Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm E.Lac trong phòng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và ứng dụng phòng, trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.27 KB, 10 trang )

iii
1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

---------------------------------------

DƢƠNG QUỐC HUY

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM E.LAC
TRONG PHÒNG TIÊU CHẢY Ở LỢN SAU CAI SỮA
VÀ ỨNG DỤNG PHÒNG, TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆPsss

Thái Nguyên - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của


ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguồn thực phẩm
không thể thiếu đối với nhu cầu đời sống con người. Hiện nay, nước ta đang
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại
nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu thụ
trong nước và một phần xuất khẩu.
Trong chăn nuôi lợn hiện nay, hội chứng tiêu chảy ở lợn con là một
trong những bệnh phổ biến nhất và cũng là một trong những nguyên nhân gây
thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Bổ sung các chế phẩm vi
sinh vật cho lợn con tại thời điểm sơ sinh, trong thời gian theo mẹ và sau cai
sữa nhằm thiết lập sự cân bằng vi sinh vật đường ruột theo hướng có lợi sẽ
giúp hạn chế tiêu chảy. Khi lợn con đã mắc tiêu chảy do vi khuẩn, sử dụng
kháng sinh là cần thiết, tuy nhiên kháng sinh có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn
gây bệnh và vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hoá, làm cho lợn con bị rối loạn
tiêu hoá.
Việc nghiên cứu vi khuẩn Lactobacillus có khả năng đề kháng kháng
sinh, bổ sung cùng với kháng sinh trong quá trình điều trị giúp tăng hiệu quả
điều trị bệnh. Vi khuẩn Lactobacillus sẽ ức chế hoặc tiêu diệt các vi khuẩn
gây bệnh trong đường tiêu hoá bằng cách: Sinh tổng hợp ra các chất kháng
khuẩn bacteriocin, hydrogen peroxide, các axit hữu cơ (acetic, lactic,
propionic) làm giảm pH đường tiêu hoá; cạnh tranh vị trí gắn kết trên biểu mô
ruột và giảm lượng chất độc của vi khuẩn gây bệnh; giúp tăng cường đáp ứng
miễn dịch, nhất là miễn dịch tự nhiên, nhiều chủng Lactobacillus có khả năng
hoạt hóa đại thực bào, kích thích hình thành bạch cầu trung tính, kích thích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

3

tăng khả năng tổng hợp IgA và interferon gamma trên biểu mô ruột. Vi khuẩn
Lactobacillus sản sinh ra các axit hữu cơ có tác dụng hoạt hoá enzym
pepsinogen tăng cường tiêu hoá protein; hỗ trợ hấp thu khoáng; kích thích
ruột tiết secretin, tuỵ tiết nhiều bicarbonate và axit mật giúp tiêu hoá lipit tốt
hơn. Như vây đường tiêu hoá của lợn hấp thu triệt để chất dinh dưỡng trong
thức ăn, phân thải ra ngoài khô, thành khuôn, giảm mùi hôi chuồng nuôi, nâng
cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm E.Lac trong phòng tiêu chảy ở lợn
sau cai sữa và ứng dụng phòng, trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn con, tác dụng
của vi khuẩn Lactobacillus trong phòng, trị hội chứng tiêu chảy của lợn con
sau cai sữa.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vi khuẩn Lactobacillus từ đó có cơ sở khoa học để phòng,
trị tiêu chảy cho lợn con.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là thông tin khoa học về đặc
điểm dịch tễ, tác dụng của vi khuẩn Lactobacillus và biện pháp phòng, trị hội
chứng tiêu chảy ở lợn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được biện pháp phòng và phác đồ điều trị
tiêu chảy có hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





iii
4

NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy ở lợn đang phổ biến, gây thiệt hại lớn cho ngành
chăn nuôi. Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng tiêu
chảy của lợn, các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy của lợn biểu hiện chủ yếu là
mất nước, mất chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức chết.
Theo Nguyễn Lương (1963) [26], Trịnh Văn Thịnh (1985) [56], Lê
Minh Chí (1995) [1], lợn bị tiêu chảy thường mất nước, mất chất điện giải và
kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường còi cọc, thiếu máu, chậm lớn dẫn đến
tỷ lệ nuôi sống thấp và tỷ lệ chết cao. Đó cũng là nguyên nhân làm cho hiệu
quả chăn nuôi không cao.
Ở nước ta do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, hội
chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột,
lạnh, độ ẩm không khí cao.
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [50], Sử An Ninh (1981) [31], Lê
Văn Tạo (1993) [48], Phan Thanh Phượng (1995) [43], ở nước ta tiêu chảy ở
gia súc xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào vụ đông xuân, khi thời tiết thay đổi
đột ngột và những giai đoạn chuyển mùa.
1.1.1. Nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy
Đã có rất nhiều nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở lợn, các tác giả đã
dày công nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh, kết quả cho thấy
nguyên nhân rất phức tạp. Tuy nhiên tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở
đường tiêu hóa có liên quan đến rất nhiều các yếu tố, có yếu tố là nguyên


