Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Bộ đề thi HSG văn 9 Hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.02 KB, 88 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS 2 TT THANH BA
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH
GIỎI LỚP 9 (Lần 1)
NĂM HỌC 2014 -2015
Môn: Ngữ văn
(Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm)
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“ Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2(6,0 điểm)
Khi nói về quê hương, Đỗ Trung Quân cho rằng:
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.”
(Quê hương)
Những dòng thơ trên đã gợi cho em suy nghĩ gì về quê hương, nơi em đã sinh ra và gắn bó?
Câu 3 (12 điểm):
Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng mà
em đã học. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Chiếc lược ngà” là bài ca bất tử về tình cảm
cha con của người lính trong chiến tranh .

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1 (2,0 điểm)
* Yêu cầu về nội dung: Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ:


- Xác định phép tu từ: 0,5 điểm
+ So sánh tiếng đàn với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng mưa.
+ Phép đối: Câu 1 với câu 2: trong như- đục như
Câu 3 với câu 4: khoan như- mau như
Câu 5: khi tỏ- khi mờ.
+ liệt kê: Tiếng đàn : Trong, đục, mau, khoan
Ngọn đèn: khi tỏ, khi mờ
- Phân tích tác dụng : 1điểm
- So sánh liệt kê tiếng đàn với âm thanh của tự nhiên để miêu tả âm thanh tiếng đàn của nàng
Kiều vừa cụ thể vừa gợi cảm, vừa hài hoà vớí cung bậc khác nhau: cao, thấp, trầm, bổng. Tiếng đàn khi
thì trong sáng, khi thì vút cao, khi lại trầm lắng da diết, có lúc bay bổng, nhẹ nhàng, cuối cùng vội
vàng, gấp gáp.
- Sử dụng các biện pháp tu từ khi miêu tả tiếng đàn khiến người đọc hình dung được cụ thể âm
thanh ấy, vừa thấy được bao cảm xúc nỗi niềm của người gảy đàn: Thuý Kiều. Đồng thời cũng thấy
được tác động của âm thanh tiếng đàn đến những vật vô tri: ngọn đền, đến người nghe: Kim Trọng.
- Nghệ thuật miêu tả âm thanh tài tình của Nguyễn Du giúp người đọc người nghe cảm nhận
được sự say đắm, huyền diệu, mê hoặc lòng người trong tiếng đàn của nàng Kiều, thấy được cái tài, cái
tình của người con gái họ Vương.
* Yêu cầu về hình thức: 0,5 điểm
Viết thành đoạn văn ngắn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lối về dùng từ và đặt câu.
Câu 2(6,0 điểm)
* Yêu cầu chung:


HS hiểu đề, viết sát chủ đề đã nêu.
Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ.
Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
* Yêu cầu cụ thể:
- Về nội dung : 5 điểm
+ Quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân : 2 điểm

- Câu thơ nằm trong thi phẩm viết về quê hương. Trong thi phẩm ấy, nhà thơ gợi ra những cách
hiểu về quê hương.
- Cách so sánh độc đáo, thú vị : quê hương và mẹ.Ý ngĩa của cách so sánh ấy là để khẳng định
quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là sự
sống tinh thần, tâm hốn.
Qua lối so sánh khẳng định để nêu bật tình cảm với quê hương. Quê hương là điều quý giá vô
ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở
thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của
con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi
dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với
quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
- Gợi mở một cách sống, cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết
yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con
người không được làm người một cách trọn vẹn.
+ Suy nghĩ của bản thân: 3 điểm
- Quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người...
- Mỗi người không được quên đi nguồn cội, gốc gác, quê hương. Dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ
luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về cội nguồn yêu thương.
Nuôi dưỡng tình cảm với quê hương có nghĩa là nuôi dưỡng tâm hồn, để con người được làm
người theo nghĩa đầy đủ nhất.
- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương
song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất
cả những gì thuộc về Tổ quốc.
- Có thái độ phê phán trước những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương : chê quê
hương nghèo khó, lạc hậu ; làm thay đổi một cách tiêu cực dáng vẻ quê hương mình...
- Trách nhiệm xây dựng quê hương.
- Về hình thức: 1điểm
.Bài viết có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ.
Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng. Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
Câu 3 (12 điểm):

* Yêu cầu chung:
- Xác định được vấn đề nghị luận: “ Chiếc lược ngà” là bài ca bất tử về tình cảm cha con của
người lính trong chiến tranh
- Vận dụng kiến thức văn học , TLV để làm sáng tỏ vấn đề.
- Biết cách làm một bài văn nghị luận có bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày ý mạch lạc, rõ ràng
* Yêu cầu cụ thể:
1.Giới thiệu tác giả tác phẩm; Nêu vấn đề nghị luận(1điểm)
2. Giải thích chứng minh làm rõ nhận định: 10 điểm
1. Khái quát: 1 điểm
- Giải thích nhận định: “ Bài ca bất tử”: bài hát đặc sắc sống mãi với thời gian.
- Chiếc lược ngà” là tác phẩm ca ngợi tình cha con rất cảm động của người lính trong chiến
tranh, là tác phẩm để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc hôm nay và mãi về sau.
2. Phân tích, chứng minh( 8 điểm): Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở.
Tác phẩm đã thể hiện:
a/ Tình yêu mãnh liệt của bé Thu dành cho cha: 4 điểm
- Thái độ xa cách, lạnh nhạt, ương bướng kiên quyết không nhận ông Sáu là cha.
- Ân hận sau khi nghe bà ngoại giải thích.
- Yêu thương cha mãnh liệt ( lúc chia tay).
(Phân tích dẫn chứng).


b/ Tình thương vô bờ bến của ông Sáu dành cho con: 4 điểm
- Nhớ con, mừng rỡ khi vừa gặp lại con.
- Quan tâm chăm sóc con; buồn, đau khổ khi bị con từ chối; hạnh phúc, sung sướng khi được
con gọi tiếng “ba”.
- Ân hận, day dứt dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà cho con; nhờ trao lại kỉ vật
cho con trước khi hi sinh.
3. Tổng hợp lại: 1 điểm
- Khẳng định tình cảm cao đẹp của cha con ông Sáu, tình cảm ấy là bài ca bất tử cùng năm

tháng.
- Những thành công về NT, tình cảm của nhà văn.
- Liên hệ tới một số tác phẩm khác có cùng chủ đề.
* Khẳng định lời nhận định trên đánh giá rất chính xác giá trị tư tưởng của tác phẩm.
Liên hệ: trân trọng tình cảm gia đình hiện có.( 1điểm)

PHÒNG GD& ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS 2 TT THANH BA

ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn : Ngữ văn lớp 9

Thời gian thi: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3,0 điểm)
Phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa
( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)
Câu 2 ( 6,0 điểm)
“Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn
đứng trong đêm” . (R. Ta - gor)
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (12,0 điểm)
Bàn về văn chương, nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “ Văn chương
gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
(Trích Ý nghĩa văn chương- SGK Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ ý kiến

trên.
---------------------Hết-----------------------

Họ và tên thí sinh.............................................................SBD..............


( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN
I. Hướng dẫn chung:
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm
ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo.
3. Việc chi tiết hoá điểm số( nếu có) của các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
mỗi phần và phải được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,25 điểm
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức :
- Viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn, bố cục rõ ràng.
- Diễn đạt mạch lạc.
2. Yêu cầu về nội dung: HS cần chỉ ra và phân tích được hiệu quả các biện pháp nghệ thuật
trong đoạn thơ với những ý cơ bản sau:
- Nghệ thuật đảo ngữ, ẩn dụ: "rối ren tay bí tay bầu" gợi tả công việc nhiều, không lúc nào ngơi
chân ngơi tay -> Toát lên sự đảm đang, chịu thương chịu khó, tần tảo của người mẹ.
( 1,0 điểm)
- Những hình ảnh quen thuộc, giàu sức gợi tả : không có yếm đào, nón mê, váy nhuộm bùn, áo
nhuộm nâu -> gợi tả chân thực hình ảnh người mẹ nông thôn nghèo bình dị, lam lũ, vất vả, quê
mùa...
( 0,5 điểm)

- Nghệ thuật đối lập:
yếm đào > < váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu
nón mê > < nón quai thao
-> Gợi hình ảnh người mẹ với cuộc sống đầy nhọc nhằn, gian khổ nhưng chịu thương chịu khó
và giàu đức hi sinh.
( 1,0 điểm)
- Giọng thơ ngậm ngùi, xót xa, vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát ( chỉ viết hoa chữ cái ở đầu
khổ thơ) góp phần diễn tả cảm xúc liền mạch. Đó là cảm xúc của người con đã trưởng thành thấm thía
về công lao của mẹ sau những mất mát ...
( 0,5 điểm)
Câu 2(5,0 điểm):
* Yêu cầu về hình thức và kĩ năng :
- Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu
tính biểu cảm và sức thuyết phục.
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề
đặt ra trong đề bài.
1. Giải thích về nội dung ý nghĩa của câu nói: (1,0 điểm)
a. Giải thích nghĩa đen ( 0,5 điểm): ánh sáng của ngọn đèn giúp soi rõ mọi vật, tỏa ánh sáng
bóng đêm. Nhưng để có được ánh sáng đó phải có người làm ra ngọn đèn và người cầm đèn soi sáng
trong đêm .
b. Ý nghĩa biểu tượng (0,5 điểm):
- Hình ảnh ngọn đèn, ánh sáng của ngọn đèn chỉ những thành quả tốt đẹp do cuộc đời mang lại.
- Người cầm đèn tượng trưng cho những đóng góp, những hy sinh lặng thầm, bền bỉ.
-> Ý nghĩa của câu nói : Nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành quả đang có,
biết tri ân những người làm ra nó và đặc biệt là phải hiểu, tri ân trước những hi sinh âm thầm, khó thấy.
2. Bàn luận về ý kiến: (2,5 điểm)
Thí sinh được tự do nêu những ý kiến của mình nhưng cần trình bày được các ý cơ bản sau:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.
- Trong tự nhiên, xã hội không có sự vật, hiện tượng nào là khong có nguồn gốc. Trong cuộc

sống không có thành quả nào là không có công lao của một ai đó tạo nên. Khi được hưởng phải biết
nhớ ơn và đền ơn những người đó đồng thời thấu hiểu những khó khăn nhọc nhằn...để tạo ra thành
quả. ( Dẫn chứng)


- Lòng biết ơn giúp ta sống đẹp, nhân ái biết quan tâm, thấu hiểu những người ở quanh ta, biết
đống góp tạo ra một tập thể xã hội đoàn kết, thân ái. ( Dẫn chứng)
- Nếu thiếu lòng biết ơn và hành động đền ơn con người sẽ trở nên ích kỉ vô trách nhiệm. ( Dẫn
chứng)
3. Mở rộng, nâng cao (1,0 điểm)
- Lối sống biết đền ơn, đáp nghĩa là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Khẳng định ý nghĩa, tác dụng của lối sống đền ơn, đáp nghĩa trong cuộc sống con người.
- Cần biết phê phán lối sống vô tình, bội bạc.
4. Bài học nhận thức và hành động ( 0,5 điểm)
- Lòng biết ơn vô cùng quan trọng đối với con người.
- Phải biết đền ơn, đáp nghĩa bằng những việc làm cụ thể.
Câu 3 (12,0 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- HS làm được bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có gắn với một nhận định, xác định đúng
luận điểm, có khả năng phân tích- bình DC.
- Trình bày bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có chất văn, ít mắc lỗi.
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Giới thiệu bài thơ Bếp lửa và nêu ý kiến (1,0 điểm)
b. Giải thích nhận định và khái quát chung ( 1,5 điểm)
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: tức là khẳng định các tác phẩm văn
chương có khả năng khơi gợi những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
-Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp
tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
=>Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: Khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận
văn chương: Đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục

và thẩm mĩ của văn chương đối với con người.
- Hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ: Viết 1963 khi tác giả đang du học ở Liên xô (cũ), nơi lạnh
giá xứ người, xa quê hương, xa người bà -> bài thơ đã khơi gợi nỗi nhớ thương về quê hương, về bếp
lửa ấm nồng cùng với hình ảnh bà yêu dấu.
- Khẳng định: Bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình cảm gia đình (tình bà cháu thiêng liêng,
sâu nặng), tình yêu thương con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi con người. Bài thơ là
minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.
c. Phân tích, chứng minh: (7,0 điểm)
* Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc
qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của
nhân vật trữ tình( 3,0 điểm)
- Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.
+ Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: Kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám
năm sống bên bà; kỉ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hổi tưởng đó luôn có hình ảnh
bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (Phân tích- chứng minh)
+ Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu
tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà. (Phân tích – chứng minh)
- Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía cuộc đời bà vất vả, gian khổ, tần tảo, chịu thương chịu
khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng (Phân tích – Chứng minh)
+ Cháu tâm nguyện: luôn trân trọng, nhớ bà, biết ơn bà (Phân tích – Chứng minh)
+ Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng
liêng: Bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
* Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài hòa trong tình yêu quê
hương đất nước qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước, dân tộc, nhân dân mình.( 2,5
điểm)
- Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước: Mỗi
kỉ niệm của cháu với bà gắn với những thời kì lịch sử khó quên của đất nước, dân tộc; gắn với tình làng
nghĩa xóm (Phân tích- chứng minh)
- Người cháu nhớ về bà, biết ơn bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu nhân dân, đất nước, dân tộc
mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng của quê hương, xứ sở.(phân tích- chứng minh)



* Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người
đọc với bài thơ.(2,0 điểm)
- Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ bếp lửa đã khơi dậy trong lòng mỗi
người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của
tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc. Điều đó chứng
minh nhận định của Hoài Thanh là đúng đắn.
- Bài thơ nhận được sự đồng cảm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu tâm hồn với tác
giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò
quan trọng và chức năng của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ,
d. Đánh giá, mở rộng: (1,5điểm)
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà sâu sắc, sử dụng
hổi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc
động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương; minh chứng cho
những tác dụng to lớn của văn chương: Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến
chân, thiện, mỹ.
- Liên hệ đến các tác phẩm ngợi ca tình cảm gia đình: Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)…
e. Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ ( 1,0 điểm)
- Là lời nhắc nhở mỗi con người luôn biết trân trọng, giữ gìn những tình cảm trong sáng, đẹp
đẽ.
- Liên hệ nhận thức và hành động của bản thân.
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những
yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng
câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm.

