Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Trắc nghiệm Giáo Dục và Nâng Cao Sức Khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.42 KB, 8 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)
Mã đề cương chi tiết: TCDY003
Câu 1: Định nghĩa sức khỏe theo WHO, có 3 mặt:
a.Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần, sức khỏe văn hóa.
b. Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần, sức khoẻ xã hội.
c. Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm thần, sức khỏe cộng đồng.
d. Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tâm linh, sức khỏe cá nhân
Câu 2: Ở các nước đang phát triển, các bệnh không lây có xu hướng ngày càng gia tăng
thường:
a. Các bệnh mãn tính như bệnh chuyển hóa, đột quỵ, tai nạn giao thông.
b. Các bệnh mãn tính như bệnh tâm thần, đột quỵ, tai nạn giao thông.
c. Các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, trầm cảm, tai nạn giao thông.
d. Các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, tai nạn giao thông.
Câu 3: 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ chết trung bình 10 năm cao nhất Việt Nam giai
đoạn 1994 – 2003 gồm:
a. Bệnh lao, HIV/AIDS, sốt rét, uốn ván, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, viêm màng não
do não mô cầu, lỵ amíp, bạch hầu, và tả.
b. Bệnh cúm gia cầm, HIV/AIDS, sốt rét, uốn ván, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, viêm
màng não do não mô cầu, lỵ amíp, bạch hầu, và tả.
c. Bệnh dại, HIV/AIDS, sốt rét, uốn ván, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, viêm màng não
do não mô cầu, lỵ amíp, bạch hầu, và tả.
d. Bệnh nhiễm giun, HIV/AIDS, sốt rét, uốn ván, sốt xuất huyết, viêm não vi rút, viêm
màng não do não mô cầu, lỵ amíp, bạch hầu, và tả.
Câu 4: WHO tổng kết rằng ….. tất cả các loại bệnh tật ở nước đang phát triển có liên
quan đến sử dụng nước và vệ sinh môi trường kém:
a. 60%
b. 70%
c. 80%.
d. 90%
Câu 5: Các vấn đề sức khoẻ phổ biến ở các nước đang phát triển gồm:


a Các bệnh nhiễm trùng, siêu vi trùng và nhiễm ký sinh trùng.
b. Các bệnh không lây.
c. Bệnh tật và tử vong ở bà mẹ và trẻ em.
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ bao gồm:
a. Các yếu tố di truyền.
b. Các yếu môi trường, xã hội.
c. Các yếu thuộc về chăm sóc sức khoẻ và hành vi cá nhân.
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng
Câu 7: Các yếu tố thuộc về chăm sóc sức khoẻ:
a. Chăm sóc y tế tốt hơn, thuốc tốt hơn
b. Dinh dưỡng được cải thiện
c. Điều kiện lao động tốt hơn an toàn hơn
d. Tất cả a+b+c đều đúng


Câu 8: Trong Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ:
a. Các bệnh truyền nhiễm và những ảnh hưởng của thời tiết thường không kiểm soát
được.
b. Những ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố môi trường, xã hội thường không kiểm
soát được.
c. Các yếu thuộc về hành vi cá nhân và các yếu tố môi trường, xã hội thường không kiểm
soát được.
d. Các bệnh di truyền và những ảnh hưởng của thời tiết thường không kiểm soát được.
Câu 9: Hành vi là gì?
a. Hành vi là một phức hợp những hành động của con người xảy ra một cách thường
xuyên có ý thức hoặc vô thức mà những hành động này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bên trong cá nhân (gồm nhận thức) và bên ngoài (phong tục tập quán, thói quen, yếu tố di
truyền, môi trường, xã hội, văn hoá, kinh tế, chính trị.
b. Hành vi là những cách ứng xử hàng ngày đối với một sự việc một hiện tượng một ý

