Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tài nguyên boxit, nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp nhôm Một số vấn đề về khai thác, sản xuất tài nguyên boxit khu vực Tây Nguyên, Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.05 KB, 37 trang )

Page | 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN – MÔN KINH TẾ TÀI NGUYÊN
Đề tài:
Tài nguyên boxit, nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp
nhôm - Một số vấn đề về khai thác, sản xuất tài nguyên boxit khu
vực Tây Nguyên, Việt Nam

GV hướng dẫn :

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh

Học viên

:

Nguyễn Quỳnh Hoa

Lớp

:

Cao học K24N

HÀ NỘI – THÁNG 4/2016



Page 1 of 37


Page | 2

LỜI NÓI ĐẦU
Nhôm là kim loại nhẹ quan trọng nhất trong cuộc sống con người và là một
trong bốn kim loại màu cơ bản. Ngày nay, nhôm và các hợp chất của nhôm được sử
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống như chế tạo máy bay, ôtô,
kỹ thuật điện, xây dựng, sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất sơn, phèn, dụng cụ gia
đình, ... Về khối lượng sử dụng, nhôm chỉ đứng sau thép. Nhôm còn được sử dụng
nhiều trong công nghiệp quốc phòng, nên được coi là một trong những kim loại
chiến lược.
Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng quặng boxit thuộc loại lớn
của thế giới. Phát triển công nghiệp khai thác boxit, sản xuất nhôm sẽ góp phần
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện phát triển các ngành công
nghiệp liên quan ở trung ương và địa phương, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
dân trí cho đồng bào vùng miền núi. Công nghiệp nhôm phát triển sẽ góp phần tăng
kim ngạch xuất khẩu, cân đối ngoại tệ, tăng thu ngân sách, tạo công ăn việc làm và
cải thiện đời sống cho hàng vạn người lao động.
Như vậy, việc nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên boxit ở
Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
khai thác và sử dụng tài nguyên hiệu quả, bền vững. Với những lý do nêu trên, tôi
lựa chọn đề tài “Tài nguyên boxit, nguyên liệu đầu vào của ngành công nghiệp
nhôm - Một số vấn đề về khai thác, sản xuất tài nguyên boxit khu vực Tây
Nguyên, Việt Nam”.
Đây là một đề tài nóng, có sự quan tâm của nhiều tầng lớp xã hội, bởi vậy, tác
giả gặp không ít khó khăn trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu, khai thác dữ
liệu. Đề tài này được tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn, chủ yếu qua khai thác trên

internet dưới góc nhìn của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Bởi vậy, đề tài sẽ
khó tránh khỏi thiếu sót hoặc những ý kiến nhiều chiều. Tác giả rất mong nhận
được sự quan tâm, góp ý của thầy cô và quý vị độc giả.
Xin chân thành cảm ơn!

Page 2 of 37


Page | 3

NỘI DUNG
Từ khi ngành công nghiệp nhôm ra đời cho tới nay và theo dự báo trong
tương lai, sản xuất nhôm vẫn bao gồm chủ yếu hai giai đoạn:
-

Giai đoạn đầu: Sản xuất nhôm oxit sạch, gọi là alumin cấp luyện kim.

-

Giai đoạn tiếp theo: Sản xuất nhôm kim loại bằng phương pháp điện phân
alumin.

Những nét đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp nhôm là tiêu hao năng
lượng cao và vốn đầu tư lớn. Bởi vậy, ngành công nghiệp nhôm là một trong hững
ngành tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Trong công nghiệp, có một số công nghệ sản xuất alumin tùy theo loại nguyên
liệu và chất lượng nguyên liệu. Hiện tại và trong tương lai, 85% alumin trên thế
giới được sản xuất từ quặng bôxit, 10% từ quặng nephelin và alunit, 5% từ các
nguyên liệu khác. Điều đó cho thấy bôxit vẫn là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất
trong sản xuất alumin nói riêng và sản xuất nhôm nói chung.

I. TÀI NGUYÊN BOXIT, TÌNH HÌNH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN TRÊN THẾ
GIỚI

1.

Tài nguyên boxit trên thế giới
a)

Boxit là một loại quặng nhôm có màu từ trắng đến đen, các loại boxit thường gặp
có màu đỏ, hồng và nâu. Thành phần chủ yếu của boxit là hydoxit nhôm Al(OH) 3
hoặc oxit hydroxit nhôm AlO(OH); và các loại oxit khác như oxit sắt (hematite
Fe2O3; goethite HFeO2), oxit silic SiO2, oxit titan TiO2, caolinit Al2Si2O5(OH)4, sét
và các tạp chất khác. Boxit được đặt theo tên làng LeBaux nằm ở phía Nam nước
Pháp, nơi mà boxit được tìm thấy đầu tiên vào năm 1821 bởi nhà địa chất Piere
Berthier.
Thành phần hóa học của boxit dao động giữa 40-64% Al 2O3; 10-34 % H2O; 330% Fe2O3; 0,5-10 % SiO2 và 0,5-8% TiO2.[1]
Hàm lượng nhôm oxit và silic oxit là những yếu tố quyết định chất lượng của
quặng boxit.
-Nhôm

oxit trong quặng boxit chủ yếu ở trong thành phần của hydroxit như diaspore
(a-AlO(OH)), boehmit (g-AlO(OH)) hay gibbsit (g-Al(OH) 3). Gibbsit là hydroxit
nhôm thực sự còn boehmit và diaspore tồn tại ở dạng hydroxit nhôm oxit.
Gibbsite khác với boehmite và diaspore về:
+ Thành phần hóa học vì gibbisite chứa hydoxit nhôm (aluminium
hydroxide- Al(OH)3) còn boehmite và diaspore chứa oxit hydroxit nhôm
(aluminium oxide hydroxide -AlO(OH))
+ Cấu trúc tinh thể
Page 3 of 37



Page | 4

Nhiệt độ khử nước nhanh của gibbsite thấp hơn nhiều so với boehmite và
diaspore.
-Ngoài ra, nhôm oxit trong boxit còn có thể ở dạng corundum và trong thành phần
khoáng của nhóm caolinit.
+

-Sắt

trong quặng boxit có thể thuộc vào các nhóm sau:
+

Nhóm oxit và hydroxit bao gồm hematit (a-Fe 2O3, g-Fe2O3), hydrohematit
(Fe2O3 aq.), manhêtit (Fe3O4), hetit (HFeO2), limonit (HFeO2aq.).

+

Nhóm cacbonat bao gồm siderit FeCO3, ankerit Ca(MgFe(CO3)2

+

Nhóm silicat gồm samozit với thành phần chủ yếu là FeO, Al 2O3, SiO2.

+

Nhóm sulfit và sunfat như FeS2, FeSO4.7H2O, Fe(SO3)(OH).2H2O,
KFe(SO2)(OH)3.


-Silic

oxit trong quặng boxit nằm ở trạng thái tự do, nhưng cũng có thể trong thành
phần khoáng alumosilicat và aluomopherosilicat. Silic oxit có ảnh hưởng bất lợi
cho quá trình hòa tan quặng boxit, vì nó tạo thành natri alumosilicat ít tan, làm
tăng tiêu hao kiềm và nhôm, đồng thời làm tắc đường ống và thiết bị.

-Titan

oxit trong quặng boxit cũng ở trạng thái tự do là rutin và anataz, hoặc ở các
dạng hợp chất khác nhau như sphen CaTiO 2SiO2, perobskit CaTiO3, ilmenit
FeTiO3. Các hợp chất titan có thể ảnh hưởng bất lợi cho quá trình hòa tan nhôm.
b) Alumin là tên gọi khác của oxit nhôm Al 2O3. Alumin xuất hiện trong tự nhiên dưới
dạng hợp chất với khoáng chất khác ví dụ như trong quặng boxit, đất sét, mica…
Oxit nhôm còn xuất hiện gần như nguyên chất dưới dạng tinh thể được gọi là
corundum. Corundum có độ trong suốt cao là đá quý. Corudum màu đỏ thì được
gọi là ruby, corundum không màu và có các mầu khác thì được gọi là saphia.
Alumin có công dụng quan trọng và rộng rãi trong đời sống. Ngoài công dụng
lớn nhất là nguyên liệu để sản xuất nhôm kim loại, nó còn được dùng để sản xuất
vật liệu xây dựng và vật liệu chịu lửa như bột mài, đá mài, gạch chịu lửa. gốm sứ,
thủy tinh…
Đá quý như ruby và saphai có giá trị rất cao trong ngành chế tác trang sức và
mỹ nghệ. Corundum không trong suốt có giá trị thấp thì được nghiền nhỏ làm bột
mài hoặc sử dụng làm tranh đá quý như ở Việt Nam.[2]
2.

