Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Một số giải pháp nhằm vận hành lưới điệzn truyền tải cho công ty truyền tải điện 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.19 KB, 116 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan ban luận văn tốt nghiệp này được thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Phạm Cảnh Huy, là công trình nghiên cứu của tôi. Các dữ liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng xuất phát từ tình hình
thực tế của Công ty Truyền tải điện 1.
TÁC GIẢ

Kiều Như Lục

-1-

1


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội, đến nay luận văn cao học của tôi đã hoàn thành.
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơnTS. Phạm Cảnh Huy đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và những đóng góp quý báu để tôi
hoàn thành đề tài luận văn cao học này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên
các phòng ban, đơn vị Công ty Truyền tải điện 1 đã cung cấp những thông tin, tài
liệu liên quan trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do còn hạn chế
về mặt kiến thức nên không thể tránh khỏi những hạn chế vàthiếu sót. Vì vậy, tác
giả kính mong Quý thầy cô trong hội đồng bảo vệ đóng góp ý kiến để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả

Kiều Như Lục



-2-

2


MỤC LỤC

-3-

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EVN

: Tập đoàn điện lực Việt Nam.

EVNNPT

: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.

PTC1

: Công ty Truyền tải điện 1.

AMB

: Ban quản lý dự án Các công trình điện miền bắc.


CBCNV

: Cán bộ công nhân viên.

Lv. Ths.

: Luận văn thạc sĩ.

CSDL

: Cơ sở dữ liệu.

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng.

MBA

: Máy biến áp.

DCL

: Dao cách ly.

TU

: Máy biến điện áp.

TI


: Máy biến dòng điện.

MC

: Máy cắt.

TBA

: Trạm biến áp.

TTĐ

: Truyền tải điện.

QLVH

: Quản lý vận hành.

QLLĐ

: Quản lý lưới điện.

QLDA

: Quản lý dự án.

VHLĐ

: Vận hành lưới điện.


SCL

: Sửa chữa lớn.

-4-

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

-5-

5


DANH MỤC CÁC HÌNH

-6-

6


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò vô cùng quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tập
trung đầu tư, chỉ đạo một cách toàn diện đối với hoạt động của ngành điện. Trong
suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành điện đã luôn cố gắng hoàn
thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà

nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng
đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, ngành điện nói chung và Công ty Truyền tải điện 1 nói riêng đã phải cố
gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong điều kiện mới.
Mảng truyền tải điện vẫn luôn là mảng được nhà nước giữ và nắm giữ độc
quyền. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cung cấp điện thì các Công ty Truyền tải
điện cũng cần phải đổi mới, sáng tạo để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục.
Là một cán bộ đang hoạt động trong ngành điện, tôi ý thức được rằng đã đến
lúc phải thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, phù hợp với xu
thế hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu ngày càng cao về
cung cấp điện cho các hộ phụ tải cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy tôi chọn đề
tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện
truyền tải cho Công ty Truyền tải điện 1”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu lý luận chung về công tác quản lý vận hành lưới điện về phương
diện lý luận và trên cơ sở đó phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới
truyền tải điện tại Công ty Truyền tải điện 1 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý vận hành lưới điệntruyền tải cho Công ty Truyền tải điện 1.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý vận hành lưới điện truyền tải cho

-7-

7


Công ty Truyền tải điện 1.

Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác quản lý vận hành lưới truyền tải
điện của Công ty Truyền tải điện 1 từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2014.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Phân tích chất lượng điện và chất lượng quản lý vận hành lưới điện dựa
trên cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng.
- Phân tích dựa trên các số liệu thống kê, so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật
của ngành điện, Tổng cục năng lượng.
- Phân tích hệ thống lưới điện để tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của
các vấn đề về công tác quản lý vận hành.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu lý luận chung về công tác quản lý vận hành lưới điện và áp dụng
vào thực tiễn của Công ty Truyền tải điện 1.
Phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận hành lưới điện truyền tải do
Công ty Truyền tải điện 1 quản lý.
Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý,
đổi mới công nghệ, nhân sự, giảm tổn thất điện năng và giảm sự cố lưới điện truyền
tải.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vận
hành lưới điện truyền tải cho Công ty Truyền tải điện 1”.
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện truyền
tải tại Công ty Truyền tải điện 1.
Chương III: Một số giải pháp nhằmhoàn thiện công tác quản lý vận hành
lưới điện truyền tải cho Công ty Truyền tải điện 1.

