Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐÔNG KINH DOANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM và NGÂN HÀNG THƯƠNG mại QUỐC tế VIB từ năm 2011 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.65 KB, 40 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Khoa Ngân hàng

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐƠNG KINH DOANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VIB
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY
Lớp: Sáng thứ 4 - ca 1 - H307

Giảng viên: ThS. Nguyễn Tiến Hưng
Nhóm ATC:
1. Đào Mạnh Cường.(Nhóm trưởng)
2. Bàn Văn Điệp.
3. Phan Kim Huệ.
4. Bùi Quang Huy.
5. Vương Thị Thùy Anh.

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
Chương 1................................................................................................................................................1
Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngân hàng.....................................................................................1
1.1.Những vấn đề chung về NHTM.....................................................................................................1
1.2.Đặc điểm của hoạt động của NHTM.............................................................................................1
1.3.Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM.................................................................................1
CHương 2. ..............................................................................................................................................2
Sự thay đổi về hoạt động kinh doanh ngân hàng ..................................................................................2


ở Việt Nam trong 5 năm qua..................................................................................................................2
2.1.Sự thay đổi về môi trường kinh doanh.........................................................................................2
2.2.Sự thay đổi chung về hoạt động kinh doing của hệ thống ngân hàng Việt Nam...........................6
Chương 3..............................................................................................................................................11
Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP .......................................................................11
Quốc tế Việt nam (VIB) từ năm 2011 đến nay......................................................................................11
3.1.Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB).............................................................12
3.2.Phân tích về hoạt động kinh doanh của VIB từ năm 2011 đến nay............................................12
3.3.Dự báo xu hướng hoạt động kinh doanh của VIB trong thời gian sắp tới...................................25
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................28
Mục lục bảng số liệu và tài liệu tham khảo...........................................................................................29
A.Bảng biểu.......................................................................................................................................29
B.Tài liệu tham khảo.........................................................................................................................37


LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, là trung gian tài chính – một mắt xích
có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế.Khi tiếp cận một ngân hàng người ta
cũng quan tâm đến hiện trạng hoạt động và triển vọng tương lai của nó như đối với
một doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Việt Nam cũng tuân theo những nguyên lý cơ
bản của hệ thống ngân hàng trên thế giới, trên cơ sở đưa ra những chiến lược phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Bài thảo luận này
sẽ đưa ra những phân tích khái quát về hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng
Việt Nam nói chung và đi vào phân tích cụ thể ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
(VIB) từ năm 2011 đến nay qua những chỉ số tài chính và những xu hướng thay đổi
trong giai đoạn này.
Chúng tôi mong muốn khi đọc xong bài thảo luận , người đọc sẽ phần nào hiểu rõ
hơn về tình hình họat động thực tế của VIB những năm vừa qua và có thêm cho mình
một mảnh ghép trong bức tranh tồn cảnh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
1.1.Những vấn đề chung về NHTM
Khái niệm ngân hàng thương mại: Tuy chưa có một định nghĩa nào chung cho
khái niệm NHTM ( NHTM) trên thế giới do ở mỗi quốc gia thì các NHTM hoại động
trong một thể chế pháp luật khác nhau.
Ở Việt Nam có thể hiểu NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các
công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm
rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và
cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên.
1.2.Đặc điểm của hoạt động của NHTM
NHTM là các doanh nghiệp vay mượn ,huy động tiền tệ từ các chủ thể đang
nắm giữ tiền tạm thời chưa dùng tới để rồi dùng tiền đó cho vay, đầu tư vào những
lĩnh vực nhà nước cho phép. Đây là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lĩnh vực kinh
doanh ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh khác. Nhưng hoạt động kinh doanh ngân
hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó mà ngân hàng phải tạo ra những biện
pháp, kỹ thuật để phòng ngừa rủi ro cho người gửi tiền, người vay tiền và cho chính
bản thân mình.
NHTM kinh doanh mang tính hệ thống cao và chịu sự quản lí nghiêm ngặt của
Nhà nước. Có thể nói, tình hình lưu thơng và giá trị của tiền tệ có ảnh hưởng sâu rộng
đến tồn bộ nền kinh tế; hơn nữa, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ln mang tính
lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Do đó địi hỏi
các cơ quan quản lý Nhà nước phải có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt sao cho
Chính sách tiền tệ quốc gia được đảm bảo thực hiện,hệ thống tài chính ngân hàng được
đảm bảo an tồn, quyền lợi của người gửi tiền và người đầu tư được bảo vệ.
1.3.Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM
Nghiệp vụ tài sản Nợ: Nghiệp vụ tài sản nợ là nghiệp vụ tạo vốn của NHTM.
Các nghiệp vụ tạo vốn của NHTM bao gồm có: nhận tiền gửi, đi vay, phát hành

GTCG.
Nghiệp vụ tài sản Có: Bao gồm hoạt động tín dụng, ngân quỹ, tài chính.
Các nghiệp vụ kinh doanh khác : thanh toán, bảo hiểm, bảo lãnh, dịch vụ ủy
thác, tư vấn, nghiệp vụ ngoại bảng.

1


CHƯƠNG 2.
SỰ THAY ĐỔI VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM TRONG 5 NĂM QUA
2.1.Sự thay đổi về môi trường kinh doanh.
2.1.1. Sự thay đổi của yếu tố bên ngoài tác động đến ngành ngân hàng.
a. Hành lang pháp lý
Nhà nước cũng đã ban hành các văn bản để phát triển hệ thống ngân hàng điển
hình như điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ phần cho nhà đầu tư trong nước đầu
tư vào thị trường ngân hàng Việt Nam như Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Chứng
khoán năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 24/2007/QĐNHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập
ngân hàng. Các quy định tại Quyết định số 1122/2001/QĐ-NHNN ngày 04/9/2001,
Quyết định số 797/2002/QĐ-NHNN ngày 29/7/2002 và Quyết định số 20/2008/QĐNHNN ngày 04/7/2008 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1122 về cổ đông, cổ phần, cổ
phiếu và vốn điều lệ của NHTM trước đây đã có hướng dẫn cụ thể chung cho hoạt
động mua cổ phần tại các ngân hàng, theo đó các tổ chức, cá nhân trong nước phải
tuân thủ các quy định về điều kiện, tỷ lệ, trình tự, thủ tục tăng vốn điều lệ của ngân
hàng. Các tổ chức, trong đó có tổ chức tín dụng phải tuân thủ các điều kiện về chế độ
tài chính, kế tốn, báo cáo tài chính năm phải được kiểm tốn bởi tổ chức kiểm toán
độc lập thuộc danh sách các tổ chức kiểm tốn đã được Bộ Tài chính cơng bố đủ tiêu
chuẩn kiểm toán doanh nghiệp.

b. Yếu tố kinh tế
Kể từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế ln phải đối mặt với những khó

khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, cơ sở hạ tầng trở thành điểm nghẽn, lạm phát
tăng cao tới 22% vào cuối năm 2008, rồi giảm sâu xuống 4,09% năm 2014. Để kiềm
chế lạm phát và những bất ổn vĩ mô, các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ được điều
hành theo hướng thắt chặt, đã có tác động mạnh tới lạm phát và sức cầu của nền kinh
tế. Đặc biệt là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), ngân
hàng. Đối với khơng ít DN, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vay ngân hàng, trong
khi lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn ở mức cao (18%- 25% vào năm 2010,
2011, sau đó giảm dần xuống mức 15% -17% vào năm 2012, 2013) và 8% - 12% vào
năm 2014. Với lãi suất vay cao, thị trường đầu ra cho sản bị thu hẹp do nhiều nguyên
nhân, hàng tồn kho tăng cao, nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn. Năm 2014, mặc
dù nền kinh tế có nhiều biểu hiện được phục hồi, nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ
DN đã được triển khai, thị trường tài chính có một số chuyển biến tích cực nhưng số
2


