Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Thực trạng hoạt động tái cơ cấu hệ thống NHTM việt nam giai đoạn 2011 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.54 KB, 56 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng
dẫn khoa học của Ths. Phạm Ngọc Huyền. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số
liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác
giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong chuyên đề còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của
các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung chuyên đề của mình. Học Viện Ngân Hàng không liên quan đến những vi phạm
tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2016


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

CK

Chứng khoán

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

NH

Ngân hàng


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

TCTC

Tổ chức Tài chính

TCTD

Tổ chức Tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TS

Tài sản

VCSH


Vốn chủ sở hữu

VĐL

Vốn điều lệ


DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ
e. Đánh giá chung về kết quả đạt được ...........................................................................................24
Có thể nói rằng. SCB đã đạt được những thành công ngoài dự đoán khi thực hiện tái cơ cấu. SCB đã
trả được hết các khoản vay tái cấp vốn của NHNN. Nhiều khoản vay liên NH quá hạn trước đây
cũng đã được hoàn trả. Trạng thái âm vàng, các HĐ cầm cố vàng. mua bán vàng kỳ hạn đã được tất
toán hoàn toàn.Từ vị thế là ba NH yếu kém, mất khả năng thanh khoản. chỉ trong vòng hơn 3 năm.
SCB đã vươn lên. trở thành NHTMCP lớn nhất trong hệ thống NH tư nhân trong nước về cả chỉ tiêu
tổng TS cũng như dư nợ tín dụng. SCB đã tăng được vốn điều lệ thêm 6,399 tỷ đồng trong suốt
thời gian tái cơ cấu vừa qua, trong khi tổng TS đã tăng 166,699.6tỷ đồng (biểu đồ 3)....................24
Biểu đồ 3. Một số chỉ tiêu tài chính của SCB từ T9/2011-2015 (tỷ đồng).........................................25
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán của SCB năm 2011-2015........................................................25
Biểu đồ 4. Tỷ lệ nợ xấu của SCB và toàn hệ thống NHTM T9/2011-2015..........................................25
..........................................................................................................................................................25
Nguồn: BCTN của SCB và công bố định kỳ của NHNN T9/2011-2015
Nhìn vào Biểu đồ 4, ta có thể thấy rằng, nợ xấu của SCB đã bước đầu được kiểm soát khi mà từ
năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của SCB luôn giữ ở mức nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống...............25

MỤC LỤC
e. Đánh giá chung về kết quả đạt được ...........................................................................................24
Có thể nói rằng. SCB đã đạt được những thành công ngoài dự đoán khi thực hiện tái cơ cấu. SCB đã
trả được hết các khoản vay tái cấp vốn của NHNN. Nhiều khoản vay liên NH quá hạn trước đây
cũng đã được hoàn trả. Trạng thái âm vàng, các HĐ cầm cố vàng. mua bán vàng kỳ hạn đã được tất
toán hoàn toàn.Từ vị thế là ba NH yếu kém, mất khả năng thanh khoản. chỉ trong vòng hơn 3 năm.

SCB đã vươn lên. trở thành NHTMCP lớn nhất trong hệ thống NH tư nhân trong nước về cả chỉ tiêu
tổng TS cũng như dư nợ tín dụng. SCB đã tăng được vốn điều lệ thêm 6,399 tỷ đồng trong suốt
thời gian tái cơ cấu vừa qua, trong khi tổng TS đã tăng 166,699.6tỷ đồng (biểu đồ 3)....................24
Biểu đồ 3. Một số chỉ tiêu tài chính của SCB từ T9/2011-2015 (tỷ đồng).........................................25
Nguồn: BCTC hợp nhất đã kiểm toán của SCB năm 2011-2015........................................................25
Biểu đồ 4. Tỷ lệ nợ xấu của SCB và toàn hệ thống NHTM T9/2011-2015..........................................25
..........................................................................................................................................................25
Nguồn: BCTN của SCB và công bố định kỳ của NHNN T9/2011-2015
Nhìn vào Biểu đồ 4, ta có thể thấy rằng, nợ xấu của SCB đã bước đầu được kiểm soát khi mà từ
năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của SCB luôn giữ ở mức nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống...............25



LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm trở lại đây, thị trường tài chính ngân hàng luôn là tâm điểm
quan tâm của dư luận: từ những thành tích vượt bậc trong phát triển, cho đến những
giai đoạn sóng gió và đi xuống. Đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế, tình hình của
hệ thống NHTM không chỉ “toàn một màu hồng” như trước đây mà đã mang trong
mình những mảng màu xám xịt của thời kì khủng hoảng. Một kế hoạch “thay máu”
toàn diện rất cần được triển khai . Sự ra đời của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” là bước khởi đầu cho thời kì mà tái cơ cấu ngành
ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của phát triển kinh tế vĩ mô.
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Vấn đề tái cơ cấu hệ thống NH luôn là vấn đề tài chính được đặt lên hàng đầu
trong những năm trở lại đây. Sự ra đời của Đề án 254 thể hiện quyết tâm của Chính
phủ trong xử lý, xóa bỏ những NH yếu kém , làm trong sạch, vững mạnh lại hệ thống
Ngân hàng. Các NHTM đã chuyển mình như thế nào, NHNN đã triển khai Đề án ra
sao, đó là vấn đề em muôn làm rõ.
2. Phạm vi nghiên cứu
Thị trường NH Việt Nam giai đoạn từ cuối năm 2011 đến hết năm 2015

3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Với “Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Những ẩn số từ thông lệ quốc
tế” (2012), PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự đã tiếp cận vấn đề tái cơ cấu qua
lăng kính đối chiếu với quốc tế, đo lường mức độ hiệu quả của một số giải pháp sử
dụng trong tái cấu trúc thông qua phiếu khảo sát.
Với “Góp thêm một số ý kiến về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam” (2012), TS. Kiều Hữu Thiện đưa ra nhận định của mình về tình hình hệ
thống NHTM Việt Nam trên các phương diện: cơ cấu nhân sự, chất lượng dịch vụ,
HĐKD...
Nguyễn Xuân Thành với “Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi
về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 20112015” (2016) đã điểm lại chi tiết những sự kiện liên quan đến tái cơ cấu hệ thống
NHTM (2011-2015) và chính sách điều hành của NHNN (2006-2010).