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
5

nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát và việc phân biệt rạch
ròi nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề nan giải đang được các nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu để đề ra những biện pháp phòng, trị. Song cho dù
bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng gây ra
viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là nhiễm trùng.
Qua nghiên cứu cho thấy, hội chứng tiêu chảy ở gia súc xảy ra do các
nguyên nhân sau đây:
1.1.1.1. Nguyên nhân do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả
đã kết luận trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của
vi khuẩn. Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng, có
rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật trong đường ruột tồn tại
dưới dạng một hệ sinh thái. Hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột ở trạng
thái cân bằng động theo hướng có lợi cho cơ thể vật chủ. Hoạt động sinh
lý của gia súc chỉ diễn ra bình thường khi hệ sinh thái đường ruột luôn ở
trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường
đường tiêu hóa của con vật và quan hệ cân bằng giữa các nhóm vi sinh vật với
nhau trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của các yếu tố gây
bệnh, trạng thái cân bằng này bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn và hậu quả là lợn
bị tiêu chảy.
Theo Vũ Văn Ngữ (1979) [34], vi khuẩn trong đường ruột giữ vai trò là
một “hàng rào vi khuẩn”, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh đường ruột xâm

nhập và cư trú ở ống tiêu hoá bằng tác động đối kháng giữa các vi khuẩn.
Theo Nguyễn Lương (1963) [26], trong đường tiêu hoá của lợn có rất
nhiều vi sinh vật cư trú, chúng giữ chức năng nhất định trong quá trình tiêu
hóa và có vai trò sinh lý quan trọng đối với cơ thể. Ở trạng thái sinh lý bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
6

thường giữa cơ thể và hệ vi sinh vật đường tiêu hoá luôn ở trạng thái cân
bằng và sự cân bằng này là cần thiết cho cơ thể vật chủ.
Những thay đổi về thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí
hậu hay trạng thái cơ thể tác động làm cho trạng thái cân bằng hệ vi sinh vật
trong đường ruột bị phá vỡ, vi sinh vật có hại hoặc gây bệnh sẽ tăng cường
độc lực sinh ra tiêu chảy.
Theo Nguyễn Thị Khanh (1994) [15], loạn khuẩn thể hiện sự biến động
về số lượng và chất lượng của các nhóm vi khuẩn. Có thể một loài nào đó
tăng về số lượng hoặc tăng về độc lực, cũng có thể có sự đột biến hay sự bội nhiễm.
Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn, bao gồm các trực khuẩn Gram
âm, sống hiếu khí tuỳ tiện ở ống tiêu hoá của người và động vật. Chúng có thể
gây bệnh hoặc không gây bệnh. Chúng có chung các đặc tính: Không có
Oxydaza, sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, có thể mọc ở các môi trường
dinh dưỡng thông thường, có khả năng khử Nitrat thành Nitrit, phân giải
glucose hình thành nên axit có hoặc không bay hơi. Hệ vi khuẩn đường ruột
bao gồm hai nhóm vi khuẩn lớn:
- Nhóm vi khuẩn vãng lai: Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn,

nước uống, bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Bacillus subtilis...
Trong đường tiêu hoá của lợn còn có thêm cả trực khuẩn yếm khí gây thối
rữa: Clostridium perfringens, Bacillus faso bacterium, Plantvincentii, B. fuso
bacterium pubatun...
- Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn: Nhóm vi khuẩn này thích ứng với
môi trường của đường tiêu hoá trở thành vi khuẩn bắt buộc, gồm: Escherichia
coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus...
Họ vi khuẩn đường ruột có vai trò nhất định trong quá trình gây ra
hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng. Nhiều tác giả,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
7

