Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

sự tiếp nối cảm hứng lãng mạn anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật của nguyên ngọc sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.97 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

SỰ TIẾP NỐI CẢM HỨNG LÃNG MẠN ANH
HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYÊN NGỌC SAU 1975

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Phân môn : Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay
SV thực hiện:Trần Khoa Nguyên - K39.601.082
Tưởng Anh Thư

- K39.601.126

Lê Thị Diễm My

- K39.601.073

Ung Thị Hải Vân

- K39.601.156

Lê Thị Hà Giang

- K39.601.024

1


GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN


TS. Bạch Văn Hợp
Tháng 11 năm 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

SỰ TIẾP NỐI CẢM HỨNG LÃNG MẠN ANH
HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA
NGUYÊN NGỌC SAU 1975

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Phân môn : Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
SV thực hiện :Trần Khoa Nguyên- K39.601.082
Tưởng Anh Thư

- K39.601.126

Lê Thị Diễm My

- K39.601.073

Ung Thị Hải Vân

- K39.601.156

2


Lê Thị Hà Giang


- K39.601.024

GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN
TS. Bạch Văn Hợp
Tháng 3 năm 2016

3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát văn học Việt Nam sau 1975
1.1.1. Bối cảnh lịch sử –xã hội và yêu cầu đổi mới văn học
Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới, một
kỷ ngun hịa bình, thống nhất, độc lập tự do xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đây cũng là
một thời kì vơ cùng khó khăn với nhu cầu cấp thiết là khôi phục và phát triển đất nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ: Đổi mới là “nhu cầu bức thiết”,
là“vấn đề có ý nghĩa sống cịn” của tồn dân tộc. Trên đà đổi mới tồn diện và hội nhập
thế giới thì các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa cũng dần thay đổi cho phù hợp, cụ thể
như: nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa quốc tế được mở rộng,
văn học dịch sách báo, các phương tiện truyền thơng xuất hiện phong phú,…
Hịa mình vào khơng khí đổi mới sơi nổi của đất nước, nền văn học cũng có những
chuyển biến nhất định. Đứng trước thực tại đó, văn học với chức năng phản ánh hiện thực
cần phải đổi mới. Sự đổi mới trong văn học đã manh nha vào từ cuối những 1970 qua các
cuộc trao đổi về chiến tranh, qua những tìm tịi và thể nghiệm cả trên hoạt động sáng tác
và phê bình văn học. Có thể khẳng định đổi mới văn học lúc này là hoàn toàn phù hợp với
quy luật khách quan. Nhu cầu đổi mới văn học đã thực sử trở thành đòi hỏi chung của cả
giới sáng tác, lý luận lẫn cơng chúng.
Trong q trình đổi mới đó văn học cũng đặt ra cho mình hai nhiệm vụ cấp thiết và
quan trọng hàng đầu là: yêu cầu đổi mới trong tư duy nghệ thuật và yêu cầu đổi mới theo

sự chuyển biến ý thức văn học, trình độ thẩm mỹ trong tiếp nhận.

4


1.1.2. Nhữngđặc điểm cơ bản của quá trình đổi mới văn học
Văn học gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, một lần lịch sử sang trang
là lại một lần văn học khốc cho mình chiếc áo mới vơi những đường nét mới. Và chính
những đường nét ấy sẽ khu biệt văn học giai đoạn này với văn học giai đoạn khác. Dưới
đây, nhóm người viết sẽ trình bày khát quá những đặc điểm cơ bản của quá trình đổi mới
văn học sau năm 1975:
a) Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa
Giai đoạn sau năm 1975, dân chủ hóa trở thành xu thế bao trùm văn học. Nó biểu hiện
ở nhiều bình diện của đời sống văn học. Ở bình điện ý thức nghệ thuật, dân chủ hóa thể
hiện trong quan niệm về vai trị, vị trí và chức năng của văn học, nhà văn và chức năng
của văn học. Xu hướng dân chủ hóa thể hiện ở bình diện sáng tác: hệ đề tài, kiểu kết cấu,
mơtíp chủ đề, cốt truyện, nhân vật, giọng điệu, ngơn ngữ và thể loại. Sự dân chủ hóa cũng
đưa đến sự nở rộ phong cách, bút pháp và phát huy cá tính sáng tạo của từng nhà văn.
b) Tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân
Nhìn lại tiến trình văn học dân tộc có thể thấy ý thức cá nhân đã xuất hiện từ trong
văn học trung đại mà rõ nét là thơ Nôm Hồ Xuân Hương và đến đầu thế kỉ XX nó đã bắt
đầu rộ nở. Tuy nhiên, ở giai doạn 1945 – 1975, ý thức cá nhân có phần yếu thế bởi sự
phát triển cao độ của ý thức cộng đồng, tập thể. Những năm sau đại thắng mùa xuân, con
người quay về với cuộc sống đời thường với bao lo toan, vất vả và văn học lúc này cần
thay đổi, cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống thời bình.
Sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã mở ra một mảnh đất mới cho văn học với nhiều đề tài
và chủ đề mới, làm thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Văn học hướng về con
người toàn vẹn và quan niệm ấy đưa văn học tiến gần hơn tinh thần nhân bản. Họ khơng
cịn là những con người nhất phiến, đơn trị mà là những con người đa diện, đa trị, lưỡng
phân; trong họ là sự tranh đấu giữa tranh tối, tranh sáng. Tuy nhiên, trên tinh thần nhân

bản, văn học khơng hạ thấp, hồi nghi họ mà thay vào đó là sự thơng cảm, thấu hiểu và
nâng đỡ để con người luôn thức tỉnh và hướng tới cái thiện.
c) Văn học phát triển phong phú và hướng đến tính hiện đại
Có thể khẳng định rằng xu hướng dân chủ hóa và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đưa
đến sự phát triển phong phú và đa dạng văn học sau 1975. Sự đa đa dạng và phong phú về
đề tài, thể loại, thủ pháp nghệ thuật, khuynh hướng sáng tác,…Tuy nhiên sự đa dạng và

5


phong phú ấy lại gắn liền với tính phức tạp và khơng ổn định. Đây chính là biểu hiện tất
yếu của giai đoạn giao thời văn học.
Khi đất nước mở cửa đón những luồng gió mới về văn hóa, tư tưởng đi cùng với nhu
cầu nội tại về đời sống văn hóa, tinh thần thì văn học cũng có sự gia tăng tính hiện đại.
Chẳng hạn, văn xi có nhiều đổi mới về nghệ thuật tự sự như sự thay đổi từ điểm nhìn
trần thuật đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngơn ngữ đối thoại và dịng ý thức, tính đa
thanh,… Cịn trong thơ ca, thì sự cách tân mang đến nhiều trải nghiệm mới mẻ theo
hướng đại chúng, thu hút sự quan tâm của cả giới sáng tác, phê bình lẫn đọc giả.
Từ những đặc điểm điểm nêu trên đã dẫn đến sự chuyển biến trong quan điểm về con
người trong văn học. Nếu văn học trước năm 1975 con người sử thi là đối tượng được tập
trung phản ánh thì văn học giai đoạn này đào sâu khai thác con người cá nhân trong mối
quan hệ đời thường. Văn chương cũng đi vào tìm tịi khám phá nhiều mặt đời sống, tính
nhân loại được đề cao so với tính giai cấp của văn học thời chiến. Có thể nói văn học giai
đoạn này mang tính nhân bản bởi khơng cịn những nhân vật chỉ được khắc họa ở phẩm
chất, tinh thần với đời sống ý thức mà họ còn là những con người biết sống, biết yêu, có
những khát khao tự nhiên.
Tóm lại: Văn học sau 1975 có vai trị quan trọng trong q trình đổi mới văn học, có
những bước đi vững chắc trên con đường hiện đại hóa dân tộc và hội nhập thế giới. Văn
học giai đoạn này khơng chỉ hồn tất tiến trình văn học thế kỉ XX mà còn mở ra một viễn
cảnh mới cho văn học thế kỉ XIX.

