Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

nghệ thuật chính luận trong tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “ cảnh rừng việt bắc” “ nguyên tiêu” “ tin thắng trận” của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.98 KB, 48 trang )

trận”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Ngữ Văn


Môn: Văn học Việt Năm 1945 đến nay

Đề tài : Nghệ thuật chính luận trong Tuyên ngôn độc lập và phong
cách thơ qua chùm thơ kháng chiến: “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Nguyên
tiêu” “ Tin thắng trận” của Hồ Chí Minh.

Danh sách nhóm:
1.
2.
3.
4.

Võ Thị Cẩm Tú
Đặng Thị Thơm
Nguyễn Bá Linh Chi
Lê Thị Ngọc Tuyết

– MSSV: K39.601.149
- MSSV: K39.601.124
- MSSV: K39.601.011
- MSSV: K39.601.146

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 1




Mục lục

Lời mở đầu:
Hồ chí Minh không chỉ là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Bác còn là một
nhà thơ lớn của dân tộc.Thơ Bác cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta
và ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc . “ Tuyên ngôn độc lập” và chùm thơ
kháng chiến chống Pháp ghi lại thời khắc của dân ta trong những năm anh
dũng chống Pháp và dành được độc lập. Cả “ Tuyên ngôn độc lập”và chùm thơ
kháng chiến chống Pháp “ Rằm tháng riêng” “Nguyên tiêu”…đều thể hiện
được phong cách sang tác của Hồ Chí Minh. Tuyên ngôn độc lâp ta thấy được
nghệ thuật chính luận bậc thầy của Bác ; Chùm thơ kháng chiến chống Pháp
ta thấy phong cách thơ của Bác. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về đặc
điểm phong cách thơ và nghệ thuật chính luận của Bác.

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 2


I.

Cơ sở lý luận
I.1. Khái niệm
I.1.1. Nghệ thuật chính luận
Chính luận là trình bày một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày
những quan điểm lý luận quốc gia, đoàn thể chính trị…
Nghệ thuật chính luận là cách sử dụng lập luận, lý lẽ của mình nhằm thuyết
phục người nghe .Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu chuẩn mực

gần với những phán đoán logictrong một hệ thống lí luận chặt chẽ. Sử dụng
lối viết ngắn gọn, dễ hiểu, giọng văn hùng hồn, đanh thép, bằng chứng xác
thực.
I.1.2 Phong cách thơ
Thi pháp văn học Nga định nghĩa “Phong cách là một hệ thống hình thức và
nội dung nhất định, là nguyên tắc thẩm mỹ để cấu trúc toàn bộ nội dung và
hình thức”
Phong cách thơ bào gồm: Phong cách nội dung và phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật của thơ Hồ Chí Minh: Phong cách thơ của Hồ Chí Minh
đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại, nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, nhiều
bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng. Thơ
tuyên truyền thì mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống nhân dân, dễ nhớ, dễ
thuộc và có khả năng đi sâu vào đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu của
quần chúng. Thơ nghệ thuật thường cô đọng, hàm súc, vừa uyên bác vừa tinh
tế và sâu sắc mang đậm phong cách cổ thi nhưng vẫn thể hiện chất hiện đại.

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 3


Trong thơ kháng chiến thơ Bác mang đậm tinh thần dân tộc. Mục đích viết
chủ yếu là cổ vũ kháng chiến nên phong cách thơ chủ yếu là giản dị, ngắn gọn,
ngôn từ mộc mạc . Giọng điệu hóm hỉnh vui tươi, hình ảnh cô đọng hàm súc
có tính khái quát cao . Đặc biệt ở thơ Bác có sự hòa quyện giữa bút pháp cổ
điển và bút pháp hiện đại Đọc thơ Bác ta thấy được chất thép trong thơ nói
như Hoàng Trung Thông:
“ Vần thơ Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình “
Phong cách nội dung: Thơ Bác thấm đượm tình người ,ta thấy được niềm lạc

quan, tin tưởng vào kháng chiến của Bác. Ngoài ra ở thơ kháng chiến của Bác
luôn có sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Các bài thơ “ tin thắng
trận” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Nguyên Tiêu” ta thấy rõ được phong cách thơ
Bác , một niềm tin, lạc quan vào cách mạng.
I.1.3. Phong cách nghệ thuật của nhà văn
Phong cách sáng tác (phong cách nghệ thuật) là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ
sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà
văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc.
(Trong nghĩa rộng: Phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng
hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm
nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất).
Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo và đa dạng.
Nhìn chung ở mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca,
Hồ Chí Minh đều tạo những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.
Văn chính luận của Người thường ngán gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ
đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng
ở bút pháp. Văn chính luận vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng
văn chính luận khi ồn tồn khi hùng hồn, đanh thép
Những tác phẩm truyện và kí của Người đều rất hiện đại, thể hiện tính chiến
đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của
Nguyễn Ái Quốc tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy sâu cay. Phạm
Huy Thông nhận xét: “ Văn tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc có đặc điểm nổi
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 4


bật là dí dỏm, hài hước. Điều đó không ngăn Người viết những lời thắm thiết
trữ tình khi xúc động”.

Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Thơ của
Người có thể chia làm hai loại. Mỗi loại có những nét riêng. Những bào thơ
nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức thơ
ca , lời lẽ giản dị, mộc mạc dề đi vào lòng người . Những bài thơ viết theo cảm
hứng thẩm mĩ hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển bằng chữ Hán, mang đặc điểm
của thơ cổ phương Đông có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và hiện
đại. Nhà phê bình người Pháp Rô- giê Đơ – nuy nhận xét: “Thơ người nói ít
mà gợi nhiều là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng,
không phô diễn mà cố như khép lại trong đường nét để cho người đọc tự
thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời”.
Nhìn chung trong văn chính luận truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ
thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất. Đó là cách
viết ngắn gọn, trong sang, giản dị sử dụng linh hoạt các thủ pháp và bút pháp
nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện một cách nhuần nhị và sâu sắc nhất tư
tưởng và tinh cảm củ Người càm bút.
I.2.