-8-

8



CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI
1.1. Khái niệm về lưới điện và lưới điện truyền tải.
1.1.1. Khái niệm về lưới điện.
Có nhiều quan niệm khác nhau về lưới điện.
Lưới điện là một phần của hệ thống điện gồm có các trạm biến áp, trạm đóng
cắt, cácđường dây trên không và các đường dây cáp. Dùng để truyền tải và phân
phối điện năng từ nhà máy đến các hộ tiêu thụ.
Theo định nghĩa của luật điện lực “lưới điện là hệ thống đường dây tải điện,
máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện” (Luật số: 28/2004/QH11,
trang 2).
1

2

Nhà máy điện Trạm tăng áp

3

4

Đường dây

Trạm hạ áp

5

Hộ tiêu thụ


tải điện
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống điện.
1.1.2. Khái niệm về lưới điện truyền tải.
Là hệ thống các đường dây điện, máy biến áp và các trang thiết bị phụ trợ để
truyền dẫn điện có cấp điện áp từ 66kV trở lên.
Lưới điện truyền tải dùng để truyền tải điện từ nơi cung cấp điện tức là các
nhà máy phát điện tới các trạm biến áp của các tỉnh thành phố, hệ thống lưới điện
này có tác dụng truyền tải điện đi xa là chủ yếu.
1.1.3. Định nghĩa độ tin cậy hệ thống điện.
Đó là xác suất để hệ thống (hoặc phần tử) hoàn thành triệt để nhiệm vụ yêu
cầu trong khoảng thời gian nhất định và trong điều kiện vận hành nhất định.
1.2 Phân loại lưới điện
1.2.1 Phân loại lưới điện theo cấp điện áp.
- Lưới điện hạ áp có cấp điện áp < 1000V.
- Lưới điện cáo áp có điện áp > 1000V:
-9-

9


+ Lưới điện trung áp có cấp điện áp từ 1kV đến 66kV.
+ Lưới điện cao áp có cấp điện áp từ 66kV đến 330kV.
+ Lưới điện siêu cao áp có cấp điện áp từ 330kV trở lên.
1.2.2. Phân loại lưới điện theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành.
Lưới điện phân phối: Dùng để truyền tải điện năng từ các thanh góp hạ ápcủa
các trạm khu vực đến các hộ tiêu thụ điện. thường có điện áp ≤ 35kV (Uđm≤ 35 kV).
Lưới phân phối Việt Nam hiện nay tồn tại 5 cấp điện áp. Theo Km đường dây
lưới 35 kV chiếm 28,1%; lưới 22 kV chiếm 31,9%; lưới 15 kV chiếm 20,2%; lưới 10
kV chiếm 16%; lưới 6 kV chiếm 3,9%.

Tại miền Bắc, lưới phân phối sử dụng chủ yếu ở các cấp 35, 22, 10, 6 kV.
Trong đó theo Km đường dây, lưới 35 kV chiếm tỷ trọng 56,2%; lưới 22 kV chiếm
7,2%; lưới 10 kV chiếm 30%; lưới 6 kV chiếm 6,6%. Trong thời gian tới, theo Quyết
định số 149NL/KHKT chọn cấp điện áp chuẩn lưới phân phối cho toàn quốc là 22 kV
khi đó toàn bộ lưới trung áp miền Bắc sẽ chuyển dần dần sang cấp 22 kV.
Lưới điện truyền tải: Dùng để truyền tải điện năng từ các thanh góp điện
ápcao (Uđm ≥ 66kV) của các nhà máy điện đến các trạm biến áp khu vực của mạng
phânphối.
Tại miền Bắc, lưới truyền tải điện sử dụng ở các cấp 500 và 220kV. Trong đó
theo Km đường dây, lưới 500 kV chiếm tỷ trọng 33%; lưới 220 kV chiếm 67%;
1.2.3. Phân loại lưới điện theo khu vực.
Lưới điện địa phương: Là những mạng điện có điên áp định mức ≤ 35kV
(Uđm ≤ 35kV), bán kính hoạt động nhỏ hơn hoặc bằng 30km. Ví dụ: lưới điện có
cấp điện áp 35; 22; 10; 15; 6,3kV.
Lưới điện khu vực: là những mạng điện có điên áp định mức > 35kV (Uđm>
35kV). Ví dụ: lưới điện có cấp điện áp 66, 110, 220,330, 500 kV. Dùng để truyền
tải điện trên một khu vực rộng lớn.
1.3. Các quy định cơ bản trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
1.3.1. Quản lý vận hành đường dây truyền tải.
1.3.1.1. Quy định về kiểm tra.
1.3.1.1.1. Tần suất kiểm tra.
Kiểm tra định kỳ ngày (2 lần/1tháng): Với mục đích nắm vững thường xuyên
tình trạng vận hành đường dây, sử dụng ống nhòm, máy đo soi phát nhiệt, máy đo

