B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
----&----
PHM TH THOA
ảNH HƯởNG CủA ÔNG Bà ĐếN XUNG ĐộT TÂM Lý
GIữA CHA Mẹ VớI CON TUổI THIếU NIÊN
Chuyờn ngnh: Tõm lý hc
Mó s: 60.31.04.01
LUN VN THC S KHOA HC TM Lí
Ngi hng dn khoa hc: TS. Lấ MINH NGUYT
HÀ NỘI - 2013
2
Lời cảm ơn!
===**===
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Hà Nội đã giảng dạy, tạo mọi
điều kiên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn
khoa học TS. Lê Minh Nguyệt đã quan tâm, tận tình giúp đỡ em hoàn thành
luận văn Thạc sĩ của mình
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ và các em thiếu niên
trường THCS Cổ Nhuế (Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội), cùng gia đình, bạn
bè đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tài liệu, động viên khích lệ, giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã cố gắng nhiều, song đề tài không sao tránh khỏi những thiếu
sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô, bạn bè để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2013
Học viên
Phạm Thị Thoa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
Chữ viết tắt
THCS
XĐTL
XĐ
TB
ĐTB
THPT
MĐ
Xin đọc là
Trung học cơ sở
Xung đột tâm lý
Xung đột
Trung bình
Điểm trung bình
Trung học phổ thông
Mức độ
8
AH
Ảnh hưởng
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển tâm lý trẻ em được diễn ra trong quá trình trẻ hoạt động
và tương tác với môi trường bên ngoài của trẻ. Trong quá trình tương tác đó
vừa có sự tương hợp và xung đột tâm lý giữa trẻ với các yếu tố thuộc môi
trường xung quanh nhưng đồng thời vừa diễn ra sự xung đột tâm lý giữa trẻ
với các yếu tố thuộc môi trường sống bên ngoài đứa trẻ. Những xung đột này
là cần thiết, bởi theo quan điểm triết học mâu thuẫn nảy sinh và được giải
quyết tốt sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển. Trong quá trình hoạt động và
tương tác của trẻ, xung đột tâm lý mang tính chất nền tảng đó là XĐTL giữa
cha mẹ với con thiếu niên. Bởi gia đình là môi trường đầu tiên, quan trọng
nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu xung đột mang tính chất nền tảng
này được giải quyết tốt, sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của trẻ đi lên và
ngược lại nếu xung đột cha mẹ và con giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự thụt
lùi trong tiến trình phát triển của trẻ.
Đối với mỗi con người gia đình là chân lý tự nhiên nhất nhưng cũng
thiêng liêng nhất, là cái gốc đầu tiên khai sinh và nuôi dưỡng sự sống. Các
quan hệ xã hội và tương tác xã hội đầu tiên của trẻ em là với cha mẹ và người
thân trong gia đình. Thông qua quá trình tương tác giữa trẻ với các thành viên
trong gia đình mà trẻ được xã hội hóa. Sự phát triển nhân cách của trẻ phụ
thuộc nhiều vào quá trình trẻ tương tác với các thành viên trong gia đình, đặc
biệt với cha mẹ. Song mỗi độ tuổi khác nhau mức độ xung đột được nảy sinh
trong quá trình trẻ tương tác với cha mẹ cũng khác nhau.
Trong cuộc đời của mỗi người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí đặc biệt
với tính phức tạp và mang tầm quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Ở lứa tuổi này, các em có sự thay đổi lớn về mặt cơ
thể các em cao vổng lên, ngực nở nang, ở các em nam có hiện tượng xuất
1
tinh, các em nữ xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt và các dấu hiệu phụ khác.
Từ đó nảy sinh ở các cảm giác mình là người lớn, luôn muốn độc lập và
không muốn sự kiểm soát của cha mẹ, nảy sinh sự ương bướng, khó bảo. Tuy
nhiên trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của cha mẹ đôi khi không
theo kịp sự phát triển của con. Cha mẹ coi thiếu niên vẫn đang còn nhỏ, cần
phải quan tâm chăm sóc của cha mẹ, cha mẹ thường kiểm soát các hoạt động
của thiếu niên. Điều này, tạo ra không ít những mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến
xung đột trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên
Những biểu hiện thường thấy ở thiếu niên khi mâu thuẫn với cha mẹ là
các em ngại tiếp xúc, trò chuyện tương tác với cha mẹ, nhất là những chuyện
tình cảm thầm kín riêng tư, nghiêm trọng hơn có nhiều em bỏ học, bỏ nhà đi
lang thang, trầm cảm, bạo lực và mắc các chứng rối nhiễu tâm lý khác.
Ronald Kessles trường Đại học Y của Đại học Havard đã tiến hành nghiên
cứu trên 8.000 người Mỹ có độ tuổi từ 25 – 45, thì chỉ có 2% trong số họ
có dấu hiệu trầm cảm khi ở cuối giai đoạn thanh niên. Trong khi đó ở
nhóm người được nghiên cứu có độ tuổi từ 15 – 24, có tới 23% bị trầm
cảm nặng trước khi họ 20 tuổi. Ngày nay bệnh trầm cảm được người ta
nói tới như chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và đặc biệt là thanh thiếu
niên. Tỷ lệ tự tử ở trẻ em thanh thiếu niên đã tăng gấp 4 lần từ năm 1950
đến 1995 [1; 214]. Một trong những nguyên nhân là cha mẹ và con có
những mâu thuẫn bất đồng dẫn đến con cái xa lánh cha mẹ, trầm cảm
hoặc tham gia nhiều hơn vào các nhóm xã hội khác nhau.
