Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

NGHIÊN cứu CÔNG NGHỆ làm SẠCH TRIỆT để PROTEIN TRONG LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN DÀNH CHO các sản PHẨM CAO SU y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------

VŨ THỊ THANH LOAN

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH TRIỆT ĐỂ PROTEIN
TRONG LATEX CAO SU THIÊN NHIÊN DÀNH CHO CÁC
SẢN PHẨM CAO SU Y TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
(Chuyên ngành: Hóa Học (NC))

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN TRUNG NGHĨA

Hà Nội - 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Phan Trung Nghĩa đã tận
tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình quá trình xây
dựng và hoàn thiện luận văn. Trong thời gian làm việc với thầy tôi không ngừng
tiếp thu thêm nhiều kiến thức mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong trường Đại học Bách
khoa Hà Nội nói chung, các thầy giáo cô giáo Viện Kỹ thuật Hóa học, Bộ môn Hóa
Vô cơ Đại cương nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiệp quý báu trong suốt thời gian tôi học tập, thực hiện luận tại trường.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Văn Toàn, Bộ môn Hóa Vô cơ
Đại cương, cùng các học viên, sinh viên trong phòng thí nghiệm, các thầy, cô giáo


thuộc phòng thí nghiệm Công nghệ Lọc hóa dầu & VLXT Hấp phụ - Viện Kỹ thuật
Hoá học, Viện Hóa – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới cơ quan, đồng nghiệp: Trường Cao đẳng Y tế Phú
thọ đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, và bạn
bè đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2012
HỌC VIÊN

Vũ Thị Thanh Loan

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ khoa học “Nghiên cứu công nghệ làm
sạch triệt để protein trong latex cao su thiên nhiên dành cho các sản phẩm cao su y
tế” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được trích
dẫn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào từ trước đến nay.

Hà nội, ngày 20/04/2012
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thanh Loan

3



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Kí hiệu
NR
NRL
HANR

Viết đầy đủ
Natural Rubber – Cao su thiên nhiên
Natural Rubber Latex – Mủ cao su thiên nhiên
Hight Amoni Natural Rubber – Cao su thiên nhiên hàm

DPNR

lượng nitơ cao
Deprotein Natural Rubber – Cao su thiên nhiên đã loại

U-DPNR
E-DPNR
SDS
TMS
RSS
FDA
PRI
DRC
FT-IR
1
H-NMR
TCVN

ASTM

protein
Deprotein Natural Rubber with Ure
Deprotein Natural Rubber with Enzyme
Sodium Dodecyl Sunfate – Chất hoạt động bề mặt
Tetra Metyl silan – Chất chuẩn
Rubber Smoked Sheet – Cao su tấm
Food anh Drug Administration–Cục quản lý dược phẩm
Hệ số ổn định độ dẻo
Hàm lượng cao su khô
Phổ hấp thụ hồng ngoại
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
Tiêu Chuẩn Việt Nam
American Society for Testing and Materials

RRIM
MRB
ANRPC

(Hiệp hội thử nghiệm vật liệu Mỹ)
Viện nghiên cứu cao su Malaysia
Ủy ban cao su Malaysia
Association of Natural Rubber Producing Countries

RAST

(Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên)
Radio Allergo Sorbent Test


ELISA

(Kiểm tra chất hấp thụ vô tuyến)
Enzym Linked Immunosorbent Assay
(Khảo nghiệm miễn dịch enzym liên kết)
MỤC LỤC

1.1. Giới thiệu về cao su .....................................................................................9
Hình 1: Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên và cao su tổng hợp trên thế giới...12
1.2.2. Nhu cầu về cao su trên thế giới................................................................12
Hình 2: Nhu cầu cao su thế giới giai đoạn 1970 - 2010......................................12
Hình 3: Nhu cầu cao su theo vùng.......................................................................13

4


Hình 4: Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới năm 2010..................13
Hình 5: Tình hình tiêu thụ và sản xuất cao su tự tại Trung Quốc....................14
Bảng 1: Diện tích, sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam từ 2005 -2010........15
Bảng 2: Diện tích, sản lượng rừng trồng cao su của các vùng năm 2010.........16
Hình 6: Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam................................................16
Hình 7: Giá trị tỉ trọng xuất khẩu cao su ở Việt Nam........................................17
Hình 8: Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam............................................18
Hình 9: Sản lượng khai thác và số lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên...........18
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam ............................19
Bảng 4: Thành phần latex cô đặc bằng các phương pháp khác nhau..............23
Bảng 5: Thành phần hóa học của cao su thiên nhiên ........................................24
Bảng 6: Hàm lượng các hợp chất phi cao su theo tiêu chuẩn Malaysia...........26
Bảng 7: Thành phần tiêu chuẩn để xác định các tính chất cơ lý của cao su.....28
Bảng 8: Đặc trưng kỹ thuật của cao su butadien styren ...................................32