1


Với nguồn kiến thức có hạn của mình, thông qua chuyên đề này, em mong
muốn phác họa một bức tranh toàn cảnh của hệ thống NHTM trong giai đoạn tái cơ
cấu 2011-2015 trong sự tác động của nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, đồng thời
qua kinh nghiệm của các nước đi trước, rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp
theo.
4. Kết cấu của chuyên đề nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tái cơ cấu hệ thống NH
Chương 2: Thực trạng hoạt động tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam giai
đoạn 2011-2015
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả tái cơ cấu hệ thống NHTM
Việt Nam

2



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Khái niệm tái cơ cấu hệ thống NH
Theo Waxman (1998), hoạt động tái cấu trúc không chỉ có phân tích những
nguyên nhân mang tính vĩ mô gây ra vấn đề cho toàn hệ thống, mà còn bao gồm
những nỗ lực mang tính vi mô nhằm cải thiện hệ thống giám sát, lấp lỗ hổng trong hệ
thống pháp lý và chuẩn mực kế toán, khôi phục và giải quyết từng NH có vấn đề. Sự
thành công hay thất bại của chiến lược tái cấu trúc hệ thống phụ thuộc rất lớn vào việc
liệu một kế hoạch toàn diện giải quyết được tất cả các vấn đề trên có được đặt ra hay
không?
2. Nguồn gốc dẫn đến các vấn đề của hệ thống NH
2.1. Cú sốc từ bên ngoài
Một ví dụ tiêu biểu cho cú sốc lớn từ bên ngoài đó là sự sụp đổ của Hội đồng
tương trợ kinh tế SEV và Nhà nước Xô Viết. Các nước châu Âu và châu Á liên quan
đến SEV và liên minh Xô Viết đều chịu ảnh hưởng lớn. NH tại các nước này hầu hết
đều mất quyền kiểm soát đối với khối TS đầu tư tại Nga, một số thì mất đi khoản lợi
nhuận đáng kể do sự thay đổi thể chế chính trị và tổ chức kinh tế của Xô Viết lúc bấy
giờ.
2.2. Điều kiện kinh tế vĩ mô
Quá trình chuyển đổi kết hợp với cú sốc từ bên ngoài dẫn đến việc thu hẹp quy
mô nền kinh tế, gây ra khó khăn cho ngành NH. Thêm vào đó, ở một số nước, mục
tiêu ổn định nền kinh tế thường gắn với chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lãi suất danh
nghĩa lên cao và giảm lạm phát. Qua đó, lãi suất thực cũng tăng khiến cho người đi
vay trở nên dè dặt hơn rất nhiều.
2.3. Quá trình chuyển đổi
Quá trình chuyển đổi làm cho thị trường NH trở nên dễ bị tổn thương ở nhiều
phương diện. Sự tự do hóa cả ở trong nước lẫn nước ngoài, cùng với việc hạn chế hoạt
động các công ty con của các tập đoàn khiến lợi nhuận của họ bị cắt giảm, khả năng

trả nợ từ đó cũng giảm theo. Trong thời gian đầu của quá trình chuyển đổi, cả các
NHTM lớn của NN lẫn NHTM nhỏ đều mới mẻ với cách hoạt động theo định hướng

3


nhằm vào lợi nhuận. Những NHTMNN được cổ phần hóa, phải đối mặt với những
khoản nợ kém chất lượng hình thành dưới hệ thống quản lý trước đây.
2.4. Công tác điều hành chính sách và khuôn khổ pháp lý
Lĩnh vực NH đầu những năm 90 đã chứng kiến hậu quả từ sự thiếu sát sao
trong giám sát và những quy định về bảo đảm an toàn hoạt động NH là các khoản cho
vay của các tổ chức đều tiềm ẩn rủi ro cao, giá trị danh mục đầu tư giảm nhanh chóng.
2.5. Năng lực quản trị nội bộ
Tham nhũng, cho vay nội bộ, lừa đảo, thiếu thông tin…đều làm yếu đi hệ thống
NH. Nếu như một mắt xích của hệ thống bị bung ra, sức khỏe của cả hệ thống đương
nhiên không thể được đảm bảo.
3.Các chủ thể tham gia
Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến đối tượng của hoạt động tái cấu
trúc hệ thống NH trên các phương diện khác nhau. Cụ thể, Waxman (1998) cho rằng
tái cấu trúc hệ thống NH không chỉ gồm việc giải quyết vấn đề của một NH có nguy
cơ đổ vỡ, mà là tác động lên tất cả các bộ phận cấu thành của một hệ thống NH bao
gồm: NH Trung ương, hệ thống NHTM, hệ thống NH chính sách xã hội và NH phát
triển, hệ thống các tổ chức tín dụng vi mô. Trong khi đó, Thoraneenitiyan& Avkiran
(2009) đề cập đến mối quan hệ giữa sáp nhập NH, sự xâm nhập của NH nước ngoài và
động thái của NHTW.
4. Công cụ sử dụng
Theo Claudia Dziobek (1998), công cụ sử dụng để tái cấu trúc hệ thống NH có
thể chia làm 3 nhóm (xem Bảng 1):
4.1. Nhóm công cụ về tài chính
4.1.1 NHTW hỗ trợ thanh khoản

Với tư cách người cho vay cuối cùng, NHTW luôn là nơi các NHTM tìm đến
khi khó khăn về thanh khoản vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo lý thuyết, NHTW sẽ rất
hạn chế hỗ trợ nhưng NHTM gặp khó khăn về thanh khoản nhưng vẫn có khả năng
thanh toán, những khoản nợ của NH này sẽ phải được thế chấp và cấp tín dụng ở một
mức lãi suất nhất định. Khi vấn đề là từ hệ thống, để phân biệt khó khăn về thanh
khoản và mất khả năng thanh toán là không hề dễ dàng. Vì vậy, NHTW thường đóng
vai trò người cho vay cuối cùng, cấp tín dụng không cần thế chấp đầy đủ.

4


NHTW thường chịu áp lực trong cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau như cho
vay thấu chi để hỗ trợ hệ thống thanh toán, các khoản vay ngoại tệ…
4.1.2 Bảo lãnh và bảo hiểm tiền gửi
Để tránh sự rút vốn hàng loạt khỏi NHTM, NHTW có thể thông báo bảo lãnh.
Việc bảo lãnh này có thể là với toàn bộ NH, toàn bộ các khoản nợ của NH hay chỉ là
đối với một nhóm chủ nợ nhất định. Tuy nhiên, bảo lãnh không thể giúp NH tránh
khỏi tình trạng rút tiền hàng loạt xét về mặt dài hạn. Cam kết của NHTW đối với
người gửi tiền và các cổ đông là biện pháp được sử dụng rộng rãi trong một số cuộc
khủng hoảng ngân hàng tại châu Á gần đây, song nó cũng không thể tạm dừng được
tình trạng rút tiền ồ ạt cho đến khi vấn đề thực sự của ngân hàng được công bố. Trong
điều kiện nền kinh tế thiếu ổn định, ngân sách nhà nước chặt chẽ, thì tấm chăn bảo
lãnh không đủ tin cậy để che mắt công chúng. Muốn bảo lãnh có hiệu quả, thì vấn đề
khó khăn thực sự của NH cũng phải được công khai công bố, thêm vào đó là sự thỏa
thuận với các chủ nợ lớn về việc gia hạn nợ.
4.1.3. Hỗ trợ tài chính từ NHTW
Để cải thiện thu nhập hiện tại của một NH, trái phiếu là công cụ thường được
sử dụng, nhất là khi kết hợp cùng công cụ khác. Chất lượng TS của NH lập tức được
cải thiện bới trái phiếu Chính phủ là loại TS có chất lượng cao. Thu nhập của NH được
cái thiện ở mức độ tương đương với lãi suất trái phiếu. Bơm vốn cũng là một công cụ