Trữ lượng và tài nguyên boxit trên thế giới
Bôxit là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản khá dồi dào trên thế
giới. Với sản lượng khai thác và mức tăng trưởng bình quân hàng năm như hiện
nay, trữ lượng bôxit có thể đảm bảo cho nhân loại sử dụng trong 100-125 năm tới,

nếu tính cả tài nguyên thì thời gian có thể tăng lên gấp đôi.
Theo nguồn gốc thành tạo địa chất, bôxit được chia làm hai loại: bôxit laterit
và bôxit karstic. Bôxit laterit được thành tạo từ quá trình phong hóa đá bazan,
Page 4 of 37


Page | 5

chiếm khoảng 90% trữ lượng bôxit của thế giới, thành phần chủ yếu là gipxit. Bôxit
karstic được thành tạo trên nền đá vôi chiếm khoảng 10% trữ lượng. Phần lớn các
mỏ bôxit đều là sản phẩm của quá trình phong hóa laterit đã chứa thành phần oxyt
nhôm (Al2O3) cao. Vì vậy, các mỏ bôxit trên thế giới thường tập trung ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo tài liệu thống kê chưa đầy đủ năm 1996, cả thế giới có khoảng 55 nước
có mỏ bôxit với trữ lượng 19,630 tỷ tấn; tài nguyên 29,793 tỷ tấn, tổng cộng 49,423
tỷ tấn. Thuật ngữ trữ lượng và tài nguyên được hiểu như sau:
-Trữ

lượng: là lượng quặng bôxit đã được thăm dò qua nghiên cứu khả thi
hoặc với trình độ công nghệ, giá cả thị trường, các yếu tố khác có liên quan
tại thời điểm đánh giá sẽ mang lại hiệu quả kinh tế.

-Tài

nguyên: là tích tụ tự nhiên của quặng bôxit bên trong hoặc trên bề mặt vỏ trái
đất, có hình thái, số lượng và chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu để
khai thác, sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế ở thời điểm hiện tại hoặc trong
tương lai.

Xét theo nguồn tài nguyên, thứ tự các khu vực nhiều tài nguyên nhất trên thế

giới như sau: thứ nhất, Nam Mỹ 28%; thứ hai, Châu Phi 26%; thứ ba, Châu Á
19%; thứ tư, Châu Đại Dương 14%; thứ năm, Châu Âu 8%; cuối cùng là vùng
Caribê và Trung, Bắc Mỹ 5%.
Trong đó, 10 nước có tổng tài nguyên, trữ lượng hàng đầu thế giới : Ghinê,
Austraylia, Venezuela, Braxin, Ấn Độ, Giamaica, Inđônêxia, Việt Nam, Camơrun
và Guyana với tổng tài nguyên và trữ lượng là 39,723 tỷ tấn, chiếm 80,37% toàn
thế giới.
Xét theo trữ lượng, thứ tự các khu vực và châu lục có trữ lượng boxit lớn nhất
trên thế giới như sau: thứ nhất, Châu Phi 34,6%; thứ hai, Châu Úc 20,8%; thứ ba,
Nam Mỹ 18,5%; thứ tư, vùng Caribe (Giamaica) 9,7%; thứ năm, Châu Á 9,3% và
cuối cùng là các khu vực khác 7,1%.
3.Tình hình khai thác boxit và sản xuất nhôm trên thế giới
Do nhu cầu nhôm kim loại ngày càng tăng, sản lượng khai thác bôxit cũng đã
tăng theo để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất alumin và điện phân
nhôm kim loại. Trong vòng 10 năm gần đây, từ 1993 đến 2003, quy mô khai thác
quặng bôxit trên thế giới tăng từ 101 triệu tấn lên 178 triệu tấn, với tốc độ tăng
trưởng khoảng 6,5%/ năm. Theo số liệu thống kê năm 2003, trên toàn thế giới có
20 nước khai thác quặng bôxit với sản lượng 178 triệu tấn cung cấp cho các nhà
máy sản xuất 60 triệu tấn alumin.
Bảng 1. Sản lượng khai thác bôxit và sản xuất alumin trên
thế giới năm 2003 (triệu tấn) [3]
Page 5 of 37


Page | 6

TT

Nước


Quặng tự
nhiên

Page 6 of 37

Quặng khô

Alumin


Page | 7

1.

Gana

0,28

0,26

0,12

2.

Ghine

17,57

16,32


7,22

3.

Braxin

18,83

16,65

7,33

4.

Guyana

3,93

3,64

0,80

5.

Giamaica

17,50

14,86


6,08

6.

Surinam

4,79

4,14

1,96

7.

Venezuela

4,26

3,84

1,75

8.

Ấn Độ

10,82

9,87


2,89

9.

Inđônêxia

1,33

1,20

-

10.

Iran

0,84

0,76

0,28

11.

Thổ Nhĩ Kỳ

0,43

0,40


0,18

12.

Việt Nam

0,03

0,02

-

13.

Hy Lạp

1,78

1,61

0,74

14.

Australia

61,84

45,03


13,59

15.

Nam Tư

1,16

1,03

0,44

16.

Hungari

0,90

0,82

0,30

17.

Azecbaigian

0,69

0,63


0,09

18.

Kazăcxtan

3,69

3,29

1,20

19.

Nga

12,92

11,29

3,27

20.

Trung Quốc

14,39

12,29


5,85

178,00

159,00

Tổng cộng

60,00

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 20 nước khai thác boxit, 25 nước sản xuất
alumin và 40 nước sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân. Những nước sản
xuất boxit, alumin và nhôm quy mô lớn trên thế giới hiện nay.
Bảng 2: Sản lượng năm 2000 (Đơn vị: triệu tấn) [4]
TT
1.

Quốc gia
Australia

Boxit

Alumin

Nhôm

52,34

15,681


1,769

Page 7 of 37


Page | 8

2.

Mỹ

0

4,786

3,668

3.

Trung Quốc

8,00

4,330

2,820

4.

Braxin


13,84

3,473

1,271

5.

Jamaica

11,30

3,640

0

6.

Nga

4,3

2,890

3,274

7.

Ấn Độ


6,67

2,100

0,665

8.

Surinam

3,80

1,000

0

9.

Venezuela

4,70

1,750

0,571

10.

Ucraina


0

1,360

0,104

11.

Canada

0

1,200

2,373

12.

Cadaxtan

3,73

1,200

0

13.

Tây Ban Nha


0

1,100

0,366

14.

Italia

0

1,023

0,189

15.

Đức

0

1,000

0,644

16.

Tổng cộng


106,68

46,533

17,714

Năm 2000, Australia đứng đầu thế giới về sản lượng boxit (chiếm 39% sản
lượng thế giới) và alumin (chiếm 33%), đứng thứ năm thế giới về sản lượng nhôm.
Những nước sản xuất nhôm hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Canađa,
Braxin với sản lượng nhôm đạt từ 1 đến trên 3,5 tỷ tấn.
4. Thị trường các sản phẩm từ quặng boxit trên thế giới [5]
Hiện nay, Australia là nhà cung cấp bôxit lớn nhất thế giới, chiếm 40%, Trung
và Nam Mỹ chiếm 25%, Châu Phi chiếm 15%, còn lại là các châu lục khác. Trong
đó 96% bôxit khai thác được sử dụng cho ngành luyện kim, còn lại 4% sử dụng cho
các ngành công nghiệp khác như: vật liệu chịu lửa, gốm sứ, vật liệu mài - đánh
bóng, ximăng.
Nhu cầu bôxit - alumin phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu nhôm của thế giới, vì
hơn 90% sản lượng alumin (gọi là alumin cấp luyện kim) được sử dụng cho sản
xuất nhôm kim loại, còn lại 10% sử dụng cho công nghiệp hóa chất và các ngành
công nghiệp khác.
Bôxit nung cho ngành vật liệu chịu lửa quặng bôxit dùng để sản xuất vật
liệu này phải có hàm lượng sắt, titan và kiềm thấp, nung ở nhiệt độ khoảng
1.6500C. Trên thế giới, hiện tại chỉ có hai vùng có loại bôxit này, đó là Guyana và
Trung Quốc.
Page 8 of 37


Page | 9


Các loại nhôm oxit đặc biệt. Về nguyên tắc các loại oxit này được sản xuất từ
quặng bôxit bằng công nghệ Bayer với những công đoạn đặc biệt. Các sản phẩm
đặc biệt chủ yếu được sản xuất ở các nước: Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nam Tư,
Hungari, Trung Quốc. Người ta chia alumin đặc biệt thành hai loại: alumin hoạt
tính và alumin đặc biệt.
-

Alumin hoạt tính là alumin có diện tích bề mặt riêng lớn hơn 40m2/g, được sản xuất
bằng cách nung ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nung alumin cho mục đích luyện kim
thông thường.