Một nghiên cứu khác của Mottot Florence thực hiện ở Châu Âu
đăng trên tạp chí Sciences Humaines của Pháp (số tháng 2/ 2008) khẳng
định có đến 61% nạn nhân của bạo lực học đường có ý định tự tử bởi
không tìm ra lối thoát, tâm lý các em lúc nào cũng lo sợ. Ở THCS, tỉ lệ
2
học sinh bị bắt nạt là từ 3% - 10%, với mức độ cao đột biến ở độ tuổi 13
– 14, khi các em học sinh bắt đầu tuổi dậy thì đến cấp THPT nạn bạo lực
học đường có xu hướng giảm đi.
Cùng với đó sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội đã tác động không nhỏ
đến đời sống của gia đình. Những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình thường
xuyên xảy ra. Xung đột trong gia đình có thể kể đến nhiều yếu tố tác động
như yếu tố trình độ văn hóa của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ hay do tác
động của hoàn cảnh sống… trong đó có sự tác động của các thế hệ khác nhau
chung sống trong cùng một gia đình.
Tính chất và mức độ XĐ giữa cha mẹ với con trong gia đình phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố gia đình đa thế hệ hay hai thế hệ. Ở các
gia đình đa thế hệ (ông (bà), cha (mẹ) và con) quan hệ giữa các thành viên
phức tạp hơn. Cha mẹ vừa đóng vai trò cha mẹ trong việc nuôi dạy con vừa là
con đối với ông bà. Vì vậy, nếu giữa ông bà, cha mẹ thống nhất, hòa thuận thì
quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với con sẽ ít XĐ. Ngược lại, trong những gia
đình ông bà với cha mẹ không thống nhất sẽ phát sinh các XĐ ông bà – cha
mẹ, từ đó ảnh hưởng đến XĐ giữa cha mẹ và con. Tính đa thế hệ đã làm cho
sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình diễn ra tương đối phức tạp. Sự
hiện diện của ông bà làm cho vai trò của cha mẹ có thể giảm đi trong cách tác
động đến con. Sự có mặt của ông bà trong gia đình có ba thế hệ có thể là tác
nhân làm cho xung đột giữa cha mẹ với thiếu niên tăng lên hay giảm đi.
Như vậy, xuất phát từ tầm quan trọng giữa việc nghiên cứu ảnh hưởng
của ông bà đến xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên với thực
tế chưa được nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng
của ông bà đến xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên”.
2. Mục đích nghiên cứu
3
Phát hiện được mức độ XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên
trong gia đình ba thế hệ, mức độ ảnh hưởng của ông bà đến xung đột tâm lý
giữa cha mẹ và con tuổi thiếu niên trong các lĩnh vực: Quan hệ với bạn bè,
học tập, quan điểm, lối sống, sinh hoạt hàng ngày. Trên cơ sở đó đề xuất một
số biện pháp tâm lý nhằm hạn chế các xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con
tuổi thiếu niên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ ảnh hưởng của ông bà đến xung đột tâm lý giữa cha mẹ với
con thiếu niên
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 92 gia đình có ba thế hệ (ông bà, cha
mẹ và thiếu niên) ở Hà Nội. Cụ thể là: 92 thiếu niên, 92 bố (mẹ), 92 ông (bà)
có con học ở trường THCS Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội.
4. Giả thyết khoa học
Trong gia đình có ba thế hệ XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên
ở các mức độ khác nhau. Ông bà có ảnh hưởng đến xung đột tâm lý giữa cha
mẹ với con tuổi thiếu niên ở mức độ trên TB và có thể làm tăng mức độ
XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên. Có nhiều nguyên nhân tác động
đến mức độ ảnh hưởng, trong đó chủ yếu từ thuộc về yếu tố chủ quan từ phía
ông bà (nghề nghiệp, quan điểm, lối sống, tính cách, độ tuổi, trình độ…). Nếu
có các biện pháp thử nghiệm tác động tâm lý phù hợp sẽ làm cải thiện mức độ
ảnh hưởng của ông bà đến xung đột giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên theo
chiều hướng tốt hơn
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xung đột, xung đột tâm lý, ảnh
hưởng của ông bà đến xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phát hiện được những xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con tuổi thiếu
niên trong gia đình ba thế hệ qua các lĩnh vực: Học tập, giao tiếp ứng xử,
quan điểm, lối sống
5.2.2. Phát hiện được mức độ ảnh hưởng của ông bà đến xung đột tâm lý
4
giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên qua các lĩnh vực trên
5.2.3. Đưa ra các biện pháp thử nghiệm tác động tâm lý nhằm hạn chế XĐTL
giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên
5.3. Thử nghiệm tác động sư phạm
Bước đầu thử nghiệm tác động sư phạm nhằm nâng cao nhận thức, hình
thành kỹ năng trò chuyện của ông bà, cha mẹ và con tuổi thiếu niên. Nhằm cải
thiện mức độ ảnh hưởng của ông bà đến XĐTL giữa cha mẹ với con thiếu
niên theo chiều hướng tích cực hơn.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Vấn đề xung đột tâm lý rất đa dạng và phức tạp, trong phạm vi đề tài
này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của ông bà đến
XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu khách thể là 92 gia đình ba thế
hệ chung sống có con học ở trường THCS Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp điều tra viết
7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.5. Phương pháp mô tả chân dung tâm lý
7.6. Phương pháp thử nghiệm tác động sư phạm
7.7. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
5
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT TÂM LÝ GIỮA CHA MẸ VỚI
CON TUỔI THIẾU NIÊN
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề xung đột tâm lý
Xung đột là một hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội và tinh thần
của con người. Trong quá trình con người hoạt động và tương tác với nhau thì
không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, những xung đột giữa các cá nhân với
nhau hay giữa cá nhân với nhóm thậm chí xung đột giữa các quốc gia dân tộc
với nhau. Chính vì thế xung đột là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Như chúng ta đã biết, C. Mac và Ph. Ăng ghen có những công trình
nghiên cứu đồ sộ về chính trị - xã hội. Trong đó, có học thuyết về các quy luật
phát triển của tự nhiên và xã hội với hàng loạt phạm trù khoa học như: Mâu
thuẫn, vận động, ý thức xã hội và tồn tại xã hội…đã trở thành nền tảng về lý
luận quý báu cho các tác giả khi nghiên cứu về xung đột.
