Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tình yêu đất nước qua 3 bài thơ bên kia sông đuống và 2 bài đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323 KB, 56 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.
Tác giả, tác phẩm
1.1. Về tác giả Hòang Cầm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm
1.1.1. Hoàng Cầm
∗ Cuộc đời:
Hoàng Cầm sinh ngày 22/2/1922, tại làng Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh
Bắc Giang; nguyên quán làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Tên
thật là Bùi Tằng Việt (chữ ghép của Phúc Tằng và Việt Yên). Cha là Bùi Văn
Nguyên, dạy học và làm thuốc. Mẹ là Nguyễn Thị Duất, bán hàng xén.
Năm 1938, ông ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, đỗ tú tài
toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long.
Bút danh Hoàng Cầm là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Năm 1952,
ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị, hoạt động biểu diễn
cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác
xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội nhà văn Việt Nam,
được bầu vào Ban chấp hành. Ông rút khỏi hội nhà văn Việt Nam vào năm
1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng nhà nước về
văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng
Ông mất ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng tại Hà Nội.
∗ Sự nghiệp sáng tác:
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ “Hận Nam Quan”, “Kiều Loan” và các bài
thơ “Lá diêu bông”, “Bên kia sông Đuống”.
Sự nghiệp sáng tác của ông rất đa dạng và phong phú. Ông để lại cho kho


tàng văn học Việt Nam một số lượng tác phẩm lớn. Có thể kể ra một số tác
phẩm tiêu biểu của ông :
+ Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine 1940)
+ Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen 1940)
2


+
+
+
+
+

Thoi mộng (truyện vừa, 1941)
Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944)
Kiều Laon (kịch thơ, 1945)
Tiếng hát quan họ(trường ca, in chung trong tập Của Biển 1956)
Bên kia sông Đuống (tập thơ chọn lọc 1933) – giải thưởng nhà nước
2007
+ Lá diêu bông (tập thơ chọn lọc, 1933)- Giải thưởng nhà nước 2007
+ Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994)
+ 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955) – Giải thưởng Nhà nước 2007
1.1.2. Nguyễn Đình Thi
∗ Cuộc đời:
Nguyễn Đình Thi sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 tại Luang Prabang
(Lào), quê gốc ở làng Vũ Thạch, Hà Nội. Năm 1931theo gia đình về nước và đi
học ở Hà Nội, Hải Phòng.
Ông tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 17 tuổi. Năm 1942, ông bắt đầu
viết sách triết học. Năm 1943, tham gia hội văn hóa cứu quốc, là đại biểu tham
dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và được cử vào Ủy ban giải phóng Dân tộc Việt

Nam. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông làm Tổng thư ký Hội Văn hóa
Cứu quốc.
Năm 1946, là đại biểu quốc hội trẻ nhất, làm Ủy viên Thường Trực Quốc
Hội, khóa I.
Nguyễn Đình Thi còn được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật năm 1996.
Nguyễn Đình Thi mất ngày 18 tháng 4 năm 2003.
∗ Sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, vừa tự do, phóng khoáng
vừa hàm súc, sâu lắng suy tư, có những tìm tòi theo xu hướng hiện đại về hình
ảnh và nhạc điệu.
Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi đa dạng, phong phú. Ông sáng đa
dạng về thể loại : truyện, tiểu luận, thơ, kịch và nhạc.
Một số tác phẩm tiêu biểu :
+ Xung kích (1951)
3


+
+
+
+
+
+
+

Vào lửa (1966)
Mấy vấn đề văn học (1956)
Người chiến sĩ (1958)

Đất nước (1948-1955)
Con nai đen
Hoa và Ngần
Người Hà Nội (1947)
1.1.3. Nguyễn Khoa Điềm
∗ Cuộc đời:

Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương, sinh ngày 15 tháng
4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông nguyên là ủy viên bộ
chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X,
bộ trưởng văn hóa - thông tin (nay là bộ văn hóa, thể thao và du lịch).
Ông sinh tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên – Huế. Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều.
Năm 1955 ông ra miền bắc học tại trường học sinh miền Nam. Ông tốt
nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội khoa Ngữ văn năm 1964, cùng một khóa với
Phạm Tiến Duật và Lê anh Xuân.
Sau đó ông vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên
Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ,… cho đến năm 1975. Trở
thành hội viên Hội nhà văn Việt nam năm 1975. Năm 1994, Nguyễn Khoa
Điềm ra Hà Nội, làm Thứ trưởng bộ văn hóa - Thông tin. Năm 1995, ông được
bầu làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam khóa V.
Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ IX, Nguyễn Khoa Điềm trở thành ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương,
trưởng ban tư tưởng văn hóa trung ương (2001-2006).
Hiện nay ông về nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
Năm 2000, ông được nhận giải thưởng của Nhà nước về văn học nghệ
thuật.
∗ Sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình cho

mình một giọng điệu riêng.
4


Ta bắt gặp những suy tư của anh đới với nhân dân, đất nước, những chiêm
nghiệm về đời sống xã hội, nhân tình thế thái qua các tập thơ tiêu biểu :
+
+
+
+
+

Đất ngoại ô (1972)
Mặt đường khát vọng (trường ca 1974)
Ngôi nhà có ngọn lửa ấm ( 1986)
Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)
Cõi lặng (2007).