nhiều công trình nghiên cứu khoa học đưa ra kết luận: Trong những nguyên
nhân gây ra tiêu chảy có vai trò quan trọng của vi khuẩn E. coli, Salmonella
và Clostridium.
- Vi khuẩn E. coli:
Nguyễn Vĩnh Phước (1976) [39], Nguyễn Như Thanh và cs (2001)
[51] cho biết, E. coli thường có ở phần sau của ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột
non, đôi khi còn thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận trong cơ thể.
Trong đường ruột của động vật, E. coli chiếm khoảng 80% quần thể
các vi khuẩn hiếu khí. Dựa vào tính chất huyết thanh học, E. coli được chia
thành những serotype riêng, trong số này có một số type đóng vai trò quan
trọng trong việc gây bệnh cho người và gia súc.
Theo Nguyễn Thị Nội (1985) [36], khi bệnh phát ra, E. coli có mặt ở

khắp đường tiêu hoá. Trong các phủ tạng cũng có thể phân lập được E.
coli, nhưng thường ở giai đoạn cuối của bệnh.
Cũng như các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn E. coli gây bệnh cho
người và động vật nhờ yếu tố bám dính và độc tố ruột.
Hầu hết các chủng E. coli gây bệnh đều sản sinh một hoặc nhiều kháng
nguyên bám dính. Các chủng không gây bệnh thì không có kháng nguyên
bám dính. Kháng nguyên bám dính cho phép vi khuẩn có thể bám vào các thụ
thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào biểu mô ruột và trên lớp màng nhầy, chống lại
sự đào thải của các tế bào ruột. Kháng nguyên bám dính có cấu trúc là protit.
Hiện nay, người ta đã phát hiện đến trên 30 yếu tố khác nhau, nhưng hầu hết
các yếu tố bám dính này đặc trưng cho từng serotyp của E. coli phân lập được
từ các loài động vật khác nhau, trừ yếu tố F1 chung cho nhiều chủng E. coli.
Sau khi bám dính vào niêm mạc ruột, vi khuẩn E. coli sản sinh ra độc tố ruột,
làm thay đổi nước và chất điện giải ở ruột non dẫn tới tiêu chảy. Độc tố ruột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
8

của E. coli gồm 2 loại: Độc tố chịu nhiệt và độc tố không chịu nhiệt. Độc tố
chịu nhiệt (ST) có 2 loại: STa và STb. STa là một protein không có tính
kháng nguyên, kích thích sản sinh cGMP ở mức cao trong tế bào, ngăn trở
hệ thống chuyển Na+ và Cl-, làm giảm khả năng hấp thụ chất điện giải và
nước ở ruột. STb là protein có tính kháng nguyên yếu. Cơ chế gây tiêu chảy
hiện nay vẫn chưa rõ.
Độc tố không chịu nhiệt (LT): Là độc tố phức tạp, là yếu tố quan trọng

tác động gây tiêu chảy.
Bình thường vi khuẩn E. coli cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non,
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế
bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Trong máu, nhờ cấu trúc kháng
nguyên O và khả năng dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng vệ
không đặc hiệu và khả năng thực bào. Ở các cơ quan nội tạng, vi khuẩn này
tiếp tục phát triển và sự cư trú của chúng làm cho con vật rơi vào trạng thái
bệnh lý. Đào Trọng Đạt và cs (1995) [9] cho biết, khi sức đề kháng của cơ
thể giảm sút, E. coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ
sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây
tiêu chảy.
- Vi khuẩn Salmonella:
Hiện nay người ta đã phân lập được trên 2000 chủng Salmonella,
nhưng thực tế chỉ có khoảng 5% trong số đó gây bệnh cho người và động vật.
Salmonella thường gây bệnh cho lợn lứa tuổi 45 đến 90 ngày tuổi. Lợn các
lứa tuổi khác cũng mắc bệnh nhưng ít hơn. Bệnh rất hiếm xảy ra ở lợn sơ
sinh. Lợn chăn nuôi tập trung thường có tỷ lệ tiêu chảy cao hơn chăn nuôi
riêng lẻ.
Salmonella gây bệnh cho người và gia súc bằng độc tố và các yếu tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii
9

không phải là độc tố. Các yếu tố không phải là độc tố như: Kháng nguyên O,
kháng nguyên K, kháng nguyên H, yếu tố bám dính, khả năng xâm nhạp và