-

Alumin đặc biệt là những alumin có đặc tính sau: Nung ở nhiệt độ cao hơn so với
nhiệt độ nung thông thường; hàm lượng a-Al2O3 > 90%; có đặc tính đặc biệt về
kích thước hạt, hàm lượng tạp chất...
Tuỳ theo mục đích sử dụng, alumin đặc biệt được chia thành các loại sau:
- Các loại nhôm hydroxit đặc biệt: làm chất phụ gia để chống cháy cho công
nghiệp dệt may, chất dẻo, cao su và làm phụ gia cho các ngành kỹ thuật như công
nghiệp mỹ phẩm, giấy, hóa, làm các chất xúc tác, nguyên liệu cho ngành công
nghiệp dược phẩm.
- g-Al2O3 dùng làm chất hấp phụ, xúc tác;
- a-Al2O3 dùng cho sản xuất vật liệu mài;
- Đánh bóng, vật liệu chịu lửa, gốm sứ.
Các loại nhôm hydroxit sử dụng để sản xuất các muối nhôm khác nhau;
ximăng chịu nhiệt và các vật liệu chịu nhiệt khác không được xếp vào loại các sản
phẩm đặc biệt.
II. TÀI NGUYÊN BOXIT, THỰC TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN TẠI KHU
VỰC TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM


1. Tài nguyên boxit tại Việt Nam
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất đã phát hiện cho thấy, trên lãnh thổ
nước ta có trữ lượng quặng boxit phong phú. Các mỏ, điểm quặng bôxit có diện
phân bố rất rộng suốt từ Nam đến Bắc. Tổng trữ lượng quặng boxit của Việt Nam
ước tính khoảng 8 tỷ tấn, trong đó có 7,6 tỷ tấn ở các tỉnh Tây Nguyên. Với trữ
lượng như vậy, Việt Nam đứng thứ 8/10 quốc gia có trữ lượng boxit lớn trên thế
giới.
Căn cứ vào nguồn gốc thành tạo, quặng bôxit được phân ra làm 2 loại: quặng
trầm tích (trong đó có một số mỏ, điểm quặng bị biến chất) và quặng phong hóa
laterit. Các mỏ boxit trầm tích phân bố chủ yếu ở Miền Bắc, có thành phần khoáng
vật chính là hydrat đơn (boehmit, diaspore); trái lại, các mỏ phong hóa laterit phát
triển chủ yếu ở Miền Nam, có thành phần khoáng vật chính là hydrat 3 (gibbsit).
Page 9 of 37


Page | 10

1.2. Nhóm mỏ boxit trầm tích

Kết quả nghiên cứu địa chất đã sơ bộ phân loại được 5 vùng có triển vọng về
bôxit trầm tích ở Miền Bắc, đó là: vùng Lạng Sơn, vùng Cao Bằng, vùng Hà Giang,
vùng Sông Đà, vùng Nghệ An và mỏ Lỗ Sơn ở Hải Dương, v.v...
1.1.1.

Vùng bôxit Lạng Sơn:

Vùng bôxit Lạng Sơn nằm trong tỉnh Lạng Sơn và phần Đông Bắc tỉnh Thái
Nguyên là vùng có điều kiện kinh tế, giao thông thuận lợi. Các mỏ bôxit đã biết
gồm các nhóm mỏ: Lạng Sơn, Bắc Sơn, Bằng Mạc thuộc tỉnh Lạng Sơn và các mỏ
Nà Đông, La Chế nằm ở góc Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, trong đó nhóm mỏ Lạng

Sơn có quy mô trữ lượng lớn và được thăm dò chi tiết hơn cả. Tài nguyên đã được
thăm dò và ước đoán khoảng 50 triệu tấn.
• Nhóm mỏ Lạng Sơn:
Nhóm mỏ Lạng Sơn tạo thành một dải kéo dài 25 km dọc theo đường ô tô và
đường xe lửa từ làng Bản Lóng ở phía Đông Nam qua thị xã Lạng Sơn, thị trấn
Đồng Đăng đến làng Lũng Lừa ở phía Tây Bắc. Nhóm này gồm các mỏ Ma Mèo,
Đồng Đăng, Tam Lung, Khôn Phích và Bản Lóng, nằm cách nhau từ 0,5 đến 5km.
Kết quả tìm kiếm, thăm dò tính được 16,97 nghìn tấn bôxit cấp A + B + C1 + C2
trong đó, mỏ Ma Mèo - Đồng Đăng có trữ lượng lớn nhất và được nghiên cứu chi
tiết hơn cả.
• Nhóm mỏ Bằng Mạc
Nhóm mỏ Bằng Mạc nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Nhóm mỏ này
gồm những mỏ và điểm quặng nằm gần huyện lỵ Bằng Mạc, cách ga Đồng Mỏ
12km và cách thị xã Lạng Sơn 50km theo đường ô tô. Trữ lượng quặng bôxit của
nhóm này là C1 + C2 = 1.317 nghìn tấn; trong đó C1 = 722 ngàn tấn.
• Nhóm mỏ Bắc Sơn
Nhóm mỏ Bắc Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Lạng Sơn, phân bố trên một dải hẹp
kéo dài 15km từ làng Đông Y đến làng Hương Cốc dọc theo đường ô tô Thái
Nguyên - Lạng Sơn. Mỏ cách đường ô tô xa nhất cũng chỉ 2km. Nhóm mỏ gồm các
mỏ Pa Eng, Đông Y, Lân Bạt, Nà Pàn, Vũ Sơn và Hương Cốc.
Trong đó mỏ Vũ Sơn là lớn nhất. Trong nhóm mỏ Bắc Sơn đã thăm dò được
1.290 nghìn tấn bôxit cấp C1 + C2, chất lượng thấp, trong đó cấp C1 là 960 nghìn
tấn. Bôxit loại này có thể dùng làm chất trợ chảy trong lò Mactin. Nhìn chung
nhóm mỏ bôxit Bắc Sơn quy mô không lớn, chất lượng không cao, không có loại
bôxit đáp ứng yêu cầu sử dụng cho phương pháp Bayer để chế biến. Ngoài ra trong
vùng bôxit Lạng Sơn còn có 1 số điểm quặng bôxit như Nà Đông, La Chế, Nà
Nậm, Cầu Hin, Đôn Úy, Mỏ Tát...
Page 10 of 37



Page | 11

1.1.2. Vùng bôxit Cao Bằng
Vùng bôxit Cao Bằng nằm trong tỉnh Cao Bằng là một vùng bôxit có triển
vọng lớn, tài nguyên ước đoán khoảng 240 triệu tấn. Các mỏ bôxit đã biết nằm ở
phía Tây Bắc, Bắc và Đông Nam thị xã Cao Bằng, tạo nên 3 nhóm mỏ Táp Ná, Hà
Quảng và Quảng Hòa. Các nhóm mỏ Táp Ná, Hà Quảng có triển vọng lớn về mặt
địa chất, song ít thuận lợi về mặt kinh tế, còn nhóm mỏ Quảng Hòa ít có triển vọng
về mặt địa chất, song điều kiện kinh tế thuận lợi hơn.
Vùng bôxit phân bố ở phía Tây Bắc, Bắc và Đông Nam thị xã Cao Bằng. Trữ
lượng bôxit là cấp B + C1 + C2 + P = 76.826 nghìn tấn, trong đó cấp P (tài nguyên)
= 23.291 nghìnn tấn.
• Nhóm mỏ Táp Ná
Nhóm mỏ Táp Ná ở phía Tây Bắc thị xã Cao Bằng thuộc huyện Thông Nông
và Nguyên Bình được phát hiện năm 1960. Đây là là nhóm mỏ có triển vọng nhất
trong vùng bôxit Cao Bằng, gồm các khu Phu Luông, Bô Rách, Táp Ná, Lũng
Giang, Pắc Thảy và Tĩnh Túc. Nhóm mỏ Táp Ná gồm 2 loại bôxit: quặng gốc và
quặng sa khoáng (deluvi). Các thân quặng bôxit gốc đã được phát hiện ở Táp Ná,
Lũng Móc, Lũng Sứa, Keo Bao, Nậm Ngũ, Lũng Giang, Lũng Nạn, Lũng Luông.
• Nhóm mỏ Hà Quảng
Nhóm mỏ Hà Quảng ở về phía Bắc thị xã Cao Bằng, phần lớn thuộc huyện
Hà Quảng. Các mỏ đã biết gồm những thân quặng bôxit deluvi và bôxit gốc. Các
mỏ Sóc Giang, Tông Cang, Nà Giàng, Chăm Ché và Nà Thang đã được thăm dò sơ
bộ, còn các mỏ Lũng Luông, Tông Pô, Ma Líp, Đại Tổng (Kinh Tử) và Lũng Nội
đã được tìm kiếm bằng phương pháp lộ trình địa chất theo tỉ lệ 1/100.000. Phần lớn
các mỏ đều nằm gần đường ô tô Cao Bằng – Sóc Giang và có thể khai thác bằng
phương pháp lộ thiên.
• Nhóm mỏ Quảng Hòa
Các nhóm mỏ Tà Lùng và Quảng Uyên gộp chung thành nhóm mỏ Quảng
Hòa. Các mỏ của nhóm mỏ này nằm trong huyện Quảng Hòa, Đông Nam thị xã

Cao Bằng, và phân bố dọc đường ô tô Cao Bằng - Phục Hòa - Lạng Sơn. Nhóm mỏ
Quảng Hòa gồm phần lớn là những thân quặng bôxit deluvi nhỏ, phần lớn trữ lượng
là quặng bôxit chất lượng thấp. Hiện tại nhóm mỏ không có giá trị công nghiệp
đáng kể.
1.1.3. Vùng bôxit Hà Giang
Vùng bôxit Hà Giang nằm trong tỉnh Hà Giang gồm các nhóm mỏ Khao Lộc,
Đồng Văn, Lũng Phìn và Mèo Vạc; tài nguyên ước đoán 60 triệu tấn. Nhiều điểm
mỏ quặng bôxit trầm tích đã được phát hiện trên các vùng Quản Bạ, Đồng Văn,
Mèo Vạc. Nhìn chung, mức độ nghiên cứu trên toàn tỉnh còn thấp nên chưa thể
Page 11 of 37


Page | 12

đánh giá được giá trị thương mại của chúng, ngoại trừ khu Mèo Vạc được nghiên
cứu kỹ hơn cả và trữ lượng cũng chỉ đạt cấp C1. Trữ lượng quặng bôxit toàn vùng
được đánh giá cấp C1 + C2 + P = 49323 ngàn tấn, trong đó cấp P = 32995 ngàn tấn.
1.1.4. Vùng bôxit Sông Đà
Vùng bôxit Sông Đà phân bố dọc bờ phải khúc uốn sông Đà ở Đông Nam thị
xã Lai Châu. Triển vọng trữ lượng chưa được đánh giá.
1.1.5. Vùng bôxit Nghệ An
Phạm vi phân bố bôxit tìm thấy ở các huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp tỉnh Nghệ
An. Những điểm bôxit đã biết nằm ở phần rìa Đông Nam của khối nâng Phu Hoạt
và có liên quan về không gian với đá vôi, đá vôi đá hoa hóa.
Các điểm bôxit Châu Tiến, Đò Ham và Khe Bân ở gần đường ô tô số 48 và
Sông Hiếu là những thành tạo deluvi trong vùng địa hình cactơ, với các tảng,
mảnh bôxit kích thước đến 3m nằm trong tầng trầm tích cát sét dày đến 15m. Bôxit
cứng chắc màu nâu đỏ, xám xanh, kiến trúc hạt đậu, dạng cát kết. Thành phần hóa
học như sau: Al2O3 36-59%; SiO2 5,9-18,8%; Fe2O3 10-32%; TiO2 3-9%; mất khi
nung 7,4-14,6%. Trữ lượng dự tính ở 3 điểm quặng trên khoảng 4,5 triệu tấn.