1.2. Về các bài thơ
1.2.1. Bên kia sông Đuống
• Hoàn cảnh sáng tác:
“Bên kia sông Đuống” ra đời năm 1948. Sông Đuống còn gọi là sông
“Thiên Đức”, là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh
Bắc Ninh ra làm hai phần: Nam (hữu ngạn) và Bắc (tả ngạn).
Khi giặc Pháp chiếm Nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở
Việt Bắc. Một đêm giữa tháng 4 năm 1948, Hoàng Cầm nghe tin giặc Pháp đánh
phá quê hương mình, ngay trong đêm ấy dưới ngọn đèn dầu ông đã viết một
mạch từ 12 giờ đêm đến gần sáng với “niềm căm giận và niềm thương cảm sâu
sắc”.
Bài thơ lần đầu tiên được đăng trên báo “Cứu quốc” tháng 6-1948 và

nhanh chóng được phổ biến ra toàn quốc.
• Chủ đề tác phẩm:
Bài thơ thể hiện hai trạng thái cảm xúc: đau thương và tự hào. Tự hào về
truyền thống văn hóa lâu đời và vẻ đẹp trù phú của quê hương. Qua hồi ức của
nhà thơ, một miền Kinh Bắc cổ kính và tươi đẹp hiện lên thật đáng trân trọng.
Nhưng chính điều đó làm nên nỗi đau. Quê hương ấy đang bị giặc tàn phá, đang
quằn quại dưới gót giày xâm lăng.
“Bên kia sông Đuống” là dòng cảm xúc mãnh liệt nhất, chân thành và
trong sáng nhất mà Hoàng Cầm dành cho quê hương yêu dấu của mình, và qua
đó đánh thức trong mỗi chúng ta tình yêu quê hương đất nước. Đó là tình cảm
thiêng liêng cao cả và gắn bó với chúng ta suốt đời.
1.2.2. Đất nước
• Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác suốt cuộc kháng chiến chống Pháp (1948-1955).
5


Bài thơ được tổng hợp từ hai bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm
xưa” (1948), “Đêm mít-tinh” (1949). Bài thơ hoàn thành năm 1955 và và được
đưa vào tập “Người chiến sĩ” (1956).
• Chủ đề tác phẩm
Chủ đề bao trùm của bài thơ “Đất nước” là lòng yêu nước nồng nàn, tha
thiết, ý thức độc lập tự chủ, lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng từ
trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến
thắng huy hoàng.
1.2.3. Đất nước (trích “Trường ca mặt đường khát vọng”)
• Hoàn cảnh sáng tác:
Năm 1971, ở giữa chiến khu Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ Việt Nam trong
những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết “Trường ca mặt đường
khát vọng”

• Nội dung:
- Cảm nhận của tác giả vẻ đẹp của đất nước ở các phương diện địa lý, lịch sử, văn
hóa.
- Khẳng định, nhấn mạnh tư tưởng đất nước là của nhân dân, của những con
người cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu và nghĩa tình sâu nặng.
- Tình yêu, niềm tự hào của tác giả về quê hương đất nước Việt Nam.
2. Tình yêu quê hương đất nước - đề tài xuyên suốt nền văn học Việt
Nam
Văn học là dòng chảy không ngừng của thời gian, các nhà văn nhà thơ là
thư ký trung thành của thời đại. Dân tộc Việt nam trải qua bốn nghìn năm dựng
nước và giữ nước, những chiến tích oanh liệt của các vua hùng, tướng sĩ được
tạc trên sổ vàng lịch sử. Lòng tự hào dân tộc cùng tình yêu quê hương đất nước
sâu sắc chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình sáng tác văn chương của các
nhà văn. Tuy mỗi giai đoạn có một cách thể hiện, một quan điểm khác nhau về
tình yêu quê hương, đất nước, nhưng các tác phẩm vẫn gặp nhau ở một điểm
chung đó là tinh thần dân tộc, lòng tự hào về những giá trị của đất nước.
2.1.

Tình yêu quê hương đất nước thời kỳ trung đại

Để giành lại được chủ quyền, dân tộc đã phải trả một giá đắt bằng bao
nhiêu xương máu của nhiều thế hệ. Do đó, khi nước nhà được giải phóng, trong
văn học bừng dậy một ý thức khẳng định độc lập chủ quyền và xây dựng đất
nước tự chủ, tự cường mạnh mẽ. Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc đã trở thành
6


lập trường của những nhà yêu nước thời kì này. Cùng với sự phát triển của lịch
sử dân tộc, tình yêu đất nước từ tính chất cảm tính nó đã chuyển thành lý tính,
có nội dung tư tưởng rõ ràng, có lý tưởng và tinh thần yêu nước đã phát triển

thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước cũng chính là nguồn cảm hứng
lớn của nền văn học trung đại.
Yêu nước là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, là lòng căm thù giặc sâu sắc với
ý chí quyết tâm dẹp loạn, giành độc lập tự do; là lòng trung quân ái quốc; tình
yêu thiên nhiên, yêu đất nước sâu sắc, tố cáo tội ác của giặc; khát vọng hòa
bình. Ngoài ra còn thể hiện ở nhiều cung bậc tâm trạng: buồn vui, sung sướng,
hả hê hay tủi nhục, hân hoan trước vận mệnh dân tộc.
Trong những thế kỷ đầu, văn học viết về những chiến công anh dũng, lấp
lánh, ngập tràn tinh thần yêu nước. Chúng ta có thể thấy được lòng tự hào, tự
tôn dân tộc trong bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt “Nam quốc sơn
hà” của Lý Thường Kiệt.
“Nam Quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Với giọng hùng hồn, vang dội, bài thơ alf lời khẳng định chủ quyền dân
tộc và lời tuyên bố những hậu quả mà chúng sẽ phải gánh nếu đến xâm phạm
nước ta.
Yêu nước còn ở tấm lòng trung quân ái quốc, luôn xưng đế:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Tự hào lắm với nước Đại Việt với những phong tục tập quán riêng, trải
qua bao đời nay nó đã trở thành “nền văn hiến” không thể xóa bỏ.
Tình yêu quê hương đất nước còn thể hiện ở lòng căm thù giặc, một ý chí
quyết tâm đánh đuổi giặc như trong “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.
Yêu nước cũng thể hiện trong lòng tự hào. Tự hào về chiến công chống
xâm lược, về truyền thống đấu tranh bất khuất, về một nền văn hóa lâu đời, về
đất nước tươi đep, phong phú, về con người có bản lĩnh vững vàng, về cuộc
sống yên vui. Những sắc thái này được bộc lộ trong nhiều tác phẩm như Bạch
Đằng Giang (Trần Minh Tông), Quá Hàm Tử Quan (Trần Nhân Tông),..