kiến hay một quan điểm.
c. Câu a+b sai
d. Câu a+b đúng
Câu 10: Hành vi sức khoẻ là gì?
a. Hành vi sức khoẻ là những thuộc tính cá nhân như nhận thức, niềm tin, các hành động
và thói quen của con người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khoẻ của người đó và
những người xung quanh.
b. Hành vi sức khoẻ là những thuộc tính cá nhân như nhận thức, niềm tin, sự mong muốn,
động cơ, giá trị, các đặc điểm nhân cách kể cả trạng thái tình cảm và xúc cảm, các hành
động và thói quen có liên quan tới duy trì phục hồi và nâng cao sức khoẻ.
c. Câu a+b đúng.
d. Câu a+b sai
Câu 11: Khái niệm nội dung giáo dục sức khoẻ gồm:
a. Bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức
khoẻ xã hội.
b. Không chỉ bao gồm giáo dục về phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh, phục hồi
sức khoẻ mà còn nhằm nâng cao sức khoẻ.
c. Không phải chỉ cho các cá nhân mà cho cả tập thể, cộng đồng, cho cả người ốm và
người khoẻ..
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 12: Sáu nội dung ưu tiên cần tập trung giáo dục:
a. Giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em; Giáo dục phục hồi chức năng; Giáo dục sức
khoẻ ở trường học; Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường; Giáo dục vệ sinh lao động,
phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp; Giáo dục phòng bệnh tật nói chung.
b. Giáo dục bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi; Giáo dục dinh dưỡng; Giáo dục sức khoẻ ở
trường học; Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường; Giáo dục vệ sinh lao động, phòng
chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp; Giáo dục phòng bệnh tật nói chung
c. Giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em; Giáo dục dinh dưỡng; Giáo dục sức khoẻ ở
trường học; Giáo dục vệ sinh và bảo vệ môi trường; Giáo dục vệ sinh lao động, phòng
chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp; Giáo dục phòng bệnh tật nói chung.

d. Tất cả a+b+c đều sai.
Câu 13: Nguyên tắc trong lựa chọn nội dung TT-GDSK:


a. Lựa chọn nội dung TT-GDSK phải đáp ứng các vấn đề sức khoẻ ưu tiên và cụ thể cần
TT-GDSK cho đối tượng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp thu của đối tượng.
b. Nội dung phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn và cần được trình bày rõ ràng, đơn
giản, dễ hiểu.
c. Nội dung được trình bày theo trình tự hợp lý và được chuyển tải đến đối tượng bằng
các hình thức hấp dẫn
d. Tất cả a+b+c đều đúng.
Câu 14: Tại sao nói Giáo dục bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em là quan trọng?
a. Bà mẹ và trẻ em là hai đối tượng khá đông trong xã hội (chiếm khoảng 60 - 70% dân
số).
b. Nếu như sức khoẻ bà mẹ trẻ em được bảo vệ và tăng cường thì cũng có nghĩa là sức
khoẻ của toàn xã hội đã được tăng cường.
c. Câu a+b sai
d. Câu a+b đúng.
Câu 15: Nội dung Giáo dục bù nước kịp thời bằng đường uống cho trẻ khi bị tiêu chảy:
a. Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, và tỉ lệ tử vong
vẫn còn cao. Nhờ có biện pháp dùng Oresol và nước cháo muối… tỉ lệ tử vong do tiêu
chảy đã giảm rõ rệt.
b. Hướng dẫn bà mẹ pha và sử dụng Oresol và các dung dịch thay thế khi trẻ bị tiêu
chảy.
c. Giáo dục các bà mẹ biết phát hiện và xử lý đúng trẻ bị tiêu chảy, tránh lạm dụng thuốc.
d. Tất cả a+b+c đều đúng.
Câu 16: Mô hình Niềm tin Sức khỏe (Health Belief Model), chọn ý sai:
a. Thứ nhất là nhận thức về mối đe dọa của bệnh: trong đó có nhận thức về mức độ trầm
trọng của bệnh, về mức độ cảm nhiễm bệnh và cuối cùng là các nhắc nhở (cues) dưới
nhiều dạng (thấy người khác bệnh, nhắc nhở của y tế...)