1.1.6. Các mỏ và điểm quặng bôxit khác
Ngoài 5 vùng bôxit nêu trên, Miền Bắc Việt Nam còn có các mỏ bôxit trầm
tích nằm ở những vùng riêng lẻ khác như mỏ Lỗ Sơn (Hải Dương).
• Mỏ Lỗ Sơn
Mỏ Lỗ Sơn nằm cạnh làng Lỗ Sơn thuộc Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, cách Hà
Nội 75km. Đến mỏ có thể đi bằng đường ô tô và đường thủy. Mỏ đã được khai thác
và chở sang Nhật Bản 28,5 nghìn tấn bôxit từ 1937 - 1943. Thân quặng ở đây dài
346m, rộng 96m, độ dày dao động từ 0,3 đến 12m, trung bình 3m. Hàm lượng
trung bình của bôxit:Al2O3 52,42%; SiO2 6,36%; Fe2O3 26,13%; TiO2 2,12%; CaO
0,53%; MgO 0,24%; CO2 1,10%; mất khi nung 12,47%. Trữ lượng đã thăm dò: B
+ C1 là 122 nghìn tấn. Quy mô mỏ nói chung thuộc loại nhỏ. Tuy vậy có thể khai
thác dễ dàng bằng phương pháp lộ thiên; điều kiện thủy địa chất thuận lợi, hiện tại
Nhà máy Đá mài Hải Dương đang khai thác bôxit để sản xuất bột corindon.
1.3. Các mỏ, điểm quặng bôxit phong hóa laterit

Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất, các mỏ bôxit nguồn gốc phong hóa
laterit chiếm ưu thế tuyệt đối về quy mô trữ lượng. Ở Miền Bắc, thành tạo bôxit
laterit được phát hiện ở Điện Biên Phủ, bôxit hình thành trong vỏ phong hóa đá
bazan. Thành phần khoáng chủ yếu là gibbsit, ít hơn có boehmit và diaspore. Điểm
mỏ này đã được khảo sát từ những năm 1970, song chưa rõ triển vọng. Ngoài ra, ở
một số nơi khác như Phủ Quỳ - Nghệ An; Tân Phủ, Tuyên Quang cũng có biểu hiện
Page 12 of 37


Page | 13

của quặng bôxit laterit. Ở Miền Nam, các mỏ bôxit laterit phát triển rộng rãi ở hầu
hết các tỉnh Tây Nguyên.
Kết quả hoạt động địa chất từ trước tới nay đã xác minh và khẳng định quy
mô trữ lượng tầm cỡ thế giới của boxit laterit trên cao nguyên Miền Nam. Theo

sách hàng hóa khoáng sản thế giới của Sở Địa chất Mỹ năm 2010 đã xếp bauxit
Việt Nam đứng hàng thứ 3 thế giới với trữ lượng đạt 2,1 tỷ tấn (sau Guinea 7,4 tỷ
tấn và Australia 6,2 tỷ tấn). Các mỏ và điểm quặng tập trung thành các vùng: Đắc
Nông, Bảo Lộc – Di Linh, Vân Hoà (Phú Yên), Konplong-An Khê (Kon Tum),
Phước Long (Bình Phước).
Theo Đề án “Điều tra đánh giá tổng thể tiềm năng quặng boxit, quặng sắt
laterit miền Nam Việt Nam” của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản năm 2011, Hà
Nội, ta có số liệu Bảng 3 – Thống kê các mỏ Boxit laterit chính ở miền Nam Việt
Nam như sau:
Bảng 3: Thống kê các mỏ Boxit laterit chính ở miền Nam Việt Nam [6]
Đơn vị: triệu tấn

Page 13 of 37


Page | 14

TT

Tên mỏ

Trữ lượng quặng tinh đã được phê
duyệt hoặc dự kiến đạt được

Diện
tích
(km2)

Mức
độ

thăm


Trữ lượng

Tài
nguyên

Tổng

Quặng
nguyên
khai

1

“1-5”

123

Đã

97,3

36,3

133,6

283,7


2

Gia Nghĩa

117,5

Đã

95,7

44

139,7

308,5

3

Tân Rai

70,0

Đã

37,7

79

116,7


236,0

4

Tây Tân Rai

43,0

Đã

53,3

6,5

59,8

148,8

5

Đồi Thắng Lợi

3,0

Đã

2,7

2,7


5,4

Tổng (1 5)

356,5

42,5

982,4

6

Kon Hà Nừng

67,5

Đang

52,7

52,7

117,1

7

Bắc Gia Nghĩa

142,5


Đang

189,7

189,7

462,6

8

Đăk Song

228,0

Đang

362,2

362,2

795,5

9

Gia Nghĩa 2

205,5

Đang


253,4

253,4

618,1

10

Đông Bắc và Tây
Nam 1-5

174,6

Đang

162,7

162,7

396,8

11

Nhân Cơ

286,0

Đang

269,4


269,4

660,0

12

Tân Rai (TKV)

94,5

Đang

341,0

341,0

643,7

13

Bảo Lộc (TKV)

67,8

Đang

162,0

162,0


306,1

14

Thống Nhất

341,3

Đang

291,0

291,0

582,0

15

Thọ Sơn

158,9

Đang

116,1

116,1

232,0


16

Quảng Sơn

83,6

Đang

115,4

115,4

281,5

17

Tuy Đức

240,0

Đang

310,4

310,4

757,7

18


Tcty Hóa chất
(mỏ Bảo Lộc)

36,7

Đang

38,0

38,0

66,1

19

Vân Hòa

5,0

Đang

8,0

8,0

16,0

Tổng (6 19)


2.131,9

2.636,0

5.935,2

2.488,4

3.088,5

6.917,6

TỔNG CỘNG (119)

Page 14 of 37


Page | 15

1.4. Đánh giá về chất lượng các mỏ boxit Việt Nam

Đối với các mỏ boxit trầm tích, phân bố chủ yếu ở miền Bắc: theo điều kiện
thành tạo và thành phần vật chất, quặng bôxit trầm tích được phân làm 2 loại quặng
gốc và quặng sa khoáng.
-

-

Các thân quặng gốc thường nằm trong tầng bôxit gồm có bôxit, alit, đá phiến sét,
phiến sét than và phiến silic. Chất lượng quặng tùy thuộc vào từng mỏ. Thành phần

khoáng vật quặng gồm điaspor, bơmit, hydrohematit, caolinit...
Quặng sa khoáng là sản phẩm của quá trình phong hóa, phá hủy quặng gốc tại chỗ
(sa khoáng eluvi), vận chuyển và tích tụ ở sườn đồi hoặc sườn núi (deluvi) hoặc
vận chuyển xa hơn và lắng đọng tại các thung lũng (aluvi). Nhìn chung quặng sa
khoáng nguyên khai có chất lượng thấp vì lẫn nhiều các đất, đá vụn, các vật liệu
không chứa quặng, do đó để nâng cao chất lượng, người ta thường phải tuyển đãi
bằng phương pháp thông thường. Tinh quặng thu được có thể sử dụng để sản xuất
alumin bằng phương pháp Bayer hoặc thiêu.
Đối với quặng phong hóa laterit, phân bố chủ yếu ở khu vực miền Nam: nói
chung, quặng boxit nguyên khai ở Lâm Đồng đều có chất lượng không cao, hàm
lượng Al2O3 chỉ khoảng 35-37%. Người ta phải tuyển rửa quặng nguyên khai để thu
được tinh quặng giàu nhôm hơn. Sau khi tuyển, tinh quặng boxit ở các tụ khoáng
Lâm Đồng cũng chỉ đạt hàm lượng 45-49% Al 2O3. Ngoài ra, quặng boxit miền Nam
còn có ở các vùng Kon Plong, Phú Yên, Quảng Ngãi với trữ lượng khoảng 106
triệu tấn.
Boxit Việt Nam ở hầu hết các vùng đều có thể khai thác lộ thiên. Tuy nhiên,
trừ những khu mỏ lớn ở Lâm Đồng, trữ lượng quặng còn lại được phân bố dàn trải,
vỉa quặng không dày và hầu hết đều nằm trong các vùng canh tác nông, lâm nghiệp
nên sẽ có những khó khăn nhất định trong quá trình khai thác để sản xuất nhôm quy
mô lớn, do đụng chạm trực tiếp đến việc sử dụng đất canh tác, vấn đề cân bằng
nước mặt, vấn đề quặng thải, vấn đề nước thải và nói chung là vấn đề sinh thái.