DN giải thể, dừng hoạt động vẫn cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ
ngân hàng, tương ứng với việc nợ xấu giữa DN với ngân hàng ngày càng cao.
c. Yếu tố xã hội
Hiện nay tại các thành phố lớn, dân cư sống đơng đúc, trình độ dân trí cao,
thu nhập cao nên sẽ dẫn đến khả năng tiếp cận với dich vụ ngân hàng dễ hơn, số
tiền nhàn rồi nhiều nên việc huy động vốn cũng như hoạt động cho vay của các
ngân hàng. Điều này cũng khiến các ngân hàng ngày càng mở ra nhiều chi nhánh ở
khắp các quận của các thành phố lớn. Nhưng bên cạnh đó, yếu tố này cũng dẫn đến
sự cạnh tranh chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng, làm cho hệ thống ngân hàng
ngày càng phát triển.
d. Cạnh tranh gay gắt giữa các định chế tài chính
Sự phát triển của hệ thống tài chính kể từ khi đổi mới đến nay, mặc dù có nhiều
thành tựu, nhưng đã có sự phát triển sai lệch về mặt cấu trúc, cơ cấu về quy mô chưa
thực sự hợp lý, hình thành q nhiều các cơng ty chứng khốn, các qui đầu tư so với
qui mơ thị trường chứng khốn, các định chế tài chính là ngân hàng thiếu những định

chế tài chính có quy mơ lớn, hoạt động xun quốc gia, đồng thời cũng thiếu các định
chế tài chính có quy mơ phù hợp để phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn. Số
lượng các định chế tài chính Việt Nam hiện nay là nhiều, phân bố không đều, mạng
lưới các định chế tài chính tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, hạn chế khả năng thu
hút và phân bổ nguồn lực tài chính tới các vùng miền khác của cả nước. Xét về cấu
trúc thị trường tài chính, thì thị trường chứng khốn, thị trường trái phiếu phát triển
chưa tương thích với thị trường tiền tệ, qua đó mà gây sức ép tăng 494 trưởng nguồn
vốn để đầu tư tín dụng của các định chế tài chính là Ngân hàng; thị trường tài chính
nơng thơn phát triển chậm so với yêu cầu; thị trường thứ cấp cịn rất manh nha.
e. Mơi trường quốc tế
Cho đến nay, làn sóng tồn cầu hố đã có thêm nhiều đặc trưng mới do sự phát
triển của xã hội đem lại như: các loại thị trường mới (thị trường chứng khoán, ngân
hàng, bảo hiểm…); các công cụ mới (máy fax, điện thoại di động, máy tính, mạng
internet, vận tải đường khơng …); các thể chế mới (như: các tập đoàn kinh tế đa quốc
gia liên kết chi phối nền sản xuất thế giới, tổ chức thương mại thế giới ngày càng có
ảnh hưởng và quyền lực lớn đối với các quốc gia…); các quy tắc và chuẩn mực mới
(các hiệp định đa phương, song phương xuất hiện ngày càng nhiều và có vai trị to lớn
trong việc điều chỉnh hàng loạt chính sách của các quốc gia, hành vi ứng xử giữa các
quốc gia…)Dưới ảnh hưởng của cơng nghệ và tồn cầu hoá, Các ngân hàng hiện nay
đã đa dạng các loại dịch vụ và mở rộng hoạt động bằng cách vươn tới các thị trường
mới trong và ngoài nước.
3


f. Sự phát triển của nền tảng công nghệ thông tin hiện đại.
Cơng nghệ thơng tin đóng vai trị hết sức quan trọng đến HĐKDNH. Xét về mặt
cơ hội, công nghệ thơng tin giúp tăng 43-48% lãi rịng của ngân hàng nhưng cũng có
thể kéo giảm 29-36% lợi nhuận khi xét ở khía cạnh thách thức.
Hiện các kênh phân phối truyền thống của ngân hàng là chi nhánh/phòng giao
dịch, ATM/POS, phone banking, home banking và call center. Tuy nhiên, dưới tác

động của công nghệ thông tin, kênh phân phối của ngân hàng sẽ chuyển dịch, phát
triển mạnh trong tương lai là internet banking, mobile banking, tablet banking và
social network/media.
2.1.2. Sự thay đổi của các yếu tố nội tại ngành ngân hàng Việt Nam.
Sự thay đổi của môi trường kinh doanh Ngân hàng trong những năm vừa
qua
a. Nợ xấu tăng cao, gia tăng rủi ro hệ thống
Kể từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế luôn phải đối mặt với những khó khăn, sức cạnh
tranh của nền kinh tế yếu, cơ sở hạ tầng trở thành điểm nghẽn, lạm phát tăng cao tới 22% vào cuối
năm 2008, rồi giảm sâu xuống 4,09% năm 2014. Mỗi năm có khoảng vài chục ngàn DN giải thể, dừng
hoạt động. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế có nhiều biểu hiện được phục hồi, nhưng số DN giải thể,
dừng hoạt động vẫn cao. Đáng chú ý, một số DN có quy mơ trung bình và lớn tuy đã cố gắng cầm cự
trong giai đoạn khó khăn, nhưng đến nay vẫn phải ngừng hoạt động có thời hạn, giải thể... Điều này
ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, tương ứng với việc nợ xấu giữa DN với ngân hàng
ngày càng cao. [Bảng 1, phụ lục trang 29]

Trong kinh doanh ngân hàng, để xảy ra nợ xấu, trước hết là trách nhiệm của
NHTM (NHTM) và khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, đó còn là tránh nhiệm của khách
hàng và của cơ quan quản lý.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra phương án xử lý nợ xấu qua Công ty
Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Đến cuối năm 2014, VAMC đã
mua được 98.000 tỷ đồng nợ xấu của gần 40 tổ chức tín dụng (TCTD). Vậy nhưng,
việc xử lý nợ xấu đã mua rất ít, tính đến nay VAMC mới chỉ xử lý được 4.161 tỷ đồng,
chiếm 4,2% số nợ xấu đã mua. Trong số nợ xấu được xử lý, có khoảng 50% là những
khoản nợ khách hàng tự nguyện trả, số còn lại là do các NHTM cùng VAMC bán tài
sản bảo đảm.

4



b. Vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng
Một số NHTM Việt Nam đã có quy mơ khá lớn so với một số NHTM trong khu
vực, tuy nhiên do tính minh bạch vẫn yếu, gây nên tình trạng sở hữu chéo. Việc nắm
giữ cổ phần của nhau trong hoạt động ngân hàng đã đến mức trầm trọng, phát sinh
nhiều tiêu cực và phức tạp. Chính sở hữu chéo đã giúp khơng ít ơng chủ ngân hàng có
điều kiện sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối ở một vài ngân hàng khác, cũng như có
DN trực tiếp hoặc giám tiếp sở hữu ngân hàng. Khi doanh nghiệp có cổ phần lớn, có
khả năng chi phối hoạt động ngân hàng, đã dễ dàng sử dụng khoản lớn vốn huy động
trong xã hội, cho mục đích của doanh nghiệp. Hậu quả một số ngân hàng yếu kém, bất
ổn, nợ xấu lớn có những nguyên nhân sâu xa từ sở hữu chéo. Nếu khơng xử lý mạnh
sở hữu chéo, khó có thể nắn dòng vốn từ những ngân hàng này vào lĩnh vực cần vốn
cho sản xuất, kinh doanh.
Nhằm giải quyết các vấn đề trên, cũng như để xử lý nợ xấu trong toàn bộ hệ
thống, Ngân hàng Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ đã thực hiện tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng, góp phần nâng cao khả năng quản lý kinh tế nói chung và
thực hiện chính sách tiền tệ nói riêng. Trong đó phải kể đến việc thành lập và triển
khai hiệu quả Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Mua NHTM cổ phần với giá 0 đồng, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, không gây đổ bể
hàng loạt các ngân hàng và gắn trách nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị và cổ
đơng vì quản lý ngân hàng khơng có hiệu quả. Đây có thể xem là một giải pháp “đánh
chuột khơng vỡ bình”, giữ được niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào chính
sách tiền tệ nói riêng và cơ chế, chính sách nói chung.
c. Hệ thống cơng nghệ của khơng ít ngân hàng chưa đồng bộ.
Điều này khiến các dữ liệu để quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất thiếu nhất
qn, gây khó khăn cho cơng tác phân tích, dự báo, đề xuất chiến lược quản lý rủi ro
thanh khoản, lãi suất phù hợp.Việc dự báo những thay đổi của môi trường kinh doanh
tại các NHTM cũng chưa được quan tâm đúng mức, một phần cũng ảnh hưởng từ sự
thay đổi khó lường của cơ chế chính sách, khiến ngân hàng bị động trước những biến
động đột ngột của thị trường, ảnh hưởng đến khả năng quản lý và sử dụng vốn của
ngân hàng.
Những hạn chế nêu trên, có nguyên nhân từ bất ổn vĩ mô, hành lang pháp lý

chưa hồn thiện, cịn có ngun nhân từ ngân hàng: Sự thiếu đồng bộ về công nghệ và
quản lý dữ liệu dẫn đến quá trình quản trị điều hành và kiểm tra giám sát hoạt động
ngân hàng của các nhà quản trị ngân hàng chưa cao.

