Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục đạo đức và xây DỰNG nề nếp tốt TRONG lớp học ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.96 KB, 12 trang )

Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

"MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY

DỰNG NỀ NẾP TỐT TRONG LỚP HỌC Ở TRƯỜNG THCS"

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cơng tác dạy và học thì kết quả chất lượng học tập của học sinh luôn
được đánh giá cao. Và đây cũng là điều khơng những chỉ có nhà trường mà tất
cả phụ huynh học sinh quan tâm hàng đầu.
Nhưng do sự thay đổi và nhiều tác động xấu của một số thành phần trong
xã hội, dẫn đến đạo của học sinh và đặc biệt là học sinh THCS ngày càng suy
thối. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức của học sinh đang trở thành một
trong những nhiệm vụ hàng đầu, địi hỏi cần phải có sự kết hợp giữa gia đình,
nhà trường và xã hội.
Trong thực tế, nếu học sinh khơng có đạo đức tốt, khơng có ý thức trong
học tập thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn và khơng thể
đạt hiệu quả cao. Cho nên vấn đề giáo dục học sinh để có nề nếp tốt ở nhiều mặt
là một vấn đề khó khăn với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Bởi một
số giáo viên đến trường chỉ quan tâm tới vấn đề giảng dạy, chưa thực sự chú
trọng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh. Và đây lại là một nhiệm vụ mà tất cả
giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm.
Và tôi cũng là một trong những giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm chủ
nhiệm trong một số năm ít ỏi và cũng đã được đào tạo ở trường chuyên nghiệp.
Khi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ làm sao phải
tìm ra một phương pháp nào để giáo dục đạo đức và nề nếp trong giờ học của
học sinh đi lên. Nên tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giáo dục đạo đức và
xây dựng nề nếp tốt trong lớp học ở trường THCS”.


Trang 1


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.

Cơ sở lý luận

Học sinh THCS đang ở lứa tuổi khó dạy bảo, ở độ tuổi này học sinh thường
thích làm theo suy nghĩ của mình, thể hiện rằng mình đã khơn lớn. Vì vậy, nhà
trường là mơi trường giáo dục tồn diện nhất, là lực lượng giáo dục có hiệu quả,
hội tụ được rất nhiều yếu tố trong việc giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, thực tế
đã chứng tỏ vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức và nhân
cách của học sinh.
Là một giáo viên chủ nhiệm cần tích cực cơng tác bồi dưỡng thường xun,
nâng cao vai trị cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức và phối
hợp tồn diện quản lí học sinh, điều này đã được quy định tại khoản 2 điều 32 ở
thông tư số 12/2011 của Bộ GD & ĐT. Để giáo dục tồn diện cho học học sinh,
với vai trị là một giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện đúng và tốt vai trị của
mình, đã được quy định tại điều 31 ở thông tư số 12/2011 của Bộ GD & ĐT.
Nhưng đã có một thực trạng ln tồn tại cùng với sự phát triển xã hội ngày
nay, đó là các tệ nạn xã hội, đã làm đảo lộn và vẫn đục môi trường giáo dục, và
đã không thể ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách, lối sống của học sinh.
Cho nên cần được sự quan tâm của gia đình và xã hội, cùng kết hợp một cách
chặt chẽ với nhà trường để cùng giáo dục học sinh trong tình trạng như hiện nay.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài

2.1. Nội dung
Trong phạm vi đề tài của mình tơi chỉ đi sâu vào giải quyết 5 vấn đề:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp.
- Xây dựng tác phong tốt.
- Xây dựng nề nếp trong tiết học
- Xây dựng thái độ và đạo đức tốt.
- Xây dựng nề nếp ngoài trường.
Trang 2