Các mỏ quặng boxit Việt Nam có những đặc điểm chính như sau [7]

Ưu điểm: Mỏ tương đối lớn, lớp đất phủ mỏng, chiều dày lớp chứa quặng thay
đổi từ 1 đến 12m, hoàn toàn có thể khai thác bằng phương pháp lộ thiên, dễ dàng
hoàn thổ và trồng lại rừng hoặc cây công nghiệp, quặng có hàm lượng nhôm oxit ở
mức trung bình, quặng Miền Nam thuộc loại thuần tuý gipsit nên dễ xử lý ở nhiệt
độ thấp, đầu tư không lớn, chi phí vận hành thấp. Tuy quặng nguyên khai có chất

lượng không cao nhưng bằng phương pháp tuyển rửa đơn giản có thể nhận được
tinh quặng có chất lượng tốt để sản xuất alumin theo phương pháp Bayer.
Nhược điểm: Lớp quặng mỏng nên khai trường phát triển nhanh, hầu như toàn
bộ quặng đều cần phải được tuyển rửa nên tiêu hao nhiều nước. Hầu như các mỏ
đều nằm xa cảng biển, hạ tầng cơ sở chưa phát triển.Vì những điểm nêu trên nên
Page 15 of 37


Page | 16

theo ý kiến nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, quặng boxitViệt Nam nếu xử lý
tại chỗ để sản xuất alumin và nhôm thì có lợi hơn là xuất khẩu quặng.
2. Thực trạng khai thác, nghiên cứu và chế biến nhôm boxit tại khu vực Tây
Nguyên, Việt Nam [8]
2.1.Tình hình khai thác
Công nghiệp khai thác bôxit ở nước ta còn rất nhỏ bé. Thời Pháp thuộc ở mỏ
Lỗ Sơn (Hải Dương) khai thác được khoảng 36 ngàn tấn. Sau hòa bình lập lại, hàng
năm quặng bôxit ở đây vẫn tiếp tục được khai thác với sản lượng rất nhỏ. Ngoài ra
các mỏ ở Lạng Sơn, Cao Bằng cũng được khai thác thủ công để cung cấp cho một
số nhà máy sản xuất xi măng (Hoàng Thạch) hoặc bán sang Trung Quốc.
Ở Miền Nam, năm 1977 mỏ Đồi Nam Phương được chính thức đưa vào khai
thác với công suất thiết kế 10.000 tấn tinh quặng/ năm để cung cấp quặng bôxit cho
nhà máy sản xuất phèn chua COPHATA (nay là Nhà máy Hóa chất Tân Bình). Cho
tới nay xí nghiệp khai thác, tuyển khoáng vẫn tiếp tục sản xuất ổn định và không
ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất không những phèn chua mà cả nhôm
hydroxit. Công nghệ khai thác: ô tô - máy xúc. Công tác bảo vệ và khôi phục môi
trường được quan tâm thích đáng.
2.2.Tình hình nghiên cứu, chế biến quặng bôxit, đánh giá triển vọng phát
triển
Trước năm 1977 với sự hợp tác của Liên Xô và đặc biệt là của Hungari, nước

ta đã tập trung nghiên cứu đánh giá chất lượng quặng bôxit ở các vùng Miền Bắc
như Ma Mèo (Lạng Sơn), Táp Ná (Cao Bằng). Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài và
trong nước đã khẳng định bôxit Lạng Sơn và Cao Bằng thuộc loại điaspor có độ kết
tinh bền vững, rất khó hoà tách (nhiệt độ 240-260 0C, với nồng độ kiềm cao >=
200g/l Na2O, phải có chất xúc tác CaO cao hơn thông thường). Được sự giúp đỡ
của Liên Xô, chúng ta đã lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng nhà máy sản
xuất 100.000 tấn bột và đá mài coranhdon ở Chí Linh, sử dụng nguồn bôxit Ma
Mèo.
Tại Miền Nam, sau ngày giải phóng với sự hợp tác của khối SEV công tác
thăm dò, tìm kiếm, nghiên cứu quặng bôxit mới được đẩy mạnh. Trong thời gian
1977-1986, Viện Luyện kim màu (nay là Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim) đã
triển khai nhiều đề tài nghiên cứu để đánh giá chất lượng quặng và xem xét khả
năng sử dụng đối với tất cả các bôxit ở các vùng chủ yếu của Miền Nam như: bôxit
Bảo Lộc, Tân Rai (Lâm Đồng), bôxit "1-5" Quảng Sơn (Đắc Nông), bôxit
Côngplông Kon - Hà Nừng (Gia Lai - Kontum) và bôxit Vân Hoà (Phú Yên). Nhiều
mẫu bôxit Miền Nam cũng được gửi sang Liên Xô, Hunggari để nghiên cứu. Tại
Hungary, đã lập báo cáo cơ hội đầu tư xây dựng nhà máy alumin công suất 600.000
t/năm, dùng quặng bôxit Tân Rai¦.
Page 16 of 37


Page | 17

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đối với bôxit Miền Nam đều đi đến kết
luận bôxit dưới dạng gipxit-gơtit, chất lượng thuộc loại trung bình, thường phải qua
tuyển rửa mới đảm bảo chất lượng để sử dụng cho công nghệ Bayer, bôxit thuộc
loại gipxit dễ hoà tách nên có thể được xử lý bằng công nghệ Bayer Châu Mỹ
(nhiệt độ, nồng độ kiềm hoà tách thấp), tuy vậy bôxit có chứa nhiều gơtit nên khả
năng lắng kém. Một số nghiên cứu xếp loại tụ khoáng Bảo Lộc, Tân Rai và Đăc
Nông vào vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng 13 vùng bôxit có tiềm năng lớn và

chưa được khai thác ở 12 quốc gia trên thế giới. Xếp hạng này căn cứ trên những
tiêu chí sau:
- Tài nguyên bôxit rất lớn, chất lượng quặng có thể chấp nhận được, tuy nhiên
kết quả thăm dò chưa được thẩm tra kỹ.
- Có khả năng khai thác dễ dàng.
- Tính khả tuyển ở mức thấp.
- Thực thu khi tuyển không cao.
- Tính khả luyện alumin ở mức trung bình.
- Khả năng thu được alumin ở mức thấp.
- Giao thông vận tải rất khó khăn.
- Tác động đến môi trường thấp.
- Rủi ro cao.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy Hóa chất Tân Bình (là nhà máy duy
nhất ở Việt Nam xử lý quặng bôxit) thuộc Công ty Hóa chất Cơ bản Miền Nam đã
và đang sản xuất nhôm hydroxit, phèn nhôm với công suất khoảng 10.000 tấn
Al(OH)3/năm từ quặng bôxit khu vực Bảo Lộc (Lâm Đồng), với tinh quặng có
thành phần Al2O3 47-49%, SiO2 3-5%, Fe2O3 ~20%. Nhà máy sản xuất nhôm
hydroxit bằng công nghệ Bayer Châu Mỹ ở điều kiện hoà tách nhiệt độ khoảng
1400C, thời gian 2,5-3h. Dự kiến sẽ mở rộng công suất lên 100.000 tấn
Al(OH)3/năm, đặt nhà máy tại khu Bảo Lộc. Ngoài ra đang có một số dự án mới
hoàn thành:
- Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng (gọi tắt là dự án Tân Rai) có công suất thiết
kế 650.000 tấn alumin/năm, bao gồm 3 hợp phần là khai thác mỏ, nhà máy tuyển
và nhà máy alumin do Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
(TKV) làm chủ đầu tư. Theo báo cáo của TKV, từ tháng 10/2013, dự án Tân Rai đã
hoàn thành đầu tư xây dựng, chạy thử và đi vào vận hành thương mại. TKV đã giao
Công ty Nhôm Lâm Đồng - quản lý vận hành toàn bộ dự án. Năm 2014, dự án sản
xuất được 485.000 tấn alumin. Năm 2015 TKV giao kế hoạch sản xuất cho Công ty
là 540.000 tấn alumin.[9]
Page 17 of 37



Page | 18

- Dự án 100.000 tấn alumin/năm do Tập đoàn Than Việt Nam tự đầu tư xây
dựng tại Khu công nghiệp Nhân Cơ (Đắc Nông), sử dụng bôxit mỏ Bắc Gia Nghĩa.
Theo Ban quản lý dự án, hiện dự án đã hoàn thành trên 90% tổng mức đầu tư, với
giá trị ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng. Trong đó, nhà máy tuyển quặng và tuyến băng
tải đã hoàn thành chạy thử giai đoạn 4, với tổng khối lượng tinh quặng thu hồi được
trong thời gian qua là khoảng 45.000 tấn và chất lượng alumin đạt khoảng 45% 46%. Dự kiến, công tác chạy thử sẽ hoàn thành vào quý 1-2016 và chuyển sang vận
hành sản xuất. Các công trình phụ trợ khác như hồ bùn đỏ, đập ngăn nước, hồ chứa
bùn sau tuyển, hệ thống cấp điện... đã cơ bản hoàn thành công tác xây dựng, đáp
ứng điều kiện phục vụ cho việc vận hành của nhà máy. Nguồn nhân lực phục vụ
hoạt động của nhà máy cơ bản đáp ứng nhu cầu. Lao động nước ngoài làm việc tại
dự án đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật.[ 10]
- Dự án 1,9 triệu tấn alumin/năm do Tập đoàn Than hợp tác với Công ty
Chalco TQ, sử dụng quặng bôxit ở mỏ "1-5", Quảng Sơn, Đắc Nông. Hiện đang ở
giai đoạn hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Song song với các dự án trên,
một số tập đoàn quốc tế như: BHP Billinton (ôxtrâylia), Alcoa (Mỹ)? cũng quan
tâm nhiều đến quặng bôxit của Việt Nam.[11]
3. Công nghệ chế biến nhôm boxit trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay
Quy trình sản xuất nhôm kim loại được tóm tắt thành các bước như sau: [ 12]
Khai thác
Tuyển quặng
Sản xuất Alumina
Điện phân nhôm