Hình 10: Dạng của lutoides ở latex cao su tươi..................................................40
Bảng 9: Hàm lượng các chất phi cao su .............................................................41
Bảng 10: Thành phần cao su mỗi giai đoạn .......................................................43
Bảng 11: Bảng các nguyên tố có trong một latex ...............................................49
Hình 11: Sự thành lập các vùng latex theo độ pH..............................................55
Bảng 12: Phân loại theo hiện tượng dị ứng.........................................................65
Hình 12: Các hạt cao su (a) trước - (b) sau khi mất protein..............................67
Hình 13: Sơ đồ quy trình loại bỏ protein trong latex cao su thiên nhiên69
Hình 14: Quy trình ủ liên tục...............................................................................70
Hình 15: Quy trình ly tâm liên tục......................................................................70
Hình 16: Quy trình ủ ure.....................................................................................74
................................................................................................................................ 75
Hình 17: Quy trình rửa loại bỏ protein...............................................................75
Hình 18: Quy trình xác định hàm lượng nitơ tổng.............................................76
Hình 19: Bộ dụng cụ chưng cất Kjeldahl............................................................77
Hình 20: Mẫu đo độ bền kéo đứt và độ dãn dài ................................................79
Hình 21: Máy đo độ bền kéo đứt và độ dãn dài .................................................79
Hình 22: Dụng cụ đo độ kín nước........................................................................80
............................................................................................................................ 80
Bảng 13: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi nhiệt độ ........................................81
Bảng 14: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi thời gian......................................82
Hình 23: Hàm lượng nitơ tổng (o) theo nhiệt độ ()và thời gian(▫).....................82
Bảng 15: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi pH latex........................................83
Bảng 16: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi hàm lượng ure.............................83
Hình 24: Phổ FT-IR .............................................................................................84
của (A) HANR, (B) U-DPNR1, (C) U-DPNR2, (D) U-DPNR3........................84
Hình 25: Phổ 1H-NMR của HANR ....................................................................85
Hình 26: Phổ 1H-NMR của DPNR......................................................................86

5



Bảng 17: Các chỉ tiêu kéo.....................................................................................86
Bảng 18: Kết quả độ bền kéo đứt và độ dãn dài của găng tay cao su y tế........86
Bảng 19: Kết quả đo độ kín khí của găng tay cao su y tế..................................87
Bảng 20: Kết quả đo độ kín nước của găng tay cao su y tế...............................87
Bảng 21: Các thông số kỹ thuật tối ưu................................................................88

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên và cao su tổng hợp trên thế giới....12
Hình 2: Nhu cầu cao su thế giới giai đoạn 1970 - 2010.......................................12
Hình 3: Nhu cầu cao su theo vùng........................................................................13
Hình 4: Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới năm 2010...................13
Hình 5: Tình hình tiêu thụ và sản xuất cao su tự tại Trung Quốc.....................14
Hình 6: Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam.................................................16
Hình 7: Giá trị tỉ trọng xuất khẩu cao su ở Việt Nam.........................................17
Hình 8: Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam.............................................18
Hình 9: Sản lượng khai thác và số lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên............18
Hình 10: Dạng của lutoides ở latex cao su tươi...................................................40
Hình 11: Sự thành lập các vùng latex theo độ pH...............................................55
Hình 12: Các hạt cao su (a) trước - (b) sau khi mất protein...............................67
Hình 13: Sơ đồ quy trình loại bỏ protein trong latex cao su thiên nhiên.69
Hình 14: Quy trình ủ liên tục................................................................................70
Hình 15: Quy trình ly tâm liên tục.......................................................................70
Hình 16: Quy trình ủ ure......................................................................................74
................................................................................................................................. 75
Hình 17: Quy trình rửa loại bỏ protein................................................................75
Hình 18: Quy trình xác định hàm lượng nitơ tổng.............................................76
Hình 19: Bộ dụng cụ chưng cất Kjeldahl.............................................................77
Hình 20: Mẫu đo độ bền kéo đứt và độ dãn dài .................................................79

Hình 21: Máy đo độ bền kéo đứt và độ dãn dài ..................................................79
Hình 22: Dụng cụ đo độ kín nước.........................................................................80
Hình 23: Hàm lượng nitơ tổng (o) theo nhiệt độ ()và thời gian(▫)......................82
Hình 24: Phổ FT-IR ..............................................................................................84
Hình 25: Phổ 1H-NMR của HANR .....................................................................85
Hình 26: Phổ 1H-NMR của DPNR.......................................................................86

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Diện tích, sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam từ 2005 -2010.........15

6


Bảng 2: Diện tích, sản lượng rừng trồng cao su của các vùng năm 2010..........16
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam .............................19
Bảng 4: Thành phần latex cô đặc bằng các phương pháp khác nhau...............23
Bảng 5: Thành phần hóa học của cao su thiên nhiên .........................................24
Bảng 6: Hàm lượng các hợp chất phi cao su theo tiêu chuẩn Malaysia............26
Bảng 7: Thành phần tiêu chuẩn để xác định các tính chất cơ lý của cao su.....28
Bảng 8: Đặc trưng kỹ thuật của cao su butadien styren ....................................32
Bảng 9: Hàm lượng các chất phi cao su ..............................................................41
Bảng 10: Thành phần cao su mỗi giai đoạn ........................................................43
Bảng 11: Bảng các nguyên tố có trong một latex ................................................49
Bảng 12: Phân loại theo hiện tượng dị ứng..........................................................65
Bảng 13: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi nhiệt độ .........................................81
Bảng 14: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi thời gian.......................................82
Bảng 15: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi pH latex.........................................83
Bảng 16: Hàm lượng nitơ tổng khi thay đổi hàm lượng ure..............................83
Bảng 17: Các chỉ tiêu kéo......................................................................................86
Bảng 18: Kết quả độ bền kéo đứt và độ dãn dài của găng tay cao su y tế.........86

Bảng 19: Kết quả đo độ kín khí của găng tay cao su y tế...................................87
Bảng 20: Kết quả đo độ kín nước của găng tay cao su y tế................................87
Bảng 21: Các thông số kỹ thuật tối ưu.................................................................88

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành cao su đang phát triển mạnh mẽ với mục tiêu 1 triệu hecta trong vòng
10 năm nữa và đóng góp vào GDP cả nước 2÷2.5 tỷ đô la. Hiện nay Việt Nam đang
là nước đứng thứ 5 về sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên. Với nguồn gốc thiên
nhiên, sản phẩm từ cây cao su được gọi là “Vật liệu xanh”, rất thân thiện với môi
trường, con người và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự tăng trưởng
mạnh của cả nước trong những năm gần đây.