PHÒNG GD VÀ ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA


ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ văn lớp 9

Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1(3,0 điểm)
Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích sau:
“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con
làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”
... “Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.”
(Trích “Làng”, Kim Lân)
Câu 2 (5,0 điểm):
“Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” là một thông điệp đầy ý nghĩa đối với cuộc
sống của mỗi chúng ta.
Dùng câu văn trên làm câu chủ đề, em hãy viết tiếp để thành một đoạn văn
hoàn chỉnh (khoảng 10 đến 12 câu) theo lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
Câu 3. (12,0 điểm):
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"


Em hiểu như thế nào về chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến trong câu thơ
trên ? Hãy làm rõ cái "Tâm" của Nguyễn Du qua các đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, “
Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 - ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có
thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng
rõ,...
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1(3,0 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
- “nước mắt ông lão cứ giàn ra” thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi nhục vì nghe tin
làng ông làm Việt gian theo Tây, vì nghĩ các con còn nhỏ rồi đây phải chịu cảnh rẻ rúng
hắt hủi của mọi người. Đó là giọt nước mắt của lòng tự trọng, của tình thương con và
tình yêu làng tha thiết. (0,75 điểm)
- “nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng”: vì xúc động, vì hạnh phúc khi nghe
con trả lời ủng hộ Cụ Hồ. Đứa con nhỏ đã nói hộ tiếng lòng của ông, một người thủy
chung với kháng chiến, luôn biết ơn Cụ Hồ. Đó là giọt nước mắt của niềm vui và tự hào.
(0,75 điểm)
- Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của con người luôn nặng lòng với quê
hương, Cụ Hồ, kháng chiến và là biểu hiện đẹp đẽ của phẩm cách làm người ở người
nông dân trong kháng chiến chống Pháp.(0,75 điểm)
- Những giọt nước mắt của ông Hai là chi tiết nghệ thuật độc đáo, được miêu tả
tinh tế, bộc lộ chiều sâu nội tâm của nhân vật. Qua đó, Kim Lân thể hiện thái độ trân

trọng phẩm giá của con người.(0,75 điểm)
Câu 2 (5,0 điểm):
* Yêu cầu chung:
- Hình thức: Viết thành đoạn văn Tổng – Phân – Hợp cho sẵn câu chủ đề,
đảm bảo số câu (từ 10 đến 12 câu).
- Nội dung: Bàn bạc, phân tích về vai trò, ý nghĩa của khát vọng đối với
cuộc sống của mỗi con người.
* Yêu cầu cụ thể: đảm bảo các ý sau:
a. Giải thích: (0,5 đ)
Khát vọng là mong ước thiết tha đạt được những điều tốt đẹp mà mình đề ra và
vươn tới trong cuộc sống


“Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng” là một lời khuyên hãy đừng bỏ cuộc hay
đầu hàng việc thực hiện một mong ước nào đó khi gặp những khó khăn, trở ngại.
b. Bàn bạc, đánh giá: (4,0 đ)
- Khẳng định: đó là một lời khuyên đúng đắn và bổ ích.
- Vai trò, ý nghĩa của khát vọng:
+ Khát vọng chính là ngọn lửa nung nấu ý chí, lòng quyết tâm, là
nguồn động lực thúc đẩy con người luôn tiến bước vượt qua mọi khó khăn, thách thức,
là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực
này được thể hiện qua những hoạt động không ngơi nghỉ, để con người không bao giờ từ
bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh.
+ Khát vọng giúp ta đứng dậy, tiếp tục bước đi mỗi khi ta có ý nghĩ bỏ
cuộc hay đầu hàng. Khát vọng sẽ chèo lái, đưa ta tiến nhanh hơn tới thành quả mà ta
muốn gặt hái, giúp ta vượt qua những trở ngại để vững vàng tiến về phía trước. Vấp váp,
sai lầm không đồng nghĩa với mọi cơ hội phía trước đã khép lại, nếu nhiệt huyết, khát
vọng vẫn còn đó.
+ Chỉ khi sống với khát vọng và phấn đấu thực hiện khát vọng đó thì
cuộc sống mới thật sự có ý nghĩa. Chỉ có khát vọng mới tạo nên sự thôi thúc con người

hướng tới mục đích để đạt được những gì tốt đẹp nhất dù trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Khát vọng tạo ra sức mạnh, là bước khởi đầu của mọi thành công.
Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh với khát vọng giải phóng đất nước, tự do cho
nhân dân đã sẵn sàng vượt qua những gian khổ, thử thách.
Vận động viên tàn tật Nick Vujicic không chân không tay với câu nói
“Thay vì than khóc, tôi đã quyết định mang lại nụ cười, sự an ủi, niềm tin và nghị lực
sống cho mọi người”…..
- Mở rộng:
+ Nếu có khát vọng mà không có niềm tin, ý chí, không kiên trì bền bỉ
thực hiện khát vọng thì cũng không bao giờ thực hiện được
+ Phê phán những cách sống không có khát vọng cao đẹp hay từ bỏ khát
vọng.
c. Bài học nhận thức và hành động: (0,5)
Khát khao cháy bỏng và ý chí kiên cường sẽ giúp con người tạo nên những
điều tưởng chừng như không thể, vì vậy hãy nuôi dưỡng ước mơ, hướng tới thực hiện
khát vọng của mình.
Câu 3. (12,0 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập
luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
- Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu: cái tâm của Nguyễn
Du qua một số đoạn trích Truyện Kiều, giới hạn phạm vi là các đoạn trích trong sách
giáo khoa.
- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn
đề.
- Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn
diện.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn
xác, gợi cảm.
- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ.

2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:


2.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.
( 1,0
điểm )
2.2. Giải thích được ý nghĩa của chữ "Tâm" ( 2,0 điểm ):
- Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con
người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời
thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt
vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)
- Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con
người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng
cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt
đẹp cho con người ...
- Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn
lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà
thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.
- Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía.
Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc
vĩ đại của Nguyễn Du.
2.3. Phân tích, làm sáng tỏ cái tâm của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học
trong Truyện Kiều:
2.3.1. Cái tâm của đại thi hào biểu hiện ở thái độ ông trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp
của con người, ông đã tôn vinh những giá trị cao quý của con người
( 3 điểm )
* Ông trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, tài hoa, trí tuệ của con người
( 1,5 điểm ):
- Hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đều có nhan sắc xinh đẹp, riêng Thúy Kiều,
nhan sắc của nàng là tuyệt thế giai nhân.