b. Thứ hai là nhận thức về những lợi ích và những trở ngại trong việc thực hiện hành vi.
c. Thứ ba là con người quyết định thực hiện một hành vi sức khỏe hay không tùy thuộc
vào ý chí của họ.
d. Hoàn cảnh áp dụng: Dành cho đối tượng có trình độ học vấn khá, có khả năng suy
nghĩ, lý luận.
Câu 17: Theo mô hình Niềm tin Sức khỏe, con người quyết định thực hiện một hành vi
sức khỏe hay không tùy thuộc vào nhận thức về hai nhóm yếu tố nào sau đây: Chọn ý
đúng nhất.
a. Mối đe dọa của bệnh: trong đó có nhận thức về mức độ trầm trọng của bệnh, về mức
độ cảm nhiễm bệnh và cuối cùng là các nhắc nhở dưới nhiều dạng (thấy người khác
bệnh, nhắc nhở của y tế...)
b. Nhận thức về những lợi ích và những trở ngại trong việc thực hiện hành vi.
c. Tính toán xem hiệu quả của hành vi
d. Câu a và b đúng.
Câu 18: Loại yếu tố và cách thức ảnh hưởng đến hành vi thay đổi tùy thuộc vào: Chọn ý
đúng nhất.
a. Nhóm đối tượng
b. Hoàn cảnh kinh tế của đối tượng
c. Hoàn cảnh văn hóa, xã hội của đối tượng
d. Cả 3 ý trên đều đúng.


Câu 19: Theo Lý thuyết về Hành động có lý do (Reasoned Action Theory), dự định bản
thân nó lại do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà đơn giản nhất là: Chọn ý đúng nhất.
a. Thái độ đối với hành vi.
b. Chuẩn mực khách quan.
c. Câu a + b đúng
d. Tất cả a + b sai.
Câu 20: Theo Lý thuyết về Hành động có lý do thì đại đa số hành vi của con người là có
dự định trước và do nhiều yếu tố ảnh hưởng mà đơn giản nhất là: Chọn ý đúng nhất.

a. Thái độ đối với hành vi và Chuẩn mực chủ quan.
b. Thái độ đối với hành vi và yếu tố tâm lý
c. Chuẩn mực chủ quan và yếu tố tâm lý
d. Chuẩn mực chủ quan và ý chí của mỗi người
Câu 21: Khi nào cần lập kế hoạch GDSK?
a. Các ngày sự kiện y tế
b. Khi có nhu cầu phòng chống dịch bệnh
c. Theo chương trình dự án
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 22: Một số nguyên tắc cơ bản trong lập kế hoạch giáo dục sức khỏe:
a. Điều tra trước, Lồng ghép.
b. Phối hợp liên ngành, Huy động sự tham gia cửa cộng đồng.
c. Tiến hành thí điểm.
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 23: Các bước lập kế hoạch TT-GDSK (chọn câu sai):
a. Thu thập thông tin, xác định các vấn đề cần GDSK, Tìm hiểu rõ vấn đề và chọn ưu
tiên.
b. Xác định đối tượng, mục tiêu, hoạt động và nội dung GDSK, Xây dựng chương trình
hoạt động cụ thể
c Quản lý các hoạt động TT-GSDK, Xem xét lại các chương trình lập kế hoạch.
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 24: Tầm quan trọng của việc thu thập thông tin, chọn câu sai:
a. Cần phải biết vấn đề lớn đến mức độ nào, nghiêm trọng hoặc nguy hiểm ra sao.
b. Những thông tin cần có từ đầu chương trình để khi kết thúc có thể dựa vào đó đánh
giá những thay đổi.
c. Để tìm ra cách can thiệp có hiệu quả nhất đã từng tiến hành ở đây để áp dụng.
d. Thu thập thông tin sẽ giúp ta lựa chọn được các giải pháp, chiến lược thích hợp để giải
quyết vấn đề phù hợp với phong tục tập quán nguồn lực địa phương.
Câu 25: Có 3 phương pháp chính để thu thập thông tin:
a. Quan sát.

b. Phỏng vấn.
c. Thông tin qua sổ sách và các tài liệu báo cáo lưu trữ.
d. Phối hợp cả 3 loại phương pháp thu thập thông tin trên.
Câu 26: Mục đich tư vấn:
a. Hỗ trợ về mặt tâm lý, kiến thức về sức khỏe giúp cá nhân thay đổi hành vi.
b. Hỗ trợ cho đối tượng giảm bớt sự mặc cảm về bệnh tật, những vấn đề trong cuộc sống,
giúp họ ổn định về tinh thần, xây dựng nội lực để họ vượt qua mọi khủng hoảng.