7


Protein chứa trong mủ cao su thiên nhiên đã làm ảnh hưởng đến các tính chất
sinh học của sản phẩm cuối cùng, đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng của người sử
dụng các sản phẩm nay. Nghiên cứu quá trình để loại bỏ protein trong mu cao su
thiên nhiên đã được nhiều nơi trên thế giới tập trung nghiên cứu và đã có nhiều
cồng trình nghiên cứu về vấn đề này công bố trên các tạp chí khoa học và các hội
nghị. Như trong găng tay y tế, nếu còn tồn tại protein có thể sẽ gây ra cái chết bất
ngờ vì sự dị ứng đặc biệt cho những người sử hoặc nhẹ hơn thì gây mẩn ngứa và
phát ban đỏ trong một thời gian dài.
Để đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của ngành
công nghiệp cao su Việt Nam cũng như nâng cao khả năng hiệu quả giảm thiểu khả
năng gây dị ứng trong các sản phẩm găng tay cao su y tế. Sau một thời gian tìm hiểu
và dưới sự định hướng của thầy giáo TS. Phan Trung Nghĩa. Tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu công nghệ làm sạch triệt để protein trong latex cao su thiên nhiên dành
cho các sản phẩm cao su y tế”.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và làm sạch triệt để protein trong latex cao

su thiên nhiên
Đối tượng nghiên cứu chính: Latex cao su thiên nhiên
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tiến hành nghiên cứu các lý thuyết chung về
cao su, chỉ nghiên cứu trong phạm vi phòng thí nghiệm, tiến hành loại bỏ protein và
xác định hàm lượng nitơ tổng trước và sau khi loại bỏ protein trong latex cao su
thiên nhiên.
Phương pháp nghiên cứu:
- Dùng phương pháp ly tâm và ủ urê loại bỏ protein trong latex cao su thiên
nhiên.
- Xác định hàm lượng nitơ tổng: bằng phương pháp Kieldan.
- Xác định cấu trúc các chất sau khi đã loại bỏ protein trong latex cao su
thiên nhiên: Sử dụng kết hợp các phương pháp phổ: phổ hồng ngoại (FT - IR),
phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân ( 1H-NMR).

8


Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ tìm kiếm đề xuất và triển khai hiệu quả
công nghệ xử lý loại bỏ protein được triệt để, và công nghệ xử lý mủ cao su có thể
được tiến hành liên tục trong quy mô công nghiệp.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về cao su
Cao su là một loại vật liệu polyme vừa mềm, vừa có độ bền cơ học cao và có
khả năng biến dạng lớn.
Cao su có thể được minh hoạ bằng sự phân loại theo biểu đồ phân loại về cao
su như sau:

9



Cao su có công dụng riêng

Cao su Cacboxyl

Cao su Uretan

Cao su Silicol

Thiocol

Butyl

Cao su dân dụng

Clorpren

Cao su tổng hợp
Butadien Nitryl

Polybutadien Styren

Cao su Izopren

Cao su thiên nhiên

Cao su Butadien

Cao su


Cao su thiên nhiên là một chất có tính đàn hồi và tính bền, thu được từ mủ
(latex) của nhiều loại cây cao su, đặc biệt nhất là loại cây Hevea brasiliensis.
Vào năm 1875 nhà bác học Pháp Bouchardat chứng minh cao su thiên nhiên là
một hỗn hợp polymer isoprene (C5H8)n; những polymer này có mạch carbon rất dài
với những nhánh ngang tác dụng như cái móc. Các mạch đó xoắn lẫn nhau, móc
vào bằng những nhánh ngang mà không đứt khi kéo dãn, mạch carbon có xu hướng
trở về dạng cũ, do đó sinh ra tính đàn hồi.
1.2. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp cao su thế giới
1.2.1. Sơ lược lịch sử ngành cao su
Lịch sử của cao su được bắt nguồn từ thế kỉ XV khi người Châu Âu phát hiện
ra các bộ lạc da đỏ ở Nam Mỹ dùng một thứ loại nhựa cây để làm đạn, làm dép đi,
làm dụng cụ đựng…Vào những năm 1740, người Pháp bắt đầu nghiên cứu khoa
học về cao su tại Ecuador và Guyane, và nguồn gốc của từ cao su được lấy từ
cách nói của người da đỏ: cao nghĩa là gỗ, su nghĩa là khóc.
Nhưng ngành công nghiệp cao su thì mới chỉ được khai nguồn từ gần hai
trăm năm nay khi mà kĩ thuật lưu hóa (phát minh bởi Charles Goodyear năm 1839)
đã làm cho cao su có được đặc tính mềm dẻo, đồng thời bền, không thấm nước,
không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Sự phát triển nhanh chóng về các ứng dụng của

10


cao su trong cuộc sống như săm lốp xe cộ, chất cách điện, làm đế giày dép, quần
áo bảo hộ, dụng cụ thể thao…đã làm cho nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên bùng nổ.
Cho đến cuối thế kỉ XIX, cao su chỉ được khai thác một cách tự nhiên và thô
sơ tại những cách rừng nguyên sinh thuộc Nam Mỹ và Châu Phi, đặc biệt là tại
Brasil. Những loài cây chính sản xuất cao su tại những vùng này là Hevea (sản
xuất ra keo Para) và Caucho Castilloa (sản xuất keo Ceara) thuộc rừng Amazone,
và Funtumia tại Châu Phi (sản xuất keo Ireh).