Đôi nét về tiểu sử Hồ Chí Minh

I.2.1. Cuộc đời.
Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một nhà nho yêu nước, quê ở làng
Kin Liên (làng Sen) nay thuộc xã Kim Liên, huyện Kim Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thân phụ của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Thời trẻ Người học chữ
Hán ở nhà , sau đó học tại trường Quốc học Huế, và có một thời gian ngắn
dạy học ở trường Dục Thanh – một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan
Thiết ( Bình Thuận).Năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước . Năm 1919
Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Véc- xay (Pháp) bản yêu sách của nhân dân
An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1912 Người dự đại hội Tua và trở thành
một trong những người sang lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ năm 1923- 1942
Người hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. Người đã tham

gia nhiều tổ chức cách mạng như Việt Nam cách mạng đồng chí hội( 1925) và
chủ trì các hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương
Cảng ( Hồng Kông) thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ( ngày 3-2-1930).
Tháng 2-1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong
nước. Ngày 13-8-1942, Người sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế.
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 5


Khi vừa tới Túc Tĩnh ( một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây) . Người bị chính
quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong vòng 13 tháng , trải qua
gần 18 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Sauk hi ra tù Người về
nước lãnh đạo cách mạng, tiến tới dành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa tổng
tháng tám năm 1945. Ngày 2/9 /1945, Hồ Chí Minh đọc “ Tuyên ngôn độc
lập” tại quảng trường Ba Đình . Trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội
(1946) , Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
va đã giữ chức vụ đó cho tới khi từ trần ( 2/9/1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc
đồng thời là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản. Cùng với
sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ.



I.2.2. Sự nghiệp văn học
Quan điểm sáng tác
Hồ Chí Minh sáng tác nhiều tác phẩm văn học có giá trị thuộc nhiều thể loại.
Người am hiểu quy luật và đặc trưng của văn nghệ. Điều đó được thể hiện
trực tiếp trong hệ thống quan điểm văn học nghệ thuật của Người.
A, Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phục sự cho sự

nghiệp cách mạng . Nhà văn cũng pahir có tinh thần xung phong như người
chiến sĩ ngoài mặt trận :
“ Nay ở trong thơ đã có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
“ Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt
trận ấy”.
B, Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
Trong buổi khai mạc phòng triển lãm văn hóa, Người nhận xét một số tác
phẩm hội họa “ chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất chân thật của sự sinh
hoạt rất ít”. Người căn dặn văn pahir miêu tả cho hay, cho chân thật và cho
hùng hồn”.
C, Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng
tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt
câu hỏi: “ Viết cho ai?” ( đối tượng), “ viết để làm gì? (mục đích). Sau đó mới
quyết định “viết cái gì”(nội dung) và “viết như thế nào?”( hình thức). Và tùy
từng trường hợp cụ thể. Người đã vận dụng những phương châm đó theo
những phương châm khác nhau. Vì thế những tác phẩm của Người chẳng
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 6




những có tư tưởng sâu sắc , nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ
thuật sinh động , đa dạng.
Di sản văn học
Bên cạnh sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học lớn
lao về tầm vóc tư tưởng , phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách
nghệ thuật

A, Văn chính luận
Từ những thập niên đầu thé kỉ XX , các bài văn chính luận của Người mang
tên Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp đăng trên các tờ báo người
cùng khổ , Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã thể hiện tính chiến đấu hết sức
mạnh mẽ . Tiêu biểu nhất của người trong gia đoạn này là “ bản án chế độ
thực dân Phá, xuất bản lần đầu tiên ở Pa-ri năm 1925.Bản án đã tố cáo bộ
mặt đanh thép của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa; ép
buộc hang vạn dân bản xứ đổ máu vì “ mẫu quốc”trong chiến tranh thế giới
thứ nhất.
Nói đến văn chính luận của Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến Tuyên
ngôn độc lập. Văn kiện này không chỉ mang chính trị lịch sử trọng đại mà còn
là một áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực. Tiếp sau Tuyên ngôn độc lập là
những áng văn chính luận nổi tiếng như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966). Những văn kiên quan
trọng này được viết trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc, văn
phong vừa hào sảng, vừa tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim người
Việt Nam.
B, Truyện và kí
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài những tác phẩm chính luận Nguyễn
Ái Quốc còn sang tác truyện ngắn, kí, tiểu phẩm, sau tập hợp lại truyện và kí.
Đó là những truyện viết bằng tiếng Pháp đăng báo ở Pa-ri như Pa-ri(1922),
Lời than vãn của bà Trưng Trắc(1922) Con người biết mùi hun khói(1922)
Đồng tâm nhất trí ( 1922) Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
(1925)… Những truyện này đều nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo
xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhan dân lao động
các nước thuộc địa . Ngoài ra Người còn có Nhật kí chìm tàu(1931) Vừa đi
đường vừa kể chuyện( 1963).
C, Thơ ca
Nhật kí trong tù – một tập nhật kí bằng thơ được viết trong khoảng thời gian
Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm từ màu thu năm 19421943. Tập thơ đã ghi điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 7


đày từ nhà lao này đến nhà lao khác tại Quảng Tây ( Trung Quốc). Qua tập
thơ ta có thể thấy được bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh. Đó là một con
người có nghị lực phi thường; tâm hồn luôn khao khát tự do, hướng về tổ
quốc ; vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dễ động lòng trắc ẩn trước
nỗi đau của con người vừa có con mắt sắc sảo nhìn thấy những nghịch lý.
Ngoài tập Nhật kí trong tù , còn phải kể đến một số chùm thơ Người làm ở
Việt Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và trong thời kì kháng chiến chống
Pháp. Bên cạnh những bài viết nhằm mục đích tuyên truyền như Dân cày;
Công nhân, Ca binh lính ; Ca sợi chỉ… là những bài thơ vừa có mùa sắc cổ điển
vừa có màu sắc hiện đại như Pác Pó hùng vĩ ; Tức cảnh Pác Pó viết trước cách
mạng; Thướng sơn ; Đối nguyệt; Nguyên Tiêu; Thu Dạ … ( viết trong thời kì
kháng chiến chống Pháp) . Nổi bật trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ
tình mang nặng “nỗi nước nhà”mà phong thái vẫn ung dung , tâm hồn luôn
hòa hợp với thiên nhiên.
I.3. Hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn Độc lập và Chùm thơ kháng
chiến ( Cảnh rừng Việt Bắc; Nguyên tiêu; Tin thắng trận )
Tuyên ngôn độc lập
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật kẻ đang chiếm đóng nước
ta lúc bấy giờ đã đầu hàng đồng minh. Trên toàn quốc nhân dân ta vùng dậy
dành chính quyền. Ngày 16-8-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt
Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản
Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước
hàng vạn đồng bào. Người thay mặt chính phủ lâm thời cả nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
mới Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn ; là lời tuyên

bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị
thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son lịch sử mở ra kỉ
nguyên độc lập , tự do trên đất nước.
Chùm thơ kháng chiến :
Cảnh rừng Việt Bắc: Bài thơ được viết vào năm 1947 những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp. Dẫu bận trăm công nghìn việc trong lúc toàn
tâm toàn ý lãnh đạo kháng chiến Bác vẫn vững tư thế ung dung của một nhà
thơ hiền triết.
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 8


Nguyên tiêu: Đầu xuân năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị
Trung ương mở rộng, nhằm vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cho một giai
đoạn mới của Cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới 1950.
Thời gian này, những cuộc họp “quân cơ quốc kế” thường được tổ chức ở
những nơi kín đáo, nhằm đảm bảo bí mật. Sau một cuộc họp, từ “yên ba thâm
xứ”, Bác cùng đoàn cán bộ đi thuyền trở ra chiến khu Việt Bắc. Lúc ấy đã nửa
đêm, trăng rằm sáng vằng vặc trên sông, Bác đã tức hứng ngâm bài Nguyên
tiêu.
Tin thắng trận: Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ này vào năm 1948, một đêm
trăng đẹp giữa núi rừng chiến khu, khi cuộc kháng chiến của quân dân ta
đang diễn ra vô cùng ác liệt.

