Tải bản đầy đủ (.ppt) (71 trang)

Mang the he sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 71 trang )

Giáo viên hướng dẫn: Đào Ngọc Chiến
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc
Lớp : ĐT7K48
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Đặc điểm của mạng viễn thông hiện tại.
2. Những hạn chế của mạng viễn thông hiện tại.
3. Những yếu tố thúc đẩy mạng thế hệ tiếp theo.
4. Định nghĩa về mạng NGN.
5. Đặc điểm mạng NGN.
6. Cấu trúc mạng NGN.
7. Các thành phần của mạng NGN.
8. Các giao thức trong NGN.
9. Các công nghệ làm nền cho NGN.
10. Các dịch vụ chính trong NGN.
11. Sự tiến hoá từ các mạng hiện tại lên NGN.
12. Chiến lược phát triển NGN trong ngành.
1.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG VIỄN THÔNG
HIỆN TẠI
Các mạng viễn thông hiện nay có đặc
điểm chung là tồn tại một cách riêng lẻ,
ứng với mỗi loại dịch vụ thông tin lại có
ít nhất một loại mạng viễn thông riêng
biệt để phục vụ dịch vụ đó.

Mạng Telex: Dùng để gửi các bức điện
dưới dạng kí tự đã được mã hoá bằng
5bit.Tốc độ truyền thấp (75 tới 300 bit/s).

Mạng điện thoại công cộng
(POTS):thông tin tiếng nói được mã hoá
và chuyển mạch ở hệ thống chuyển


mạch điện thoại công cộng PSTN.

1.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG VIỄN THÔNG
HIỆN TẠI

Mạng truyền số liệu:gồm các mạng chuyển
mạch gói để trao đổi dữ liệu dựa trên X25 và hệ
thống truyền số liệu chuyển mạch kênh dựa trên
X21.

Truyền hình: truyền bằng sóng vô tuyến, CATV,
DBS.
Mỗi mạng được thiết kế cho các dịch vụ riêng
biệt và không thể sử dụng cho các mục đích
khác. Ví dụ ta không thể truyền tiếng nói qua
mạng chuyển mạch gói X25 vì trễ quá lớn.
2.NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MẠNG VIỄN
THÔNG HIỆN TẠI
Hệ thống mạng viễn thông hiện tại có nhiều
nhược điểm mà quan trọng là:

Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập
tương ứng với từng mạng.

Thiếu mềm dẻo.

Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận
hành cũng như sử dụng tài nguyên. Tài
nguyên sẵn có trong một mạng không thể
chia sẻ cho các mạng khác cùng sử dụng.

3. NHỮNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY MẠNG
THẾ HỆ MỚI.

Sự đa dạng của các
thiết bị.

Các ứng dụng thương
mại điện tử và các ứng
dụng phụ thuộc vị trí.

Sự mở rộng các thủ
tục IP để thực hiện đặc
tính di động và phạm
vi rộng của QoS.
Nhu cầu tiến hoá mạng
3.NHỮNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY MẠNG
THẾ HỆ MỚI.

Các giao diện vô tuyến
và kết nối mạng động

Yếu tố cá nhân và bảo
mật.

Các cơ chế cải thiện
vùng phổ.

Việc sử dụng phổ tần
động và cải thiện phổ
tần.

Chiến lược phát triển
Hy vọng của NGN:
4.ĐỊNH NGHĨA MẠNG NGN
Hiện nay chưa có định nghĩa cụ
thể và chính xác nào về mạng
NGN.NGN có thể xem là:
- Là mạng hội tụ cả thoại, video
và dữ liệu trên một cơ sở hạ tầng
dựa trên nền tảng của giao thức
IP, làm việc cả trên hai phương
tiện truyền thông vô tuyến và hữu
tuyến.
- Là sự kết hợp cấu trúc mạng
hiện tại với cấu trúc mạng đa dịch
vụ dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn
với sự hợp nhất các hệ thống
quản lý và điều khiển.
Topo mạng NGN
5.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG NGN
Mạng NGN có 4 đặc điểm chính:
5.1.Nền tảng là hệ thống mạng mở:
- Các khối chức năng của tổng đài truyền
thống chia các phần tử mạng độc lập, các
phần tử được phân theo chức năng tương
ứng và phát triển một cách độc lập.
- Giao diện và giao thức giữa các bộ phận
dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng.
5.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG NGN
5.2. Sử dụng công nghệ chuyển mạch mềm
(SW- Softswitch) thay thế các thiết bị tổng đài

phần cứng. Các mạng của từng dịch vụ riêng rẽ
được kết nối với nhau thông qua sự điều khiển
của một thiết bị tổng đài duy nhất, thiết bị tổng
đài này dựa trên SW.
5.3. Mạng băng thông rộng cung cấp đa dịch vụ:
mạng truyền dẫn quang với công nghê WDH
hay DWDH.
5.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG NGN
5.4. Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói,
dựa trên một giao thức thống nhất. Cùng
với sự phát triển của công nghệ IP, người
ta mới nhận thấy rõ rằng là mạng viễn
thông, mạng máy tính và mạng truyền
hình cáp cuối cùng rồi cũng tích hợp trong
một mạng IP thống nhất, đó là xu hướng
lớn mà người ta thường gọi là “ dung hợp
ba mạng ”.
5.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG NGN
So sánh công nghệ mạng hiện tại và tương lai:
,PON
5.ĐẶC ĐIỂM CỦA MẠNG NGN
Chuyển mạch kênh & chuyển mạch mềm:
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
Cấu trúc mạng NGN bao
gồm 5 lớp chức năng:

Lớp ứng dụng/dịch vụ.