Những hạn chế trong việc khai

thác cao su tự nhiên và mong muốn làm giảm giá thành sản phẩm đã là nền
móng của việc trồng cao su hàng loạt tại Châu Á. Mặc dù những cố gắng của
Brasil trong việc giành độc quyền xuất khẩu cao su, năm 1876, H.A Wickam
người Anh đã mang trộm ra ngoài 70.000 hạt giống Hevea của Brasil, khởi đầu
cho ngành công nghiệp cao su tại Ceylan, sau đó đến Malaysia và Indonesia. Cao
su trồng, từ việc chỉ chiếm 0,8% trong tổng lượng sản xuất cao su tự nhiên thế giới
năm 1906, đã nhảy vọt lên 59% năm 1914 và lên đến 90% năm 1920.
Năm 1907, Fritz Hoffmann người Đức đã phát minh ra cao su tổng hợp làm
ra từ dầu mỏ. Nhu cầu của loại cao su tổng hợp đó đã bùng nổ vào chiến tranh thế
giới thứ hai khi quân Nhật xâm chiếm vào các nước chính sản xuất cao su tự
nhiên, khiến Mỹ phải sử dụng cao su tổng hợp để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng. Tỷ lệ cao su tự nhiên/cao su tổng hợp đã có sự thay đổi đáng kể từ đó.
Ngày nay, mặc dù cạnh tranh mạnh với cao su tổng hợp, nhưng nhu cầu cho
cao su tự nhiên trên thế giới vẫn không ngừng tăng lên, chiếm khoảng 40% tổng
nhu cầu cao su toàn cầu, vì một số tính chất của cao su tự nhiên không thể thay
thế được bởi cao su tổng hợp. Trong thực tế, cao su tự nhiên được sử dụng để sản
xuất ra những găng tay cực mỏng dùng trong phẫu thuật, để làm đầu bú giả trong
các bình sữa trẻ em, sản xuất bao cao su hay bóng bay…

11


Hình 1: Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên và cao su tổng hợp trên thế giới
1.2.2. Nhu cầu về cao su trên thế giới
Hệ quả của phát triển kinh tế cũng như dân số toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cao
su được vẽ trên một đường tăng từ năm 1961 đến 2007.

Hình 2: Nhu cầu cao su thế giới giai đoạn 1970 - 2010

Vùng Châu Á, Thái Bình Dương là nơi có nhu cầu tiêu thụ mạnh nhất kể từ
năm 1987.

12


Hình 3: Nhu cầu cao su theo vùng
Những nhà mua lớn cao su tự nhiên như Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc, Nga…
nhập khẩu nguyên liệu, biến hóa chúng và xuất lại những sản phẩm hoàn thành
đó đi khắp thế giới.

Hình 4: Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới năm 2010
Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất
thế giới. Lượng cầu về cao su tự nhiên của Trung Quốc phát triển ở mức 12%/năm
trong giai đoạn 1998 - 2005 để đạt tới 1,2 triệu tấn năm 2005. Trung Quốc ngày
nay tiêu thụ gấp 4 lần lượng cao su mà họ sản xuất ra và họ chính là động lực
chính để đẩy lượng cung cao su thế giới đi lên trong những năm tới cùng với sự
bùng nổ của thị trường ô tô trong nước.

13


Hình 5: Tình hình tiêu thụ và sản xuất cao su tự tại Trung Quốc
Sự đổ vỡ của thị trường tài chính và ngành công nghiệp vận chuyển đã làm
cho lượng cầu cao su giảm mạnh trong năm vừa qua. Sau 6 năm có tốc độ phát triển
liên tục tăng, lượng cầu cao su thế giới đã hạ nhiệt từ 23,05 triệu tấn năm 2007 đến
22,3 triệu tấn năm 2008, tức thụt lùi 3,2%.
* Có ba nhân tố chính đóng vai trò động lực thúc đẩy cho nhu cầu về
cao su tự nhiên trong những năm tới đây:
- Thứ nhất, cao su tự nhiên trụ rất vững dưới sự cạnh tranh của cao su tổng

hợp. Giải thích điều này là do 1) cao su tự nhiên là thành phần không thể thiếu và
được dùng ngày càng nhiều trong các loại lốp (lốp ô tô và xe tải, lốp an toàn trong
các máy bay và các tàu vũ trụ). Sản xuất săm lốp chiếm tới 70% lượng cung toàn
cầu về cao su tự nhiên.
- Thứ hai, các vấn đề về y tế và vệ sinh ngày càng được chú trọng trên tất cả
các quốc gia, điều đó đã thúc đẩy tốc độ phát triển của các loại găng tay làm từ
cao su tự nhiên lên đến 10%/năm. Thêm vào đó, nhu cầu bảo vệ khỏi các loại bệnh
dịch tình dục truyền nhiễm như Sida, lậu, giang mai…sẽ còn thúc đẩy nhu cầu sử
dụng bao cao su ngày càng lên cao.
- Thứ ba, chúng ta đang có một sự chuyển dịch dần dần về cầu của cao su tự
nhiên, từ các nước Tây Âu sang Châu Á. Điều này sẽ làm tăng cao trong tương
lai nhu cầu cao su tự nhiên vì triển vọng phát triển của các nước này rất lớn

14


(Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam…), nhất là sự phát triển của
ngành công nghiệp ô tô tại các nước này.
1.3. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp cao su Việt Nam
1.3.1. Tổng quan chung ngành cao su Việt Nam
Năm 2010, trên phạm vi toàn thế giới Việt Nam đứng thứ 6 về nguồn cung
cấp cao su tự nhiên, thứ 5 về sản lượng khai thác cao su tự nhiên sau Thái Lan,
Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, và đứng thứ 4 về xuất khẩu cao su tự nhiên trên
thế giới.
Sản lượng cao su Việt Nam chiếm khoảng 7,3% sản lượng cao su thiên nhiên
toàn cầu và diện tích khu vực trồng rừng cao su khoảng 6,6% diện tích cao su thiên
nhiên toàn cầu.
Bảng 1: Diện tích, sản lượng cao su thiên nhiên Việt Nam từ 2005 -2010
Năm