thường được NHTW sử dụng nhằm đổi tiền mặt lấy quyền kiểm soat của mình đối với
một NH. Song, việc năm quyền sở hữu sẽ làm tăng nghĩa vụ của NHTW với NH đó,
gây khó khăn cho NHTW trong điều hành chính sách. NHTW nên đứng ngoài “cuộc
chơi” và không can thiệp vào hoạt động quản trị nội bộ của NHTM.
4.1.4. Góp vốn tư nhân
Sự hỗ trợ đối với NH, đầu tiên nên đi từ chính nội lực của nó, hay nói cách khác
là từ chủ sở hữu và các cổ đông. Tuy nhiên, tâm lý chờ đợi để dò xét tình hình thị
trường của một số cổ đông, chần chừ không tiến hành những bước đi cần thiết, có thể
góp phần đẩy tình hình khủng hoảng của NH xuống sâu hơn. NHTW có thể trở thành
người trung gian trong việc thu hút thêm nhà đầu tư bơm vốn vào những NH đang gặp
khó khăn bằng cách đưa ra đảm bảo về lợi ích cho những nhà đầu tư này nếu họ chấp
nhận bỏ vốn.

5


4.2. Nhóm công cụ về hoạt động
4.2.1. Cải thiện khả năng quản trị
Không chỉ là khả năng quản trị về mặt hành chính, nhân sự mà khả năng quản
trị cần được cải thiện ở đây bao gồm: định giá nợ, TS; quản trị rủi ro; hệ thống đánh
giá và dự báo nội bộ… Thông tin chặt chẽ giữa chủ sở hữu và nhà quản trị cũng phải
được duy trì và đảm bảo. Việc thực hiện một hệ thống quản trị hiệu quả có thể gây tốn
kém và vượt ngoài khả năng đối với một vài nền kinh tế. Vì vậy, sự cải thiện từ từ
từng khâu một được khích lệ, sao cho ngày càng tiệm cận được với tiêu chuẩn chung
của những thị trường đã phát triển thì càng tốt.
4.2.2. Tăng tính hiệu quả của đội ngũ nhân viên
Năng lực của đội ngũ nhân viên đặc biệt quan trọng khi một NH bước vào giai
đoạn phát triển nhanh chóng bởi có nhiều rủi ro và thử thách được đặt ra hơn. Đối với
một NH đang gặp khó khăn, thì chi phí nhân sự cũng là một vấn đề lớn. Muốn tăng
tính hiệu quả của đội ngũ nhân viên với việc thu hút nhiều nhân sự chất lượng cao thực

sự khó mà thực hiện được. NH có thể xem xét việc cắt giảm nhân sự, đóng cử những
chi nhánh ở trong nước và nước ngoài mà hoạt động không hiệu quả.
4.2.3. Chuẩn bị điều kiện cơ sở cho NH lớn của nước ngoài tham gia
4.3. Nhóm công cụ về cấu trúc
4.3.1. Đóng cửa NH
Như là lẽ tất nhiên, những NH mất khả năng thanh toán sẽ phải đóng cửa. Tuy
nhiên rất nhiều quốc gia có “truyền thống” tránh việc cho NH phá sản. Việc đóng cửa
của một NH gây ảnh hưởng đến khả năng huy động tiền gửi của hệ thống, và có thể
tác động đến cả khả năng thanh toán. Đóng cửa NH là một công cụ không dễ để sử
dụng, bởi việc quyết định đóng cửa NH yếu kém này chứ không phải NH yếu kém kia
có thể dẫn đến sự nghi ngờ của thị trường về tính minh bạch và công tâm của NHTW.
Đôi khi cụm từ “Quá lớn để bị đổ vỡ” (too big to fail) được sử dụng để lý giải cho việc
tại sao những NH lớn vẫn tiếp tục tồn tại dù hoạt động yếu kém, còn NHTM nhỏ lại
phải đóng cửa, song điều đó thuộc về lợi thế cạnh tranh sẵn có của một NH có quy mô
lớn.
4.3.2. Hợp nhất hoặc chia tách và giảm quy mô

6


Sáp nhập là một công cụ tốt để giảm thiểu sự thiếu hiệu quả trong hoạt động.
Đơn giản hóa luật NH và xóa bỏ những quy định ưu tiên cho một số NH sẽ đẩy nhanh
NH đến với con đường tự nguyện sáp nhập. Xét từ góc nhìn của thị trường, tính hiệu
quả tăng lên là điều kiện tiên quyết cho một thương vụ sáp nhập thành công. Đôi khi,
sáp nhập được sử dụng để né tránh việc đóng cửa NH và trong những trường hợp ấy,
những cơ quan có thẩm quyền bắt buộc các NH phải sáp nhập bằng cách yêu cầu các
NHTMNN nắm quyền sở hữu TS và nợ của những NH yếu kém. Những thương vụ
như vậy thường phản tác dụng trong việc cải thiện sự ổn định của hệ thống NH và làm
yếu đi những NH mạnh hơn.
Chia tách được sử dụng để tập trung nguồn lực của NH vào một vài sản phẩm

nhất định, hay nói cách khác là thu hẹp phạm vi hoạt động. Điều này giúp cho sự cạnh
tranh trong hệ thống mang tính chuyên môn hóa cao. Song nó cũng có thể dẫn đến
đóng cửa NH khi mà từng phần của NH yếu kém bị tách ra, cô lập và mua đi bán lại
một cách riêng rẽ. Chia tách cũng có thể là một phần của công cụ giảm quy mô hoạt
động.
4.3.3. Quản trị TS, tái cơ cấu nợ
Quản trị TS có chất lượng thấp là mục tiêu chính trong sự nỗ lực tái cơ cấu các
NH. Nếu loại bỏ được những khoản mục TS chất lượng kém, NH có thể củng cố được
sức mạnh của mình, tập trung vào mảng thị trường hoạt động thế mạnh. Lơ là trong
quản trị TS dẫn đến những hậu quả khôn lường. Một công ty chuyên về quản trị TS và
xử lý nợ có thể đứng ra giúp đỡ NH, nhưng NH cũng phải chấp nhận tình trạng lỗ tạm
thời do việc bán tháo TS để đảm bảo thanh khoản. Những công ty như vậy rất có ích
trong việc phát triển tiêu chuẩn pháp lý về xử lý nợ và bán TS. Nếu việc này được tiến
hành một cách trơn tru, các công ty xử lý nợ sẽ trở thành công cụ tốt để phát triển thị
trường TS thứ cấp. Đủ nguồn tài trợ, năng lực quản trị và nhân sự của công ty đáp ứng
được yêu cầu thị trường sẽ là chìa khóa cho sự thành công. Có một lối đi khác cho NH
là chính họ tự thành lập một công ty con chuyên về xử lý nợ và quản trị TS cho mình.
4.3.4. Tư nhân hóa
Những NHTMNN hoạt động kém hiệu quả thường gây ảnh hưởng lớn đến toàn
bộ hệ thống. Điều trớ trêu là, khi mà cả hệ thống NH đnag gặp khó khăn thì
NHTMNN được xem như là nơi an toàn nhất trong mắt công chúng bởi họ nghĩ rằng