- Hướng nghiên cứu thứ nhất, nghiên cứu những xung đột trong nhóm
nhỏ, trong tập thể cũng như ảnh hưởng của nó tới bầu không khí tâm lý của
nhóm và của tập thể. Có thể kể đến công trình của các tác giả như:
A.Rapport (1974); Ja.Cob.Becrcovich (1984) đi sâu nghiên cứu ảnh
hưởng của xung đột tới bầu không khí tâm lý trong tập thể. Các tác giả này,
xung đột thường nảy sinh trong nhóm và tập thể. Trong những tập thể phát
triển nhanh, có tính ổn định thì xung đột có vẻ ít xuất hiện hơn. Ngược lại
trong những nhóm, tập thể đang ở giai đoạn hình thành và phát triển thì mâu
thuẫn kết thúc bằng sự xung đột là không ít. Xung đột nhìn chung có liên
quan tới bầu không khí tâm lý của tập thể, của nhóm
Ph.Sam-bô (1991) cho rằng sự phát triển nhóm là kết quả của sự đụng
độ giữa những khuynh hướng đối lập nhau do bất đồng hành vi của thủ lĩnh
6
với sự chờ đợi của các thành viên trong nhóm. Sự bất đồng này đưa nhóm đến
sự bất ổn định và xung đột. Chỉ khi nào nhóm trải qua các giai đoạn xung đột
và hình thành ở mỗi thành viên những “Tiêu chuẩn văn hóa” chung trong việc
đánh giá thực tế thì cấu trúc nhóm mới đi vào thế ổn định.
Cũng nghiên cứu về xung đột trong tập thể, các nhà tâm lý học:
Rachard D.Rende (1992), D.A.Humburg (1994) đã khẳng định: Khi xảy ra
tình huống xung đột trong nhóm và trong tập thể thì những mối quan hệ có
tính chất công việc và các quan hệ liên nhân cách thường bị ảnh hưởng qua lại
với nhau. Nếu mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân không bị ràng buộc bởi
một hoạt động chung thì sự không hòa hợp ít khi trở thành nguyên nhân của
xung đột, bởi vì quan hệ giữa các cá nhân ở mặt nào đó có tính lựa chọn cho
nên nếu không hòa hợp là các cá nhân sẵn sàng chia tay và quan hệ chấm dứt.
Như vậy, xung đột trong nhóm, trong tập thể đã được quan tâm nghiên
cứu rất nhiều và đây là cơ sở cho những nghiên cứu sau này.
- Hướng nghiên cứu thứ hai: Xung đột không chỉ xuất hiện giữa các cá
nhân trong tập thể và làm ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong tập thể
mà còn xuất hiện ngay trong bản thân mỗi chủ thể và làm ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần của con người.
Theo hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của xung đột đến đời sống tình
cảm của con người có rất nhiều tác giả đề cập đến: Mandler (1979) đã đi theo
các lý thuyết xung đột về cảm xúc mà bắt đầu từ những tên tuổi cổ điển như:
Herbart, Deway, S.Freud và sau đó là D. Hebb và Mandler. Tư tưởng cốt lõi ở
đây là: Khi một hoạt động của cơ thể bị cản trở thì cảm xúc cũng bị ảnh hưởng
theo. Ngoài ra tác giả E.I.Carroll (1992) đã đề ra những lí luận của cảm xúc
được phát triển dần theo thời gian và theo các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên
ở đây ít có sự nhất trí khi xem xét yếu tố nào can thiệp vào việc thức tỉnh
những cảm xúc hoặc những cảm xúc được khơi gợi, khơi dậy như thế nào.
Trường phái tâm lý học nhận thức khẳng định: Xung đột chỉ trở thành
hiện thực khi nó được nhận thức rõ ràng và đi vào ý thức của các bên tham
7
gia xung đột. Theo J.Piaget, sự phát triển tâm lý trẻ em là sự phát triển các sơ
đồ nhận thức “Sự phát triển nhận thức bắt nguồn từ sự đan xen thường xuyên
giữa đồng hóa và điều ứng. Đồng hóa duy trì và bổ sung cho các năng lực hữu
hiệu và các bài học đã học được. Còn điều ứng thì bắt nguồn từ những vấn đề
mới là môi trường đặt ra. Nhưng sự không thống nhất giữa những ý tưởng cũ
với những trải nghiệm mới của trẻ là một tác nhân động lực mới quan trọng
tạo thành những thay đổi trong quá trình phát triển nhận thức. [2]
Xung đột không tự nhiên xuất hiện và tự nhiên mất đi. Trong mỗi hoạt
động và mỗi hành vi nào đó của con người đều được thúc đẩy bởi một hệ thống
động cơ. Quan điểm về động cơ xung đột nhóm (M.Deutch, Mc.Clintock C.G,
Mr.Granth J.E…) gợi ý ra ý tưởng về sự trái ngược, đối lập những mong muốn,
mục đích, dự kiến của các thành viên; chúng điều khiển hành vi khi tham gia
hoạt động nhóm. Sự trái ngược trong hệ thống động cơ này tạo cơ sở cho hành
vi cạnh tranh (ganh đua), trong đó các thành viên cản trở nhau trong việc đạt
mục đích đặt ra, nghi kị lẫn nhau khi trao đổi, tiếp nhận thông tin, hình thành
tâm thế tiêu cực đối với nhau. Dù sự cạnh tranh này không nhất thiết dẫn đến
XĐ nhưng việc nghiên cứu hành vi cạnh tranh cho phép cung cấp những tư liệu
kinh nghiệm để giải thích hiện tượng xung đột trong nhóm.