c. Tư vấn có tác dụng ngăn chặn tác hại và phòng tránh những điều không có lợi cho sức
khỏe.
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 27: Có bao nhiêu nguyên tắc tư vấn sức khỏe:
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Câu 28: Có bao nhiêu bước tư vấn sức khỏe:
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
Câu 29: Cán bộ tư vấn cần giúp đối tượng giải pháp thích hợp nhất:
a. Khuyên đối tượng thực hiện những giải pháp khôn ngoan.
b. Cân nhắc mặt lợi và mặt hạn chế của từng giải pháp.
c. Xem xét những thay đổi (kết quả) chắc chắn sẽ xảy ra của mỗi giải pháp.
d. Quyết định giải pháp tốt nhất. Giải pháp tốt nhất có thể phù hợp với khả năng của đối
tượng, có tính khả thi và sẽ đem lại một sự cải thiện sức khỏe nào đó cho đối tượng hoặc
người nhà đối tượng.
Câu 30: Bảng kiểm kỹ năng tư vấn:


TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Kỹ năng
Chào hỏi, tiếp cận đối tượng
Sử dụng câu hỏi mở để phát hiện các vấn đề của đối tượng
Lắng nghe
Giải thích
Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
Đưa ra các giải pháp khác nhau
???......
Giúp đối tượng lập kế hoạch hành động
Hẹn gặp lại lần sau



Không

a. Giúp đối tượng lựa chọn mục tiêu.
b. Giúp đối tượng lựa chọn giải pháp.
c. Giúp đối tượng lựa chọn mục đích.

d. Giúp đối tượng lựa chọn kết quả.
Câu 31: Chọn địa điểm và thời gian thích hơp:
a. Tư vấn có thể thực hiện ở bất kỳ ở đâu, vào bất ký thời gian nào phù hợp với đối
tượng và công việc của người tư vấn.
b. Nên bố trí phòng riêng cho công tác tư vấn, hoặc một nơi nào đó đảm bảo tính riêng tư,
sự thoải mái và bảo mật.
c. Các địa điểm tư vấn sức khỏe thường được đặt tại trung tâm y tế dự phòng, trung tâm
Chăm sóc sức khỏe sinh sản, trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, phòng khám đa khoa
của các bệnh viện, các trung tâm y tế huyện…
d. Tất cả 3 ý trên đều đúng.


Câu 32: Người ta có thể chia các phương tiện GDSK thành 4 loại, chọn ý sai:
a. Phương tiện bằng lời nói
b. Phương tiện bằng chữ viết
c. Phương tiện trực giác.
d. Phương tiện tác động qua thị giác (phương tiện trực quan)
Câu 33: Có 4 thể lọa báo trong truyền thông như sau:
a. Báo chữ, báo hình, báo nói, báo điện tử.
b. Báo chữ, báo hình, báo nói, báo lá cải.
c. Báo hình, báo nói, báo điện tử, báo hoạt hình.
d. Tất đều sai.
Câu 34: Công cụ nào sau đây được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong GDSK nhất
là:
a. Báo chữ;
b. Báo hình;
c. Báo điện tử.
d. Lời nói.
Câu 35: Trong GDSK, lời nói:
a. Có thể được dùng trực tiếp hay gián tiếp;

b. Thường được dùng hỗ trợ phối hợp với các phương tiện khác như : tranh ảnh, Pano,
áp phích, mô hình,...
c. Câu a+b đều đúng;
d. Câu a+b đều sai.
Câu 36: Ưu điểm của lời nói trong GDSK :
a. Rất tiện lợi và mang lại hiệu quả cao ;
b. Có thể sử dụng mọi nơi, mọi chỗ ;
c. Có thể sử dụng với một người, một gia đình, một nhóm nhỏ, hay một số đông người ;
d. Tất cả a+b+c đều đúng.
Câu 37: Nhược điểm khi sử dụng lời nói:
a. Đòi hỏi khả năng và năng khiếu của người GDSK.
b. Nếu người nói không nắm chắc nội dung truyền đạt có thể dẫn đến diễn đạt không
chính xác và gây hiểu lầm cho đối tượng;
c. Câu a + b đúng.
d. Câu a + b sai
Câu 38: Ngày Thế giới phòng chống lao:
a. Ngày 21 tháng 3
b. Ngày 22 tháng 3
c. Ngày 23 tháng 3
d. Ngày 24 tháng 3.
Câu 39: Ngày sức khỏe tâm thần Thế giới:
a. Ngày 01 tháng 10
b. Ngày 10 tháng 10.
c. Ngày 16 tháng 10
d. Ngày 17 tháng 10
Câu 40: Ngày Thế giới phòng chống thuốc lá:
a. Ngày 01 tháng 5
b. Ngày 12 tháng 5