5


2.2. Sự thay đổi chung về hoạt động kinh doing của hệ thống ngân hàng Việt
Nam.
2.2.1. Về phạm vi hoạt động
Trong 5 năm từ 2011-2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang thực hiện
mở rộng phạm vi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng ở trong nước cũng như nước
ngồi trong giới hạn có thể kiểm sốt được.
Thứ nhất, mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều
kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng. Bên
cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh,
phòng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.
Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng thay đổi dần việc phân bổ tới các khu
nông thôn và trung du, miền núi. Theo TS. Cao Sỹ Kiêm, trước đây, mặc dù hệ thống
ngân hàng đang phát triển rất nhanh, số lượng tăng lên nhiều, nhưng tập trung chủ yếu
ở thành thị. Ví dụ như Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã
mở rộng và có tới 4.000 – 5.000 điểm giao dịch ở nơng thơn. Nhưng sau đó cơ cấu lại,
“rút” về các Chi nhánh trực thuộc, khiến cho địa bàn hoạt động tại đây bị co lại. Trong
khi đó, các ngân hàng khác mặc dù cũng có hoạt động ở nơng thơn, nhưng chỉ phục vụ
cho những đối tượng thích hợp với chức năng hoạt động của họ. Còn ngân hàng hoạt
động trực tiếp phục vụ cho các hộ nông dân như những món vay tiêu dùng, sản xuất
thì rất hạn chế.
Hệ thống QTDND cũng cịn khá mỏng. Việt Nam có 63 tỉnh, thành với khoảng
12.000 xã, phường, nhưng mới có 53 tỉnh, thành phố có Quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND), với gần 1.200 QTDND cơ sở. Có nghĩa mới đáp ứng được hơn 11% số xã,

phường trong có cả nước và khơng đồng đều giữa các địa phương. Bên cạnh đó, phần
lớn QTDND tập trung ở vùng đồng bằng, thành phố lớn, còn khu vực cần nhiều hoạt
động của quỹ ở các vùng sâu vùng xa thì lại chưa thành lập được nhiều. Vì vậy, lỗ
hổng lớn nhất hiện nay là ngân hàng phục vụ cho khu vực nông thôn.
Thứ hai là tăng cường mở cửa thị trường và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
ngân hàng. Thị trường dịch vụ ngân hàng của Việt Nam đã được tự do hóa đáng kể, có
độ mở tương đối cao và mức độ thâm nhập của ngân hàng nước ngoài lớn. Các ngân
hàng của Việt Nam từng bước gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến
nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đã hiện diện thương mại tại Việt Nam và
một số ngân hàng của Việt Nam đã hiện diện ở nước ngoài (Lào, Campuchia, Mianma,
Trung Quốc, Đức).

6


Nhiều NHTM đã mở chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngồi, đó là Ngân
hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có văn
phịng đại diện tại Singapore; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) mở văn phòng đại diện tại Campuchia, Myanmar; Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương tín (Sacombank) mở chi nhánh ở Lào, Campuchia, Sacombank còn thành lập
ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia (10/2011); Ngân hàng Quân đội
(MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã khai trương chi nhánh tại
Campuchia,... Ngoài ra, Vietcombank, ACB, BIDV cũng đã được Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cho phép mở văn phòng đại diện tại Mỹ, tuy nhiên, Cục Dự trữ liên
bang Mỹ chưa chấp thuận. Thị trường Lào và Campuchia được các ngân hàng đánh
giá là dễ triển khai dịch vụ và dễ chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, với dân số khiêm
tốn hơn so với Việt Nam, việc mở rộng đầu tư sang thị trường hai nước này cần phải
được các ngân hàng Việt Nam xem xét, phân tích kỹ nhất là về dân số, tỷ lệ dân thành
thị. Bên cạnh thị trường khu vực Đông Dương, nhiều NHTM cịn tìm kiếm địa bàn
hoạt động ở những nước phù hợp với tiêu chuẩn và nguồn lực của mình.

Thứ ba, nâng cao hợp tác song phương,đa phương giữa ngân hàng Việt Nam và
nước ngoài. Trong tháng 2/2014, Vietcombank hợp tác với ngân hàng Nhật Aichi
Bank. Theo đó, Aichi Bank sẽ giới thiệu các khách hàng đang hoạt động tại Việt Nam
đến mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ tài chính và phi tài chính do Vietcombank
cung cấp. Ngược lại, Vietcombank sẽ trao đổi thông tin và hỗ trợ tư vấn cho Aichi
Bank và các khách hàng của Aichi Bank các vấn đề liên quan đến thơng tin kinh tế, thị
trường tài chính, mơi trường đầu tư, các quy định và hệ thống pháp luật… tại Việt
Nam. Ngoài ra, trên cơ sở đề nghị và bảo lãnh đối ứng của Aichi Bank, Vietcombank
cũng xem xét cho vay các khách hàng doanh nghiệp của Aichi Bank đang hoạt động
tại Việt Nam. Tương tự như vậy cũng có nhiều sự hợp tác như hợp tác toàn diện giữa
ngân hàng Công thương (Vietinbank) và Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, ngân hàng
TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện
(MOU) với Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ (Việt Nam) và ký thỏa thuận hợp
tác toàn diện, hợp đồng vay hợp vốn quốc tế trị giá 105 triệu USD với thời hạn 5 năm
và thỏa thuận trong lĩnh vực chuyển tiền với Ngân hàng Cathay United (Đài Loan)
(2015),…
TS. Phan Minh Ngọc, chuyên gia kinh tế cũng cho biết, AEC đã hướng tới mục
tiêu hội nhập ngành ngân hàng nội khối vào năm 2020, tạo ra một hệ thống ngân hàng
mở cho phép các ngân hàng ASEAN được hoạt động một cách bình đẳng với ngân
hàng sở tại của bất kỳ thành viên nào trong khối. Trên thực tế, không chỉ các ngân
7


hàng trong khu vực ASEAN, mà nhiều ngân hàng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, châu Âu… cũng đang “ném đá dị đường” tìm hiểu thị trường Việt Nam,
sẵn sàng đón đầu cơ hội mới từ AEC, TPP...
2.2.2. Sự thay đổi về thị trường mục tiêu của các NHTM Việt Nam.
Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán bn là dành cho các cơng ty, tập đồn kinh
doanh,... cịn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân. Tại Việt Nam,
quy mơ tín dụng tiêu dùng chiếm 20% GDP, thấp hơn rất nhiều so với các nước Châu

Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tỷ lệ người lớn có tài khoản ngân hàng theo thống
kê vào năm 2011 của Việt Nam cũng ở mức thấp 21.4% (chỉ cao hơn Campuchia và
Indonesia). Do đó Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển mảng bán lẻ của các
ngân hàng.
Chính vì vậy, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa
các NHTM trên các lĩnh vực chính. Tính đến hết quý 3/2014, xét về quy mô ngân hàng
bán lẻ, tại Việt Nam có tất cả 97 NHTM với khoảng 60,000 tài sản vãng lai. Tổng tải
sản của các tổ chức tín dụng so với GDP chiếm 158%. [Bảng 2, phụ lục trang 29].
2.2.3. Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam.
Để thích ứng với những tác động đến từ sự thay đổi của môi trương bên trong
cũng như bên ngoài ngành ngân hàng, các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm
2011 đến 2015 đã thay đổi, phát triển cơ cấu sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Bên cạnh
tiếp tục củng cố và phát huy các sản phẩm mang tính truyền thống (như dịch vụ nhận
tiền gửi, cho vạy, thanh toán,…) các ngân hàng cũng đang tích cực học hỏi, sáng tạo
để phát triển các sản phẩm hiện đại
Thật vậy, nhờ việc phát triển các sản phẩm mới, phần thu nhập ngoài lãi của các
ngân hàng cũng đã và đang tăng dần tỷ trọng của mình trong tổng thu nhập của các
NHTM. Hãy cũng xem xét tỷ lệ này qua số liệu của một số NHTM Việt Nam tại [Bảng
3, phụ lục trang 30].
Có thể thấy, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam đã tăng từ 18,9%
năm 2010 lên 23,1% năm 2014, thể hiện sự đóng góp ngày càng lớn từ các dịch vụ
ngoài huy động và cho vay tới các ngân hàng, mà một phần không nhỏ trong đó là từ
việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hiện đại.
Ngồi ra, các ngân hàng cũng ln nỗ lực đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ phù
hợp với xu thế mới và đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng nhằm chiếm thị phần.
Có thể tóm tắt một số xu hướng chính về sự thay đổi cơ cấu sản phẩm dịch vụ của các
NHTM Việt Nam từ năm 2011 đến nay như sau:

8



a. Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại.
Như đã nói ở trên, các NHTM Việt Nam đang có xu hướng tập trung đánh vào
thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường ngân
hàng bán lẻ, các ngân hàng đang không ngừng đổi mới, nâng cao các dịch vụ hướng
đến thị trường này, đặc biệt là theo xu hướng hiện đại hóa. Cũng theo Hiệp hội thẻ
Việt Nam, kết quả phỏng vấn các lãnh đạo ngân hàng năm 2013 cho biết 63% sẽ tiến
hành cải tiến, đổi mới, theo các hướng sau:
oTăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi
thơng thường của cá nhân, các NHTM cịn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên
tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương,
tài sản đảm bảo khác.
oĐa dạng các sản phẩm của dịch vụ ngân hàng cá nhân: Các NHTM đang mở
rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ơ tơ, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh
doanh, xe vận tải,... được phối hợp với các đại lý bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản
đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô, với thời hạn được vay lên tới 4 -5 năm và số
tiền vay tương ứng với 60% đến 90% giá mua xe.
Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đơ thị, được đơng
đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định hoan nghênh, với thời hạn vay tối
đa lên tới 10 -15 năm...
oGia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên công
nghệ ngân hàng hiện đại:
Các sản phẩm hiện đại, đặc biệt là các sản phẩm về thẻ, ngân hàng điện tử, các
kênh cung ứng các dịch vụ ngân hàng đã và đang không ngừng phát triển ở Việt Nam.
Có thể kể đến các thành tựu sau đây:
Từ năm 2011 đến năm 2014, số lượng ATM tăng gần 1,5 lần trong khi số lương
POS tăng gần 2,5 lần. [Bảng 4, phụ lục trang 30].
Riêng năm 2014, Báo cáo Driving smarter business Decisions in Vietnam năm
2014 của tập đoàn Nielsen trong số 6% dân cư sử dụng e-banking, trong đó 26% người
là người có thu nhập cao tính; hơn thế nữa, số liệu này đối với ngân hàng điện tử trên

nền tảng thiết bị di động lần lượt là 9% và 22%. [Bảng 5, phụ lục trang 31].
b. Mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Đây là mảng dịch vụ mà các Ngân hàng ở Việt Nam chưa triển khai rộng. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế ngày càng hội nhập, nhu cầu giao dịch vãng lai bao gồm chuyển
khoản hay giao thương quốc tế và dịch chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài và

9


ngược lại ngày càng tăng. Nhận thấy cơ hội này, các ngân hàng đã và đang không
ngừng triển khai, mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Danh mục các NVNHQT được cung ứng bởi các NHTMVN
Loại KH

Tên nghiệp vụ

Khách hàng

Thẻ thanh toán quốc tế
Chuyển tiền quốc tế
cá nhân
Séc du lịch
Khách hàng
Thanh toán quốc tế
Kinh doanh ngoại tệ
doanh
Tài trợ thương mại
nghiệp và
Bảo lãnh quốc tế
định chế tài

Bao thanh tốn quốc tế
Ngân hàng đại lý
chính
(Nguồn: Tồng hợp từ website của các NHTMVN)
Đặc biệt, về sản phẩm thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, các ngân hàng
Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc. Cuối năm 2014 vưa qua, Citi vừa công bố
danh sách 11 ngân hàng tại Việt Nam được vinh danh bằng giải thưởng về thanh toán
quốc tế đạt chuẩn 2014 (Straight Through Processing – STP 2014 award). Đây là sự
ghi nhận của Citi về chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế của các ngân
hàng hoạt động tại Việt Nam, với tỷ lệ điện đạt chuẩn từ 95%. Đây là tín hiệu tốt, đặc
biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã hồn thành ký kết các hiệp định tự do hóa thương
mại như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay sắp tới gia nhập Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC), hứa hẹn sự bùng nổ về thương mại quốc tế giữa Việt
Nam và các đối tác ngước ngoài.
Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng quốc tế ở Việt Nam cũng vẫn còn nhiều hoạn
chế, như mức độ đa dạng các sản phẩm dịch vụ NHQT chưa đáp ứng được yêu cầu của
hội nhập, chất lượng cung ứng các NVNHQT chưa cao, kênh phân phối các NVNHQT
chưa đa dạng,... đòi hỏi các ngân hàng phải chú trọng phát triển dịch vụ này hơn nữa
trong thời gian tới.
c. Phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường
chứng khốn.
Một điều dễ nhận thấy đó là đến nay nhiều NHTM thành lập và đưa vào hoạt
động có hiệu quả cơng ty chứng khốn trực thuộc. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối
hợp với các cơng ty chứng khốn thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố
chứng khoán để đầu tư chứng khoán. Tham khảo cấu trúc sở hữu Cơng ty chứng
khốn, Cơng ty quản lý quỹ của các NHTM tại 31/12/2013 [Bảng 6, phụ lục trang 31]

10



Năm 2013, trong mẫu nghiên cứu của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA),
trong số 28 NHTM được khảo sát thì tất cả các NTHM Nhà nước đều có cơng ty con
là cơng ty chứng khốn. Ngoại trừ Agribank và MHB khơng có cơng ty quản lý quỹ, 3
NHTM Nhà nước cịn lại (VietinBank, Vietcombank, BIDV) đều có cơng ty con là
cơng ty quản lý quỹ. Do đó, có thể nhận thấy toàn bộ các NHTMNN hiện đang thực
hiện nghiệp vụ ngân hàng đầu tư thông qua các công ty con là cơng ty chứng khốn,
một số có thêm cơng ty quản lý quỹ.
Đối với các NHTMCP, 12/23 ngân hàng nghiên cứu có đầu tư vào cơng ty
chứng khốn. Tuy các con số về tỷ lệ sở hữu của các NHTM cổ phẩn thấp hơn so với
các NHTMNN khi chỉ chỉ 6 (chiếm 26,09%) trong số này thực sự nắm quyền kiểm
sốt và do đó có thể thực hiện các nghiệp vụ chứng khốn hóa thơng qua cơng ty con
là cơng ty chứng khốn, tuy nhiên cũng có khá nhiều NHTMCP nắm giữ tỷ lệ kiểm
soát cao đối với các cơng ty chứng khốn và quỹ đầu tư như Techcombank, ACB,
MBBank,… cho thấy các NHTM cũng đang dần quan tâm đến ngiệp vụ của ngân hàng
đầu tư, điều mà trước đây hầu như chưa có ngân hàng nào của Việt Nam cung cấp dịch
vụ đúng nghĩa về nghiệp vụ này.
Nói chung ba xu hướng thay đổi về cơ câu sản phẩm, dịch vụ của các NHTM
Việt Nam bao gồm phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại,
mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế và phát triển các dịch vụ trên thị trường tài
chính, chủ yếu trên thị trường chứng khốn đã cho thấy hệ thống các NHTM Việt Nam
đã phản ứng khá tốt với những tác động của nền kinh tế nói chung và của hệ thống
ngân hàng nói riêng để phù hợp với những yêu cầu mới. Tuy nhiên các NHTM cũng
cần chú ý để vượt qua những thách thức đối với những sản phẩm dịch vụ mới, và tạo
ra một mơi trường cạnh tranh cơng bằng nhằm hồn thiện hệ thống ngân hàng cũng
như mang lại lợi ích cho khách hàng.