II.

Nội dung
II.1. Nghệ thuật chính luận của Bác trong “Tuyên ngôn độc lập”
II. 1.1. Luôn chứa một nội dung tư tưởng lớn

Đọc bản thảo Lời Di chúc, chúng ta thấy thoạt đầu Bác viết “cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta nhất định thắng lợi hoàn toàn”. Ta thấy
được rằng một ý, một từ của Bác dù nhỏ cũng thuộc một hệ tư tưởng lớn. Và
trong câu nói của Bác, đó là Bác muốn truyền niềm tin tất thắng cho mọi
người, để từ đó đánh thức sự quyết tâm dù trải qua trăm ngàn vạn khó khăn,
gian khổ thậm chí là hy sinh thì chúng ta vẫn quyết chiến đấu đến cùng. Ta
thấy được từng lời Bác nói ra đều ẩn chứa những tư tưởng mang tầm vóc. Và
Tuyên ngôn độc lập cũng thế, nó cũng chứa đựng một nội dung tư tưởng vô
cùng lớn lao.
Trước hết, ta thấy rằng chiến tranh đã qua đi rất lâu. Thời gian như một lớp
bụi phủ mờ dần những gì thuộc về quá khứ nhưng những lời mà Bác đọc vào
ngày 2.9 vẫn còn động mãi trong kí ức của bao thế hệ con người Việt Nam.
Phải chăng mọi người không thể quên được vì Tuyên ngôn độc lập càng đọc
càng làm con người ta thấm thía được tư tưởng của Bác về khát vọng của
con người, về lý tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người.
Qủa đúng như thế trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, Người
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 9


nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Điều đó cho thấy, chủ tịch Hồ Chí
Minh rất quan tâm đến vấn đề con người và giải phóng con người, coi đó là
mục đích cao nhất cần phải đạt tới trong mọi hoạt động cách mạng của mình.
Và ước muốn của Bác đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập.
Mở đầu Tuyên ngôn độc lập,Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết vừa khéo léo vừa
kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, Người muốn khẳng định, một
chân lý lớn của thời đại mới trong thế kỷ XX đó làquyền bình đẳng, quyền

sống, quyền tự do của con người, của dân tộc.: "Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do".Nhưng chúng ta luôn biết rằng chân lý thì luôn luôn
đơn giản. Song hiểu được chân lý, đến được với chân lý thì thường lại cực kỳ
gian truân. Mà gian truân nhất là phải phân biệt cho được chân lý với cái na
ná như chân lý khiến đôi khi người ta ngộ nhận một cách chân thành và đầy
sự sùng kính.
Và để khẳng định chân lý thêm chắc chắn Bác đã suy rộng ra từ câu mở đầu
bất hủ của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776: "Tất cả mọi người đều sinh
ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được,
trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền được
mưu cầu hạnh phúc". Và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
năm 1791 là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được: “Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”. Từ sự khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng... có
quyền được sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc", để
đi đến khẳng định: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đó là
những lẽ phải không ai chối cải được”.Sự kế thừa hết sức khéo léo, chặt chẽ
của Người từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, Tuyên
ngôn độc lập 1776 của Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791
của Pháp, đã buộc đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ thừa nhận về quyền con
người và quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam nói riêng, của mọi dân tộc
trên thế giới nói chung.
Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những giá trị phổ biến về nhân quyền trong
lịch sử mà còn nâng những giá trị đó lên một tầm cao mới. Ở đây, Người
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 10



không chỉ đấu tranh đòi quyền cho con người, mà Người còn nhấn mạnh tới
quyền làm người. Bởi vì, quyền con người không chỉ cần ăn, mặc, ở, đi lại để
tồn tại mà còn vươn lên trên cái tồn tại để hoàn thiện và phát triển bản thân.
Đó chính là quyền học tập, sáng tạo, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do,
quyền dân sự, quyền về chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội, cũng như quyền của
các nhóm người đặc biệt trong xã hội như: quyền các dân tộc thiểu số, quyền
phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền của nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt, khó
khăn cần được xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để họ hòa nhập với
cộng đồng xã hội... Như vậy, có thể thấy nội dung quyền con người trong Bản
Tuyên Ngôn độc lập của Hồ Chí Minh được phát triển rất phong phú cả về bề
rộng và chiều sâu, tạo ra một hệ thống về quyền con người theo quan điểm
khoa học và cách mạng.
Hơn nữa, Tuyên ngôn độc lập là sựkhẳng định nền độc lập tự do của
dân tộc Việt Nam, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy. Vào giai
đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các dân tộc sống
dưới ách thống trị của chủ nghĩa phát-xít có ba phương án lịch sử: Một là,
chờ quân Đồng minh đến giải phóng, trao lại độc lập cho mình. Hai là, mong
chiến tranh kết thúc, chấp nhận quy chế "quản thác", "ủy trị" của Liên hợp
quốc (về thực chất, các dân tộc này vẫn nằm trong sự thống trị của chủ nghĩa
đế quốc dưới một danh nghĩa khác). Ba là, chớp thời cơ, đứng lên giành lấy
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dũng cảm lựa chọn phương án thứ ba, tiến hành
cuộc cách mạng bạo lực, lật đổ ách thống trị của thực dân, phát-xít và phong
kiến, giành lại độc lập dân tộc, không để cho bất cứ một thế lực nào kịp can
thiệp vào công việc của mình, kể cả lực lượng Đồng minh. Sự kiện đó đã đặt
Liên hợp quốc và cả cộng đồng quốc tế trước một sự thật hiển nhiên: nền độc
lập của dân tộc Việt Nam đã ra đời. Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh
viết: "Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải
từ tay Pháp... Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để

gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ
mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa". Không phải ngẫu
nhiên Người khẳng định mạnh mẽ: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập".
Với Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc, xét về mặt pháp lý và đạo lý, là quyền tự
nhiên của các dân tộc mà cộng đồng quốc tế phải thừa nhận. Tuy nhiên, trong
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 11