Tổng diện

Diện tích

Diện tích

Sản lượng

Năng suất

2005

tích (ha)
482,700

tăng (ha)
28,600

khai thác (ha)
334,200

(tấn)
481,600

(Kg/ha)
1.440

2006

522,200


39,500

356,400

555,400

1.558

2007

556,300

34,100

377,800

605,800

1.603

2008

631,500

75,200

399,100

660,000


1.654

2009

677,700

46,200

418,600

711,300

1.699

2010

740,000

62,300

438,500

754,500

1.721

(Theo số liệu thống kê – Bộ NN& PTNT - báo cáo của Hiệp hội cao su Việt Nam tại hội
nghị Dự án Escanber - 8/2011)


Diện tích trồng và sản lượng cao su tự nhiên khai thác của Việt Nam luôn giữ
được mức tăng qua các năm. Năm 2010, tổng diện tích trồng cao su tự nhiên dự
kiến đạt 740,000 nghìn ha, tăng 9,2% so với năm 2009. Tuy nhiên diện tích cao su
cho thu hoạch chỉ đạt 438,5 nghìn ha, bằng 59,3% tổng diện tích trồng. Sản lượng
cao su tự nhiên tăng 1,3% so với năm 2009, đạt 754,5 nghìn tấn.
Theo số liệu thống kê của văn phòng thống kê – Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, tổng diện tích trồng cao su Việt Nam năm 2010, tổng diện tích
trồng cao su Việt Nam năm 2009 đạt 677,7 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở

15


vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ… Diện tích
trồng cao su phần lớn thuộc các đơn vị trong Tập Đoàn công nghiệp cao su Việt
Nam.
Bảng 2: Diện tích, sản lượng rừng trồng cao su của các vùng năm 2010
Vùng

Đông Nam Bộ

Tổng diện tích
(ha)

Diện tích khai
thác (ha)

466,340

317,520


(63,1%)
Tây Nguyên

181,300
(24,5%)

Sản lượng

Năng suất

(tấn)

(kg/ha)

585,800

(72,4%)
91,170

1,845
(77,6%)

130,720
(20,8%)

(107,2%)
1,434

(17,3%)


(83,3%)

Duyên hải Nam 75,760
29,820
37,980
1,274
Trung Bộ
(10,2%)
(6,8%)
(5,0%)
(74,0%)
Miền Bắc
16,600
(2,2%)
Tổng
740,000
438,500
754,500
1,721
(Theo số liệu thống kê – Bộ NN& PTNT - báo cáo của Hiệp hội cao su Việt Nam tại hội
nghị Dự án Escanber - 8/2011)

Hình 6: Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam
1.3.2. Thị trường tiêu thụ cao su Việt Nam
a. Thị trường trong nước
Thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước khá nhỏ bé so với thị

16



trường xuất khẩu. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường trong nước chiếm
khoảng 10 - 15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Do công nghiệp chế
biến cao su còn thấp nên hiện nay chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế
biến để xuất khẩu. Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường trong
nước chủ yếu bao gồm: các loại săm lốp, găng tay y tế, băng chuyền, đai, phớt
dùng trong sản xuất công nghiệp…
Trong nước có 3 doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su: Công ty
cao su Sao Vàng (SRC), Công ty cao su Miền Nam (CSM) và Công ty cao su Đà
Nẵng (DRC). Ngoài ra các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su gia
tăng đáng kể những năm gần đây.
b. Tình hình xuất khẩu
Liên tục trong 3 năm (từ 2006 đến 2008), kim ngạch xuất khẩu cao su luôn đạt
trên 1 tỉ USD và là một trong 11 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1
tỉ USD mỗi năm. Số lượng và giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên tăng đều qua các
năm. Trong giai đoạn 2004 - 2008, tỷ trọng giá trị cao su xuất khẩu chiếm 2,2 3,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hình 7: Giá trị tỉ trọng xuất khẩu cao su ở Việt Nam
Theo Tổng cục thống kê, năm 2008 Việt Nam xuất khẩu 645 nghìn tấn cao su,
đạt kim ngạch 1,59 tỷ USD (giảm 10,3% về lượng, tăng 14% về giá trị so với năm
2007). Năm 2009, tình hình được dự báo sẽ ngược lại, Việt Nam xuất khẩu khoảng
700 nghìn tấn cao su (tăng 8,5%), nhưng chỉ thu về khoảng hơn 1 tỷ USD (giảm

17


37,5%). Nguyên nhân chính là giá xuất khẩu cao su trung bình năm 2009 được dự
báo sụt giảm so với năm trước.

Hình 8: Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam
Báo cáo ngành cao su quý 3/2009 cho thấy 7 tháng đầu năm 2009, Việt

Nam xuất khẩu 316 nghìn tấn, tăng 2,55% về lượng nhưng giảm gần 50% về
kim ngạch, đạt 453 triệu USD. Giá xuất khẩu cao su trung bình 6 tháng đầu năm
2009 đạt 1.425USD/tấn giảm 43,9% so với cùng kỳ. Trong quý 1/2009 xuất khẩu
cao su Việt Nam giảm cả về lượng và kim ngạch. Trong 3 tháng trở lại đây, khi
nhu cầu trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng thì sản lượng cao su
Việt Nam cũng bắt đầu tăng trở lại vào tháng 6 trở đi.

