Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đề cương bài giảng môn Kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.34 KB, 26 trang )

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjk
lzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjk
lzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjk
lzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjk
lzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnm
qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxc
vbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas
dfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxc
vbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwe
rtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas
dfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxc
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
MÔN: KIỂM TOÁN
GIÁO VIÊN: TRẦN HUYỀN TRANG


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN
1.1 Khái niệm, phân loại kiểm toán
1.1.1Sự cần thiết khách quan về hoạt động kiểm toán
Sự cần thiết của kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay.


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng kiểm
toán hoạt động đang dần khẳng định vai trò của nó đối với các hoạt động kinh tế tài
chính xét trên cả bình diện vi mô và vĩ mô.
Một là: Với đối tượng nghiên cứu phong phú, không gò bó trong phạm vi hay giới hạn
nhất định nên kiểm toán hoạt động cung cấp khối lượng thông tin đa dạng về tình hình
hoạt động của đơn vị đặc biệt là về hoạt động tài chính kế toán. Hơn nữa ở bất kỳ lĩnh
vực nào thì cũng cần thiết phải đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực. Việc
đánh giá các khía cạnh này là cơ sở để các đơn vị, các doanh nghiệp điều tiết, điều
chỉnh các chính sách của đơn vị mình, đề ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn
sao cho phát huy cao nhất các nguồn lực đã đang và sẽ sử dụng. Việc tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực mà mình đang nắm giữ luôn là một câu hỏi lớn với các
nhà quản lý. Kết quả của kiểm toán hoạt động là một kênh thông tin hiệu quả giúp các
nhà quản lý có thể tìm ra câu trả lời. Hơn thế nữa khi đánh giá hiệu lực của nền kinh tế
nói chung, hiệu lực quản trị của các doanh nghiệp nói riêng còn là cơ sở để thu hút vốn
đầu tư, mở ra một cơ hội tốt cho sự phát triển của đơn vị.
Hai là: Với đặc thù là nền kinh tế đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp trong khi cơ cấu
công nghiệp lại đang phát triển không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố
lớn, ở khu vực đồng bằng nên việc xác định và phân bổ các nguồn lực phục vụ cho sự
phát triển các vùng miền chưa bao giờ là một vấn đề dễ dàng. Điều này càng cho thấy
sự cần thiết phải duy trì kiểm toán hoạt động - với đặc trưng và nhiệm vụ là đánh giá
tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của mình kiểm toán hoạt động sẽ cung cấp bức
tranh toàn cảnh về nền kinh tế, là cơ sở để đánh giá, xây dựng các chiến lược phát
triển, chiến lược đầu tư cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với từng vùng
miền, từng ngành nghề cụ thể.
Ba là: Khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn như hiện nay, để duy trì
sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị, mỗi tổ chức luôn là một vấn
đề cấp thiết. Các doanh nghiệp luôn gặp vô vàn khó khăn từ khách quan đến chủ quan.
Bài toán hiệu quả và phát triển bền vững luôn cần các nhà quản lý đi tìm lời giải cuối
cùng. Và một công cụ hiệu quả mà các nhà quản lý không thể bỏ qua chính là việc
triển khai và duy trì thực hiện kiểm toán hoạt động trong mỗi doanh nghiệp. Ai cũng

nhận thấy việc đánh giá các chương trình, các dự án, các hoạt động cụ thể hay các tiềm
năng mà đơn vị đang nắm giữ, đang sử dụng hoặt sẽ sử dụng sẽ là cơ sở để đơn vị xây
dựng chiến lược và định hướng phát triển phù hợp. Ngay khi đang thực hiện đang triển
khai thì vai trò của kiểm toán hoạt động cũng không hề nhỏ vì nó giúp đơn vị kịp thời
điểu chỉnh các hoạt động của mình một cách khôn ngoan sao cho không chệch hướng
mục tiêu đã đề ra nhưng vẫn đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả cao nhất trong giới
hạn có thể. Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá trước, trong khi thực hiện mà ngay cả
khi các chương trình hoạt động dự án... đã thực hiện xong hay đã hoàn thành thì việc
đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả hay hiệu lực khi thực hiện các hoạt động này cũng
giúp các danh nghiệp đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị để thực hiện
tốt hơn nữa cho những lần sau, tránh lặp lại các sai lầm đã mắc phải.
Một trong những khía cạnh vô cùng quan trọng của kiểm toán hoạt động là đánh giá
tính kinh tế. Ở góc độ các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra nhưng vẫn phải
đảm bảo tiết kiệm các nguồn lực hiện có là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nhất là
hiện nay khi các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạn kiệt dần các
nguồn tài nguyên, sự cạnh tranh gay gắt trong việc sử dụng các nguồn lực đang dần
hạn hẹp ngay giữa chính các doanh nghiệp Việt Nam với nhau chứ chưa nói đến sự
cạnh tranh với các doanh nghiệp có dấu ấn nước ngoài. Chúng ta đã chứng kiến nhiều
bài học nhãn tiền về sự lãng phí các nguồn tài nguyên hay các tiềm lực của đất nước,
của doanh nghiệp mà hậu quả để lại không hề nhỏ. Bài toán tiết kiệm một cách chủ
động tích cực đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều tới kinh nghiệm quản lý,
điều hành và sử dụng tài sản nói riêng, các nguồn lực kinh tế nói chung. Đây là công
Tæ: KÕ to¸n

2


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
cụ giúp đơn vị tăng vị thế cạnh tranh, tăng sức bật của doanh nghiệp trong việc chiếm
lĩnh thị trường.Vì vậy kiểm toán hoạt động một lần nữa cho thấy sự cần thiết của mình

đối với sự phát triển sống còn của các doanh nghiệp.
1.1.2. Mục đích và phân loại kiểm toán
Mục đích của kiểm toán
- Kiểm toán tài chính nhằm kiểm tra đánh giá về tính trung thực hợp lý của các
công ty trên các bảng khai tài chính nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin của
nhiều người.
- Nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tài chính và năng lực quản lý của
đơn vị được kiểm toán thông qua việc đưa ra các lời khuyên cụ thể và rõ ràng cho ban
quản lý đơn vị để điều chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm.
Phân loại kiểm toán:
Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể
- Kiểm toán báo cáo tài chính: là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các
bản khai tài chính của các thực thể kinh tế do những người có trình độ nghiệp vụ
tương xứng thực hiện và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
Theo thông lệ kế toán quốc tế các DN phải công bố Bảng cân đối KT, bảng kết quả
KD và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng các bảng giải trình. Đây là đối tượng quan tâm
trực tiếp của các tổ chức, cá nhân. Do đó báo cáo tài chính là đối tượng trực tiếp và
thường xuyên của kiểm toán.
Thông thường một đơn vị có 100% vốn đầu tư của nhà nước, nhà nước vừa là chủ sở
hữu, vừa là người giữ vai trò điều tiết nên các bảng khai này do cơ quan kiểm toán của
nhà nước thực hiện công việc kiểm toán.
Trong các trường hợp còn lại, những người quan tâm thường có nhiều phía khác nhau.
Do vậy việc kiểm toán lại do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
- Kiểm toán nghiệp vụ: Là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các nghiệp vụ
cụ thể của các bộ phận hoặc đơn vị do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương
xứng thực hiện dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.
Đối tượng: là các nghiệp vụ tài chính hoặc phi tài chính hiệu năng và hiệu quả
của quản lý.
Khách thể:
+ Các bộ phận các đơn vị được kiểm toán.

+ Chủ thể, chủ yếu là kiểm toán viên nội bộ
+ Cơ sở pháp lý chưa có các chuẩn mực hướng dẫn nên kiểm toán nghiệp vụ thường
đưa ra tư vấn gợi ý nhiều hơn là xác minh.
- Kiểm toán tuân thủ: Là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về tính tuân thủ pháp
luật chế độ thể lệ của nhà nước và nội quy của đơn vị.
Đối tượng: Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của nhà nước và quy định của đơn
vị.
Khách thể: Các thực thể kinh tế, chủ thể, kiểm toán và kiểm toán nội bộ. Cơ sở
hệ thống pháp lý đang có hiệu lực và nội quy của đơn vị.
- Kiểm toán theo chủ thể: Kiểm toán nội bộ là một bộ máy thực hiện chức năng
kiểm toán nhằm phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ của đơn vị.
Kiểm toán chủ thể: kiểm toán viên nội bộ là những người không chuyên nghiệp không
nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề nhưng phải có trình độ chuyên môn đạo đức
nghề nghiệp và tính độc lập.
Nguyên lý cơ bản xây dựng kiểm toán nội bộ:
+ Bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận còn lại trong đơn vị và bộ
phận này chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo cao nhất trong đơn vị.
+ Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.
+ Tính chất pháp lý: kiểm toán nội bộ tiến hành các cuộc kiểm toán quy chế và yêu
cầu của ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị đối với các đơn vị trực thuộc.
- Kiểm toán độc lập là tổ chức kiểm toán viên chuyên nghiệp tổ chức kinh
doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.
Chủ thể: là kiểm toán viên độc lập chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề.
Mô hình tổ chức: là công ty kiểm toán và văn phòng kiểm toán tư.
Khách thể:
+ Bắt buộc là những đơn vị phải thực hành kiểm toán theo luật định bao gồm DN có
vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức có hoạt động KD, tổ chức tài chính và DN kinh doanh
bảo hiểm, DN nhà nước báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB của các dự án và một số
đối tượng khác.
Tæ: KÕ to¸n


3


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
+ Tự nguyện bao gồm tất cả các đơn vị cá nhân có nhu cầu kiểm toán.
Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán báo cáo tài chính.
Tính chất pháp lý: các cuộc kiểm toán được tiến hành trên cơ sở hoạt động giữa công
ty kiểm toán và khách hàng, khách hàng có quyền lựa chọn và có thu phí theo hợp
đồng.
Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy nhà nước
- Kiểm toán nhà nước: là hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước thực hiện
các chức năng kiểm toán tài sản công.
Chủ thể là các kiểm toán viên nhà nước. Đây là các công chức nhà nước không cần
chứng chỉ hành nghề nhưng cần có chứng chỉ của trung tâm khoa học đào tạo bồi
dưỡng cán bộ nhà nước.
Khách thể bao gồm tất cả các đơn vị cá nhân có ngân sách nhà nước như:
+ Các dự án, công trình do ngân sách nhà nước đầu tư.
+ Các dự án nhà nước.
+ Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
+ Các cơ quan kinh tế của nhà nước, đoàn thể xã hội.
+ Các cá nhân
Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tổ chức
Tính chất pháp lý kiểm toán nhà nước là cơ quan công quyền thực hiện các cuộc kiểm
toán mang tính chất bắt buộc và cưỡng chế đối với các dự án và cá nhân sử dụng
nguồn vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Kiểm toán độc lập: Là hoạt động đặc trưng của kinh tế thị trường. Đây là các
tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. ở VN
hiện nay có công ty kiểm toán VN, công ty dịch vụ kế toán kiểm toán và tư vấn tài
chính...Công ty Tư vấn và kiểm toán Sài Gòn...