thực tế, không một đế quốc nào lại tự nguyện trao lại độc lập cho các dân tộc
thuộc địa. Muốn có độc lập thật sự, các dân tộc bị áp bức phải đứng lên giành
lấy quyền đó bằng con đường đấu tranh cách mạng. Và Người đã đúc kết ý
chí đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân ta trong những câu nói bất hủ:
"Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết dành cho kỳ
được độc lập", " Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ" ... Và khẳng định đanh thép trong
tuyên ngôn: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".
Hồ Chí Minh cũng yêu cầu, nền độc lập dân tộc mà nhân dân Việt Nam đã
phải hy sinh không biết bao nhiêu xương máu để có được thì phải là nền độc
lập thật sự, độc lập hoàn toàn, phải được thể hiện đầy đủ những tiêu chí sau:
- Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn về tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, an
ninh, toàn vẹn lãnh thổ; đối nội và đối ngoại; trong đó trước hết và quan
trọng nhất là độc lập về chính trị.
- Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia phải do chính nhân dân của dân tộc
đó tự quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Độc lập thật sự, hoàn toàn của một dân tộc, theo Người, còn phải thể hiện
ấm no hạnh phúc của nhân dân. Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa

xã hội.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất nước nhà, toàn vẹn lãnh thổ.
Tiếp đến, trong Tuyên ngôn Độc lập còn có nội dung rất quan trọng, nhưng lại
ít được đề cập, phân tích và làm sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
đó chính là việc khẳng định vai trò của các nước lớn, đối với việc thực
hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc mà trước hết là độc lập dân
tộc.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định và kêu gọi các nước lớn như Mỹ, Anh,
Ấn Độ… hãy công nhận nền độc lập của Việt Nam, bởi vì: “Chúng tôi tin rằng,
các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các
Hội nghị Tê-hê-ran và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền
độc lập của dân Việt Nam”. Bởi vì: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ
của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh
chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải
được độc lập!”. Những lời nói mang tính kêu gọi, vừa mang tính khẳng định
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 12


đó đều có cơ sở xuất phát từ tư duy triết học, từ nhận thức văn hóa và từ tính
nhân văn của chính Hồ Chí Minh. Cho đến lúc viết và đọc Tuyên ngôn, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm bôn ba sống, học tập, nghiên cứu và trưởng
thành ở nước ngoài, mà chủ yếu là ở các nước Âu Mỹ tiên tiến, nơi con người
luôn luôn được coi trọng, luôn là trung tâm tranh cử và quyết định các xu thế
phát triển các quan hệ đối tác - Đó chính là vai trò nước lớn trên bàn cờ chính
trị thế giới. Mặt khác, vốn là chiến sĩ tiên phong trong phong trào giải phóng
dân tộc, đồng thời cũng là người am hiểu một cách sâu sắc vấn đề lợi ích dân
tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc đề cao vai trò các nước lớn, gắn
trách nhiệm các nước lớn đối với việc bảo vệ hòa bình, xây dựng tình hữu
nghị và bảo đảm sự phát triển bình đẳng, sự hợp tác cùng có lợi giữa các

quốc gia dân tộc.Không chỉ nói suông, Bác đã khẳng định nước ta luôn luôn
làm đúng vai trò của mình trong các mối quan hệ quốc tế, khi Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công, mặc dù trên thực tế chúng ta giành chính
quyền từ tay phát-xít Nhật - “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân
ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên
nước Việt Nam độc lập. Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ
mà lập nên chế độ cộng hòa”… Thế nhưng, Hồ Chí Minh vẫn hoan nghênh và
kêu gọi đồng minh vào giải giáp quân Nhật, vẫn kêu gọi toàn dân ủng hộ
quân đồng minh, mặc dù vô cùng gian khổ. Điều đó khẳng định, Việt Nam
đứng về phía đồng minh, khẳng định niền tin của quốc dân Việt Nam về vai
trò của các nước lớn và muốn gắn nền độc lập của Việt Nam với trách nhiệm
của các nước lớn và của Liên hợp quốc.
Ngoài ra, trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết năm
1945, Người còn nêu một quan điểm lớn nữa, đó là Việt Nam sẵn sàng hợp
tác với tất cả các nước, kể cả các nước có quá khứ là đấu đầu hay thù
địch, chỉ cần công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam mà thôi. Đó chính là truyền thống bao dung Việt Nam “đánh
kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”, truyền thống nhân ái lấy ơn trả
oán, xóa bỏ hận thù gác lại quá khứ hướng tới tương lai. Ngay trong bản
Tuyên ngôn Độc lập, khi đề cập đến mối quan hệ với nước Pháp, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thẳng thắn tuyên bố rằng, “thoát ly hẳn quan hệ thực dân với
Pháp”.Ở đây, cần hiểu rõ rằng: Chúng ta không chấp nhận sự thống trị thực
dân của Pháp chứ chúng ta không từ bỏ mối quan hệ hữu nghị Việt Nam với
Pháp. “Thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp” nghĩa là chúng ta quyết
không chấp nhận sự áp bức giai cấp nô dịch dân tộc của thực dân Pháp ở Việt
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 13



Nam và Đông Dương, chúng ta không chấp nhận sự tước đoạt tự do dân chủ
của nhân dân ta, không chấp nhận sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị và
văn hóa do những chính sách phản động của bọn thực dân Pháp tại Đông
Dương, nhưng chúng ta sẵn sàng và chủ động xây dựng tình hữu nghị Việt –
Pháp, thật lòng hợp tác và hợp tác toàn diện với chính phủ và nhân dân Pháp.


Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc – bình đẳng về quyền sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, coi đó là quyền không ai có
thể xâm phạm được, nhận thức và đề cao vai trò và trách nhiệm của các
nước lớn trong việc giữ gìn hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển
giữa các dân tộc, đồng thời chủ động và chân thành mở rộng cửa để
hợp tác với tất cả các nước kể cả nước vốn là thù địch với Việt Nam. Đó
là những quan điểm lớn rất quan trọng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
trịnh trọng trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập của mình từ năm
1945

II.1.2. Văn phong giản dị, linh hoạt, thấu tình đạp lý
Sau Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn
Trãi, Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
được xem như là Tuyên ngôn độc lập thứ ba trong lịch sử mấy ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Toàn văn bản Tuyên ngôn Độc lập chỉ có 1.010 chữ, sắp xếp trong 49 câu,
nhưng Tuyên ngôn Độc lập đã hàm chứa một nội dung rất to lớn và sâu sắc.
Đó là sự đúc kết cao nhất, cô đọng nhất nội dung cuộc Cách mạng Tháng Tám
- cuộc cách mạng đã đem lại cho xã hội Việt Nam một sự biến đổi chưa từng
thấy trong lịch sử, cuộc cách mạng đầu tiên ở Việt Nam nhằm dựng lên một
xã hội tương lai không có áp bức giai cấp, không có tệ người bóc lột người.
Một trong những yếu tố quan trọng đưa Tuyên ngôn Độc lập lên tầm của một