CHƯƠNG 3.
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY


11


3.1.

Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế
(VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Đến 20/10/2011, sau 15 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những
ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn
điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán
bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27
tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ
chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh
hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân
hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lịng nhất, Ngân hàng thanh tốn quốc tế xuất sắc,
ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500
doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu.
Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng
Commonwealth Bank of Australia (CBA) –Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân
hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đơng
chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Mối quan hệ hợp tác chiến
lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro
… để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB
và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.
Ngày 22/9/2014, tổ chức xếp hạng uy tín thế giới Moody’s đã nâng bậc tín
nhiệm của VIB từ B3 lên B2 đưa ngân hàng này trở thành 1 trong 3 ngân hàng có chỉ
số sức mạnh tài chính (BFSR) cao nhất trong số 9 ngân hàng lớn tại Việt Nam.Song

song với việc thăng hạng chỉ số sức mạnh tài chính, Moody’s cũng đã thăng hạng xếp
hạng tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của VIB lên B2. Ở khía cạnh này, VIB là một trong 2
ngân hàng có thứ hạng cao nhất. Bất cứ ai đều có thể nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc
trong hoạt động của VIB.Sự tiến bộ đó khơng phải bỗng dưng có mà là cả một q
trình chuyển đổi 3- 4 năm của ngân hàng.
3.2.

Phân tích về hoạt động kinh doanh của VIB từ năm 2011 đến nay.

3.2.1. Về nguồn vốn.
a. Vốn cấp 1

Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát
triển nghiệp vụ, lợi nhuận chưa chia và thặng dư cổ phần được tính vào vốn theo quy

12


định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). Chi tiết về vốn cấp
1 của VIB từ năm 2012 đến tháng 6/2015 được thể hiện ở [Bảng 7, phụ lục trang 32]
Xét về vốn điều lệ, năm 2010, do tạo được niềm tin đối với cổ đông chiến lược
là Commonwealth Bank of Australia (CBA), ngân hàng hàng đầu của Australia, CBA
đã góp thêm vào vốn điều lệ của VIB 1150 tỉ đưa con số này lên 4250 tỉ đồng. Đối tác
CBA đã nâng cổ phần của mình trong VIB từ mức 15% lên 20% với các cam kết mạnh
mẽ về hỗ trợ nguồn lực nhânsự, chuyển giao công nghệ và hợp tác kinh doanh. Từ
năm 2012 đến tháng 6/2014, VIB tiếp tục duy trì vốn điều lệ 4250 tỉ đồng.
Tuy nhiên, với số vốn điều lệ 4250 tỷ đồng, VIB vẫn còn xếp hạng khá thấp so
với các NH lớn khác (VPbank 8056 tỷ, VCB 26650 tỷ, BIDV 31481 tỷ). Với mục tiêu
trở thành một ngân hàng Việt Nam hoạt động theo các chuẩn mực ngân hàng quốc tế,
phát triển một thương hiệu mạnh theo hướng gắn bó chặt chẽ với khách hàng, VIB cần

phải nâng mức vốn điều lệ lên mức tương xứng hơn nữa.
Từ năm 2012 đến 2013 vốn cấp 1 của VIB giảm 10,1% do quỹ dự trữ bổ sung
vốn điều lệ và lợi nhuận không chia giảm mạnh thế hiện tình hình hoạt động kinh
doanh của VIB cũng gặp nhiều khó khăn lớn trong thời kỳ kinh tế Việt Nam chìm vào
mảng màu đen tối.Nhưng, sang đến 30/6/2015, vốn cấp 1 đã tăng 6,6% so với 2013
cho thấy dấu hiệu sự chuyển biến tích cực.Theo Moody’s, hệ số vốn cấp 1 vào tháng
6/2014 của VIB là 16,3%, mức cao nhất trong hệ thống các ngân hàng được tổ chức
này xếp hạng tín nhiệm. Điều này cho thấy khả năng giải quyết thua lỗ của VIB đã
được cải thiện.
b. Vốn chủ sở hữu.
Từ bảng chi tiết về vốn chủ sở hữu của VIB [Bảng 8, phụ trang 32] có thể thấy,
từ 2012 đến 2013 VCSH đã giảm 4,64%. Sự giảm đi của VCSH năm 2013 chủ yếu là
do lợi nhuận giảm mạnh.Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 được tổ chức cuối
tháng 4 , Ngân hàng VIB cho biết, năm 2013 ngân hàng đạt 81 tỷ đồng lợi nhuận trước
thuế, giảm 88% so với năm 2012 và chỉ đạt 7% kế hoạch đề ra. Theo ban lãnh đạo
VIB, sự sụt giảm lợi nhuận này xuất phát từ lý do VIB chủ động thay đổi cơ sở khách
hàng, giảm cấp tín dụng đối với doanh nghiệp và cá nhân ở phân khúc rủi ro cao, chiến
lược này đã kéo dài từ năm 2012. Cụ thể, đối tượng khách hàng mà VIB cho vay là
khách hàng có tiềm năng tài chính tốt, tăng trưởng lành mạnh và VIB chấp nhận giảm
biên độ lãi, phí để thu hút các nhóm khách hàng này, dẫn đến thu nhập giảm trong
ngắn hạn nhằm xây dựng cơ sở khách hàng tốt trong trung và dài hạn.Sang đến 2014,
VCSH của VIB cho thấy dấu hiệu tích cực với sự tăng trở lại và đến 30/6/2015 đã đạt
8325754 triệu đồng. Sau 4 năm liên tiếp trích lập dự phòng rủi ro ở mức hơn 3000 tỷ,
13


vốn chủ sở hữu của VIB được đánh giá thể hiện thực chất nguồn vốn hơn so với mặt
bằng thị trường, khơng có các rủi ro mất vốn do trích lập thiếu dự phịng.
Nhìn chung các thành phần trong nguồn vốn của VIB đều có sự biến động nhẹ
theo diễn biến của nền kinh tế và theo chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng này,