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

2.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:
Là một giáo viên chủ nhiệm, điều đáng phải quan tâm đầu tiên đó là làm
sao để xây dựng được đội ngũ cán bộ nồng cốt của lớp. Bởi nề nếp lớp có đi lên
hay khơng phụ thuộc vào phần lớn đội ngũ cán bộ này. Chính vì vậy, giáo viên
phải biết cách nhìn vào tác phong và tư cách của học sinh để chọn ra đội ngũ
phù hợp, từ đó dựa vào năng lực quản lí của từng học sinh, để phân cơng và giao
nhiệm vụ cho phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Trong một lớp có rất nhiều nhiệm vụ để phân cơng cho học sinh, trong quá
trình giao nhiệm vụ thì giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết được cơng việc
cần làm ở mỗi vị trí được giao.
Đối với lớp trưởng là người chịu trách nhiệm điều hành quản lí mọi hoạt
động chung của lớp. Bao gồm các hoạt động học tập, rèn luyện, các phong trào
theo quy định của nhà trường. Thay mặt giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp, chủ trì
các hoạt động ngồi giờ, các tiết tự quản,…. Ghi nhận lại trường hợp sai phạm
để báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm hàng tuần.

Đối với các lớp phó, đặc biệt là lớp phó học tập có nhiệm vụ đôn đốc và
kiểm tra các thành viên học tập, ghi nhận và báo cáo nề nếp lớp trong giờ học,
kết hợp với lớp trưởng thực hiện các phong trào, có kế hoạch phân công cụ thể
các thành viên trong lớp thực hiện.
Đối với các tổ trưởng cần nắm rõ đặc điểm các thành viên trong tổ mình,
theo dõi cụ thể mọi hoạt động từng thành viên trong tổ, ghi nhận vào sổ theo
dõi, báo cáo hàng tuần cho giáo viên để có kế hoạch khen thưởng kỉ luật kịp
thời.
Đội ngũ cán bộ lớp cần kết hợp chặt chẽ và lập danh sách những học sinh
có hồn cảnh khó khăn và vượt khó, báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm. Sau đó
tìm ra những giải pháp đơn đốc, động viên và giúp đỡ các bạn trong mọi lĩnh
vực.
Trang 3


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt rõ với đội ngũ cán bộ lớp, cần phải
hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, khơng bao che, bảo vệ những hành vi sai
phạm, làm việc công bằng và khách quan. Đồng thời, không ngừng rèn luyện
hằng ngày về năng lực quản lí cho cán bộ lớp về cách theo dõi, đánh giá và có
cái nhìn tổng quan các thành viên trong lớp.
Ví dụ: Trong tiết học thể dục, còn mười phút nữa là hết giờ. Nhưng có hai
bạn nam trốn ra căn tin uống nước. Vì lần đầu nên thầy giáo khơng ghi sổ đầu
bài, nên yêu cầu cán bộ lớp báo cáo sự việc này cho giáo viên chủ nhiệm để
nhắc nhở thêm. Nhưng cán bộ lớp đã bao che, không báo lại cho giáo viên.
Trường hợp này, giáo viên cần phân tích rõ một số vấn đề cho học sinh
hiểu, đặc biệt là cán bộ lớp. Thứ nhất, trong tiết học, khi không được sự đồng ý

của giáo viên mà chúng ta tự ý trốn ra ngồi là một hành động khơng đúng, điều
đó thể hiện chúng ta chưa ngoan. Thứ hai, thầy giáo đã nhắc nhở cán bộ lớp báo
lại cho cô chủ nhiệm, nhưng lại bao che. Hành động này thể hiện một điều, cán
bộ lớp lại một lần nữa tiếp tay cho hành vi sai phạm của các bạn, và đồng nghĩa
với việc chúng ta cũng chưa tốt. Yêu cầu cán bộ lớp xem lại hành động của
mình lần này, và không để tiếp diễn lại lần nào nữa.
Những lời nói tuy nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa sâu xa, sẽ lắng đọng trong
mọi suy nghĩ của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ rút ra những gì cịn sai trái và sữa
đổi, đặc biệt với trách nhiệm là cán bộ lớp được sự tín nhiệm của cả tập thể lớp,
và sự tin tưởng của giáo viên chủ nhiệm. Gánh trên mình trách nhiệm rất quan
trọng. Nên cần phải có hành vi và thái độ đúng đắn để không phụ lòng tất cả các
bạn.
2.2.2. Xây dựng tác phong tốt
Tác phong của học sinh có thể đánh giá và nói lên rất nhiều về đạo đức
của học sinh đó. Một học sinh ngoan, đạo đức tốt thì sẽ có một tác phong theo
đúng nghĩa của nó và ngược lại, nếu một học sinh có tác phong khơng tốt, khơng
nghiêm túc thì điều đó cũng có nghĩa cần phải xem lại đạo đức của học sinh này.