áng văn chính luận kiệt xuất là nghệ thuật viết ngắn, viết giản dị.Rất giản dị
mà lại rất vững chãi. Giản dị vì ai cũng hiểu. Vững chãi vì không ai bẻ được, vì
nó lấy thực tế sôi bỏng của cách mạng làm cốt lõi, vì nó bắt nguồn từ lòng yêu
thương, kính trọng quần chúng nhân dân. Lý luận đó càng tăng tính thuyết
phục khi ta thấy chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã áp dụng thật nghiêm túc và
thu được những thành công rực rỡ.
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 14


Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên viết ngắn. Ngắn mà có nội dung. Trong cuốn Sửa
đổi lối làm việc viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Viết dài mà rỗng
thì không tốt, viết ngắn mà rỗng cũng không hay. Chúng ta phải chống tất cả
những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài”. Đọc
Tuyên ngôn Độc lập ta thấy nội dung đậm đặc trong từng câu, từng chữ. Toàn
bộ lịch sử xã hội Việt Nam trong hơn 80 năm dưới ách cai trị của thực dân
Pháp, rồi phát xít Nhật được khái quát lại trong 622 chữ, 186 chữ dành cho
việc vận dụng pháp lý quốc tế suốt hơn một thế kỷ rưỡi để khẳng định quyền
tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, toàn bộ những trói buộc về mặt pháp lý
mà thực dân Pháp đã bỏ ra ngót một thế kỷ để tạo dựng đối với Việt Nam bị
xóa bỏ gọn trong một câu với 58 chữ, còn chí khí Việt Nam, sức mạnh Việt
Nam, tương lai Việt Nam thì được khẳng định trong 144 chữ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn biết được mục đích cầm bút của mình. Viết cho ai
đọc và viết để làm gì? Câu hỏi đó được Người trả lời dứt khoát: “Viết cho đại
đa số nhân dân đọc” và “viết để phục vụ quần chúng nhân dân”. Mà muốn thế
thì trước hết những gì viết ra phải thật dễ hiểu, những gì nói ra phải đến tận
tai người dân. Báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945 cho biết: trong
khi đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thêm
một câu không có trong văn bản. Câu đó là: “Tôi nói thế đồng bào có nghe rõ

không?”. Đó là một cử chỉ hết sức đẹp của một vị lãnh tụ cách mạng. Nó thể
hiện cái cao cả về đạo đức, cái sâu đậm về tình cảm.
Lý luận về nghệ thuật viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là như vậy. Nó nằm trong
cả một hệ thống lý luận của Người về quan điểm quần chúng. Lý luận này rõ
ràng đã được thể nghiệm nhiều qua thực tiễn viết và nói của Người. Mà một
thể nghiệm thành công lớn nhất là Tuyên ngôn Độc lập. Trong 49 câu của văn
bản lịch sử trọng đại ấy có tới 45 câu thuộc loại câu đơn giản. Có cả một loại
câu rất ngắn. Mỗi câu chỉ 10 chữ trở lại. Câu thì ngắn mà ý nghĩa nội dung thì
đầy ắp.
Với bút lực mạnh mẽ của một trí tuệ siêu việt, với sự thấu hiểu tình hình chính
trị một cách sâu sắc, bằng những chứng cứ đầy đủ và xác thực, bản Tuyên
ngôn thực sự là bản cáo trạng đanh thép lên án mạnh mẽ tội ác của thực dân
Pháp. Tuy nhiên, sức mạnh chinh phục của bản Tuyên ngôn còn là ở sự chính
xác và giàu sức biểu cảm của hệ thống ngôn từ, Khi nói về tội ác của thực dân
Pháp, tác giả viết: “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào”, “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu...”,
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 15


“chúng ràng buộc (...), chúng bốc lột (...), chúng cướp (...), chúng giữ độc
quyền (...), chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị. Khi tuyên bố
thoát li hẳn với thực dân Pháp, bản Tuỵên ngôn có những từ vừa chính xác,
vừa chọn lọc: “xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về (chứ không phải
với) nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt
Nam. Ngoài ra, việc sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ vừa tạo hiệu quả cao
trong việc khẳng định các ý tưởng, vừa đảm bảo chính xác và sức mạnh cho lí
lẽ, vừa gợi xúc cảm nhằm tác động đến nhân tâm, thôi thúc người nghe nhận
ra và thừa nhận chân lí.

Ngoài ra, sau khi trích ra hai đoạn ngắn trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776
của nước Mỹ và trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng
Pháp năm 1791, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ hạ một câu: “Đó là những lẽ phải
không ai chối cãi được”. - Chỉ 10 chữ thôi mà ý nghĩa tổng kết thật cao, chính
nghĩa được khẳng định một cách đanh thép. Câu thứ 19: tố cáo thực dân
Pháp: “Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu” - chỉ 9 chữ. Câu
thứ 13: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” - cũng chỉ 9 chữ. Câu thứ
11: “Chúng thi hành những luật pháp dã man” - chỉ 8 chữ thôi.. Những câu
ngắn gọn, giản dị như muôn triệu câu nói thường ngày của bình dân, vậy mà
đặt vào đây lại có sức buộc tội thật là chặt đối với kẻ thù!
Và câu thứ 15: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” sức tố cáo sắc bén là thế, văn chương ngời hình ảnh là thế mà cũng chỉ phải
dùng tới 12 chữ mà thôi. Còn bức tranh toàn cảnh của phía kẻ thù trước bão
táp Cách mạng Tháng Tám thì được vẽ lên bằng một câu rất ngắn: “Pháp
chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” - 9 chữ thôi mà thật là sinh động, thật
là sắc bén, làm hiện lên trước mắt người đọc, người nghe cả một cảnh tượng
phía kẻ thù vừa tan tác, vừa tiêu điều, vừa thảm hại!
Trong 49 câu của Tuyên ngôn Độc lập có ba câu dài. Dài nhất là câu thứ 42,
gồm 58 chữ. Câu dài nhưng không phải là câu phức tạp. Dài nhưng không rối.
Nó được xếp đặt theo thứ tự của luận lý thông thường trong suy nghĩ của
đông đảo công chúng. Cho nên nó rất dễ dàng thấm vào nhận thức của quảng
đại quần chúng nhân dân - đối tượng mà suốt đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
hết lòng, hết sức phục vụ và Người thường khuyên người cầm bút, người cán
bộ cách mạng nói chung, hãy hướng vào đó mà phục vụ.