- Thúy Kiều còn rất mực tài hoa.
- Thúy Kiều còn thông minh, sắc sảo.
(HS phân tích và chứng minh điều này qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều):
* Ông ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người được hội tụ ở nhân vật
Thúy Kiều: hiếu thảo, giàu đức hi sinh, nhân ái, vị tha, cao thượng, sống thủy chung
tình nghĩa.
( 1,5 điểm )
Đặc biệt ông đã khắc họa phẩm chất cao đẹp của con người trong những cảnh
ngộ bi kịch nhất, thê thảm nhất => ông đã nâng con người lên trong đau khổ để vẻ đẹp
con người tỏa sáng. Đó là ước mơ, khát vọng về vẻ đẹp hoàn hảo của con người.
( Phân tích + d/ctrong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích).
2.3.2. Cái tâm của Nguyễn Du biểu hiện ở thái độ yêu thương, đồng cảm
với những hạnh phúc, niềm vui của con người.
( 1 điểm )
- Nguyễn Du đồng cảm với niềm vui, niềm hân hoan hạnh phúc của nàng
Kiều khi lần đầu tiên được du xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân...
2.3.3. Cái tâm của Nguyễn Du thể hiện qua sự đồng cảm, xót thương của ông
trước nỗi bất hạnh của con người, bị cuộc đời xô đẩy, dập vùi ( 3,0 điểm ):
- Xót thương cho cảnh ngộ cô đơn, éo le, ngang trái, đầy bi kịch của Kiều khi
nàng ở lầu Ngưng Bích ...
- Xót thương cho thân phận người con gái bị dập vùi ...
- Đồng cảm với những nỗi niềm thổn thức trong lòng Kiều: nhớ người yêu, nhớ
nhà, thương cha mẹ, bẽ bàng, xót xa cay đắng, lo âu vì dự cảm được những tai họa đang
bủa vây quanh mình ...


- Nguyễn Du đã hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, đặt mình vào cảnh ngộ ấy, vui
với niềm vui của nhân vật, đau nỗi đau của nhân vật ... nên ông đã diễn tả thấm thía nỗi
lòng của nhân vật qua những lời thơ quặn lòng "như có máu chảy ở đầu ngọn bút và rất
nhiều nước mắt thấm qua từng trang sách"

2.4. Đánh giá khái quát: đánh giá, nhận định về cái tâm của Nguyễn Du biểu
hiện qua các đoạn trích cụ thể và khái quát giá trị của vấn đề. ( 2,0 điểm )
- Tấm lòng Nguyễn Du luôn khắc khoải về con người, về lẽ đời. Đó tấm lòng
cao cả, là một cái tâm sáng vằng vặc nỗi thương đời ...
- Giá trị nhân văn cao cả đã góp phần làm nên giá trị của Truyện Kiều.
PHÒNG GD VÀ ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3,0 điểm):
“Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất
nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang…
Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu
trắng”.
(Vũ

Nam)
Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn
trên để thấy được những cảm nhận của nhà văn Vũ Tú Nam về mưa xuân.
Câu 2. (5,0 điểm):
Hát quốc ca - niềm tự hào và trách nhiệm của người Việt Nam.
Câu 3. (12,0 điểm):
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:
"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
Em hiểu như thế nào về chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến trong câu thơ

trên ? Hãy làm rõ cái "Tâm" của Nguyễn Du qua các đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, “
Chị em Thúy Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Hết
Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………..


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9 - ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có
thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng
rõ,...
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (3,0 điểm )
a.Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: (0,5điểm)
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn
xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
b. Phân tích tác dụng: (2,5điểm )
- Nhân hóa mưa, mặt đất, hoa xoan mang tâm trạng cảm xúc như con người:

(1,0 điểm)
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ
bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ
đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung xuống mặt đất.
- Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so
sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân, gợi người đọc
hình dung, liên tưởng làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho
thiên nhiên đất trời của mùa xuân.
(1,0 điểm)
-Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên
nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam, khơi gợi tình cảm nơi người đọc.
(0,5 điểm)
Lưu ý:
- Học sinh có thể kết việc chỉ ra các từ láy và biện pháp tu từ trong quá trình
phân tích những cảm nhận của tác giả Vũ Tú Nam về mưa xuân, không nhất thiết phải
tách riêng phần xác định các từ láy và biện pháp tu từ.
- Khuyến khích những bài làm có khả năng phân tích, cảm nhận tốt, giám khảo
có thể cân đối cho điểm phù hợp.
Câu 2. (5,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày dưới dạng bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội. Sử dụng các
thao tác nghị luận một cách phù hợp.


- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận
chặt chẽ.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…

2.Yêu cầu về kiến thức:
Đây là đề mở mở, thí sinh có nhiều cách để trình bày suy nghĩ, nhận thức của
bản thân nhưng cần hiểu và nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong
đề bài.
Sau đây là gợi ý chung:
- Lý giải vì sao hát Quốc ca là niềm tự hào và trách nhiệm của mỗi công dân.
(2 ,0 điểm)
- Suy nghĩ về thực tế việc hát Quốc ca ở Việt Nam, đặc biệt trong nhà trường của
học sinh.
(2 ,0 điểm)
- Bày tỏ ý kiến đề xuất để việc hát Quốc ca không phải là một việc làm bắt buộc,
một thứ nghi thức hình thức, để mọi người nói chung, học sinh nói riêng hiểu, thuộc và
hát Quốc ca bằng cả trái tim mình.
(1 ,0 điểm)
Câu 3. (12,0 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập
luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
- Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu: cái tâm của Nguyễn
Du qua một số đoạn trích Truyện Kiều, giới hạn phạm vi là các đoạn trích trong sách
giáo khoa.
- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn
đề.
- Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn
diện.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn
xác, gợi cảm.
- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ.
2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:
2.1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận.

( 1,0
điểm )
2.2. Giải thích được ý nghĩa của chữ "Tâm" ( 2,0 điểm ):
- Chữ "Tâm" mà Nguyễn Du nói đến là tấm lòng của người nghệ sĩ đối với con
người, với cuộc đời. ( Người nghệ sĩ nhận thức cuộc sống, trăn trở, cảm thấy cuộc đời
thôi thúc mình cầm bút viết ra những suy nghĩ, nỗi niềm, và khi ấy, người nghệ sĩ đã đặt
vào trang viết của mình cả trái tim, cả tấm lòng ...)
- Cái tâm được biểu hiện rất nhiều khía cạnh: thái độ trân trọng, đề cao giá trị con
người; đó là nỗi trăn trở, đau đáu, khắc khoải trước nhân tình thế thái; đó là sự đồng
cảm, xót thương cho những kiếp đời bất hạnh; đó là niềm mong ước một cuộc sống tốt
đẹp cho con người ...
- Cái tâm của người nghệ sĩ chính là điều góp phần tạo nên giá trị nhân văn lớn
lao cho một tác phẩm .Câu thơ của Nguyễn Du còn khẳng định cái tài của nhà văn, nhà
thơ là rất đáng trân trọng, nhưng cái tâm vẫn nên đặt cao hơn cái tài.