Tình yêu đất nước thể hiện ở khát vọng hòa bình, mong muốn cuộc sống
ấm no cho nhân dân
“Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu nỗ lực,
7


Vạn cổ thử gian san.”
(Phò giá về kinh)
Ngoài ra tình yêu quê hương đất nước hay chủ nghĩa yêu
nước còn là tình yêu thiên nhiên sâu đậm. . Đọc thơ
Nguyễn Trãi, thiên nhiên như ùa về trong ta với bao cảnh
đẹp
“Một mình nhàn nhã khép phòng văn
Khách tụng không ai bén mảng gần
Trong tiếng quốc kêu xuân đã muộn
Đầy xuân mưa bụi nở hoa xoan”
Sắc tím của hoa xoan, của màn mưa bụi khép lại làm thi nhân rung động,
làm lòng ta bỗng thấy xao xuyến, nhớ mãi.
Ta còn bắt gặp một trời thu xanh ngắt cùng hình ảnh làng quê thân thuộc
của đất nước thông qua những sáng tác trong chùm thơ thu của nhà văn Nguyễn
Khuyến.
Hay tình yêu quê hương còn được tang ẩn trong nổi nhớ da diết một mùi
hương lúa sớm, một bát canh cua đồng béo ngậy giữa chốn phồn hoa đô hội xứ
người
“Lão tang diệp lạc tàm phương tận
Tản đạo hoa hương giải chính phì.
Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo
Giang nam tuy lạc bất như quy”

(Quy hứng – Nguyễn trung ngạn)
Con người Việt Nam có một lòng tự hào dân tộc cùng một tình yêu nước
sâu sắc, khiến ta càng thêm trân trọng và tự hào hơn. Tình yêu thiên nhiên, yêu
những hình ảnh bình dị, thân thuộc gắn liền với cuộc sống, lòng căm thù quân
giặc sâu sắc cùng ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc chính là biểu hiện
của chủ nghĩa yêu nước. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chặng đường dài rộng của
nền văn học nước nhà. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại mãi mãi tỏa
sáng trong tâm hồn mỗi người.
2.2. Tình yêu quê hương đất nước trong văn học gia đoạn 1930 đến
1945
Giai đoạn 1930 đến năm 1945 văn học Việt nam có nhiều thay đổi, hình
thành nhiều xu hướng khác nhau và được hiện đại hóa một cách sâu sắc và toàn
diện. Văn học thời kỳ này chủ yếu xây dựng hình tượng người chiến sĩ giàu lý
tưởng, có khát khao và sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc.
Văn học 1930 đến 1945 đã kế thừa và phát huy những truyền thống tư
tưởng lớn của nền văn học lâu đời của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước. Ở mỗi bộ
8


phận, mỗi xu hướng văn học, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc có mức độ,
dạng biểu hiện khác nhau. Ở bộ phận văn học hợp pháp, nội dung ấy thể hiện ở
sự phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, của những truyền thống văn hóa
của con người Việt Nam. Ở bộ phận văn học bất hợp pháp thì lòng yêu nước
được biểu hiện một cách trực tiếp, là văn học ca ngợi những người chiến sĩ đấu
tranh giải phóng dân tộc, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc.
2.3. Tình yêu quê hương đất nước trong văn học giai đoạn 19451975
Đặc điểm của văn học Việt nam từ năm 1945-1975 là nền văn học vận
động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất
nước. Do hoàn cảnh lịch sử, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp và Mỹ, nhiều
cuộc khởi nghĩa nổi lên đều bị đẫm máu, nhân dân ta phải chiến đấu để giành lại

độc lập dân chủ nên tình yêu quê hương đất nước trong các tác phẩm văn học
giai đoạn này chủ yếu mang âm hưởng ngợi ca kháng chiến, ngợi ca tình đồng
đội, đồng chí cùng với sự đau xót trước vận mệnh dân tộc.
Tùy theo từng hoàn cảnh riêng và từng góc độ cảm nhận riêng mà cách
thể hiện tình yêu đất nước có những nội dung khác nhau, những tiếng nói thơ
khác nhau. Ta bắt gặp ở thơ Quang Dũng tình yêu nước chính là ngợi ca những
người lính đánh giặc, những người lính đã viết nên những huyền thoại và đã
dành trọn tuổi trẻ cho vận mệnh dân tộc
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Với Hoàng Cầm, tổ quốc là quê hương, tình yêu tổ quốc được cụ thể hóa
sâu sắc và tha thiết trong tình yêu quê hương Kinh Bắc, một miền quê thơ mộng
và trữ tình có dòng sông Đuống trôi lấp lánh giữa đôi bờ cát trắng mịn, giữa một
màu xanh biếng biếc của dâu mía ngô khoai, và nhất là có những người con gái
Kinh Bắc đẹp như trong tranh với nụ cười rạng rỡ, mê hồn:
“Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”
Với Nguyễn Đình Thi, cảm hứng về tình yêu đất nước đã được nhà thơ
tích lũy, trải nghiệm trong suốt thời kì kháng chiến chống Pháp, để đến những
ngày chiến thắng trào ra mãnh liệt thành một tượng đài đất nước bằng thơ : Một
đất nước hiền hòa mà bất khuất, kiên cường, tình nghĩa mà anh hùng – một đất
nước đã trưởng thành tỏa sáng!
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
9


Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Còn đối với nhà thơ cách mạng Tố Hữu, Tổ quốc, tình yêu đất nước chính

là tình yêu quê hương cách mạng, thủy chung gắn bó một đời với quê hương
cách mạng. Bao trùm toàn bộ thơ sáng tác của Tố Hữu là lý tưởng cách mạng, vì
cuộc đấu tranh giành độc lpaj dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì nhân
dân. Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại
có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã
đi vào lòng người như Tố Hữu. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng
đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật
thơ ca cách mạng. tiêu biểu là 6 tập thơ : Từ ấy, Việt bắc, Ra trận, lộng gió, máu
và hoa, một tiếng đờn. Thơ của Tố Hữu và chính cuộc đời sống và cống hiến
cho cách mạng, cho đất nước của ông là tấm gương sáng nhất về lòng yêu nước,
tinh thần sẵn sàng hiến dâng tận cùng cho cách mạng, cho đất nước.
“Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa
Mình về mình lại nhớ ta
Mái đình, Hồng Thái, cây đa tân trào”
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu
là một bức tranh toàn cảnh và sinh động về cuộc kháng chiến và những con
người kháng chiến.
Bên cạnh đó, các tác phẩm văn xuôi cũng tập trung phản ánh, khắc họa
hình ảnh con người Việt Nam bất khuất, anh dũng kiên cường. Là “người mẹ
cầm súng” của Nguyễn Thi hay hình ảnh những người dân tộc nơi niềm núi yêu
nước nồng nàn qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Tình yêu đất nước trong giai đoạn này đã thể hiện ở nhiều khía cạnh
phong phú và đa dạng. Tình yêu nước là nỗi niềm khắc khoải không nguôi trong
tâm hồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói riêng.
2.4.