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 16


II.1.3. Lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng hùng hồn

“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị
lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Cái tạo nên giá trị nghệ
thuật cao chính là ở bút pháp lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, dẫn chứng
hùng hồn.
Để cho bản tuyên ngôn có tính pháp lí, tính thực tế, Hồ Chí Minh đã dẫn lời
hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trên thế giới là “tuyên ngôn độc lập” 1776 của
Mỹ và “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” 1791 của Pháp. Cốt lõi của hai
bản tuyên ngôn là “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” suy rộng ra
“tất cả các dân tộc sinh ra trên thế giới đều bình đẳng” đó là quyền không ai
có thể xâm phạm được. Đưa ra hai bản tuyên ngôn này, Hồ Chí Minh đã đạt
được nhiều mục đích cho bản tuyên ngôn. Trước hết là dùng làm cơ sở pháp lí
và thực tế để khẳng định nền độc lập dân tộc là một tất yếu. Đồng thời kẻ thù
của dân tộc ta tại thời điểm viết “Tuyên ngôn độc lập” là Pháp và Mỹ. Vậy việc
đưa ra lời lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp để nhắn gửi đế quốc Mỹ và
Pháp là dùng phép gậy ông đập lưng ông nếu họ thực hiện dã tâm xâm lược
nước ta. Ngoài hai mục đích trên, việc đưa ra lời lẽ của hai bản tuyên ngôn
tác giả nhằm đặt ba cuộc cách mạng ngang nhau, ba nền độc lập ngang nhau,
ba bản tuyên ngôn ngang nhau, đó là một cách kín đáo Hồ Chí Minh thể hiện
niềm tự hào dân tộc.
Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam non trẻ lúc bấy giờ chính là Pháp.
Để đẩy lùi nguy cơ chiến trang, tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, Hồ
Chí Minh đã bác bỏ luận điệu xảo trá của Pháp. Nghệ thuật bác bỏ của Hồ Chí
Minh vừa có lí lẽ đanh thép, vừa có dẫn chứng hùng hồn, văn phong xúc
tích.Trước hết Hồ Chí Minh lập luận bác bỏ luận điệu rằng Pháp có công khai
hóa. Tuyên ngôn vạch rõ hành động của Pháp hơn tám mươi năm nay ở Việt
Nam là “trái với nhân đạo và chính nghĩa”. Về chính trị Pháp chia Bắc, Trung,
Nam để cai trị, dìm các cuộc khởi nghĩa trong biển máu, đầu độc nhân dân ta
bằng rượu cồn và thuốc phiện. Về kinh tế, chúng bóc lột nhận dân ta đến tận
xương tủy, gây ra nạn đói làm hai triệu đồng bào ta bị chết.
Trước khi theo chân quân đội Anh vào giải giáp quân đội Nhật ở Đông

Dương, thực dân Pháp đã tung ra dư luận thế giới những luận điệu nhằm tạo
cớ để tái chiếm nước ta lần nữa: Việt Nam là thuộc địa của Pháp; Việt Nam
đã được Pháp “khai hóa”, “bảo hộ”. Hồ Chí Minh bác bỏ luận điệu Pháp có
công bảo hộ. Để bác bỏ luận điệu Pháp có công khai hóa nước Việt Nam, Bác
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 17


dùng những dẫn chứng trên hai phương diện: chính trị và kinh tế . Lập luận
của bản tuyên ngôn đã chỉ rõ thực dân Pháp đến nước ta không hề có sự bảo
hộ mà chúng không phải có công mà là có tội là “trong năm năm chúng bán
nước ta hai lần cho Nhật”, Pháp rêu rao “khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng
“lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng” cho
Việt Nam nhưng “lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản
việc thống nhất nước nhàcủa ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”, Pháp rêu
rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng “chúng thi hành những luật pháp
dã man”.. Và cuối cùng Hồ Chí Minh bác bỏ luận điệu Pháp có quyền trở lại
Đông Dương. Để bác bỏ luận điệu này Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Sự thật là từ
mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc đia của Nhật chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Sự thật là dân ta nói lại nước Việt Nam từ tay Nhật
chứ không phải từ tay Pháp”hay “Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp “Bọn thực
dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”.Những lí lẽ và dẫn chứng hùng
hồn nói trên, Hồ Chí Minh đã bác bỏ một cách đanh thép về những luận điệu
xảo trá của Pháp, để cho bọn Pháp nhận ra mà từ bỏ dã tâm xâm lược, đồng
thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới về cuộc đấu tranh chính nghĩa
của nhân dân ta. Đoạn này, với sự lập luận chặt chẽ, logic theo quan hệ nhân
quả, dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục để làm nổi bật cở sở thực
tiễn của bản Tuyên ngôn.
Để khẳng định quyền độc lập, nền độc lập, tư cách làm chủ đất nước, bản

tuyên ngôn đã có những lập luận rất chặt chẽ, sắc bén. Lập luận khẳng định
đầu tiên của bản tuyên ngôn là khẳng định tính chất đê hèn tàn bạo của bọn
Pháp “thẳng tay khủng bố Việt Minh, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái và Cao
Bằng”, trong khi đó nhân dân ta rất khoan hồng nhân đạo “giúp cho nhiều
người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu người Pháp ra khỏi nhà giam của
Nhật”. Dân tộc Việt Nam không chỉ có nhân đạo chính nghĩa mà đặc biệt đã có
tinh thần anh dũng chiến đấu và đứng hẳn về phe đồng minh để chống phát
xít thì tất nhiên “dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc
lập”.Lập luận khẳng định độc lập tự do còn được nhấn mạnh, tăng thêm trong
lời kết luận của bản tuyên ngôn đó là “Việt Nam có quyền hưởng tự do và sự
thật đã trở thành một nước tự do và độc lập”.Kết thúc bản tuyên ngôn là lập
luận quyết tâm giữ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam “toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy”.
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 18




Tất cả những điều đó đã khẳng định trình độ nghệ thuật xuất sắc của
chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa tuyên ngôn độc lập trở thành một mẫu mực
của thể loại văn chính luận. Với những phẩm chất tiêu biểu của áng văn
chính luận nêu trên, TNĐL là bản án đanh thép chống bạo tàn, có giá trị
nhân đạo, nhân văn sâu sắc khi đề cập đến quyền con người, quyền dân
tộc, đấu tranh vì quyền con người, quyền dân tộc.
II.1.4. Giọng văn hùng hồn, đanh thép nhưng vẫn thấm đượm chất trữ
tình nên giàu sức thuyết phục.
Bác Hồ viết “Tuyên ngôn Độc lập” với giọng văn chính luận hào hùng, lập luận