- Trong Truyện Kiều, cái tâm của Nguyễn Du được thể hiện sâu sắc, thấm thía.
Cái tâm ấy đã góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm và làm nên tầm vóc
vĩ đại của Nguyễn Du.
2.3. Phân tích, làm sáng tỏ cái tâm của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học
trong Truyện Kiều:
2.3.1. Cái tâm của đại thi hào biểu hiện ở thái độ ông trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp
của con người, ông đã tôn vinh những giá trị cao quý của con người
( 3 điểm )
* Ông trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, tài hoa, trí tuệ của con người
( 1,5 điểm ):
- Hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đều có nhan sắc xinh đẹp, riêng Thúy Kiều,
nhan sắc của nàng là tuyệt thế giai nhân.
- Thúy Kiều còn rất mực tài hoa.
- Thúy Kiều còn thông minh, sắc sảo.

(HS phân tích và chứng minh điều này qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều):
* Ông ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người được hội tụ ở nhân vật
Thúy Kiều: hiếu thảo, giàu đức hi sinh, nhân ái, vị tha, cao thượng, sống thủy chung
tình nghĩa.
( 1,5 điểm )
Đặc biệt ông đã khắc họa phẩm chất cao đẹp của con người trong những cảnh
ngộ bi kịch nhất, thê thảm nhất => ông đã nâng con người lên trong đau khổ để vẻ đẹp
con người tỏa sáng. Đó là ước mơ, khát vọng về vẻ đẹp hoàn hảo của con người.
( Phân tích + d/ctrong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích).
2.3.2. Cái tâm của Nguyễn Du biểu hiện ở thái độ yêu thương, đồng cảm
với những hạnh phúc, niềm vui của con người.
( 1 điểm )
- Nguyễn Du đồng cảm với niềm vui, niềm hân hoan hạnh phúc của nàng
Kiều khi lần đầu tiên được du xuân trong đoạn trích Cảnh ngày xuân...
2.3.3. Cái tâm của Nguyễn Du thể hiện qua sự đồng cảm, xót thương của ông
trước nỗi bất hạnh của con người, bị cuộc đời xô đẩy, dập vùi ( 3,0 điểm ):
- Xót thương cho cảnh ngộ cô đơn, éo le, ngang trái, đầy bi kịch của Kiều khi
nàng ở lầu Ngưng Bích ...
- Xót thương cho thân phận người con gái bị dập vùi ...
- Đồng cảm với những nỗi niềm thổn thức trong lòng Kiều: nhớ người yêu, nhớ
nhà, thương cha mẹ, bẽ bàng, xót xa cay đắng, lo âu vì dự cảm được những tai họa đang
bủa vây quanh mình ...
- Nguyễn Du đã hóa thân trọn vẹn vào nhân vật, đặt mình vào cảnh ngộ ấy, vui
với niềm vui của nhân vật, đau nỗi đau của nhân vật ... nên ông đã diễn tả thấm thía nỗi
lòng của nhân vật qua những lời thơ quặn lòng "như có máu chảy ở đầu ngọn bút và rất
nhiều nước mắt thấm qua từng trang sách"
2.4. Đánh giá khái quát: đánh giá, nhận định về cái tâm của Nguyễn Du biểu
hiện qua các đoạn trích cụ thể và khái quát giá trị của vấn đề. ( 2,0 điểm )
- Tấm lòng Nguyễn Du luôn khắc khoải về con người, về lẽ đời. Đó tấm lòng
cao cả, là một cái tâm sáng vằng vặc nỗi thương đời ...

- Giá trị nhân văn cao cả đã góp phần làm nên giá trị của Truyện Kiều.


PHÒNG GD VÀ ĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS2 TT THANH BA

ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn lớp 9- Lần 2
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, SGK Ngữ văn 9, Tập một)
a) Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng điệp từ “buồn trông” trong đoạn thơ
trên.
b) Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình
qua đoạn trích.
Câu 2 (5,0 điểm):
Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói sau: Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi
tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày. (Hellen Keller)
Câu 3 (12 điểm):
Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng:

“…những người cầm bút có biệt tài có thể chọn ra trong dòng đời xuôi chảy một
khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất,
một khoảnh khắc cuộc sống...nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ
ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc
chứa đựng cả một đời người, một đời nhân loại”.
(Trang giấy trước đèn, NXB KHXH, H. 1994, tr.
258)
Em hiểu thế nào về “tình thế”? “Tình thế” đặc biệt ấy được thể hiện như thế nào
trong văn bản “ Lão Hạc” (Nam Cao) và “Làng” (Kim Lân)?
Hết
Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm .
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 9

I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm.


2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có
thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng
rõ,...
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: (3,0 điểm )
a) Tác dụng của điệp ngữ “buồn trông”:

(1,0 điểm)
- Điệp ngữ “buồn trông” đứng ở đầu câu được nhắc lại 4 lần .
- Buồn trông là mang sẵn nỗi buồn trong lòng mà trông ngóng ra bên ngoài,
nhưng càng trông ngóng càng buồn hơn. Vì thế, theo cái nhìn của nàng Kiều nỗi buồn
của lòng người tràn ra cảnh vật, thấm vào cảnh vật.
- Điệp ngữ buồn trông vừa gợi ra âm điệu trầm buồn da diết cho cả đoạn thơ vừa
diễn tả được tâm trạng sầu muộn triền miên không dứt trong lòng nàng Kiều.
b) Phân tích ý nghĩa các từ láy:
(2,0 điểm)
- thấp thoáng, xa xa: không chỉ diễn tả trạng thái lúc ẩn, lúc hiện và ngày càng xa
dần của con thuyền nơi cửa bể mà còn gợi sự trông ngóng của Thúy Kiều về ngày đoàn
tụ ngày càng trở nên vô vọng, xa vời.
- man mác: gợi hình ảnh bông hoa trôi theo dòng nước, đồng thời thể hiện nỗi
buồn về thân phận nổi trôi, vô định.
- rầu rầu: gợi tả dáng vẻ héo úa của nội cỏ nhưng cũng nói lên nỗi héo hon, ngậm
ngùi buồn đau không nói thành lời.
- xanh xanh: không chỉ gợi ra màu xanh của cỏ đang lan tới tận chân trời mà còn
gợi được cảm giác cô đơn, chán chường, tuyệt vọng trong lòng ngưòi.
-> Các từ láy không chỉ có tác dụng gợi tả bức tranh thiên nhiên mà góp phần thể
hiện tâm trạng buồn bã, xót xa, lo sợ, hãi hùng, tuyệt vọng...của nhân vật trữ tình.
Câu 2 (5,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Trình bày dưới dạng bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội. Sử dụng các
thao tác nghị luận một cách phù hợp.
- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận
chặt chẽ.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…
2.Yêu cầu về kiến thức:
a) Giải thích:

(1,0 điểm)
- Các từ ngữ:
+ đã khóc: sự buồn bã, đau xót, tuyệt vọng, buông xuôi.
+ không có giày để đi: hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
+ không có chân để đi giày: hoàn cảnh bất hạnh, nghiệt ngã của số phận.
+ đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi: sự nhận thức, “ngộ” ra một vấn đề.
- Ý nghĩa: những thiếu thốn, khó khăn của riêng ta chẳng thấm gì so với những
đau xót, bất hạnh của nhiều người khác quanh ta.
b) Bàn luận vấn đề:
(3,0 điểm)
- Cuộc sống của mỗi người khó tránh khỏi những khó khăn, trắc trở. Nếu con
ngưòi nhận thức lệch lạc, thiếu bản lĩnh nghị lực thì dễ buồn đau, thất vọng, buông xuôi.