- Kurt Lewin (1953) trong công trình nghiên cứu của mình cũng nhấn
mạnh đến vấn đề động cơ. Theo ông: Xung đột là sự đối lập của các lực lượng
tương đồng. Ông cho rằng, có ba trường hợp cơ bản của XĐ như sau:
Đứa trẻ cùng đứng giữa hai hóa trị dương, tức là những điều cùng
muốn thực hiện.
Trẻ đối mặt với những điều cùng một lúc có cả hai hóa trị dương và
âm, tức là những điều vừa muốn vừa không.
Trẻ đứng giữa hai hóa trị âm, tức là những điều không muốn mà vẫn
phải chọn lấy một.
Đây là đóng góp lớn của K. Lewin trong nghiên cứu xung đột. Từ đây
người ta có thể tìm hiểu nguồn gốc và những nguyên nhân của XĐ. Sau này
8
nhiều nhà tâm lý học đã sử dụng tư tưởng này trong công trình nghiên cứu
của mình về vấn đề xung đột.
- Những nghiên cứu về xung đột tâm lý của thiếu niên
Tuổi thiếu niên là lứa tuổi phát triển mạnh cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý.
Mỗi em khi bước vào độ tuổi thiếu niên đều xuất hiện cảm giác mình đã là
người lớn và mang trong mình rất nhiều mâu thuẫn khác nhau. Xung đột tâm lý
ở thiếu niên là một hành vi phức tạp mà xã hội phải đối mặt. Do vậy, nó cũng
là vấn đề trung tâm của nhiều công trình nghiên cứu khoa học từ trước đến nay.
Theo S.Freud, mỗi giai đoạn phát triển của đứa trẻ đều có những
khoái cảm, xung đột, lo hãi riêng. Đây chính là nhân tố thúc đẩy sự phát
triển tâm lý. Ông cho rằng, giai đoạn dậy thì ở tuổi thiếu niên là tuổi sôi
động nhất nhưng cũng dễ xung đột nhất. Trẻ bắt đầu thấy bố mẹ không thật
hoàn hảo. Nó phát hiện ra những nhược điểm của bố mẹ đôi khi thất vọng
về gia đình của mình. Từ đó trẻ dễ mắc những bệnh như: Tự kỉ, trầm cảm,
hung tính… S.Freud cho rằng: ở trẻ có mặc cảm Ơđíp cũng dễ gây nên
xung đột trong gia đình.
J.Piaget với học thuyết nổi tiếng về sự phát triển nhận thức đã chỉ rõ sự
phát triển tâm lý của trẻ em chính là sự phát triển các quá trình nhận thức.
Xung đột có một ý nghĩa nhất định đối với sự phát triển tâm lý, nhận thức của
trẻ. Trong quá trình nhận thức, xung đột sẽ xảy ra khi không có sự phù hợp
giữa những biểu tượng đã có trong kinh nghiệm với cá nhân trẻ với những biến
động của thực tế…Ông cho rằng, xung đột nội tâm cuối cùng, chắc chắn sẽ bộc
lộ ra bên ngoài, ra thực tế như những xung đột giữa các cá nhân. Vấn đề diều
chỉnh và giải tỏa các xung đột là vấn đề cần thiết trong sự phát triển tâm lý của
trẻ. Để thực hiện điều này không chỉ là cải tổ lại những thông tin đã có mà còn
phải hình thành ở trẻ một sơ đồ nhận thức mới phù hợp với hiện thực.
A.I. Arginanova (1951) khi nghiên cứu về khó khăn trong quan hệ
của trẻ và đầu tiên là hiện tượng không cởi mở của trẻ (biểu hiện của
9
XĐTL) là sự phá vỡ sâu sắc quá trình giao tiếp. Theo bà, việc XĐ này là do
các nguyên nhân sau:
• Điều kiện giáo dục không thuận lợi trong gia đình (sự dọa nạt và hình
phạt, sự không cởi mở và ít giao tiếp của bố mẹ)
• Sự tổn thương tâm lý khác nhau (mất cha mẹ, sự quá sợ hãi, những
trường hợp bất hạnh)
• Sự trêu trọc của những người xung quanh do trẻ bị khuyết tật gì đó
về thân thể.
• Do sự giáo dục không đầy đủ của nhà trường.
D.E Way (1953), Brett Laursen (1989) cũng nghiên cứu về XĐ ở trẻ
em trong đó có lứa tuổi thiếu niên. Theo các tác giả này, những biểu hiện XĐ
của trẻ rất đa dạng và phong phú. Cùng xuất phát từ một nguyên nhân nhưng
biểu hiện hành vi XĐ lại rất khác nhau như: Cãi lại, lý sự, bỏ đi lang thang
hoặc những chứng trầm cảm…
B. Laursen (1989), Van dell, Bailey và Hurtup W.W (1992) đã nghiên
cứu về ảnh hưởng của XĐ đến đời sống của trẻ. Các tác giả này cho rằng,
không phải bất cứ XĐ nào trong các mối quan hệ của trẻ cũng mang ý nghĩa
tiêu cực. XĐ không những làm cho các mối quan hệ bị phá vỡ mà XĐ được
xem như là rất cần thiết đối với việc hình thành và duy trì việc gắn bó giữa
các cá nhân. Bởi vì sau khi XĐ xảy ra và đã được giải quyết thỏa đáng thì hai
bên sẽ hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau và có quan hệ tốt hơn.