-10-

10


độ võng đường dây để xác định các bất thường về hiện tượng phát nhiệt, hư hỏng

thiết bị, hành lang an toàn lưới điện và những biến động phát sinh.
Kiểm tra định kỳ đêm (1 tháng/lần): Thực hiện vào ban đêm, giờ cao điểm tối.
Kiểm tra kỹ thuật (6 tháng/lần): Thực hiện vào ban ngày, tập trung kiểm tra
chất lượng các bộ phận chủ yếu trên đường dây: cột, xà, phụ kiện, cách điện, dây
dẫn, chống sét,…vv Cần chú trọng kiểm tra những đường dây có suất sự cố lớn,
nhiều tồn tại và những đường dây cần đưa vào kế hoạch sửa chữa lớn.
Kiểm tra tăng cường: được thực hiện theo hạng mục đo nhiệt độ mối nối và
tiếp xúc lèo đối với đường dây vận hành bị quá tải hoặc có suất sự cố cao, thời hạn
kiểm tra.
+ Kiểm tra ngày: 01 tuần/lần vào cao điểm ngày.
+ Kiểm tra đêm: 02 tuần/lần vào cao điểm tối.
1.3.1.1.2 Nội dung kiểm tra.
a. Kiểm tra ban ngày:
Yêu cầu nhân viên kiểm tra phải đảm bảo số lượng biên bản, ghi đầy đủ các
hạng mục của biên bản yêu cầu.
Các nội dung kiểm tra chính:
- Hành lang bảo vệ đường dây: Tình hình cây cối trong và ngoài hành lang,
công trình nhà cửa mới xây dựng hoặc cải tạo trong hành lang. Các công trình nhà
cửa đang tiến hành sửa chữa gần đường dây có nguy cơ gây sự cố cho đường dây.
Tình hình dọc hành lang đường cáp ngầm có gì bất thường, có bị đào bới ảnh hưởng
đến đường cáp, nhà cửa công trình nổi có xây dựng đè lên tuyến cáp không.
- Cột, xà: tình trạng cột có bị cong vênh, nứt, biến dạng, các cột thừa không sử
dụng cần tháo dỡ. Các móng cột có bị lún, sói lở, tình trạng bất thường của đất khu
vực xung quanh chân cột. Dây néo cột có bì chùng, bị mất, gỉ, ăn mòn không. Tình
trạng xà có bị vếch, xoay, cong, biến dạng, xà thừa chưa tháo dỡ. Các biển báo trên
cột có bị mờ, mất không.
- Dây dẫn, phụ kiện: Dây dẫn có bình thường hay bị tổn thương (tưa, xây xát,
đứt một số sợi nhỏ). Dây dẫn có vật lạ bám vào không, có bị xoắn, dây dẫn có bị
trùng võng không, khoảng cách dây dẫn có đảm bảo theo quy định. Chống sét trên


-11-

11


đường dây có bị vỡ, còn làm việc được không. Vỏ bọc cách điện của cáp treo, dây
dẫn bọc có thể bị nứt, sùi.
- Sứ cách điện: Sứ có bị rạn, nứt, bụi bẩn. Tình trạng phóng điện bề mặt sứ, bị
cháy xém không. Ty sứ có bị gỉ sét, nghiêng quá 45 độ.
- Kết cấu tiếp địa: Còn hay mất, dây tiếp địa có bị gỉ đứt, những vị trí tiếp địa
nào chưa được hàn còn bắt bu lông, các mối hàn có bị bong không.
- Các thiết bị bảo vệ chống sét trên đường dây: Tình trạng các chống sét, các
mỏ phóng sét, dây chống sét còn tốt hay có hiện tượng bất thường.
b. Kiểm tra ban đêm:
Yêu cầu nhân viên kiểm tra phải đảm bảo số lượng biên bản, ghi đầy đủ các
hạng mục của biên bản yêu cầu.
Các nội dụng kiểm tra chính:
- Kiểm tra sự phát nhiệt nóng đỏ của dây dẫn, của các mối nối dây dẫn, nối
lèo, khóa giữ dây.
- Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây, âm thanh bất thường của
đường dây và phát hiện nguy cơ phát sinh đe dọa đến vận hành an toàn của đường
dây.
1.3.1.2. Quy định về thí nghiệm định kỳ.
Chống sét: 01 năm thử nghiệm 1 lần.
Các chống sét có lắp bộ đếm sét: Sau 3 lần phóng điện phải thử nghiệm lại.
Sứ cách điện: theo quy định vệ sinh sứ.
Đo kiểm tra điện trở nối đất cột, chống sét 03 năm kiểm tra một lần.
Các vị trí cột bị sự cố do sét tiến hành kiểm tra ngay điện trở nối đất, các khu
vực có mật độ sét cáo kiểm tra điện trở nối đất cột, chông sét 1 năm một lần.
1.3.2. Quản lý vận hành TBA truyền tải.

1.3.2.1. Quy định về kiểm tra.
1.3.2.1.1. Tần suất kiểm tra.
- Kiểm tra định kỳ ngày (có biên bản kiểm tra):
+ TBA: 01 ngày/lần.
+ TBA đầy tải (>80% tải định mức): 02 giờ/lần.

