Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quản lý tiền lương trong khu vực hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang công an nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.77 KB, 11 trang )

Quản lý tiền lương trong khu vực
hành chính, sự nghiệp và lực lượng
vũ trang công an nhân dân
1. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG KHU VỰC HÀNH CHÍNH
1.1 Đối tượng quản lý
1.1.1 Đối tượng quản lý
Bộ Nội vụ, Sở nội vụ, Phòng Nội vụ
Các cơ quan khác (Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…) và các bộ phận chức năng
khác của các Bộ, Ngành có tham gia và quản lý tiền lương
1.1.2 Đối tượng được quản lý
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý tiền lương khu vực hành
chính
1.2.1 Bộ Nội vụ
Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản luật, dưới luật về tiền lương cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước để trình Quốc hộ, chính phủ phê duyệt
Ban hành hoặc phối kết hợp ban hành các Thông tư, Thông tư liên Bộ, Quyết
định, Công văn, Chỉ thị về tiền lương cán bộ, công chức, viên chức nhà nước


Triển khai các văn bản quản lý Nhà nước về tiền lương cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước đến các Sở nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo về chuyên môn quản lý tiền lương cho các Sở Nội vụ tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
Trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước về tiền lương đối với một số cơ quan,
cá nhân công chức, viên chức thuộ sự quản lý của trung ương phân cấp hiện hành
1.2.2 Sở Nội vụ
Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về tiền lương đối với cán bộ công chức
trực thuộc sự quản lý của địa phương theo phân cấp hiện hành
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý tiền lương đối với cán bộ công chức nhà


nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) giao
Chỉ đạo về chuyên môn quản lý tiền lương cho các phòng nội vụ (hoặc phòng
Tổ chức – Lao động – Thương binh và xã hội nếu Phòng nội vụ sát nhập với phòng
Lao động Thương binh và Xã hội) huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
1.2.3 Phòng Nội vụ
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền lương đối với cán bộ công chức
trực thuộc sự quản lý của địa phương
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ khác do Sở nội vụ tỉnh giao
1.3 Quản lý tiền lương trong đơn vị Hành chính
1.3.1. Quản lý về quỹ:
Lấy từ NSNN
1.3.2. Cách xếp trả lương


Làm công việc gì giữ chức vụ gì thì được xếp trả lương theo công việc đó
chức vụ đó
1.3.3 Cơ chế quản lý biên chế và trả lương
Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức,
viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Quy chế
trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và
thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công
chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc
24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ quy định.
Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ
tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao

động về tiền lương.
Công chức dự bị và những người trong thời gian tập sự hoặc thử việc trong
các cơ quan nhà nước được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ trả lương theo quy định
tại Nghị định này.
Đối với các cơ quan hành chính được khoán biên chế và kinh phí quản lý
hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán và tự
chủ tài chính, thì căn cứ vào kết quả tiết kiệm kinh phí hành chính và mức tăng
trưởng các nguồn thu được quyền quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương


so với mức lương tối thiểu chung và tăng thêm mức trích lập các quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên
chế trả lương của cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2 QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG KHU VỰC SỰ NGHIỆP
2.1 Đối tượng quản lý
2.1.1 Đối tượng quản lý
Bộ Lao động Thương binh – Xã hội, Sở Lao động Thương binh – Xã hội,
Phòng Lao động Thương binh – Xã hội
Các cơ quan khác (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam…) và các bộ phận chức năng khác của các Bộ,
Ngành có tham gia và quản lý tiền lương
2.1.2 Đối tượng được quản lý
Viên chức nhà nước
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý tiền lương khu vực sự nghiệp
2.2.1 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản Luật, dưới luật về tiền lương trình
Quốc hội, Chính phủ phê duyệt.
Ban hành hoặc phối kết hợp ban hành các Thông tư, Quyết định, Công văn,
Chỉ thị của Bộ, Liên Bộ về Tiền lương…
Chỉ đạo chuyên môn quản lý tiền lương cho các sở Lao động- Thương binh