Cùng với đó, tác giả G.P. Sedronixki và R.G. Nadetxki (1996) đã
khuyên những nhà giáo dục không nên bỏ qua những tình huống XĐ trong
quan hệ của trẻ mà đặc biệt cần phải chú ý đến và biến nó thành phương tiện
giáo dục hiệu quả. Những tấm gương của các nhà giáo dục chưa đủ để cho trẻ
lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức và chưa đủ phương tiện để thiết lập các mối
quan hệ qua lại giữa trẻ đứng trước sự cần thiết phải lựa chọn các mối quan hệ
ấy và lựa chọn phương tiện để hòa dịu. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phải
10
biết điều chỉnh những XĐ và thông qua đó điều chỉnh mối quan hệ của trẻ.
Muốn điều chỉnh được XĐ phải xác định rõ được nguyên nhân của nó.
Các nhà tâm lý học Xô Viết có xu hướng nghiên cứu XĐ thông qua
tính quy định của các nhân tố lịch sử - xã hội. Họ đã có những đóng góp nhất
định cho việc lý giải vấn đề phức tạp này. Tiêu biểu là tác giả A.V.Petrovxki
(1982). Ông đã đi sâu nghiên cứu XĐ lứa tuổi thiếu niên với người lớn. Ông
cho rằng nguyên nhân XĐ là do người lớn không biết cách và không muốn
tìm cho thiếu niên một vị trí bên cạnh mình. [39, Tr141]
Nhìn chung, các quan điểm về XĐ của các tác giả và các công trình
nghiên cứu về XĐ trước đây tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng
những tư tưởng trên đã đóng góp không nhỏ cho việc nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề xung đột của các công trình nghiên cứu sau này.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Cùng với các nhà khoa học trên thế giới, các nhà tâm lý học Việt Nam
cũng rất quan tâm đến vấn đề xung đột và đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
- Cũng như các nước khác thì vấn đề xung đột trong tập thể là vấn đề
được nhiều nhà tâm lý học Việt Nam chú ý đến. Về lĩnh vực này có thể kể đến:
Tác giả Trần Trọng Thủy với công trình nghiên cứu: “Xung đột và
không khí tâm lý trong tập thể [28] đã chỉ rõ, xung đột là một hiện tượng nảy
sinh trong hoạt động cùng nhau giữa các cá nhân trong tập thể nó liên quan
đến bầu không khí tâm lý trong tập thể.
Tác giả Nguyễn Ngọc Phú đề cập đến vấn đề XĐTL và giải quyết vấn đề
XĐTL trong lãnh đạo, quản lý bộ đội nhằm xây dựng quân đội vững mạnh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, có công trình nghiên cứu của tác giả Ngô Minh
Tuấn [34] và Nguyễn Văn Tuân [33]. Trong công trình nghiên cứu của mình,
họ đã tìm hiểu những biểu hiện của xung đột giữa các cá nhân trong tập thể
quân nhân và ảnh hưởng của xung đột tới bầu không khí tâm lý trong tập thể.
- Những vấn đề xung đột trong nhóm nhỏ, đặc biệt là trong gia đình cũng
là vấn đề mang tính chất thời sự và được quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả.
11
Tác giả Nguyễn Khắc Viện (1983) cũng quan tâm đến hiện tượng xung
đột. Ông đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm xung đột, nêu ảnh hưởng của xung
đột đối với những tâm bệnh của trẻ em và chứng nhiễu tâm ở người lớn. [36]
Tác giả Ngô Công Hoàn (1993) đã nghiên cứu về xung đột thế hệ, xung
đột giữa các thành viên trong gia đình nhưng ông chỉ tập trung nghiên cứu
chủ yếu giữa thế hệ ông bà với cha mẹ, xung đột trong quan hệ vợ chồng. [12]
Tác giả Cao Thị Huyền Nga (2000) với công trình nghiên cứu: “Sự
xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng” cũng đã làm rõ được những biểu
hiện của xung đột tâm lý trong quan hệ vợ chồng ở các gia đình. Tác giả
cho rằng, xung đột tâm lý là nguyên nhân chính dẫn đến việc ly hôn giữa
các cặp vợ chồng [18]
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) với công trình nghiên cứu về xung
đột tâm lý của trẻ mẫu giáo trong hoạt động vui chơi đã làm nổi bật được ý
nghĩa của xung đột tâm lý đối với sự phát triển của trẻ em. [26]
Ở Việt Nam, vấn đề XĐ ở lứa tuổi thiếu niên cũng có một số tác giả
nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1997), trong tác phẩm “Khi con đến
tuổi dậy thì” đã cung cấp cho cha mẹ một số biểu hiện vè lứa tuổi thiếu niên
và đưa ra một số câu chuyện về sự XĐ giữa thiếu niên với cha mẹ nhằm giúp
cha mẹ có kinh nghiệm thêm trong giáo dục con cái.