1.2. Cảmhứng lãng mạn anh hùng trong văn học Cách mạng Việt Nam
1.2.1. Cảm hứng lãng mạn anh hùng trong văn học Việt Nam trước 1975
1.2.1.1. Cảm hứng lãng mạn
Cảm hứng là những cảm xúc chủ đạo, chi phối sự tưởng tượng, sáng tạo, hoạt động
có hiệu quả. Là nguồn gốc trực tiếp của sự sáng tạo nghệ thuật, nó là sự kết hợp hài hịa
giữa tình cảm và tư tưởng trong một tác phẩm nghệ thuật, đóng vai trị quan trọng trong
việc sáng tạo văn học của nhà văn. Chính cảm hứng là động lực thôi thúc nhà văn sáng tác
để bày tỏ tư tưởng và tình cảm của mình về thế giới mà mình phản ánh trong tác phẩm.
Lãng mạn là một trào lưu và tư tưởng nghệ thuật thịnh hành vào hồi thế kỷ XIX ở
Pháp và một số nước châu Âu, đối lại với chủ nghĩa cổ điển, chủ trương vượt lên trên
6


thực tế và dựa vào ý muốn chủ quan mà sáng tác. Khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ tin
tưởng vào cuộc sống tương lai tươi đẹp. Lãng mạn còn để chỉ tính cách hay mơ mộng, xa
rời thực tế, giàu cảm xúc, tưởng tượng, hoặc yếu đuối, ủy mị...
Về cảm hứng lãng mạn trong văn học ta có thể hiểu như sau: Là cảm hứng về tương
lai tươi sáng trước thực tại nhiều gian khổ, hy sinh; đề cao sức mạnh tinh thần; thể hiện
“cái tơi” dạt dào tình cảm cách mạng (yêu nước, yêu đảng, yêu lãnh tụ, đồng chí, đồng
bào, bạn bè quốc tế, tự hào dân tộc,…). Biểu hiện trong văn học niềm tin tưởng lạc quan
vào chiến thắng và tương lai huy hoàng của dân tộc. Xây dựng những hình ảnh đẹp, bay
bổng có khả năng nâng đỡ con người vượt qua mọi thử thách, hy sinh, gian khổ. Phản ánh
cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng. Hướng vận động của cốt truyện, nhân vật
chính diện, tư tưởng tác giả thường theo quy luật: từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ đến
niềm vui, từ thất bại thành chiến thắng, từ hiện tại u ám đến tương lai xán lạn.
1.2.1.2. Hình tượng người anh hùng trong văn học cách mạng
Hình tượng người anh hùng đã xuất hiện ở thời xa xưa, gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Ở thời cổ xưa nhân vật người anh hùng được
quan niệm là người có tài năng phi thường, làm những việc lớn lao mang tầm vóc vũ trụ.
Khi nói đến nhân vật người anh hùng người ta thường nói đến những đặc điểm phii

thường, siêu phàm mà những người thường khơng có được. Hình tượng người anh hùng
xuất hiện trong văn học dân gian, văn học trung đại và đến văn học Việt Nam hiện đại.
Văn học Việt Nam hiện đại bắt nguồn từ thế kỉ XX và ngày càng phát triển. Ở giai
đoạn văn học 1900 – 1930 được xem là thời kì mở đầu cho nền văn học Việt Nam hiện
đại. Trong những năm 1930 – 1945, văn học phát triển rực rỡ và ảnh hưởng nhiều từ
phương Tây. Văn học giai đoạn này thiên về giày bày tâm tư, tình cảm cá nhân và phản
ánh phần nào về xã hội đương thời. Sang những năm 1945 nền văn học Việt Nam đã phát
triển theo một trào lưu mới. Một hiện tượng đặc thù trong văn học giai đoạn 1945 – 1975
là gắn liền và phản ánh đời sống chiến đấu của nhân dân Việt Nam qua hai lần kháng
chiến. Đây là nền văn học song hành với cuộc đấu tranh hào hùng giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước. Đi vào tìm hiểu quan niệm và cách xây dựng nhân vật trong nền văn học
hiện đại chúng ta sẽ nghiên cứu đến những vấn đề có liên quan trong nền văn học cách
mạng 1945 – 1975. Không phải từ đầu thế kỉ XX đến những năm trước 1945 khơng có
hình tượng nhân vật anh hùng nào được xây dựng trong văn học. Chính vì thế khi tìm
7


hiểu người anh hùng trong giai đoạn này sẽ mang tính chất tập trung và cơ bản cho vấn đề
nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong văn học hiện đại.
Tiêu biểu cho văn học đậm chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn là tác phẩm Hòn đất của
Anh Đức. Nhân vật trong tác phẩm là những con người hoàn hảo, mang những lí tưởng
cao đẹp và trong sáng. Đóng góp đáng kể về những người anh hùng phải kể đển những tác
phẩm như: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng),
Sống như anh (Trần Đình Vân). Nhiều tác phẩm trực tiếp thể hiện hình ảnh nhân dân
trong quá trình thức tỉnh cách mạng và cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng anh hùng như:
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Quán rượu người câm (Nguyễn Quang Sáng), Một
chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Ái).
Ở giai đoạn này, nhân vật trung tâm của tác phẩm là người chiến sĩ. Đó là những con
người đại diện cho khát vọng và ý chí chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Tác giả đặt nhân vật trong hoàn cảnh gay go và thử thách trong chiến tranh để từ đó làm

bật lên những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của họ. Họ là những con người yêu đất nước,
giàu lí tưởng cách mạng. Cuộc đời của họ như hòa chung vào cuộc đời chung của vận
mệnh dân tộc, suy nghĩ của họ luôn hướng đến cái chung, vì lợi ích của tập thể, của cả
cộng đồng. Mặc dù sống trong hoàn cảnh sống đầy gian khổ nhưng tâm hồn của họ lại
sống trong niềm vui ấm áp, đó khơng chỉ là tình đồng chí mà cịn của cả đồng bào và
trong ánh sáng rực rỡ của lí tưởng cách mạng, hi vọng những điều tốt đẹp trong tương lại.
Từ những niềm vui và mơ ước ấy đã gợi lên những cảm hứng lãng mạn.
Tóm lại: Cảm hứng anh hùng cách mạng đã khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc, ln
hướng về lí tưởng chung. Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu thể
hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng
của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn anh hùng đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác,
nó nâng đỡ con người vượt lên thử thách trong máu lửa chiến đấu gian khổ để hướng đến
chiến thắng. Cảm hứng lãng mạn đã bao trùm lên hàng loạt thơ, truyện, kí thời kì văn học
1945 – 1975. Đó là sự tổng hợp nhuần nhị giữa các yếu tố hiện thực và lãng mạn, trữ tình
và anh hùng ca, cảm xúc và trí tuệ dân tộc, hiện đại, trở thành một trong những đặc điểm
cơ bản của văn học thời kì này.

8


1.2.2. Cảm hứng lãng mạn anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc
1.2.2.1.Đôi nét về nhà văn Nguyên Ngọc
Tên thật là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam. Bút danh thời kháng chiến chống Pháp là Nguyên Ngọc. Đến thời kháng chiến
chống Mỹ ông đổi tên Nguyễn Trung Thành.
Ông là một nhà văn trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Năm
1950, ông gia nhập quân đội và hoạt động ở Tây Nguyên. Sau đó làm phóng viên rồi tập
kết ra Bắc. Tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này: Đất nước đứng lên (1954 – 1955), Mạch
nước ngầm (1960), Rẻo cao (1961)..