nhân lên trong tế bào, khả năng tổng hợp sát, khả năng kháng kháng sinh. Các
yếu tố gây bệnh trên mặc dù không phải là độc tố nhưng bằng những cơ
chế tác động và phương thức khác nhau mà tạo điều kiện bất lợi cho cơ thể
vật chủ đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Salmonella gây bệnh
cho cơ thể vật chủ. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong quá trình
sinh bệnh của vi khuẩn đồng thời khi nghiên cứu các yếu tố này góp phần đưa
ra một phương pháp có hiệu quả nhất trong việc phòng chống bệnh do
Salmonella gây ra, nhất là hội chứng tiêu chảy.
Độc tố của vi khuẩn Salmonella gồm: Nội độc tố, ngoại độc tố và độc
tố tế bào. Đây là các tác nhân gây bệnh tác động trực tiếp đến quá trình
sinh bệnh của vi khuẩn Salmonella.
- Vi khuẩn Clostridium perfringens:
Đây là nhóm vi khuẩn kị khí gây nhiễm độc ruột huyết, hoại thư sinh
hơi và ngộ độc thức ăn. Clostridium perfringens có nhiều chủng và sản sinh
ra nhiều loại độc tố khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu, Clostridium
perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố gồm: Alpha - toxin, beta - toxin, gamma
- toxin, delta - toxin, epsilon - toxin, eta - toxin, theta - toxin, iota - toxin,
kappa - toxin, lamda - toxin, mu - toxin, nu - toxin. Trong đó các độc tố
đặc biệt quan trọng gây ra tình trạng bệnh lý đặc trưng và gây chết là:
Alpha - toxin, beta - toxin, epsilon - toxin, eta - toxin.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (1996) [44], đã xác định vai trò
của Clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. Theo tác giả vi
khuẩn Clostridium perfringens là một trong những tác nhân quan trọng trong
hội chứng tiêu chảy của lợn ở lứa tuổi từ 1- 60 ngày tuổi và từ 60 - 120 ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10
iii

tuổi. Ở lợn con theo mẹ tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và tỷ lệ chết là 60%.
Lượng vi khuẩn Clostridium perfringens chứa trong 1 gram phân lợn bị tiêu
chảy ở lứa tuổi 1 - 60 ngày tuổi dao động từ 106 - 1010 CFU, đặc biệt có số
mẫu lượng vi khuẩn cao (108 - 1010) chiếm 37 - 45%. Ở lợn từ 60 - 120 ngày
tuổi bị tiêu chảy số lượng Clostridium perfringens giảm 10 lần so với lợn
bị tiêu chảy ở 1 - 60 ngày tuổi, tuy nhiên số lượng vi khuẩn có trong một
gram phân ở mức 108, 109 vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 27,14 - 35,71%.
Tác giả Nguyễn Bá Hiên ( 2001) [12], khi nghiên cứu trên lợn bị tiêu
chảy đã có kết luận: Lợn bị tiêu chảy có số lượng và tỷ lệ xuất hiện của
Clostridium perfringens thể hiện sự bội nhiễm rõ. Mức độ bội nhiễm rõ nhất
là ở lợn con giai đoạn từ 1 - 60 ngày tuổi cụ thể: Ở lợn từ 1 - 21 ngày tuổi
tổng số vi khuẩn trong 1 gram mẫu ở lợn bị tiêu chảy tăng gấp 10,48 lần so
với lợn khoẻ; ở lợn từ 22 - 60 ngày tuổi tổng số vi khuẩn trong 1 gram mẫu ở
lợn bị tiêu chảy tăng gấp 10,36 lần so với lợn khoẻ.
Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], khi nghiên cứu biến động về số loại và
số lượng vi khuẩn hiếu khí ở phân lợn tiêu chảy đã kết luận: Bình thường ở
lợn giai đoạn 1 đến 21 ngày tuổi trong phân có 5 loại vi khuẩn và ở lợn 22
đến 60 ngày tuổi là 6 loại. Khi bị tiêu chảy, lợn 1 đến 21 ngày tuổi số lượng vi
khuẩn là 261,25 x 106 vi khuẩn/1 gram phân, ở lợn 22 đến 60 ngày tuổi là
237,99 x 106 vi khuẩn /1 gram phân.
Nguyễn Bá Hiên (2001) [12] cho biết, trong đường tiêu hoá của gia súc
khoẻ mạnh và gia súc tiêu chảy thường xuyên có mặt 6 loại vi khuẩn hiếu khí
là Salmonella, E.coli, Klebsiella, Staphylococcus sp, Streptococcus sp,
Bacillus subtilis và các loài vi khuẩn yếm khí Clostridium perfringens,
Peptococcus sp và Bacteroides fragilis.
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [51], ở bệnh phân trắng lợn con,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×