Các luận văn thạc sỹ từ trước đến nay khi nghiên cứu về XĐTL, mỗi
một tác giả nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của xung đột. Tác giả Ngô
Thị Kim Dung (2003) nghiên cứu “Một số biểu hiện XĐTL của thiếu niên
trong quan hệ với cha mẹ” .Tác giả Lê Minh Nguyệt (2004) đã nghiên cứu
theo hướng “Nghiên cứu XĐTL của thiếu niên với thiếu niên trung học cơ
sở”. Tác giả Nguyễn Thị Tế (2005) “Một số biểu hiện XĐTL trong quan hệ
cha mẹ với con cái tuổi thiếu niên về nhu cầu độc lập”.Tác giả Đặng Thị Mai
Hiên (2011) trong nghiên cứu “Tìm hiểu một số biểu hiện XĐTL của học
sinh trung học cơ sở trong quan hệ với cha mẹ”
12
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy XĐ là tất yếu
trong quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng hoạ và các mối quan
hệ liên nhân cách. Từ đó các tác giả chỉ ra nguyên nhân và phương thức giải
tỏa XĐ để thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu trên tập trung nghiên cứu xung đột mà chưa đi sâu vào các yếu tố ảnh
hưởng tới xung đột của thiếu niên. Một trong những yếu tố có thể làm tăng
thêm hay giảm đi mức độ xung đột của thiếu niên là yếu tố ông bà. Để giúp
cha mẹ, ông bà hiểu hơn về thiếu thiếu niên để có cách giáo dục phù hợp,
chúng tôi tập trung nghiên cứu “Ảnh hưởng của ông bà đến xung đột tâm lý
giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên”.
1.2. Khái niệm xung đột và xung đột tâm lý
“Xung đột” là thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Latinh (Conflictus) – là sự
va chạm, bất hòa, sự tranh cãi, đụng độ, xô xát, chống đối giữa những khuynh
hướng đối ngược nhau, không tương hợp nhau trong ý thức của mỗi cá nhân
riêng biệt trong sự tác động qua lại liên nhân cách của các cá nhân hay của
nhóm người gắn liền với các trạng thái xúc cảm tiêu cực gay gắt
Trong cuộc sống, thuật ngữ “Mâu thuẫn” và “Xung đột” nhiều khi dùng
thay thế cho nhau. Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt” do G.S Hoàng Phê chủ
biên [22] thì xung đột được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất: Xung đột là đánh nhau giữa các lực lượng đối nghịch
- Nghĩa thứ hai: Xung đột là va chạm, chống chọi nhau do có mâu
thuẫn gay gắt
Cách hiểu thứ nhất mang nhiều màu sắc triết học, còn cách hiểu thứ hai
mang nhiều màu sắc tâm lý
1.2.1. Xung đột dưới góc độ triết học
Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi sự vật hiện tượng của thế giới
vật chất có quá trình hình thành, tồn tại và biến đổi từ trạng thái này sang
trạng thái khác. Có những biến đổi làm cho sự vật mới ra đời, cũng có biến
đổi dẫn đến sự tan rã, tiêu vong của các vật thể. Sự phát triển và đổi mới là
13
hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguồn gốc
của nó là sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập nằm trong bản thân
sự vật hiện tượng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật quan
trọng nhất của phép biện chứng. Nó vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận
động và phát triển. Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng: Mọi sự vật
trong thế giới đều tồn tại mâu thuẫn bên trong. Trong suốt quá trình phát triển
của chúng, không có một sự vật hiện tượng nào không có mâu thuẫn, không
có một giai đoạn phát triển nào của sự vật hiện tượng lại không có mâu thuẫn.
Mâu thuẫn này mất đi mâu thuẫn khác hình thành. Ngược lại khi hai mặt của
mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi, thì hai mặt
đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự
thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự thống nhất của hai mặt đối
lập mới được hình thành cùng với mâu thuẫn mới.
Theo “Từ điển triết học” [31] xung đột là “sự va chạm”, “xúc phạm
nhau”, “đánh nhau”. Xung đột là sự đấu tranh giữa những xu hướng, lợi ích
trong đó chủ thể thấy mình bị giằng xé giữa những sức mạnh ngược chiều và
ngang sức, hay xung đột là sự va chạm giữa hai mục đích, quyền lợi, địa vị, ý
kiến, quan điểm của các chủ thể trong hành động cùng nhau. Tình huống xung
đột bao giờ cũng chứa đựng chủ thể của xung đột và đối tượng của nó. Để xung
đột xảy ra thì một bên bắt đầu hành động và lấn át quyền lợi của đối phương
Tóm lại, theo góc độ của triết học duy vật biện chứng, xung đột được
hiểu là đỉnh cao của mâu thuẫn đối kháng, là sự đấu tranh sống còn của những
khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhau
không thể điều hòa được. Xung đột là phương thức giải quyết mâu thuẫn và
tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.
1.2.2. Xung đột dưới góc độ tâm lý học
Khái niệm xung đột được nhiều tác giả đề cập đến.
Theo Follert, xung đột như biểu hiện của sự khác biệt về ý kiến và lợi
14
ích chứ không phải là sự tranh chấp
Khái niệm xung đột của A.V.Petrovxki và M.G.Rosevxki: Là sự va
chạm giữa các chủ thể có liên quan hay trong bản thân một chủ thể do có sự
đối lập nhau về mục tiêu, quyền lợi, giá trị, nhu cầu, quan niệm hay nhận
thức. Khái niệm này đã nêu bật được tính chất đối kháng một cách công khai
của xung đột, nguyên nhân gây nên xung đột và chủ thể xung đột.
Từ những quan điểm trên, có thể khái quát xung đột theo góc độ tâm lý
học như sau:
- Xung đột được hiểu như là chủ thể đứng trước một tình thế có nhiều
khả năng đòi hỏi phải chọn lấy một.
- Xung đột để chỉ tình thế mà trong đó xuất hiện những khuynh
hướng đối lập
- Xung đột được hiểu cách khác như là sự phản ánh rối loạn tổ chức
hành vi.
- Xung đột như là sự mất định hướng trong đó cá nhân phải trải qua sự
căng thẳng quyết định hay lựa chọn.
Như vậy dưới góc độ tâm lý học, vấn đề xung đột được hiểu có phần
khác so với triết học ở chỗ:
Thứ nhất, nếu triết học gắn xung đột với tất cả các sự vật hiện tượng
trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội, thì dưới góc độ tâm lý học,
xung đột luôn gắn liền với hiện tượng có ở con người. Vì vậy xung đột luôn
mang màu sắc tâm lý và diễn ra ở các mức độ khác nhau. Do đó, khái niệm
xung đột trong tâm lý học có phạm vi hẹp hơn trong triết học.