Tình yêu quê hương đất nước 1975 - nay

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi mở ra kỷ nguyên hòa

bình,
thống nhất, độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Cuộc
sống chuyển qua một trang mới với những khát vọng tự do, hạnh phúc muôn
thủa của con người. Nền văn học chuyển từ nền văn học chiến tranh sang nền
văn học thời hậu chiến, thời bình.
Tình yêu quê hương đất nước văn học thời kỳ này là sự đồng cảm sâu sắc
trước số phận của con người, là sự lột tả hiện thực cuộc sống thường ngày. Văn
học thời nay đạt được nhiều thành tựu, đa dạng về thể loại và nội dung ca ngợi
tinh thần dựng xây đất nước, cuộc sống sau giải phòng của con người. Tình yêu
10


nước được thể hiện thông qua niềm tự hào dân tộc với những sáng tác hướng
ngợi ca đất nước, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

11


CHƯƠNG 2:
TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
TRONG “BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG” – HOÀNG CẦM, “ĐẤT NƯỚC” –
NGUYỄN ĐÌNH THI VÀ “ĐẤT NƯỚC” – NGUYỄN KHOA ĐIỀM NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG.
1. Cảm hứng sáng tác
“Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) và
“Đất nước” (trích “Trường ca mặt đường khát vọng”) của Nguyễn Khoa Điềm
dù được sáng tác ở những thời gian cụ thể không giống nhau, song điểm chung
dễ nhận thấy nhất có lẽ chính là ở cảm hứng sáng tác. Cả ba bài thờ đều được
sáng tác dựa trên cảm hứng về đất nước. Bằng tình yêu quê hương đất nước và
những chiêm nghiệm của mình, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa
Điềm đã dùng ngòi bút của mình để vẽ nên dáng hình đất nước ngàn năm lịch

sử, trưởng thành từ những đau thương mất mát của bom đạn chiến tranh nhưng
vẫn giữ được toàn vẹn những giá trị quý giá của dân tộc.
Cụ thể, bài thơ “Bên kia sông Đuống” được Hoàng cầm viết ra trong một
đêm “thức trắng” khi anh nghe tin giặc Pháp chiếm đóng và tàn phá quê hương
Kinh Bắc thân yêu của mình. Đó là nỗi lòng của đứa con yêu gửi về quê mẹ với
niềm xót xa căm giận và niềm tự hào yêu thương một vùng quê cổ kính đẹp giàu
mà anh đã từng gắn bó suốt tuổi thơ. Bằng tình yêu quê hương tha thiết và lòng
căm thù giặc sâu sắc, Hoàng Cầm đã dựng lên gương mặt vùng quê Kinh Bắc
của mình thật chân thực nhưng cũng thật đẹp. Và từ trong đau thương, quê
hương giàu đẹp ấy đã đứng dậy đánh giặc để chờ ngày giải phóng, đoàn tụ trong
những mùa lễ hội mới. Gương mặt quê hương hiện lên trong bài thơ vừa đau
thương, đẹp giàu đẹp, lại anh hùng – tình nghĩa; cảnh sắc và con người hòa
quyện với nhau thành những ấn tượng đặc sắc khó quên.
Trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, ta nhận thấy được những cảm
xúc và suy ngẫm của ông về đất nước trong suốt chín năm kháng chiến chống
Pháp. Cảm hứng thơ của tác giả kéo dài theo suốt hành trình kháng chiến, được
nối kết với lịch sử oai hùng bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước và liên tưởng
mở rộng tới tương tai tươi sáng của cách mạng. Chủ đề và cảm hứng sâu sắc
nhất của “Đất nước” chính là tình yêu quê hương đất nước, là ý thức độc lập tự
chủ, niềm tự hào về Tổ quốc giàu đẹp, có truyền thống bất khuất anh hùng, là
lòng ngường mộ Tổ quốc từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng
đã quật khởi đứng lên chiến thắng huy hoàng.
Đoạn trích“Đất nước” (trích “Trường ca mặt đường khát vọng”) của
Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện rõ nét những suy nghĩ của tác giả về Đất nước
12


trong sự hài hòa giữa các phương diện lịch sử, văn hóa, địa lý. Đặc biệt, đoạn
trích thể hiện cái nhìn mới mẻ của tác giả về Đất nước: Đất nước là sự hội tụ và
kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra và

