PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG MẦM NON VĨNH QUỲNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC
VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI ĐẢO
TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON VĨNH QUỲNH
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả: Nguyễn Thị Loạt
Chức vụ: Giáo viên.
Năm học: 2013-2014
1
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việt Nam là một quốc gia biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km từ Móng
Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Với hơn 4.000 hòn đảo và quần
đảo, biển khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước. Vùng biển và hải đảo
Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản và hải sản. Biển là lợi thế trong phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng. Biển đảo của ta rất giàu tài nguyên khoáng,
dầu mỏ, khí tự nhiên, là nơi cung cấp rất nhiều tài nguyên sinh vật biển như tôm,
cá, mực, cua, ghẹ… giàu chất dinh dưỡng, tạo cơ hội và nguồn lực mới cho việc
phát triển kinh tế Việt Nam, mà đặc biệt là giao thông biển, du lịch biển, các khu
công nghiệp tổng hợp ven biển; khai thác dầu mỏ, khí đốt, khai thác hải sản…
Bên cạnh đó, hệ thống đảo và quần đảo là phên dậu để che chắn cho đất nước
Việt Nam. Đặc biệt, Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa to
lớn về kinh tế cũng như quốc phòng. Hiện nay, vấn đề về biển đảo đang là một
vấn đề rất cấp thiết mà toàn xã hội đang rất quan tâm để dành chủ quyền biển,
đảo quê hương. Đặc biệt đối với Việt Nam: Quốc hội Việt Nam đã thông qua
Luật Biển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân dân và đặc biệt
là lớp trẻ về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Vậy còn chúng ta, chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Phải nói rằng thời gian qua cả nước dấy lên các cao trào hướng về biển đảo,
nhân dân hỗ trợ cả vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở hải
đảo xa, khuyến khích hỗ trợ người dân ra khơi đánh cá, góp phần bảo vệ chủ
quyền biển đảo. Về quốc phòng chúng ta mua sắm vũ khí và các phương tiện
kỹ thuật hiện đại trang bị cho quân đội, để bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ biển
đảo Việt Nam.
Năm học 2013 – 2014 là năm thứ hai, ngành giáo dục thực hiện “Tăng
cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo và tiếp tục được
thực hiện sâu rộng trong chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào
tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”. Như vậy, rõ ràng
ngành giáo dục đã rất quan tâm, chú trọng tới việc nâng cao ý thức về bảo vệ tài
nguyên và biển, đảo quê hương để đưa vào dạy trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Hiện nay, đối với ngành giáo dục đã đưa nội dung giáo dục về tài nguyên
và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục trẻ ở các cấp học.
Đặc biệt, đối với lứa tuổi mầm non, nội dung giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo đã được đưa vào dạy trẻ lồng ghép thông qua các hoạt
động. Tuy nhiên, việc nhận thức của trẻ về tài nguyên và biển đảo còn rất mơ
hồ, trẻ chưa từng được tiếp xúc. Và chưa hiểu rõ hết về tên gọi cũng như vị trí
địa lý, đặc điểm nổi bật của các biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con
người, là những gì xa xôi, Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà
còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối với
vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu.
Thực tế ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh nói chung, lớp A7 tôi giảng dạy
nói riêng, việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
chưa được chú trọng, quan tâm. Nhiều giáo viên nghĩ rằng việc cung cấp kiến
thức về tài nguyên và hải đảo là rất khó, không thực hiện được. Vì trẻ mầm non,
đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên. Trẻ lại chưa thể hình dung ra được
2
những khái niệm thế nào được gọi là biển, đảo? Tại sao gọi là biển, đảo? Trên
biển, đảo có những gì? Biển đảo cung cấp những tài nguyên gì? Có lợi ích như
thế nào đối với con người? Và làm thế nào để có thể đi lại trên biển và sống
được trên đảo? Tại sao phải yêu mến, bảo vệ biển đảo?
Là một người giáo viên mầm non, tôi cũng muốn góp công sức nhỏ bé
của mình trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Chính
vì vậy, tôi thiết nghĩ: mình làm cách nào để giúp trẻ hiểu kiến thức, lợi ích, về
tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đối với con người. Từ đó hình thành ở trẻ
ý thức biết bảo vệ, giữ gìn biển, đảo. Hình thành ở trẻ lòng tự hào dân tộc, tình
yêu quê hương đất nước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Qua đó, phát triển toàn diện
về đức- trí- thể- mỹ cho trẻ. Nhận thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bảo vệ
biển đảo cho thế hệ trẻ hiểu được về tài nguyên và chủ quyền biển, đảo của nước
ta, không có cách nào tốt hơn là giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo vào giáo dục trẻ ở trường, lớp của mình một cách gần gũi, thiết thực nhất.
Đó chính là nguyên nhân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho
trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Biển là loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các
đại lục và ngăn cách với đại dương ở ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, phía
trong bờ lục địa còn gọi là bờ biển.
Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên thì vùng
đất này vẫn ở trên mặt nước
Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùng
nước tiếp liền và thành phần tự nhiên khác.
Nước ta có hai quần đảo lớn nhất là đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, là một
nhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm. Quần đảo Trường Sa
thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn lợi tự nhiên
như: cá, dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác…
Biển, hải đảo Việt nam rất giàu tài nguyên, khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên:
năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tự
nhiên từ sinh vật biển như: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trên
đảo, 2 nghìn loại cá, loại yến. Biển, hải đảo là khu du lịch mọi người vui chơi,
giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con người đi lại giữa các vùng, các
nước và vận chuyển hàng hóa.
Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng
áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng
hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đất liền: rác
thải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai
thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do
nhấn chìm các chất gây hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí
quyển…
Chính vì vậy, con người cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môi
trường biển và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như: bảo vệ hệ sinh thái (rừng
ngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn…), bảo vệ tài nguyên sinh vật chống
khai thác quá mức. Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển chống ô
nhiễm, đó được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục mầm non là
rất quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có sự hiểu biết về biển, đảo Việt Nam.
Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
xanh- sạch- đẹp.
Khi thực hiện lồng ghép nội dung vào các hoạt động để dạy trẻ cần đảm
bảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển từ gần đến xa,
từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt
động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phương, đảm bảo tự nhiên,
nhẹ nhàng.
Nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo góp phần giáo
dục trẻ tình yêu, lòng tự hào, ý thức bảo vệ giữ gìn biển, đảo quê hương Việt
Nam, hướng đến sự phát triển nhân cách toàn diện hài hòa ở trẻ. Qua đó, trẻ biết
được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên
4
thiên nhiên và có nhiều lợi ích rất lớn. Như: lợi ích cung cấp tài nguyên sinh vật
biển: cá thu, tôm, mực, cua biển, ngao, ghẹ… Lợi ích về du lịch: là nơi tham
quan, nghỉ mát, lợi ích về giao thông… Ngoài ra biển đảo còn là nơi cung cấp
nguồn năng lượng sạch, khoáng sản, dầu mỏ… Về phát triển các nghề nuôi tôm,
cá, làm muối…Trẻ cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống rất vất vả của
nhân dân ở vùng biển, trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong
đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắc
với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Đặc điểm tình hình.
- Xã Vĩnh Quỳnh là một xã có truyền thống yêu nước, có rất nhiều anh hùng đã
anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ Quốc.
- Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư
đầy đủ cơ sở vật chất, 4 khu trường khang trang sạch đẹp.
- Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo
lớn A7. Lớp có 3 cô, với tổng số 41 học sinh trong đó có 26 nam và 15 nữ.
2. Thuận lợi, khó khăn.
a. Thuận lợi:
- Được tham gia lớp tập huấn chuyên đề: “Bé với biển đảo” nên các cô đều nắm
chắc kiến thức về biển đảo.
- Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng như tranh ảnh có nội dùng về tài nguyên,
biển, hải đảo của cô, lô tô về biển hải đảo cho trẻ và các phương tiện hiện đại
như đầu đĩa, ti vi, máy tính nên học sinh đã được tìm hiểu kiến thức về tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo.
- 03 giáo viên đứng lớp: trong đó bản thân có trình độ Đại học, 1 cô có trình độ
cao đẳng, và 1 cô đang theo học lớp đại học, các cô đều nắm được đặc điểm tâm
sinh lý trẻ.
- 100% trẻ học đúng độ tuổi nên việc cung cấp kiến thức về biển đảo cho trẻ
được thuận lợi hơn.
- Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ
tham gia các hoạt động.
- Bản thân là giáo viên trẻ, có 12 năm kinh nghiệm trong nghề. Luôn nhiệt tình,
năng động trong công việc, luôn tự học tập và nâng cao kiến thức về tài nguyên
và môi trường biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, giữ gìn biển đảo quê hương.
b. Khó khăn.
- Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ hai ngành giáo dục đưa nội dung giáo
dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo vào chương trình dạy trẻ nên bản
thân tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm để dạy trẻ.
- Tài liệu về biển đảo cho giáo viên tham khảo chưa phong phú còn hạn chế.
- 90% phụ huynh làm nông nghiệp nên có ít thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ.
Sự phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục trẻ còn chưa chặt chẽ, nhất là
kiến thức về nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ
còn hạn chế.
5
Từ một số thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Kinh
nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải
đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Khảo sát, đánh giá kiến thức của trẻ về tài nguyên và môi trường biển,
hải đảo:
Để nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo: trẻ hiểu về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo như thế nào? Vị trí địa lý? Biển đảo có những ích lợi gì?
Cung cấp những tài nguyên gì cho con người? Vì sao phải bảo vệ biển đảo? Các
con phải làm gì để bảo vệ biển đảo?
Tôi cho trẻ xem tranh ảnh như:
Cảnh biển Hạ Long
6
Sau khi trẻ quan sát xong, tôi đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:
+ Đây là bãi biển nào? Vì sao con biết?
+ Bãi biển này thuộc tỉnh nào?
+ Con biết gì về bãi biển này?
+ Vùng biển này cung cấp những tài nguyên gì?
+ Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nổi tiếng nào của Việt Nam?
+ Con đã được bố mẹ cho đi tắm biển ở đây chưa?
+ Khi được bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển, con sẽ làm gì?
+ Muốn giữ gìn cho biển sạch đẹp, nước biển không bị ô nhiễm, con phải
làm gì?
Hoặc tôi đã cho trẻ xem tranh:
Tranh về Quần đảo Trường Sa
Và hỏi trẻ:
+ Đây là đảo gì?
+ Tại sao lại gọi là đảo?
+ Đảo này có đặc điểm gì nổi bật?
+ Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?
+ Vì sao các chú phải đứng canh gác đảo?
+ Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây?
+ Sau này lớn lên con có thích làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ biển
đảo không? Vì sao?
+ Nếu Quần đảo Hoàng Sa, (hay Trường Sa) bị các nước đến xâm chiếm thì
con sẽ làm gì?...
Sau khi nghe câu trả lời của trẻ, tôi đã nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển
đảo theo bảng khảo sát đầu năm như sau:
7
Giai
đoạn
Đầu
năm
(T9)
Số
trẻ
Nội dung
41
Nhận biết Nhận biết Lợi ích từ
tên gọi, vị đặc điểm biển đảo
trí của 1 số
nổi bật
bãi biển,
của 1 số
đảo
biển, đảo
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Ý thức
bảo vệ
môi
trường
biển, đảo
Đ
CĐ
Tình yêu
biển đảo
Đ
CĐ
9
32
8
33
7
34
8
33
10
31
Kết quả
22 % 78% 20% 80% 17% 83% 20% 80% 24% 76%
Tỉ lệ
Qua kết quả khảo sát trên, tôi thấy trẻ chưa hiểu biết nhiều về tài nguyên
và biển đảo quê hương như tên các biển, đảo nổi tiếng, vị trí, đặc điểm nổi bật,
lợi ích cũng như ý thức của trẻ về bảo vệ biển đảo. Nhìn chung, kiến thức của trẻ
còn hạn chế. Từ đó đưa ra những nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với nhận
thức của trẻ.
2. Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ thông qua các chủ đề.
Sau khi nắm bắt được khả năng nhận thức của trẻ tôi tiến hành xây dựng
kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
vào dạy trẻ. Vì xây dựng kế hoạch cụ thể như vậy sẽ giúp tôi thực hiện các công
việc một cách dễ dàng mà không bị chồng chéo. Với kế hoạch đã đặt ra tôi sẽ
biết được chủ đề nào cần phải làm gì, thông qua các hoạt động nào. Qua đó
chuẩn bị bối cảnh và đồ dùng, tranh ảnh…cho các hoạt động được chu đáo và
đạt kết quả tốt hơn. Chính vì vậy nên khi bắt đầu bước vào đầu năm học, tôi đã
xây dựng bản kế hoạch này và gửi tới Ban giám hiệu nhà trường để ban giám
hiệu biết thông qua và có kế hoạch chung cũng như có điều kiện hỗ trợ phù hợp
đạt hiệu quả.
Chủ đề
Gia đình
Nội dung
- Dạy trẻ biết người thân
(như: bố hay bác, chú, anh…
trong họ) làm nghề bộ đội
hải quân.
- Biết quan tâm, chia sẻ,
động viên và thể hiện tình
yêu, sự thương nhớ khi có
người thân trong gia đình
làm nghề bộ đội hải quân
canh gác ở nơi biển đảo xa
xôi để giữ gìn và bảo vệ Tổ
Quốc.
8
Hoạt động.
* Thông qua hoạt động học
- Khám phá xã hội: Trò chuyện
về người thân làm bộ đội hải
quân.
- Văn học: đọc thơ: “Chú Hải
Quân”
- Âm nhạc: Hát, vận động “Ba
em là bộ đội hải quân”,
“Cháu thương chú bội đội”
- Tạo hình: Vẽ, xé dán quà tặng
chú bộ đội
* Thông qua hoạt động khác:
- Thiết kế những trò chơi chọn
hành vi đúng sai về các mối
quan hệ trong gia đình, mô
phỏng động tác bắt chước chú
bộ đội hải quân.
- Dạy trẻ biết nghề bộ đội
* Thông qua hoạt động học
hải quân (tên gọi, dụng cụ,
- Khám phá khoa học: Trò
trang phục, công việc và ý
chuyện về nghề bộ đội Hải
nghĩa của nghề đối với xã
quân.
hội).
- Âm nhạc:
- Giáo dục trẻ biết thường
+ VĐMH: Ba em là bộ đội hải
xuyên rèn luyện sức khỏe
quân
giống các chú bộ đội để bảo + Nghe hát: Đảo chân mây
Một số nghề vệ Tổ Quốc.