Ông cũng là nhà văn trưởng thành cả trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Năm
1962 trở về Nam và ra tham gia chiến đấu, hoạt động văn nghệ. Tác phẩm tiêu biểu: Trên
quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), Đất Quảng (tiểu thuyết)
Nói đến Ngun Ngọc là ní đến Tây Ngun, trong hai cuộc kháng chiến ơng đều gắn
bó với vùng đất Tây Nguyên. Ông là một nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống của nhân
dân các dân tộc thiểu số. Trong đó, tác phẩm Đất nước đứng lên, Rừng xà nu được xem là
một bản hùng ca đậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của người dân
Tây Nguyên.
1.2.2.2.Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật
Nguyên Ngọc
a) Trước 1975
Văn học là sự phản ánh trung thực hình ảnh của đời sống xã hội. Trong các trang viết
của mình, Nguyên Ngọc đều nhất quán với cảm hứng anh hùng. Những vấn đề được đề
cập đến trong tác phẩm là những vấn đề trọng đại của dân tộc. Những người anh hùng
trong sáng tác của ông luôn đậm tính chiến đấu, phản ánh kịp thời với những sự kiện lớn
của dân tộc, của đất nước.
Nguyên Ngọc luôn ý thức rõ, vai trò, sứ mệnh của nhà văn – chiến sĩ. Ơng đã dùng
văn chương của mình làm vũ khí chiến đấu. Tiêu biểu là tác phẩm Đất nước đứng lên, nó
như một bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tác phẩm còn thể hiện tinh
thần quật cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng, với lòng yêu chuộng tự do, độc lập của
nhân dân Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, của cách mạng họ đã đứng lên chống
9


lại kẻ thù xâm lược. Nhân vật người anh hùng trong văn học giai đọan này là những con
người xuất hiện trong đời sống thường ngày. Họ là những con người nghèo khổ thuộc
tầng lớp lao động trong xã hội. Trong hoàn cảnh ấy, họ đã vươn để trở thành người anh
hùng cách mạng mang những lí tưởng cao đẹp.
Nhân vật anh hùng Núp trong Đất nước đứng lên là một ví dụ điển hình nghệ thuật
cho: người thực, việc thực, anh là người anh hùng miền núi Tây Nguyên. Ông đã xây

dựng nhân vật người anh hùng Núp chân thực và sinh động, vừa có giá trị nhận thức lại
vừa có tác dụng giáo dục sâu sắc. Núp được trưởng thành từ trong tập thể nhân dân, yêu
thương lũ làng, yêu thương gia đình và yêu tự do. Điều đó được thể hiện ở những chi tiết
Núp khơng chịu đi xâu cho Pháp mà tìm cách đánh Pháp, đồn kết dân làng Kông Hoa
đấu tranh chống Pháp. Nhân vật Núp là người anh hùng đại diện cho quần chúng cách
mạng, Núp mang đầy đủ phẩm chất người anh hùng lí tưởng đó là sự kết tinh từ phẩm
chất ưu tú của dân tộc Bana.
Trải qua cuộc chiến đấu chống Mỹ ác liệt. Cũng là mạch cảm hứng về người anh
hùng kháng chiến, Nguyên Ngọc dùng vốn sống của mình đã viết về cuộc chiến một cách
tường tận hơn, rõ ràng hơn. Đó là tác phẩm Rừng xà nu – tác phẩm là đỉnh cao cho cảm
hứng lãng mạn anh hùng trong phong cách sáng tác của ông. Trong Rừng xà nu, Nguyên
Ngọc đã đưa người đọc đến với cả một tập thể anh hùng. Không chỉ riêng nhân vật người
anh hùng Tnú, đó cịn là dân làng Xơ – man. Họ tuy khác nhau về lứa tuổi, giới tính
nhưng có chung một phẩm chất của người anh hùng. Họ là những con người gan dạ, dũng
cảm, ý chí chiến đấu quyết liệt và sẳn sàng hi sinh và luôn hướng về cách mạng.
Tóm lại: Nhân vật người anh hùng trong tác phẩm của Nguyên Ngọc là những con
người giàu lòng yêu nước, mang một mốu căm thù giặc sâu sắc và họ sẳn sàng hy sinh vì
mục tiêu chung. Nguyên Ngọc rất thành công khi viết về những người anh hùng trong
chiến đấu. Bởi những anh hùng, những chiến công ấy đều là những sự kiện mà ông được
chứng kiến, ơng được sống, gắn bó, phát hiện, ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp trong suốt
của họ. Điều đó đã tạo nên một phong cách riêng của nhà văn là viết văn với cảm hứng
lãng mạn anh hùng.
b) Sau 1975
Khi nhiều cây bút đương thời chọn cho mình con đường mới thì Nguyên Ngọc vẫn
vậy, vẫn săn tìm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng trong hoài niệm và
10


trong hiện thực. Có lẽ nhiều người cho rằng quyết định của nhà văn Đất Quảng là bất khả,
khi yêu cầu bức thiết và xu thế bấy giờ là viết về thế sự viết về những góc khuất đời sống.

Thế nhưng bằng chính năng lực và nhiệt huyết của mình nhà văn đã chứng minh cho
chúng ta thấy rằng ông đã đúng khi suốt đời theo đuổi hình tượng anh hùng. Viết về đối
tượng cũ nhưng giọng văn ngày càng hào hứng, sôi nổi song cũng không kém phần da
diết, suy tư. Khơng bó hẹp phạm vi đề tài, giờ đây ơng tìm đến những vùng núi cao hiểm
trở, về với biển cả xa xôi – những nơi đã và đang sinh ra những anh hùng trong chiến đấu,
trong cuộc sống và trong tình yêu.
Nếu trước chiến thắng 1975 lịch sử, ta bắt gặp hình ảnh hiên ngang, trung dũng của
cụ Mết, Tnú, Mai,.. của anh hùng Núp,…những người dân Tây Nguyên kiên cường trong
chiến đấu thì sau 1975 vẫn là những con người gan góc, kiên cường chỉ khác là họ về với
cuộc sống đời thường với bộn bề lo lắng. Đến với những tác phẩm như Trở lại Mèo Vạc,
Tháng ninh nơng, Có một con đường mịn trên biển đông,…bạn đọc như được sống trong
từng hơi thở của núi rừng hoang dại, của biển cả mênh mơng bí hiểm. Người anh hùng
trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 là những con người bình dị và điều đặc
biệt là họ rất nổi bật. Những con người mang vẻ đẹp, sắc vóc của thiên nhiên nhưng
những huyền thoại, những anh hùng sử thi. Tuy văn học giai đoạn này yêu phản ánh chân
thực, “người thực, việc thực” song ta vẫn thấy trong tác phẩm của Nguyên Ngọc một
luồng gió lãng mạn, lung linh hùng vĩ đến mức khó tin.
Với tư cách một con người bước ra từ chiến trường ác liệt, Nguyên Ngọc vô cùng trân
trọng và biết ơn những người anh hùng có tên tuổi hay vơ danh đã mãi mãi nằm xuống để
giành lại độc lập dân tộc. Tuy nhiên, đối với những con người may mắn sống sót để nhìn
thấy thắng lợi vẻ vang của dân ta, những con người đã được trở về với gia đình, xứ sở
thân u ơng cịn lại vơ cùng ân hận, day dứt. Những người anh hùng năm xưa giờ đây
đang chới với giữa cuộc sống, những khó khăn, bất hạnh đè nặng lên đơi vai họ. Ơng
chưa bao giờ thôi trăn trở về sự hy sinh và mất mát ấy. Những trang văn Nguyên Ngọc
như một lời thúc giục, thức tỉnh những con người đang chìm đắm trong sung sướng, đủ
đầy những con người đã quên đi cội nguồn hạnh phúc hôm nay họ đang thụ hưởng.