- Tuy nhiên, nếu nhìn xung quanh, ta sẽ thấy còn có người phải chịu những thiệt
thòi, bất hạnh hơn ta rất nhiều. Vì vậy, con người phải biết tự vượt lên hoàn cảnh của
chính mình để trở nên vững vàng và trưởng thành.
- Trên thực tế có những người gục ngã trước số phận nhưng lại có nhiều người
giàu nghị lực đã chiến thắng số phận của mình.
c) Rút ra bài học:
(1,0 điểm)
Về cách nhìn nhận cuộc sống; về ý chí, nghị lực, niềm tin và sự đồng cảm, sẻ
chia...
Câu 3 (12 điểm):
1.Yêu cầu về kĩ năng:
- HS có kĩ năng làm bài nghị luận văn học tổng hợp, biết kết hợp các phép lập
luận như giải thích, phân tích, chứng minh...
- Hiểu đúng và hướng trúng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu:
- Biết lựa chọn dẫn chứng, phân tích và bình dẫn chứng sao cho làm sáng rõ vấn
đề.

- Biết kết hợp với liên hệ, mở rộng để trình bày vấn đề một cách thấu đáo, toàn
diện.
- Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trôi chảy; biết dùng từ, đặt câu chuẩn
xác, gợi cảm.
- Bố cục bài phải hoàn chỉnh, chặt chẽ.
2.Yêu cầu về nội dung kiến thức:
2.1. Giới thiệu chung về hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. (1,0 điểm)
2.2. Giải thích cách hiểu về tình thế. Nêu được vai trò của việc xây dựng tình thế
(hay tình huống) trong truyện.
(2,0 điểm)
-Tình thế truyện hay còn gọi là tình huống là một sự kiện đặc biệt của đời sống
được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm. Tại sự kiện ấy, bản chất, tâm trạng hay tính cách
nhân vật hiện lên sắc nét.
- Qua xây dựng tình thế, ý tưởng của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn.
- Tạo tình huống là phần quan trọng nhất của quy trình sáng tạo một truyện ngắn.
2.3. Tình thế truyện trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Làng”.
(8,0
điểm)
a. Giống nhau.
(1,0 điểm)
- Văn bản “Lão Hạc” và “Làng” gặp nhau ở cách đặt nhân vật vào những tình thế
lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt khoát.
- Qua tình thế ấy, cả hai tác giả đều khiến nhân vật rất tự nhiên “ phải bộc lộ ra cái
phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất” của mình.
b. Khác nhau.
(7,0 điểm)
b1. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao).
(3,5 điểm)
- Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật của mình vào trong tình
thế hành động.

+ Tình thế 1: Lão Hạc phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán“cậu Vàng”.
Tình thế ấy khiến lão Hạc đau khổ, dày vò, tâm trạng nặng trĩu. Đó chính là lúc tình
thương con, yêu con sâu sắc, âm thầm
cùng với lòng nhân hậu của Lão Hạc được bộc lộ sâu sắc nhất.
+ Tình thế 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chính tình
thế này đã đặt dấu lặng cảm xúc, tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm.


- Tình thế truyện như một “khoảng khắc đậm đặc của đời sống” đã buộc nhân vật
Lão Hạc bộc lộ mình với những vẻ đẹp đáng trọng: vẻ đẹp toát ra từ một nhân cách giàu
lòng tự trọng, lương thiện, trong sạch và tình yêu thương con sâu nặng... Chính tình thế
ấy giúp tác giả thể hiện được số phận đau khổ, vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt
Nam. Đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như tài năng văn học, tâm hồn của
người cầm bút.
b2. Văn bản “Làng” (Kim Lân)
(3,5 điểm)
- Xây dựng nhân vật ông Hai, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong tình
thế tâm trạng.
+ Tình thế 1: Ở phòng thông tin ra, ông Hai đang hồ hởi, tự hào về những thắng
lợi của quân và dân ta thì ông như bị sét đánh về cái tin “dữ” cả làng Chợ Dầu “Việt
gian theo Tây”.
+ Tình thế 2: Khi ông Hai đang đau khổ, tủi nhục tột cùng cũng là lúc gia đình
ông bị mụ chủ đuổi khéo. Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng. Tình huống
này đẩy mâu thuẫn truyện tới đỉnh điểm, buộc ông Hai phải lựa chọn dứt khoát: yêu làng
hay yêu nước?
- Hai “khoảnh khắc đậm trong đời sống” ấy tạo nên kịch tính, căng thẳng cao độ
cho tác phẩm, đồng thời buộc nhân vật phải bộc lộ mình với niềm tự hào, tình yêu quê
hương sâu sắc. Qua tình thế truyện, ta còn thấy sáng lên ở nhà văn tấm lòng yêu quý,
trân trọng người nông dân.
Để tạo nên tình huống “giàu ý nghĩa” như thế, Kim Lân phải có “biệt tài” trong

sáng tạo nghệ thuật.
2.3. Đánh giá, tổng hợp:
(1,0 điểm)
- Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống bền vững
của hai văn bản trong lòng người đọc.
- Ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn ngữ văn lớp 9
KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN THI CHUYÊN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 12 tháng 6 năm 2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (4 điểm)
Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, hơn nữa có
thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình.
Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau
này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo.
Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với
khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm
xúc của riêng bạn…
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô)
Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ. Em có đồng
ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của mình.
Câu 2: (6 điểm)

Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như những cây quả thẳng, chim không về.
(Chế Lan Viên, Sổ tay thơ)
Em hãy chọn hai trong bốn tác phẩm: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không
kính (Phạm Tiến Duật), Con cò (Chế Lan Viên), Nói với con (Y Phương) để làm rõ ý thơ trên.