-12-

12


- Kiểm tra định kỳ đêm:Kiểm tra đêm 01 ngày/lần vào giờ cao điểm tối (sử
dụng máy soi phát nhiệt để kiểm tra các điểm tiếp xúc).
- Kiểm tra bất thường:
+ Kiểm tra trước và sau có bão lụt, trước các dịp lễ tết.
+ Kiểm tra theo chuyên đề riêng.
-

Kiểm tra sự cố: Thực hiện ngay sau khi xảy ra sự cố, xác định nguyên nhân gây sự

-

cố và khắc phục kịp thời.
Kiểm tra thí nghiệm: Thực hiện thí nghiệm đối với các thiết bị trong TBA có nghi
ngờ không đảm bảo tiêu chuẩn vận hành. Thời gian, hạng mục thí nghiệm do đơn vị
quản lý vận hành TBA quyết định. Nếu kết quả không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật phải
có biện pháp thay thế xử lý kịp thời.
- Kiểm tra tổng thể: Định kỳ 6 tháng cán bộ kỹ thuật và an toàn của Công ty
kiểm tra công tác quản lý kỹ thuật và công tác an toàn của các TBA.
1.3.2.1.2 Nội dung kiểm tra.

a. Kiểm tra ban ngày:
Yêu cầu công nhân kiểm tra phải đảm bảo số lượng biên bản, ghi đầy đủ các
hạng mục của biên bản yêu cầu
Các nội dung kiểm tra chính:
- Máy biến áp: Vỏ máy, cánh tản nhiệt có bị rỉ sét, nứt, thủng, rỉ dầu. Mức dầu,
hạt hút ẩm còn tốt hay đã hỏng, sứ xuyên có bị rạn, nứt, phóng điện bề mặt. Tiếng
kêu của MBA có gì bất thường không, hệ thống làm mát máy biến áp có làm việc
bình thường, các đồng hồ hiện thị mức dầu, nhiệt độ dầu, cuộn dây có làm việc bình
thường không, hệ thống rơ le bảo vệ nội bộ máy biến áp có hiện tượng gì bất
thường không.
- Đấu nối từ đường dây vào TBA có nguy cơ gây sự cố không.
- Tình trạng làm việc của DCL, TU, TI, CSV, MC và cầu chì tự rơi có tốt hay
không.
- Tình trạng sứ cách điện có tốt không. Tình trạng Aptômát có gì bất thường.
- Tình trạng tiếp đất làm việc và tiếp đất an toàn có đảm bảo không.
- Tình trạng thiết bị đo đếm có gì bất thường.

-13-

13


- Tình trạng tủ điều khiển bảo vệ, các tủ trung gian có còn tốt hay bị hỏng, cáp
bắt vào tủ có bị lỏng, hệ thống chống ẩm, thông gió, chống côn trùng có còn tốt
không.
- Tình trạng các kết cấu cột, xà, giá có bị han gỉ, cong vênh.
- Tình trạng các kết cấu xây dựng, cửa lưới chống chim chuột, cửa trạm có bị
thủng, mất…
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các rơ le bảo vệ, các thiết bị đo lường.
- Kiểm tra hệ thống nguồn tự dùng có đảm bảo chất lượng điện áp.

- Hệ thống chỉnh lưu, ắc quy có đảm bảo chất lượng điện áp một chiều không.
- Kiểm tra hệ thống một chiều có bị lệch điện áp không.
- Kiểm tra tình trạng vận hành của hệ thống thông tin liên lạc với cấp điều độ.
b. Kiểm tra ban đêm:
Yêu cầu công nhân kiểm tra phải đảm bảo số lượng biên bản, ghi đầy đủ các
hạng mục của biên bản yêu cầu và sổ nhật ký vận hành.
Các nội dung kiểm tra chính:
- Kiểm tra tình trạng vận hành của các thiết bị gồm MBA, MC, TU, TI, DCL
và chống sét.
- Kiểm tra hệ thống nối đất làm việc và nối đất an toàn của các thiết bị.
- Kiểm tra sự phát nhiệt của các đầu cốt đấu vào thiết bị, hiện tượng phóng
điện các mối nối dây dẫn lèo. Tiếng kêu bất thường của MBA, mức dầu của MBA,
TU và TI, nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp, áp lực làm việc của máy cắt.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị bảo vệ và đo lường.
- Kiểm tra chất lượng nguồn tự dùng của TBA.
1.3.2.2 Quy định về thí nghiệm định kỳ.
- MBA, TU, TI và chống sét: 3năm/lần
- Hệ thống đo đếm điện năng: 1 năm/lần
- Tiếp địa trạm: 3năm/lần.
- Rơ le bảo vệ: 6 năm/lần.
- Sứ cách điện: Theo quy định vệ sinh sứ.
- Hệ thống tự dùng gồm chỉnh lưu, ắc quy và hệ thống nghịch lưu 3 năm/lần.

-14-

14


1.4. Các nội dung của công tác quản lý vận hành lưới điện.
1.4.1 Công tác lập kế hoạch.

Theo quy định của EVN, EVNNPT hàng năm vào ngày 15 tháng 10 năm N,
Công ty tiến hành tổng hợp lập kế hoạch quản lý vận hành cho năm N+1 trình Tổng
Công ty Truyền tải điện Quốc gia phê duyệt.
1.4.1.1. Kế hoạch sửa thường xuyên.
Công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị có tính chất định kỳ, thực hiện theo tuần,
tháng, quý và năm có giá trị nhỏ hơn 120.000.000 đồng. Các công việc này có tính
chất đầu mục thực thanh thực chi.
1.4.1.2. Kế hoạch sửa chữa lớn.
Công tác sửa chữa lớnđể sửa chữa, bảo dưỡng vật tư, thiết bịcó giá trị lớn trên
120.000.000 đồng, để đảm bảo công tác quản lý vận hành cung cấp điện áp toàn, ổn
định, liên tục bao gồm:
-

Biên bản đánh giá, xác nhận hiện trạng thiết bị.
Lập phương án xử lý, sửa chữa, bảo dưỡng.
Lập dự toán xử lý, sửa chữa bảo dưỡng.