Thứ hai, mâu thuẫn dẫn đến xung đột không nhất thiết là mâu thuẫn đối
kháng, không điều hòa được. Bởi lẽ, mỗi con người có một nhân cách, nhận
thức, quan điểm, thái độ riêng… và nhiều khi đối lập với người khác. Vì thế,
trong hoạt động cùng nhau, sự va chạm, bất đồng giữa người này với người
khác là điều khó tránh khỏi. Những xung đột đó thường chỉ là sự khác biệt về
ý kiến và lợi ích mâu thuẫn dẫn đến xung đột có thể điều hòa được. Trên cơ
sở hiểu xung đột dưới góc độ tâm lý học như vậy có thể đưa ra khái niệm.
Xung đột tâm lý là sự va chạm hay đấu tranh giữa những xu hướng tâm
15
lý khác nhau trong một cơ cấu thống nhất của những cá nhân khác nhau hay
trong bản thân một chủ thể.
Cùng với khái niệm này, vấn đề xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con
tuổi thiếu niên có thể định nghĩa như sau:
Xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên là sự đụng độ và va
chạm, xích mích thậm chí chống đối lại cha mẹ của thiếu niên do giữa cha mẹ
với con tuổi thiếu niên có sự khác biệt về định hướng giá trị, nhu cầu, sở thích,
tính cách, quan niệm sống. Xung đột này xảy ra nếu không được giải quyết tốt
sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên, đồng thời sẽ
ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của thiếu niên về sau.
Tóm lại, khái niệm xung đột dưới góc độ tâm lý học có những nét độc
đáo, nó hẹp hơn và mềm hơn so với khái niệm xung đột mà các nhà triết học
đã đưa ra. Nó là cơ sở lý luận vững chắc cho các nhà tâm lý học đi sâu nghiên
cứu các khía cạnh về xung đột trong đời sống tâm lý đầy biến động hiện nay.
1.3. Bản chất và cơ chế của các hiện tượng xung đột và các loại xung đột
1.3.1. Bản chất xung đột tâm lý
XĐTL là hiện tượng tâm lý phức hợp bởi các bản chất sau:
- XĐTL phản ánh các mối quan hệ thực giữa các thành viên – thành
viên (quan hệ liên cá nhân); giữa các nhóm xã hội (quan hệ nhóm - nhóm) hay
quan hệ giữa các yếu tố tâm lý trong cá nhân (XĐ giữa nhận thức – xúc cảm).
Đây là nguồn gốc, nguyên nhân khách quan dẫn đến XĐTL bên trong. Tuy
nhiên, khi giải quyết XĐ phải bắt đầu bằng giải quyết các quan hệ bên ngoài
rồi mới đến giải quyết các XĐ bên trong
- XĐTL có tính phát triển, tính chu kỳ
XĐTL không tồn tại trong trạng thái đứng im, ổn định mà luôn luôn
phát triển, từ mức đơn giản, sơ khai đến mức cao đòi hỏi buộc phải giải quyết.
Lúc đầu chỉ là sự khác biệt nhỏ, dần dần dẫn đến khác nhau, sau đó dẫn đến
đối lập nhau, đối lập ở mức cao không được giải tỏa sẽ dẫn đến mâu thuân,
mâu thuẫn không được điều hòa sẽ xảy ra xung đột. Việc giải quyết mâu
thuẫn XĐ sẽ dẫn chủ thể đến chỗ phát triển về chất, từ đó xuất hiện sự khác
16
biệt mới cao hơn.
- XĐTL có tính lịch sử và phụ thuộc vào kinh nghiệm và trải nghiệm
của cá nhân (chủ thể)
Từ các yếu tố phản ánh bản chất của XĐTL như trên, có thể hiểu bản
chất của XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên như sau:
XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên là sự phản ánh mối quan
hệ thực giữa hai cá nhân khác biệt (cha mẹ và con tuổi thiếu niên - quan hệ
liên nhân cách). XĐTL giữa cha mẹ với con tuổi thiếu niên luôn vận động
và phát triển ở mức cao không điều hòa được, đòi hỏi phải giải quyết. Việc
giải quyết mâu thuẫn, xung đột sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất trong nhận
thức và thái độ của cha mẹ và thiếu niên và mâu thuẫn này được giải quyết
thì mâu thuẫn mới lại nảy sinh, từ đó bản thân mỗi cá nhân tham gia (cha
mẹ, con thiếu niên) đều không ngừng vận động và phát triển về mặt (nhận
thức – tình cảm – hành động). Mức độ và cách thức giải quyết XĐTL giữa
cha mẹ với con tuổi thiếu niên phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự trải
nghiệm của cha mẹ và con tuổi thiếu niên.
1.3.2. Cơ chế hình thành và giải quyết xung đột tâm lý
* Cơ chế hình thành
- Cơ chế chung: Đó là quá trình tương tác hay dồn nén. Nghĩa là sự tác
động giữa hai yếu tố (hai chủ thể) lẫn nhau. Nếu như hai yếu tố (hai chủ thể)
mà thống nhất, có cùng chung nhu cầu, định hướng giá trị, quan điểm sống sẽ
cùng giải tỏa và ngược lại nếu hai yếu tố (hai chủ thể) có những tác động khác
nhau sẽ dẫn đến dồn nén, sự khác nhau càng lớn thì sự dồn nén càng lớn.