- Tạo hình: + Vẽ chú bộ đội hải
quân.
+ Cắt, xé dán làm bưu thiếp
tặng chú bộ đội hải quân
- Văn học: Dạy trẻ bài thơ "Chú
bộ đội hải quân"
* Thông qua hoạt động khác:
- Hoạt động giao lưu: trò
chuyện và giao lưu với các chú
bộ đội ở Trung đoàn E664.
- Dạy trẻ biết nghề làm muối * Thông qua hoạt động học:
(tên gọi, dụng cụ, sản phẩm, - Khám phá khoa học: Trò
trang phục, công việc và ý
chuyện về nghề làm muối.
nghĩa của nghề đối với xã
* Thông qua hoạt động khác:
hội)
- Hoạt động chiều: Đọc thơ "
Hạt muối"
- Trò chơi: Sắp xếp quy trình
làm ra muối.
- Hoạt động ngoài trời: Sự hòa
tan của muối, đường.
- Dạy trẻ biết nghề nuôi hải * Thông qua hoạt động học:
sản: nuôi cá, tôm, nuôi trai
- Khám phá khoa học: Trò
lấy ngọc, nghề đánh bắt cá:
chuyện về nghề đánh bắt cá,
câu mực (tên gọi, công việc, nghề nuôi hải sản.
dụng cụ, sản phẩm và ý
- Tạo hình: vẽ dụng cụ , sản
nghĩa của nghề với xã hội)
phẩm của nghề đánh bắt cá.
* Thông qua hoạt động khác:
- Hoạt động góc: cắt dán đồ
dùng, dụng cụ của nghề đánh
bắt cá.
- Dạy trẻ biết nghề nuôi
* Thông qua hoạt động học:
trồng thủy sản: Rong, tảo
- Khám phá khoa học: Trò
biển (tên gọi, công việc,
chuyện về nghề nuôi trồng thủy
dụng cụ, sản phẩm và ý
sản (rong, tảo biển)
nghĩa của nghề với xã hội)
- Tạo hình: Làm rong, tảo biển
9
Thế giới
động vật
từ len, vải.
- Dạy trẻ biết nghề chế biến * Thông qua hoạt động học:
hải sản: làm nước mắm;
- Khám phá khoa học: Trò
nghề xuất khẩu đồ đông
chuyện về nghề làm nước mắm,
lạnh: Tôm, cá, mực…
nghề xuất khẩu đồ đông lạnh:
- Dạy trẻ biết quan tâm và có Cá, tôm, mực...
ý thức bảo vệ tài nguyên và * Thông qua hoạt động khác:
môi trường biển, đảo, biết
- Trò chuyện: Cho trẻ xem phim
nhận ra những hành vi
tài liệu về một số nguyên nhân
“đúng”,”sai”, “tốt”, “xấu”,
gây ô nhiễm môi trường:
biết thực hiện và chọn những - Thiết kế những bài tập có
hành vi đúng:
hành vi đúng sai bảo vệ môi
Nguyên nhân:
trường trên bãi biển và cho trẻ
+ Do tràn dầu: tàu bè đi lại
tham gia.
trên biển làm tràn dầu, đắm
tàu do bão, lốc.
+ Do con người chặt phá cây
ven biển.
+ Do con người khai thác
cạn kiệt tài nguyên biển:
Đánh bắt cá tùy tiện, khai
thác các loại tảo, rong biển
quá mức....
+ Do rác thải từ hoạt động
của nghề đánh, bắt cá, nuôi
tôm, chế biến hải sản thành
nước mắm, không được xử lí
đổ thẳng ra biển.
- Dạy trẻ biết (tên gọi, đặc
* Thông qua hoạt động học:
điểm, cách vận động, sinh
- Khám phá khoa học: Khám
sản, môi trường sống…) của phá thế giới trong lòng đại
các loại động vật sống ở
dương
biển: Tôm, cá, cua, ghẹ,
- Tạo hình: Ghép hình con vật ở
ngao, sao biển…
biển bé thích bằng lá cây.
- Âm nhạc:
Dạy vận động: Tôm cua cá thi
tài.
Nghe hát: Đi câu cá.
- Kể chuyện: Câu chuyện của cá
- Lợi ích của động vật biển : vàng
+ Cung cấp thức ăn giàu
* Thông qua hoạt động khác:
dinh dưỡng như: Tôm, cá
- Hoạt động chiều: Làm chuông
thu, cua, ngao, mực, ghẹ…
gió, làm hoa từ vỏ ngao, ghép
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ tranh rời động vật biển, nặn các
tài nguyên biển.
loại động vật sống ở biển.
10
- Thông qua các trò chơi như:
“Ai chọn nhanh nhất, du lịch
dưới đại dương”.
- Dạy trẻ biết thế giới thực
vật ở biển: rong biển, san hô,
tảo, cây đước… (Tên gọi,
hình dạng, đặc điểm… )
Thế giới
thực vật
- Dạy trẻ biết lợi ích từ thực
vật biển: làm thuốc chữa
bệnh, làm thực phẩm chức
năng.
- Dạy trẻ biết một số PTGT
trên biển: Tàu thủy, thuyền
buồm, ca nô, ghe, phà…
Phương tiện (Tên gọi, đặc điểm chung,
và một số
tác dụng, môi trường hoạt
quy định về động)
giao thông - Dạy trẻ biết ích lợi của
giao thông biển: giúp mọi
người đi lại giữa các vùng,
các nước và vận chuyển
hàng hóa…
- Dạy trẻ có ý thức khi tham
gia giao thông trên biển
Nước và
hiện tượng
tự nhiên
- Dạy trẻ biết (tên gọi, đặc
điểm, hiện tượng, tác hại)
các hiện tượng tự nhiên: cát,
nước biển, sóng biển, bão
biển, sóng thần.
- Dạy trẻ ý thức, hành vi bãi
biển giữ gìn bảo vệ môi
trường và nguồn nước biển
sạch, trong lành.
11
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò
chuyện về các loại rong, tảo
biển
* Thông qua hoạt động khác:
- Hoạt động chiều: Sắp xếp quy
trình phát triển của Tảo biển.
- Hoạt động góc: Nặn san hô
- Thông qua trò chơi: “Tạo
thảm cỏ, vườn hoa trên bờ
biển”.
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò
chuyện về các loại PTGT trên
biển.
- Tạo hình: Gấp, xé dán thuyền
trên biển
- Âm nhạc:
+ Dạy vận động: Em đi chơi
thuyền
+ Nghe hát: Bạn ơi có biết
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất
* Thông qua hoạt động khác
- Hoạt động góc: vẽ, tô màu, cắt
dán tranh ảnh về giao thông trên
biển, đảo.
- Hoạt động chiều: tạo hình
thuyền buồm trên biển bằng lá
cây, bẹ chuối.
- Thiết kế những hình ảnh đúng
sai khi tham gia giao thông trên
biển.
* Thông qua hoạt động học:
- Khám phá khoa học: Trò
chuyện về các hiện tượng tự
nhiên: nước biển, sóng biển.
- Văn học: nghe kể chuyện, đọc
thơ, ca dao về biển, đảo Việt
Nam.