1.4.1.3. Kế hoạch đầu tư xây dựng.
Rà soát theo quy hoạch điện Quốc gia và địa phương, cùng với thực tế nhu cầu
phát triển phụ tải, thực tế trào lưu công soát truyền tải trên hệ thống lưới truyền tải
các vị trí bị quá tải cần có đầu tư nâng cấp mới cho phù hợp, từ đó lập kế hoạch đầu
tư nâng cấp mới lưới điện.
Lập khái toán trình EVNNPT duyệt danh mục và chủ trương đầu tư.
Lập tiến độ thực hiện dự án trình EVNNPT duyệt.
1.4.1.4. Kế hoạch mua sắm vật tư thiết bị dự phòng.
Rà soát chi tiết nhu cầu vật tư thiết bị dự phòng cho lưới điện truyền tải theo
quy định định mức của EVN, so sánh với thực tế đang có tại tại kho vật tư thiết bị
dự phòng phục vụ sản xuất Công ty để đưa ra kế hoạch nhu cầu mua sắm vật tư
thiết bị dự phòng cho lưới điện truyền tải của Công ty trình EVNNPT duyệt.
1.4.1.5. Kế hoạch Đầu tư phát triển.


-15-

15


Rà soát chi tiết nhu cầu trang thiết bị thực tế phục vụ sản xuất của các đơn vị
theo định mức trang bị chuẩn bị sản xuất quản lý, vận hành lưới điện của EVN,
trình trình EVNNPT duyệt.
1.4.2 Công tác tổ chức vận hành.
1.4.2.1. Công tác kiểm tra sát hạch nhân viên quản lý vận hành.
Theo định kỳ hàng năm phòng Tổ chức và nhân sự lập kế hoạch kiểm tra sát
hạch nhân viên quản lý vận hành lưới điện truyền tải theo chức danh vào quý 1 và 2
bao gồm:
1. Kiểm tra công tác an toàn điện.
2. Kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Kiểm tra thi giữ bậc vận hành.

Sau khi có kết quả sẽ lập kế hoạch đào tạo, bồi huấn.
1.4.2.2. Kế hoạch đào tạo, bồi huấn.
Hàng năm phòng Tổ chức và nhân sự lập kế hoạch đào tạo, bồi huấn công tác
quản lý vận hành lưới điện truyền tải cho Công ty trình EVNNPT phê duyệt.
Bồi huấn thường xuyên.
Bồi huấn chuyên sâu.
Tập huấn công tác an toàn.
1.4.2.3. Kế hoạch diễn tập xử lý sự cố.
Các đơn vị lập kế hoạch diễn tập xử lý sự cố trình Công ty phê duyệt, để tổ
chức diễn tập phòng chống sự cố lưới điện truyền tải định kỳ mỗi quý ít nhất một
lần.
1.4.2.4. Kế hoạch diễn tập phòng chống lụt bão.

Công ty hàng năm lập kế hoạch phòng chống lụt bão và lập ban chỉ đạo phòng
chống lụt bão Công ty, tổ chức diễn tập cấp Công ty vào quý đầu quý II hàng năm.
Các đơn vị trực thuộc Công ty lập kế hoạch phòng chống lụt bão tại các đơn vị
trình Công ty duyệt.
1.4.2.5. Kế hoạch diễn tập phòng cháy chữa cháy.
Công ty hàng năm lập kế hoạch diễn tập phòng cháy chữa cháy, tổ chức diễn
tập cấp Công ty vào quý đầu quý III hàng năm.
Các đơn vị trực thuộc Công ty lập kế hoạch diễn tập phòng cháy chữa cháy

-16-

16


tại các đơn vị trình Công ty và sở phòng cháy chữa cháy địa phương duyệt và tổ
chức diễn tập vào đầu quý III hàng năm. Đặc biệt là công tác diễn tập phòng cháy
chữa cháy tại các trạm biến áp được tổ chức định kỳ và công tác kiểm tra thử
nghiệm hệ thống phòng cháy chữa định kỳ.
1.4.2.6. Công tác thi đua quản lý vận hành lưới điện giỏi:
Hàng năm Công ty phát động tổ chức hội thi CBCNV quản lý vận hành giỏi
đường dây và TBA, công tác tổ chức được thi từ các tổ, đội, Truyền tải điện khu
vực và Công ty, cử CBCNV tham gia thi CBCNV vận hành giỏi đường dây và TBA
tại EVNNPT và EVN.
1.4.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát lưới điện.
1.4.3.1. Công tác bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ.
Phòng kỹ thuật Công ty hàng năm lập danh mục, hạng mục vật tư thiết bị bảo
dưỡng thí nghiệm định kỳ theo quy định.
Các đơn vị căn cứ vào kế hoạch, lập kế triển khai, hàng tuần, tháng, quý và
năm báo cáo kết quả về Công ty.
Kiểm tra thường xuyên thiết bị lưới điện theo ca trong quá trình quản lý vận