Lớp điều khiển.


Lớp chuyển tải dịch vụ.

Lớp truy nhập dịch vụ.

Lớp quản lý.
Cấu trúc chức năng của mạng NGN
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
6.1.Lớp ứng dụng/dịch vụ (Application/Service
Layer):
- Cung cấp các dịch vụ đến người sử dụng 1
cách thống nhất và đồng bộ, các dịch vụ có
băng thông khác nhau và ở nhiều mức độ khác
nhau.
- Hệ thống ứng dụng/dịch vụ này liên kết với lớp
điều khiển thông qua giao diện mở API.
- Cung cấp các ứng dụng và dịch vụ như: dịch
vụ mạng thông minh IN,trả tiền trước…
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
6.2. Lớp điều khiển (Control Layer):
- Gồm các hệ thống điều khiển mà thành
phần chính là SW (MGC).
- Cần tổ chức theo kiểu module và gồm
một số khối điều khiển độc lập.
- Có nhiệm vụ kết nối để cung cấp các
dịch vụ thông suốt từ đầu cuối đến đầu
cuối với bất kì loại giao thức và báo hiệu
nào.
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
6.3. Lớp chuyển tải dịch vụ (Service Transport/Core

Layer):
- Thiết bị là các cổng truyền thông MG:
+ các cổng truy nhập:AG (Access Gateway) kết nối giữa
mạng lõi với mạng truy nhập,RG (Residental Gateway)
kết nối giữa mạng lõi với mạng thuê bao tại nhà.
+Cổng giao tiếp: TG(Trunking Gateway) kết nối giữa
mạng lõi với mạng PSTN/ISDN, WG(Wireless Gateway)
kết nối mạng lõi với mạng di động.
- Các nút chuyển mạch (ATM+IP) và các hệ thống truyền
dẫn (SDH, WDM) thực hiện chức năng chuyển mạch,
định tuyến cuộc gọi giữa các thuê bao.
- Hiện nay vẫn chưa rõ là đang sử dụng ATM hay MPLS
cho lớp này.
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
6.4. Lớp truy nhập dịch vụ (Service Access
Layer): bao gồm các thiết bị truy nhập cung cấp
các cổng kết nối với thiết bị đầu cuối thuê bao
qua hệ thống mạng ngoại vi cáp quang, hoặc
thông qua môi trường vô tuyến
6.5. Lớp quản lý (Management Layer): đây là lớp
đặc biệt xuyên suốt các lớp trên. Chức năng
quản lý được chú trọng là: quản lý mạng, quản
lý dịch vụ, quản lý kinh doanh.
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN
Từ những phân tích trên, ta có sơ đồ
các thực thể chức năng trong mạng NGN:
Các thực thể chức năng trong NGN
6.CẤU TRÚC MẠNG NGN

Nhiệm vụ của từng thực thể:

AS-F:cung cấp các logic dịch vụ và thi hành một hay nhiều các
ứng dụng dịch vụ.
MS-F:cung cấp các dịch vụ tăng cường xử lý cuộc gọi.Nó hoạt
động như 1 server để xử lý các yêu cầu từ AS-F hoặc MGC-F.
MGC-F:cung cấp logic cuộc gọi và tín hiệu báo hiệu xử lý cuộc
gọi cho một hay nhiều MG.
CA-F: là 1 phần chức năng của MGC-F,nó được kích hoạt khi
MGC-F thực hiện việc điều khiển cuộc gọi.
IW-F:là 1 phần chức năng của MGC-F, được kích hoạt khi
MGC-F thực hiện báo hiệu giữa các mạng báo hiệu khác nhau.
R-F:cung cấp thông tin định tuyến cho MGC-F.
A-F:cung cấp thông tin dùng cho việc tính cước.
SG-F:chuyển thông tin báo hiệu của mạng PSTN qua mạng IP.
MG-F:chuyển thông tin từ dạng truyền dẫn này sang dạng truyền
dẫn khác.
7.CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGN
Các thành phần cơ bản của NGN:
1. Media Gateway (MG)
2. Media Gateway Controller
(MGC - Call Agent - Softswitch)
3. Signaling Gateway (SG)
4. Media Server (MS)
5. Application Server (Feature
Server)
Tổng quan các thành phần trong NGN
Các thành phần NGN trong mỗi lớp
7.CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGN
7.1.Chuyển mạch mềm SW
(MGC):
- Là thiết bị đầu não trong mạng

NGN.
- Làm nhiệm vụ điều khiển cuộc gọi,
báo hiệu và các tính năng để tạo
một cuộc gọi trong mạng NGN hoặc
xuyên qua nhiều mạng khác (PSTN,
ISDN).
MGC điều khiển cuộc gọi thông qua
các báo hiệu, có 2 loại chính:
+ Peer – to – peer : giao tiếp SW
và SW, giao thức sử dụng BICC hay
SIP.
+ Điều khiển truyền thông: giao
tiếp SW và Gateway, giao thức sử
dụng MGCP hay Megaco/H.248

Vị trí của SW trong mô hình phân lớp
chức năng của NGN
MGC kết nối với các thành phần khác của NGN
7. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGN
Quá trình thực hiện 1 cuộc gọi khi sử dụng chuyển mạch
mềm:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×