11



1.2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm hứng lãng mạn anh hùng torng văn xuôi
nghệ thuật Nguyên Ngọc
Thứ nhất là tâm lí xã hội, ý thức nghệ thuật thời chiến: Giai đoạn này, cả nước đang
đối mặt với cuộc chiến tranh. Yêu cầu đặt ra cho tất cả mọi người lúc này là trách nhiệm
của công dân. Văn học giai đoạn này dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học ra đời phục vụ
chính trị, cơng nơng binh, phục vụ cách mạng làm nhiệm vụ hàng đầu. Văn học mang
khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Văn học ca ngợi Tổ quốc, quần chúng cách
mạng và những tấm gương vì nước hi sinh, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cỗ vũ
cách mạng.
Thứ hai là hoàn cảnh gia đình và mơi trường sống: Trong hồn cảnh đất nước chìm
trong khói lửa chiến tranh, việc kêu gọi từng người dân đứng lên đoàn kết đấu tranh.
Người dân cần phải có ý thức trách nhiệm với đất nước và cảm hứng ngợi ca anh hùng là
một điều tất yếu trong văn học cách mạng lúc bấy giờ. Do hồn cảnh gia đình, Ngun
Ngọc phải di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác, vì vậy ơng có điều kiện tìm
những những vùng đất khác nhau, nơi có những con người hi sinh, con người không ngại
gian khổ.
Thứ ba cá tính của nhà văn: Nhà văn được trưởng thành từ trong hai cuộc kháng
chiến. Trong quá trình sống và chiến đấu trong lòng nhân dân, sống trong một thời đại
hào hùng của dân tộc, tiếp xúc với những nguyên mẫu anh hùng thực tế đã cho ông vốn
hiểu biết sâu sắc về người anh hùng của thời đại. Khi viết về Tây Ngun ơng dùng tình
cảm triều mến, từ những người anh hùng đến những người dân bình thường ông đều dùng
giọng văn rất triều mến, rất ngọt ngào, chan chứa tình cảm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
1. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra con đường phát triển mới trên các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – giáo dục. Với sự phát triển đó đã ảnh hưởng đến nền văn
học nghệ thuật phát triển đánh dấu một bước ngoặc lớn và thu được nhiều thắng lợi. Như
vậy văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới, là một quá trình văn học rất
phong phú, đa dạng và khơng ít phức tạp, lại còn đang tiếp diễn.
Giờ đây văn học nghệ thuật khơng cịn được hiểu đơn giản chỉ như là cơng cụ của
chính trị, là vũ khí của cơng tác tư tưởng, là phương tiện tuyên truyền, giáo dục quần

chúng, mà “là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con
12


người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh
của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội…”.1
2. Giai đoạn trước 1975, với cảm hứng lãng mạn anh hùng, Nguyên Ngọc đã xây
dựng hình tượng người anh hùng tiểu biểu cho sức mạnh đồng thời ca ngợi vẻ đẹp và tinh
thần quả cảm. Họ là những người quên mình vì nước, hi sinh hạnh phúc riêng và đánh đổi
tuổi thanh xuân của mình. Viết về người anh hùng với thái độ tôn vinh, trân trọng. Sau
1975, văn học đã có bước chuyển mình. Ngun Ngọc vẫn nhất quán với cảm hứng lãng
mạn anh hùng. Cuộc sống phản ánh tồn diện về những góc khuất trong tâm hồn con
người nên người anh hùng được nhìn một cách đa dạng, nhiều chiều hơn. Họ thay đổi
ngay cả cách nhìn và cách nghĩ. Con người được nhìn ở góc độ cá nhân.

1 Nghị quyết của Bộ Chính trị về văn học, nghệ thuật và văn hóa (Tuần báo Văn nghệ, số 51-52, ngày
19.12.1987).

13


CHƯƠNG 2: SỰ TIẾP NỐI NHẤT QUÁN TRONG CẢM HỨNG LÃNG
MẠN ANH TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN NGỌC SAU
1975
2.1. Sự nhất quán trong đề tài, chủ đề
2.1.1.Đề tài
Lịch sử văn học nước ta hàng ngàn năm qua chứng kiến bao người anh hùng từ Thánh
Gióng, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo,… trong văn học trung đại đến anh giải phóng quân,
mẹ Bầm, mẹ Suốt,… trong văn học hiện đại, đặc biệt là dòng văn học cách mạng. Họ là
những con người bình dị khơng kể già trẻ, lớn bé đều một lòng chiến đấu giành độc lập,

tự do dân tộc. Có thể nói đề tài người anh hùng là đề tài được tập trung sáng tác nhiều
nhất, ở đây các tác giả vừa ca ngợi, vừa khích lệ tinh thần chiến đấu cho toàn dân tộc.
Lịch sử sang trang, nhu cầu đổi mới văn học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, văn
học phải phản ánh chân thực và tỉnh táo đời sống xã hội lúc bấy giờ. Những con người sử
thi trong thời chiến được thay thế bằng con người cá nhân, con người trong mối quan hệ
với cộng đồng xã hội. Văn học đào sâu khai thác những mặt khuất lấp trong tâm hồn,
những khó khăn, những tình cảnh éo le trong sinh hoạt thường nhật của những con người
bước ra từ chiến tranh và những con người trong cuộc sống đời thường.
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn vẫn tiếp tục song cảm hứng thế sự đời tư
phát triển ngày càng mạnh mẽ và sơi nổi. Những vấn đề văn hóa, đạo đức, lối sống, những
đấu tranh nội tại trong con người được thể hiện chân thực và sinh động. Riêng về người
anh hùng tuy chiến tranh đã khép lại nhưng họ vẫn là đối tượng được nhiều nhà văn tập
trung khai thác. Người anh hùng hiên ngang, anh dũng năm xưa quay trở về đúng nghĩa
một con người bình thường nhất với yêu thương, hờn giận, tranh đấu, dục vọng,…và họ
đã phải sống như thế nào trong một mơi trường hồn tồn mới là điều được các nhà văn
quan tâm, trăn trở.
Trong số những nhà văn ấy, phải kể đến nhà văn Nguyên Ngọc, người đã đào sâu,
bám trụ và mãi kiếm tìm hình tượng người anh hùng cho riêng mình. Nói đến Ngun
Ngọc, ắt hẳn bạn đọc khơng thể qn hình ảnh Tnú hay anh hùng Núp – những con người
tiêu biểu cho dòng văn học chống Mĩ cứu nước. Họ đại diện cho vùng đất, con người Tây

14


Nguyên hiên ngang, anh dũng chiến đấu, cố gắng bám giữ từng tất đất quê hương, xứ sở.
Những hình ảnh ấy còn sống mãi trong lịch sử văn học, trong lịng cơng chúng.
Tuy nhiên, sau đại thắng mùa xn năm 1975, Ngun Ngọc khơng chọn cho mình
lối như nhiều cây bút lúc bấy giờ, nhà văn vẫn tiếp tục kiếm tìm hình tượng người anh
hùng và cuộc sống, số phận của họ khitrở về từ chiến tranh. Như Nguyễn Đăng Mạnh
nhận xét: “Nếu nói Nguyễn Tn suốt đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói Ngun

Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng”. [1]
Nếu trước năm 1975, Nguyên Ngọc viết nhiều về đất Tây Ngun thì sau năm 1975
ơng cịn viết về Hà Giang rồi cả vùng xuôi, vùng biển. Bởi ơng tìm được phần nào hơi
thở, vóc dáng người anh hùng ở con người vùng núi, vùng biển. Những con người sinh ra
dưới sự đùm bọc của thiên nhiên hùng vĩ, hoang dại và cũng chất chứa nhiều điều bí mật.
Đó là những cơ gái như Chiện, Sáu Thùy, Thào Mỹ: “Một vẻ đẹp rất lạ, cuốn hút vô
cùng, khi im lặng trầm uất như một ngọn núi Mèo cô độc, khi lẳng lơ như những bông
hoa thuốc phiện quyến rũ, khi phấp phới như ngọn gió ào ạt trên đỉnh Săm Pun…” ( Trở
lại Mèo Vạc) – mang vẻ đẹp hoang dã, rực rỡ, từng ngoan cường đánh giặc, rồi yêu
thương đến mức cuồng nhiệt và cũng không kém phần liều lĩnh. Những người anh hùng
của Nguyên Ngọc khá đặc biệt, họ ở vùng núi cao, nơi mọi người phải ngước nhìn cho rõ
mặt: “hình như gần trời hơn, nên (…) to hơn, lóng lánh hơn và trong sạch hơn” (Kỷ niệm
Tây Ngun) bằng khơng thì họ là những con người ở vùng biển xa xôi, cống hiến lặng lẽ
hoặc vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển sâu,…
Vẫn tiếp nối hình tượng người anh hùng bằng ngịi bút lãng mạn song những con
người sắt thép xưa kia đã được thay thế bởi những con người của cuộc sống đời thường,
biết yêu thương và anh hùng trong tình yêu. Trước và sau chiến tranh nhà văn Đất Quảng
vẫn viết về người anh hùng, nếu trước chiến tranh ông dành cho họ những lời ca ngợi thì
sau chiến tranh ơng lại dành nhiều sự cảm thông, trân trọng.
2.1.2.Chủ đề
Mỗi nhà văn, nhà thơ có một phong cách riêng, ở đó họ thỏa sức vẫy vùng thể hiện cá
tính sáng tạo và đam mê. Đề tài người anh hùng vốn là đề tài quen thuộc trong văn học.
Vì vậy, để tạo nên diện mạo riêng cho mảng đề tài này người cầm bút nói chung và
Nguyên Ngọc nói riêng đã có những hướng đi nhất định.

15


Nhìn lại chặng đường nghệ thuật của ơng có thể thấy rằng trước giải phóng nhà văn
Đất Quảng đi vào khai thác sự trưởng thành của người anh hùng trong chiến đấu. Làm sao

quên được những người dân làng Xô – man, Bana trung dũng, kiên cường đánh Mĩ. Qua
các tác phẩm: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất quảng,… bạn đọc nhưđược theo dõi
từng bước phát triển, ngày một trưởng thành của cả một cộng đồng, tập thể trong q
trình đánh Mĩ cứu nước.Nổi bật ở đó là sức mạnh tập thể, sức mạnh đại đoàn kết. Những
con người của núi rừng chân chất, thật thà nhưng cũng vơ cùng anh dũng như chính đại
ngàn nơi họ sinh ra.
Tiếp tục mạch cảm hứng về người anh hùng song Nguyên Ngọc, sau 1975 đã có sự
chuyển hướng trong phương diện chủ đề. Giờ đây những tác phẩm của ông đi sâu vào
từng ngóc ngách, len lõi vào từng góc tối cuộc sống của những người anh hùng bước ra từ
chiến tranh. Đây là lúc những con người anh dũng trong chiến tranh được nhắc đến một
cách toàn diện, chân thực. Những trang văn như một thước phim phóng sự quay lại cuộc
đời hậu chiến của anh hùng như chị Hoa, chị Huyền, anh Toàn, anh Dương Xang,… Các
mẹ, các anh, các chị có dịp nhớ và kể lại những ngày tháng gian khổ mà anh dũng. Những
phút giây cái chết tưởng chừng cận kề trước mặt, thế nhưng khi mở mắt ra họ còn sống,
còn tiếp tục chiến đấu. Lằn ranh giữa cái chết và sự sống sao mà mỏng manh! Thế nhưng
với họ sự mất mát cá nhân không thể nào sánh bằng sự hy sinh của đồng đội, người thân,
của lớp lớp người đi trước.
2.2. Hình tượng người anh hùng
Trong quá trình tìm hiểu đề tài: Sự nối tiếp cảm hứng lãng mạn anh hùng trong văn
xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc sau 1975 nhóm người viết như được lần theo bước chân
nhiệt huyết, cháy bỏng của nhà văn Nguyên Ngọc trở về với núi rừng và biển cả để nghe
những câu chuyện, những tâm sự của người anh hùng bước ra từ chiến tranh. Họ đã chiến
đấu như thế nào? Tất cả những khó khăn, vất vả xen lẫn những tình cảm cao đẹp thời
chiến sẽ được tái hiện lại qua lời kể nhân vật mà ở đây là “Người thực, việc thực”.
2.2.1. Niềm tin bất diệt vào chiến thắng của dân tộc
Bất cứ tác phẩm nào viết về những cuộc kháng chiến giành độc lập điều sáng ngời
niềm tin bất diệt của nhân dân vào thắng lợi của đất nước. Hầu hết sáng tác của Nguyên
Ngọc cũng vậy, niềm tin ấy như tia nắng ấm áp soi chiếu và tiếp thêm sức mạnh cho
người chiến sĩ. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của chiến tranh nhưng quân dân ta vẫn cố
16



gắng xoay xở, tìm cách tiến về phía trước. Câu chuyện cảm đồng về Má Mười làm chúng
tôi bâng khuâng mãi. Má được giao nhiệm vụ “Phải mua một cái ghe cỡ sáu tấn, một cái
máy Yanma, xăng dầu, gạp, mắm muối, đủ đi ra tới miền Bắc. Phải có cả lưới để ngụy
trang làm ghe đánh cá. Rồi phải mua mươi tấn gạo để dự trữ ở bến để chờ đón tàu
vơ…”(Có một con đường mịn trên biển Đơng).Mười đồng thời đó thì được là bao mà má
phải mua từng ấy thứ mà thứ nào cũng đắc cả. Nhưng má không ngại, bởi “dầu phải sống
cùm kẹp trong ấm chiến lược của nó nhưng bụng dạ đều hướng về cách mạng”. Những
con người bình thường nhưng với sức mạnh phi thường, họ mang trong mình sứ mệnh lớn
lao và một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng và chiến thắng khơng xa của tồn dân tộc.
Dường như niềm tin tưởng, lạc quan đã bao trùm đời sống chiến đấu lúc bấy giờ. Già,
trẻ lớn bé tất cả điều hân hoan, điều kiên định và anh dũng chiến đấu tới phút cuối cùng.
Trong một lần trở lại Mèo Vạc – Đồng Văn, nhà văn Ngun Ngọc có dịp tìm gặp người
con gái năm xưa – Thào Mỹ, cô giao liên người H’mông. Nhiều thanh niên dân tộc như
Thào Mỹ đã xung phong đánh giặc hoặc làm công việc giao liên, hậu cần. Tất cả đều căng
tràn nhựa sống, đều kiên định một lòng với dân, với nước. Dường như những cực hình
của giặc Mỹ chẳng là gì so với ý chí sắt đá của họ: “Hơm mới chiếm Lũng Phìn, bọn phỉ
bắt được năm cô gái mậu dịch, đã giở trò tùng xẻo, cắt mũi, cắt tai, cắt vú, mổ bụng moi
tim nấu ăn thật sự…cịn tìm được cái chảo rán mỡ người” (Trở lại Mèo Vạc). Như đã nói,
chính chiến tranh, chính bọn đế quốc thực dân man rợ đã biến nhân dân ta trở thành
những con người quả cảm. Những người anh hùng thật sự chứ không phải nhân vật cổ
tích, sử thi.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng chúng ta như vừa được sống lại những giây phút hào
hùng, khốc liệt của cuộc kháng chiến. Những người anh hùng trong văn xuôi nghệ thuật
Nguyên Ngọc là những con người có trái tim sắt thép trước những thủ đoạn tra tấn tàn ác
nhưng đó lại là trái tim nồng ấm tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
2.2.2. Sự hy sinh thầm lặng trong chiến tranh
Hịa bình lập lại trên muôn nẻo quê hương nhưng những tổn thất và đau thương để lại
là quá lớn. Chúng ta tự hào, hân hoan vì thắng lợi vẻ vang, vì độc lập tự do nhưng đằng

sau nụ cười là giọt nước mắt, biết bao máu xương cha ông đã ngã xuống. Biết bao sự hy
sinh trong thầm lặng để đánh đổi ngày vui hôm nay?