Theo các nhà tâm lý học người Mỹ là Hay (1984) và Shantz (1987) còn gọi là
xung đột liên nhân cách là xung đột bắt đầu từ sự đối lập công khai giữa các
cá nhân kéo dài cho đến khi sự đối lập này chấm dứt. Có thể hiểu cơ chế của
xung đột tâm lý liên nhân cách như sau: Do sự khác nhau về nhu cầu cá nhân,
về sự hiểu biết, về định hướng giá trị và về quan điểm sống giữa các cá nhân
trong hoạt động cùng nhau đã tạo ra mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân.
17
Những mâu thuẫn này thoạt đầu có thể gây ra những tâm trạng khó chịu, bực
bội, vướng víu, khoảng cách riêng tư bị xâm phạm. Sự khó chịu bực bội này
tích tụ dẫn đến một thời điểm nào đó khi mâu thuẫn giữa các cá nhân trở nên
gay gắt thì nó tạo thành những xung đột mạnh hơn như cãi lại, chống đối lại,
xa lánh không muốn gặp nhau
Trong một chủ thể các yếu tố tâm lý bị dồn nén dẫn đến xung đột nội
tâm. Lý thuyết phân tâm của S.Freud những mâu thuẫn nội tâm không được
giải tỏa, bị dồn nén, ức chế, dần dần tích tụ lại, đến một độ nào đó, khi tới
ngưỡng giới hạn của sự chịu đựng, sẽ “bùng nổ”, tạo thành xung đột.
Con người không ít lần né tránh sự thật về mình, phản ứng bằng cơ chế
tự vệ, cố gắng đối phó với các vấn đề của cuộc sống bằng cách né tránh, đau
khổ, bực dọc, lo âu…dẫn đến tự dối mình, chối bỏ thực tế. Con người tránh
né thực tế không vui bằng cách lờ chúng đi, chỉ “Thấy cái chúng ta muốn
thấy”, thay vì công nhận thực tế như nó vốn có. Điều nguy hại là những mâu
thuẫn nội tâm tích tụ lại, sức chịu đựng cạn kiệt, con người có thể bất ngờ
“Bùng nổ” với đầy tính gây hấn. Sau đó họ lại bị day dứt bởi mặc cảm tội lỗi.
Hoặc có thể họ buông xuôi, rối nhiễu về tâm lý, muốn tự hủy có khuynh
hướng trầm cảm…Nói một cách hình ảnh, xung đột nội tâm giống như một
cái lò xo bị dồn nén, chỉ cần một tác động ngoại lực rất nhỏ, bất ngờ bật tung
ra với đầy sức mạnh vốn có của nó. Hai phản ứng đặc trưng của xung đột nội
tâm đó là gây hấn và trầm uất. Xung đột nội tâm thường là căn nguyên của
các bệnh tâm thần.
* Cơ chế giải quyết XĐTL
Cơ chế giải quyết XĐTL thực chất là giải tỏa sự dồn nén bằng nhiều
cách khác nhau:
- Thỏa mãn dồn nén thông qua nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi
- Thông qua sự tương tác dẫn đến các giải quyết này
Cơ chế xung đột này sẽ giải thích đầy đủ hơn cho mối xung đột giữa
cha mẹ với con tuổi thiếu niên. Cơ chế của xung đột là một vấn đề có ý nghĩa
18
thiết thực đối với nghiên cứu về vấn đề xung đột tâm lý giữa cha mẹ với con
tuổi thiếu niên. Việc nắm được cơ chế của các hiện tượng xung đột sẽ giúp đề
tài nghiên cứu có cơ sở để lý giải đầy đủ và sâu sắc những kết quả nghiên cứu
đã tìm được trong quá trình triển khai.
1.3.3. Phân loại xung đột tâm lý
Xung đột rất đa dạng theo tính chất của nó và được phân chia theo
nhiều cách khác nhau. Nó có thể phân chia theo nguyên nhân mâu thuẫn
giữa sự cố gắng cho xã hội và tính ích kỷ, xung đột còn được phân chia
theo khối lượng, trào lưu chính trị xã hội, hậu quả của xung đột gây ra cho
cá nhân và tập thể…
- Căn cứ vào nội dung của xung đột
Các nhà tâm lý học Xô Viết khi nghiên cứu vấn đề này đã chọn tiêu
chuẩn cơ bản để phân loại là nội dung mâu thuẫn dẫn đến xung đột. Chẳng
hạn như Xmiêcnôp đã đưa ra cách phân loại theo nội dung của các mâu
thuẫn như sau:
+ Xung đột khi có cái mới và cái bảo thủ
+ Xung đột giữa lợi ích của nhóm với lợi ích chung khi người ta chỉ lo
đến quyền lợi của nhóm mà không đếm xỉa đến quyền lợi chung.
+ Xung đột gắn với tính ích kỷ cá nhân
+ Mâu thuẫn về quan điểm chính trị xã hội
+ Xung đột nhiều khi không có căn cứ xác đáng
- Căn cứ vào đối tượng gây ra xung đột chia làm hai loại:
+ Xung đột toàn bộ
Xung đột toàn bộ là loại xung đột động chạm đến mọi người trong tập
thể, lôi cuốn phần lớn tập thể vào xung đột hoặc có thể lôi cuốn từng cá nhân.
Xung đột có thể là do mâu thuẫn giữa người lãnh đạo mới, tiến bộ sáng tạo
với một tập thể lạc hậu, trì trệ, hoặc giữa một tập thể phát triển với người lãnh
đạo mà phẩm chất đạo đức, tâm lý truyền thống tốt đẹp của tập thể. Nó ảnh
hưởng đến bầu không khí tâm lý trong tập thể.
+Xung đột riêng: Là loại xung đột từng cặp, có thể là xung đột giữa các
thành viên trong tập thể với nhau, cũng có thể là xung đột giữa người lãnh
đạo với một thành viên nào đó trong tập thể.
19