NHÔM

[13]Hầu hết các mỏ bauxit đang được khai thác trên thế giới là mỏ lộ thiên,

công nghệ khai thác tương tự như công nghệ khai thác các mỏ than lộ thiên. Quặng
bauxit khai thác lên được đưa vào nhà máy tuyển để tuyển thành quặng tinh, công
nghệ tuyển được áp dụng chủ yếu là tuyển rửa (đơn giản hơn so với tuyển than),
các thiết bị tuyển bao gồm: Thiết bị đánh tơi bằng nước áp lực, sàng quay đánh tơi,
máy đập hàm, máy phân cấp xoắn, sàng rung. Tiêu hao nước để tuyển 1T quặng
tinh khoảng 6-8m3 (đã sử nước tuần hoàn). Quặng tinh thường có cỡ hạt từ 1 ¸
40mm, bùn thải có cỡ hạt -1mm. Suất đầu tư để khai thác, sàng tuyển 1 tấn quặng
tinh bauxit khoảng 25-30 USD.
Page 18 of 37


Page | 19

Phần lớn quặng tinh bauxit được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhôm,
ngoài ra nó còn dùng sản xuất đá mài, gạch cao nhôm, vật liệu chịu lửa, phèn lọc
nước… Công nghệ sản xuất nhôm từ quặng bauxit gồm hai giai đoạn: Sản xuất ôxit
nhôm (gọi là alumin) và điện phân alumin để được nhôm kim loại.
Các phương pháp sản xuất alumin bao gồm: Phương pháp kiềm (hoà tách
Al2O3 trong quặng bauxit ra bằng kiềm NaOH); Phương pháp axit (hoà tách
Al2O3 bằng các axit H2SO4; HCl; HNO3 …); Phương pháp điện (nấu quặng bauxit
trong lò điện với than hoàn nguyên). Phương pháp kiềm được dùng nhiều hơn cả vì
nó đơn giản, cho ôxit nhôm chất lượng cao, giá thành hạ. Trong phương pháp kiềm
lại chia thành 2 phương pháp:
Phương pháp Bayer (phương pháp kiềm ướt): Quặng bauxit được nghiền mịn
(khoảng 96% < 0,074mm), trộn với dung dịch kiềm NaOH và cho vào thiết bị hoà
tách ở nhiệt độ và áp suất cao, tại đây ô xít nhôm trong quặng sẽ phản ứng với kiềm
tạo thành natri aluminat NaAlO2 ở thể lỏng. Dung dịch sau phản ứng được đưa vào
các thiết bị phân ly, lắng lọc để tách natri aluminat ra. Tiếp đó natri aluminat được
đưa vào thiết bị khuấy phân hoá để tạo ra hydroxit nhôm kết tinh Al(OH) 3. Lọc rửa
lấy Al(OH)3 kết tinh rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 1.000-1.200 0C để khử nước và

làm biến đổi mạng tinh thể sẽ được alumin -Al 2O3.
Phương pháp thiêu kết (phương pháp kiềm khô): Quặng bauxit trộn với vôi
(CaCO3) và dung dịch xôđa (Na2CO3) đem nghiền nhỏ rồi đưa vào lò thiêu kết nung
ở nhiệt độ cao (1.200-1.300 0C), oxit nhôm trong quặng sẽ biến thành natri aluminat
dễ hoà tan trong nước, còn oxit silic sẽ tạo thành canxisilicat (2CaO.SiO 2) khó hoà
tan. Sản phẩm thiêu kết được nghiền nhỏ, cho vào thiết bị hoà tách (dung môi là
nước hoặc dung dịch kiềm loãng) để chuyển natri aluminat ở thể rắn sang thể lỏng,
lọc tách bã thu được dung dịch natri aluminat thô. Sau khi khử silic sẽ thu được
dung dịch natri aluminat sạch. Cho khí CO 2tác dụng với dung dịch natri aluminat
sạch được Al(OH)3 kết tinh. Nung Al(OH)3 trong lò nung ở nhiệt độ 1.000-1200 0C
sẽ được alumin -Al2O3.
Phương pháp bayer được dùng rộng rãi, chiếm tới 90% sản lượng alumin của
thế giới, bởi nó có nhiều ưu điểm: Lưu trình đơn giản, chất lượng sản phẩm tốt, giá
thành hạ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp với quặng bauxit có hàm lượng
SiO2 thấp, mô đun silic MSi > 8¸10 (quặng bauxit phía Nam nước ta đảm bảo điều
kiện này). Với quặng bauxit có hàm lượng SiO 2 cao thường phải sử dụng phương
pháp thiêu kết để sản xuất alumin.
Sản phẩm alumin có màu trắng, dạng bột (giống như bột mỳ trắng), hàm
lượng Al2O3 trong alumin phải >98,6% mới sử dụng được cho điện phân nhôm.
Tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng chủ yếu để sản xuất 1 tấn alumin theo
phương pháp Bayer, theo thiết kế của Công ty nhôm Pechiny (Pháp) cho quặng
Page 19 of 37


Page | 20

bauxit mỏ Tân Rai bao gồm: Quặng tinh bauxit khô 2,44 tấn, kiềm 100% NaOH:
66,7 kg, kiềm 100% Na 2O: 51,7 kg; Vôi sống: 23,4 kg; Vôi 100% CaO: 18,7 kg;
Dầu nhiên liệu: 259,1 kg; Nước: 4,7 m3 ; Hơi nước 6 bar: 2,0 tấn và 9bar: 0,3 tấn;
Điện 256kWh. Suất đầu tư để xây dựng nhà máy alumin từ 700-750 USD/tấn công

suất alumin .
Điện phân nhôm: Alumin được điện phân ở muối nóng chảy để thu được
nhôm kim loại. Dung môi sử dụng trong bể điện phân là criolit (Na 3AlF6) và các
muối florua. Bể thường có hình chữ nhật, đáy bể nối với cực âm, khối than ở phía
trên là cực dương, giữa 2 điện cực là chất điện phân, đó là hỗn hợp criolit – alumin
nóng chảy (alumin chiếm dưới 10%). Điện áp sử dụng để điện phân từ 4 – 5V,
cường độ dòng điện đối với các bể hiện đại từ 200 – 300 kA (bể cũ chỉ khoảng 60 –
100 kA). Quá trình điện phân được tiến hành ở nhiệt độ khoảng 950 0C. Cơ cấu điện
phân như sau: Criolit nóng chảy phân ly thành các ion dương Na+ và ion âm AlF63.
Khi hoà tan trong criolit, ô xít nhôm bị phân ly thành các ion dương Al 3+ và ion âm
O2-. Khi có tác dụng của dòng điện 1 chiều thì các ion dương Al 3+ và Na+ dịch
chuyển về phía cực âm ở đáy bể. Nhưng vì thế điện cực khác nhau nên chỉ có các
ion Al3+ được phóng điện và tiết ra nhôm kim loại (Al3+ + 3e ® Al) đọng ở đáy bể.
Các ion âm AlF63- và O2- di chuyển về cực dương nhưng chỉ có ion oxy phóng điện,
oxi hoá điện cực than, tạo ra hợp chất trung gian cacbon oxit CxO không bền vững,
sau đó phân hoá tạo thành khí CO + CO2 thoát ra ngoài.
Nhôm lỏng tích luỹ dần dần ở đáy bể trong quá trình điện phân, và được định
kỳ (vài ngày một lần) tháo ra khỏi bể, rồi đem đúc thỏi. Nhôm điện phân ra gọi là
nhôm nguyên khai (để phân biệt với nhôm tái chế), có độ sạch từ 99,50 – 99,85%
Al. Chi phí vật liệu và điện năng để điện phân 1 tấn nhôm gồm: 1,92 tấn alumin,
65kg criolit, 35kg muối florua, 400-500 kg điện cực dương (than), 1.350-1450
KWh điện … Suất đầu tư nhà máy điện phân nhôm từ 4.000-5.000 USD/T công
suất (thiết bị của các nước công nghiệp phát triển G7).
III.CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆC KHAI THÁC, SẢN XUẤT BOXIT TẠI
KHU VỰC TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM [14]

1. Vấn đề công nghệ:
Trên Thế giới hiện nay có nhiều công ty, quốc gia có khả năng cung cấp công
nghệ sản xuất alumin. Tuy nhiên, không phải bất cứ công ty nhôm nào cũng có thể
cung cấp công nghệ tốt, đặc biệt đối với các quốc gia không có công nghệ sản xuất

nguồn. Việc lựa chọn đối tác cung cấp công nghệ sản xuất alumin là hết sức quan
trọng trong việc đảm bảo nhà máy xây dựng xong vận hành an toàn, cho các chỉ
tiêu kỹ thuật và kinh tế tốt.
Trong thời gian qua, Tập đoàn TKV đã triển khai xây dựng 2 nhà máy sản
xuất alumin tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) trị giá 466 triệu
Page 20 of 37