- Âm nhạc:
+ Dạy hát: Bé yêu biển
+ Không vứt rác thải xuống + Nghe hát: Biển hát chiều nay
biển.
+ Trò chơi: “Tai ai thính” (phân
+ Không xả trực tiếp nước
biệt âm thanh: mưa, gió, sóng
thải xuống biển.
biển)
+ Không làm tràn dầu ra
* Thông qua hoạt động khác
biển.
- Hoạt động ngoài trời: tạo sóng
+ Không đánh bắt cá tùy
bằng tay
tiện, khai thác triệt để rong
- Thiết kế những hình ảnh đúng
tảo biển…
– sai, nên – không nên làm về ý
+ Tham gia thu gom rác
thức giữ gìn bảo vệ môi trường
thải…
và nguồn nước biển.
- Dạy trẻ nhận biết về biển,
* Thông qua hoạt động học:
hải đảo của Việt Nam: Tên
- Khám phá khoa học: Quan sát
gọi, vị trí địa lí, đặc điểm nổi và trò chuyện về 1 số vùng
bật của một số vùng biển,
biển, đảo của quê hương.
Quê hương – đảo nổi tiếng ở Việt Nam.
- Tạo hình: Vẽ cảnh biển.
Bác Hồ- Dạy trẻ biết lợi ích của
- Âm nhạc: nghe, hát, múa, vận
Trường tiểu biển, đảo:
động theo nhạc các bài hát về
học
+ Biển, đảo nổi tiếng là nơi
biển đảo quê hương.
tham quan, du lịch, nghỉ
* Thông qua hoạt động khác
mát.
- Hoạt động góc: tô màu, làm
+ Là nơi phát triển các nghề sách tranh du lịch quê em.
+ Cung cấp nguồn tài
- Thiết kế hình ảnh đúng – sai
nguyên như dầu khí, nguồn
các nguồn tài nguyên biển cung
năng lượng sạch….
cấp cho đời sống.
- Giáo dục trẻ tình yêu biển - Trò chơi: Du lịch biển
đảo, yêu quê hương, đất
nước.
* Kết quả: tôi đã xây dựng bản kế hoạch lồng ghép trong các hoạt động
vào các chủ đề rất chi tiết, cụ thể. Nhờ đó công việc của tôi thực hiện rất nhẹ
nhàng, linh hoạt và đạt hiệu quả cao.
3. Sáng tác, sưu tầm thơ ca, hò vè có nội dung giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo để dạy trẻ:
Đối với lứa tuổi mầm non, trẻ nhanh nhớ mau quên, thơ ca đối với trẻ có
vần điệu sẽ giúp trẻ dễ nhớ và thuộc hơn, nó dễ đi vào tâm hồn của trẻ thơ. Để
cung cung cấp kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất, tôi đã sáng tác, sưu tầm, các
bài thơ ca, hò vè có nội dung về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo để dạy
trẻ. Ngoài ra, còn dạy trẻ tình yêu, lòng biết ơn các chú bộ đội hải quân đang
phải xa người thân để canh gác bảo vệ nơi biển đảo xa xôi, canh giữ sự bình yên
cho Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên và
biển đảo quê hương…
Tôi đã sáng tác các bài thơ, bài vè như sau:
Bài: Trường Sa thân yêu
Mênh mông trời biển bao la
Một vùng biển đảo thật là thân thương
12
Các anh ở đó biên cương
Cầm chắc tay súng ngăn phường xâm lăng
Lối liền biển đảo xa xăm
Trường Sa yêu dấu tháng năm giữ gìn
Toàn dân gửi trọn niềm tin
Để cho dân tộc bình yên tháng ngày
Hòa bình hạnh phúc vui thay
Trường Sa yêu dấu hàng ngày bên anh.
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Em ước mơ làm bộ đội Hải quân
Đây Trường Sa
Đây Hoàng Sa
Mảnh đất thiêng
Hùng vĩ
Nơi máu thịt
Của bao người
Đã ngã xuống
Và hy sinh
Quên thân mình
Để bảo vệ
Quê hương
Giữ bình yên
Cho Tổ quốc
Em mong ước
Lớn lên
Khoác trên mình
Bộ áo lính
Chú hải quân
Ngày đêm
Canh gác
Vùng đất thiêng
Giữ bình yên
Và bảo vệ
Chủ quyền
Đất nước
Của Việt Nam.
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Tự hào biển đảo quê em
Quê hương em biết bao tươi đẹp
Nước biển xanh và sóng vỗ rì rào
Nắng chói chang trên bờ cát trắng
Mùa hè đến tấp nập người đến thăm
Người thì tắm, người ngồi ngắm,
Biển đông hơn và sóng vẫn dạt dào
Ôi! thật đẹp, thật là đẹp!
Rất nhiều biển nổi tiếng của Việt Nam
Biển Sầm Sơn, biển Nha Trang
Vịnh Hạ Long, lại biển Cửa Lò
Côn Đảo xa xôi, Cát Bà, Phú Quốc
Biển quê mình đẹp lắm, bạn biết không?
Hơn thế nữa đảo Trường Sa hùng vĩ
Mảnh đất thiêng che chắn đất liền
Đảo Hoàng Sa bao la lộng gió
Thuộc chủ quyền đất nước của Việt Nam
Biết mấy tự hào biển đảo quê hương
13
Trong tâm tôi, luôn luôn tươi đẹp.
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Vâng lời cô giáo
Mẹ! mẹ ơi cô dạy
Bài bảo vệ môi trường
Mỗi khi đi tắm biển
Phải nhớ mang áo phao
Không làm ồn gây ào
Không vứt rác bừa bãi
Vỏ bim bim bánh kẹo
Vỏ bánh gói, ni lông
Các bé nhớ nghe không
Phải bỏ vào thùng rác
Bỏ đúng nơi quy định
Để bảo vệ môi trường
Giữ trong xanh nước biển
Cho không khí trong lành
Cho mực, tôm, cá, ghẹ…
Phát triển và sinh sôi
Cung cấp cho con người
Thức ăn giàu dinh dưỡng
Đồng thời giúp phát triển
Tiềm lực về giao thông
Đường biển lại hàng không
Tàu bè đi tấp nập
Người du lịch, nghỉ mát
Cảm thấy rất vừa lòng
Biển đẹp, nước lại trong
Có công của bé đấy
Vì bé nhớ lời cô
Biết bảo vệ môi trường.
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Em yêu biển quê em
Bạn ơi có biết không
Bầu trời cao xanh trong
Bên những bờ biển rộng
Thuyền buồm đi tấp nập
Người người đi tắm biển
Khi bình minh xuất hiện
Cảnh biển đẹp vô cùng
Giữa làn nước trong xanh
Sóng vẫn vỗ rì rào.
Biển bao la rộng lớn
Nhô lên hai núi đá
Giống như hai con gà
Là vịnh Hạ Long đó.
Bạn nghe kể tiếp nhé
Cảnh đẹp lại hữu tình
Nước rất trong và mát
Núi hòn Trống, hòn Mái
Đã đi vào hồn thơ
Biển đẹp vào bậc nhất
Biển Sầm Sơn đó mà
Em yêu biển quê mình
Những biển bờ cát trắng
Thật đẹp! thật tuyệt đẹp!