song VIB vẫn đảm bảo được mức độ an tồn nguồn vốn trong qtrình hoạt động của
mình và vượt qua thời kỳ khó khăn nhất đối với hệ thống ngân hàng, đạt được những
kết quả đáng ghi nhận trong thời gian gần đây.
3.2.2. Về tài sản có.
a. Kết cấu tài sản có
Tổng tài sản VIB năm 2014 tăng lên 80.661 tỷ đồng nhờ dư nợ cho vay tăng
16% so với 2013.
Xem xét kết cấu Tài sản Có của VIB và những thay đổi về tỷ trọng cũng như
xu hướng trong những năm qua tại [Bảng 10, trang]:
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt giữa các khoản mục
Tài sản Có. Khủng hoảng nợ, mức tín nhiệm nợ bị hạ bậc, rủi ro vỡ nợ từ hàng loạt tập
đồn, cơng ty tài chính đến nhiều quốc gia đã trở thành mảng tối u ám trong bức tranh
kinh tế toàn cầu cuối năm 2011 như nhận định của báo Economic Times khiến cho chất
lượng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng như VIB chuyển biến mạnh mẽ
khi bước sang các năm sau, các ngân hàng tiến hành thu hồi các khoản Tiền gửi và cho
vay tại các TCTD khác và Cho vay khách hàng về nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản
cũng như tìm kiếm nguồn sinh lời khác (khoản mục Tiền gửi và cho vay các TCTD
khác sụt giảm từ 28.665.399 triệu đồng năm 2011 xuống còn 7.495.872 triệu đồng năm
2014; khoản mục Cho vay khách hàng lần lượt là giảm từ 42.809.646 triệu đồng ăm
2011 xuống 37.289.571 triệu đồng 2014). Năm 2014, tiền gửi đạt mức 49.052 tỷ đồng,
tăng 13% so với năm trước. Số dư tài khoản vãng lai tăng trưởng 19%.
VIB cũng giảm tài sản có khả năng sinh lời thấp là Tiền mặt và vàng tại quỹ từ
1.182.590 triệu đồng năm 2011 xuống mức 637.522 triệu đồng năm 2014. Bên cạnh
đó, báo cáo về hoạt động kinh doanh năm 2014 cũng cho biết thêm về doanh thu của
khối ngân hàng bán lẻ đã tăng 11% so với năm trước, chủ yếu từ việc tăng trưởng 22%
danh mục cho vay chất lượng cao và tăng 46% doanh thu từ các hoạt động dịch vụ.
b. Về danh mục cho vay.
• Tiền gửi và cho vay các TCTD khác.
Mặc dù số dư tiền gửi tăng 10%, riêng tài khoản thanh toán tăng đến 50%
[Bảng 9, phụ lục trang 33], doanh thu từ tiền gửi vẫn ổn định trong diễn biến thị

trường cạnh tranh và dư thừa thanh khoản khiến lợi nhuận biên không cao.

14


Khối Khách hàng doanh nghiệp cải thiện doanh thu 28% trong năm 2014. Kết
hợp với kiểm sốt chi phí chặt chẽ, dẫn đến giảm chi phí hoạt động gần 6%, lợi nhuận
từ hoạt động cốt lõi đã tăng 100% so với năm trước. Số dư tiền gửi không kỳ hạn của
khách hàng 19% trong năm nay khi thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Khối Nguồn vốn và ngoại hối tiếp tục đóng góp đáng kể vào doanh thu hoạt
động cốt lõi của VIB, thể hiện qua sự tăng trưởng 23% của doanh thu hoạt động so với
năm 2013. Trong nhiều năm, VIB khơng có nợ q hạn trong các hoạt động cho vay
liên ngân hàng.
• Cho vay khách hàng.
Báo cáo về hoạt động kinh doanh năm 2014 cũng cho biết, doanh thu của khối
ngân hàng bán lẻ đã tăng 11% so với năm trước, chủ yếu từ việc tăng trưởng 22%
danh mục cho vay chất lượng cao và tăng 46% doanh thu từ các hoạt động dịch vụ.
[Bảng 10, phụ lục trang 34].
Phân tích [Bảng 11, phụ lục trang trang 34] về chất lượng nợ cho vay của VIB,
ta thấy nợ đủ tiêu chuẩn luôn chiếm trên 85% tổng số nợ của Ngân hàng trong khi nợ
có khả năng mất vốn ln được duy trì 1-2%, thậm chí là dưới 1%. Như vậy có thể
thấy chất lượng nợ cho vay của VIB là vô cùng tốt.
Bài thảo luận xin được so sánh các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng (RRTD) của
VIB qua hai năm gần đây, bao gồm 2013 và 2014, qua đó đánh giá chung về thực
trạng quản lý các khoản cho vay của ngân hàng này.
 Tình hình nợ quá hạn
o Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH)

x100%


Trong đó: Tổng dư nợ = Dư nợ cho vay các TCTD khác + dư nợ cho vay khách
hàng
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện
cịn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà Ngân hàng phải thu về. Ngân hàng có
mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mơ hoạt động rộng, vốn mạnh và đa
dạng.
Năm
Nợ quá hạn
Nợ xấu
Tổng dư nợ
Tỷ lệ NQH
Tỷ lệ nợ xấu

2013
2.670.877
993.870
36.793.267
7.26%
2.70%

15

2014
1.580.409
959.887
42.644.236
3.71%
2.25%



Tỷ lệ nợ quá hạn thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thơng
thường tỷ lệ này là dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường.
Bảng trên cho thấy năm 2013, tỷ lệ NQH của VIB là 7.26% cao hơn so với mức bình
thường 5%. RRTD chính mà VIB gặp phải phát sinh từ các khoản cho vay là chủ yếu.
Nếu Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao so với tổng dư nợ thì phản ánh chất lượng
nghiệp vụ tín dụng kém, RRTD cao và sẽ rất khó khăn trong việc duy trì mở rộng quy
mơ tín dụng. Đồng thời chỉ số này cao cũng phản ánh khả năng quản lý tín dụng của
ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản
vay chưa tốt và chưa hiệu quả. Đến năm 2014, tỷ lệ này giảm xuống còn 3.71% và
nằm trong mức chấp nhận được. Nguyên nhân của việc giảm này là do VIB đã sử dụng
các công cụ nhằm quản lý RRTD như: xây dựng chính sách và ban hành các quy định
liên quan đến công tác quản lý RRTD, xây dựng các quy trình tín dụng, thực hiện rà
sốt RRTD, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ theo Thông tư
02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 02,
phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng.
Tuy nhiên chỉ tiêu này đơi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của
một ngân hàng bởi vì một số nguyên nhân làm tỷ lệ này thấp ở một số ngân hàng như
cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định,…
o

Tỷ lệ nợ xấu =

x100%

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng,
bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.
Với quyết tâm đưa nợ xấu về dưới mức 3%, VIB đã hạn chế nợ xấu mới phát sinh và
xử lý nợ xấu cũ. Như vậy cả 2 năm 2013 và 2014, tỷ lệ nợ xấu đều đạt mức chuẩn đã
đề ra (2013 là 2.70%, năm 2014 giảm xuống còn 2.25%). Tỷ lệ này giảm dần và thấp

hơn so với trung bình ngành Ngân hàng (3.25% tính đến 31/12/2014)cho thấy chất
lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Nguyên nhân của việc giảm này là do tác
động của Chỉ thị 02 của NHNN. Theo báo cáo của VIB thì trong năm 2014, ngân hàng
này đã bán cho VAMC 2.506 tỷ đồng nợ xấu. Năm 2015, VIB dự kiến sẽ xử lý 3.835
tỷ đồng nợ xấu, đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu quanh ngưỡng 2,5%. Trong đó, VIB dự
kiến bán cho VAMC 2.209 tỷ đồng nên sẽ tăng trích lập dự phịng. Năm qua, VIB
dành 1.188 tỷ đồng trích lập dự phịng tín dụng, song lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 648
tỷ đồng, đạt 201% so với kế hoạch đưa ra.
16


 Khả năng bù đắp rủi ro.
Năm
Dự phòng RRTD được trích lập
Dư nợ bị thất thốt
Nợ xấu
HS khả năng bù đắp các khoản CV bị mất
HS khả năng bù đắp RRTD
o

2013
937.136
1.971.446
993.870
0.475
0.943

2014
889.215
1.075.129

959.887
0.83
0.926

HS khả năng bù đắp các khoản cho vay bị mất =
Trong đó: dự phịng RRTD được trích lập=dự phịng RR CV các TCTD

khác+dự phòng RR CV và ứng trước khách hàng
Từ bảng trên có thể thấy hệ số này tăng 1.75 lần từ 0.475 (năm 2013) lên 0.83
(năm 2014). Hệ số này cho biết khả năng bù đắp các khoản vay bị mất là bao nhiêu.
Theo như số liệu trên thì VIB đã thành cơng trong việc sử dụng các nguồn để bù đắp
các khoản vay là vốn chủ sở hữu và dự phòng rủi ro.
o