- Kiểm toán nội bộ: là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn
vị, phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị.
1.1.3. Các khái niệm cơ bản của kiểm toán
Quản điểm thứ nhất (Quan điểm cổ điển): Đồng nhất giữa kiểm toán với kiểm tra kế
toán.
- Kiểm tra kế toán: luôn đóng vai trò là chức năng của kế toán và không phải là
một hoạt động độc lập mà nằm ngay trong tất cả các quá trình hoạt động của kế toán.
- Kiểm toán là một hoạt động độc lập và là một hoạt động kiểm tra bên ngoài
đối với kế toán.
Từ hai khái niệm trên ta thấy kiểm tra kế toán không thể đồng nhất với kiểm
toán, mà quan điểm này chỉ phát sinh và tồn tại trong các điều kiện:
- Trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển
- Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung: Nhà nước đóng vai trò làm chủ sở hữu,
là người quản lý, là người trực tiếp kiểm tra và kiểm soát.
Kết luận: Không thể đồng nhất giữa kiểm toán với kiểm tra kế toán vì tồn tại
hay không tồn tại của kiểm toán tách biệt với kiểm tra kế toán
Quan điểm thứ hai: Kiểm toán được hiểu theo đúng thời điểm phát sinh trong
cơ chế thị trường.
- Khái niệm theo chuẩn mực của Vương Quốc Anh: Kiểm toán là hoạt động xác
minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các xí nghiệp do các kiểm toán
viên độc lập thực hiện dựa theo luật định.
- Khái niệm của các chuyên giá Mỹ
- Khái niệm Kiểm toán ở Cộng hoà Pháp
Từ những khái niệm trên ta có những luận điểm chung:
- Chức năng của kiểm toán: Gồm hai chức năng cơ bản là chức năng xác minh
và chức năng bày tỏ ý kiến
- Đối tượng của kiểm toán: là các bảng khai tài chính
+ Báo cáo tài chính: là báo cáo về sự vận động TS, NV và kết quả các
hoạt động tài chính, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

+ Bảng khai tài chính khác: Như báo cáo quyết toán ngân sách, báo cáo
quyết toán dự án đầu tư….
- Khách thể kiểm toán: Là các đơn vị, tổ chức và các cá nhân tiến hành sản xuất
kinh doanh.
- Chủ thể kiểm toán: Là các kiểm toán viên độc lập
Tæ: KÕ to¸n

4


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
- Cơ sở tiến hành kiểm toán: là các luật kế toán, luật kiểm toán, chuẩn mực kế
toán, chuẩn mực kiểm toán.
Quan điểm thứ 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán
Theo quan điểm này kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực
- Kiểm toán thông tin: Là hướng tới việc đánh giá tính trung thực, hợp pháp của
các tài liệu, các con số, làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các mối quan hệ về kinh
tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm.
- Kiểm toán quy tắc: Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện luật pháp của
đơn vị được kiểm tra trong quá trình hoạt động.
- Kiểm toán hiệu quả: là xác minh mối liên hệ giữa chi phí và kết quả giúp hoàn
thiện các chính sách, các giải pháp về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm
toán.
- Kiểm toán hiệu năng: hướng tới mục tiêu của chương trình, dự án nhằm nâng
cao năng lực quản lý của các đơn vị được kiểm toán.
Kết luận:
- Kiểm toán là hoạt động độc lập với chức năng cơ bản là xác minh và thuyết
phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào kết luận của kiểm toán.
- Kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát về những vấn đề
liên quan đến thực trạng tài chính và sự phản ánh chúng trên sổ kế toán cùng hiệu quả

đạt được.
- Nội dung trực tiếp và chủ yếu của kiểm toán là: thực trạng hoạt động tài chính
đã được phản ánh trên các bảng khai tài chính một phần và một phần chưa được phản
ánh trong tài liệu kế toán.
- Kiểm toán hình thành một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm
phương pháp kiểm toán chứng từ và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ thích hợp
với từng đối tượng kiểm toán.
- Kiểm toán được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn sâu về kế
toán và kiểm toán.
Kết luận chung về kiểm toán:
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các hoạt động cần kiểm
toán mà trước hết và chủ yếu là hoạt động tài chính bằng hệ thống các phương pháp kỹ
thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có
trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
2. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên Việt Nam
2.1. Tổ chức kiểm toán
Ở Việt nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
các hoạt động đa dạng và của nền kinh tế đòi hỏi phải có dịch vụ kiểm toán. Để đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, ngày 13/5/1991 Bộ Tài chính thành lập hai
công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty kiểm toán Việt nam (VACO) và Công ty dịch vụ
tư vấn Tài chính-Kế toán và kiểm toán (AASC). Sự ra đời của hai công ty nói trên đã
tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty tiếp theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu
quả cũng như yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của nền kinh tế nước ta trong những năm đổi
mới.
Hình thức tổ chức của các công ty kiểm toán ở Việt nam bị chi phối bởi hình thức sở
hữu công ty.
Đối với các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phụ thuộc vào cơ
chế quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, trong đó Giám đốc,
người đứng đầu công ty do cơ quan thành lập bổ nhiệm (Bộ tài chính, UBND Thành
phố). Cách thức tổ chức tại các công ty này theo chức danh và theo cơ cấu hành chính.

Trách nhiệm công việc và tổ chức hoạt động theo chức danh quản lý.
Đối với các công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này đều thuộc các công ty
kiểm toán quốc tế, do vậy về cơ cấu tổ chức giống như các công ty quốc tế. Tuy nhiên
vì là công ty được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt nam, thuộc hình thức
công ty TNHH nên về tổ chức hành chính, ở các công ty này vẫn có chức danh Giám
đốc và là đại diện pháp lý của công ty về các vấn đề hành chính trước các cơ quan
chức năng cũng như trong các hoạt động kinh tế.
Đối với các công ty TNHH trong nước. Các công ty này đến nay qui mô vẫn rất hạn
chế và chưa hình thành hình thức tổ chức rõ nét. Tuy vậy, do hình thức sở hữu tư
nhân, do vậy giám đốc công ty là chủ sở hữu, người theo pháp luật phải có chứng chỉ
kiểm toán viên sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi hoạt động của công ty.
Tæ: KÕ to¸n

5


1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.

Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
Qui mô của các công ty kiểm toán ở Việt nam có sự khác biệt khá rõ nét. Nhìn chung
các công ty kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn hơn, có nhiều chi
nhánh và văn phòng ở các thành phố lớn trong cả nước. Các công ty TNHH có qui mô

hạn chế nhất, chỉ có một văn phòng chính nơi thành lập. Các công ty kiểm toán có vốn
đầu tư nước ngoài đều có văn phòng ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Kiểm toán viên
Khái niệm
a. Khái niệm
Tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán viên độc lập:
- Phải có chuyên môn nghiệp vụ( kế toán, kiểm toán), có chứng chỉ kiểm toán
viên độc lập.
- Phải đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền.
- Tính độc lập:
+ Độc lập về kinh tế với đơn vị được kiểm toán
+ Độc lập về quan hệ xã hội, không có mối quan hệ họ hàng thân thích làm
việc trong lĩnh vực tài chính ở đơn vị đó.
+ Có thái độ độc lập khách quan, không có định kiến trong quá trình thực
hiện.
- Tiêu chuẩn về đạo đức
b. Phân loại kiểm toán viên
- Kiểm toán viên cao cấp
- Kiểm toán viên chính
- Kiểm toán viên ( giúp việc cho kiểm toán viên chính)
- Kiểm toán viên dự bị
Trách nhiệm quyền hạn của kiểm toán viên độc lập
a. Trách nhiệm của Kiểm toán viên
- Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc kiểm toán đã quy định
- Khi thực hiện nghĩa vụ không gây trowr ngại hoặc can thiệp vào công việc
điều hành của đơn vị được kiểm toán
- Nếu vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có
thể bị thu hồi chứng chỉ Kiểm toán viên và bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
b. Quyền hạn của Kiểm toán viên
- Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi của mình

- Có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu có liên
quan đến công việc kiểm toán.
- Đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế tài chính
- Có quyền thông báo và kiến nghị ý kiến của mình khi phát hiện có hiện tượng
vi phạm pháp luật.
- Có quyền khước từ khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện và khả năng để
thực hiện kiểm toán
3.Thực hành
Thời gian: 9 giờ
- Trình bày khái niệm kiểm toán
- Các loại hình kiểm toán
- Phân biệt các khái niệm cơ bản của kiểm
- Xác định cơ sở dẫn liệu
- Mô tả tổ chức kiểm toán Việt Nam
4. Kiểm tra
Bài tập ôn tập chương 1:
Câu 1: Một trong những chức năng của kiểm toán là:
Điều chỉnh hoạt động quản lý.
Sử lý vi phạm.
Xác minh và bày tỏ ý kiến.
Không trường hợp nào đúng.
Câu 2: Khi phân loại kiểm toán theo chức năng, trong các loại kiểm toán dưới
đây loại nào không thuộc phạm vi phân loại này ?
Kiểm toán hoạt động.
Kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán tuân thủ.
Kiểm toán báo cáo tài chính.
Câu 3: Kiểm toán nhà nước có thể trực thuộc:
Chính phủ.
Tæ: KÕ to¸n

6


2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.

1.
2.
3.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.

Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
Tòa án.
Quốc hội.
Tất cả các câu trên.
Câu 4: Trong các nôi dung sau đây, nội dung nào không thuộc kiểm toán tuân
thủ:
Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp…
Kiểm tra tình hình chấp hành chính sách, nghị quyết, quy chế…
Kiểm tra kết quả hoạt động kinh doanh.
Kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
Câu 5: Kiểm toán đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của đơn vị thuộc loại kiểm
toán:
Tuân thủ.
Báo cáo tài chính.
Hoạt động.

Tất cả các câu trên.
Câu 6: Trong các nguyên tắc sau đây, nguyên tắc nào không phù hợp với nguyên
tắc kiểm toán báo cáo tài chính:
Tuân thủ luật pháp.
Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp.
Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và kiểm toán viên có thái độ hoài nghi nghề
nghiệp.
Tuân thủ nguyên tắc công khai, thống nhất.
Câu 7: Kiểm tra tính tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ quản lý kinh tế tài
chính thuộc nội dung của loại kiểm toán nào?
Tuân thủ.
Báo cáo tài chính.
Hoạt động
Không câu nào đúng.
Câu 8: Khi phân loại kiểm toán theo chủ thể tiến hành kiểm toán, loại kiểm toán
nào trong các loại kiểm toán dưới đây không thuộc phậm vi phân loại này?
Kiểm toán báo cáo tài chính.
Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán độc lập.
Kiểm toán nội bộ.
Câu 9: Cuộc kiểm toán được tiến hành có thu phí kiểm toán do:
Cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện.
Cơ quan kiêm toán độc lập thực hiện.
Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 10: Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không thuộc kiểm toán nội
bộ:
Kiểm toán báo cáo kế toán.
Kiểm toán hoạt động.
Kiểm toán tuân thủ.

Câu 11: Nếu lấy chức năng liểm toán làm tiêu chí phân loại thì kiểm toán được
phân thành:
Kiểm toán tuân thủ.
Kiểm toán báo cáo tài chính.
Kiểm toán hoạt động.
Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 12: Trong các chức năng dưới đây, chức năng nào không thuộc kiểm toán
độc lập:
chức năng kiểm tra.
Chức năng xác nhận (xác minh).
Chức năng dự báo (lập kế hoạchsản xuất kinh doanh).
Chức năng báo cáo (trình bày).
Câu 13: Nếu chỉ lấy chủ thể tiến hành kiểm toán làm tiêu chí để phân loại thì
kiểm toán được phân thành:
Kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán độc lập.
Tæ: KÕ to¸n

7


4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.

4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.

Bài giảng môn Kiểm toán
Bao gm tt c cỏc cõu trờn.
Cõu 14: Mt cuc kim toỏn c thit k phỏt hin ra nhng vi phm phỏp
lut, cỏc ch nh ca nh nc v cỏc quy nh ca cụng ty ti chớnh l mt cuc
kim toỏn:
Ti chớnh.
Tuõn th.
Hot ng.

Tt c u sai.
Cõu 15: Chun mc v tớnh c lp thuc:
Cỏc chun mc chung.
Cỏc chun mc trong iu tra.
Cỏc chun mc bỏo cỏo.
Khụng cõu no ỳng.
Cõu 16: Chun mc v lp k hoch kim toỏn thuc:
Cỏc chun mc chung
Cỏc chun mc bỏo cỏo.
Cỏc chun mc iu tra.
Khụng cõu no ỳng.
Cõu 17: Kim toỏn viờn c lp thuc:
Kim toỏn c lp.
Kim toỏn nh nc.
Kim toỏn ni b.
Khụng cõu no ỳng.
Cõu 18: Trong cỏc s kin kinh t phỏt sinh trong hot ng ca doanh nghip
di õy, s kin no khụng thuc phm vi núi trờn
S kin kinh t phỏt sinh trong mi quan h gia doanh ngip vi bờn ngoi
doanh nghip.
S kin kinh t phỏt sinh trong ni b doanh ngip.
S kin kinh t phỏt sinh trong mi quan h vi nh nc.
S kin kinh t phỏt sinh trong mi quan h vi bờn ngoi nhng khụng dn n
s trao i.
Cõu 19: Cỏc khon chi tr tin cho khỏch hng v cỏc ti sn, vt t ó nhn:
L s kin kinh t ngoi sinh cú kộo theo s trao i.
L s kin kinh t ni sinh.
L s kin kinh t ngoi sinh nhng khụng dn n s trao i.
Khụng cõu no ỳng.
Cõu 20: Trong cỏc iu kin sau õy, iu kin no khụng thuc cỏc iu kin

ca c s dn liu
Cú tht.
ó c tớnh toỏn v ỏnh giỏ.
Theo c tớnh.
c ghi chộp v cng dn.
CHNG 2: TRèNH T V NI DUNG KIM TON
1. Trỡnh t tin hnh kim toỏn
1.1. Lp k hoch kim toỏn
Lp k hoch chin lc: KTV tỡm hiu thụng tin s b v KH qua thụng tin
i chỳng, qua cỏc h s kim toỏn, qua cỏc KTV tin nhimTrong bc ny
KTV thc hin cỏc cụng vic sau:
+ ỏnh giỏ kim soỏt v x lý ri ro cuc kim toỏn: Vic ỏnh giỏ h thng
KSNB xỏc minh tớnh hin hu ca h thng KSNB v lm c s cho vic xỏc
nh phm vi thc hin cỏc th nghim c bn trờn s d v nghip v ca KH.
c thc hin qua cỏc bc sau: Thu thp hiu bit v h thng KSNB ca KH;
ỏnh giỏ ban u v ri ro kim soỏt; Thc hin cỏc th nghim kim soỏt v lp
bng ỏnh giỏ h thng KSNB.
Cõu hi ỏnh giỏ h thng k toỏn, thu, chớnh sỏch k toỏn ỏp dng, chu trỡnh
+ Lp tho lun v ký k hp ng kim toỏn: sau khi chp nhn KH, hai bờn tin
hnh tho lun v ký kt hp ng kim toỏn.
Tổ: Kế toán