17


Trong tác phẩm Có một con đường mịn trên biển Đơng, Ngun Ngọc đưa đọc giả
về với cuộc hành trình trên biển của Đồn tàu Khơng số. Để đảm bảo bí mật và bảo tồn
vũ khí chiến đấu nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, nằm lại giữa lịng biển bao la
để bảo vệ an tồn cho đồn tàu cũng như con đường huyền thoại. Có thể kể đến thủy thủ
gan lì và trung dũng Nguyễn Văn Hiệu: “…Anh ở lại trên tàu, để đến khi tàu vịng ra xa
chỗ chúng tơi nhất…lúc đó tự tay anh sẽ cho phát hỏa ngịi nổ tức thì, phá tan tàu, cùng
hy sinh với tàu…”. Để giữ kín bí mật về con đường mịn trên biển Đơng, con đường vận
chuyển và tiếp viện của quân ta anh đã tự hủy đi đồn tàu cùng sinh mạng của mình. Bên
cạnh những chiến sĩ đã nằm xuống thì những cán bộ may mắn hơn như đồng chí Võ Bẩm,
Nguyễn Chơn giờ đây đã là những cụ già tóc bạc may mắn sống sót đã có dịp kể lại
những khó khăn mà họ phải vượt qua: “Đêm nào cũng vậy. Gạo hết. Cả củ chuối rừng
cũng đã đào ăn hết. Hai con mắt sâu hoắm, đỏ ngầu. Vẫn chong chong sục tìm trên biển
đen. Đang mùa biển động. Hầu như đêm nào cũng là bão, là tố… Một đêm. Hai đêm. Ba
đêm… Mười đêm… Hai mươi đêm… Một tháng ròng…”. Những con người bình thường
nhưng với tinh thần thép do cách mạng tơi rèn, họ đã vượt qua tất cả. Cái lạnh, cái đói và
cả sự nguy hiểm rình rập từ biển cả không thể ảnh hưởng đến họ.
Những anh hùng thầm lặng thời chiến trong văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc không
sao kể hết. Mỗi người có một nhiệm vụ, một câu chuyện khác nhau. Chị Mùi phải giả câm
giả điếc để không bị địch phát hiện. Rồi những người con gái như Thào Mỹ phải hy sinh
tình yêu của mình cho nhiệm vụ chiến đấu. Nhiều người phụ nữ phải hy sinh bản thân như
chị Huyền – chị đã cố trụ lại để giải vòng vây cho nhiều chị em khác khơng bị bọn Mỹ
Chu Lai làm nhục. Có lẽ ám ảnh chúng tôi nhất đến giờ phút này là sự hy sinh quá lớn của
chị Phan Thị Hoa – Người điên ở Bàu Bính trong Cát cháy. Đất nước thơng nhất chị về
với cuộc sống bình yên bên người mẹ già và một đứa con thơ. Ngày ấy còn trẻ chị làm

hậu cần với nhiệm vụ tiếp tế thuốc men cho cách mạng. Thời đó, thuốc Tây quý lắm! Nó
là món cần thiết nhất với bộ đội ta. Những lần bị địch càn quét, các chị bị đánh “sưng
mặt, gãy tay… là chuyện thường. Có khi nó đánh chết”. Rồi có một lần khơng may mắn,
chị Hoa bị địch dồn vào đường cùng, sợ chúng phát hiện chị đã tống hết số thuốc vào
miệng. Như lời chị kể thì chị bị điên sau đó, điên mất ba tháng: “Mặt méo xệch đi. Tóc
rụng sạch. Mặt sưng vù. Miệng vêu lên. Răng rụng…”. Tuy sau đó sức có yếu đi nhưng
chị vẫn tiếp tục làm công việc hậu cần nguy hiểm cho đến hết chiến tranh.

18


Những đau đớn về mặt tinh thần là nỗi đau sâu nhất đối với mỗi con người. Sự tình
yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau họ đã chiến thắng chính bản thân và kẻ thù xâm lược.
Quên đi mặc cảm, xấu hổ và tủi nhục họ đã giành lại sự sống cho chính bản thân, cho
đồng đội. Tất cả sự hy sinh trong chiến tranh điều mang ý nghĩa thiêng liêng dù họ là
những người đã mãi mãi yên nghĩ hay những người còn tiếp tục chiến đấu trong cuộc
sống hiện tại. Xin mượn hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để nói về những
người anh hùng đã thầm lặng hy sinh vì độc lập, tự do dân tộc:
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Khơng ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
(Đất nước)
2.2.3. Kiên cường vượt lên số phận trong thời bình
Ý chí kiên cường, sắt thép trong chiến tranh tiếp tục song hành cùng người anh hùng
trong thời bình. Tưởng chừng khó có thể hịa nhập lại với cuộc sống hậu chiến nhưng
bằng đơi tay, khói ốc và ý chí vững vàng các mẹ, các anh, các chị đều đã vượt lên hoàn
cảnh và vươn đến một cuộc sống tốt đẹp. Như má Mười tuy già nua nhưng vẫn cố gắng tự
ni sống bản thân bằng đồng lời ít ỏi: “Má Mười đang làm việc tức là bán quán… Một
thứ hàng tạp hóa nhà q, bán vơ số những vật dụng linh tinh, lộn xộn, không tên: vài

chục lưỡi câu, mấy vòng cước để vá lưới, mươi cái chân vịt ghe máy, nước mắm, dầu lửa,
… (Có một con đường mịn trên biển Đông).
Vợ chồng chị Cúc anh Thắng tăng gia kinh tế để nuôi năm con ăn học.Bởi chị biết
phải có cái chữ thì con cái mới nên người: “Đời em đã khơng được học hành gì, bây giờ
em muốn các con em đều được nuôi dạy khôn lớn và đều phải được học. Cả năm đứa đều
phải nhứt quyết được học cho xong đại học” (Cát cháy). Khó khăn là thế nhưng họ vẫn
tiếp tục sống đẹp, tiếp tục cống hiến cho đời. Thào Mỹ sau nhiều năm lận đận trong tình
u và sự đổ vỡ của cuộc hơn nhân khơng hạnh phúc với người chồng ít tuổi giờ đây chị
có một những niềm vui mới: “Thào Mỹ đã có hạnh phúc thật. Nhìn đứa con trai và cơ
con dâu chị thì biết và tin” (Trở lại Mèo Vạc).

19


Những ý chí kiên cường đã thơi thúc họ khơng được mất đi vẻ đẹp kiêu hãnh vốn có.
Chị Sáu Thùy, anh Ba Thắng vẫn sống hết khó khăn bằng đồng lương hưu ít ỏi, nơi ở chật
hẹp ở khu tập thể chưa đầy đủ cho cuộc sống hiện tại. Anh Dương Xang khiến bạn đọc vô
cùng cảm mến và thán phục trước ý chí của mình, gia cảnh khó khăn, con bệnh tật nhưng
anh đã không đầu hàng số phận và khi nhận được số tiền dù ít ỏi là chỉ hai trăn ngàn từ
chính sách xã hội cũng làm anh rất vui và cảm thấy ấm lòng.
Còn nhiều lắm những cơ cực chông gai đã và đang bủa vây thế nhưng những người
anh hùng của Nguyên Ngọc đều vượt qua tất cả và vững tin vào tương lại tươi sáng như
họ đã tin vào thắng lợi của toàn dân tộc. Trong chiến đấu họ anh dũng bao nhiêu thì bây
giờ đây họ càng cao đẹp và sáng ngời bấy nhiêu.
2.3. Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với người anh hùng
2.3.1. Ca ngợi, trân trọng những phẩm chất cao đẹp của người anh hùng
Dù trước hay sau hịa bình, Ngun Ngọc vẫn hết lời ca ngợi, trân trọng những phẩm
chất cao đẹp của người anh hùng. Ông khơng lý tưởng hóa, thần thành họ. Mà bằng
những ghi chép cụ thể và chân thực nhà văn đã phục dựng lại hình ảnh người anh hùng
anh dũng trong chiến tranh và đời sống hậu chiến. Với những phẩm chất cao đẹp của