Hình 9: Sản lượng khai thác và số lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên
Các thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 7 tháng đầu năm
2009 đều có sự sụt giảm mạnh về kim ngạch. Xuất khẩu cao su vào thị trường Hàn
Quốc và Liên Bang Nga có mức giảm cao nhất (trên 60%). Trung Quốc tiếp tục là

18


thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam chiếm 70,2% tổng kim
ngạch xuất khẩu cao su, kế đến là Hoa Kỳ với 4,6%, đứng thứ 3 là Nhật Bản
chiếm 4,0% .
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam
Năm 2008
Quốc gia

7 tháng 2009

Trị giá
Tỷ trọng
(Triệu USD)

Quốc gia


Trị giá
(Triệu

Tỷ trọng

Tăng
trưởng

Trung Quốc 1,056.99

66.2%

Trung Quốc

318.10

70.2%

-42.09%

CHLB Đức

64.10

4.0%

Hoa Kỳ

20.66


4.6%

-33.68%

Hàn Quốc

63.19

4.0%

Nhật Bản

18.06

4.0%

-50.82%

Đài Loan

56.35

3.5%

Đài Loan

15.51

3.4%


-44.58%

Malaysia

48.38

3.0%

Malaysia

14.60

3.2%

-25.76%

Hoa Kỳ

43.34

2.7%

Hàn Quốc

11.65

2.6%

-61.03%


L.B. Nga

36.27

2.3%

CHLB Đức

10.49

2.3%

-53.24%

Nhật Bản

34.54

2.2%

Liên Bang Nga

6.66

1.5%

-63.25%

Trong quý 1/2012, lượng cao su xuất khẩu ước đạt 223 nghìn tấn, tăng khá cao
(+37,6) so với cùng kỳ năm trước, nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm (-8%), chỉ

đạt 654 triệu đô-la, vì giá giảm mạnh (-37,7%). Giá cao su giảm mạnh so cùng kỳ
năm 2011 là thời điểm giá tăng vọt quá cao do nhiều yếu tố tác động, chủ yếu từ
đầu cơ, lạm phát, chính sách kích cầu vượt mức cần thiết,…Hiện nay, lượng tồn kho
tại Trung Quốc còn quá lớn (180.000-200.000 tấn) nên giá cao su khó tăng đột biến,
nhưng cũng khó giảm sâu vì nguồn cung hạn hẹp vào mùa cây cao su thay lá và
chính sách mua trữ cao su của Thái Lan khi giá quá thấp gây thiệt hại cho người
trồng. Giá cao su đã có xu hướng tăng dần trong quý 1/2012. Chủng loại SVR 3L
đạt 3.228 USD/tấn vào tháng 1 và đạt 3.760 USD/tấn vào tháng 3, tăng 16,5%. Giá
cao su Việt Nam xuất khẩu thường thấp hơn giá của một số nước khác trong khu
vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia từ 2 - 5% do một số doanh nghiệp chưa ổn
định chất lượng sản phẩm và chưa đảm bảo giao hàng đúng hạn, đúng lượng nên
khách hàng thường lấy lý do này để mua với giá thấp.

19


1.3.3. Chiến lược ngành công nghiệp cao su Việt Nam đến năm 2020
Xem xét các nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới ngày càng tăng và những
lợi ích khác mà cây cao su mang lại ở khía cạnh của nền kinh tế, phúc lợi xã hội, và
bảo vệ môi trường, chính phủ Việt Nam đã ban hành một số quyết định trong năm
2009 để thiết lập mục tiêu đạt 800 nghìn ha trồng cây cao su vào năm 2015 và sản
xuất 1,2 triệu tấn vào năm 2020.
Tháng 6/2009 “Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến
năm 2020” được phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng. Đây là
thông tin quan trọng đối với sự phát triển của ngành cao su nước ta.
Để đảm bảo phát triển bền vững, chiến lược của ngành công nghiệp cao su
Việt Nam nên tập trung một số giải pháp chủ yếu sau:
- Mở rộng diện tích cao su thiên nhiên và sản xuất dựa trên sự cân bằng giữa
cung & cầu về cao su thiên nhiên trên toàn cầu.
- Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất và

chất lượng cao su thiên nhiên của các nhà sản xuất.
- Khuyến khích đầu tư trong sản xuất cao su và gỗ cao su đối với sản phẩm
“xanh”.
- Tăng cường thông tin và truyền thông để giảm bớt sự biến động của giá cao
su.
1.4. Cao su thiên nhiên
1.4.1. Mủ cao su thiên nhiên
Mủ cao su thiên nhiên là nhũ tương trong nước của các hạt cao su với hàm
lượng phần khô ban đầu từ 28% đến 40%. Các hạt cao su này vô cùng nhỏ bé và có
hình dạng quả trứng gà. Kích thước các hạt từ 0,05μm đến 3μm.
Một gam mủ cao su với hàm lượng phần khô khoảng 40% chứa 5.10 13 hạt với
đường kính trung bình khoảng 0,26μm. Tất cả các hạt cao su này luôn luôn nằm ở
trạng thái chuyển động Braonơ. Hạt latex có cấu tạo từ hai lớp: lớp trong cùng là
cacbuahydro, vỏ bọc bên ngoài là lớp hấp phụ làm nhiệm vụ bảo vệ latex không bị