7


nó được đảm bảo hoạt động bởi NN cho nên, sẽ không bao giờ có rủi ro như các
NHTMCP khác. Khi NHTMNN gặp khó khăn, thì tư nhân hóa có thể là một giải pháp
hữu hiệu. Nó có thể không có hiệu quả tức thì, bởi tư nhân hóa một NHTMNN đòi hỏi
một kế hoạch dài hạn với những bước đi thận trọng và kiên trì, nhằm tái cấu trúc cả về
tài chính lẫn hoạt động. Vội vàng trong tư nhân hóa NHTMNN chỉ đem lại những

nguy cơ xấu đối với nền kinh tế, mà xấu nhất là NHTW lại phải thực hiện tái quốc hữu
hóa nếu chủ sở hữu mới của NH không thể điều hành nó một cách hiệu quả. Tư nhân
hóa thành công giúp cho các nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài được tham gia
đấu thầu cạnh tranh với thủ tục công bằng.
4.3.5. Tái cơ cấu các tập đoàn
Ở một số quốc gia, các tập đoàn hoạt động kém hiệu quả là nguyên nhân của
một loạt các khoản nợ xấu khổng lồ. Việc tái cơ cấu các tập đoàn như vậy là sự bổ
sung quan trọng trong chiến lược tái cơ cấu hệ thống NH, tuy nhiên đây không phải là
một giải pháp thay thế bởi căn nguyên của tất cả vấn đề mà ngành NH phải đối mặt là
từ chính hành vi của họ, chứ không phải của các tập đoàn hay doanh nghiệp nào khác.
5. Mục tiêu thực hiện
“Mục tiêu của tái cơ cấu NH là để khôi phục lại một hệ thống NH có thể cung
cấp các dịch vụ NH hiệu quảcho nền kinh tế một cách bền vững” (Thoraneenitiyan &
Avkiran, 2009).
Cụ thể hơn, theo Peter S. Rose và Sylvia C. Hudgins (2010), động lực cho việc
thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất của các TCTC có thể bao gồm: tối đa hóa giá
trị TS của cổ đông (tăng giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu) và tối đa hóa hiệu quả
quản lý.
6. Chi phí
Theo Claudia Dziobek (1998), chi phí cho việc tái cơ cấu hệ thống NH bao
gồm:
6.1. Đối với chính NH
- Chi phí cam kết thế chấp TS
- Khoản nợ Chính phủ trong tương lai
- Chi phí vốn mới bỏ ra
- Cổ phần bị mất (nếu NH đóng cửa hoặc sáp nhập, chia tách)

8



- Chi phí cho bảo hiểm tiền gửi cao hơn
- Phí dịch vụ tài chính thuê ngoài (quản lý TS, xử lý nợ)…
6.2. Đối với Chính phủ
- Thâm hụt Ngân sách NN tăng
- Nợ Chính phủ tăng
- Nợ bảo lãnh tăng
- Chi phí thanh lý TS
- Phân bổ ngân sách cho quản trị TS
- Chi phí mua lại NH
- Gánh năng từ thất nghiệp…
6.3. Đối với các đối tượng khác
- Nhân viên NH: bị buộc thôi việc do cắt giảm biên chế
- Chủ nợ, người gửi tiền: mất số vốn đã bỏ ra nếu NH đóng cửa
7. Bài học kinh nghiệm từ tái cơ cấu hệ thống NHTM Thụy Điển
Sau khi hệ thống NH Thụy Điển, được tự do hóa, tổng dư nợ tín dụng tăng từ
85 lên 135% GDP. Sự tăng trưởng vượt bậc tín dụng nội địa đã đẩy giá bất động sản
và CK tăng vọt. Tiêu dùng và đầu tư tăng mạnh dẫn đến tăng trưởng nóng, đồng nội tệ
bị định giá quá cao, thâm hụt cán cân vãng lai, đồng thời lạm phát và lãi suất danh
nghĩa tăng cao dẫn đến một loạt DN đổ vỡ, bong bóng BĐS và CK xì hơi. Hậu quả là
tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NH tăng rất nhanh đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá
sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái. Đó là những gì đã xảy
ra với Thụy Điển trong giai đoạn cuối những năm 1980 đầu những năm 1990. Đã hơn
20 năm nhưng có lẽ hoàn cảnh kinh tế tài chính của Việt Nam trong vài năm qua có
nhiều điểm tương đồng như miêu tả ở trên.
Đối mặt với nguy cơ khủng hoảng, trong hai năm 1992-1993 Thụy Điển đã
thực hiện một cuộc cải cách hệ thống NH ngoạn mục, được nhiều nhà kinh tế đánh giá
là một cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử NH hiện đại. Không những tránh
được đổ vỡ tài chính liên hoàn, kinh tế Thụy Điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm
sau đó và chính phủ nước này đã thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu
trợ.

7.1. Tính minh bạch

9


Chính thống đốc NHTW Thụy Điển Bäckström cho biết ở thời điểm đáy của
cuộc khủng hoảng, nước này có thể giấu thông tin về các khoản lỗ của các NH và để
cho các công ty xử lý nợ (AMC) thanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trường.
Tuy nhiên NHTW Thụy Điển đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về TS và nợ
xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn của hệ thống vừa giúp Chính phủ nhìn rõ các
rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu. Việc yêu cầu
các NH thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy Điển dễ dàng bắt các chủ ngân hàng hiện
hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát NH (bị quốc hữu hóa). Đảng cầm quyền và
phe đối lập đạt được đồng thuận về phương án giải quyết phần nào cũng nhờ sự minh
bạch này.
7.2. Nguồn lực đủ mạnh
Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm
toàn bộ (mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham
gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy điển đã được chính phủ cam kết
cung cấp mức vốn lên đến 24 tỷ Krona, tương đương với ngân sách quốc phòng trong
một năm. Các AMC được giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt
số TS mà họ được giao. Quyền lực của các AMC còn được gia tăng nhờ một số quy
chế đặc cách liên quan đến các quy định và luật pháp quản lý NH hiện hữu. Tuy vậy
AMC và các NH bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị
trường.
7.3. Gói chính sách vĩ mô
Giải quyết các vấn đề của hệ thống NH phải nằm trong tổng thể một gói chính
sách vĩ mô đúng đắn có tầm nhìn bởi Thụy Điển đã không thể thoát ra khỏi khủng
hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đưa đồng Krona về đúng giá trị của nó và
sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của NHTW Thụy Điển cho hệ thống NH ở những thời

điểm khó khăn. Một cơ chế bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy Điển
không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những người bị
thất nghiệp. Hệ thống NH sau khi được tái cơ cấu cần phải được giám sát và quản lý
rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trưởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu
là tiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo.