HS khả năng bù đắp RRTD =

Hệ số này cho biết khả năng bù đắp RRTD của VIB. Hệ số này luôn trên 0.9
chứng tỏ khả năng quản lý hiệu quả của ngân hàng.
 Tình hình rủi ro mất vốn
o

Tỷ lệ dự phịng RRTD =

o

Tỷ lệ mất vốn =

x100%

x100%


17


Trong đó:
+ Mất vốn đã xố cho kỳ báo cáo = dự phịng đã trích lập cuối năm – dự
phịng đã trích lập đầu năm
+ Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo =
Năm
Dự phịng RRTD được trích lập
Dư nợ cho kỳ báo cáo
Mất vốn đã xoá cho kỳ báo cáo
Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo
Tỷ lệ dự phịng RRTD
Tỷ lệ mất vốn

2013
937.136
36.793.267
349.883
36.110.484
2.55%
0.97%

2014
889.215
42.644.236
(47.921)
39.718.751,5
2.09%

-

Tỷ lệ dự phịng RRTD ln đạt mức thấp (dưới 5%). Đây là dấu hiệu tốt cho
thấy các khoản vay của NH tốt, khơng có nhiều nguy cơ rủi ro.
Trong thời gian qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã xảy ra rủi ro và dẫn
đến mất vốn đối với khoản cho vay nhưng tỷ lệ mât vốn trong kỳ báo cáo không ảnh
hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng d ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng
rủi ro để bù đắp khoản vay bị mất, RRTD xảy ra hoàn toàn nằm trong dự tính của
Ngân hàng, vì vậy ngân hàng ln chủ động được khi có rủi ro xảy ra. Điều này thể
hiện ở chất lượng tín dụng của NH rất tốt. Cụ thể: tỷ lệ mất vốn năm 2013 là 0.97%,
năm 2014 giảm xuống còn mức âm. Như vậy tỷ lệ mất vốn đối với các khoản vay
trong thời gian qua ở Ngân hàng là không đáng kể, không ảnh hưởng đến tình hình
chung của VIB.VIB sử dụng dự phịng RRTD để bù đắp, ngồi ra cịn phát mại tài sản
thế chấp của khách hàng để thu hồi số nợ gốc.
c. Về danh mục đầu tư
Phân tích số liệu về các khoản chứng khoán đầu tư mà VIB nắm giữ từ 2012
đến tháng 6/2015 [Bảng 12, phụ lục trang 35], các loại chứng khoán đầu tư mà VIB
nắm giữ đều là các chứng khoán nợ, cụ thể như sau: VIB đầy mạnh việc tích trữ Trái
phiếu chính phủ, năm 2012 là 7.309.285 triệu đồng thì đến năm 2013 con số này tăng
gấp đơi và có giảm chút ít vào năm 2014, đến tháng 6 năm 2015 đã tăng lên con số
18.605.338 triệu đồng. Tỷ trọng của Trái phiếu chính phú cũng chiếm phần lớn, ln
duy trì trên 50% trong các khoản Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Trái phiếu do
NHNN phát hành và do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành thay đổi không đáng
kể, trong khi VIB giảm mạnh việc năm giữ Trái phiếu do các tổ chức tín dụng trong

18


nước phát hành (năm 2012 là 2.110.136 triệu đồng thì sang đến năm 2015 chỉ duy trì ở
mức xấp xỉ 800.000 triệu đồng).

Như vậy, Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của VIB đều là chứng
khoán nợ và là Trái phiếu do các đơn vị kinh tế trong nước phát hành. Từ năm 2012
đến hết tháng 6 năm 2015 VIB đẩy mạnh việc nắm giữ các Trái phiếu do các tổ chức
kinh tế trong nước từ1.985.257 triệu đồng vào năm 2012 thì chỉ tiêu này của VIB đã là
4.100.069 triệu đồng vào tháng 6 năm 2015. Có thể thấy rằng ngân hàng này đã thay
đổi chiến lược đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận ở việc năm giữ trái phiếu chờ ngày đáo
hạn trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tín dụng là mảng chính hoạt động khơng thực sự
hiệu quả.
d. Góp vồn, đầu tư dài hạn.
Các khoản mục liên quan đến việc góp vốn, đầu tư dài hạn của VIB được thể
hiện ở [Bảng 13, phụ lục trang 35] có khơng nhiều thay đổi; việc đầu tư vào công ty
con không hề thay đổi qua hơn 4 năm qua là 66.500 triệu đồng. Bên cạnh đó, VIB
cũng rút dần các vốn đầu tư dài hạn khác để đáp ứng những mục đích khác của ngân
hàng (khi đầu tư hơn 280.000 triệu đồng năm 2011 thì hết 30/6/2015 đã giảm còn
210.636 triệu đồng).
3.2.3. Sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm, dịch vụ của VIB.
Như đã giới thiệu, mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1996, VIB vẫn
được coi là một trong những ngân hàng “trẻ” vấp phải sự cạnh tranh rất lớn từ những
ông lớn trong ngành ngân hàng. Nhận thấy được điều này, với tầm nhìn trở thành ngân
hàng ln sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam, VIB là một trong
những ngân hàng điển hình đi theo những xu hướng thay đổi về cơ cấu sản phẩm dịch
vụ của ngành ngân hàng nói chung đã phân tích ở mục nhằm tăng tính cạnh tranh cho
mình. Qua đó, đến nay VIB đã liên tục gặt hái được những thành công và được đành
giá rất cao cả trong nước và trên trường quốc tế.
Trước hết, hãy cùng xem xét cơ cấu thu nhập thuần từ các sản phẩm và dịch vụ
mà VIB cung cấp [Bảng 14, phụ trang 36].
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, thu nhập từ lãi và các khoản tương đương, mà chủ
yếu là thu từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của
ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013 chứng kiến sự sụt giảm đáng kể của con số này khi
nguồn thu nhập này giảm xuống mức thấp nhất trong các năm ở 60%.

Trong các báo cáo của VIB cũng đánh giá đây là một năm đầy khó khan với cả
hệ thống ngân hàng nói chung, cũng như VIB nói riêng, với tốc độ tăng trưởng của cả
ngành thấp và tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
19


Nhưng cũng chính từ đây, phát huy thế mạnh của một ngân hàng sang tạo, VIB
đã đưa ra nhưng bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt đã việc đẩy mạnh hoạt động
ngân hàng bán lẻ, khi chính ơng Rahn Wood - Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của
VIB nhận định quy mô thị trường 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các NHTM, và
ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của Việt Nam. Để có cái nhìn chi tiết về cơ cấu
sản phẩm dịch vụ của VIB, chúng ta hãy cùng xem xét các danh mục này chia theo hai
khối là dành cho khách hàng cá nhân (ngân hàng bán lẻ) và khách hàng doanh nghiệp
(ngân hàng bán buôn).
a. Các sản phẩm dịch vụ khối ngân hàng bán lẻ.
Các sản phẩm, dịch vụ trong khối này bao gồm:
- Hàng loạt các sản phẩm cho vay cá nhân phục vụ mua bán, chuyển nhượng,
sửa chữa nhà; mua ô tô; cá nhân kinh doanh; cho vay tiêu dùng,…
- Thẻ, bao gồm: thẻ thanh tốn tồn cầu VIB Platinum, thẻ tín dụng VIB
Platinum, Double Cash Back.
- Các loại tài khoản giao dịch và tiết kiệm.
- Ngân hàng sang tạo: MyVIB – Ngân hàng di động, ngân hàng trực tuyến.
- Các gói ưu đãi và dịch vụ khác như gói sản phẩm Freedom, gói sản phẩm trả lương.
Với định hướng phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ, từ năm 2010, phân
khúc khách hàng cá nhân cũng đã được xác định tạo tiền đề cho việc hoàn thiện nhiều
gói sản phẩm - dịch vụ chuyên biệt từ huy động, cho vay đến các dịch vụ của VIB.
Khối Ngân hàng bán lẻ cũng đã triển khai thành công nhiều định hướng lớn nhằm tập
trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của VIB dựa trên cơ sở phát triển về công
nghệ, sản phẩm dịch vụ, mạng lưới phân phối và năng lực nhân viên, cụ thể:



Đối với hoạt động huy động vốn:

Năm 2010, VIB liên tục đưa ra chương trình ưu đãi dành cho khách hàng gửi
tiết kiệm “Quà tặng đầu Xuân, nhà nhà vui Tết”, “Khoảnh khắc ngọt ngào”,“Quà tặng
lưu niệm 1000 năm Thăng Long”, “Ấm áp niềm tin” dịp Noel và Tết Dương lịch,…
kết hợp với các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, lãi suất hấp dẫn, tính đến cuối năm 2010,
số dư huy động của ngân hàng đạt 27.120 tỷ, tăng trưởng 44% so với năm 2009.
Trải qua năm 2012 và 2013 đầy khó khăn cùng với sự cạnh tranh quyết liệt của
các đối thủ trên thị trường bán lẻ, VIB vẫn tiếp tục đưa ra hàng loạt ưu đãi cùng với
việc kết hợp kênh phân phối rộng khắp để từng bước biến mình trở thành một địa chỉ
gửi tiền an toàn và hấp dẫn đối với các khách hàng cá nhân, đến cuối năm 2014 khối
bán lẻ của ngân hàng đã đạt 2.245 tỷ đồng huy động. (tăng 9% so với năm 2013).


Đối với hoạt động tín dụng:

20


VIB đã tích cực hỗ trợ vốn phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân thông qua
cơ cấu sản phẩm đa dạng, điều kiện vay vốnlinh hoạt, ngân hàng còn áp dụng mức lãi
suất ưu đãi cho khách hàng. Cuối năm 2010, dư nợ tín dụng của VIB là 15,115 tỷ.
Ngoài ra, VIB cũng đã tái triển khai dự án RDF (dự án tài chính nơng thơn)
nhằm giúp các doanh nghiệp, cá nhân,… đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nơng
thơn. Tính đến hết tháng 12/2010, dư nợ của dự án đạt 128 tỷ đồng, bằng 166% so với
kế hoạch đề ra. Đến tháng 12/2011, tổng dư nợ dự án RDF của VIB đạt 249 tỷ đồng,
tăng gần 100% so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, cùng với việc phát triển các
gói sản phẩm khác hỗ trợ cá nhân kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đến
cuối năm 2014, khối ngân hàng bán lẻ đã tăng trưởng 3.044 tỷ đồng (tăng 22% so với

năm 2013) về dư nợ tín dụng. Có được kết quả này là nhờ số lượng khách hàng chất
lượng tăng trưởng 33.241 người (tăng 15% so với cùng kỳ).


Đối với sản phẩm thẻ:

Tháng 10/2010, VIB ra mắt Thẻ trả trước quốc tế VIB MasterCard đầu tiên tại
thị trường Việt Nam. Thẻ trả trước quốc tế VIB MasterCard được sử dụng để thanh
tốn hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ MasterCard trên toàn thế giới, thực
hiện chi tiêu qua mạng hoặc rút tiền từ ATM. Công tác phát hành thẻ của ngân hàng
cũng được tiến hành liên tục và đạt đến 125% kế hoạch năm này. Chưa dừng lại ở đó,
mạng lưới ATM và POS đã tăng tương đồng lên đến gần 200 ATM và 2700 máy POS,
VIB là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc rút tiền miễn phí tại 14.000
cây. Năm 2014, Sản phẩm Thẻ thanh tốn tồn cầu – VIB Debit MasterCard được coi
là sản phẩm thành công trong năm 2014 của Khối thơng qua việc chính thức triển khai
tính năng hồn tiền lên tới 5% dành cho tất cả các chủ thẻ. 2.000 khách hàng mở mới
hàng tháng và 50% CBNV VIB sử dụng là một trong minh chứng cho chiến lược của
Khối trong việc thực hiện hóa tầm nhìn “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới
khách hàng nhất tại Việt Nam”.


Đối với các sản phẩm ngân hàng sáng tạo (ngân hàng di động, ngân hàng

điện tử)
Nhận thấy việc nâng cao tiện ích từ cơng nghệ trong dịch vụ ngân hàng là yếu
tố sống còn, nhất là đối với thị trường ngân hàng bán lẻ, VIB đã không ngừng sang tạo
để áp dụng những công nghê mới. Năm 2012, VIB đã hợp tác với Viettel để triển khai
thu cước viễn thông và các công ty điện lực (EVN) để đáp ứng nhu cầu thanh tốn hóa
đơn tiền điện của Khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trên cả nước như TP. Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh,… Năm 2012 cũng được đánh giá là năm đột phá của


21


VIB về lĩnh vực Ngân hàng điện tử (eBanking) thông qua việc cho ra đời hai dịch vụ
Mobile Banking và Internet Banking và đạt nhiều thành công ấn tượng. Chỉ sau một
năm, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng eBanking đạt 45.000 (tăng 450%) và
khách hàng sử dụng thường xuyên (active user) từ 2.000 lên 10.000 (tăng 500%).
Không dừng lại ở đó, VIB đã cho ra mắt một số dịch vụ sáng tạo dành cho
khách hàng. Tháng 7, VIB cho ra mắt chi nhánh ngân hàng trực tuyến (VIB online
store) với các giao dịch viên ảo đầu tiên tại Việt Nam và người dùng có thể trải
nghiệm ứng dụng này trên Facebook. Chi nhánh ngân hàng trực tuyến đã thu hút
16.300 lượt truy cập trong ngày đầu tiên ra mắt và nhận được 264 yêu cầu tư vấn trong
2 tuần đầu tiên. VIB cũng đã ra mắt dịch vụ “hỗ trợ trực tuyến/live chat” giúp khách
hàng có thể tương tác trực tiếp với đội ngũ cán bộ nhân viên của VIB qua các website
nhận được trên 25.000 yêu cầu tư vấn của khách hàng.
Để đạt được những thành công đối với khối bán lẻ, ngoài việc nắm bắt cơ hội
và công nghệ, VIB đã liên tục phát triển các kênh bán hàng của mình. Tháng 2/2014,
VIB đã thành lập Trung tâm Bán hàng trực tiếp, đóng góp khoảng 700 tỷ đồng tăng
trưởng doanh thu, tương đương 21% tăng trưởng tín dụng của Khối NHBL trong năm
2014. Tháng 7/2014, VIB cũng đã thành lập một Trung tâm Bán hàng qua điện thoại,
cũng có nhiều đóng góp tích cực về doanh thu cũng như tăng trưởng số lượng khách
hàng chất lượng cho VIB. Nhờ vậy, doanh thu từ khối ngân hàng bán lẻ liên tục tăng
và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm, dịch vụ của VIB.
b. Các sản phẩm dịch vụ khối ngân hàng bán buôn.
Các sản phẩm của khối này bao gồm:
-

Cho vay vốn lưu động và thấu chi tài khoản,…
Quản lý dòng tiền.

Tài trợ thương mại và bảo lãnh.
Ngoại hối và phái sinh phòng ngừa rủi ro.

Với phương châm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cung cấp các gói sản phẩm
chuyên biệt cho từng phân khúc khách hàng, đặc biệt chú trọng phát triển mạnh phân
khúc Khách hàng doanh nghiệp SME. Trong thời điểm nền kinh tế khó khăn, các
doanh nghiệp SME khó tiếp cận với các nguồn vốn của ngân hàng, VIB đã triển khai
rất nhiều gói ưu đãi lãi suất đặc biệt cho đối tượng khách hàng này như: Vốn Xuân
3.000 tỷ đồng, Gói ưu đãi 5.000 tỷ đồng, Gói ưu đãi lãi suất 100 triệu USD, 60 triệu
USD… dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. VIB cũng tập trung dành những gói
ưu đãi lãi suất cho những ngành hàng đặc thù trọng tâm như gói ưu đãi 1.500 tỷ đồng
dành cho ngành Gỗ, 2.000 tỷ đồng dành cho ngành Gạo & Thuỷ sản, 2.000 tỷ đồng

22


×