8


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
+ Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Đội ngũ nhân viên kiểm toán được lựa
chọn là những nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
– Kế hoạch tổng thể (chi tiết thêm phần khoanh vùng rủi ro, chỉ dẫn cụ thể cho
công tác kế toán). Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể được chia làm

các bước nhỏ sau:
+ Thu thập thông tin cơ sở của KH: Gồm các thông tin về bộ máy quản lý, ngành
nghề và hoạt động kinh doanh, quy trình kế toán…
+ Các thủ tục phân tích đánh giá trọng yếu và rủi ro: KTV phân tích sơ bộ về trọng
yếu và rủi ro kiểm toán. Đánh giá và khoanh vùng trọng yếu và rủi ro đối với từng
phần hành, khoản mục để chuẩn bị cho chương trình kiểm toán.
– Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, KTV xây dựng chương
trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành kiểm toán. Trong quá trình thực hiện
kiểm toán, các KTV sẽ phải tuân theo quy trình kiểm toán và chỉ được thay đổi
trong các trường hợp đặc biệt.
– Xác định và phân bổ mục trọng yếu: Việc xác định trọng yếu của Công ty dựa
trên hai mặt là quy mô và tính hệ trọng của thông tin tài chính. Sau khi xác định
được mục trọng yếu các KTV thực hiện phân bổ trọng yếu cho từng khoản mục làm
căn cứ để thực hiện kiểm toán.
1.2. Thực hiện kiểm toán
Mẫu giấy làm việc kiểm tra thực hiện các thủ tục kiểm soát.
– Khoanh vùng rủi ro: Rủi ro kiểm toán là khả năng mà KTV đưa ra ý kiến không
xác đáng về đối tượng được kiểm toán, và rủi ro kiểm toán là điều không thể tránh
khỏi trong bất cứ cuộc kiểm toán nào. Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán, KTV cần
thực hiện khoanh vùng rủi ro kiểm toán nhằm hạn chế và kiểm soát mức rủi ro có
thể xảy ra trong một mức độ cho phép. Việc khoanh vùng rủi ro đòi hỏi rất nhiều ở
kinh nghiệm và trình độ của KTV, điều này cũng cần căn cứ nhiều vào hệ thống
KSNB của Công ty KH, quy trình kế toán và đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
– Thực hiện chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán gồm hai bước là quy
trình phân tích và kiểm tra chi tiết, với nguồn dữ liệu lấy từ KH. Thông thường đối
với bất kỳ một khoản mục nào, KTV cũng cần thực hiện xem xét qua hệ thống
KSNB, kiểm tra số liệu tổng hợp, thực hiên thủ tục phân tích soát xét, và cuối cùng
là đi đến kiểm tra chi tiết trên chứng từ kế toán.
– Quy trình phân tích.
Thực hiện phân tích biến động của các chỉ tiêu kế toán, xem xét các biến động bất

thường từ đó tiến hành kiểm tra các khoản mục nghi ngờ sai phạm.
Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở trình độ và sự phán đoán,
kinh nghiệm của KTV. Thông thường trong thủ tục phân tích đòi hỏi những giai
đoạn như sau:
+ Phát triển mô hình: Kết hợp với các biến tài chính và hoạt động. Khi phát triển
mô hình cần xác định các biến tài chính và hoạt động và nghiên cứu trong mối quan
hệ của chúng. Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta
nhiều thông tin hơn và kết quả dự đoán sẽ chính xác hơn. Và nếu mô hình và dự
đoán đơn giản hóa quá nhiều cũng đồng nghĩa với đơn giản hóa các phép so sánh
và mức hạn của bằng chứng kiểm toán.
+ Xem xét các chỉ tiêu kế toán cần phân tích xem mức độ độc lập và tin cậy để đảm
bảo mục tiêu phân tích: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ
sử dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và
tới bằng chứng thu được từ thủ tục phân tích.
Tæ: KÕ to¸n

9


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
+ Nguồn của dữ liệu: Những dữ liệu nào có nguồn gốc từ bên ngoài sẽ có độ tin cậy
cao hơn những dữ liệu có nguồn gốc bên trong DN. Các dữ liệu từ bên trong DN
chỉ có độ tin cậy cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách nhiệm cho giá trị
được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu
chưa được kiểm toán…
+ Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu trước đó. Đây là nội
dung khá quan trọng trong cuộc kiểm toán, việc kế thừa và phát triển dựa trên các
thủ tục kiểm toán trước đó sẽ làm giảm chi phí kiểm toán và tăng chất lượng cuộc
kiểm toán lên nhiều.
– Kiểm tra chi tiết: là việc áp dụng trắc nghiệm tin cậy và trắc nghiệm trực tiếp số

dư để kiểm toán từng khoản mục (nghiệp vụ) tạo nên số dư trên khoản mục, thực
hiện kiểm tra chi tiết trên các TK, chứng từ kế toán và tài liệu khác có liên quan.
KTV phải xem xét từ số tổng hợp, theo dõi các nghiệp vụ bất thường, phát sinh lớn,
hay không bình thường, và dựa trên phương pháp chọn mẫu phù hợp để từ đó đi
đến kiểm tra trên chứng từ.
– Mẫu các bảng biểu, chỉ tiêu phân tích: KTV áp dụng các mẫu bảng biểu để kiểm
tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính kế toán. Bao gồm: sơ đồ biến động của các
chỉ tiêu cần phân tích trong kỳ phân tích; Sơ đồ biến động của chỉ tiêu phân tích
giữa các kỳ phân tích với nhau…
1.3. Hoàn thành kiểm toán
Các kết luận kiểm toán đưa ra chịu sự soát xét của ba cấp quản lý gồm trưởng
nhóm kiểm toán, trưởng phòng và cuối cùng là của Ban Giám đốc. Mục đích của các
cấp soát xét là đảm bảo Báo cáo kiểm toán đưa ra không bị sai lệch, trình bày đúng với
thực trạng của Công ty được kiểm toán.
– Ý kiến kiểm toán: được nêu ra sau khi cuộc kiểm toán kết thúc. Có thể là ý kiến chấp
nhận toàn phần, chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến, tùy thuộc vào bằng
chứng kiểm toán thu được.
– Báo cáo kiểm toán và BCTC cùng các chỉ dẫn: Báo cáo kiểm toán được lập sau khi
kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó nêu ra kết luận của cuộc kiểm toán, những sai phạm
và tồn tại của KH, ý kiến của KTV. BCTC trước khi kiểm toán và BCTC đã sửa đổi
sau khi được kiểm toán.
2. Nội dung kiểm toán một số yếu tố cơ bản
Thời gian: 5giờ
2.1. Kiểm toán vốn bằng tiền

Tiền được trình bày trên Bảng CĐKT là tài sản ngắn hạn, bao gồm
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các cơ sở dẫn liệu áp dụng
cho tiền cũng như các tài sản khác bao gồm hiện hữu, quyền, đầy đủ, đánh giá,
chính xác, trình bày và công bố - trong đó hiện hữu thường được các KTV xem
là quan trọng nhất.

Các thủ tục kiểm toán chủ yếu đối với tiền bao gồm:
(1) Xem xét kiểm soát nội bộ đối với tiền
Kiểm soát nội bộ đối với tiền rất quan trọng, những yếu kém trong kiểm soát nội
bộ đối với tiền không chỉ ảnh hưởng đến số dư tiền mà còn đe dọa sai lệch đối
với nhiều khoản mục khác trên BCTC. KTV phải tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
liên quan đến các nghiêp vụ thu, chi và bảo quản tiền để điều chỉnh thủ tục và
phạm vi kiểm toán thích hợp.
(2) Gửi thư xác nhận đến ngân hàng
- Trước hết, KTV lập bảng phân tích số dư tiền gửi ngân hàng theo các tài
khoản mà đơn vị mở ở các ngân hàng khác nhau, đối chiếu với các sổ chi tiết và
kiểm tra tổng cộng, đối chiếu với Sổ Cái;
- Gửi thư xác nhận đến tất cả các ngân hàng mà đơn vị có giao dịch, kể cả các
trường hợp có số dư bằng không hoặc đã đóng tài khoản trong năm tài chính;
- Thư xác nhận không chỉ bao gồm số dư tiền gửi mà còn bao gồm các khoản
vay và các giao dịch khác với ngân hàng;
- Nghiên cứu cẩn thận thư xác nhận và đối chiếu với sổ kế toán của đơn vị.
Kiểm tra bảng tổng hợp tiền gửi ngân hàng.
2.2. Kiểm toán các khoản phải thu và nghiệp vụ bán hàng
• Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tæ: KÕ to¸n

10


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
• Việc hiểu biết và đánh giá đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình
bán hàng giúp KTV thiết kế một chương trình kiểm toán phù hợp.
Các thủ tục kiểm soát chủ yếu đối với chu trình bán hàng bao gồm:
Tiếp nhận đặt hàng và xét duyệt bán chịu
- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng xét duyệt bán chịu, lập hóa đơn, gửi

hàng;
- Xét duyệt về hạn mức bán chịu cho khách hàng, về mọi sự thay đổi thông tin
về khách hàng;
- Lệnh bán hàng chỉ được lập trên cơ sở đơn đặt hàng, phải được đánh số liên
tục và chỉ lập cho các khách hàng không bị tồn đọng nợ.
• Gửi hàng và lập hóa đơn
- Phiếu gửi hàng chỉ lập trên cơ sở lệnh bán hàng, phải được đánh số liên tục.;
- Kiểm tra hàng gửi đi về số lượng, chất lượng và các điều kiện khác;
- Hóa đơn được lập trên Lệnh bán hàng, Phiếu giao hàng, Bảng giá được duyệt.
Hoá đơn phải được đánh số liên tục và được kiểm tra việc tính tiền trước khi gửi
đi;
- Kiểm tra định kỳ để phát hiện những trường hợp có Phiếu gửi hàng mà chưa
có hóa đơn.
Kế toán Nợ phải thu
- Phân chia trách nhiệm giữa các chức năng ghi chép doanh thu, theo dõi chi tiết
Nợ phải thu khách hàng và lập giấy thông báo Nợ cho khách hàng;
- Lập giấy thông báo Nợ cho khách hàng định kỳ, kiểm tra và gửi đi;
- Đối chiếu giữa tài khoản tổng hợp và số dư chi tiết Nợ phải thu;
- Soát xét và theo dõi các khoản Nợ quá hạn;
- Xét duyệt thích hợp đối với các trường hợp xóa sổ Nợ phải thu khó đòi
• Để đánh giá các thủ tục kiểm soát trên có hữu hiệu không, KTV có thể thực hiện
các thử nghiệm kiểm soát sau:
- Đối với việc tiếp nhận đơn đặt hàng và xét duyệt bán chịu, KTV kiểm tra danh
sách khách hàng để xem xét từng khách hàng có đầy đủ thông tin không và có
sự xét duyệt về hạn mức bán chịu không. KTV cũng chọn mẫu kiểm tra các
Lệnh bán hàng có được đính kèm với đơn đặt hàng phù hợp không, có được lập
phù hợp với danh sách khách hàng và hạn mức bán chịu không?
- Đối với việc gửi hàng và lập hóa đơn, KTV chọn mẫu hóa đơn để kiểm tra chi
tiết về số lượng, đơn giá, các khoản chiết khấu và việc tính tiền có chính xác
không, đối chiếu với sổ sách về doanh thu, Nợ phải thu. KTV cũng cần lưu ý về