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Bố em là lính biển
Bố em là bộ đội
Lặn lội ngoài đảo xa
Canh giữ biển quê ta
Mẹ dặn bé ở nhà
Luôn chăm ngoan học nhé
Lúc nào ngoan bố sẽ
Thưởng một chuyến đi thăm
Nơi đảo xa vạn dặm,
Bé thương bố nhiều lắm
14
Làm việc nơi đảo vắng
Bé ơi! Hãy cố gắng
Luôn vâng lời mẹ cha
Bé ơi! Hãy ở nhà
Là trò ngoan con nhé!
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Vè về đảo Trường Sa
Nhiều hòn đảo mới
Hoàng Sa đó mà,
Côn đảo, Phú Quốc
Biển nước mênh mông
Mời bạn đến thăm
Cùng vui chơi nhé
Ve vẻ vè ve
Bài vè đã hết.
Lẳng lặng mà nghe
Bài vè tôi kể
Về biển đảo nhé
Mời bạn hãy ghé
Thăm đảo Trường Sa
Đảo của chúng ta
Biển cũng là nhà
Đảo là quê hương
Trên đường đi tới
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Ve vẻ vè ve
Bạn nghe tôi kể
Về biển quê tôi
Đẹp vào bậc nhất
Sầm Sơn đó mà
Xa hơn tí nữa
Đố bạn biển gì?
Bạn hãy đoán đi
Cửa Lò bạn nhỉ
Mời bạn đi đến
Thăm các Vịnh nào
Vè ca ngợi về biển Việt Nam
Nha Trang, Hạ Long
Cũng đẹp vô cùng
Mặt nước trong xanh
Sóng vỗ rì rào
Ngày đêm ở đó
Người dân bắt cá
Tôm, cua, cá, mực
Cùng nhiều hải sản
Cho chúng ta ăn
Khỏe mạnh lớn nhanh
Thông minh, học giỏi.
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Các bài thơ sưu tầm:
Chú hải quân
Đứng canh ngày canh đêm
Ngoài xa vời hải đảo
Kìa bóng chú hải quân
Dưới trời xanh trứng sáo.
Mặc nắng mưa gió bão
Cây súng chú chắc tay
Quân thù mà ló mặt
Biển lớn sẽ vùi thây.
Em mong ngày khôn lớn
Sẽ vượt sóng ra khơi
15
Cũng cầm chắc tay sung
Giữ lấy biển lấy trời.
Sưu tầm
Trăng treo trên đảo
Đất quê ta hai mùa mưa nắng
Mẹ hiền nuôi con khôn lớn mỗi ngày
Con sông dài bên bồi bên lở
Ruộng phù sa thẳng cánh cò bay.
Trời Việt Nam mênh mông rừng biển
Chung mẹ Âu cơ giòng giống Tiên Rồng
Nhớ nghe em thiêng liêng từng tấc đất
Từ bao đời xương máu của cha ông.
Bên cánh võng mẹ ru thời thơ ấu
Giấc ngủ ngoan ngọt dịu ca dao
Không quên được nỗi đau dân tộc
Một ngàn năm nô lệ giặc tàu.
Đất nước ta tuy nghèo và nhỏ bé
Nhưng dân mình chưa từng sợ ngoại xâm
Đẹp tuyệt vời trăng vàng treo trên đảo
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Rồi mai này anh xa thành phố
Giữ bình yên biển đảo quê hương
Em hãy nhớ tình quê hồn nước
Trái tim mình là tổ quốc yêu thương!
Sưu tầm
Bố là lính hải quân
Hôm bố về nhà
Cõng bé lên vai
Bố nhún, bố nhảy
Bố bảo như là
Tàu bố ngoài khơi
Bé ngồi trên vai
Lắc lư lắc lư
Cứ như ngồi tàu
Lướt trên biển vậy
Mẹ thương bảo bố
16
Lính hải quân mà
Đã về đến nhà
Còn ham làm sóng.
Sưu tầm
Biển ùa vào rộn rã
Bờ cát khẽ hân hoan
Sóng biến xô ào ạt
Tạo nên điệu nhạc xanh
Như lời ru của mẹ
Biển đùa với trẻ con
Sưu tầm
Đồng dao - Hạt mưa hạt móc
Tôi ở trên trời
Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hóa tôi không
Tôi chảy ra sông
Nuôi loài tôm cá
Qua các làng xã
Theo máng theo mương
Cho người trồng trọt
Thóc vàng chật cót
Cơm trắng đầy nồi
Vậy chớ khinh tôi
Hạt mưa hạt móc
Sưu tầm
Hạt muối
Lung linh hạt trắng
Phơi trắng đồng trưa
Bàn tay của sóng
Đưa nước lên bờ
Bàn tay của mẹ
Chia đều từng ô
Bàn tay của gió
Quạt cho nắng khô
Bao nhiêu bàn tay
Làm nên hạt muối
Nhỏ xíu, lạ chưa!
Sưu tầm
Truyện: Nỗi buồn của sinh vật biển
17
Biển là nhà, là nơi sinh sống của các sinh vật biển như: tôm, cá, mực, sao
biển… Hàng ngày, các sinh vật biển cùng đùa vui, múa lượn trên những con
sóng nhấp nhô, dưới những tia nắng ấm áp của ông Mặt trời làm mặt biển long
lanh và đẹp đến lạ thường.
Một hôm, Tôm, cua, cá đua tài xem ai bơi giỏi nhất. Bỗng nhìn thấy có rất
nhiều vật lạ ở biển làm cho tất cả các bạn không vui đùa và bơi thi được nữa.
Ánh nắng Mặt trời cũng bị các vật đó che khuất, khiến các sinh vật trở nên buồn
và sợ sệt. Các bạn nhờ bạn cá nhỏ đi tìm hiểu về các vật lạ đó xem chúng từ đâu
ra. Chú cá nhỏ nhô mình lên mặt nước và phát hiện ra đó là các túi ni lông, vỏ
bim bim, bánh kẹo, cả vỏ chai nước ngọt nữa. Ngoài ra, còn có rất nhiều rác thải
khác do con người sử dụng và vứt ra ngoài bờ biển. Khi nước thủy triều lên,
xuống đã cuốn theo rác thải xuống mặt biển xanh mát. Các con vật nghĩ rằng,
nếu cứ để tình trạng này xảy ra thì chẳng bao lâu nữa, nước biển bị ô nhiễm và
sẽ không còn con vật nào sống được ở nơi đây. Không biết lúc đó biển sẽ buồn
như thế nào vì không còn các bạn sống bên cạnh mình nữa.
Hiểu được nỗi buồn của các bạn, biển ngày đêm sóng vẫn vỗ rì rào như
nhắc nhở con người hãy bỏ rác vào đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường
sống cho các loài sinh vật biển.
Sáng tác: Nguyễn Thị Loạt
Truyện: Nàng Tiên Mưa
Hôm nay, Vịt con được mẹ cho ra sông tắm mát. Vịt con thích lắm. Vịt con
đằm mình trong dòng nước. Những giọt nước bé tí xíu tinh nghịch rủ nhau trèo
lên lưng, lên đầu Vịt con rồi lại lăn xuống mặt nước.
Bỗng nhiên, một giọt nước bé tí xíu chạy đến ghé vào tai Vịt thì thầm: “Vịt con
ơi! Chúng tôi chào bạn, chúng tôi sắp phải đi xa đây”. Vịt con ngơ ngác nhìn
những giọt nước biến thành hơi bốc lên trời như những nàng tiên cất cánh bay.