c. Ngày 17 tháng 5
d. Ngày 31 tháng 5.
Câu 41: Những động từ viết mục tiêu kiến thức: chọn câu sai:
a. Phân biệt; Chỉ ra; Viết; Kết hợp.
b. Chấp nhận; Đồng tình; Ủng hộ; Chỉ trích.
c. Phân loại; Đưa ví dụ; Minh hoạ; Giải thích; Diễn đạt.
d. Không có ý nào đúng cả.
Câu 42: Những động từ viết mục tiêu thái độ:
a. Phê phán; Bác bỏ; Hợp tác; Phán xử.
b. Phân biệt; Chỉ ra; Viết; Kết hợp.
c. Phân loại; Đưa ví dụ; Minh hoạ; Giải thích; Diễn đạt.
d. Lập kế hoạch; Chẩn đoán; Thiết kế; Chế biến.
Câu 43: Động từ viết mục tiêu kỹ năng:
a. Định nghĩa; Mô tả; Liệt kê ; Lưạ chọn; Tóm tắt.
b. Tập hợp; Xây dựng; Tổ chức; Phân tích.
c. Định nghĩa; Mô tả; Liệt kê ; Lưạ chọn; Tóm tắt.
d. Phân biệt; Chỉ ra; Viết; Kết hợp.
Câu 44: Định nghĩa về GDSK:
a. Giáo dục sức khoẻ cũng giống như giáo dục chung đó là quá trình tác động nhằm thay
đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người, phát triển những thực hành mang lại
tình trạng sức khoẻ tốt nhất cho con người.
b. GDSK còn được định nghĩa là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch vào
tình cảm và lý trí của con người nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ cá nhân và tập thể
trong cộng đồng.
c. Câu a+b đúng.
d. Không câu nào đúng cả
Câu 45: Các thành phần của hành vi gồm:
a. Các kinh nghiệm, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người.
b. Các kiến thức, niềm tin, phong tục và cách thực hành của người.
c. Các kiến thức, niềm tin, thái độ và tập quán của người.

d. Các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người.
Câu 46: Các loại hành vi sức khoẻ:
a. Hành vi có lợi cho sức khoẻ.
b. Hành vi ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.
c. Hành vi trung gian.
d. Tất cả a+b+c đều đúng.
Câu 47: Có 4 yếu tố giúp đỡ hành vi cá nhân thay đổi là:
a. Yếu tố thuộc về nhận thức và tình cảm, Các nguồn lực, Những người có ảnh hưởng
quan trọng đối với chúng ta, Nền văn hoá.
b. Yếu tố thuộc về nhận thức và tình cảm, Các nguồn lực, Những người có ảnh hưởng
quan trọng đối với chúng ta, Nền văn học.
c. Yếu tố thuộc về kinh nghiệm, Các nguồn lực, Những người có ảnh hưởng quan trọng
đối với chúng ta, Nền văn hoá..
d. Yếu tố thuộc về phong tục tập quán, Các nguồn lực, Những người có ảnh hưởng quan
trọng đối với chúng ta, Nền văn hoá.
Câu 48: Các nguồn lực gồm:


a. Nhân lực, Vật lực, Tài lực.
b. Nhân lực, Vật lực, Tài lực, Thời gian.
c. Nhân lực, Vật lực, Tài lực, Môi trường.
d. Nhân lực, Vật lực, Tài lực, Kinh nghiệm.
Câu 49: Giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ (chọn câu sai):
a. Cho trẻ bú ngay sau khi đẻ, càng sớm càng tốt.
b. Cần cho trẻ bú theo giờ.
c. Từ tháng thứ 6 trở đi phải cho trẻ ăn sam đúng.
d. Nên cai sữa muộn khi trẻ được 18 tháng trở đi.
Câu 50: Tiêm chủng phòng 6 bệnh lây truyền nặng ở trẻ em:
a. Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, rubella.
b. Lao, bạch hầu, cúm gà, uốn ván, bại liệt, sởi.

c. Lao, phong, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi.
d. Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi.

- HẾT -



×