10


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1. Khái quát về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trước tái cơ cấu
2.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam trước tái cơ cấu
Năm 2011 đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, là một năm nhiều khó khăn
và thách thức. Lạm phát tăng vọt, VND mất giá nhanh chóng, thị trường BĐS đóng
băng, giá vàng liên tục phá vỡ các kỉ lục, số DN làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản lên tới
50,000… cả nền kinh tế bị đặt giữa ngã ba đường, bấp bênh giữa các trạng thái khủng
hoảng – phục hồi ngắn – khủng hoảng.
Thị trường tài chính NH cũng không phải là ngoại lệ khi phải trải qua 365 ngày
đầy biến động. Việt Nam đã bị hãng Standard & Poors (S&P) hạ bậc tín nhiệm nợ dài
hạn đối với đồng nội tệ từ mức BB xuống mức BB- và đánh giá triển vọng "tiêu cực"
đối với các mức tín nhiệm nợ của Việt Nam. Cùng với việc hạ bậc tín nhiệm nợ quốc
gia của Việt Nam, S&P cũng đã đánh tụt hạng tín nhiệm của 3 NH lớn trong nước là
BIDV, Techcombank và Vietcombank xuống BB-.
2.1.2. Khó khăn, tồn tại trong hệ thống NHTM Việt Nam trước tái cơ cấu
2.1.2.1. Nợ xấu
a. Tỉ lệ nợ xấu tăng cao
Theo Fitch Ratings (2009), cách phân loại các khoản vay và dự phòng của Việt
Nam không khắt khe như theo quy định của chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế

(IFRS), điều này khiến cho các NH Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn liên
quan chất lượng TS và nguồn vốn. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng là sự đi xuống về
chất lượng khoản vay, bởi quy định để đảm bảo an toàn cho khoản vay thường lỏng
lẻo hơn khi mà một NH muốn mở rộng quy mô của mình một cách nhanh chóng.

11


Biểu đồ 1. Tỉ lệ tăng trưởng tín dụng và tăng GDP qua các năm 2007-2011

Nguồn: BCTN của NHNN các năm 2007-2011
Nhìn vào Biểu đồ 1, ta có thể thấy rằng, mức tăng trưởng tín dụng từ năm 20072011 có xu hướng giảm dần, nhưng luôn ở mức “nóng”, cao gấp nhiều lần mức tăng
trưởng GDP. Sự cạnh tranh khốc liệt trên con đường bành trướng, mở rộng quy mô
giữa các NH là có thật, từ những “ông lớn” như Agribank, Vietcombank, BIDV,
Vietinbank cho đến những NHTMCP như ACB, Sacombank,... tất cả đều lao mình
trên con đường ấy mà không chú tâm đề phòng rủi ro đang rình rập.Năng lực kiểm
soát rủi ro, năng lực cơ sở hạ tầng còn chưa theo kịp được tốc độ tăng trưởng tín dụng
chóng mặt, cộng với nỗi lo áp lực đồng nội tệ mất giá, trong khi các khoản vay ngoại
tệ chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng số các khoản vay toàn ngành đã đẩy tỷ lệ nợ xấu
lên mức đáng báo động. Nợ xấu trong hệ thống tăng mạnh gây hoang mang cho cả nền
kinh tế khi mà trước đây, chúng ta có cả một thời kì dài sống trong màu hồng với
những thành tích ngắn hạn: tăng trưởng tín dụng, tổng dư nợ. Những khoản nợ xấu
được giấu diếm một cách tinh vi, như mầm mống ung thư đang ủ bệnh, chỉ chờ thời cơ
mà trở thành căn bệnh gây nên cái chết của hàng loạt các NH.NHNN công bố giá trị
nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD vào cuối quý 3/2011 là 82.7 nghìn tỉ đồng, bằng
12


3.31% tổng dư nợ và cao hơn 1.15% so với cuối năm 2012 (2.16%).Tình hình nợ xấu
qua các năm được thể hiện ở Biểu đồ 2.

Biểu đồ 2. Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM qua các năm 2007-2015

Nguồn: Báo cáo của NHNN các năm 2007-2015
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ ngày 17/10/2015 về kết quả tái cơ cấu
nền kinh tế, liên quan đến nợ xấu, báo cáo này cho biết tỷ lệ nợ xấu đạt mức cao nhất
là 4.94% vào tháng 9/2012, đến tháng 10/2013 là 4.5%, còn dưới 3.3% vào cuối năm
2014 và đến tháng 9/2015 còn dưới 3%.
b. Sự khác biệt trong tính toán tỷ lệ nợ xấu so với thế giới
Với các tổ chức chuyên xếp hạng và đánh giá tín dụng của các tổ chức tài
chính, các quốc gia trên thế giới như Moody’s, Standard & Poors, Fitch Ratings, tỷ lệ
nợ xấu được tính toán trên tổng TS, còn đối với Việt Nam, tỷ lệ này được tính toán
trên tổng dư nợ cho vay. Điểm khác biệt này làm cho số liệu tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống
do NHNN và các tổ chức xếp hạng tín dụng công bố có sự khác nhau khá lớn.
Một số chuẩn mực kế toán của Việt Nam tỏ rõ sự bất hợp trong khi sự khác biệt
giữa việc đánh giá và ghi nhận TS, nguồn vốn, các khoản mục kế toán dựa trên 2
chuẩn mực kế toán không chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán (chậm hòa
nhập với thế giới, tốn kém chi phí kiểm toán) mà còn có tác động đến công tác quản trị
rủi ro, cũng như hình ảnh và thứ hạng của ngành tài chính NH Việt Nam trên thị
trường quốc tế.

13


Như đã đề cập trước đó, giữa cách phân loại các khoản vay và dự phòng của
Việt Nam không khắt khe như theo quy định của chuẩn mực lập báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS), đây là một vấn đề cần được xem xét và tiến hành sửa đổi nhanh chóng.
Theo IMF (2002), trên thế giới hiện nay, không có một hệ thống đánh giá nào được sử
dụng là tiêu chuẩn chung cho tất cả các nước để phân loại nợ xấu, các nước có thể để
các NH tự chủ động. Trên thực tế, có một số thông lệ được nhiều nước sử dụng và một
số bản hướng dẫn do các tổ chức quốc tế (BIS, IMF) khuyến cáo. Một trong những

hướng dẫn quan trọng của BIS trong Basel I là việc phân loại nợ thành 5 nhóm (pass,
special mention, substandard, doubtful, loss) mà rất nhiều nước áp dụng. Một cách cơ
bản, Thông tư 15/2010 của NHNN cũng áp dụng cách tính nợ xấu theo thông lệ này
(xem bảng 1).
Bảng 1. So sánh cách phân loại nợ theo TT15/2010 NHNN và Basel I

Nhóm 1

Nhóm 2

Thông tư 15/2010
Tên
Khái niệm
Nợ đủ tiêu
Nợ trong
chuẩn
hạn
Nợ quá hạn
dưới 10
ngày
Nợ cần
Nợ quá hạn
chú ý
10-30 ngày