Đề Thi HSG Ngữ Văn 9 - Đề Số 1
Câu 1: (12 điểm)
Một nhà văn đã viết: “Che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt
đẹp hơn. Uy tín của ta tăng thêm nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”. Em hãy
trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên bằng cách kể lại một câu chuyện của bản
thân.
Câu 2: (8,0 điểm)
Em hãy phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau (chỉ cần nêu vắn tắt,
không cần viết thành bài văn):
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
Đề Thi HSG Ngữ Văn 9 - Đề Số 2
Câu 1 (2.0 điểm)
Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh...”
Câu 2 (6.0 điểm)
Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:
“ ...Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi...”
Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của
mình về quê hương.
Câu 3 (12.0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ
Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng
chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc
của tác giả như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm)
Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Vận dụng những kiến thức về tu từ từ vựng để phân tích cái hay của đoạn thơ
trên ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ:


“Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Trích “Tiếng hát mùa gặt” – Nguyễn Duy)

Câu 3 (12.0 điểm)
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong “Truyện Kiều”
(Nguyễn Du) qua đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
TRƯỜNG THCS ĐỘNG
LÂM

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN:
NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC: 2014 – 2015

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí;
khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu cơ
bản của đề.
* Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
C

MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH

ÂU

ĐI
ỂM

C
âu 1
(

3điểm)

C
âu 2
(
5điểm)

- Chỉ rõ biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng:
5
+ Điệp ngữ: “Nghe” nhấn mạnh cảm xúc đang dâng trào mãnh liệt
trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc ở một xóm nhỏ.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Từ sự cảm nhận của các cơ quan thị
giác, cảm giác, thính giác khiến mọi vật lung linh thân thương hơn, tâm
0
hồn người chiến sĩ phong phú hơn, tiếp sức cho bước chân người chiến sĩ
trên đường hành quân. Tiếng gà trưa còn gợi lại kỉ niệm tuổi ấu thơ của
người chiến sĩ với bà, với gia đình, quê hương.
5
1. Về kĩ năng:
- Viết được một bài văn cảm thụ có bố cục đủ ba phần, thể hiện được sự
cảm thụ tinh tế về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.
- Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính
tả.
2. Về kiến thức:
2.1. Mở bài: Cảm nhận chung về đoạn thơ.
5
2.2. Thân bài:
- Bức tranh đồng quê mùa gặt được khắc họa bằng những nét nghệ thuật
đặc sắc: hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, nói quá, liên tưởng thú vị, tinh tế (đồng

chiêm phả nắng lên không, cánh cò dẫn gió, gió nâng tiếng hát chói chang,
lưỡi hái liếm ngang chân trời… ); thể thơ lục bát quen thuộc; từ ngữ gợi
5
hình, gợi cảm (phả, chói chang, long lanh, liếm).
- Đoạn thơ đã khắc họa được một bức tranh đồng quê mùa gặt thật
đẹp. Đó là hình ảnh đồng lúa chín được miêu tả với màu vàng của đồng
lúa, của nắng; âm thanh của tiếng hát, của không khí lao động; hình ảnh
gần gũi, sống động, nên thơ, hữu tình (“Cánh cò dẫn gió qua thung lúa
5
vàng”, “Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”).

0,

1,
1,

0,

1,

1,


- Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước
vụ mùa bội thu.
0
2.3. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ.

1,
0,


5
C

1. Về kĩ năng:
âu 3
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.
(
- Bố cục đủ ba phần, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, chọn lọc,
12
lập luận thuyết phục.
điểm) - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt, chính
tả.
2. Về kiến thức:
5
2.1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn yêu cầu của đề.
2.1. Thân bài :
* Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Nhà thơ luôn nhìn cảnh vật
trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật. Cảnh và tình luôn
gắn bó, hòa quyện.
5
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
Bốn câu mở đầu đoạn thơ là cảnh ngày xuân tươi sáng, trong trẻo, tinh
khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống; hình ảnh quen thuộc nhưng mới mẻ
trong cách cảm nhận của thi nhân, màu sắc hài hòa đến tuyệt diệu, từ ngữ
tinh tế, nghệ thuật ẩn dụ, đảo ngữ… (dẫn thơ và phân tích).
0
Sáu câu cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng khi
chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian và theo tâm trạng con người.

Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu nhưng mọi chuyển động đều rất nhẹ
nhàng, nhuốm màu tâm trạng: hình ảnh xinh xắn, nên thơ; sử dụng tinh tế,
khéo léo những từ láy gợi hình, gợi cảm (dẫn thơ và phân tích).
0
+ Sự vận động của cảnh thiên nhiên trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng
Bích”:
Sáu câu mở đầu đoạn thơ là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với
vẻ đẹp hoang sơ, lạnh lẽo, vắng vẻ, mênh mông, rợn ngợp, đượm buồn:
hình ảnh ước lệ (núi, trăng, cồn cát, bụi hồng), từ ngữ gợi hình, gợi cảm
0
(bốn bề bát ngát, xa – gần, nọ – kia…) (dẫn thơ và phân tích).
Tám câu thơ cuối đoạn trích vẫn là cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng
Bích nhưng đã có sự vận động theo dòng tâm trạng con người. Ngòi bút
điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên
với những cảnh vật cụ thể được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt
sang đậm, âm thanh từ tĩnh đến động: hình ảnh ẩn dụ, ước lệ (cửa bể chiều
hôm, cánh buồm, con thuyền, ngọn nước, cánh hoa, nội cỏ, chân mây, sóng 5
gió); hệ thống từ láy gợi tả, gợi cảm (thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu,
xanh xanh, ầm ầm.)
* Sự vận động của tâm trạng con người trong hai đoạn trích:
- Nguyễn Du không chỉ tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên mà còn rất tài tình
khi khắc họa tâm trạng con người. Tâm trạng của nhân vật trong “Truyện 25
Kiều” luôn có sự vận động theo thời gian, không gian và cảnh ngộ.
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong đoạn trích “Cảnh ngày
xuân”:

0,

0,


1,

1,

1,

1,

0,


Tâm trạng nhân vật có sự biến đổi theo thời gian, không gian ngày
xuân. Thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp, lễ hội mùa xuân đông vui, không khí
lễ hội vui tươi, rộn ràng, nhộn nhịp qua hệ thống danh từ, động từ, tính từ
kép và những hình ảnh ẩn dụ, so sánh sinh động; lòng người cũng nô nức, 0
vui tươi, hạnh phúc, hào hứng, phấn khởi, tha thiết yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống.
Nhưng khi lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần, tâm trạng con người trở
nên bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc, buồn man mác: bút pháp tả cảnh 0
ngụ tình điêu luyện qua những từ láy như: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao
nao (phân tích dẫn chứng).
+ Sự vận động của tâm trạng con người trong “Kiều ở lầu Ngưng
Bích”:
Tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ, nặng suy tư khi đối diện với chính nỗi 5
niềm của mình nơi đất khách quê người.
Tâm trạng day dứt, dày vò khi tưởng nhớ đến chàng Kim và lo lắng,
xót xa khi nghĩ về cha mẹ, để rồi càng đau đớn, tuyệt vọng, lo sợ, hãi hùng
khi đối diện với cảnh ngộ trớ trêu, với tương lai mịt mờ, tăm tối của cuộc
đời mình. (Phân tích dẫn chứng để làm nổi bật nghệ thuật miêu tả tâm lí
5

nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình
ảnh ẩn dụ ước lệ, điển cố điển tích, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, các từ láy giàu
sắc thái gợi tả, gợi cảm…)
* Khái quát và nhấn mạnh: Tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lòng25
nhân đạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”; giá trị nội dung, nghệ thuật
và sức sống của tác phẩm. (Có thể liên hệ, mở rộng vấn đề).
2.3. Kết bài: Khẳng định tài năng tả cảnh, tả tình và tấm lòng nhân
đạo của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”.
0
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về
kiến thức và kĩ năng, song cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và
có tính sáng tạo để cho điểm phù hợp.