mình, họ xứng đang được ngợi ca và trân trọng.
Nguyên Ngọc dành nhiều sự thành kính, biết ơn những người anh hùng đã khuất,
những người đã hy sinh xương máu cho độc lập hôm nay. Những chiến sĩ tử nạn trên
Đồn tàu khơng số, những cán bộ, chiến sĩ, giao liên, hậu cần đã hi sinh khi làm nhiệm
vụ, bị địch càn qt. Dù khơng cịn nữa nhưng họ vẫn hiện lên hiên ngang, rực rỡ như
những đóa hoa bất tửsống mãi trong mỗi trang văn Nguyên Ngọc và trong lòng nhân dân.
Vẫn là những nét đẹp, những phẩm chất hồn hậu vốn có họ bước ra khỏi cuộc chiến.
Khi đất nước chuyển mình, bước đầu đổi mới và hội nhập thế giới thì những con người
trung kiên trong thời chiến giờ đây cũng dần bắt đầu cuộc mưu sinh, hịa mình vào mơi
trướng mới. Giờ đây họ là những người sản xuất kinh tế giỏi, những người mẹ gương
mẫu. Họ làm tất cả mọi công việc để trang trải cuộc sống như: làm nông, buôn bán hay
chài lưới. Dù là công việc nào đi chăng nữa họ vẫn sống thật tốt với bổn phận của mình.
Bỏ lại sau lưng những hy sinh, mất mát những người anh hùng thời chiến trở về với
cuộc sống bình thường. Về với quê hương, xứ sở sống với mảnh đất chôn rau cắt rốn để

20


hưởng trọn kiếp người. Không bon chen, không tranh đấu họ chọn cho mình một cuộc đời
thầm lặng. Những con người ấy mãi là biểu tượng cao đẹp, sáng ngời .
2.3.2. Ngậm ngùi, trăn trở trước số phận của người anh hùng trong thời bình
Khơng chỉ dành những lời ca ngợi, khích lệ, chất chứa trong từng câu chữ của
Nguyên Ngọc là sự ngậm ngùi, trăn trở trước số phận của người anh hùng trong thời bình.
Chiến tranh qua đi để lại bao đau thương, mất mát nặng nề cho toàn dân tộc, đặc biệt là
những người ở lại, những người phải tiếp tục sống, tiếp tục đi về phía trước. Giờ đây, nhà
văn có cơ hội và nhiều thời gian để nhìn lại những người anh hùng ngày trước. Mới hơm
qua đó họ cịn hiên ngang, anh dũng nơi tuyến đầu Tổ quốc nay họ đã thành một người
công nhân, nông dân, ngư dân,… Đi sâu vào cuộc sống đời thường để có cái nhìn đa diện
hơn về người, về đời. Họ khơng bị thần thánh hóa, họ được sống tự nhiên với những khát
khao, dục vọng như nhiều người bình thường vẫn có. Trong Người hát rong giữa rừng, Y

Ơn được miêu tả như sau: “Trước mặt chúng tôi, giữa một khoảnh đất trống chắc trước
là rừng khộp đã được chặt đốt để làm rẫy, thấy một búi tre nhỏ lơ thơ. Và nấp dưới búi
tre, một túp lều. Tơi khơng nói ngoa đâu, đúng bằng cái lều chăn vịt ta vẫn gặp trên các
cánh đồng lênh láng dưới xuôi, cuối những vụ gặt…Vẫn Tây Nguyên đến tận đáy tâm
hồn. Vẫn nghệ sĩ lang bạt kỳ hồ đến tận máu thịt. Và vẫn nghèo đến thế suốt đời, cơng
danh chẳng thiết, tiền bạc chẳng xu dính túi, cuộc đời như một cuộc phiêu lưu bất định,
túp lều này đã là nơi dừng chân cuối cùng của anh chưa đấy?...”. Hịa bình rồi nhưng –
họ những người anh hùng dân tộc vẫn tiếp tục sống một cuộc đời lam lũ, cơ cực. Điều
khiến nhà văn chua xót hơn khi phải tự viết cho cái kịch bản buồn ấy là bản thân nhận
nhầm người. Sự bất lực của Nguyên Ngọc trước Y Ơn hay là sự ngậm ngùi của ông trước
một thế hệ?
Dường như văn xuôi nghệ thuật Nguyên Ngọc như một thước phim quay chậm về
cuộc đời và con người bước ra từ chiến tranh. Cát cháy –miền đất Bàu Bính, Bình Dương
một thời lửa đạn. Anh Dương Xang trở về với hai bàn tay trắng sau những năm tháng lửa
đạn chiến tranh. Cuộc sống mưu sinh một lúc thêm khó khăn, con cái bệnh tật triền miên
khơng tiền chữa chạy. Bên cạnh đó là cuộc sống tạm bợ, long đong của những người phụ
nữ. Chiến tranh qua đi để lại họ, cuộc sống mới lãng quên họ, “ngươi nào cũng thương
tật, có người đến tàn phế, tuy nhìn bên ngồi khơng thể thấy dấu hiệu nào của vết thương
cả: toàn nội thương do bị tra tấn” (Cát cháy). Khơng có những vết thương thực thể thì
khơng có cơ quan làm chính sách nào đồng ý cấp thẻ thương binh hay lo lắng đời sống
21


kinh tế của họ. Đồng cảnh ngộ với chị em phụ nữ ở Bàu Bính là Thào Mỹ – cơ giao liên
ngày xưa ở Lũng Phìn. Anh phó chủ tịch huyện Mèo Vạc hoàn toàn ngơ ngác khi được
hỏi đến Thào Mỹ. Với nỗi lo cơm áo, gạo tiền hằng ngày ơng phó chủ tịch làm gì có thời
gian tìm hiểu về tình hình chính sách địa phương, đời sống của những người đã làm nên
lịch sử. Không riêng miền Bàu Bính, Mèo Vạc mà nhiều vùng quê khác trên khắp mảnh
đất hình chữ S này vẫn nhiều sự thờ ơ và vô tâm của những con người đang sống vui vẻ,
hạnh phúc trên chính máu và nước mắt của anh Toàn, chị Cúc,…

Bằng những tác phẩm sau 1975, Nguyên Ngọc không chỉ đi vào cuộc sống thường
nhật, ca ngợi người anh hùng thời hiện đại mà sâu xa hơn là giá trị nhân bản tiềm ẩn. Nhà
văn viết cho sự ân hận và trăn trở của bản thân hay cũng là viết cho chúng ta – những con
người đang lãng quên quá khứ?
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sau năm 1975, tuy đời sống xã hội thay đổi nhưng với một lối viết nhạy cảm và trung
thành với đề tài chiến tranh cách mạng Nguyên Ngọc vẫn bám sát cuộc sống, vẫn luôn
lắng nghe từng hơi thở, nhịp đập của cuộc sống đặc biệt là cuộc sống hiện tại của những
người anh hùng – những người trước tiếp tục chiến đấu và phục vụ cho sự nghiệp của tổ
quốc.
Hình ảnh người anh hùng hiện lên qua những lời kể của chính bản thân họ sau chiến
tranh. Nguyên Ngọc ghi chép lại toàn bộ những câu chuyện ấy như những báu vật thiêng
liêng của đời mình. Họ như những người bạn đường song hành cùng ông cho đến cuối
cuộc đời. Với bao yêu thương trân trọng của mình nhà văn Nguyên Ngọc đã thể hiện thấm
đẫm qua từng trang văn những cảm xúc chân thực về quá khứ và hiện tại, về chiến tranh
và hịa bình mà ở đó người anh hùng là trung tâm.
Mội bài viết là một lần nhà văn Đất Quảng ân hận và trăn trở về cuộc sống và sống
phận cá nhân của những người anh hùng. Tuy khó khăn vất vả song họ vẫn vui tươi và
kiên cường vượt qua. Khơng cịn viết theo khuynh hướng sử thi song những người anh
hùng trong tác phẩm nghệ thuật của ông vẫn đậm đà vẻ đẹp hiên ngang, cao lớn và lãng
mạn. Trước sao hình tượng người anh hùng trong văn xuôi ông vẫn đẹp lý tưởng, đẹp
lung linh. Đúng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nói: “Nguyên Ngọc trước sau
vẫn là một con người lãng mạn”.