Tên
Nợ đủ tiêu
chuẩn

Nợ chú ý

đặc biệt

Nhóm 3

Nợ dưới
tiêu chuẩn

Nợ quá hạn
30-90 ngày

Nợ dưới
chuẩn

Nhóm 4

Nợ nghi
ngờ mất
vốn

Nợ quá hạn
90-180
ngày

Nợ nghi
ngờ

Nợ có khả
năng mất
vốn


Nợ quá hạn
từ 180
ngày trở
lên

Nợ mất
vốn

Nợ xấu
(NPL)

Nhóm 5

14

Basel I
Khái niệm
Các khỏan nợ có thể thu hồi

Khoản cho vay các doanh
nghiệp có thể có khó khăn
khi thu hồi nợ
Các khoản cho vay mà tiền
trả lãi và gốc bị nợ quá hạn
trên 3 tháng
Khả năng tất toán toàn bộ
khoản cho vay tỏ ra đáng
nghi ngờ, cho thấy có khả
năng sẽ mất vốn, tuy nhiên
mất bao nhiêu thì chưa rõ.

Các khoản cho vay được
coi là không có khả năng
thu hồi. Thường là các
khoản vay cho các doanh
nghiệp đang tiến hành các
thủ tục pháp lý để được bảo
vệ theo luật phá sản


Nếu có lo ngại, có chăng chỉ là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của từng NH
chưa chặt chẽ. Dù phân loại nợ xấu tốt đến đâu mà hệ thống xếp hạng nội bộ không
đánh giá chính xác được rủi ro của khách hàng.
2.1.2.2. Sở hữu chéo, đầu tư chéo
Nếu như nợ xấu làm tắc mạch dòng vốn của nền kinh tế, khiến hoạt động của
các NH, DN gặp nhiều khó khăn; hình thức sở hữu chéo trong hệ thống NH tạo ra
những mảng tối trên thị trường tài chính. Các nền kinh tế đi trước như Đức, Nhật,
Trung Quốc cũng không xa lạ với sở hữu chồng chéo song nó được giám sát kỹ lưỡng,
được thu gọn quy mô khi đã giúp tái cơ cấu nền kinh tế trong những giai đoạn nhất
định. Bản thân sở hữu chồng chéo ở Việt Nam lại có tính chất không giống nơi đâu vì
nó là hệ quả của một loạt chính sách quản lý, điều tiết sai lầm, và trở thành công cụ để
một số nhóm thâu tóm quyền lực, gây ảnh hưởng và trục lợi cá nhân. Do đó, tiềm ẩn
rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng cũng như toàn hệ
thống TCTD nói chung. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình (2013), NHNN đã
tiến hành thanh tra, giám sát toàn diện hoạt động của các TCTD và đã khái quát được
đầy đủ thực trạng sở hữu chéo tại các TCTD. Thực tế tại thời điểm 2013 đang tồn tại 6
cặp NH sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau; 34 TCTD có cổ đông một chiều là TCTD
khác, trong đó một số NHTMCP có một số cổ đông là TCTD khác. Kết quả thanh tra
cho thấy, có những NH nhỏ, tổng số tín dụng huy động 40,000 – 50,000 tỷ đồng, cho
cổ đông vay đến 50-60% số đó, nghĩa là NHTM trở thành công cụ huy động vốn trong
dân để tài trợ cho hoạt động sân sau của cổ đông. Như vậy cả hệ thống NH bị lún vào

vấn đề sở hữu chéo của một số người.
Tại nhiều NHTM, tín dụng bất động sản chiếm 30-40% tổng tín dụng. Đó là
chưa kể rất nhiều DN vay tiền NH trên giấy tờ là để đầu tư vào mục đích sản xuất kinh
doanh nhưng thực chất để đầu tư BĐS.Trong những năm qua, đầu tư BĐS là HĐKD
siêu lợi nhuận. Vì siêu lợi nhuận như vậy nên các chủ dự án có thể vay NH với lãi suất
rất cao, 20-30%. Song tới thời điểm này, BĐS đang đưa ra những sản phẩm không có
thị trường. Những căn hộ với mức giá từ 20 triệu đồng/m2 tới 70 triệu đồng/m2 được
giao dịch chủ yếu giữa các nhà đầu cơ, còn người mua cuối cùng để sử dụng thì rất ít.
Những nhóm lợi ích lợi dụng sở hữu chéo rút tiền huy động trong dân đưa vào những
dự án BĐS là chính, giờ không rút ra được. Dù theo cách đánh giá của NHNN hay của

15


quốc tế thì nợ xấu tại Việt Nam cũng đang ở ngưỡng “báo động đỏ” mà nguyên nhân
chủ yếu do sở hữu chéo của các nhóm lợi ích “chết” trong BĐS.
2.1.2.3. Sự tham gia và điều hành của NHNN
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, tích cực xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, thực tế là NHNN tham gia quá sâu vào
từng hoạt động trên thị trường tài chính NH. Với khả năng chi phối lớn, dù trực tiếp
hay gián tiếp, chính NHNN đã làm mất đi sự cạnh tranh đáng ra phải có trên thị
trường, cùng với sự chủ động trong việc thiết lập và triển khai từng kế hoạch. giải
pháp hiệu quả trong HĐKD. Thời điểm cuối năm 2011, cả hệ thống có 5/42 NH là
NHTM NN, chiếm 40% tổng TS và 48% tổng lượng tiền gửi. Một số lượng NH nhỏ
nhưng nắm giữ gần một nửa nguồn lực của toàn bộ hệ thống, không chỉ đẩy hệ thống
đến với rủi ro nếu như HĐKD của những NH này không thuận lợi. Dường như chúng
ta đang lẫn lộn giữa điều hành nền kinh tế theo quy luật của kinh tế thị trường với ổn
định nền kinh tế theo ý muốn chủ quan. Ở đây rõ ràng chưa có sự tách bạch tương đối
của nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ nòng cốt của NHNN với tư cách là NHTW.
Những biện pháp và chính sách điều tiết trực tiếp của NN đã góp phần kiềm chế

lạm phát nhưng cũng chính là tác nhân chính tạo ra những nghịch lý trong hoạt động
của hệ thống NH như cuộc đua lãi suất (lên đến 20%/năm) , từ căng thẳng thanh khoản
(khiến lãi suất liên NH tăng lên 20%/năm) chuyển sang nguy cơ ứ đọng vốn, lợi nhuận
NH cao trong khi nền kinh tế sa sút…
Từ 2011 trở về trước, cơ chế giám sát của nhà quản lý chủ yếu dựa vào hệ
thống báo cáo; việc thanh-kiểm tra chia nhỏ và rải ra các chi nhánh. Điều này càng khó
phát hiện những sai phạm tinh vi. Đến cuối 2011 đầu 2012, NHNN bắt đầu làm theo
hướng khác: tập trung thanh tra pháp nhân, hội sở chính và các chi nhánh trọng điểm.
Các sai phạm và những vũng lầy mới thực sự được sờ mó và gắn lại thành bức tranh
tổng thể. Và đó là lần đầu tiên có “khái niệm” xác định lỗ thực và vốn thực để dồn
được nhóm NH yếu kém vào yêu cầu tái cơ cấu.Từ cuối năm 2006, nhiều tổng công ty
NN được ồ ạt nâng lên thành tập đoàn, được Chính phủ cho phép kinh doanh đa
ngành, trong đó có lĩnh vực tài chính NH. Còn các NH vừa được mở rộng thêm nhiều
chi nhánh mới vừa được cấp phép thành lập mới ồ ạt. Sau đó, Nghị định 141/2006 về
quy định mức vốn pháp định cho tổ chức tín dụng ra đời đã áp đặt lộ trình tăng vốn vội