việc đánh số liên tục của Phiếu gửi hàng và hóa đơn.
- Đối với kế toán Nợ phải thu, KTV cần chọn mẫu kiểm tra chứng từ một số
khách hàng; Kiểm tra việc đối chiếu chi tiết với tổng hợp, việc gửi thông báo nợ
định kỳ cho khách hàng, việc xét duyệt xóa sổ các khoản Nợ khó đòi trong kỳ.
• Các thử nghiệm cơ bản chủ yếu đối với Nợ phải thu
(1) Quy trình phân tích
Các quy trình phân tích thường áp dụng đối với Nợ phải thu khách hàng là:
- So sánh số dư Nợ phải thu phân tích theo tuổi Nợ của cuối kỳ so với đầu kỳ về
tên các khách hàng chủ yếu, tỷ trọng của từng nhóm Nợ (trong hạn, quá hạn)…;
- Tính số vòng quay Nợ phải thu (hoặc số ngày thu tiền bình quân), so sánh với
số liệu kỳ trước, với chính sách bán chịu của đơn vị và số liệu bình quân ngành;
- Tính tỷ lệ dự phòng Nợ phải thu khó đòi trên doanh thu, trên số dư Nợ phải thu
cuối kỳ và so sánh với kỳ trước.
• (2) Gửi thư xác nhận
(2.1) Vai trò của gửi thư xác nhận
Gửi thư xác nhận đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập bằng chứng về sự
hiện hữu của nợ phải thu (CM 501):
- Trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong BCTC và có
khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản nợ thì KTV
phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc
các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu.
- Trường hợp KTV xét thấy các khách nợ sẽ không phúc đáp thư xác nhận các
khoản phải thu thì phải dự kiến các thủ tục thay thế; thí dụ: Kiểm tra các tài liệu
tạo thành số dư Nợ phải thu.
• Thời điểm gửi thư xác nhận
Thời điểm gửi thư xác nhận tốt nhất là ngay sau thời điểm kết thúc niên độ và
Tæ: KÕ to¸n

11



Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
khi đó, số dư được xác nhận chính là số liệu được trình bày trên BCTC. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, điều này không thể thực hiện được do vấn đề
thời gian (thí dụ, KTV phải hoàn thành báo cáo kiểm toán trong một thời hạn
nhất định). Khi đó, KTV có thể gửi thư xác nhận trước thời điểm kết thúc niên
độ và phải kiểm tra những nghiệp vụ giữa thời điểm xác nhận và thời điểm kết
thúc niên độ. Thông thường, cách làm này được chấp nhận khi kiểm soát nội bộ
của đơn vị được đánh giá là hữu hiệu và khoảng cách giữa hai thời điểm không
quá xa.
• Hình thức của thư xác nhận
Theo Chuẩn mực kiểm toán số 501, có hai hình thức thư xác nhận:
- Dạng A (Dạng đóng): ghi rõ số Nợ phải thu và yêu cầu khách nợ xác nhận là
đúng hoặc bằng bao nhiêu;
- Dạng B (Dạng mở): không ghi rõ số Nợ phải thu mà yêu cầu khách nợ ghi rõ
số Nợ phải thu hoặc có ý kiến khác.
Trong đó dạng A được xem là cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy hơn
dạng B. Việc lựa chọn dạng yêu cầu xác nhận nào phụ thuộc vào từng trường
hợp và sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên.
Xác nhận dạng A thích hợp hơn khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được
đánh giá là cao.
(2.4) Chọn mẫu gửi thư xác nhận
Khi chọn mẫu để gửi thư xác nhận, KTV cần chú ý các khoản phải thu đặc biệt
như chưa thanh toán, kéo dài qua nhiều kỳ, các khoản được xóa sổ trong kỳ hiện
tại, …
• Xem xét thư trả lời
KTV cần xem xét những trường hợp không nhận được thư trả lời hoặc thư trả
lời không đồng ý.
- Nếu không nhận được thư trả lời, KTV sẽ gửi lại thư xác nhận thêm một vài
lần nữa. Nếu vẫn không nhận được thư trả lời, KTV có thể sử dụng các thủ tục

thay thế sau:
+ Kiểm tra việc thu tiền sau ngày khóa sổ;
+ Kiểm tra chứng từ của nghiệp vụ, bao gồm đơn đặt hàng, phiếu giao hàng, hóa
đơn;
- Đối với thư trả lời không đồng ý, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân:
+ Trong một số trường hợp, có tranh chấp giữa đơn vị và khách nợ. KTV cần
tìm hiểu nguyên nhân tranh chấp và lập dự phòng nếu xét thấy cần thiết;
+ Trong nhiều trường hợp, do vấn đề khóa sổ: Doanh thu đã được ghi nhận kỳ
này nhưng nợ phải trả lại ghi nhận vào kỳ sau; Khách hàng chi tiền và ghi giảm
nợ phải trả nhưng đơn vị lại ghi thu tiền vào năm sau… KTV cần xem xét để
xác định chính xác thời điểm ghi nhận nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý gian lận
có thể xảy ra khi doanh thu được ghi khống hoặc tiền thu về bị nhân viên chiếm
dụng vhưa nộp vào quỹ...;
+ Sai sót có thể phát sinh trong trường hợp ghi nhầm các nghiệp vụ bán hàng
hoặc thanh toán nhầm từ khách nợ này sang khách nợ khác, nhầm lẫn trong ghi
nhận số tiền hoặc bỏ sót, ghi trùng nghiệp vụ;
+ Ngoài ra, chênh lệch còn có thể phát sinh khi có sự cấn trừ số liệu (Ví dụ một
khách nợ đồng thời cũng là nhà cung cấp). Khí đó, cần xem xét sự cấn trừ này
có thích hợp hay không.
• Đánh giá kết quả xác nhận
Tất cả thư gửi xác nhận đều được ghi nhận và đánh giá. Các thư không trả lời
hoặc trả lời không đồng ý đều phải theo dõi và đánh giá ảnh hưởng đến số dư
Nợ phải thu. Những trường hợp chênh lệch do sai sót, gian lận cần phải thực
hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung và tiến hành các điều chỉnh cần thiết.
(3) Kiểm tra lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Kiểm tra việc lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi nhằm bảo đảm nợ phải thu
được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện. Ngoài quy trình phân tích, đòi
hỏi KTV còn phải tiến hành các thử nghiệm chi tiết sau:
- Kiểm tra các khoản dự phòng mà đơn vị đã lập có cơ sở và đầy đủ chưa thông
qua xem xét hồ sơ, trao đổi với những người liên quan;

- Xem xét các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ có tranh chấp; đánh giá khả năng
phải lập dự phòng cho các khoản này;
- Xem xét việc thanh toán tiền sau ngày khóa sổ.
Tæ: KÕ to¸n

12


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
(4) Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng
Việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng có ảnh hưởng quan trọng đến Nợ phải thu của
đơn vị. Do đó, KTV cần kiểm tra vấn đề này để bảo đảm các trường hợp đã đủ
điều kiện ghi nhận doanh thu, phải được ghi nhận doanh thu (và Nợ phải thu) và
ngược lại, các trường hợp chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu thì chưa được
phép ghi vào doanh thu (và Nợ phải thu).
Các thử nghiệm cơ bản thường dùng bao gồm:
- Trong quá trình kiểm kê hàng tồn kho, KTV ghi nhận số hiệu và nội dung các
chứng từ gửi hàng cuối cùng trước khi kiểm kê để làm cơ sở cho việc đối chiếu
sau này;
- Kiểm tra các phiếu giao hàng xung quanh ngày khóa sổ, xem xét các chứng từ
liên quan (đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, hóa đơn…) và đối chiếu với dữ liệu thu
thập khi kiểm kê để xác định chính xác thời điểm ghi nhận doanh thu và Nợ
phải thu;
- Rà soát các nghiệp vụ bán hàng gần thời điểm cuối kỳ có giá trị lớn.
• Kiểm tra việc trình bày nợ phải thu
KTV cần kiểm tra việc trình bày nợ phải thu có phù hợp với các chuẩn mực, chế
độ kế toán hiện hành hay không. Các vấn đề thường được quan tâm là:
- Chính sách kế toán đối với nợ phải thu, bao gồm cả việc lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi.
- Việc bù trừ không thích hợp giữa các khoản phải thu với các khoản ứng trước

của khách hàng.
- Việc phân loại nợ phải thu thành các khoản phải thu ngắn hạn và phải thu dài
hạn.
2.3. Kiểm toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho đuợc trình bày ở mục tài sản ngắn hạn trên báo cáo
tài chính, thường chiếm 1 giá trị lớn, sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính. Những thủ tục, mục tiêu phát hiện sai sót trong các trường hợp sau:
1. Một số mặt hàng không kiểm kê: xác định các mặt hàng không kiểm kê này
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hay không bằng cách kiểm tra đơn đặt
hàng, hợp đồng, phiếu giao hàng cho những mặt hàng này nhằm xác định quyền
sở hữu của DN tại ngày kết thúc niên độ.
Chứng kiến kiểm kê: thủ tục hữu hiệu, quan trọng nhằm cung cấp bằng chứng
tin cậy về tính hiện hữu, đầy đủ của hàng tồn kho. Nếu hàng tồn kho xác định là
trọng yếu thì việc tham gia,chứng kiến có thể thực hiện --> quan sát kiểm kê và
chọn mẫu trực tiếp để kiểm kê
Đối chiếu biên bản kiểm kê của kiểm toán và biên bản của đơn vị nhằm phát
hiện sai lệch.
• 2. Những lô hàng mua vào ngày kết thúc niên độ được kiểm kê nhưng kg ghi sổ
kế toán:
cái này cần kiểm tra việc chia cắt niên độ ghi nhận hàng tồn kho của đơn vị
- Kiểm tra hóa đơn và điều khoản trong hợp đồng: nếu hợp đồng ghi quyền sở
hữu hàng hóa là ngày ghi trên hóa đơn thì được ghi sổ kế toán và kiểm kê. (ngày
này có thể trước hoặc sau ngày kết thúc niên độ tùy theo ngày trên hóa đơn để
KTV xác định số lượng tồn kho trên sổ sách và thực tế tại ngày kết thúc niên độ
và được kiểm kê)
- Kiểm tra hóa đơn và điều khoản trong hợp đồng: nếu hợp đồng ghi rõ quyền
sở hữu hàng hóa bắt đầu từ khi đơn vị ký biên bản bàn giao, nghiệm thu kỹ thuật
(mà ngày này sau ngày kết thúc niên độ) thì ghi sổ kế toán sau ngày kết thúc
niên độ dựa trên biên bản bàn giao này, nếu ngày này trước hoặc bằng ngày kết

thúc niên độ thì phải ghi sổ kế toán vào ngày kết thúc niên độ và thực hiện kiểm
kê.
--> vì vậy việc kiểm tra chứng từ mua hàng sau ngày kết thúc niên độ nhằm phát
hiện quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp là trước hay sau ngày kết thúc
niên độ, ghi sổ kế toán thời điểm nào ?
• . Kiềm tra các sổ chi tiết, chứng từ gốc, biên bản kiểm kê năm trước để đảm bảo
nghiệp vụ mua hàng thực sự phát sinh và ghi chép đầy đủ và thuộc quyền sở
hữu của DN.
4.Hàng tồn kho giữ hộ có thể tính chung vào hàng tồn kho của DN:
Tæ: KÕ to¸n

13


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
KTV có thể gửi thư xác nhận đến các DN gửi hàng để xác nhận hàng hóa này
không thuộc quyền sở hữu của DN, kg tính vào tồn kho của DN
2.4. Kiểm toán Tài sản cố định