Page | 21

USD và nhà máy alumin Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông với giá trị 499,2 triệu USD do
nhà thầu Công ty hữu hạn công trình quốc tế ngành nhôm Trung Quốc –
CHALIECO, cung cấp gói thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và xây
dựng).
Việc cả 2 nhà máy alumin đầu tiên của Việt Nam đều sử dụng công nghệ của 1
công ty Trung Quốc là điều đáng lo ngại vì:
-

-

-

Trung Quốc không phải là quốc gia có công nghệ nguồn sản xuất alumin từ bauxit
gibsit trên thế giới.
Quy trình kỹ thuật mà nhà thầu CHALIECO đang sử dụng ở các tỉnh phía Nam
Trung Quốc là quy trình công nghệ sử dụng để chế biến cho loại bauxit diaspor,
khác hẳn với bauxit gibsit có nguồn gốc phong hóa ở Tây Nguyên. Hai loại quặng
này có cơ lý tính rất khác nhau, thành phần cũng khác nhau nên đòi hỏi các chế độ
công nghệ khác nhau cũng như cách xử lý khác nhau sau khai thác.
Công nghệ thải bùn đỏ “khô” sẽ được áp dụng tại Tân Rai, Bảo Lâm, Lâm Đồng

nhưng “ướt” sẽ được áp dụng tại các nhà máy alumin ở Đắc Nông. Hiện nay, công
nghệ bùn đỏ “ướt” đã không còn được sử dụng nhiều trên Thế giới, đặc biệt là các
nước phát triển, do có nguy cơ lớn đối với môi trường. bởi các lý do sau:
+ Nếu thải “khô”, các thành phần cỡ hạt khác nhau của bùn đỏ sẽ đông cứng
lại thành chất rắn, ít nguy hại nếu bị trôi lấp. Còn “ướt” thì dung dịch bùn
đỏ chứa xút độc hại sẽ phân ly thành nhiều pha với các cỡ hạt khác nhau,
trong đó có pha cỡ hạt siêu nhỏ gồm các kim loại nặng độc hại sẽ ngấm
xuống đất, còn các pha cỡ hạt lớn lại không thể liên kết lại với nhau khi gặp
mưa dễ bị trôi lấp;
+ Với công nghệ thải “ướt”, các đập của hồ bùn đỏ (cao tới 25m, dài 282m,
nằm trên độ cao 700-800m so với mực nước biển) sẽ có nguy cơ bị vỡ
nhiều hơn bởi giống như các đập hồ thủy điện các đập này phải chịu lực do
áp lực thủy tĩnh của bùn đỏ ướt tạo ra.
Việc lựa chọn công nghệ cho cả 2 nhà máy alumin đầu tiên của Việt Nam đều do 1
nhà thầu của Trung Quốc có thể giúp chủ đầu tư giảm chi phí nhưng có thể đó lại
không phải là giải pháp tối ưu và khôn ngoan nhất, đặc biệt khi chúng ta chưa có
hiểu biết về công nghệ và khi mà các công nghệ của Trung Quốc chưa được đánh
giá cao, dẫn đến mức độ rủi ro và phụ thuộc sẽ rất cao.
Theo chúng tôi, cần tính toán đến phương án lựa chọn 2 nhà thầu khác nhau ở
hai nhà máy (hoặc lựa chọn phương án liên doanh ở nhà máy thứ hai) để có thể so
sánh, đối chứng về mặt công nghệ, từ đó có những lựa chọn tốt hơn cho các nhà
máy trong tương lai.
2. Các vấn đề về sử dụng tài nguyên và hiệu quả kinh tế
Như đã trình bày ở trên, do đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng
lượng nên trong thời gian tới Việt Nam chưa thể điện phân nhôm mà chủ yếu chỉ
Page 21 of 37


Page | 22


sản xuất alumin, một dạng sản phẩm chế biến thô để xuất khẩu. Điều này sẽ dẫn tới
lãng phí tài nguyên và hiệu quả kinh tế rất thấp, cụ thể như sau:
-

Sử dụng tài nguyên Theo quy hoạch của Chính phủ, đến năm 2025 Việt Nam sẽ sản
xuất và xuất khẩu khoảng từ 12-18 triệu tấn alumin/năm với tổng kinh phí đầu tư
lên đến hàng chục tỷ USD3 nhưng chưa có một chiến lược tổng thể tối ưu, cân
nhắc thấu đáo mọi mặt cho việc phát triển toàn diện, bao gồm cả quy hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng cho Tây Nguyên trong mối liên quan chung với phát triển
tổng thể của cả nước. Kế hoạch này cũng chưa đưa ra được những tính toán toán về
hiệu quả kinh tế tổng thể của chương trình.
Theo báo cáo của Tập đoàn TKV tại hội thảo Đăk Nông, với chất lượng quặng
bauxit ở Việt Nam, nếu muốn sản xuất 1 tấn alumin cần khoảng 2,5 tấn quặng
bauxit tinh (công thức 1/2/5 tức là – 1 tấn nhôm cần 2 tấn alumin và cần 5 tấn
bauxit). Cần lưu ý rằng giá alumin trên thị trường Thế giới thông thường chỉ bằng
khoảng 11-15% giá nhôm.

-

Hiệu quả kinh tế của chương trình Hai nhà máy Nhân Cơ và Tân Rai đang được
xây dựng, nếu được hạch toán đầy đủ có nguy cơ thua lỗ lớn về mặt tài chính.
Giá thành một tấn alumin của nhà máy Tân Rai là 223 USD, còn của nhà máy Nhân
Cơ là 241 USD. Cần lưu ý giá thành này chưa bao gồm các chi phí khác như:
+ Chi phí vận chuyển từ nhà máy xuống cảng biển;
+ Chi phí chiết khấu đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt)
cảng biển;
+ Chi phí giảm thiểu tác động văn hóa - xã hội và hỗ trợ ổn định sinh kế cộng
đồng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp;
+ Chi phí cơ hội (mất nguồn thu từ các ngành nghề kinh tế khác do chiếm
dụng đất, vốn và cơ sở hạ tầng);

+ Thuế các loại: VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và đặc biệt là thuế thương
quyền 10% theo tinh thần thông báo số 2728/TB-CP ngày 2/5/2008 kết luận
của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đầu tư, hợp tác trong các dự án bauxite
- alumin.
Trong giải trình của Ban Nhôm với Hội đồng quản trị Tập đoàn TKV đã nêu
lên rằng dự án xây dựng nhà máy Nhân Cơ sẽ không có hiệu quả kinh tế khi chỉ cần
một trong các trường hợp sau xẩy ra:

-

Tăng thuế xuất alumin > 5% (4) khi chỉ số IRR= hệ số chiết khấu, dự án hoà vốn,
khi nhỏ hơn thì dự án sẽ lỗ
Tăng phí môi trường > 15.000 đồng/tấn quặng nguyên khai. Điều này chắc chắn sẽ
xảy ra.
Tăng phí hoàn nguyên, phục hồi môi trường > 25.000 đồng/tấn quặng nguyên khai.
Điều này cũng chắc chắn sẽ xảy ra.
Giảm giá bán alumin xuống dưới 5% so với giá dự án dự báo của CRU (giá dự án
chọn 310 USD/tấn).
Page 22 of 37


Page | 23

Gần đây, giá nhôm và alumin trên thị trường đang sụt giảm một cách nghiêm
trọng. Giá Nhôm tại thị trường LME tháng 3/2009 giao động khoảng 1.400
USD/tấn và giá alumina giao động khoảng 250 USD/tấn. Trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế và suy thoái hiện nay giá cả thị trường sẽ vẫn còn lên xuống thất
thường, khó dự đoán. Với công suất 2 nhà máy là 1,2 triệu tấn/năm, mỗi năm TKV
sẽ phải bù lỗ cho 2 nhà máy này từ 60-120 triệu USD.
3. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng và năng lượng

III.1. Vấn đề về vận tải
Hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ tuy đã triển khai nhưng đến nay vẫn chưa có
lời giải xác đáng cho vấn đề giao thông vận tải. Nếu sản xuất alumin trên Tây
Nguyên, chúng ta chỉ có 2 phương án vận chuyển để lựa chọn, đó là đường bộ và
đường sắt. Tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01-11-2007 của Thủ tướng
Chính phủ dự kiến sẽ xây dựng đường sắt khổ đôi rộng 1.34m từ Đăk Nông qua
Lâm Đồng, xuống xuống Bình Thuận. Hiện tại, chương trình này đang được Công
ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) tiến hành nghiên cứu tiền khả thi nhưng
một số khó khăn đã bộc lộ:
-