hành hàng ngày bằng mắt, thiết bị kiểm tra và các hiện tượng như tiếng kêu, nhiệt
độ… căn cứ vào quy trình vận hành thiết bị, quy phạm trang bị điện…để đưa ra
Quyết định về tình trạng thiết bị đang vận hành.
1.4.3.2. Công tác kiểm tra hành lang an toàn lưới điện.
Các đơn vị lập kế hoạch kiểm tra, phát quang hành lang tuyến đường dây theo
đúng quy định của Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của
chính phủ quy định chi tiết thực hiện luật điện lực về an toàn điện và quy trình an
toàn điện.
1.5. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý vận hành lưới điện.
1.5.1. Chất lượng điện áp và tần số.
Tại Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định trong Luật Điện lực, Quy
phạm trang bị điện và Tiêu chuẩn kỹ thuật điện như sau:
- Điện áp:
+ Trong điều kiện vận hành bình thường, điện áp được phép dao động trong

-17-

17


khoảng ± 5 % so với điện áp danh định (Uđm) và được xác định tại phía thứ cấp của
máy biến áp cấp điện cho bên mua hoăc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận trong
hợp đồng khi bên mua đạt hệ số công suất cosϕ≥ 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ
phụ tải đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5
% đến -10 % so với điện áp danh định (Uđm).
- Tần số:
+ Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong
phạm vi ± 0,2 Hz so với tần số định mức là 50 Hz.
+ Trường hợp hệ thống chưa ổn định, cho phép độ lệch tần số là ± 0,5 % so với

tần số định mức là 50 Hz.
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy hệ thống điện.
Xác suất thiếu điện cho phụ tải, do xác suất công suất phụ tải lớn hơn công
suất nguồn điện.
Xác suất thiếu điện trong thời gian phụ tải cực đại.
Điện năng thiếu (hay điện năng mất) cho phụ tải, đó là kỳ vọng phụ tải bị cắt
điện do hỏng hóc hệ thống trong một năm.
Thiệt hại kinh tế tính bằng tiền do mất điện.
Thời gian mất điện trung bình cho một phụ tải/năm.
Số lần mất điện trung bình cho một phụ tải trong năm.
1.5.3. Sự cố đường dây, trạm biến áp.
1.5.3.1. Sự cố đường dây.
Có hai loại sự cố đường dây là Sự cố thoáng qua và sự cố vĩnh cửu:
- Sự cố thoáng qua là sự cố xảy ra dẫn đến bảo vệ tác động nhảy máy cắt
đường dây nhưng sau đó bảo vệ tự động đóng lại (F79) được khởi động và tác động
đóng lại thành công.
- Sự cố vĩnh cửu (kéo dài) là sự có xảy ra dẫn đến bảo vệ tác động nhảy máy
cắt đường dây nhưng sau đó bảo vệ tự động đóng lại (F79) được khởi động và tác
động đóng lại không thành công hoặc rơ le tự động đóng lại (F79) không được khởi
động làm việc để đóng lại máy cắt.

-18-

18


Các dạng sự cố đường dây: Sự cố ngắn mạch 1 pha, 2 pha và 3 pha. Sự cố
ngắn mạch 2 pha chạm đất, 3 pha chạm đất, Sự cố ngắn mạch 2 pha không chạm
đất, 3 pha không chạm đất. (như đứt dây, vỡ sứ gây phóng điện, các vi phạm
khoảng cách an toàn lưới điện…).

1.5.3.2. Sự cố trạm biến áp.
Sự cố trạm biến áp là sự cố vĩnh cửu (kéo dài) vì rơ le rơ le tự động đóng lại
(F79) không được khởi động làm việc để đóng lại máy cắt.
Các dạng sự cố trạm biến áp thường gặp: Hư hỏng máy biến áp, máy cắt, máy
biến điện áp, máy biến dòng điện, chống sét, đứt dây dẫn, vỡ sứ, hư hỏng thiết bị
bảo vệ, chạm chập mạch thiết bị nhị thứ…
1.5.4. Tổn thất điện năng.
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, người ta chia tổn thất
thành 02 loại: Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại.
1.5.4.1. Tổn thất kỹ thuật.
Tổn thất kỹ thuật là số lượng điện năng bị mất mát, hao hụt dọc đường dây
trong quá trình truyền tải điện từ nguồn điện đến hộ tiêu thụ, bao gồm tổn hao trên
đường dây, tổn hao trong máy biến áp (cả tăng và giảm áp), tổn hao trong các
đường cấp và tổn hao trong các cuộn của đồng hồ đo đếm.
Tổn thất kỹ thuật cao hay thấp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất truyền tải
điện. Thực tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, những cơ sở sản suất hay kinh
doanh nếu có trình độ quản lý tốt thì có thể tránh được tình trạng hao phí thất thoát.
Nhưng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng thì đây là một tổn thất tất
yếu phải có, không thể tránh khỏi vì phải có một lượng điện năng phục vụ cho công
nghệ truyền tải điện. Chúng ta có thể giảm lượng tổn thất này bằng cách đầu tư
công nghệ, kỹ thuật nhưng không thể giảm tới 0. Ở mỗi trình độ kỹ thuật nhất định,
lượng tổn thất này có thể giảm tới một lượng tối thiểu để đảm bảo công nghệ truyền
tải.
Thông thường, trong tổng điện năng tiêu thụ để phục vụ công nghệ truyền tải
gồm khoản 65% tiêu tốn trên đường dây, 30% trong máy biến áp, còn trong các
phần tử khác của mạng (cuộn điện kháng, thiết bị bù, thiết bị đo lường,…) chiếm
khoảng 5%. Bắt nguồn từ sai sót trong tổ chức quản lý kinh doanh điện, dẫn tới sai
sót trong đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện. Tổn thất kỹ thuật xảy ra ở trên các