Trang 4


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

Chính vì vậy, trường học nào cũng có nội quy riêng của trường đó, và yêu cầu
tất cả các học sinh phải thực hiện đúng và nghiêm túc.
Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm là người hướng dẫn cho học sinh
thực hiện nội quy của trường, lớp. Trong đó, nói rõ tác phong của một học sinh
khi bước vào trường.

Ví dụ: Ở lớp 8.4 có một học sinh A rất ngang bướng, khó bảo và thường
xuyên vi phạm nội quy của trường, điển hình là mang đồng phục sai quy định,
khơng bao giờ chịu đóng thùng quần áo gọn gàng, đầu tóc thì nhuộm vàng.
Ở trường hợp này, có thể những lời nói nhẹ nhàng hoặc những hình thức kĩ
luật nghiêm khắc, ắt hẳn khó có thể thay đổi bản chất của một học sinh như vậy.
Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên gặp gỡ, nhắc nhở, theo dõi những
học sinh của mình, thì ít nhiều gì cũng hiểu được tâm sinh lí của từng đối tượng
học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Đối với những học sinh có tính cách
khó bảo, ương ngạnh thì giáo viên cần cho học sinh nhìn thấu được vấn đề. Có
thể, lấy những ví dụ, những gương điển hình về những hành động sai trái đó, để
cho học sinh tự soi lại bản thân, nhìn thấu điều đó.
Để làm được, giáo viên có thể cho học sinh quan sát những hình ảnh hoặc
trực tiếp nhìn thấy những hành vi tương tự, rồi đặt ra nhiều câu hỏi và hỏi liên
tiếp để xem học sinh đó sẽ trả lời như thế nào?
- Em thấy những hình ảnh này như
thế nào? Có giống với hình ảnh hằng
ngày em vẫn đến trường hay không?
- Em thấy hình ảnh đó đẹp hay xấu?
Nên hay khơng nên?
- Nhìn vào hình ảnh này, theo em người ta sẽ đánh giá điều gì?
- Em nghĩ sao, nếu tất cả học sinh trong trường này đều giống như những
học sinh này?

Trang 5


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân


Tiếp sau đó, giáo viên có thể đưa lên
những hình ảnh trái ngược với những hình
ảnh ở trên, rồi đặt một số câu hỏi liên quan.
- Em thấy hình ảnh này có khác ở trên
không?
- Các bạn mang trang phục như vậy
thấy đẹp hay xấu?
- Trong mắt em bây giờ, em đánh giá sao khi nhìn thấy các bạn mang trên
mình bộ đồng phục như vậy?
- Và cuối cùng, em hiểu được ý nghĩa tại sao cơ lại cho em xem những hình
ảnh này hay không?
Chỉ bằng những câu hỏi đơn giản, những hình ảnh thiết thực, nhưng có thể
sẽ lắng đọng mãi trong mọi suy nghĩ đến nhận thức của học sinh. Một vấn đề sẽ
giải quyết được khi các em nhận thức được mình làm sai, điều mình làm là
khơng tốt, những gì mình được dạy dỗ là để mình tốt, muốn mình ngoan, cho
nên mình cần phải thay đổi.
Bởi khơng có ai có thể thay đổi hay áp đặt bất kì vấn đề gì vào trong suy
nghĩ của các em. Mà hãy để chính các em nhận ra và tự thay đổi những gì chưa
đúng.
Giáo viên cũng khơng qn việc là phải nhắc nhở nề nếp tác phong hàng
ngày cho học sinh nghe, ghi nhớ, thực hiện mỗi ngày đến trường.
Yêu cầu của một học sinh có đạo đức tốt, cần phải có tác phong đúng mực.
Bước vào cổng trường cần thực hiện đúng đồng phục trường quy định.
-