16


vàng. Tất cả các NH cổ phần, không phân biệt đô thị hay nông thôn đều phải đạt mức
vốn pháp định chung là 1,000 tỉ đồng cuối 2008 và 3,000 tỉ đồng cuối 2010. Sự sai lầm
trong điều hành chính sách đã khiến cho sở hữu chéo ngày một lớn mạnh.
2.1.2.4. Thanh khoản
Tỷ lệ cho vay so với huy động tiền gửi (LDR) của toàn hệ thống các TCTD
tăng từ 83.4% năm 2008 lên tới 103.4% năm 2011. Sau khi chuyển các khoản đầu tư
trái phiếu DN (TPDN) và ủy thác đầu tư thành dư nợ cho vay, tỷ lệ LDR toàn hệ thống
lên đến 116.9%.
Về cân đối kỳ hạn huy động và cho vay, tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới
6 tháng chiếm 77.8% tổng huy động, còn dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 42.4%
tổng dư nợ tín dụng tính tại thời điểm 30/9/2011. Tỷ lệ TS có thanh khoản ngay trên

tổng nợ phải trả ngày hôm sau (tỷ lệ khả năng chi trả ngay) bình quân các TCTD trong
nước là 18.96%. Khả năng chi trả trong vòng 1 tháng và 6 tháng của các NHTM trong
nước đều thấp hơn 50%.
Về cân đối trạng thái ngoại tệ, tỷ lệ cho vay/tiền gửi bằng ngoại tệ là 129.19%
tính bình quân toàn hệ thống, nhưng giá trị chênh lệch tuyệt đối chỉ ở mức 123,366 tỷ
đồng (5.9 tỷ USD). Tỷ lệ này cao là ở nhóm các NHTMNN (124.1%) và NH liên
doanh nước ngoài (147.4%). Tình hình cụ thể vay ngoại tệ từ nước ngoài thể hiện ở
bảng 2.
Bảng 2. Vay ngoại tệ từ nước ngoài (tỷ USD)
Các ngân hàng thương mại
nhà nước
Các ngân hàng thương mại
cổ phần
Các NH liên doanh, 100%
vốn nước ngoài và chi

31/12/2010

30/6/2011

1,634

2,112

0,612

0,832

1,925


2,439

nhánh NH nước ngoài
Cộng
4,170
5,384
Nguồn: Báo cáo giám sát tài chính năm 2012 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Tình hình

Tình trạng khó khăn về thanh khoản vào đầu năm 2011 được biểu hiện bởi việc
các NHTM:
(i) đua lãi suất tiền gửi để huy động vốn

17


(ii) phụ thuộc vào thị trường 2 để huy động vốn (vay liên NH) và với
những biến động mạnh của lãi suất liên NH
(iii) vay tái cấp vốn từ NHNN
2.2. Thực trạng hoạt động tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn
2011-2015
2.2.1. Chủ trương của NN đối với hoạt động tái cấu trúc hệ thống NHTM
Ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 254/QĐ-TTg, phê duyệt
Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” (Đề án 254)
a. Nội dung cơ bản
Đề án 254 đã nêu ra một cách tổng quan mục đích, quan điểm, định hướng, giải
pháp và lộ trình thực hiện tái cơ cấu hệ thống các TCTD: các NHTM NN, NHTMCP,
công ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, các TCTD
nước ngoài. Điểm mới trong Đề án này là Chính phủ không chỉ đưa ra giải pháp đối
với các TCTD có năng lực yếu kém, mà còn có giải pháp cho cả các TCTD đang hoạt
động tốt nhằm tự củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh.

Vấn đề được chú ý đến nhiều nhất, vẫn là nợ xấu. Với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về
mức dưới 3%, NHNN khẳng định sẽ hỗ trợ công cuộc tái cơ cấu bằng cách tạo mọi
điều kiện thuận lợi, chủ động trong công tác điều hành, hoàn thiện hệ thống quy định
và văn bản pháp lý .Đề án mang tính định hướng hành động, song lại không nêu ra
được một hay một bộ giải pháp cụ thể nào nhằm giải quyết triệt để những vấn đề đang
tồn tại.
b. Mục tiêu
Theo như Đề án đã nêu ra, mục tiêu của hoạt động tái cơ cấu hệ thống các
TCTD nói chung và hệ thống NHTM nói riêng là:
-Phát triển đa năng theo hướng hiện đại
- Hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc
- Có khả năng cạnh tranh cao
- Công nghệ tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế
2.2.2. Hoạt động sáp nhập, hợp nhất các NHTM
Tính từ thời điểm cuối năm 2011 cho đến tháng 8/2015, có 8 thương vụ sáp
nhập, hợp nhất đã được diễn ra:

18







Tháng 12/2011: Hợp nhất SCB, Ficombank và Tinnghiabank
Tháng 8/2012: Sáp nhập Habubank vào SHB
Tháng 6/2013: Sáp nhập DaiABank vào HDBank
Tháng 10/2013: Thành lập Pvcombank trên cơ sở hợp nhất


Westernbank và PVFC
• Tháng 5/2015: Sáp nhập MHB vào BIDV
Sáp nhập PG Bank vào VietinBank
• Tháng 8/2015: Sáp nhập MDB vào MSB
• Tháng 10/2015: Sáp nhập SouthernBank vào Sacombank
Những NHTM bị đưa vào diện phải sáp nhập là những NH yếu kém, tỷ lệ nợ
xấu cao, mất khả năng thanh khoản, thậm chí có NH còn bị âm vốn. Đối với những
NHTM lựa chọn giải pháp hợp nhất, tình trạng tài chính của họ chưa đến mức đe dọa
phá sản như các NHTM phải sáp nhập, nhưng tình hình khó khăn kéo dài là thực tế, do
vậy, thông qua hợp nhất, những NH này có thể cùng “bắt tay” cứu lấy nhau khỏi khốn
đốn, phục hồi lại HĐKD, từng bước cải thiện và đi lên.
2.2.2.1. Hợp nhất SCB, Ficombank và Tinnghiabank
a. Lợi ích của hình thức tự nguyện hợp nhất
(i) tránh được thói quen cố hữu “riêng một góc trời” ở nhiều NHTMCP, vốn
tồn tại quá lâu trong hệ thống NH
(ii) có lợi về hiệu quả chi phí và lợi nhuận. Nếu trước đây, các NH phải duy trì
nhiều bộ máy hoạt động thì nay chỉ còn một. Từ đó, NH giảm được chi phí nhân lực,
nhất là số nhân lực cấp cao (ở nhiều NH quy mô nhỏ và trung bình, thu nhập của phó
tổng giám đốc và tổng giám đốc khoảng 2 - 5 tỷ đồng/năm)
(iii) phân khúc thị trường được xác định một cách rõ ràng thay vì “vừa đa năng
hiện đại vừa bán lẻ” hoặc “vừa nông thôn vừa thành thị” như lâu nay. Từ việc xác định
lại phân khúc, NH cần cân đong, tính toán lại quy mô mạng lưới; dẹp bỏ những điểm
giao dịch thiếu hiệu quả, nhờ đó giảm được rất nhiều chi phí duy trì mạng lưới.
(iv) tránh được đổ vỡ NH và lây lan dây chuyền ra cả hệ thống
b. Tình hình tài chính trước hợp nhất