Ông Mặt Trời cười càng lúc càng tươi, ánh nắng ngày càng gay gắt hơn. À! Thì
ra ánh nắng của ông Mặt Trời chiếu xuống mặt sông làm những hạt nước biến
thành hơi. “Nhưng hơi nước bốc lên trời để làm gì nhỉ?” – Vịt con vừa đi về vừa
nghĩ.
Chiều nay, những đám mây đen kéo về che lấp cả một khoảng trời rộng lớn. Từ
trong đám mây, những giọng nói quen thuộc cất lên:
- Vịt con ơi, có thấy chúng mình không? Chúng mình là những hạt nước bé xíu
từ sông, từ biển cả đấy!
- Các bạn ở đâu? – Vịt con hỏi.
18
- Chúng tôi ở trên những đám mây đen nặng trĩu này này. Từ những hơi nước
bốc lên, chúng tôi kết bạn thân với nhau tạo thành mây đấy!
- Vậy các bạn có xuống mặt đất và trở lại thành những hạt nước bé xíu được
nữa không? – Vịt con lại hỏi.
- Có chứ! Chúng tôi sắp gặp lại bạn để cùng nhau đùa nghịch đấy!
Đúng lúc đó thì chị Gió ào tới làm những chiếc lá vàng rơi đầy một góc sân nhà
Vịt con, những tia chớp ngang trời lóe lên. Thế là trận mưa rào chiều nay đã đổ
xuống. Lộp bộp! Lộp bộp! Âm thanh vang lên như bản nhạc giao mùa. Vịt con
ngắm nhìn và cảm thấy rất sung sướng.
Cơn mưa ngớt dần, bầu trời sáng hẳn ra. Những đám mây đen biến đâu mất. Vịt
con lạch bạch chạy ra luống rau mới trồng hôm trước: “Ôi chao! Sao những
ngọn rau xanh mởn lạ lùng thế này!”. Vịt con chạy ào tới, dang đôi cánh nâng
niu những giọt nước. Vịt con thì thầm: “Sao các bạn lại thành mưa được thế?”.
- Vịt con biết không? Hơi nước bốc lên trời tạo thành những đám mây đen. Khi
gặp không khí lạnh, những đám mây tụ lại thành mưa rơi xuống mặt đất và
chúng tôi lại trở thành những hạt nước bé xíu đấy! – Những hạt nước thi nhau kể
với Vịt con.
- Ôi, hay quá! – Vịt con reo lên – Vậy thì từ nay, Vịt con sẽ không gọi các bạn là
những hạt nước bé xíu nữa đâu mà sẽ gọi các bạn là những “nàng tiên mưa”
nhé! Các bạn có thích không?
Những “Nàng tiên mưa” thích thú, cười rung những ngọn rau, và tí tách rơi
xuống chơi đùa với Vịt con.
Sưu tầm
Kết quả: Tôi đã sáng tác, sưu tầm được rất nhiều các bài thơ, vè, câu
chuyện có nội dung giáo dục phù hợp về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
để dạy trẻ trong các hoạt động. Trẻ rất hứng thú, say sưa tham gia đọc thơ, vè và
lắng nghe những câu chuyện cô kể. Qua đó, trẻ hứng thú tham gia hoạt động và
lĩnh hội những kiến thức về tài nguyên, môi trường biển, hải đảo một cách nhẹ
nhàng, không gò bó, áp đặt.
4. Lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo
vào các hoạt động trong ngày của trẻ.
4.1 Thông qua hoạt động học:
Trong tất cả các hoạt động ở trường mầm non, hoạt động học là một
hoạt động quan trọng bởi đây là hoạt động mà giáo viên chuẩn hóa, chính xác
19
kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Qua đó, giáo dục trẻ
ý thức, tình cảm phù hợp với nội dung bài dạy.
Ví dụ:
Hoạt động: Thể dục
Chủ đề: Bé và gia đình
VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
TC: Chuyền bóng qua đầu
Tôi đã gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ xem một đoạn video clip về
các chú bộ đội hải quân đang canh gác trên biển và trò chuyện với trẻ về nội
dung đoạn video: + Đây là ai? Các chú bộ đội hải quân đang làm gì? Vì sao chú
phải đứng canh gác ở đây? Sau đó tôi dẫn dắt: hôm nay cô sẽ tổ chức cho các
con một chuyến du lịch biển và cùng đến thăm các chú bộ đội hải quân nhé. Bây
giờ cô cháu mình cùng khởi động để có sức khỏe tốt để đến thăm các chú nào.
Khởi động xong, cô giới thiệu vận động cơ bản: các con ạ, các chú bộ đội hải
quân đứng canh giữ ở biển đảo xa xôi rất vất vả và vẫn còn bị thiếu lương thực.
Vì vậy, chúng mình cùng giúp các chú mang thật nhiều lương thực ra đảo
Trường Sa nhé. Cô làm mẫu hai lần. Và cho trẻ thực hiện. Trẻ thực hiện vận
động xong. Cô nhận xét: bạn nào cũng rất hào hứng và chở được nhiều bao gạo
giúp các chú hải quân. Các chú rất cảm ơn các con đấy. Cô mời một trẻ giỏi lên
chở bao gạo cuối cùng giúp các chú. Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chuyền bóng qua
đầu. Hồi tĩnh: chúng mình cùng tạm biệt các chú bộ đội hải quân và trở về đất
liền. Kết thúc, cô nhận xét và giáo dục trẻ: trong chuyến du lịch hôm nay cô thấy
bạn nào cũng giỏi, chở được nhiều bao gạo giúp các chú hải quân ra ngoài đảo
mà không bị rơi bao gạo nào xuống biển. Các chú gửi lời cảm ơn các con và
chúc các con luôn chăm ngoan, học giỏi, hay ăn chóng lớn, có sức khỏe tốt để
bảo vệ Tổ quốc.
Qua tiết học này, tôi giáo dục trẻ biết nhớ ơn những người đã và đang làm
công việc rất vất vả ở nơi biển đảo xa xôi. Đồng thời, giáo dục trẻ lòng yêu nước
và ý thức bảo vệ biển đảo quê hương, bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động: Khám phá xã hội
Chủ đề: Một số nghề
Đề tài: Trò chuyện về chú bộ đội hải quân
Đây là hoạt động cung cấp kiến thức rõ nhất về nghề các chú bộ đội hải
quân làm nhiệm vụ canh giữ ở hải đảo xa xôi.
Trước khi vào bài, tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách: cho trẻ đọc bài vè
về “Ước mơ làm chú bộ đội hải quân” do cô tự sáng tác. Sau đó tôi cùng trẻ trò
chuyện với trẻ về nội dung bài vè:
+ Các con vừa đọc bài vè gì?
+ Trong bài vè nói đến những quần đảo nào?
+ Bạn nhỏ ước mơ lớn lên làm nghề gì?
Phần nội dung chính, tôi cho trẻ quan sát video clip về các chú bộ đội hải
quân và cho trẻ nói những gì trẻ vừa quan sát được:
20
+ Đây là ai?
+ Con có nhận xét gì về chú bộ đội hải quân? (trang phục, mũ, súng…)
+ Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?
+ Chú đứng canh gác ở đâu?
+ Vì sao các chú phải canh gác ở đó?
+ Sau này lớn lên con có thích làm nghề bộ đội hải quân không? Vì sao?