20


keo tụ. Thành phần hóa học chủ yếu của lớp hấp phụ là các hợp chất chứa Nitơ
thiên nhiên: protein, các chất béo và muối xà phòng của các axít béo.
Các hạt latex cao su thiên nhiên mang điện tích âm. Giá trị điện tích phụ thuộc
vào nồng độ mủ cao su, trị số pH của môi trường và dao động từ (-40mV) đến (110mV). Khối lượng riêng của latex phụ thuộc vào nồng độ (hàm lượng khô) pha
cao su trong nó (khối lượng riêng pha cao su là 914 kg/m 3, khối lượng riêng của
môi trường nhũ hóa là 1020 kg/m3).
Mủ cao su chảy từ cây cao su ra có kiềm tính yếu (pH = 7,2). Sau vài giờ bảo
quản thì trị số pH của mủ giảm dần xuống 6,9 ÷ 6,6, sau đó latex dần dần bị keo tụ.
Trong quá trình keo tụ pha cao su liên kết lại với nhau rồi tách rời khỏi nhũ tương
nước (serum) và nổi lên bề mặt bể chứa.
Hiện tượng keo tụ latex thường do axit gây nên. Trong môi trường axit, ion H +
rất linh động do có lực điện tích đã tịnh tiến đến bề mặt hạt latex, tách đẩy lớp vỏ bề

mặt ra khỏi lớp cacbuahydro làm pha cacbuahydro tiếp xúc lại với nhau, dính vào
nhau và xuất hiện hiện tượng keo tụ. Hiện tượng keo tụ latex trong quá trình bảo
quản là kết quả tác dụng của các ion H+ được hình thành trong quá trình oxy hóa các
loại men luôn luôn tồn tại trong latex. Để ngăn chặn hiện tượng keo tụ này, khi khai
thác mủ cao su thường sử dụng các chất ổn định pH của môi trường là amoniac
0,5%, duy trì pH môi trường từ 10 ÷ 11.
Thành phần và tính chất mủ cao su thiên nhiên phụ thuộc vào tuổi của cây, khí
hậu và thổ nhưỡng nơi cây cao su phát triển. Đối với mỗi cây cao su thì thành phần
và tính chất của latex lại phụ thuộc vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, thành phần chính
của mủ cao su thiên nhiên (% theo khối lượng) gồm:
Nước

52,3 ÷ 67%

Cacbuahydro

37,3 ÷ 29,5%

Polyxacarit

4,2 ÷ 1,2%

Nhựa thiên nhiên

3,4 ÷ 1,0%

Protein

2,7 ÷ 0,9%


Chất khoáng

0,2 ÷ 0,4%

21


Mủ cao su thiên nhiên chứa nhiều nước. Để giảm giá thành vận chuyển và
thuận tiện sử dụng latex thường được cô đặc. Ngày nay để cô đặc latex có thể lựa
chọn một trong bốn phương pháp thông dụng sau:
- Phương pháp ly tâm
- Phương pháp bay hơi tự nhiên
- Phương pháp phân lớp
- Các phương pháp sử dụng các chất điện giải
Bằng các phương pháp cô đặc latex khác nhau latex nhận được cũng có tính
chất khác nhau, thành phần hóa học khác nhau. Chính vì vậy chọn phương pháp cô
đặc phải dựa trên các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và điều kiện thực tế của sản
xuất.
Cô đặc latex bằng phương pháp lắng tách cho phép nâng cao hàm lượng phần
polyme lên tới 60%. Latex cô đặc bằng phương pháp này có độ ổn định cao vì lớp
vỏ bảo vệ các hạt cao su không bị phá vỡ. Hàm lượng các chất tan trong nước còn
lại trong latex nhỏ vì hầu hết chúng đã được loại bỏ theo serum trong quá trình cô
đặc.
Latex cũng có thể cô đặc bằng phương pháp ly tâm. Theo phương pháp cô đặc
này latex có hàm lượng phần polyme thấp được quay trong cối ly tâm với vận tốc
1800 vòng/phút. Điều chỉnh vận tốc nạp liệu vào cối ly tâm có thể chia latex ra
thành hai phần:
- Phần cô đặc có hàm lượng phần polyme khoảng:

60%


- Phần serum có hàm lượng phần polyme khoảng từ:

10 ÷ 15%

Bằng phương pháp ly tâm có thể thu được latex có hàm lượng phần polyme
cao; hàm lượng các chất tan trong nước, các chất bảo vệ hạt cao su giảm nhiều vì
trong phần cô đặc các hạt cao su có kích thước lớn, có diện tích bề mặt nhỏ được
làm giàu. Cô đặc latex bằng phương pháp ly tâm cho năng suất cô đặc cao, thời gian
cô đặc giảm. Tuy nhiên, dưới tác dụng của lực cơ học lớn (lực ly tâm) các lớp bảo
vệ hạt latex bị phá vỡ nhiều nên latex cô đặc nhận được có độ ổn định thấp.

22


Ngoài các phương pháp cô đặc latex có năng suất cao và hàm lượng phần
polyme lớn trong sản phẩm cuối cùng, phương pháp cô đặc latex bằng cách cho bay
hơi nước tự nhiên vẫn được sử dụng rộng rãi cho các cơ sở sản xuất thủ công để sản
xuất những mặt hàng dân dụng không đòi hỏi những tính năng kỹ thuật cao. Cô đặc
latex bằng phương pháp này đòi hỏi phải có mặt bằng sản xuất lớn, thoáng, mát. Để
chống hiện tượng keo tụ latex do một phần amoniac bay hơi vào không khí trước
khi cô đặc latex được ổn định bằng KOH 5% và muối Na của axit béo làm chất nhũ
hóa. Latex nhận được bằng phương pháp này có hàm lượng phần polyme không
cao, chứa tất cả các hợp chất tan trong nước đã có trong nguyên vật liệu ban đầu.
Thành phần của latex cô đặc bằng phương pháp khác nhau thì khác nhau (bảng 4)
Bảng 4: Thành phần latex cô đặc bằng các phương pháp khác nhau
Phương pháp cô đặc

STT
1

2
3
4
5
6

Thành
Cao
su phần latex [ % ]
Chất trích ly bằng axeton
Chất tan trong nước
Hợp chất chứa nitơ
Khoáng chất
KOH