-19-


19


đường dây, trong máy biến áp, phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của đường dây và
máy.
Chúng ta có thể tham khảo về tỉ lệ tổn thất kỹ thuật ở một số nước : các nước
phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến: Mỹ, Singapoer,…thì tỷ lệ này là
4%. Các nước trong khối ASEAN tỷ lệ tổn thất là 6,7%, các nước chậm phát triển
thì tỷ lệ này là 20-30%.
1.5.4.2 Tổn thất thương mại.
Là lượng điện tổn thất trong quá trình phân phối điện đến người tiêu dùng do
sự vi phạm quy chế sử dụng điện. Đó là lượng điện bị tổn hao do tình trạng các tập
thể, xí nghiệp, hộ tiêu thụ lấy cắp điện, khách hàng bị bỏ sót, đội ngũ cán bộ quản lý
yếu kém hoặc cố ý móc ngoặc thông đồng với khách hàng, việc ghi sai số công tơ,
thu tiền điện không đúng kỳ hạn, giá điện không phù hợp với loại điện sử dụng.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành lưới điện.
1.6.1. Các yếu tố chủ quan (yếu tố bên trong).
Công tác đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo làm chủ thiết bị, công nghệ mới
chưa bắt kịp với sự thay đổi và phát triển của công nghệ.
Trình độ CBCNV còn chưa đồng đều trong công tác quản lý vận hành,
CBVNV còn chủ quan trong thực hiện công việc quản lý vận hành như không thực
hiện đúng quy trình, quy phạm điện, không tự chủ thực hiện việc tự học tập tìm hiểu
thiết bị, các văn bản phổ biến về công tác an toàn điện của Công ty, EVNNPT, EVN
và Bộ Công Thương.
Công tác giám sát, nghiệm thu các công trình đầu tư xây dựng lưới điện chưa
được được đáp ứng với yêu cầu.
Lựa chọn vật tư thiết bị chưa phù hợp với yêu cầu công tác quản lý vận hành
lưới điện.
Công tác dự báo nhu cầu phát triển phụ tải của lưới điện chưa được chính xác,

kịp thời với tình hình thực tế phát triển phụ tải lưới điện.
1.6.2. Các yếu tố khách quan (yếu tố bên ngoài).

-20-

20


Trang bị thiết bị, máy móc, công nghệ để phù hợp với công tác kiểm tra, giám
sát thiết bị chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế trong công tác sản xuất, do chưa
có đủ nguồn vốn để trang bị.
Vi phạm hành lang an toàn lưới điện như nhà ở, phương tiện giao thông, con
người, cây cối dẫn đến sự cố lưới điện.
Công tác quy hoạch phát triển lưới điện chưa phù hợp với thự tế nhu cầu phát
triển của phụ tải, công tác quy hoạch lưới điện chưa có sự thống nhất giữa trung
ương và địa phương dẫn đến sự quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho công tác
triển khai xây dựng lưới điện.
Phụ tải tăng giảm trong ngày rất lớn, vào thời điểm cao điểm phụ tải tăng vọt,
thời điểm thấp điểm phụ tải lại giảm quá thấp dẫn đến công tác điều hành phân bổ
công suất trên lưới điện gặp khó khăn.
Chất lượng nguồn điện cung cấp cho hệ thống lưới điện Quốc gia do các nhà
máy điện cung cấp, sự ổn định của các nhà máy điện rất quan trọng cho sự ổn định
hệ thống điện.
Chất lượng công trình đầu tư xây dựng lưới điện chất lượng chưa được cao, do
khó khăn trong công tác giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình trước khi đưa
vào sử dụng.
Đầu tư xây dựng lưới điện chưa kịp với sơ đồ quy hoạch VII của Quốc gia và
các quy hoạch của địa phương do thiếu về nguồn vốn, dẫn đến quá tải lưới điện.
Các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, mưa giông, thiên tai, bão lụt bất thường gây
ra các sự cố lưới điện.