-

Về kỹ thuật: Tuyến đường sắt có chiều dài 270km và phải vượt độ chênh cao tương
đương 700m, có nhiều khúc cua quanh co, nguy hiểm vượt quá mức cho phép của
đường sắt thông thường. Vì thế, phải thiết kế đường sắt đặc biệt, kéo dài tuyến
đường, chạy vòng vèo theo các sườn núi, sao cho vừa đạt độ dốc cần thiết, vừa đảm
bảo bán kính cong tối thiểu để an toàn cho vận hành tàu, đặc biệt trên cung đường
từ rìa Tây đồng bằng Phan Thiết vượt sườn Đông của dải Nam Trường Sơn. Nhìn
chung, việc xây dựng tuyến đường sắt này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thiết kế
kỹ thuật và đảm bảo độ an toàn vận hành tàu, cũng như chi phí cao
Về tài chính và mục đích sử dụng: Theo báo cáo nghiên cứu của cơ quan tư vấn
tổng chi phí cho tuyến đường sắt này vào khoảng trên 55.000 tỷ đồng (tương đương
3,1 tỷ USD), cao gấp gần 2,5 lần so với dự kiến trước đây trong quy hoạch của
Chính phủ (1,3 tỷ USD). Các đối tác nước ngoài đã từ chối việc đầu tư vào dự án
đường sắt khi cho rằng đó là trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam, vì ngoài việc
phục vụ chuyên chở alumina tuyến đường sắt còn phục vụ các mục đích kinh tế xã hội khác. Gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo tập đoàn TKV xây dựng phương án
thiết kế đường sắt đa mục tiêu, đồng nghĩa với việc sẽ phải bỏ tiền ngân sách hoặc
đi vay để đầu tư. Vấn đề này cần được tính toán, cân nhắc một cách thận trọng vì
lộ trình tuyến đường sắt đi qua là những nơi thưa, vắng dân cư, không có các cơ sở

kinh tế lớn nên hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội sẽ rất thấp. Ngoài ra, theo nghiên
cứu của TEDI, nếu khẩn trương xây dựng, thì tuyến đường sắt cũng chỉ có thể hoàn
thành và đưa vào vận hành năm 2017 (chưa kể những khả năng dẫn đến chậm trễ
do quá trình nghiên cứu và ra quyết định kéo dài, thiếu vốn trong quá trình thi
công). Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp có thể xây dụng được đường sát thì từ nay
Page 23 of 37


Page | 24

cho đến đó chúng ta sẽ vận chuyển alumin và các nguyên liệu bằng cách nào? Câu
trả lời duy nhất chỉ là: Vận chuyển bằng đường bộ.
- Với nhà máy alumin Nhân Cơ có thể vận chuyển theo đường 14, 13 và 51 ra
cảng biển Phú Mỹ với khoảng cách khoảng 305km, còn nhà máy Tân Rai sẽ vận
chuyển theo đường 20,28,55,714 và 712 có chiều dài 185km, hoặc vận chuyển ra
cảng Phú Mỹ theo đường 20 với chiều dài 295km. Do alumin là sản phẩm đặc biệt,
khi vận chuyển phải dùng xe chuyên dụng, không thể lợi dụng để vận chuyển hàng
đi, hàng về được. Với công suất 600.000 tấn alumin/nhà máy/năm, cùng với
nguyên vật liệu phải chuyển từ nơi khác đến (than, kiềm, dầu, vôi…) hàng năm mỗi
nhà máy sẽ phải huy động 120.000 chuyến xe chuyển sản phẩm alumin từ nhà máy
xuống cảng biển (loại 10 tấn/xe) và nguyên liệu theo chiều ngược lại. Cơ sở hạ tầng
trên các tuyến đường này vốn đã quá tải, khó có thể đáp ứng được nhu cầu này và
chắc chắn khả năng mở rộng thêm quy mô sản xuất hoặc các nhà máy sản xuất
alumin mới trên Tây Nguyên theo quy hoạch là điều hoàn toàn không khả thi. Chi
phí vận chuyển ra vào hàng năm của mỗi nhà máy tốn hàng chục triệu USD.
III.2. Vấn đề về năng lượng (điện)
Nhu cầu điện cho quá trình sản xuất alumin là không lớn, hơn nữa trong mỗi
nhà máy alumin đòi hỏi phải xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than để
dùng hơi nước cấp nhiệt cho dây chuyền công nghệ (như nhà máy alumin Nhân Cơ
dự kiến sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 30MW ở trong nhà máy). Vì thế,

việc cấp điện không có khó khăn.
Tuy nhiên, vấn đề điện sẽ trở nên nghiêm trọng khi sản xuất nhôm kim loại vì
quá trình này đòi hỏi tiêu hao năng lượng lớn. Trung bình để sản xuất một tấn
nhôm cần một lượng điện tương đương 13.500 - 14.000 KWh và phải là nguồn điện
giá rẻ. Trong bối cảnh thiếu năng lượng hiện nay của Việt Nam và thủy điện Đồng
Nai 5 chưa được khởi công thì việc điện phân nhôm trong giai đoạn này là không
khả thi, đặc biệt với mục tiêu sản xuất 0,2-0,4 triệu tấn nhôm/năm theo như quy
hoạch đề ra.
4. Các vấn đề về môi trường
Chương trình khai thác bauxit ở Tây Nguyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi
trường.
1.2. Nguy cơ cạn kiệt và xung đột sử dụng nước
Quá trình khai thác bauxit và chế biến alumin cần một lượng nước rất lớn,
trung bình để sản xuất 1 tấn alumin (bao gồm cả việc tuyển 2,5 tấn quặng tinh) cần
30m3 nước. Với hệ số tuần hoàn đạt 60% thì lượng nước cần bổ sung để sản xuất
mỗi tấn alumin là 12m3 . Nếu công suất alumin năm 2015 đạt 6 triệu tấn theo quy
hoạch, chúng ta cần 72 triệu m3 nước mỗi năm để sản xuất.
Page 24 of 37


Page | 25

Theo tính toán của các nhà thủy văn, lượng nước có thể thu gom ở trên Tây
Nguyên là rất lớn và hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, cần lưu ý
rằng do mực nước ngầm của Tây Nguyên hiện đã xuống rất thấp nên chỉ có thể sử
dụng phương án tích tụ nước mặt để sản xuất alumin. Trong khi mùa mưa Tây
Nguyên chỉ kéo dài khoảng 4-5 tháng và trên địa bàn Đăk Nông không có nhiều
sông suối có lưu lượng lớn nên việc xây dựng các hồ chứa nước lớn để sản xuất
alumin gặp rất nhiều khó khăn.
Tập đoàn TKV đang dự kiến bơm nước từ sông Đồng Nai lên để sử dụng cho

nhà máy Nhân Cơ, phương án này sẽ rất tốn kém vì phải bơm nối nhiều lần để vượt
qua độ chênh cao gần 400m và trên một quãng đường dài gần 40km. Nghiêm trọng
hơn nữa là việc xung đột về sử dụng nước tại chỗ giữa sản xuất alumin và các hoạt
động khác như thủy điện, tưới cây công nghiệp, nhu cầu dân sinh trên địa bàn Tây
Nguyên. Xung đột sử dụng nước giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Đặc biệt, thiếu
nước có thể gây thiệt hại rất lớn cho khu vực trọng điểm kinh tế Quốc gia là cụm
công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh hạ lưu sông Đồng Nai.
1.3. Hoàn thổ đất đai sau khai thác, nguy cơ xói mòn và suy thoái đất
Do đặc tính thân quặng mỏng và dàn trải nên quá trình khai thác bauxite sẽ
phải sử dụng một diện tích khai trường lớn. Chỉ riêng 2 nhà máy Nhân Cơ và Tân
Rai quá trình khai thác sẽ phải thu hồi và sử dụng khoảng 100 ha đất/nhà máy/năm.
Tổng diện tích khai trường của 2 nhà máy này ở giai đoạn I là 4.000 ha và sẽ lên tới
7.000-8.000 ha ở giai đoạn II. Đến năm 2015, nếu mỗi năm Việt Nam sản xuất 6
triệu tấn alumin, tương đương diện tích khai trường khoảng 1.000 ha/năm. Quy
trình hoàn thổ đất đai mà tập đoàn TKV đưa ra bao gồm 4 giai đoạn: (1) chuẩn bị
mặt bằng khai thác, (2) khai thác, (3) hoàn thổ đất, và (4) tái tạo lại thảm thực vật
tưởng sẽ vô cùng đơn giản, nhưng trên thực tế quy trình này không dễ dàng thực
hiện được bởi các lý do sau:
- Xói mòn, rửa trôi đất: Vùng Bảo Lộc và Đăk Nông có lượng mưa lớn (trung
bình từ 2200 - 2800mm/năm) nhưng lại chỉ phân bố trong 1 khoảng thời gian ngắn
của mùa mưa (tháng 5 - 9) nên cường độ mưa rất lớn trong mỗi trận mưa. Thông
thường hoạt động khai thác chỉ có thể tiến hành được trong mùa khô và hoàn thổ
trước mùa mưa. Tuy nhiên, khi đất được hoàn thổ trở lại các tính chất lý tính, kết
dính trong đất chưa thể phục hồi, cùng với việc thảm thực vật trên mặt đất đã bị
phát dọn trong quá trình khai thác khoáng sản nên nguy cơ xói mòn, rửa trôi đất
trong mùa mưa là vô cùng nghiêm trọng. Nước mưa mang theo đất đỏ sẽ đổ vào
sông, suối ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước sẽ chảy về vùng Đông
Nam bộ và các vùng hạ du khác
- Suy thoái đất: Ở một số vùng tại Đăk Nông lớp đất mặt trên tầng quặng
bauxite rất mỏng (thậm chí lộ thiên) sẽ không có đất để hoàn thổ. Còn ở những nơi

Page 25 of 37


×