyến tụy bài tiết Insulin
B. Tăng nhạy cảm với Insulin ở cơ, mô mỡ và gan
C. Thủy phân tinh bột thành Monosaccharid
D. Tăng sử dụng Glucose ở mô ngoại biên
Câu 167. Hiện tƣợng bình minh:
A. Liều Insulin vào buổi tối thiếu
B. Gây hạ đường huyết lúc sáng
C. Cần giảm liều Insulin vào buổi tối
D. Tất cả đều đúng
Câu 168. Tác dụng phụ Glucocorticoid:
A. Suy vỏ thượng thận cấp
B. Hen
C. Viêm khớp dạng thấp
D. Bệnh dị ứng
Câu 169. Khi sử dụng Glucocorticoid trong thời gian dài, phải:
A. Uống nhiều lần trong ngày
B. Giảm liều từ từ
C. Ăn nhiều đường, mỡ
D. Dùng liều cao nhất có thể
Câu 170. Các chất thuộc nhóm Glucocorticoid:
A. Aldosteron

B. Fludrocortison
C. Triamcinolon
D. Androgen
Câu 171. Chống chỉ định nhóm Glucocorticoid, ngoại trừ:
A. Tiêm vaccin sống
B. Viêm gan siêu vi
C. Rối loạn tâm thần
D. Lupus ban đỏ


Câu 172. Cơ chế tác dụng của Iod đồng vị phóng xạ:
A. Tiêu hủy các mô Iod tăng sản
B. Ức chế bơm Iod
C. Ức chế oxy hóa Iod
D. Ức chế Iod hóa Tyrosin
Câu 173. Thuốc điều trị triệu chứng cƣờng giáp, ngoại trừ:
A. Propranolol
B. Diltiazem
C. Phenobarbital
D. Adrenalin
Câu 174. Chỉ định của Oxytocin:
A. Khung chậu hẹp
B. Thai ngôi ngang
C. Gây chuyển dạ
D. Nguy cơ vỡ tử cung
Câu 175. Áp dụng liệu pháp Corticoid khi:
A. Dùng liều cao hơn liều sinh lý trong 2 tuần
B. Dùng liều thấp hơn liều sinh lý trong nhiều tháng
C. Dùng liều cao hơn liều sinh lý trong 1 tuần
D. Bất kỳ liều nào dưới 3 tuần

Câu 176. Tác dụng phụ của MC, chọn câu sai:
A. Phù
B. Cao huyết áp
C. Giảm K+
D. Nhiễm toan chuyển hóa
Câu 177. Glucocorticoid tự nhiên, chọn câu sai:
A. Cortisol
B. Cortison
C. Corticosteron
D. Prednison
Câu 178.Tác dụng nhóm Glucocorticoid, chọn câu sai:
A. Kháng viêm
B. Tăng miễn dịch
C. Chống dị ứng
D. Tăng huyết áp
Câu 179. Tác dụng phụ Glucocorticoid:
A. Hạ đường huyết
B. Teo cơ, nhược cơ
C. Hạ huyết áp
D. Tăng K+/máu
Câu 180. Đối với bệnh nhân đái tháo đƣờng, chỉ tiêu HbA1c đạt yêu cầu theo hiệp hội ĐTĐ
Hoa Kỳ:
A. < 7%
B. > 7%
C. < 6.5%
D. > 6.5%




×