Ly tâm
Cô đặc
Serum
60
7,5
3,5
11
1,5
35,0
0,3
2,5
0,4
3,0
-


68
Bay
5,7hơi
11,2
0,57
5,3
1,3

1.4.2. Thành phần và cấu tạo hóa học của cao su thiên nhiên.
Cao su thiên nhiên gồm nhiều chất hóa học khác nhau:
- Cacbuahydro (phần chủ yếu)
- Độ ẩm
- Các chất trích ly bằng axeton
- Các chất chứa nitơ (chủ yếu là protêin)
- Chất khoáng
Hàm lượng các chất này có thể dao động tương đối lớn và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như:
- Phương pháp sản xuất

23


- Tuổi của cây cao su
- Cấu tạo thổ nhưỡng
- Khí hậu nơi cây sinh trưởng và phát triển
- Mùa khai thác cao su
Tính chất cơ lý, tính năng kỹ thuật của cao su thiên nhiên được xác định bằng
mạch cacbuahydro tạo thành từ mắt xích izopenten
CH2 - C = CH - CH2
CH3


n

Các mắt xích izopenten cũng tìm thấy trong mạch đại phân tử của cao su
izopren. izopenten có thể tham gia vào phản ứng của mạch đại phân tử ở các vị trí
1,4; 1,2; 3,4.
Cao su thiên nhiên là polyizopen mà mạch đại phân tử của nó được hình thành
từ các mắt xích izopenten cis đồng phân liên kết với nhau ở vị trí 1,4.
H3 C

H
C

H2C

C

H

H3C
CH2

CH2

C

CH2
C

C


H3C

H2C

C
CH2

H

Ngoài các mắt xích izopenten tham gia vào hình thành mạch đại phân tử ở vị
trí 3,4. Khối lượng phân tử trung bình của cao su thiên nhiên là 1,3.10 6. Mức độ dao
động khối lượng tử rất nhỏ (từ 10 5 đến 2.105). Cũng có cấu tạo hóa học với cao su
thiên nhiên còn tồn tại một loại nhựa cấy khác mà phân tử của nó được cấu tạo từ
các mắt xích 1,4-trans đồng phân izopenten (tên là Gutapertra). Ở đồng phân 1,4trans izopenten các nhóm thế metyl sắp xếp gần nhau hơn nên giữa chúng có ái lực
vật lý Valdelval lớn hơn cao su thiên nhiên.
Bảng 5: Thành phần hóa học của cao su thiên nhiên
Loại cao su
STT
1
2

Thành phần chính [ % ]
Cacbuahydro
Chất trích ly bằng axeton

Hong khói
93 – 95
1,5 – 3,5


24

Crep trắng
93 - 95
2,2 – 2,45

Bay hơi
85 – 90
3,6 – 5,2


3
4
5
6

Chất chứa nitơ
Chất tan trong nước
Chất khoáng
Nước

2,2 – 3,5
0,3 – 0,85
0,15 – 0,85
0,2 – 0,9

2,4 – 3,8
0,2 – 0,4
0,16 – 0,85
0,2 – 0,9


4,2 – 4,8
5,5 – 5,72
1,5 – 1,8
1,0 – 2,5

+ Thành phần hóa học của các chất trích ly bằng axeton: 51% axít béo (axít
oleic, axít steoric) giữ vai trò làm trợ xúc tiến cho quá trình lưu hóa.
+ Axít béo trong cao su tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. 3% là este của các axít
béo, 7% glucose. Phần còn lại là các axít amin béo và các hợp chất photpho hữu cơ
0,08% đến 0,16% các hợp chất hữu cơ kiềm tính: C 17H42O3 và C20H30O. Những hợp
chất này có khả năng chống lại phản ứng oxy hóa mạch cacbuahydro và giữ vai trò
chất phòng lão hóa tự nhiên cho cao su.
+ Các chất chứa nitơ trong cao su thiên nhiên gồm protein và các sản phẩm
phân hủy protein là các axít amin. Thành phần hóa học của protein được xác định
bằng phương pháp Kjeldahl gồm: 50 ÷ 55%C; 6,5 ÷ 7,3%H; 21 ÷ 24%O; 15 ÷
18%N; 0 ÷ 2,4%S. Khối lượng phân tử của protein là 3400. Các protein trong cao
su làm tăng vận tốc quá trình lưu hóa, đồng thời bảo vệ cao su dưới tác dụng của
các quá trình oxy hóa. Protein làm giảm tính năng kỹ thuật của các sản phẩm cao su
vì tăng khả năng hút ẩm và giảm tính cách điện của vật liệu.
+ Thành phần của chất khoáng – thành phần của chất trơ trong quá trình thiêu
kết polyme, gồm các chất của kim loại kiềm, kiềm thổ: muối natri, kali, magie, các
oxit kim loại kiềm, kiềm thổ và cả các kim loại cá hóa trị thay đổi như Fe 2O3;
MnO2; CuO… Hàm lượng chất khoáng trong cao su phụ thuộc chủ yếu vào phương
pháp sản xuất.
+ Cao su được sản xuất bằng phương pháp bay hơi nước từ latex có hàm
lượng chất khoáng cao nhất vì trong quá trình bay hơi toàn bộ các chất khoáng ở lại
trong cao su. Trong cùng một phương pháp sản xuất, hàm lượng các chất khoáng
trong cao su phụ thuộc vào tuổi của cây, khí hậu và thổ nhưỡng nơi cây phát triển,
mùa thu hoạch mủ…

Đối với cao su tiêu chuẩn SMR hàm lượng các hợp chất phi cao su được qui
định theo bảng 6.

25


×