Kiểm toán vốn Tài sản cố định
• Do tầm quan trọng của khoản mục TSCĐ trên Báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nên khi thực hiện Kiểm toán khoản mục TSCĐ phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
• Thứ nhất: Cần hiểu được HTKSNB đối với việc quản lý, bảo quản, hạch toán
các biến động về TSCĐ của doanh nghiệp để từ đó xác định được nội dung,
phạm vi và các thủ tục Kiểm toán áp dụng để tìm ra các bằng chứng và đưa ra ý
kiến về sự trung thực hợp lý của các giá trị TSCĐ phản ánh trên Báo cáo. Theo
Chuẩn mực thực hành số 2 trong Chuẩn mực Kiểm toán được thừa nhận rộng rãi
thì Kiểm toán viên phải hiểu biết đầy đủ về HTKSNB của khách hàng để lập kế
hoạch Kiểm toán. Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng không nằm ngoài chuẩn

mực chung đó. Vì thế, trước khi tiến hành Kiểm toán chi tiết khoản mục TSCĐ,
nhiệm vụ của Kiểm toán viên là phải thu thập các thông tin về HTKSNB của
khách hàng áp dụng cho TSCĐ. Tức là Kiểm toán viên phải tìm hiểu môi trường
kiểm soát nói chung và phong cách làm việc của Ban quản lý nói riêng đối với
việc kiểm soát, quản lý, ghi sổ và thực hiện các nghiệp vụ TSCĐ. Và cần nắm
rõ được các thủ tục, chính sách mà Công ty đang áp dụng để hạch toán TSCĐ,
làm cơ sở để đưa ra các ý kiến Kiểm toán sau này.
• Thứ hai: kiểm tra chi tiết nghiệp vụ TSCĐ dựa trên kế hoạch đã lập sau khi
đánh giá về HTKSNB. Trong quá trình kiểm tra chi tiết, Kiểm toán viên phải
xem xét và đánh giá được tính hợp lý, hiệu quả trong công việc đầu tư, quản lý
và sử dụng TSCĐ từ đó đề xuất các ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác
quản lý TSCĐ tại Công ty khác hàng.
• Thứ ba: Kiểm toán viên cần phải lập Bảng phân tích về tình hình biến động
TSCĐ tại doanh nghiệp.
• Tóm lại, Kiểm toán TSCĐ chính là một khoản mục quan trọng trong Kiểm toán
Báo cáo tài chính. Qua đó giúp Kiểm toán viên thu thập bằng chứng hợp lý và
đầy đủ tạo cơ sở đưa ra ý kiến của mình về việc trình bày Báo cáo tài chính có
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, và cũng giúp cho
Kiểm toán viên đánh giá được tính hợp lý của doanh nghiệp trong việc đầu tư
kinh doanh từ đó tư vấn cho doanh nghiệp một cách khoa học nhất.
2.5. Kiểm toán nợ phải trả

2. Nội dung kiểm toán một số yếu tố cơ bản
• 2.5. Kiểm toán Nợ phải trả
• Tổ chức Kiểm soát nội bộ với khoản Nợ phải trả
• Mục tiêu khi khảo sát chi tiết số dư vốn vay:
• + Các khoản tiền vay hiện có được phản ánh đầy đủ không.
• + Các khoản vay và lãi ay phải trả đều được tính toán và định giá đúng.
• Các khoản vốn vay và lãi vay được công hai đầy đủ và đúng qui định.
• Cụ thể các mục tiêu kiểm toán:

• Tính hợp lý chung
• Các mục tiêu đặc thù
• Tính hiệu lực của số liệu hạch toán
• Sự đánh giá, tính toán đứng đắn các khoản mục vốn vay,lãi vay
• Các khoản vốn vay trên bảng liệt kê đều có căn cứ hợp lý
• Các khoản vốn vay được hạch toán kịp thời và đúng kì hạn
• Các khoản vốn vay, lãi tiền vay tính dồn phải trả phí tổn lãi tiền vay được công
khai đúng.
2.6. Kiểm toán nguồn vốn Chủ sở hữu

2. Nội dung kiểm toán một số yếu tố cơ bản
• 2.6. Kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu
• Tập trung vào các nội dung sau:
• + Các nghiệp vụ liên quan đến cổ phiếu có đều được ghi nhận đầy đủ không
• + Các nghiệp vụ liên quan tới cổ phiếu đã ghi nhận đã được phê chuẩn chưa và
cấp phê chuẩn có đủ thẩm quyền không
• + vốn cổ phiếu được đánh giá đúng không
Tæ: KÕ to¸n
14


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
• Vốn cổ phiếu được đánh giá đúng không
• Vốn cổ phiếu được đánh giá công khai không
2.7. Kiểm toán thu nhập
• 2. Nội dung kiểm toán một số yếu tố cơ bản
• 2.7. Kiểm toán thu nhập
• Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với
doanh thu.
• Thực hiện thủ tục phân tích

• + so sánh thu nhập kì này và kì trước
• + tỷ trọng lợi nhuận thuần với doanh thu thuần
• + Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất
• Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ doanh thu
• + Kiểm tra tính có thực của thu nhập
• + tìm hiểu chính sách ghi nhận doanh thu tại doanh nghiệp có phù hợp với chế
độ kế toán hiện hành không
• + Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng có quy mô lớn
• + Kiểm tra tính đầy đủ của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
• Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ.
• So sánh vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng…
• Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán
2.8. Kiểm toán chi phí
• 2. Nội dung kiểm toán một số yếu tố cơ bản
• 2.8. Kiểm toán chi phí
• Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPSX
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu có vị trí quan trọng trong kiểm toán
khoản mục CPSX. Mục đích của bước này là lập được kế hoạch và thiết kế
phương pháp kiểm toán phù hợp, khoa học, hiệu quả. Lập kế hoạch kiểm toán
đối với khoản mục CPSX là một bộ phận trong kế hoạch kiểm toán BCTC.
Các bước lập kế hoạch kiểm toán sẽ được cụ thể hóa thành các công việc như
sau:
* Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Quy trình kiểm toán bắt đầu được thực hiện khi KTV và công ty kiểm toán
chuẩn bị xác lập hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Trên cơ sở đã xác định
được đối tượng khách hàng có thể phục vụ được, Công ty kiểm toán sẽ tiến hành
các công việc cần thiết để chuẩn bị kế hoạch kiểm toán bao gồm: tiếp nhận yêu
cầu của khách hàng, điều tra khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm
toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán và làm hợp đồng kiểm

toán.
• Thu thập thông tin về khách hàng
Mục đích của bước này là đạt được sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của
khách hàng từ đó cung cấp các điều kiện cho việc thực hiện kiểm toán đầy đủ,
đặc biệt là đối với khách hàng mới. Khi lập kế hoạch kiểm toán CPSX, KTV
cần thực hiện các bước:
- Tìm hiểu các thông tin về qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm về CPSX,
các qui định về quản lý và kiểm soát nội bộ (KSNB) đối với CPSX;
- Xem xét lại kết quả kiểm toán CPSX của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm
toán chung;
- Dự kiến nhu cầu về chuyên gia bên ngoài trong trường hợp cần thiết;
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng.
• Thực hiện các thủ tục phân tích
Sau khi đã thu thập được các thông tin về khách hàng, KTV tiến hành thực hiện
các thủ tục phân tích đối với thông tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế
hoạch về bản chất, nội dung của các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu
thập bằng chứng kiểm toán. Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng gồm hai
loại cơ bản là phân tích ngang và phân tích dọc.
- Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng
một chỉ tiêu liên quan đến CPSX trên BCTC. KTV tiến hành so sánh giữa số
liệu trên các sổ kế toán về CPSX với số liệu ước tính của KTV hoặc số kế hoạch
Tæ: KÕ to¸n

15


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
của đơn vị, so sánh số liệu của kỳ này so với kỳ trước. Việc so sánh này giúp
KTV thấy được những biến đổi của khoản mục CPSX, qua đó đánh giá sự hiện
diện của các sai số có thể đối với khoản mục CPSX trên BCTC và xác định nội

dung cơ bản của cuộc kiểm toán khoản mục CPSX tại đơn vị khách hàng.
- Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của
các chỉ tiêu và khoản mục khác nhau liên quan đến CPSX trên BCTC. Khi phân
tích sơ bộ, KTV có thể tiến hành so sánh tỷ trọng của CPSX giữa kỳ này với kỳ
trước. Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh giữa các kỳ, KTV phải loại trừ sự ảnh
hưởng do biến động của nhân tố giá cả. Sau đó KTV có thể so sánh tỷ trọng
từng loại chi phí so với tổng CPSX để tìm hiểu sự bất thường của từng khoản
mục chi tiết.
• Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ hay độ lớn và bản chất của các sai phạm, kể
cả bỏ sót của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong
bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính
xác hoặc sẽ rút ra kết luận sai lầm. Đánh giá mức trọng yếu là một vấn đề quan
trọng trong kiểm toán. Thông thường kiểm toán viên đánh giá mức độ trọng yếu
để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi
của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót trên bảng BCTC để từ
đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các cuộc khảo sát (thử nghiệm) kiểm
toán. Mức trọng yếu của một khoản mục được tính toán trên cơ sở mức trọng
yếu chung của toàn bộ báo cáo tài chính kết hợp với tỷ trọng của khoản mục
trên báo cáo tài chính.
Trong BCTC của phần lớn các doanh nghiệp, CPSX luôn ảnh hưởng trọng yếu
đến tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc
đánh giá tính trọng yếu đối với CPSX trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
được tiến hành theo hai bước sau:
- Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu (rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận
được);
- Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho CPSX.
Cùng với việc đánh giá tính trọng yếu KTV phải thực hiện đánh giá rủi ro tiềm
tàng đối với CPSX. Trên thực tế rủi ro tiềm tàng với khoản mục CPSX phụ
thuộc vào các yếu tố như: Bản chất hoạt động sản phẩm của khách hàng, tính

trung thực của những người làm công tác kế toán chi phí, bản chất và số lượng
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau, mức
trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. KTV phải quan
tâm tới mối quan hệ này khi xác định bản chất, thời gian và phạm vi của thủ tục
kiểm toán cần thực hiện. Nghĩa là, KTV xác định rằng mức trọng yếu có thể
chấp nhận được thấp thì rủi ro kiểm toán tăng lên, và khi đó để giữ cho rủi ro
kiểm toán ở mức có thể chấp nhận được như ban đầu, KTV cần mở rộng phạm
vi kiểm toán, lựa chọn các phương pháp kiểm toán hữu hiệu hơn, nhằm thu thập
nhiều hơn các bằng chứng kiểm toán có giá trị để giảm rủi ro phát hiện xuống
mức có thể chấp nhận được.
• Tìm hiểu cơ cấu kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán
Việc xác định được rủi ro kiểm soát là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi KTV
phải hiểu rõ được cơ cấu của kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đưa ra
được một mức rủi ro phù hợp với cơ cấu của kiểm toán. Mặt khác, nếu hệ thống
kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng được thiết kế phù hợp và hoạt động có
hiệu quả thì việc sử dụng những kết quả của hệ thống này sẽ làm cho cuộc kiểm
toán tiết kiệm được thời gian và chi phí kiểm toán, nâng cao hiệu quả kiểm
toán.
Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do khách
hàng xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các
quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập
BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ
thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.
Quy trình đánh giá hệ thống KSNB đối với CPSX được tiến hành qua hai bước
là thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát.
Để hiểu biết về hệ thống KSNB đối với CPSX, KTV cần phải tìm hiểu các thủ
Tæ: KÕ to¸n


16


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
tục và quy trình đối với việc quản lý và theo dõi quá trình xuất nguyên vật liệu
cho sản xuất, các quy chế về lao động, tiền lương cũng như các quy định về tỷ lệ
tiền lương trên giá thành sản phẩm hoặc trên lợi tức sản phẩm, cũng như các thủ
tục chi tiêu được thực hiện như thế nào. Đồng thời phải tìm hiểu hệ thống kế
toán áp dụng đối với CPSX.
Để đánh giá hệ thống KSNB, KTV thường lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB
đối với CPSX sản phẩm. Trên Bảng câu hỏi này phản ánh thông tin: các mục
tiêu của KSNB đối với CPSX sản phẩm, mô tả thực trạng của KSNB mà KTV
thu thập được, nguyên tắc thiết kế các thủ tục kiểm soát tương ứng với thực
trạng đó. Ngoài ra, KTV còn sử dụng phương pháp lưu đồ và Bảng tường thuật
để mô tả và đánh giá hệ thống KSNB.
• Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
bao gồm các thủ tục kiểm toán cần thực hiện, hoàn thành các thủ tục và sự phân
công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về tư liệu, các thông tin liên
quan cần sử dụng hay thu thập.
Để thiết kế chương trình kiểm toán, KTV phải dựa trên những hiểu biết về tính
trọng yếu, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, mức độ bảo đảm phải đạt được
thông qua thử nghiệm cơ bản, kinh nghiệm của KTV trong những lần kiểm toán
trước...
Khi tiến hành thiết kế chương trình kiểm toán CPSX, KTV phải xác định các
thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với CPSX (phỏng vấn, quan sát, đối chiếu
sổ kế toán CPSX với các sổ kế toán có liên quan...), quy mô chọn mẫu CPSX
(CPSX được lựa chọn phải mang tính đại diện cao), những phần tử được chọn
và thời gian áp dụng các thủ tục kiểm toán CPSX đã được lựa chọn.
Chương trình kiểm toán CPSX là căn cứ để phối hợp công việc, giám sát và