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2013-2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Lớp 9 - THCS
Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

Câu 1 (2.0 điểm)
Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh...”

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)
Câu 2 (6.0 điểm)

1,

1,

0,

1,

1,

1,


Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:
“ ...Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi...”
Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về
quê hương.
Câu 3 (12.0 điểm)
Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ
Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng
chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả
như vậy là hợp lí.
Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
===== Hết =====


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2013 - 2014
Môn thi: NGỮ VĂN
Lớp 9 - THCS
Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ CHÍNH THỨC

I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và
chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí.
Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2.0 điểm; câu 2: 6.0 điểm; câu 3: 12.0 điểm)
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo một đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính
tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung
- Xác định biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son
+ So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

- Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ
Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến
chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh “sương trắng
rỏ đầu cành như giọt sữa”; tình cảm chan chứa trong cái “ôm ấp” của dải sương hồng, vẻ tinh
nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng “uốn mình” của núi và cảm
giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh “đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”.
=> Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp
lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. nghĩnh: “rỏ,

Câu 2 (6.0 điểm)


1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận xã hội: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung
1. Giải thích
- Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ.
- Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương.
2. Bàn luận
- Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của
tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản,
thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
- Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự
sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa
tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.
- Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê

hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình
cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê
hương.
- Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê
quê hương nghèo khó lạc hậu....
3. Bài học nhận thức và hành động
- Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương
- Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương
Câu 3 (12.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức
Cần đáp ứng một số ý chính sau:
Nội dung
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề
2. Bàn luận
2.1. Nêu tình huống và những tình tiết chính dẫn đến kết thúc của truyện
2.2. Về ý kiến: “Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng
chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn”
PHÒNG GDĐT THANH BA
TRƯỜNG THCS 2 TT
THANH BA

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN :NGỮ VĂN – THCS

Thời gian làm bài: 150 phút

(Không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang

Câu 1 (3,0 điểm):
Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:


“ Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng
rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên
những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay
ơn màu đen nhung hiếm quý. Sa Pa quả là món quà tặng diệu kỳ mà thiên nhiên dành
cho đất nước ta…”.
(Nguyễn Phan Hách, Một miền đất nước)
Câu 2 (5,0 điểm):
Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng (Ngữ văn 6, tập hai), nhà văn Pháp A. Đôđê đã đề cao vai trò của tiếng mẹ đẻ qua câu nói của thầy giáo Ha-men:
“Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của
mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù.”
Nhà thơ Lưu Quang Vũ từng tâm niệm:
“Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình...”
Còn em, em có suy nghĩ gì về vai trò của tiếng Việt và việc học tập tiếng
Việt của lớp trẻ hiện nay.
Câu 3 (12,0 điểm):
"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ."
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói văn
nghệ)
Em hiểu nhận định trên như thế nào?

Hãy phân tích truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (phần
trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011) để làm rõ điều mới mẻ trong
việc khám phá vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam.
---- Hết ---Họ và tên thí sinh: ……………………… Số báo danh: ……………..
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN NGỮ VĂN 9
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm.
2. Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có
thể không trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng
rõ,...
3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
4. Điểm toàn bài tính lẻ đến 0,5 điểm.
II. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 (3,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết trình bày thành đoạn văn, hoặc bài văn ngắn có kết cấu hoàn chỉnh, chặt
chẽ.


- Diễn đạt phải liền mạch, rõ ràng, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ chuẩn xác.
- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và biểu cảm của từ ngữ, biện pháp tu từ:
phải hiểu nghĩa của từ, từ đó đặt vào đoạn văn cụ thể của Nguyễn Phan Hách để hiểu từ
ngữ, biện pháp tu từ ấy biểu đạt ý nghĩa gì và có sắc thái biểu cảm như thế nào.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được

những ý chính sau đây:
a.Chỉ ra các từ ngữ có giá trị biểu đạt và các biện pháp tu từ: (1,0 điểm)
+ Điệp ngữ: “Thoắt cái” lặp lại ba lần ở đầu các câu văn.
+ Đảo ngữ (đảo trật tự từ): “Thoắt cái” lên đầu câu.
“trắng long lanh” - vị ngữ lên trước chủ ngữ.
+ Từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh: từ láy, tính từ chỉ màu sắc “long lanh”, “hây
hẩy”, “nồng nàn”, “vàng”, “trắng”, “đen nhung”.
b.Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn ngữ và các biện pháp tu từ trong đoạn
văn.
(2,0
điểm)
+ Điệp ngữ kết hợp với đảo ngữ “ Thoắt cái” cùng từ “khoảnh khắc” nhấn mạnh
sự thay đổi rất nhanh chóng của thời gian, gây bất ngờ, gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ
ngàng.
+ Đảo ngữ “trắng long lanh” nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến
đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
+ Từ ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ góp phần tái hiện lại bức
tranh Sa Pa thật sinh động và đẹp. Phong cảnh Sa Pa luôn thay đổi, một sự thay đổi
nhanh chóng, đột ngột: một ngày có đến mấy mùa, thời tiết thay đổi nhanh đến bất ngờ
từ mùa thu, sang mùa đông rồi mùa xuân, mỗi mùa với vẻ đẹp riêng.
+ Tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế, tình cảm tác giả dành cho Sa Pa.
Câu 2 (5,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức về văn nghị luận để giải quyết vấn đề: vai trò của tiếng
Việt và việc học tập tiếng Việt của lớp trẻ hiện nay.
- Trình bày dưới dạng bài văn ngắn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội. Kết hợp có
hiệu quả các thao tác nghị luận, phương thức biểu đạt để làm nổi bật vấn đề. Biết cách
xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm khoa học, lập luận chặt chẽ.
- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Không mắc các lỗi:
chính tả, dùng từ, ngữ pháp,…

2.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một
số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây.
a. Suy nghĩ về tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ:
(2,5 điểm)
+Tiếng nói là ngôn ngữ chung, là linh hồn của một quốc gia, một dân tộc, mang
bản sắc riêng của dân tộc đó. Với dân tộc Việt Nam đó chính là tiếng Việt - “tiếng mẹ
đẻ”.
+ Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, là văn hóa, tinh hoa của dân tộc Việt
được gìn giữ, phát triển qua các thời đại.
+ Tiếng Việt gắn liền với truyền thống văn hiến, với lịch sử dựng nước, giữ nước
của dân tộc, với đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×