làm chủ Đất nước.
Mặc dù ba bài thơ trên đều viết về cùng một đề tài, cùng một cảm hứng
quê hương đất nước như vậy, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau và
cũng không hề có sự trùng lặp. Trái lại, ở mỗi bài thơ đều có những đặc điểm
riêng thể hiện phong cách riêng của từng tác giả.
2. Đất nước chịu nhiều đau thương, mất mát.
Điểm chung thứ hai mà ta dễ dàng nhận thấy ở ba bài thơ chính là hình
ảnh đất nước hiện lên với những đau thương, mất mát từ chiến tranh, do chính
bọn quân xâm lược hung hãn gây ra. Cả ba bài thơ đều được khai sinh trong
hoàn cảnh đất nước đang bị giày xéo bởi bom đạn chiến tranh, nhân dân phải
chịu đựng biết bao nhiêu nỗi thống khổ, đọa đày từ lũ giặc cướp nước trong hai
cuộc kháng chiến lớn của dân tộc: chống Pháp và chống Mỹ. Có lẽ chính vì
hoàn cảnh sáng tác đặc biệt như vậy, cùng với tình yêu đất nước luôn nung nấu
trong mỗi con người, mà cả ba bài thơ đều mang âm hưởng bi thương, mang cái
buồn, cái căm phẫn đối với bọn giặc vô nhân tính.
“Bên kia sông Đuống” được Hoàng Cầm miêu tả khá rõ nét hình ảnh
một đất nước chịu nhiều đau thương trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi ấy
quê hương Kinh Bắc của nhà thơ bị giặc tấn công, uy hiếp. Chính vì thế mà nhà
thơ ở bên này sông Đuống nhìn sang bờ bên kia mà thương người mẹ già thương
vợ con đang phải chịu sự nguy hiếp của bọn chúng. Mở đầu bài thơ, tác giả miêu
tả Đất nước với những hình ảnh tươi đẹp và thanh bình. Hình ảnh Đất nước
trước đây gắn liền với “dòng sông lấp lánh”, với bãi mía, bờ dâu xanh xanh, với
“ngô khoai biêng biếc”, với “hương lúa nếp thơm nồng” thì ngay sau đó, khung
cảnh yên bình ấy phút chốc trở nên thật hỗn loạn, xơ xác kể từ khi có dấu chân
của bọn giặc tàn ác:
“Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn”
Càng thương quê hương đất nước, Hoàng Cầm càng căm phẫn lũ giặc tàn
ác. Ông miêu tả bọn chúng bằng những dòng thơ đẩy căm hận và khinh bỉ, ví
chúng chẳng khác gì chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu; tàn phá đến kiệt cùng
ngõ thẳm, bờ hoang. Cũng từ đây, giọng thơ bỗng trở nên đứt quãng khi chứng

kiến Đất nước mỗi ngày bị lũ giặc giày xéo:
“Ruộng ta khô
Nhà ta cháy”
13


Giọng thơ đứt quãng, song nỗi buồn như kéo dài lê thê đến vô tận.
Câu hỏi tự vấn “Bây giờ tan tác về đâu?” như một nốt trầm lặng buồn đến nao
lòng bởi tất cả những hình ảnh tươi đẹp của xóm làng từ lâu giờ đây bị tàn phá
chảng còn lại gì. Cùng với tâm trạng căm phẫn bọn giặc tàn ác, tiếc thương
trước hiện thực đất nước bị dày xéo, Hoàng Cầm còn thể hiện tâm trạng buồn
thương khi chứng kiến Đất nước đang phải trải qua nỗi đau bị cướp nước, hơn
nữa ông còn miêu tả rất thực, rất cụ thể những tội ác của bọn giặc cướp nước:
“Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn
Khua giầy đinh đạp gãy quán gầy teo
Xì xồ cướp bóc
Tan phiên chợ nghèo
Lá đa lác đác trước lều
Vài ba vết máu loang chiều mùa đông”
Cuộc sống trước đây vẫn cứ thể bình dị trôi qua, những mẹ già “còm cõi
gánh hàng rong”, những “nàng dệt sợi đi bán lụa”, những “cô hàng xén răng
đen” cười như tỏa nắng , những hội hè đình đám của nhân dân ta,…tất cả những
hình ảnh tốt đẹp ấy cứ lần lượt hiện ra trong tâm trí Hoàng Cầm. Đó là hình ảnh
đất nước với một cuộc sống tốt đẹp, ấm no hạnh phúc, là ước mơ, là giấc “mộng
bình yên” mà cả ngàn đời nay, nhân dân ta trải qua bao phen đắng cay trước sự
tàn phá của chiến tranh vẫn luôn ấp ủ và luôn đấu tranh để thực hiện được ước
mơ đó. Cuộc sông bình yên trong mơ ấy, khi trở về hiện thực, Hoàng Cầm đã
diễn tả sâu sắc cuộc sống lầm than mà nhân dân ta đang phải chịu đựng khi bọn
xâm lược tàn ác huênh hoang ở đất nước ta. Trong niềm tiếc thương không
nguôi những người, những cảnh vật của quê hương, Hoàng Cầm đã dành tình

cảm sau nặng nhất cho người mẹ già và em nhỏ. Người mẹ già nua, còm cõi vốn
đã vất vả trong thời bình lại càng khốn khổ hơn khi quân giặc tới . Kinh Bắc vốn
là đất lành giờ đây bỗng hóa thành đất dữ. Chẳng những con người không sống
được yên ổn mà cả những cánh cò cũng táo tác, hốt hoảng không chốn nương
thân.
“Có con cò trắng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu
Mẹ ta lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ”
Hình ảnh cánh cò lồng vào hình ảnh người mẹ, nhưng không phải là cánh
cò bay lả bay la của thời bình nữa mà là cánh cò hốt hoảng chạy trốn đạn bom,
soi bóng trên lưng người mẹ run rẩy, bước thấp bước cao trên đường trơn mưa
lạnh.
14


Số phận tội nghiệp của những đứa trẻ trong chiến tranh được Hoàng Cầm
gợi lên trong cảnh đói khát cùng với sự đe dọa của đạn bom. Cả ban ngày lẫn
ban đêm, cả khi thức lẫn khi ngủ, cái chết luôn rình rập, đe dọa chúng. Lòng uất
hận, căm thù của nhà thơ bùng lên dữ dội . Câu thơ Hoàng Cầm đến đây thét lên
phẫn nộ:
“Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết ngươi hờn”
Qua những hình ảnh đau thương của cảnh vật và con người nơi đây, ta
thấy được sự độc ác của bọn cướp nước tàn bạo kia. Bao nhiêu hình ảnh của đất
nước là bấy nhiêu đau thương đang giáng xuống những hình ảnh ấy. Bọn chúng
không chừa ai từ con người đến cảnh vật, chúng bắt bớ chém giết. Quê hương
hiện lên với những đau thương không hề nhỏ. Nhà thơ như thể hiện nỗi lo lắng
như “rụng rời” bàn tay của mình, đất nước đau thương được tác giả ví như
chính cơ thể của mình đang bị thương. Từ đó cho thấy, tình yêu quê hương đất