kiểm tra cuộc kiểm toán. Đồng thời, chương trình kiểm toán CPSX còn được
KTV sử dụng để ghi chép các công việc đã thực hiện được làm căn cứ để kiểm
soát chất lượng công tác kiểm toán CPSX. Chương trình kiểm toán này sẽ theo
KTV trong suốt quá trình kiểm toán CPSX và có thể có những sửa đổi trong
từng trường hợp cụ thể.
• Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là giai đoạn KTV triển khai thực hiện các công
việc đã ghi trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán. Giai đoạn thực
hiện kiểm toán được thông qua thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đã
được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Thực hiện kiểm toán khoản mục CPSX là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ
thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng
chứng kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của KTV. Khi thực hiện kiểm
toán CPSX, KTV phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm
cơ bản theo chương trình kiểm toán CPSX đã được thiết kế trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán. Giai đoạn thực hiện kiểm toán được thông qua thử nghiệm
kiểm soát và thử nghiệm cơ bản (kiểm tra cơ bản), thử nghiệm cơ bản bao gồm:
Quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư.
• Hoàn thành kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là bước cuối cùng của cuộc kiểm toán. Trong giai đoạn này,
KTV tiến hành xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC liên quan đến
CPSX, tập hợp và đánh giá các bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm
toán CPSX để đưa ra ý kiến về khoản mục CPSX trên BCKT.
* Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
KTV phải xem xét những sự kiện có thể dẫn đến việc yêu cầu khách hàng phải
điều chỉnh hoặc phải thuyết minh trong BCTC vào thời điểm gần ngày ký
BCKT và thiết kế những thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm hạn chế tối đa rủi ro
kiểm toán.
- Xem xét lại các thủ tục do khách hàng áp dụng đối với CPSX nhằm bảo đảm
mọi sự kiện pháp sinh sau ngày khoá sổ kế toán đều được xác định;

- Xem xét các biên bản họp Đại hội cổ đông, họp Hội đồng quản trị, họp Ban
Giám đốc, biên bản kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng sau ngày
khoá sổ kế toán để tìm kiếm những sự kiện có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu CPSX
sản phẩm;
- Trao đổi với Ban Giám đốc khách hàng để xác định những sự kiện liên quan
Tæ: KÕ to¸n

17


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
đến CPSX xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC
như: việc ước tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chưa có cơ sở...
• Đánh giá bằng chứng và tổng hợp kết quả kiểm toán
KTV phải quyết định liệu các bằng chứng đã thu thập được có đầy đủ và thích
hợp không để KTV phải đưa ra ý kiến rằng chỉ tiêu CPSX trên BCTC có đảm
bảo tính trung thực hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu không, các mục tiêu
của kiểm toán có thoả mãn không.
Việc đánh giá của KTV về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm
toán chủ yếu phụ thuộc vào:
- Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của khoản mục CPSX và các
nghiệp vụ liên quan;
- Hệ thống kế toán, hệ thống KSNB và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát đối với
CPSX sản phẩm;
- Kinh nghiệm của KTV về kiểm toán khoản mục CPSX trong những lần kiểm
toán trước;
- Kết quả của các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót và gian lận đã được phát
hiện;
- Nguồn gốc và độ tin cậy của tài liệu, thông tin.
Sau khi đánh giá các bằng chứng đã thu thập được, KTV phải đưa ra ý kiến rằng

chỉ tiêu CPSX trên BCTC có đảm bảo tính trung thực hợp lý xét trên các khía
cạnh trọng yếu không, các mục tiêu của kiểm toán có thoả mãn không. Trường
hợp có sai sót trọng yếu trong khoản mục CPSX nhưng khách hàng chấp nhận
bút toán điều chỉnh thì KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với CPSX
trên BCTC. Ngược lại, nếu khách hàng không chấp nhận bút toán điều chỉnh đối
với khoản mục CPSX, kiểm toán sẽ đưa ra ý kiến ngoại trừ trên BCKT đối với
CPSX.
• Phát hành BCKT và Thư quản lý
Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán của các phần hành, KTV đưa ra ý kiến xác
nhận về tính trung thực hợp lý của BCTC cũng như việc tuân thủ chuẩn mực và
chế độ kế toán hiện hành trên BCKT. Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán đối
với BCTC đã được kiểm toán có thể là một trong bốn loại sau: ý kiến chấp nhận
toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến trái ngược và từ chối đưa ra ý
kiến.
Phát hành Thư quản lý để đưa ra những kiến nghị nhằm giúp khách hàng chấn
chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế
toán và hệ thống KSNB.
Sau khi cuộc kiểm toán kết thúc, KTV vẫn phải có trách nhiệm xem xét các sự
kiện có thể xảy ra sau khi phát hành BCKT đối với BCTC nói chung và khoản
mục chi phí SXSP nói riêng.
• 3.Thực hành
• - Trình tự tiến hành kiểm toán
• - Giải thích các nội dung kiểm toán một số yếu tố cơ bản
• - Làm các bài tập thực hành về kiểm toán
• 4. Kiểm tra
• BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG 2:
• Bài 1
• Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty SM, một công ty kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại cho niên độ kết thúc ngày 31.12.20x4, kiểm
toán viên Lân gặp các tình huống sau:

1. TRong chi phí xây dựng cơ bản dở dang của niên độ 20x4, có chi phí về
quảng cáo và tiếp thị sản phẩm là 520tr đồng.
2. Một thiết bị được biếu tặng và được bàn giao đưa vào sử dụng ngày
15.10.20x4 được thể hiện trên biên bản kiểm kê tài sản cố định ngày 31.12.20x4
nhưng ko phản ánh trên sổ sách kế toán
3. Tổng doanh số mà SM đã giao dịch với AS trong năm 20x4 là 5 tỷ đồng, số
dư nợ phải thu của An Sinh là 1 tỷ. SM đầu tư và hiện chiếm 35% tổng vốn
CSH của AS. Thông tin về doanh thu bán hàng và công nợ này khồn được công
bố trong thuyết minh BCTC của SM.
Y/C:
Hãy kiểm toán các nội dung liên quan trong bài.

Tæ: KÕ to¸n

18


Bài giảng môn Kiểm toán
Bi 2
Kim toỏn viờn P c giao ph trỏch lp k hoch kim ton ccho cụng ty
PLC, chuyờn khai thỏc v SX nng lng cho niờn kt thỳc vo 31.12.20x4.
Di õy l 1 s vn quan trng lm P chỳ ý khi ỏnh giỏ ri ro lp k
hoch kim toỏn
1 Quy trỡnh bỏn hng cú nhu cu v mua khớ t, h s liờn h vi P.KD gi
n t hng.
- Trng p.KD da trờn nh mc xỏc nh giỏ tm tớnh cho khỏch hng. Khi
kt thỳc hp ng, cty s tớnh toỏn li giỏ bỏn thc t v khon chờnh lch gia
giỏ bỏn thc v giỏ tm tớnh (nu cú)
- Tt c khỏch hng u phi ng trc 50% giỏ tr hp ng, s cũn li s tt
toỏn khi kt thỳc hp ng

- Cty ko tin hnh i chiu cụng n vo cui k
2 Mt s khỏch hng ó kin PLC v vic cung cp khớ t cú cht lng thp
do s c ca ng ng dn khớ t.
3 G iu hnh thụng bỏo k hoch khoan ging thm dũ th 2 d kin cú tr
lng rt ln, ng thi lý gii vic tht bi ca ging thm dũ 1 vỡ gp tr
ngi v a cht. c bit ging th 2 gn vi ging th nht.
Y/C: Hóy kim toỏn cỏc ni dung cú liờn quan trong bi.
CHNG 3: PHNG PHP KIM TON
1. Phng phỏp c bn
L phng phỏp kim toỏn trong ú cỏc th tc kim toỏn c thit k nhm thu
thp cỏc bng chng cú liờn quan n cỏc d liu do h thng k toỏn v x lý
thụng tin cung cp
c trng c bn ca phng phỏp ny l vic tin hnh cỏc th nghim (th
nghim c bn), cỏc ỏnh giỏ u da vo cỏc s liu, cỏc thụng tin trờn BCTC v h
thng k toỏn ca n v -> th nghim theo s liu.
.1.1. Phng phỏp phõn tớch ỏnh giỏ tng quỏt
Phõn tớch tng quỏt:
+ Thi im: c tin hnh khi lp k hoch kim toỏn v khi hon tt kim toỏn.
+ Tỏc dng: Cho phộp KTV cú cỏi nhỡn khỏi quỏt v tỡnh hỡnh hot ng v tỡnh hỡnh
ti chớnh ca khỏch hng, phỏt hin nhng iu khụng hp lý, nhng iu bt bỡnh
thng, nhng bin ng ln v nhng trng tõm trng yu trong kim toỏn.
1.2. Phng phỏp kim tra chi tit cỏc nghip v v cỏc s d
- Phng phỏp kim tra chi tit cỏc nghip v
Mc ớch ca kim tra nghip v:
+ Nghip v cú c phờ chun ỳng n khụng (trong phỏt sinh v hon thnh)
+ Nghip v cú c ghi s theo ỳng trỡnh t v chớnh xỏc vo cỏc s sỏch k toỏn
khụng
* Cỏch thc:
+ Chn (xỏc nh) nghip v cn kim tra
+ Kim tra chng t k toỏn (ni dung cú phự hp ch k toỏn, ch qun lý?)

+ Tớnh toỏn s liu
+ Xỏc nh TK i ng
+ Thc t vo s k toỏn: ỳng s tin, ngy thỏng, bn cht nghip v
- Phng phỏp kim tra cỏc s d
Mc ớch kim tra s d TK:
ỏnh giỏ tớnh cú tht v chớnh xỏc ca s d TK trờn bng Cõn i ti khon,
Cõn i k toỏn
* Cỏch thc:
+ Xỏc nh nhng TK cn kim tra
+ ỏnh giỏ s d:
Cú tht: Ly xỏc nhn s d t bờn th 3
ỳng v giỏ tr
+ S d l kt qu ca quỏ trỡnh hch toỏn nhiu nghip v -> phi kim tra xem cú
y chng t, hch toỏn cú chớnh xỏc khụng -> s d chớnh xỏc?
2. Phng phỏp tuõn th
2.1. K thut iu tra h thng

2. Phng phỏp tuõn th
2.1. K thut iu tra h thng
Tổ: Kế toán

19


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
Phương pháp này đòi hỏi việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại ghi
chép từ đầu đến cuối để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ
thống điều hành nội bộ.
• Kỹ thuật điều tra hệ thống
• Các thử nghiệm chi tiết đối với kiểm soát chủ yếu cũng được thực hiện trên cơ

sở kiểm tra mẫu các quy chế kiểm soát nội bộ.
2.2. Kỹ thuật lấy mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple random sampling)
Là mẫu mà tất cả các thể trong quần thể có cùng cơ hội để chọn vào mẫu. Đây là dạng
đơn giản nhất của mẫu xác suất. Để chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn bạn cần:
- Lập danh sách toàn bộ những đơn vị trong quần thể từ đó bạn muốn rút ra một mẫu.
- Chọn đơn vị mẫu sẽ được lấy vào mẫu, sử dụng phương pháp “bốc thăm” hoặc sử
dụng “bảng số ngẫu nhiên”.
Ví dụ: Một mẫu ngẫu nhiên đơn gồm 50 sinh viên được chọn từ một trường học có
250 sinh viên. Sử dụng danh sách của 250 sinh viên, mỗi sinh viên nhận một số thứ tự
(từ 1 tới 250), và những số này được viết trên một mẫu giấy nhỏ. Toàn bộ nhữn mẫu
giấy có số này được gập lại bỏ vào một cái hộp, lắc kỹ để đảm bảo là ngẫu nhiên. Tiếp
theo, 50 mẫu giấy được lấy ra và số của chúng được ghi lại. Những sinh viên có những
số này nằm trong mẫu nghiên cứu.
Bảng số ngẫu nhiên:
Là một bảng tạo bởi 10 ký tự (0, 2, 3, …, 9) mà sự xuất hiện của mỗi ký tự trong bảng
có tỉ lệ như nhau và không theo một trật tự nào, hoàn toàn ngẫu nhiên. Cho nên, nếu
chọn một số từ một điểm ngẫu nhiên nào đó trên bảng thi bất kỳ một ký tự nào cũng có
cơ hội như nhau được xuất hiện.
Chẳng hạn: Muốn chọn ngẫu nhiên một mẫu 200 trẻ trong một trường hợp có 625 trẻ
để điều tra một vấn đề sức khỏe nào đó. 625 trẻ sẽ được đánh số thứ tự từ 1 đến 625
(khung mẫu). Như vậy, ta chỉ dùng 3 ký tự kế tiếp nhau trong bảng.
Vào bảng: một cách ngẫu nhiên (ví dụ: dùng đầu bút chì, không nhìn vào bảng, chấm
vào một điểm nào đó trong bảng) bắt đầu từ điểm đó bằng một số có 3 ký tự, ví dụ
điểm đó nằm vào bảng thứ 5 cột thứ 3 của bảng ta đọc lần lượt theo chiều từ trên
xuống dưới và từ trái qua phải, được các số 330, 369, 743, 273, 943, 002, 871, 918,
702, 318,… Chọn ra 200 số có 3 ký tự (không lấy các ký tự 000, các ký tự lớn hơn
625, chỉ lấy ra một lần, không lấy các ký tự lập lại); Như vậy ta đã có một mẫu 200 trẻ.
Ưu và nhược điểm của chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
Ưu điểm:

- Cách làm đơn giản, tính đại diện cao
- Có thể lòng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác
Hạn chế:
- Cần phải có khung mẫu
- Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong quần thể, do vậy việc
thu thập số liệu tốn kém và mất thời gian.
a) Chọn mẫu hệ thống
Trong mẫu hệ thống những cá thể được chọn theo một khoảng cách đều đặn (ví dụ cứ
năm đơn vị ta lại lấy một đơn vị) từ khung mẫu.
Các bước:
- Tất cả các đơn vị mẫu phải ghi một danh sách
- Xác định khoảng các mẫu k=N/n (N là số ca 1 thể trong quần thể, n là cỡ mẫu)
- Chọn một số ngẫu nhiên (i) giữa 1 và k.
- Các cá thể có số thứ tự i + 1k, I + 2k, I + 3k… sẽ được chọn vào mẫu cho đến khi kết
thúc danh sách (đủ mẫu)
Ví dụ: Một mẫu hệ thống được chọn từ 1200 sinh viên của một trường học. Cỡ mẫu
được chọn là 100. Khoảng các (k) mẫu là:
1200 (quần thể nghiên cứu) =12
100 (cỡ mẫu)
Số của người sinh viên đầu tiên được chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên. Ví dụ ta bốc
thăm một trong số 12 mẫu giấy có đánh số từ 1-12, nếu ta bốc được số 6 thì ta bắt đầu
bằng sinh viên thứ 6 và sau đó, cứ 12 sinh viên ta lấy 1, lần lượt như vậy cho tới khi ta
lấy đủ 100. Sinh viên sẽ được lấy theo các số: 6, 18, 30, 42…
Lấy mẫu hệ thống thường dễ làm và tốn ít thời gian hơn lấy mẫu đơn ngẫu nhiên. Tuy
nhiên, có những nguy cơ gây sai số vì khoảng cách mẫu có thể trùng với một biến
Tæ: KÕ to¸n
20


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n

thiên hệ thống trong khung mẫu. Ví dụ, nếu chúng ta muốn chọn một mẫu ngẫu nhiên
đơn của các ngày để đếm số người tới khám bệnh, một mẫu hệ thống với khoảng cách
7 ngày có thể sẽ là không phù hợp vì toàn bộ những ngày nghiên cứu sẽ rơi vào cùng
một ngày trong tuần. Ngày đó có thể là ngày chủ nhật chẳng hạn.
2.1.3. Chọn mẫu phân tầng
Những phương pháp mẫu ngẫu nhiên đơn đã mô tả trên không đảm bảo rằng tỉ lệ
những cá thể có những đặc trưng nhất định trong mẫu sẽ giống với những cá thể trong
toàn thể quần thể nghiên cứu.
Nếu việc mẫu nghiên cứu bao gồm những nhóm đại diện của các đơn vị nghiên cứu có
những đặc trưng đặc biệt là điều quan trọng (ví dụ: dân sống trong những khu vực
thành phố và nông thôn, hoặc những nhóm tuổi khác nhau),khi đó khung mẫu sẽ phải
chia thành các nhóm, hoặc các tầng, theo những đặc trưng này. Mẫu ngẫu nhiên và hệ
thống có kích thước xác định trước sẽ phải thu được từ mỗi nhóm (tầng). Đây được gọi
là mẫu phân tầng.
Mẫu phân tầng chỉ có thế áp dụng khi chúng ta biết tỉ lệ bao nhiêu của quần thể nghiên
cứu phụ thuộc vào mỗi nhóm chúng ta đang quan tâm.
Một ưu điểm của mẫu phân tầng là chúng ta có thể lầy một mẫu khá lớn từ một nhóm
nhỏ trong quần thể nghiên cứu của mình. Đều này cho phép chúng ta đạt được một
mẫu đủ lớn để có thể rút ra được những kết luận giá trị về một nhóm tương đối nhỏ mà
không cần phải thu thập một mẫu lớn không cần thiết (vì đắt tiền). Tuy nhiên, để làm
được như vậy, chúng ta phải sử dụng những tỉ lệ mẫu không đồng đều, và điều quan
trọng là phải điều chỉnh khi khái quát những phát hiện của chúng ta cho toàn bộ quần
thể.
Ví dụ: một cuộc điều tra được tiến hành về cấp nước hộ gia đình trong một huyện có
20.000 hộ gia đình, trong đó 20% số hộ thuộc vùng thành thị và 80% thuộc vùng nông
thôn. Người ta gợi ý rằng ở vùng thành thị việc tiếp cận nguồn nước sạch nhiều hơn ở
vùng nông thôn rất nhiều. Một quyết định được đưa ra là lấy 100 hộ gia đình thành thị
(trong số 4000, điều này cho tỉ lệ mẫu là 1/40) và 200 hộ gia đình nông thôn (trong số
16.000, cho tỉ lệ mẫu là 1/80). Vì chúng ta biết tỉ lệ mẫu của cả hai tầng, tỉ lệ tiếp cận
với nguồn nước sạch của toàn bộ hộ gia đình trong huyện đó có thể tính được.

b)Chọn mẫu chùm (cụm)
Có thể là khó khăn hoặc không thể lấy mẫu ngẫu nhiên đơn của những đơn vị của một
quần thể nghiên cứu, hoặc là bởi vì khung mẫu toàn bộ không sẵn có, hoặc là vì những
khó khăn khác về mặt hậu cần (như: dân sống quá rải rác, xa nhau trên một khu vực rất
rộng, có thể là thời gian quá hạn chế). Tuy nhiên, khi một danh sách các nhóm của các
đơn vị nghiên cứu có sẵn (như, các làng, các trường học) hoặc có thể dễ dàng thực
hiện được, thì một số nhất định của những nhóm này có thể được chọn một cách ngẫu
nhiên.
Việc chọn những nhóm các đơn vị nghiên cứu (các cụm) thay cho việc chọn cá nhân
những đơn vị nghiên cứu được gọi là mẫu cụm. Các cụm thường là những đơn vị địa
lý (như, các huyện, các làng) hoặc những đơn vị tổ chức (như, các phòng khám, những
nhóm đào tạo).
Ví dụ: trong một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan tới KHHGĐ
ở những xã thuộc vùng nông thôn của một khu vực nhất định,người ta có trong tay
danh sách của toàn bộ các làng. Sử dụng danh sách này, người ta đã chọn một mẫu
ngẫu nhiên các làng và toàn bộ những người trưởng thành trong các làng được chọn
đều được phỏng vấn.
c)Mẫu xác suất tỉ lệ với kích thước ( Probability Proportional to Size: PPS)
Quần thể đích có nhiều cụm, (ví dụ: một huyện có nhiều xã), các cụm này có kích
thước không như nhau. Nếu dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn để chọn một số cụm,
rồi chọn một số nhất định các hộ gia đình ở mỗi cụm vào mẫu thì những hộ ở các cụm
có kích thước (dân số) nhỏ hơn sẽ có cơ hội nhiều hơn được chọn vào mẫu so với
những hộ ở các cụm có kích thước lớn. Một phương pháp tốt hơn là chộn các cụm theo
phương pháp: xác suất được chọn tỉ lệ với kích thước của cụm.
Quy trình mẫu này như sau:
- Đánh số thứ tự vào các cụm;
- Lập bảng tần số dồn, sẽ có được tổng số dân toàn quần thể: m;
- Ấn định số cụm cần chọn vào mẫu: Nên chộn nhiều cụm để mỗi cụm có ít hộ vào
mẫu hơn là chọn ít cụm mà mỗi cụm có nhiều hộ. Giả sử ta chọn N cụm;
Tìm khoảng các mẫu k: k = m

N
Tæ: KÕ to¸n

21


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
- Chọm một số ngẫu nhiên R từ 1 đến k (dùng bảng số ngẫu nhiên);
- Tìm các cụm vào mẫu: dựa vào tần số dồn: theo tần số dồn, cụm nào có chứa các số
R + ik (i từ 0 đến N-1) là những cụm được chọn vào mẫu.
d) Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Trong những quần thể rất lớn và rải khắp mẫu có thể được tiến hành theo hai hoặc
nhiều giai đoạn. Đây thường là trường hợp của những nghiên cứu dựa trên cộng đồng,
trong đó người được phỏng vấn thuộc những làng khác nhau, và những làng này đã
được chọn từ những khu vực khác nhau.
Ví dụ: Trong một nghiên cứu việc sử dụng nhà vệ sinh tại một huyện, người ta đã đi
thăm 150 nhà để phỏng vấn với các thành viên trong các gia đình sống tại đó, cũng
như người ta đã quan sát loại và mức độ sạch, bẩn của các nhà vệ sinh. Huyện này bao
gồm 6 khu và mỗi khu có khoảng từ 6 đến tới 9 làng.
Quy trình mẫu 4 giai đoạn có thể được tiến hành ở đây:
1. Chọn 3 trong số 6 khu bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn.
2. Đối với mỗi khu, chọn 5 làng bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn (ta có 15 làng được
chọn)
3. Đối với mỗi làng chọn 10 hộ gia đìh. Vì việc chọn các hộ gia đình chỉ ở trung tâm
làng sẽ gây ra những mẫu sai số, nên người ta khuyên nên áp dụng quy trình mẫu hệ
thống sau đây:
• Đi tới trung tâm làng
• Chọn hướng một cách ngẫu nhiên: quay một cái chai dưới đất cho hướng mà cổ chai
đã chỉ ra
• Đi theo hướng cổ chai đã chỉ ra và vào những nhà thứ 3 hoặc thứ 5 (tùy thuộc vào

mức độ làng đó lớn hay nhỏ) cho tói khi bạn có 10 nhà cần phỏng vấn.Trường hợp bạn
đã đi hết đường mà chưa có đủ số 10 nhà thì quay lại trung tâm làng, đi về hướng đối
diện với hướng vừa đi cho tới khi có đủ 10 nhà. Nếu không có ai tiếp bạn trong nhà đã
được chọn, hãy sang ngay nhà bên cạnh.
4. Trước đó quyết định ai là người bạn định phỏng vấn (ví dụ, chủ hộ, hoặc người già
nhất trong nhà đó, v.v)
Quy trình mẫu nhiều giai đoạn được tiến hành theo nhiều giai đoạn và thông thường có
từ hai phương pháp mẫu trở lên.
Những ưu điểm cơ bản của mẫu cụm và mẫu nhiều giai đoạn là:
Không cần thiết phài có khung mẫu gồm toàn bộ đơn vị mẫu của quần thể nghiên cứu,
chỉ cần có khung mẫu của các cụm là đủ. Chỉ có trong mỗi cụm là chúng ta cần lấy
khung mẫu của các đơn vị mẫu nghiên cứu.
Mẫu này dễ chọn hơn là mẫu ngẫu nhiên đơn có cùng một kích thước vì những đơn vị
mẫu trong mẫu bản thân họ đã tập hợp với nhau thành các nhóm, thay vì sống rải rác
trong toàn bọ quần thể nghiên cứu.
Hạn chế chủ yếu là: So sánh với mẫu ngẫu nhiên đơn, sẽ có một xác xuất lớn hơn về
sự không đại diện của mẫu được chọn ra. Có khả năng mẫu không đại diện tùy thuộc
chủ yếu vào số lượng cụm được chọn trong giai đoạn đầu tiên. Số cụm được chọn càng
nhiều bao nhiêu thì khả năng đại diện của mẫu càng lớn bấy nhiêu.
#Chọn mẫu không xác suất
a)Chọn mẫu thuận tiện
Đạt được trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu. Ví dụ: tất cả các bệnh nhân
đến khám tại phòng khám hằng ngày. Phương pháp này không quan tâm đến việc sự
lựa chọn có ngẫu nhiên hay không. Đây là cách chọn mẫu hay gặp trong nghiên cứu
lâm sàng.
b)Chọn mẫu chỉ tiêu
Là phương pháp đảm bảo rằng một số nhất định các đơn vị mẫu từ các loại khác nhau
của quần thể nghiên cứu với các tính đặc trưng sẽ có mặt trong mẫu. Nó giống như
chọn mẫu tầng nhưng không ngẫu nhiên.
c)Chọn mẫu mục đích