và Xã hội


Trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước về tiền lương đối với 1 số cơ quan
doanh nghiệp được phân cấp quản lý.
2.2.2 Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:
Tiếp nhận các nhiệm vụ Bộ giao và các văn bản quản lý Nhà nước về tiền
lương do Bộ chủ trì, phối hợp ban hành.
Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý tiền lương do Ủy ban nhân dân tỉnh
(thành phố) giao.
Chỉ đạo chuyên môn quản lý nhà nước về Tiền lương cho cấc Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về tiền lương trực tiếp đối với các doanh
nghiệp được phân cấp quản lý.
2.2.3 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý tiền lương do ủy ban nhân dân huyện, thị
giao.
Trực tiếp thực hiện quản lý Nhà nước về tiền lương đối với các doanh nghiệp
được phân cấp quản lý.
2.3 Quản lý tiền lương trong đơn vị sự nghiệp
2.3.1. Quản lý về quỹ:
Một phần NSNN và một phần nguồn thu từ các dịch vụ công
3.3.2. Cách xếp trả lương:
Tiền lương theo bậc trong chức danh nghề nghiệp (trước đây gọi là ngạch
viên chức) được tính theo mức lương cơ sở nhân với hệ số lương theo bậc trong


chức danh nghề nghiệp được xếp. Các chế độ phụ cấp lương như phụ cấp chức vụ
lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp
ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt, phụ

cấp khu vực, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu đơn vị khác,…
Trong đó, phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với một số ngành cao nhất bằng 70% mức
lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt
khung (nếu có).
Tiền lương theo bậc trong chức danh nghề nghiệp và các chế độ phụ cấp
lương được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với viên chức và các văn bản sửa đổi, bổ sung
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay viên chức làm việc ở vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện chính sách tại Nghị định số
116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ nên tiền lương đã được cải
thiện, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức đến công tác ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tiền lương tăng thêm trên cơ sở thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của
Chính phủ (đối với các tổ chức khoa học và công nghệ) và Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập). Theo đó, đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần được tăng thêm
không quá 2 lần tiền lương theo chế độ; đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm
toàn bộ chi thường xuyên thì không khống chế mức tiền lương tăng thêm. Trong
thực tế ở những đơn vị sự nghiệp công có nguồn thu lớn thì thu nhập thực tế của
viên chức cao hơn nhiều lần so với tiền lương theo bậc trong chức danh nghề
nghiệp.


Ngoài các khoản tiền lương nêu trên, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
công lập còn được vận dụng các quy định của Nhà nước để bổ sung thu nhập như:
tiền bồi dưỡng họp, tiền bồi dưỡng cho người chủ trì hoặc tham gia đóng góp xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, đề tài, thù lao báo cáo viên hoặc giảng
viên kiêm nhiệm, tiền hỗ trợ ăn trưa... Đối với những người giỏi, có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cao thì khoản thu nhập ngoài lương này lớn hơn nhiều so

với tiền lương theo bậc trong chức danh nghề nghiệp.
3.3.3 Cơ chế quản lý biên chế và trả lương
Việc quản lý việc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp bắt đầu từ việc lập dự
toán ngân sách tài chính cho đơn vị,chia thành 2 loại:
- Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp: căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế
hoạch , chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, căn cứ kết quả hoạt động sự nghiệp,
tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề , xác định phân loại đơn vị sự
nghiệp.
- Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự
nghiệp: căn cứ vào mức kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động thường
xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước
liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi
hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch.
Ngoài ra đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động hàng năm sau khi đã
trang trải các khoản chi phí hoạt động. Hàng năm sau khi đã chi trả các khoản chi
phí hoạt động của đơn vị, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định phần
chênh lệch thu lớn hơn chi:


- Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo chế độ quy định
-Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
3. QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
CÔNG AN NHÂN NHÂN
3.1 Đối tượng quản lý
3.1.1 Đối tượng quản lý:
-


Bộ Quốc Phòng
Bộ Công An
Ban Chỉ huy quân khu và Ban Chỉ huy quân sự, Sở Công an tỉnh, thành phố thuộc

-

Trung ương
Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh
3.1.2 Đối tượng được quản lý:

-

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị

-

thuộc quân đội nhân dân trên phạm vi cả nước.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân trên phạm vi cả nước.
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QL Nhà nước về tiền lương trong đơn
vị LLVT
3.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:

-

Nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành và ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản
quản lý Nhà nước về tiền lương đối với LLVT thuộc phạm vi quản lý. Trong một


số trường hợp phối kết hợp với các Bộ có liên quan để ra văn bản quản lý Nhà

-

nước tiền lương.
Quyết định về biên chế cho các cơ quan, đơn vị ở cấp quân khu, tỉnh, thành phố,

-

các Cục, Tổng cục, Vụ và tương đương.
Quyết định đề bạt, phong cấp hàm cho sĩ quan theo phân cấp hiện hành.
Kết hợp với Bộ Tài chính phân bổ tiền lương cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quốc phòng, Bộ Công an theo phân cấp hiện hành.
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Ban Chỉ huy quân khu và Ban Chỉ huy quân
sự, Sở Công an tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:

-

Chịu trách nhiệm quản lý tiền lương đối với sĩ quan, hạ sĩ quan và quân nhân

-

chuyên nghiệp trên địa bàn quản lý theo phân cấp quản lý.
Quyết định đề bạt, bổ nhiệm, phong cấp hàm theo phân cấp quản lý.
Quyết định đề bạt, bổ nhiệm, phong cấp hàm theo phân cấp quản lý hiện hành.
Duyệt biên chế của các đơn vị thuộc quyền quản lý và kết hợp với Sở Tài chính,
Kho bạc phân bổ tiền lương cho các đơn vị.
3.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc Tỉnh

-


Thực hiện quản lý tiền lương của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp quản lý
hiện hành.
3.3 Quản lý tiền lương trong đơn vị LLVT
3.3.1. Quản lý về quỹ:
-

Lấy từ NSNN dành riêng cho LLVT.

3.3.2. Cách xếp trả lương:
Nguyên tắc xếp trả lương:


-

Đối với sĩ quan:
Giữ cấp hàm nào thì trả lương theo cấp hàm đó.
Việc nâng lương gắn liền với việc thăng cấp.
Sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy được hưởng lương theo cấp bậc quân hàm,

-

phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên.
Cấp hàm của sĩ quan được giới hạn bởi chức vụ hiện đang giữ trong các cơ quan

-

đơn vị thuộc LLVT.
Theo Luật Sĩ quan, Quân đội nhân dân VN, Luật Công an nhân dân, mỗi chức vụ


-

được bố trí 3 bậc quân hàm kế tiếp.
Trường hợp sĩ quan có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm, đủ



tiêu chuẩn và đã đến thời hạn xét quân hàm, nhưng không được bổ nhiệm chức vụ
cao hơn, thì không được thăng quân hàm, mà được xét nâng mức lương. Theo quy
định hiện hành, trong trường hợp này hai lần nâng lương mới bằng một lần thăng
cấp.
-

Đối với quân nhân chuyên nghiệp:
Làm việc ở chức danh nào, nhóm điều kiện lao động nào thì được xếp lương theo

-

các bậc ở chức danh đó, nhóm điều kiện lao động đó.
Chức danh của quân nhân chuyên nghiệp được gắn liền với trình độ chuyên môn



nghiệp vụ dượcđào tạo:
+ Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương
đương
+ quân nhân chuyên nghiệp trung cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc
tương đương
+ Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp phải có trình độ sơ cấp chuyên môn, nghiệp
-


vụ kỹ thuật hoặc tương đương.
Việc nâng bậc lương được xác định trên cơ sở các mức lương cấp hàm quy đổi và
việc nâng cấp hàm được quy định bởi luật Sĩ quan Quân đội nhân dân VN, Luật

-

Công an nhân dân.
• Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ hưởng sinh hoạt phí:
Được đảm bảo về ăn mặc theo định lượng quy định và được hưởng phụ cấp quân
hàm, phụ cấp tiêu vặt.


-

Ngoài ra, khi phục vụ từ tháng thứ 25 đến tháng thứ 36, hàng tháng còn được thêm
một khoản phụ cấp bằng 200% tính trên phụ cấp quân hàm cơ bản của mỗi cấp. Từ
tháng thứ 37 trở đi, ngoài các khoản phụ cấp trên còn được hưởng thêm khoản phụ
cấp bằng 50% tính trên phụ cấp quân hàm cơ bản của mỗi cấp.
3.3.3 Cơ chế quản lý biên chế và trả lương

-

Cơ chế quản lý tiền lương được thiết lập trên cơ sở quản lý biên chế của LLVT, do

-

Bộ Quốc phòng và Bộ Công an trực tiếp thực hiện dưới sự chỉ đạo của bộ chính trị.
Biên chế của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do Bộ chính trị phê duyệt trên cơ sở


-

đề nghị của các Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Bộ Chính trị chỉ duyệt Tổng biên chế và tổng quỹ lương cho từng Bộ.
Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, cơ quan tài chính cấp phát theo mục lục ngân
sách Nhà nước; các cơ quan, đơn vị thuộc LLVT nhận lương theo quý từ Kho bạc
và cấp phát lương hàng tháng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

-

trong cơ quan, đơn vị mình.
Cơ chế quản lý theo ngành dọc thống nhất từ Trung ương đến địa phương, không
chịu sự can thiệp trực tiếp của địa phương trong vấn đề nhân sự, tài chính và tổ
chức hoạt động.



×