Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ôn tập kiểm tra lịch sử 11 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.17 KB, 3 trang )

ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ.
Phần trắc nghiệm:
1) Mục đích của phong trào Ngũ tứ là phản đối âm mưu xâu xé TQ của các nước đế quốc.
2) Sự lãnh đạo của giai cấp tư sản ko phải là điểm mới của phong trào Ngũ tứ.
3) Đảng cộng sản TQ ra đời vào tháng 7 – 1921.
4) Chiến tranh Bắc phạt là cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân
phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị những vùng khác nhau ở miền Bắc TQ.
5) Nguyên nhân cơ bản dẫn đến Nội chiến Quốc - Cộng (1927 – 1937) là sự mâu thuẫn giữa 2
tổ chức chính trị với 2 khuynh hướng khác nhau.
6) Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng TQ từ năm 1937 là kháng chiến chống phát xít Nhật.
7) Lãnh tụ có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng với nhân dân Ấn độ trong những năm 1918 – 1939
là M. Gandhi.
8) Phương pháp cách mạng mà Đảng Quốc đại chủ trương là hòa bình, bất bạo động và bất
hợp tác.
9) Hành trình muối (dài 300km) của M. Gandhi để phản đối chính sách độc quyền muối
của thực dân Anh là sự kiện tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn trong những
năm 1930.
10) Thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, đồng thời mua chuộc và chia rẽ hàng
ngũ cách mạng để đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn.
11) Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á ko trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
12) Nét nổi bật về kinh tế Đông Nam Á sau chiến tranh TG thứ I: chỉ là thị trường tiêu thụ
hàng hóa và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc.
13) Điểm chung về chính trị sau chiến tranh TG thứ I của các nước Đông Nam Á là do chính
quyền thực dân khống chế, quyền hành nằm trong tay đại diện của chính quyền thuộc
địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản, thực dân.
14) Tình hình xã hội nổi bật ở các quốc gia Đông Nam Á sau chiến tranh TG thứ I là sự phân
hóa giai cấp diễn ra sâu sắc: Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh (do sự phát triển của
công thương nghiệp); Giai cấp công nhân trưởng thành về cả sô lượng và ý thức cách
mạng.
15) Nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh TG thứ I là sự
lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.


16) Tại Đông Nam Á, Đảng cộng sản Indonesia được thành lập sớm nhất.
17) Indonesia là thuộc địa của Hà Lan.
18) Quyền lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Indonesia từ 1927 thuộc về Đảng dân tộc
– Đàng của giai cấp tư sản.
19) Trong 30 năm đầu thế kỉ XX, cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo và Com–ma–đam tiêu biểu cho
phong trào chống Pháp của nhân dân Lào.
20) Đảng cộng sản Malaysia được thành lập vào tháng 4 – 1930.
21) Liên Xô chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
22) 1/9/1939, quân đội Đức tấn công Ba Lan  mở đầu cho Thế chiến thứ II.
23) Trận phản công tại Stalingrad đã mở đầu cho giai đoạn phản công của Hồng quân Liên
Xô trên mặt trận Xô – Đức.
24) Trận El Alamein (Ai Cập) đã mở đầu cho giai đoạn phản công của liên quân Anh, Mĩ trên
mặt trận Bắc Phi.
25) Trận Guadankanan đã mở đầu cho giai đoạn phản công của quân đội Mĩ trên mặt trận
Thái Bình Dương.
26) Cuộc đổ bộ tại Normandie (miền Bắc Pháp) đã mở đầu cho giai đoạn phản công của
quân đội Đồng minh trên mặt trận phía Tây.
27) Trận chiến tại vòng cung Kursh đã giữ vững thế chủ động tiến công của Hồng quân Liên
Xô trên mặt trận Xô – Đức.
28) Lá cờ đỏ búa liềm cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức là biểu tượng chiến thắng của
Hồng quân trong ngày 30/4/1945 tại Berlin.
29) Hai quả bom nguyên tử được Mĩ thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã buộc Chính phủ
Nhật phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
30) Sau thế chiến thứ II có khoảng 60 triệu người bị chết và 90 triệu người bị thương.
31) Trong ngày 1/9/1858, việc liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng là sự kiện
nghiêm trọng và khẩn trương của vương quốc Đại Nam.
32) Trong thời gian quân Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, Nguyễn Tri Phương là đại quan
của triều đình Huế phụ trách về quân sự.
33) Trong thời gian quân Pháp tấn công và xâm chiếm các tỉnh Nam kỳ, Phan Thanh Giản là đại
quan của triều đình Huế phụ trách về chính trị và ngoại giao.

34) Thái độ chính trị của nhân dân miền Đông Nam kỳ khi suy tôn Trương Định lên làm Bình Tây
Đại nguyên soái là phản đối hiệp ước 5/6/1862, yêu nước và quyết tâm kháng Pháp.
35) Nguyễn Trung Trực là người lãnh đạo nghĩa quân kháng chiến ở miền Đông và sau đó ở
miền Tây Nam kỳ, lập được chiến công lớn, chấp nhận cái chết, quyết không hàng Tây.
Phần tự luận:
1) Nêu những sự kiện về cuộc phản công của phe Đồng minh trên các mặt trận từ 1942 
6/1944; ý nghĩa của các sự kiện này đến chiến tranh TG thứ II.
2) Tìm hiểu về các nhân vật:
3) Trình bày ngắn gọn về những hoạt động của Trương Định và nghĩa quân của ông.

×