Yếu tố hỏa họa, cháy nổ làm hư hỏng thiết bị điện, dẫn đến sự cố lưới điện.
Thủ tục xin cấp phép xây dựng lưới điện còn qua rất nhiều cấp, nhất là công
tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác thỏa thuận đánh giá tác động môi trường
(DTM), thỏa thuận tuyến…
Văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự thống nhất, gây khó
khăn cho công tác quản lý vận hành và phát triển lưới điện.
1.7. Ý nghĩa và lợi ích của việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới
điện.

-21-

21


Nâng cao độ tin cậy hệ thống lưới điện, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn
định cho các phụ tải, đảm bảo an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội.
Khắc phục kịp thời các hư hỏng vật tư thiết bị trên hệ thống lưới điện, do đó
giảm chi phí sản xuất do hạn chế được các hư hỏng vật tư thiết bị.
Giảm thời gian cắt điện xử lý sự cố lưới điện vào thời điểm cao điểm.
Khắc phục được tình trạng quá tải lưới điện, do đó giảm tổn thất truyền tải và
tăng cường được thời gian vận hành vật tư, thiết bị trên lưới.
Giảm thiểu được các sự cố chủ quan và khách quan trên lưới điện.
Phát triển lưới điện phù hợp với yêu cầu quy hoạch điện Quốc gia và quy
hoạch địa phương, tình hình phát triển phụ tải thực tế tại các khu vực đảm bảo điện
đi trước một bước phục vụ tốt công tác phát triển kinh tế xã hội.
Phân bổ nguồn lực phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng đơn vị, tổ, đội.
Nâng cao khả năng quản lý vận hành của CBCNV.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho CBCNV do tăng được lợi nhuận truyền tải
điện.
1.8. Một số phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vận hành lưới điện

truyền tải.
Giảm sự cố lưới điện truyền tải do nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Giảm thời gian cắt điện phục vụ công tác sửa chữa, thay thế nâng cấp lưới
điện bằng lập phương án sửa chữa, thay thế nâng cấp lưới điện đảm bảo an toàn, kỹ
thuật và tối ưu nhất về thời gian cắt điện.
Ứng dụng công nghệ mới tự động hóa hệ thống lưới điện.
Hoàn thiện khép vòng hệ thống lưới điện, phát triển lưới điện theo quy hoạch
điện Quốc gia và địa phương.
Đào tạo, bồi huấn CBCNV để làm chủ được thiết bị và công nghệ trên hệ
thống lưới điện.
Lập kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ vật tư thiết bị, có sự
kiểm tra công tác kiểm tra, bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ thiết bị của các đơn vị,
tổ, đội.

-22-

22


1.9. Tóm tắt chương 1.
Trong chương này bản luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận quan trọng
của đề tài như : Khái niệm về lưới điện, phân loại lưới điện, công tác quản lý vận
hành, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý vận hành lưới điện, các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác quản lý vận hành lưới điện, ý nghĩa của việc nâng cao chất
lượng quản lý vận hành lưới điện và ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý vận
hành lưới điện, Đây là các căn cứ khoa học cần thiết để thực hiện những phân tích
trong các chương tiếp theo của Luận văn.

-23-


23


CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN TRUYỀN TẢI TẠI CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I

-24-

24


2.1. Giới thiệu về Công ty Truyền tải điện 1.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Truyền tải điện 1.
Tên Công ty: Công ty Truyền tải điện 1.
Địa chỉ: Số 15 Phố Cửa Cắc - Ba Đình - Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Power Transmission Company No1 (viết tắt là PTC1)
Tên doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
(viết tắt là EVNNPT)
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp: gồm 2.483 người
Tổng nguồn vốn: 8.981.156.264.046 (đồng).
Là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân và con dấu độc lập nhưng
hạch toán kinh tế phụ thuộc vào EVNNPT, chỉ hạch toán độc lập về các hoạt động
khác.
Theo Nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23/11/2001, doanh nghiệp nhỏ và vừa là
cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành,
có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân hàng năm không
quá 300 người. Xét với hai tiêu chí trên thì PTC1 có vốn hoạt động trên 10 tỷ đồng
và số lao động bình quân năm trên 300 người. Như vậy, PTC1 được xếp vào doanh
nghiệp lớn.

Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:
+ Giai đoạn 1981 ÷ 1985:
Thành lập ngày 01/05/1981, có tên gọi là sở Truyền tải điện Miền Bắc trực
thuộc Công ty Điện lực miền Bắc (sau đổi tên là Công ty Điện lực1) Bộ năng lượng,
có trụ sở tại số 53 phố Lương Văn Can quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
+ Giai đoạn 1986 ÷ 1995:
Từ tháng 10/1986 theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Sở truyền tải điện
Miền Bắc chuyển giao toàn bộ lưới điện 110KV cho các truyền tải điện địa phương
quản lý đồng thời tiếp nhận mới toàn bộ lưới điện 220KV của toàn miền thực hiện
nhiệm vụ truyền tải điện từ 3 nhà máy Hoà Bình, Phả Lại, Uông Bí đến các tỉnh,
thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh
phần còn lại chuyển cho các tỉnh Miền Trung. Đến tháng 4/1994 Sở truyền tải điện

-25-

25


×