Mang đồng phục đúng quy định, đóng thùng gọn gàng.

- Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ; khơng để móng tay, chân. Lưu ý với học sinh
khơng nhuộm tóc, móng tay, móng chân.
- Biết cách vệ sinh cá nhân

Trang 6


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

- Biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Khơng ăn q uống nước vứt bừa
bãi.
- Biết phê phán những hành vi xấu.
2.2.3. Xây dựng nề nếp trong tiết học
Giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người bạn thân thiết của
học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là người giữ vai trò quan trọng trong việc
định hướng phát triển nhân cách của các em. Bên cạnh đó giáo viên cần theo
dõi, kề cận với học sinh của mình. Giáo viên chủ nhiệm phải nắm kịp thời suy
nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Để học sinh có cơ hội bày tỏ những băn
khoăn, thắc mắc, những khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết kiên trì, bình tĩnh, kiềm chế và mền mỏng
chia sẽ với học sinh, để trở thành điểm tựa tinh thần đáng tinh cậy cho các em.
Giáo viên nói rõ, nhiệm vụ quan trọng nhất của một học sinh khi tới
trường là học tập. Chính vì vậy, cần có thái độ học tập đúng đắn. Để làm được
điều này, cần hướng cho học sinh những điều tối thiểu ngay từ phút đầu tiên
đánh trống vào lớp. Bắt đầu xếp hàng vào sinh hoạt đầu giờ, lớp trưởng theo dõi
quá trình các thành viên xếp hàng ngay ngắn, nghiêm túc; những hành vi sai
phạm sẽ ghi nhận và báo cáo cuối tuần. Sinh hoạt đầu giờ là điều rất quan trọng
để bắt đầu bước vào tiết học mới. Thời gian sinh hoạt, cán bộ lớp ghi nhận quá
trình hoạt động của lớp. Khi bước vào các tiết học, cần tập trung nghe giảng,
tích cực xây dựng bài, thực hiện đúng mọi yêu cầu của giáo viên.

Trong giờ


học tuyệt đối nghiêm túc, không trao đổi, làm việc riêng, mất trật tự trong giờ.
Sau mỗi buổi học, về nhà cần xem và học lại nội dung kiến thức, làm những bài
tập liên quan, theo u cầu của giáo viên bộ mơn.
Ngồi ra, biết giữ gìn, bảo quản tốt cơ sở vật chất, biết cách sử dụng tốt
những đồ dùng, dụng cụ học tập. Chuẩn bị túi đựng bài kiểm tra, lưu trữ cẩn
thận.

Trang 7


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

2.2.4. Xây dựng thái độ và đạo đức tốt
Ở phần này, cần phải hướng cho học sinh biết những điều tốt, tránh xa
những điều xấu.
Lễ phép với mọi người. Biết chào hỏi thầy cô và người lớn tuổi.
Khi làm những việc sai trái, cần phải tự nhận ra được điều đó hoặc sau khi
được sự phân tích của giáo viên chủ nhiệm, và xin lỗi cho những hành động sai
mà mình đã gây ra.
Ví dụ: Trong tiết học lịch sử, thời điểm gần cuối giờ, có một học sinh có
thái độ vơ lễ với giáo viên, và đã bị ghi nhận vào sổ đầu bài.
Trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh trình bày lại
nguyên nhân bị ghi nhận trong sổ đầu bài. Tiếp theo đó là yêu cầu đại diện cán
bộ lớp xác minh lại sự thật. Nếu đúng như những gì giáo viên bộ mơn ghi nhận,
thì điều cần làm ở đây, giáo viên phải giáo dục và chỉ rõ sự sai trái của học sinh,
sau khi phân tích, học sinh đã nhận ra được hành động sai trái của mình, thì yêu
cầu đầu tiên học sinh phải thực hiện tới tiết của giáo viên bộ môn này phải lên