Nhà nghiên đã xác định trước các nhóm quan trọng để tiến hành thu thập số liệu. Các
nhóm khác nhau sẽ có tỉ lệ mẫu khác nhau. Đây là cách hay dùng trong các điều tra
thăm dò, phỏng vấn sâu.
#Chọn mẫu trong thử nghiệm lâm sàng hoặc thực nghiệm
Thường đượng áp dụng khi tác giả muốn so sánh tác dụng của các phương pháp khác
nhau, hiệu quả của thuốc mới. Trong trường hợp này cần phải có hai nhóm nghiên cứu
để so sánh. Khi nghiên cứu này được tiến hành trên người, sẽ có rất nhiều vấn đề đạo
đức và chọn mẫu. Người nghiên cứu phải đảm bảo tính an toàn của can thiệp. Mục
Tæ: KÕ to¸n

22


Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
đích và lợi ích của nghiên cứu cần phải được giải thích rõ ràng cho đối tượng được
chọn vào nghiên cứu và việc tham gia vào nghiên cứu phải hoàn toàn tự nguyện. Do
đặc tính này nên mẫu được chọn trong nghiên cứu này thường thiếu tính đại diện cho
quần thể chung, tuy nhiên nó có thể phần nào đại diện cho nhóm cá thể có cùng mọi
tính chất như cá thể được chọn vào nghiên cứu. Một điều cần lưu ý rằng: mục đích
ngoại suy không quan trọng bằng mục đích thử nghiệm, do vậy điều quan trọng hơn là
phân bố đối tượng vào các nhóm nghiên cứu sao cho ngẫu nhiên.
2.3. Các thử nghiệm chi tiết đối với kiểm soát

Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu
thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế kiểm soát và các bước kiểm
soát, làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản.
• Việc có tiến hành hay không các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào
đánh giá rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống.

1.

2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.

2.4. Kiểm toán tuân thủ
Khái niệm: là các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập các
bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp.
3. Thực hành
Thời gian: 10giờ

- Phân biệt các phương pháp kiểm toán
- Ứng dụng các phương pháp kiểm toán vào kiểm tra, giám sát công tác kế toán
4. Kiểm tra
BÀI TẬP ÔN TẬP
Câu 21: Sự kiện kinh tế là gì?
Là các sự phát sinh thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Là sự phát sinh các hoạt động trong đơn vị.
Là các sự kiện phát sinh trong hoạt động của các đơn vị.
Là sự phát sinh trong hoạt động tài chính của đơn vị.
Câu 22: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào không thuộc hành vi gian lận:
Giả mạo, sửa chữa, sử lý chứng từ theo ý muốn chủ quan.
Giấu giếm, xuyên tạc số liệu, tài liêu.
Bỏ sót, ghi trùng.
Cố tình áp dụng sai các nguyên tắc ghi chép kế toán.
Câu 23: Giao dịch là gì?
Là sự kiện kinh tế đã được công nhận để sử lý bởi hệ thống kế toán của doanh
nghiệp.
Là sự kiện kinh tế chưa được công nhận và xử lý.
Là sự kiện kinh tế đã được công nhận để xử lý bởi hệ thống kiểm soát nội bộ
Là sự kiện kinh tế không được công nhận
Câu 24: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của
sai sót?
Tính toán sai.
Giấu giếm, xuyên tạc số liệu, tài liệu.
Bỏ sót, ghi trùng.
Vận dụng không đúng các nguyên tắc ghi chép kế toán do hiểu sai…
Câu 25: Cơ sở dẫn liệu có tác dụng quan trọng đối với giai đoạn nào của quá
trình kiểm toán?
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Bao gồm tất cả các câu trên.
Câu 26: Để xác định tính trọng yếu của gian lận, sai sốt cần dựa vào căn cứ nào là
chủ yếu:
Thời gian xảy ra gian lận, sai sót.
Số người liên quan đến gian lận, sai sót.
Mức độ thiệt hại do gian lận, sai sót.
Quy mô báo cáo có gian lận, sai sót
Câu 27: Yếu tố nào cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ:
Tæ: KÕ to¸n

23


1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.

4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
5.
1.
2.
3.

Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
Môi trườn kiểm soát.
Hệ thống kiểm soát.
Hệ thống thông tin và trao đổi.

Tất cả các câu trên.
Câu 28: Trong tất cả các bước sau đây, bước nào không thuộc các bước tiến hành
đánh giá tính trọng yếu?
Bước lập kế hoạch
Bước ước lượng sơ bộ và phân bổ sơ bộ và phân bổ ước lượng sơ bộ ban đầu.
Bước ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận khoản mục và toàn bộ các
khoản mục.
Bước so sánh ước tính sai sót số tổng cộng với sai số ước tính ban đầu.
Câu 41: Trọng yếu là gì?
Là khái niệm chỉ về bản chất, quy mô của những gian lận, sai sót. Nếu dựa vào
chúng để xét đoán sẽ không chính xác hoặc sẽ ảnh hưởng đến ý kiến nhạn xét của
kiểm toán viên đưa ra ý kiến sai lầm.
Là những gian lận và sai sót nếu dựa vào chúng để xét đoán sẽ không chuẩn xác.
Là những sai sót có thể sảy ra trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Là những gian lẫn sai sót sảy ra trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán.
Câu 30: Trong các rủi ro sau đây, rủi ro nào không thuộc rủi ro kiểm toán:
Rủ ro tài chính.
Rủi ro tiềm tàng.
Rủi ro kiểm soát.
Rủi ro phát hiện.
Câu 31: Gian lận là gì?
Là việc áp dụng sai nguyên tắc kế toán do thiếu cẩn thận.
Là những hành vi chỉ định lừa dối nhằm biển thủ tài sản, tham ô tài sản, xuyên
tạc thông tin.
Là việc tính toán sai.
Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn.
Câu 32: Để phân tích đánh gí rủi ro tiềm tàng cần có thông tin nào?
Bản chất kinh doanh của khách hàng.
Bản chất hệ thống kế toán, hệ thông thông tin.
Bản chất các bộ phận được kiểm toán.

Tất cả các thông tin nói trên.
Câu 33: Khái niệm về gian lận biểu hiện là:
Lỗi về tính toán số học.
áp dụng nhầm lẫn các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán do giới hạn
về trình độ của các cán bộ kế toán.
áp dụng sai các nguyên tắc, phương pháp trong chế độ kế toán một cách có chủ
ý.
Bao gồm các câu trên.
Câu 34: Hạn chế nào trong các hạn chế dưới đây không thuộc những hạn chế có
hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ?
Yêu cầu về tính hiệu quả của chi phí bỏ ra để kiểm soát nhỏ hơn những tổn hại
do sai sót, gian lận.
Khả năng gây ra sai sót của con người do thiếu cẩn trọng do trình độ nghiệp vụ.
Khối lượng của các giao dịch, các thủ tục biện pháp kiểm soát.
Việc vi phạm quy định của hệ thông quản lý không có các biện pháp thủ tục
kiểm soát phù hợp.
Câu 35: Những hành vi có thể xem là hành vi gian lận là:
Ghi chép các ngiệp vụ không có thật hoặc giả mạo chứng từ.
Giấu diếm hồ sơ một cách cố tình.
Ghi chép các nghiệp vụ không chính xác về số học không cố ý.
áp dụng nhầm các nguyên tắc kế toán một cách không cố ý.
Bao gồm a và b.
Câu 36: Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp về mặt tài
chính cần xem xét đến biểu hiện chủ yếu nào?
Các khoản nợ và khả năng thanh toán các khoản nợ.
Tính hợp lý của cơ cấu tài chính, cơ cấu vốn kinh doanh, kết quả kinh doanh.
Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác huy động các nguồn
vốn.
Tæ: KÕ to¸n


24


4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.
1.
2.
3.
4.

Bµi gi¶ng m«n KiÓm to¸n
Tất cả các biểu hiện nói trên.
Câu 37: Khái niệm về sai sót biểu hiện là:
Ghi chép chứng từ không đúng sự thật, có chủ ý.
Bỏ sót nhi trùng các nghiệp vụ không có tính hệ thống
Che giấu các thông tin tài liệu.
Xuyên tạc số liệu.
Câu 38: Trong các phương pháp dưới đây, phương pháp nào không thuộc
phương pháp của kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán

Phương pháp kiểm tra, quan sát.
Phương pháp thẩm tra, xác nhận.
Phương pháp tài khoản.
Phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá.
Câu 39: Sai sót là gì?
Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn có chủ ý.
Là việc áp dụng các nguyên tắc kế toán sai.
Là việc ghi chép kế toán nhầm lẫn thừa thiếu các nghiệp vụ hoặc áp dụng sai các
nguyên tắc ghi chép kế toán do tính thiếu cẩn trọng hoặc trình đọ chuyên môn nghiệp
vụ.
Là việc xuyên tạc số liệu.
Câu 40: Những yếu tố nào ảnh hưởng đén việc nảy sinh gian lận và sai sót?
Sự độc đoán độc quyền kiêm nhiệm trong quản lý.
Do cơ cấu tổ chức quản lý không phù hợp, phức tạp.
Trình độ quản lý kế toán thấp, khối lượng công việc nhiều.
Thiếu biện pháp quản lý phù hợp, dịch vụ tư vấn pháp lý tài chính, kế toán,
kiểm toán.
Bài luận 1
Khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty SM, một công ty kinh doanh
trong lĩnh vực thương mại cho niên độ kết thúc ngày 31.12.20x4, kiểm toán viên Lân
gặp các tình huống sau:
1. TRong chi phí xây dựng cơ bản dở dang của niên độ 20x4, có chi phí về quảng cáo
và tiếp thị sản phẩm là 520tr đồng.
2. Một thiết bị được biếu tặng và được bàn giao đưa vào sử dụng ngày 15.10.20x4
được thể hiện trên biên bản kiểm kê tài sản cố định ngày 31.12.20x4 nhưng ko phản
ánh trên sổ sách kế toán
3. Tổng doanh số mà SM đã giao dịch với AS trong năm 20x4 là 5 tỷ đồng, số dư nợ
phải thu của An Sinh là 1 tỷ. SM đầu tư và hiện chiếm 35% tổng vốn CSH của AS.
Thông tin về doanh thu bán hàng và công nợ này khồn được công bố trong thuyết
minh BCTC của SM.

Y/C:
a. Sử dụng các phương pháp kiểm toán đê cho biết các sai phạm (nếu có) trong các
trường hợp trên là sai sót, gian lận hay hành vi ko tuân thủ pháp luật và các quy định.
Giải thích
b. Hãy cho biết các vấn đề cần tìm hiểu thêm để khẳng định kết luận của bạn.
Bài 3

Kiểm toán viên P được giao phụ trách lập kế hoạch kiểm toản ccho công ty
PLC, chuyên khai thác và SX năng lượng cho niên độ kết thúc vào 31.12.20x4. Dưới
đây là 1 số vấn đề quan trọng làm P chú ý khi đánh giá rủi ro để lập kế hoạch kiểm
toán
1 Quy trình bán hàng có nhu cầu về mua khí đốt, họ sẽ liên hệ với P.KD để gửi đơn
đặt hàng.
- Trưởng p.KD dựa trên định mức để xác định giá tạm tính cho khách hàng. Khi kết
thúc hợp đồng, cty sẽ tính toán lại giá bán thực tế và khoản chênh lệch giữa giá bán
thực và giá tạm tính (nếu có)
- Tất cả khách hàng đều phải ứng trước 50% giá trị hợp đồng, số còn lại sẽ tất toán khi
kết thúc hợp đồng
- Cty ko tiến hành đối chiếu công nợ vào cuối kỳ
2 Một số khách hàng đã kiện PLC về việc cung cấp khí đốt có chất lượng thấp do sự
cố của đường ống dẫn khí đốt.
3 GĐ điều hành thông báo kế hoạch khoan giếng thăm dò thứ 2 dự kiến có trữ lượng
Tæ: KÕ to¸n

25


×