nước được Hoàng cầm miêu tả như chính xương máu, ruột thịt của mình.
Trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, hình ảnh Đất nước chịu
nhiều đau thương từ chiến trang càng làm nổi bật lên sức mạnh và những giá trị
trường tồn của Đất nước. Lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, quyết tâm đuổi vết
chân giặc ra khỏi mảnh đất chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim mỗi con
người Việt Nam ta. Điều đó đã được minh chứng qua hàng ngàn năm lịch sử oai
hùng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ thuở mới khai thiên lập địa. Thấu
hiểu được điều đó, Nguyễn Đình Thi đã mang những suy nghĩ của mình để tạo
nên những vần thơ hay về một đất nước trong chiến tranh giải phóng, chịu đựng
biết bao đau thương, căm hờn nhưng vẫn đứng lên chiến đấu bất khuất anh
hùng.
Trong những vần thơ hay về đất nước, có thể nói ít có hình ảnh nào thể
hiện nỗi đau thương tang tóc của dân tộc và đất nước trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp lại cô đọng, hàm súc và gây ám ảnh sâu sắc như những
hình ảnh trong hai câu thơ:
“Ôi những cảnh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.”
Dấu ấn khốc liệt của chiến tranh bao phủ khắp nơi. Đạn bom quân thù cày
nát mặt đất, triệt hạ sự sống. Ánh hoàng hôn đỏ hắt xuống khiến những cánh
đồng quê như chảy máu. Hàng rào dây thép gai quanh đồn bốt giặc tua tủa chĩa
lên như muốn đâm nát trời chiều vốn tĩnh lặng, bình yên. Cả hai chiều không
gian đều in đậm bóng dáng sự tàn phá, chết chóc của chiến tranh. Từng chữ,
từng câu thơ oằn nặng bởi cảm xúc đau thương, căm giận. Cuộc sống êm ả xưa
15


kia giờ không còn nữa. Đâu đâu cũng là cảnh tang tóc, đau thương. Bao nhiêu
máu xương đã đổ xuống mảnh đất này.
Ở đoạn thơ cuối, dường như tác giả dồn hết tâm huyết để tô đậm hình ảnh
đất nước từ trong đau thương đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Đó là hình tượng

cao đẹp về đất nước muôn đời, về sự vươn mình vĩ đại của đất nước trưởng
thành từ máu lửa, bom đạn của chiến tranh:
“Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da.”
Nỗi đau xót như thấm sâu vào từng câu, từng chữ, từng hình ảnh tiêu biểu
tạo nên ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đặc biệt hình ảnh “Bát cơm
chan đầy nước mắt/ Bay còn giằng khỏi miệng ta” đã nói lên tột cùng tội ác của
quân thù và tột cùng sự tủi cực của nhân dân ta trong vòng nô lệ. Nhưng bạo lực
của kẻ thù đã không thể bắt chúng ta phải khuất phục:
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước, thương nhà
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người ảo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng”
Từ thực tế kháng chiến gian nan và hào hùng, Nguyễn Đình Thi đã viết
nên những câu thơ khái quát về sự mất mát, hi sinh của đất nước cùng quyết tâm
giành lại chủ quyền độc lập tự do của dân tộc ta. Cả dân tộc đoàn kết thành một
khối thống nhất, trán đẫm mồ hôi và mắt ngời hi vọng, rắn rỏi mạnh mẽ bước tới
tương lai:
“Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.”

16


Kết thúc bài thơ là hình ảnh đất nước từ trong đau thương, căm hận và
máu lửa chiến tranh đã hiên ngang đứng dậy, tự khẳng định mình trước lịch sử
và nhân loại:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lừa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.”
Ở “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm), khi thưởng thức trọn vẹn bài thơ,
có lẽ điều gây ấn tượng nhất đó chính là giọng văn hết sức tha thiết, hào hùng,
nhịp điệu linh hoạt cùng với những suy tưởng về đất nước đã khiến ta có những
cảm nhận mới mẻ và niềm tin về tương lai tươi sáng về Đất nước. Xuyên suốt
bài thơ, Đất nước hiện lên với những hình ảnh thật thanh bình. Và dù rằng chẳng
kể nhiều về những đau thương, mất mát mà cả dân tộc ta đã trải qua trong những
cuộc kháng chiến đầy đau thương, trong những cuộc chiến mà nhân dân ta phải
hy sinh xương máu để giữ lai từng mảnh đất thiêng liêng, chỉ với vài câu thơ
điểm qua,“Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm vẫn đủ để ta có thể hình dung về
một đất nước đã dày dặn trải qua những cuộc đấu tranh đẫm máu nhưng vẫn
hiên ngang vượt qua chúng một cách đầy oai hùng.
Có thể thấy, ở “Đất nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã thật tài tình khi nhắc
lại truyền thống yêu nước của nhân dân ta từ thuở xa xưa:
“Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Hay:
“Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại”
Khi đọc đến những câu thơ này, bất chợt hình ảnh Thánh Gióng năm nào

dũng cảm nhổ tre làng đánh đuổi giặc Ân xâm lược bỗng ùa về, gợi nhắc về lịch
sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của nhân dân ta và những năm tháng đất
nước ta đã oằn mình hứng chịu những cuộc chiến đẫm máu.
Khác với “Bên kia sông đuống” của Hoàng Cầm và “Đất nước” của
Nguyễn Đình Thi, “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nhắc về những
năm tháng chiến tranh ác liệt, song ông lai kể lại với giọng điệu hết sức hào
hùng. Biết bao nhiêu con người đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc, biết
bao nhiêu máu xương đã đổ, biết bao nhiêu sự hy sinh thầm lặng của nhân dân ta
trong những cuộc đấu tranh ác liệt ấy thật không kể xiết. Và chỉ với năm câu
thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thật sự tạc nên hình vô số những con người đã hy
sinh vì sự tồn vong của Đất nước. Câu thơ mang tính khẳng định “…họ đã làm
ra Đất nước” một lần nữa khẳng định vai trò của hàng ngàn lớp người đã dũng
cảm hy sinh vì Đất Nước, đó chính là hồn thiêng của dân tộc. Đất Nước hôm