xin lỗi giáo viên trước lớp về những hành động của mình, và lời hứa cho những
hành động ấy.
Giáo viên nói thêm, lối ứng xử và cách giao tiếp cũng rất quan trọng,
biết xin lỗi khi mắc sai phạm, biết cách cảm ơn khi nhận quà và khi người khác
giúp đỡ mình. Tuyệt đối khơng nói tục, chửi thề hay đánh nhau ở trong và ngoài
nhà trường. Biết làm điều tốt, giúp đỡ những người xung quanh trong phạm vi
khả năng của mình.
Thẳng thắn, trung thực, thật thà trong mọi tình huống. Khơng quay
cóp, gian lận trong thi cử. Nhặt được của rơi phải tìm người trả lại, hoặc đưa về
bộ phận đoàn đội hay giáo viên chủ nhiệm của mình để tìm cách trao trả lại cho
người bị mất. Biết giữ gìn, bảo quản cơ sở vật chất của trường, thực hiện nghiêm
túc các quy định của trường, lớp.

Trang 8


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

2.2.5. Xây dựng nề nếp ngoài trường
Từ trước tới nay, vấn đề quản lí học sinh ngồi trường rất khó khăn.
Chính vì vậy, cần phải quán triệt những hành động không đúng ngay từ đầu.
Tan trường về thẳng nhà, không tụ tập, đặc biệt là ngay trước cổng
trường, để tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc.
Bởi thói quen của học sinh khi tan trường là tụ tập ngay trước cổng
trường hoặc những nơi lân cận, để la cà vào các quán ăn vặt, tụ tập những nơi
đơng vui, đặc biệt là khi có xảy ra tình trạng đánh nhau.
Ví dụ: Một học sinh học rất tốt,tong lớp khơng vi phạm lỗi gì, nhưng lại có
thói quen la cà trước cổng vào những lúc tan trường, và có liên quan tới một

cuộc đánh nhau ngay trước cổng.
Trong trường hợp này, giáo viên không nên vội phán xét về đạo đức hay
trách phạt học sinh. Cần tìm hiểu ngun nhân rõ ràng. Sau đó có biện pháp xử
lí phù hợp, răn đe cho những trường hợp tương tự. Và giáo dục thêm cho học
sinh hiểu, việc đứng trước công trường tụ tập cùng đám bạn xấu là điều không
nên; là một học sinh ngoan học giỏi thì cần có thái độ và hành động đúng đắn
hơn nữa.
Mơi trường ở ngồi hội tụ đầy đủ các thành phần, trong khi nhận thức và
sự hiêu biết của các em còn hạn chế. Và nếu như sự quan tâm chưa đến của gia
đình và sự thả lỏng của nhà trường thì ắt hẳn mối nguy hại tới các em càng cao.
Sự cám dỗ ở ngoài sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và lối sống của các em rất dễ và
nhanh chóng.
Những mối nguy hại ấy có thể đánh cắp nhận thức và lí trí của các em
khi nào khơng hay. Từ một cậu học trị ngoan hiền, chịu khó và ln vươn lên
trong học tập, nhưng do nhiều yếu tố như hồn cảnh, mơi trường,... đã biến em
trở thành một con người khác từ lúc nào không ai biết.
Chính vì lẽ đó, khơng thể thiếu sự răn dạy và nhắc nhở của giáo viên
hằng ngày đối với các em. Và hãy lấy những tấm gương trước mắt các em, để
Trang 9