Vừa đặt câu hỏi tôi vừa nhấn mạnh bằng hình ảnh những hoạt động đó.
Một loạt các câu hỏi được đặt ra nhằm lý giải cho những điều trẻ vừa quan sát
thấy. Qua hình ảnh và những câu hỏi đó trẻ biết được trang phục, công việc rất
vất vả của chú bộ đội hải quân. Hàng ngày dù trời nắng hay mưa, các chú vẫn
hiên ngang đứng gác để bảo vệ sự bình yên cho Tổ quốc. Giờ học giúp tôi cung
cấp cho trẻ kiến thức về một nghề mà thường ngày trẻ chưa được gặp các chú
hải quân. Với bài giàng này tôi còn giáo dục trẻ biết yêu quý, biết ơn những
người đang thầm lặng bảo vệ đất nước ở nơi biển đảo xa xôi. Ngoài ra tôi còn
mở rộng cho trẻ biết một số nghề khác như: bộ đội phòng không không quân, bộ
đội biên phòng, bộ đội xung kích…và một số đồ dùng, dụng cụ, công việc, ý
nghĩa của các nghề đó. Cuối bài trẻ được chơi trò chơi 1 “Tìm đúng trang phục,
đồ dùng của các nghề đó”, trò chơi 2 “Vẽ về chú bộ đội hải quân mà con thích”
Và cũng qua bài giảng này trẻ biết rõ hơn về nghề bộ đội hải quân, biết so sánh
điểm gì giống và khác nhau giữa các nghề bộ đội về trang phục, đồ dùng, công
việc... Bài giảng này giúp tôi giáo dục trẻ sau này lớn lên biết làm nghề có ích
cho xã hội, đặc biệt là tình yêu quê hương, ý thức bảo vệ biển đảo.
Cô giáo trò chuyện với trẻ về Chú bộ đội hải quân trong giờ học khám phá
21
Hoạt động: tạo hình
Chủ đề: Phương tiện và quy đinh về giao thông
Đề tài: Gấp và dán thuyền trên biển
Với đề tài này tôi cho trẻ quan sát các loại phương tiện giao thông đường
thủy. Sau đó trò chuyện với trẻ về những gì trẻ vừa quan sát được. Tiếp theo cô
đưa tranh cô gấp dán những con thuyền đó cho trẻ quan sát và hỏi: Cô đã gấp
dán được cái gì? Cái thuyền không mui được cô gấp như thế nào? Còn thuyền
có mui được gấp như thế nào? Thuyền ở gần thì cô như thế nào? Thuyền ở xa thì
như thế nào? …tiếp đó tôi hỏi ý định của trẻ sẽ gấp thuyền gì và gấp như thế
nào? Nếu trẻ không nói được ý định của mình tôi sẽ gợi ý giúp trẻ cách gấp
thuyền…Khi trẻ thực hiện tôi sẽ vừa bao quát trẻ vừa gợi ý cho trẻ yếu vừa gợi
mở thêm cho trẻ nào gấp tốt. Lúc treo tranh triển lãm tôi tiếp tục hỏi trẻ con
thích tranh của bạn nào? Vì sao con thích? Con thích vì bạn gấp được chiếc
thuyền như thế nào? Với bài giảng này tôi giúp trẻ mở rộng về các loại thuyền
và trẻ biết được đặc điểm của mỗi chiếc thuyền. Đồng thời, giáo dục trẻ biết
ngồi ngay ngắn khi ngồi trên thuyền để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Chủ đề: Quê hương – Bác Hồ- Trường Tiểu Học
Chủ đề nhánh: Bé và biển đảo
Đề tài: VĐM: “ Bé yêu biển”
NH: Biển hát chiều nay
Vì trẻ còn rất nhỏ nên ít được đi tham quan, du lịch. Mặt khác, Việt Nam
tuy là quốc gia biển nhưng không phải ai cũng được đi du lịch ra biển đảo để
nghỉ mát, tham quan. Chính vì vậy mà sự hiểu biết của trẻ về biển, đảo còn rất
hạn hẹp. Trẻ chỉ cảm nhận, hiểu biết nhiều hơn về những gì xung quanh gần gũi
với trẻ như: yêu mái nhà, yêu quý những người thân yêu đang hàng ngày sống
bên trẻ, yêu cô giáo, bạn bè, mái trường nơi trẻ sinh sống. Hay trẻ chỉ biết đến
những danh lam thắng cảnh như mái đình ngôi chùa, sân làng nơi trẻ được tới
mỗi khi đi cùng cha mẹ, ông bà. Để mở rộng hơn phạm vi của chủ đề tôi cho trẻ
làm quen với một số biển nổi tiếng của Việt Nam như biển Sầm Sơn, quần đảo
Trường sa để thấy được cuộc sống và con người nơi đây. Qua đó giúp trẻ hiểu:
biển cũng gần gũi với mỗi người và cũng rất quan trọng trong cuộc sống của
hàng triệu ngư dân nơi gần biển. Còn đảo thì rất quan trọng, nó là cái phên che
chắn để bảo vệ Tổ quốc. Sau đó tôi dạy trẻ vận động múa bài “Bé yêu biển”. Bài
hát cho trẻ thấy biển to và rất đẹp nhưng bé chẳng dám tắm, bờ biển nhiều cát
trắng, bé tha hồ nghịch và được xây nhà lầu bằng cát. Khi nhìn thấy chiếc
thuyền to thì nhầm tưởng đó là con cá sấu. Nhưng bé vẫn rất thích biển. Tiếp
theo để kích thích và giúp trẻ hiểu thêm về biển đảo Việt Nam, tôi đưa trẻ đến
với bài hát “Biển hát chiều nay”. Qua tiết học này trẻ lớp tôi thấy yêu biển hơn
và hào hứng hơn khi được hát bài hát này và cố gắng học ngoan hơn, giỏi hơn để
mùa hè đến được đi tắm biển, được nghịch cát, xây lâu đài cát. Đồng thời, khi
trẻ hát múa, nghe cô hát, trẻ sẽ cảm nhận tình yêu quê hương đất nước, tình yêu
biển đảo qua những giai điệu mượt mà của các bài hát.
22
Hoạt động: Làm quen văn học
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Truyện: “Vì sao nước biển lại mặn”
Truyện lý giải cho trẻ hiểu tại sao nước biển lại mặn: có một chàng tên là
Y- a - Nich rất tốt bụng, chàng đã cho thuyền trưởng một con tàu lớn mượn cái
cối xay có phép màu nhiệm. Khi trên thuyền bị hết lương thực, chỉ còn vài hạt
muối, thuyền trưởng đã ra lệnh cho cối xay, xay nhanh những hạt muối đó.
Nhưng cối xay cứ xay mãi, muối đã chất đầy cả lên thuyền. Thuyền trưởng đã
ném chiếc cối xay nhỏ xuống biển để cứu chiếc thuyền của mình. Từ đó, cái cối
xay nhỏ vẫn tiếp tục xay ra muối mặn cho cả biển. Đó chính là một hiện tượng
tự nhiên mà có lẽ rất nhiều trẻ không biết. Câu chuyện này sẽ trả lời được câu
hỏi: vì sao nước biển lại mặn và muối có từ đâu.