17


nay có tầm vóc để sánh vai với các cường quốc năm châu chính là nhờ sự hy
sinh, xương máu của cả thế hệ ông cha ta đi trước:
“Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ta Đất Nước”
3. Đất nước với con người sống trọn tình trọn nghĩa
Đất nước với một quá khứ hào hùng hiện lên rõ trong từng trang văn của
mỗi bài thơ. Và trong quá khứ hào hùng ấy, để Đất nước có một tương lai tươi
sáng như ngày hôm nay, chắc chắn không thể thiếu được hình ảnh những con
người bất khuất, anh dũng, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Đất nước chính là
hóa thân của hàng ngàn con người đã hy sinh và cả những con người đang sống,

cống hiến cho sự tồn tại của dân tộc. Đất nước tồn tại được chính là nhờ những
con người sống trọn tình trọng nghĩa với quê hương, đất nước. Điều này được
thể hiện rất rõ qua bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Dân tộc ta có lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là một
quá khứ bi thương nhưng rất hào hùng của dân tộc. Chính cái quá khứ ấy đã hun
đúc làm nên bề dày truyền thống của dân tộc, làm cho dân tộc vẫn tồn tại đến
ngày hôm nay qua bao cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù mạnh hơn ta gấp
bội về nhiều mặt như quân số, kinh tế, vũ khí... chúng ta thắng kẻ thù bằng sức
mạnh của lòng yêu nước. Chính vì vậy mà trong đoạn trích “Đất nước”, nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm đã nhắc nhở, khuyên nhủ thế hệ hôm nay hãy nhìn rất xa
vào quá khứ của dân tộc:
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm đất nước”
Sỡ dĩ, tác giả muốn nhắc nhở trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước
bởi lẽ, ông hiểu rất rõ, để đất nước tồn tại và phát triển đến hôm nay chính là
nhờ cả ngàn người đã ngã xuống, đổ máu vì độc lập, tự do của dân tộc. Nhà thơ
mong muốn thế hệ hôm nay đừng bao giờ quên đi nguồn cội của mình, đừng
đánh mất quá khứ, bởi quá khứ đã làm nên hiện tại, không có quá khứ thì làm
sao có hiện tại. Nhìn về quá khứ rất xa để thấy được năm tháng nào cũng người
người lớp lớp bất phân già trẻ, gái trai cũng luôn vừa cần cù làm lụng để kiếm
miếng ăn vừa đánh giặc cứu nước, bất chấp hy sinh, gian khổ, bất chấp trước
bạo lực của kẻ thù:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
18


Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con”
Ông cha ta ngày trước đã luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết, họ
sẵn sàng hy sinh những tình cảm riêng tư của mình như tình yêu, tình chồng vợ
để đi đánh giặc cứu nước với một thái độ dứt khoát mà không hề so đo, tính
toán, phân bì, hơn thiệt. Hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của
dân tộc ta là một chủ nghĩa yêu nước, anh hùng tập thể,bất phân già trẻ, đàn ông
hay đàn bà:
“Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
Đúng là nhiều người đàn bà anh hùng cả anh và em đều nhớ. Chúng ta
làm sao quên được những người đàn bà đã đi vào lịch sử của dân tộc trong quá
khứ như bà Trưng, bà Triệu...
Và trong cái chiều dài của lịch sử dân tộc ấy, có biết bao lớp người con
gái, con trai giống như lớp tuổi chúng ta bây giờ, họ đã sống và chết một cách
giản dị và bình tâm không ai nhớ mặt đặt tên, nhưng mà nhà thơ đã khẳng định
vai trò của họ đối với đất nước thật vô cùng to lớn. Họ chính là những con người
bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm sâu đậm đối với đất nước. Khi đất
nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ tạm gác lại những tình cảm riêng tư, lên
đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng cho Tổ quốc. Chính họ
là những con người “làm ra Đất Nước”:
“Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt, đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”
Điều này còn được nhà thơ khẳng định rõ trong hai câu thơ cũng ở trong
trích đoạn này:

“Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao, thần thoại.”
Trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, ta càng thấy rõ tình nghĩa của
những con người sống trọn với Đất nước. Trên cái nền là đất nước đau thương,
nhà thơ khắc họa nổi bật hình ảnh và tâm trạng người chiến sĩ:
19


“Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.”
Nhà thơ cảm nhận sâu sắc những rung động tinh tế trong tâm hồn mỗi
người lính ra trận. Đó là tâm trạng cháy bỏng yêu thương nhân dân và nung nấu
hờn căm quân cướp nước. Mối căm thù sôi sục trong tim, thôi thúc những đêm
dài hành quân không nghỉ. Mối căm thù dồn lên mũi lê, đầu súng nhằm thẳng
quân thù. Nhưng chính lúc ấy cũng thấp thoáng hiện lên trong nỗi nhớ đôi mắt
của người yêu chờ đợi khiến tâm hồn chiến sĩ ta bồn chồn, xao xuyến. Dù tuổi
đời con rất trẻ, vẫn còn đó những mối tình chớm nở, những nhớ nhung gửi đến
người thương, song vì việc nước, những chàng trai trẻ chẳng ngần ngại xếp bút
để lên đường hành quân ra trận. Họ chẳng màng tuổi trẻ, họ gấp lại những yêu
thương đang ấp ủ, khi Đất nước cần, họ sẵn sàng ra trận, chiến đấu, hy sinh để
bảo vệ Tổ quốc. Điều này đã được Quang Dũng thấu hiểu trong những vần thơ
trong “Tây tiến:
“Mắt từng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Ở “Bên kia sông Đuống” vẽ lên một Đất nước với những con người
mang linh hồn của cả dân tộc. Vùng quê Kinh Bắc còn được gợi lên bằng cảnh
lao động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất . Trong tâm trí nhà thơ, hình
ảnh những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những
nét xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ:
“Ai về bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”
Hay những con người, đủ mọi lứa tuổi, đều đã sống rất bình dị, nhưng họ
là cả một phần đát nước:
“Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu”
“Bên kia sông Đuống” dù không nhắc nhiều đến những sự hy sinh thầm
lặng, song qua một số vần thơ, ta vẫn thấy được hình ảnh một Đất nước với
những con người quyết chiến, quyết tử vì Đất nước. Họ sống bình dị, nhưng khi
Đất nước bị xâm lăng, họ sẵn sàng đứng lên chiến đấu, bằng những “lưỡi
cuốc”, “lưỡi liềm”, “gậy nhọn” – những vật dụng đã gắn bó với cuộc sống làm
nông bao đời nay. Và hơn nữa, họ đứng lên chiến đấu lại tất cả bằng lòng dũng
cảm, bằng tình yêu quê hương Đất nước luôn nung nấu trong con người họ chưa
bao giờ vụt tắt:
20