sắc sảo, chặt chẽ, ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.
Điều này được thể hiện rõ trong văn bản qua: giọng điệu vừa khéo léo vừa
kiên quyết, lựa chọn từ ngữ chính xác, ngắn gọn, súc tích nhưng hiệu quả.
Những tình cảm thiết tha đó được biểu lộ thông qua một giọng điệu đặc biệt
trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Khi nồng nàn tha thiết, khi xót xa thương cảm,
khi hừng hực căm thù, khi hào sảng khích lệ... Giọng điệu đó được đưa đến sự
phong phú, đa dạng trong cảm xúc của người viết, đồng thời cho thấy Người
đang hướng đến những đối tượng khác nhau trong bản Tuyên ngôn này.
Tuyên ngôn độc lập được Bác viết với giọng văn linh hoạt, đa giọng điệu khi
mãnh liệt hùng hồn, khi trang nghiêm tha thiết. Khi nói về mình thì: “Chúng
tôi trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng”, “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích
thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”,
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay…”.
Khi nói về địch thì: 13 lần sử dụng từ chúng với những hành động được miêu
tả khác nhau (chúng thi hành… dã man, chúng thẳng tay chém giết, chúng
tắm các cuộc khởi nghĩa, chúng ràng buộc, chúng cướp, chúng bóc lột, chúng
nhẫn tâm,…); còn khi trình bày những bằng chứng hiển nhiên, ngoài nội dung
miêu tả là những kết tử, tác tử lập luận được sử dụng hết sức chặt chẽ: “thế
mà”, “thậm chí”, “tuy vậy”, “bởi thế cho nên”, “vì những lẽ trên”, “suy rộng ra”;
đặc biệt, Người đã sử dụng lặp đi lặp lại đến hai lần hai chữ “sự thật là…”, “sự
thật là…” như một điệp khúc của bản cáo trạng, lời văn khẳng định đầy rắn
rỏi và đanh thép.
Thái độ căm phẫn của Bác khi vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với
nhân dân nước ta thể hiện qua cách gọi: bọn, chúng. Dùng các từ ngữ diễn tả
tội ác tày trời của chúng đối với nhân dân ta: tắm các cuộc khởi nghĩa, không
cho, cướp, dùng... để đầu độc, thi hành... Tình cảm xót thương của Bác Hồ khi
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 19



nói đến nồi đau của dân tộc ta trong những năm bị thực dân Pháp cai trị thể
hiện qua giọng xót xa qua các từ : ngăn cản nước ta đoàn kết, dân ta nghèo
nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều, dân... trở nên bần cùng... Tình cảm
yêu thương, xót thương của Bác không dành riêng cho một đối tượng nào mà
là cho tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, từ công nhân, nông dân, dân
buôn, trí thức cho đến tầng lớp tư sản... Tình cảm thiết tha mãnh liệt, thái độ
cương quyết, đanh thép khi nói đến quyền được hưởng tự do độc lập., của
nhân dân Việt nam cũng như quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc.
Trong khi khẳng định nền độc lập tự do của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã sử
dụng những giọng điệu khẳng định: sự thật là, không thế không, phải được...
thể hiện niềm tin vững vàng vào sự tất thắng và nền độc lập tất yếu của dân
tộc ta.
Những tình cảm thiết tha đó được biểu lộ thông qua một giọng điệu đặc biệt
trong bản Tuyên ngôn Độc lập. Khi nồng nàn tha thiết, khi xót xa thương cảm,
khi hừng hực căm thù, khi hào sảng khích lệ... Giọng điệu đó được đưa đến sự
phong phú, đa dạng trong cảm xúc của người viết, đồng thời cho thấy Người
đang hướng đến những đối tượng khác nhau trong bản Tuyên ngôn này.
Có thể so sánh với bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của nước ta Bình Ngô
đại cáo của tác giả Nguyễn Trãi đã thấy được sự gặp gỡ giữa hai tâm trạng,
hai cảm xúc trong khi viết bản tuyên ngôn của hai con người ở hai thời đại
khác nhau. Từ đó khẳng định sức sống của hai tác phẩm - hai bản Tuyên ngôn
của dân tộc ở hai thời đại khác nhau. Đặc biệt nhấn mạnh Tuyên ngôn độc
lập của Hồ Chí Minh toát lên khát vọng, ý chí mãnh liệt cũng là khát vọng
muôn đời của dân tộc ta.

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 20



II.2. Đặc điểm phong cách thơ kháng chiến trong Cảnh rừng Việt Bắc,
Nguyên tiêu và Tin thắng trận
II.2.1. Tinh thần lạc quan, niềm tin vào cách mạng
Bằng văn phong dạt dào tình cảm và sự tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ
chùm thơ kháng chiến của Hồ Chủ tịch mang giá trị nội dung sâu sắc, đặt biệt
nhất là tinh thần lạc quan và niềm tin vào cách mạng. Đi sâu vào khám phá
ba bài thơ kháng chiến Cảnh rừng Việt Bắc, Nguyên Tiêu và Tin thắng trận
để thấy rõ nét đặc trưng này trong phong cách thơ của Hồ Chí Minh.
Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc được Bác sáng tác vào đầu năm 1947, đây là một
bài thơ tràn đầy lạc quan, tràn đầy năng lượng dù Bác sống trong hoàn cảnh
hết sức khó khăn ở chiến khu Việt Bắc.Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh thiếu
thốn nhưng Bác vẫn để lòng mình hướng đến thiên nhiên hùng vĩ, cái đẹp của
thiên nhiên khiến lòng người luôn lạc quan và năng lượng mới. Cái thực tại
ấy được Bác Hồ khắc hoạ bằng nét mộc mạc, giản dị, chân thực trong bốn câu
thơ đặc tả sinh hoạt đời thường rất gợi:
“Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say”
Chỉ bốn câu thôi, mà làm người đọc thấy được cuộc sống của những người đi
kháng chiến ở núi rừng. Không phải là một cuộc sống hoàn toàn sung sướng
"cơm gà, cá gỡ", nhưng cũng không phải là một cuộc sống túng bấn đến mức
"cơm không có mà ăn", như hồi ấy có kẻ lầm tưởng những người kháng chiến
ở rừng xanh núi ngàn. Cảnh sống ấy thật đơn giản mà lịch sự biết nhường
nào, bởi cái tình người với nhau chan chứa, mặn nồng, tha thiết đến cái bắp
ngô, củ sắn cũng bẻ đôi:
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 21



“Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay”
Chỉ có thế, nhưng thật là thịnh soạn, với một từ "chén" đủ làm người đọc thấy
niềm lạc quan của những người đi kháng chiến bất chấp khó khăn ở rừng
xanh núi ngàn. Với niềm lạc quan ấy thì trước phong cảnh thiên nhiên kỳ thú,
có thể thả bộ thư giãn sau những giây phút làm việc căng thẳng, hay ngồi
ngâm nghi giây lát bên chén rượu, ấm trà cũng là điều rất hợp lẽ, rất đời
thường:
“Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.”
Đến đây, người đọc càng thấy sự bình dị và niềm lạc quan ở Bác Hồ gấp bội
phần. Nhất là ở hai câu kết:
“Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này”
Qua đó càng thấy sự bình dị và lạc quan ở Bác Hồ trong một hoàn cảnh khó
khăn vào năm 1947 giữa núi rừng Việt Bắc biết chừng nào. Bác đã để lại một
lời nhắn nhủ cũng như một lời hẹn ước “kháng chiến thành công” rồi Bác –ta
trở lại để thấy ở đây không chỉ lạc quan mà còn một niềm hi vọng, một niềm
tin vào cách mạng nhất định sẽ thành công vang dội. Cái hay trong phong
cách thơ của Bác là đây, mang vẻ bình dị, lời văn ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa
một nỗi niềm khao khát cháy bỏng làm toát lên cái khí chất tự tin, lạc quan
của một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc.