19


Bảng 3. Tình hình chung của SCB, Ficombank và TinnghiaBank tính đến ngày

30/09/2011
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
Tổng TS (tỷ đồng)
Nợ xấu
Mạng lưới chi nhánh
(2010)

SCB
4184.8
77581.6
7.25%

116 điểm giao dịch

Ficombank
3399.0
58939.4
1.7%
1 Sở giao dịch, 5 Chi
nhánh, 8 Phòng giao
dịch, 1 công ty trực
thuộc

Nhân sự
(2010)

2,075 người

418 người


TinnghiaBank
3000.0
17104.9
1.7%
8 Chi nhánh, 21 Phòng
giao dịch, 46 Quỹ tiết
kiệm trực thuộc
1,044 người

Nguồn: BCTN, BCTC của SCB, Ficombank, TinnghiaBank năm 2010, Quý 3/2011

Tình hình chung của SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa tính đến hết quý 3/2011 được
thể hiện tại bảng 3. Trước thời điểm hợp nhất, cả ba NH đều báo cáo đủ vốn và vẫn có
lợi nhuận dương từ HĐKD. SCB công số tỷ lệ CAR của mình vào cuối năm 2010 là
10.32%. Con số này của Đệ Nhất lên đến 43,54%. Tỷ lệ cho vay BĐS và xây dựng vào
cuối năm 2010 của ba NH là 28.1% (SCB), 74.1% (Tín Nghĩa) và 12.9% (Đệ Nhất).
Tín Nghĩa công bố nợ xấu ở mức rất thấp: 0.83% cuối 2010 và 1.7% cuối quý 3/2011.
Đệ Nhất cũng tương tự với tỷ lệ 1.1% và 1.7% nợ xấu vào cuối 2010 và cuối quý
3/2011. Chỉ có SCB là báo cáo tỷ lệ nợ xấu chính thức 11.4% vào cuối năm 2010, mức
cao nhất trong số tất cả các NHTM Việt Nam vào thời điểm đó.
Trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng TS của SCB tăng từ 60 lên 78 nghìn tỷ đồng
– một tốc độ tăng gần 30%. Để tài trợ mức tăng này ở phía nguồn vốn, SCB huy động
thêm 5.8 nghìn tỷ từ tiền gửi và vay thêm 8.2 nghìn tỷ đồng từ các TCTD khác. Nhưng
ở phía TS, chỉ 8.6 nghìn tỷ được cho vay thêm, trong khi các khoản phải thu tăng lên
10.5 nghìn tỷ đồng. Tại Tín Nghĩa, huy động tiền gửi cũng tăng thêm 9.5 nghìn tỷ
trong 9 tháng/2011, nhưng cho vay khách hàng giảm đi 1,6 nghìn tỷ, và TS khác tăng
lên 14.5 nghìn tỷ đồng. Đối với Đệ Nhất, tổng TS trong cùng giai đoạn đã tăng từ 12.2
nghìn tỷ lên 17.1 nghìn tỷ đồng (40.7%). Kết quả là giá trị khoản mục TS có khác luôn
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng TS có của ba NH. Tại Tín Nghĩa, tỷ trọng TS có khác
chiếm hơn 41% tổng TS có của NH này vào thời điểm cuối tháng 9/2011. Trong khi

đó, tại hai NH SCB và Đệ Nhất thì tỷ trọng này có phần thấp hơn so với Tín Nghĩa
nhưng cũng lên đến trên dưới 25%.
20


Tại ĐHCĐ 2012 tổ chức vào tháng 4/2013, TGĐ SCB mới báo cáo rằng vào
cuối năm 2011, SCB bị mất thanh khoản với các khoản vay liên NH không chi trả
được; các tỷ lệ an toàn hoạt động như CAR, tỷ lệ thanh toán trong vòng 7 ngày kế tiếp,
tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đều không đạt mức quy định; tỷ lệ nợ
xấu là 7.25% và tỷ lệ nợ quá hạn là 12.8%; đầu tư vào trái phiếu DN đến ngày đáo hạn
không thu hồi được nợ gốc và lãi; các khoản đặt cọc đầu tư CK khó có khả năng thu
hồi; TS đảm bảo (BĐS và cổ phiếu của chính DN vay nợ) có giá trị thấp. Thông tin
công bố còn cho thấy tổng giá trị âm trạng thái vàng của ba NH là 311,018 lượng vàng
vào cuối năm 2011. Theo NHNN, trong năm 2011 SCB đã bán hết lượng vàng huy
động để có tiền đồng giải quyết thanh khoản, dẫn tới âm trạng thái lớn về vàng.
c. Tiến trình hợp nhất
- Tại buổi giao ban báo chí trung ương sáng ngày 6/12/2011, NHNN chính thức
tuyên bố hợp nhất ba NHTM: NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Việt Nam Tín
Nghĩa (TinNghiaBank), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank) với BIDV là NH đứng ra
làm đầu mối đại diện cho NHNN. Thương vụ hợp nhất này được ba NH tuyên bố là
“tự nguyện”, tuy nhiên, theo Thống đốc NHNN, đây là ba NHTM hoạt động không tốt
trong thời gian qua, có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dẫn đến
những khó khăn thanh khoản tạm thời.
- Ngày 15/12/2011, SCB tổ chức cuộc họp ĐHCĐ bất thường nhằm bàn bạc xin
ý kiến về vấn đề hợp nhất. Tỷ lệ cổ đông đồng ý của SCB đạt trên 98%.
- Ngày 02/01/2012, NHTM CP Sài Gòn – NH được thành lập dựa trên sự hợp
nhất ba NH trên chính thức đi vào hoạt động. Sau khi hợp nhất, SCB là 1 trong 5 NH
lớn nhất tại Việt Nam thời điểm đó, với vốn điều lệ 10,583.8 tỉ đồng, tổng TS đạt
khoảng 154,000 tỉ đồng (bằng tổng vốn điều lệ và tổng TS của ba NH cộng lại). NH
mới cũng kế thừa 230 điểm giao dịch và 4,000 nhân viên.


21


×