22


23



CHƯƠNG 3: BÚT PHÁP THỂ HIỆN CẢM HỨNG LÃNG MẠN ANH
HÙNG TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT CỦA NGUYÊN NGỌC SAU
1975
3.1. Nghệ thuật trần thuật
Điểm nhìn trần thuật được xem là một trong những yếu tố quan trọng, đưa đường, chỉ
lối cho người đọc tiến vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, giúp người đọc nắm bắt được
quan niệm nghệ thuật và tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Một trong những
nhà văn sử dụng điểm nhìn nghệ thuật trần thuật nhuần nhuyễn, điêu luyện phải kể đến đó
chính là Ngun Ngọc. Có thể nói, Ngun Ngọc đã rất tài tình khi khéo léo sử dụng
nhiều điểm nhìn trần thuật, nên có thể bao qt sự việc ở nhiều góc độ, từ đó, sự việc sẽ
được nhìn nhận một cách khái quát và toàn cảnh nhất. Trong các tác phẩm sau 1975 nói
chung cũng như các tác phẩm đậm đà cảm hứng lãng mạn anh hùng nói riêng, Nguyên
Ngọc chủ yếu dùng ngôi thứ nhất –người kể chuyện xưng “tôi”. Ưu điểm khi sử dụng
ngôi kể này là tác giả sẽ có thể nói lên chính kiến của mình cũng như thể hiện sự cảm
thơng chia sẻ, những trăn trở, xót xa của chính bản thân dành cho nhân vật. Ngồi ra, nó
cịn tạo ra được sự khách quan trong lời kể, gây dựng được niềm tin chân thực nơi bạn
đọc. Một loạt tác phẩm: Trở lại Mèo Vạc, Tháng ninh nông, Cát cháy, Người hát rong
giữa rừng,… đã thể hiện được điều đó.
Trong Tháng ninh nơng, tác giả chọn cách trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng “tơi”.
Câu chuyện là dịng hồi tưởng của nhân vật về một kỉ niệm đẹp của nhân vật “tôi” trong
kháng chiến với một cô gái Tơ Trá. Cô gái đã cứu sống “tơi” một cách kì diệu qua cơn
bệnh sốt rét. Giữa cái ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, “tơi” cảm nhận được
sự chăm sóc đầy thân thương của cô gái. “Cô gái đã nhai nhão những hạt bắp và mớm
cho tơi. Tơi hớp từng tí một và nghe rõ lắm cái vị đắng đậm đà của bắp già hong lửa lẫn
vị nước miếng mặn ấm và vị ngọt mát của đôi môi cô gái…”. Nhưng khi “tôi” trở lại, cô
gái ấy đã là vợ của người ta. Biết được chuyện, “tôi” vội vàng đi ngay, dù lần này phải bỏ
xe lại, lội bộ trên sườn Ngọc Linh dựng đứng, dưới mưa rừng tầm tã – một lẫn nữa lại
“như một thằng điên”. Nguyên Ngoc viết:“Tôi đi như chạy trốn. Chạy trốn điều gì, tơi
cũng khơng biết”. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh nhân vật “tôi” chạy ra khỏi căn nhà
với tâm trạng không thể kể tên mà người đọc có thể cảm nhận được thơng qua dịng suy

nghĩ của nhân vật:“Chạy trốn điều gì, tôi cũng không biết. Đi đâu nữa bây giờ? Số phận
đã không dành cho tôi tháng Ning Nông Tây Nguyên. Thôi, tôi quay về đây, với thành
24


phố, với trăm sự eo xèo, nhiễu nhương, hữu tích sự và vơ tích sự của cuộc đời. Bỏ lại phía
sau một mùa Ning Nơng, mùa xn của Tây Ngun, đang đến.”
Đây cũng là điều mà bất cứ ngôi kể nào khác cũng khơng làm được bởi ngay khi đó,
người đọc như được đắm mình vào nhân vật. Câu chuyện kết thúc với hình ảnh vơ cùng
lãng mạn: “Bỏ lại phía sau một mùa Ning Nơng, mùa xn của Tây Nguyên, đang đến”.
Khi “tôi” đến trời mưa, khi “tôi” đi trời vẫn mưa nhưng đã sắp chuyển sang một mùa
xuân tươi sáng, cây cối sẽ đâm chồi nảy lộc. Một kết thúc đóng nhưng thực ra là mở với
câu nói ấy. Chắc hẳn ta cũng thấy tâm hồn “tôi” nhẹ nhõm, và người đọc sẽ cảm thấy một
vẻ đẹp gì đó, mường tượng như được nhìn thấy cầu vồng sau mưa?
Trong q trình dẫn dắt người đọc thơng qua từng câu chuyện, ngơi kể đã bắt đầu có
sự dịch chuyển. Nhân vật “tơi” khơng cịn đóng vai trị chủ chốt mà trung tâm câu chuyện
đã được dịch chuyển lần lượt vào từng nhân vật, xoáy vào từng lời kể cũa họ. Trong Cát
cháy, nhân vật “tôi” phần nhiều là lắng nghe từng câu chuyện của mỗi con người nơi đây,
những câu chuyện cũng khốn khổ như cuộc sống của họ vậy. Điểm nhìn đã được dịch
chuyển từ “tơi” sang các nhân vật khác: chị Huyền, chị Cúc, anh hai Toán …, để mỗi
người tự kể về câu chuyện của mình, từ những câu chuyện chiến tranh cho đến những tẩn
mẩn, vụn vặt trong cuộc sống hiện tại. Thông qua lời kể mộc mạc, chân chất ấy, ta hồn
tồn có thể cảm nhận được một cách rõ nét, sống động cũng như phần nào hình dung ra
được hình dáng những con người đó mặc dù Nguyên Ngọc đã rất hạn chế trong việc sử
dụng bút pháp miêu tả. Anh Hai Toán với cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng vẫn tràn đầy
lịng u q hương: “Tơi nghỉ hưu mấy năm nay rồi, lúc đầu cũng có nghĩ nên ở lại
thành phố hay ở huyện. Ở đó cũng có cái hay: đời sống văn hóa tinh thần thuận lợi, thơng
tin nhiều. Con cái học hành cũng tiện… Nhưng rồi tính đi tính lại, cuối cùng thấy về đây
vẫn hơn. Mình từ đây mà ra đi. Đi ra thì có đi về, phải khơng các anh?... Đất q mình
nghèo nhưng gắn bó. Những gì sâu sắc máu thịt nhất trong cuộc đời đều là ở đây…”. Hồi

ức về cuộc chiến tranh ác liệt ở Bình Dương trước đây, mà trong đó anh đã anh dũng
chiến đấu lần lượt tràn về: “… Hi sinh ghê gớm như vậy, nhưng phong trào không tắt.
Theo tôi, đó là điều bí mật lớn nhất, kì lạ nhất ở đây hồi bấy giờ, mà thằng địch đã không
lường hết nổi. Mà chính chúng tơi cũng khơng thể lường nổi…”. Hay chị Mùi – một y sĩ
cũng kể về hành trình gian nan của mình khi mới về Bình Dương nhận nhiệm vụ đầy trìu
mến: “Đồn có 6 chị em. Về chiến trường Quảng Nam. 6 chị em chia về sáu huyện. Con
Bích ở lại bệnh xá huyện Tiên Phước…Đêm đó về nằm một mình, khóc ướt cả võng.
25


×