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 22



Khác với bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, bài thơ Nguyên Tiêu được viết theo thể
thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, bằng chữ Hán theo cấu trúc: khai, thừa
chuyển, hợp và thể hiện tinh thần lạc quan bằng một phong thái hoàn toàn
khác, một phong cách rất riêng của Bác.
Đầu xuân năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương mở
rộng, nhằm vạch ra phương hướng và nhiệm vụ cho một giai đoạn mới của
Cách mạng Việt Nam, chuẩn bị cho chiến dịch Biên giới 1950. Thời gian này,
những cuộc họp “quân cơ quốc kế” thường được tổ chức ở những nơi kín đáo,
nhằm đảm bảo bí mật. Sau một cuộc họp, từ “yên ba thâm xứ”, Bác cùng đoàn
cán bộ đi thuyền trở ra chiến khu Việt Bắc. Lúc ấy đã nửa đêm, trăng rằm
sáng vằng vặc trên sông, Bác đã tức hứng ngâm bài Nguyên tiêu.
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
Hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng trong tiết trời xuân
vào tháng giêng, sang hai câu sau là hình ảnh trữ tình xen lẫn với sự lạc quan
của nhà cách mạng đang bận bịu việc quân.
“Yên ba thâm xứ đàm quân sự”
( Nơi sâu, đầy khói sóng bàn việc quân)
Sau đó là một cảnh tượng đẹp đến ngây ngất lòng người, khi thuyền sau khi
bàm bạc quân sự quay về đã đầy ắp ánh trăng, cảm thấy như thuyền chở cả
trăng về. Vừa có nét cổ, vừa có nét kim tức vừa cổ điển vừa hiện đại trong hai
câu thơ này, đây chính là nét độc đáo trong phong cách thơ của Hồ Chủ tịch.
Người đã khắc họa nét cổ điển “yên ba thâm xứ” gợi lên vần thơ của Thôi
Hiệu thời Đường “Trên sông, dưới sóng cho buồn lòng ai” cảnh đẹp mờ ảo
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 23



nhưng vẫn lột tả được hiện thực “bàn quân sự” thay vì tận hưởng vẻ đẹp nên
thơ ấy của núi rừng, sông nước Việt Bắc. Ta nhận thấy tinh thần trách nhiệm
cao độ của Bác và của các đồng chí cách mạng, họ đang trao đổi, bàn bạc việc
sống còn của đất nước ở một nơi kín đáo, vào là lúc đêm khuya hoang vắng.
Lúc nửa đêm quay về, “chiến lợi phẩm” thu được không chỉ là một cuộc bàn
luận đã hoàn tất mà còn một thuyền chowr đầy ánh trăng. Dường như thực
và ảo như hòa làm một, cái vô hình và cái hữu hình như quyện vào nhau làm
nên một cảnh tưởng nên thơ và tuyệt đẹp. Đây là một hình ảnh tượng hình
rất sống động, giữa trăng và thuyền, giữa người và thiên nhiên. Qua đó, thấy
được một tinh thần lạc quan, dù đang tập trung lo toan việc quốc gia vô cùng
quan trọng, không thể ngồi thuyền du ngoạn, ngắm trăng ngâm thơ một cách
thư thái và điềm nhiên. Nhưng ở đây, nhờ vẻ lạc quan trong người làm cách
mạng và một tinh yêu thiên nhiên đặc biệt nên họ đã không bỏ lỡ cảnh đẹp
thơ mộng ấy. Thiên nhiên, vầng trăng sáng đã tự ùa vào mãn thuyền một
cách tự nhiên như thế “nguyệt mãn thuyền” trong khi tác giả vẫn giữa được
phong thái ung dung, lạc quan của mình. Niềm tin cách mạng trong bài thơ
được khám phá ở dưới ngôn từ nghệ thuật, dưới bức tranh thiên nhiên ấy.
Hình ảnh con thuyền đưa Bác, các đồng chí quay về vào lúc nửa đêm với đầy
ắp ánh trăng. Ánh trăng sáng là chi tiết biểu tượng cho ánh sáng cách mạng,
con đường cách mạng đang nằm gọn trên chiếc thuyền của vị lãnh thụ của
dân tộc. Người sẽ mang ánh sáng ấy đến với dân tộc để mang đến một con
đường chân lý giải cứu đất nước và giải phóng nhân dân trước kẻ thù xâm
lược.

Báo tiệp

Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.
Page 24



Nguyệt thôi song vấn: Thi thành vị?
Quân vụ nhưng mang vị tố thi.
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chỉnh thị Liên khu báo tiệp thì.

Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
(Huy Cận dịch)
Trong thời kỳ khói lửa, có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận? Nỗi lo
việc quân việc nước đã được giải tỏa. Tin thắng trận đã trở thành nguồn cảm
hứng vút lên thành thơ. Người bạn trăng đã có thơ rồi. Trăng cùng với tin
thắng trận đã đem lại cảm hứng thơ trong tâm hồn thi nhân. Cấu trúc của bài
thơ rất đặc biệt. Lúc đầu trăng đến đòi thơ. Vì bận việc quân nên Bác chưa có
thơ. Tiếp theo tiếng chuông reo trên lầu núi báo tin thắng trận. Thế là trăng
đã thành một bài thơ trăng rất hay ra đời. Trăng với thi nhân chan hòa trong
niềm vui sướng: cảnh đẹp thơ mộng, vừa có thơ, vừa có tin vui thắng trận.
Bác đã viết nhiều vần thơ nói về tin vui thắng trận. Mỗi vần thơ là một bước
đi lên của dân tộc. Mỗi tin thắng trận là một chặng đường lịch sử, đầy máu và
hoa. Sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam in dấu son đậm đà trong vần thơ Bác:
“Tin vui thắng trận dồn chân ngựa”. (Tặng Bùi Công) “Tin mừng thắng trận
nở như hoa”. (Mừng xuân, 1967) “Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao”. (Không
đề, 1968) “Tin thắng trận” (Báo tiệp) là một trong những bài thơ tứ tuyệt đặc
sắc của Bác Hồ. Tâm hồn lãnh tụ chan hòa với tâm hồn thi sĩ.
Nghệ thuật chính luận qua “ Tuyên ngôn độc lập và phong cách thơ qua chùm thơ kháng chiến “
Nguyên tiêu” “ Cảnh rừng Việt Bắc” “ Tin thắng trận” của Hồ chí Minh.

Page 25


×