Qua câu chuyện trẻ biết được nước biển có vị mặn và nhờ đó mà những
người ngư dân gần biển phát triển thêm được nghề làm muối. Qua đó, giáo dục
trẻ biết bảo vệ và giữ gìn nước biển luôn trong sạch.
4.2 Thông qua hoạt động khác.
* Hoạt động đón, trả trẻ:
Giờ đón trả trẻ là hoạt động tạo nên sự thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và
trẻ. Ở mỗi chủ đề tôi đã cho trẻ xem băng hình hay những đoạn video clip, lồng
ghép những buổi trò chuyện về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo để giúp
trẻ nhớ và dần dần tạo thành thói quen. Để giúp trẻ có thêm những hiểu biết về
tài nguyên và môi trường biển đảo và con người nơi đây thông qua những hoạt
động trong ngày như trò truyện với trẻ về con người và cuộc sống nơi biển đảo.
Lúc này cô giáo trở thành hướng dẫn viên du lịch và những đoạn video clip là
công cụ để giúp trẻ khám phá con người và mảnh đất nơi biển đảo. Qua những
đoạn phim đó trẻ biết được cuộc sống của những người lính, những ngư dân ven
biển họ sống và lao động như thế nào. Với cuộc sống đó các em có sự cảm
thông và mình nên làm gì khi đang được sống ở nơi có đầy đủ cả về cơ sở vật
chất cũng như kinh tế.
- Chủ đề “Trường mầm non” tôi trò chuyện với trẻ về những bạn nhỏ đang học
ở ngôi trường mầm non nơi ven biển. Khi được quan sát những ngôi trường này
trẻ thấy được các bạn nhỏ nơi đây đang thiếu thốn về cơ sở vật chất rất nhiều.
Từ đó, trẻ có sự cảm thông, chia sẻ với những bạn cùng tuổi với mình ở nơi gần
biển.
- Chủ đề “Gia đình”: tôi cho trẻ xem video clip về cuộc sống gia đình của các
bạn nhỏ có bố làm bộ đội hải quân đang canh gác ở nơi biển đảo xa xôi. Trẻ sẽ
có sự cảm thông, chia sẻ với các bạn nhỏ khi bố vắng nhà. Qua đó, giáo dục trẻ
biết yêu thương, quý trọng những người làm nghề bộ đội hải quân đang canh giữ
biển đảo xa xôi để bảo vệ Tổ Quốc.
- Chủ đề “Một số nghề” tôi trò chuyện về các nghề nơi vùng biển như nghề
đánh bắt cá, nghề làm muối, nghề bộ đội hải quân…Mỗi nghề đó cần những
dụng cụ gì, nghề đó tạo ra sản phẩm gì? Nghề đó, những sản phẩm của nghề có
ích như thế nào với cuộc sống của con người? Đồng thời, giáo dục trẻ sau này
lớn lên làm những nghề có ích cho xã hội
23
Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ về nghề bộ đội hải quân
và các nghề nơi vùng biển
- Chủ đề “Thế giới động vật” tôi trò chuyện với trẻ về thế giới động vật sống ở
biển như mực, sao biển, ốc, cá, cua ghẹ, tôm…Khi được trò chuyện trẻ biết được
biển là nơi sinh sống của các sinh vật biển rất phong phú và đa dạng. Trẻ còn
biết lợi ích của nguồn tài nguyên đó là: cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, rất
cần thiết trong cuộc sống con người.
Ngoài ra, những tài nguyên đó còn giúp phát triển về kinh tế Việt Nam: là hàng
xuất khẩu ra nước ngoài.
Các loài sinh vật sống ở biển vô cùng phong phú và đa dạng
24
- Chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi trò chuyện với trẻ về những phong tục tập quán
của người dân vùng biển, lễ hội vùng ven biển như: lễ Tế nước, Lễ hội đua
thuyền, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội cầu ngư... Qua đó trẻ thấy được điểm giống
và khác nhau của phong tục tập quán ở mỗi vùng quê của đất nước. Trẻ thấy tự
hào về truyền thống dân tộc và những nét đẹp văn hóa lễ hội của Việt nam.
- Chủ đề “Thế giới thực vật”: tôi cho trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về
các loại hoa, cỏ, rong, tảo biển, san hô… và lợi ích của những cây đó đối với
con người: dùng làm thuốc chữa bệnh… Ngoài những loại rau trẻ được ăn và
thấy hàng ngày như các loại rau muống, mùng tơi, ngót… Trẻ thấy được thực
vật sống ở khắp mọi nơi và rất phong phú, nhất là thực vật sống ở biển.
- Chủ đề “Phương tiện và quy định về giao thông” tôi cho trẻ xem các hình ảnh,
mô hình và trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông trên biển như
tàu thủy, ca nô, phà, thuyền buồm… Khi trò chuyện trẻ biết được tên gọi, đặc
điểm, cấu tạo, môi trường hoạt động, tác dụng của mỗi phương tiện đó với cuộc
sống. Qua đó, trẻ hiểu đường giao thông trên biển giúp mọi người đi lại và vận
chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác.
- Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên” tôi trò chuyện với trẻ về một số hiện
tượng thiên nhiên như cát, sóng biển. Thông qua những hình ảnh, đoạn video
clip tôi cho trẻ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời thấy được sức mạnh
của những hiện tượng bão biển, sóng thần do thiên nhiên mang đến rất nặng nề
như: cuốn trôi nhà cửa, con người, làm hỏng cầu, đường, trường học, phá hoại
mùa màng…
- Chủ đề”Quê hương – Bác hồ - Trường tiểu học” tôi trò chuyện với trẻ về một
số biển, đảo của quê hương như đảo Trường Sa, Hoàng sa, Vịnh Hạ Long, biển
Sầm Sơn, Cát Bà… Qua đó trẻ biết dù ngoài đảo hay trong đất liền mọi người
cũng phải học tập, sinh hoạt, lao động sản xuất, để có cuộc sống tốt đẹp, hạnh
phúc hơn… Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước.
* Hoạt động góc:
Với trẻ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học bằng chơi, chơi
mà học. Chính vì lí do đó mà tôi đưa cả những nội dung về tài nguyên và môi
trường biển đảo vào cung cấp cho trẻ thông qua các buổi chơi.
Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ xem tranh, ảnh, mô hình về tài
nguyên và biển, đảo. Sau đó cho trẻ chơi ở các góc như:
+ Góc chơi xây dựng, trẻ được làm những kiến trúc sư xây dựng đảo Trường sa,
Hoàng sa theo suy nghĩ của trẻ, xây dựng trường mầm non trên đảo, xây vườn
rau trên đảo… Đó là những mơ ước giản dị, thơ ngây nhưng lại mang một ý
nghĩa rất to lớn. Nó giúp hình thành ở trẻ sự gần gũi, thân thương và yêu quý
biển, đảo, sau khi trẻ được tìm hiểu và khám phá cuộc sống và con người nơi
biển đảo qua tranh ảnh.
+ Góc học tập: trẻ được chơi trò chơi: chọn hành động đúng, tìm chữ cái còn
thiếu theo yêu cầu trong các bức tranh về bảo vệ môi trường biển
+ Góc nghệ thuật: tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Tai ai thính” qua trò chơi, trẻ nhận
biết và phân biệt âm thanh của biển.
+ Góc tạo hình: trẻ sẽ vẽ, tô màu hoặc cắt dán tranh, ảnh về các phương tiện
giao thông, về cảnh biển…
25