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

giáo dục một cách có hiệu quả. Từ đó, các em sẽ nhận ra được bài học kinh
nghiệm cho bản thân.
Và còn một điều khơng kém phần quan trọng, đó là giáo viên không quên
nhắc nhở các em hãy để xe đạp trong trường, khơng nên để ở ngồi, tránh tình
trạng dễ dàng cúp tiết, trốn học, tụ tập và đi theo đám bạn xấu. Và ở tuổi này,

không được đi học bằng phương tiện xe máy; nếu đi xe đạp điện cần phải đội
nón bảo hiểm; khơng đi hàng ba, hàng bốn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả thực tế chất lượng của lớp 8.4 ( sĩ số 33 học sinh) về công tác chủ
nhiệm lớp trước và sau khi áp dụng đề tài năm học 2015-2016 như sau:
Thời

Học lực

Hạnh kiểm

Xếp

điểm

Đầu

loại
Giỏi

Khá

Tb

Yếu

Kém Tốt

Khá


Tb

Yếu

2

9

18

4

0

23

8

2

0

8

3

11

18


0

0

26

7

0

0

3

năm
Cuối
năm
Kết quả này được thể hiện cụ thể ở dạng biểu đồ như sau:

Trên đây là kết quả đạt được trong năm gần đây, đặc điểm của lớp về
học lực tương đối khá, nhưng nề nếp chưa được tốt. Song bản thân là một giáo
Trang 10


Trường THCS Vĩnh Tân

GV: Võ Thị Hạnh Nhân

viên nhận chủ nhiệm lớp như vậy, tôi cũng đã cố gắng học hỏi kinh nghiệm, để
gặt hái được những kết quả ở trên. Kết quả này được đánh giá ở giáo viên bộ

mơn, ở đội sao đỏ, bộ phân đồn đội của nhà trường
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất:
Khi áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm, thực sự thấy được kết quả
của việc làm này. Nhưng là một giáo viên chủ nhiệm có rất nhiều cơng việc cần
phải hồn thành trong q trình nhận nhiệm vụ. Chính vì thế, càng đặt nặng vai
trị của người chủ nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Để rèn luyện nề nếp, đạo đức tốt, giáo viên cần quán triệt ngay từ đầu,
thường xuyên răn đe, nhắc nhở ngay ngày đầu tiên nhận lớp. Hình thành cho học
sinh một thói quen tốt, những hành động đúng ngay từ đầu.
Giáo viên cũng cần tìm tịi và học hỏi kinh nghiệm của những người có
kinh nghiệm trong chủ nhiệm, từ đó đúc rút ra cho bản thân, biết cách áp dụng
vào thực tế lớp mình sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, cũng mong ban ngành quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn cho những
giáo viên chủ nhiệm, đặc biệt đối với những giáo viên nhận lớp chủ nhiệm có
kết quả học lực yếu và quậy phá nhưng rồi đã đưa lớp đi lên về mọi mặt.
2. Khuyến nghị khả năng áp dụng:
Với tuổi nghề ít ỏi và ít kinh nghiệm nhưng tơi ln cố gắng hồn thiện
khả năng của bản thân. Và mong rằng với sáng kiến này sẽ áp dụng tốt trong
mọi khối lớp tôi chủ nhiệm.
Đây là lần đầu làm sáng kiến dành cho giáo viên chủ nhiệm, nhưng tôi đã
mạnh viết lên đề tài này, rất mong được sự góp ý của tất cả các đồng nghiệp.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường THCS – Bộ GD & ĐT
Trang 11


Trường THCS Vĩnh Tân


GV: Võ Thị Hạnh Nhân

2. Tâm lí đại cương – Hà nội 1995 – Nguyễn Công Uẩn
3. Tìm hiểu một số kiến thức liên quan tới cơng tác chủ nhiệm, tâm lí
của học sinh trên các trang mạng, báo chí, sách,....

Trang 12



×