“Ta mài lưỡi cuốc
Ta uốn lưỡi liềm
Ta vót gậy nhọn
Ta rũa mác dài
Ta xây thành kháng chiến ngày mai”

4. Đất nước với những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống lâu đời
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là lòng yêu thiên
nhiên, mà nó còn là lòng tự hào về những giá trí văn hóa, truyền thống lâu đời
của dân tộc.
Với “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm như một trang sử ghi lại

truyền thống của dân tộc ta. Hoàng Cầm đã đưa chúng ta đến với miền đất Kinh
Bắc là nơi có bề dày lịch sử: có mộ Kinh Dương Vương, là nơi Hai Bà Trưng
dấy binh khởi nghĩa, Lý Thường Kiệt đuổi quân Tống trên sông Cầu. Còn là
miền đất cổ kính có bề dày văn hóa qua các triều đại Lý, Trần, Lê. Chúng ta còn
thấy được hình ảnh sống Đuống gắn liền với những hội hè đình đám vào mùa
xuân., một không khí náo nức tươi vui với những chàng trai cô gái được gặp gỡ,
giao duyên, hẹn hò với nhau.
Nhà thơ ngược về quá khử để sống lại cùng sống Đuống một thủa yên
bình. Một thế giới Kinh Bắc có truyền thống văn hóa lâu đời mang vẻ đẹp cổ
kính được thể hiện đậm nét trước hết ở nền nghệ thuật dân gian với tranh làng
Hồ đậm sắc màu dân tộc. Tranh Đông Hồ là biểu tượng cho đời sống tinh thần
lành mạnh, là quốc họa của dân tộc, là ước mơ về cuộc sống thanh bình của
người dân Kinh Bắc
“Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét sáng trong
Màu dân tộc bừng sáng trên giấy điệp”
Những bức tranh dân gian với đề tài bình dị, thân thuộc không thể thiếu
được vào ngày tết đến xuân về. Tranh lợn gà, tranh đánh đu, hứng dừa, đám cưới
chuột,… Những bức tranh ấy sáng bừng lên trên giấy điệp. Tất cả làm sáng bừng
lên một hồn quê, tình quê. Chỉ với bốn câu thơ đơn giản, Hoàng Cầm như vẽ ra
trước mắt người đọc hình ảnh đầy màu sắc, tươi vui của vùng Kinh Bắc với
những bức tranh Đông Hồ độc đáo. Phải yêu quê hương, tự hào lắm về truyền
thống đó mới giúp ông có những câu thơ đặc sắc như vậy.
Nguyễn Đình Thi không chỉ yêu thiên nhiên, yêu mùa thu Hà Nội mà còn
vô cùng tự hào về truyền thống của dân tộc. Sắc đỏ của phù sa gợi liên tưởng
21


đến những người chiến sĩ đã hi sinh trong chiến đấu bảo vệ non sông. Chữ nặng

không chỉ diễn tả lượng phù sa trong nước của dòng sông mà nó còn đặc tả bề
dày của dòng chảy bốn nghìn năm lịch sử. Nước không chỉ đỏ nặng phù sa màu
mỡ mà còn cuồn cuộn dòng máu quật cường. Ý thơ từ những hình ảnh cụ thể,
hữu hình, đến sự cảm nhận cái vô hình là truyền thống thiêng liêng của đất
nước. Nhà thơ suy ngẫm về chiều sâu, bề dày của lịch sử để từ đó đúc kết thành
chân lí :
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Nước chúng ta - ba chữ giản đơn mà chất chứa tình cảm thiêng liêng pha
lẫn với tự hào. Câu thơ “Nước những người chưa bao giờ khuất” là lời khẳng
định như chân lí. Suốt chiều dài lịch sử bốn ngàn năm, trải qua bao phen chống
ngoại xâm, có thắng có bại nhưng đất nước ta, dân tộc ta chưa bao giờ khuất
phục trước bạo lực của quân thù. Những câu thơ trở nên trang trọng, trầm lắng
khi nói đến tiếng vọng thiêng liêng của ngàn xưa rì rầm trong đất. Mồ hôi xương
máu của tổ tiên, ông cha ta thấm vào đất từ bao đời, thành tiếng đất và qua đó
nhắc nhở con cháu hãy giữ lấy giang sơn gấm vóc của tổ tiên. Câu thơ cho ta
thấy yêu quý hơn, trân trọng hơn những lớp người, những thế hệ đàn anh đã hy
sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ của mình để hiến dâng cho đất nước.
Từ thực tế kháng chiến gian nan và hào hùng, kết thúc bài thơ là hình ảnh
đât nước từ đau thương, căm hận và máu lửa chiến tranh đã hiên ngang đứng
dậy, tự khẳng định mình trước lịch sử đầy tự hào :
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Tác giả đã tạo nên hình tượng thơ đẹp, hào hùng, đầy tự hào về truyền
thống đấu tranh bất khuất, không bao giờ chịu cúi đầu trước kẻ thù của dân tộc
ta, khẳng định tên tuổi của nước ta, dân tộc ta luôn sống mãi.

Giọng thơ đẫm cảm xúc bi tráng, ta thấy được lòng tự hào về một dân tộc
luôn kiên cường bất khuất mà tác giả dành cho đất nước ta. Yêu nước và tự hào
dân tộc, sẵn sàng vì dân tộc mà hy sinh chính là truyền thống quý báu nhất của
dân tộc Việt Nam ta mà không riêng gì tác giả, tất cả mọi người con của nước
Việt luôn tự hào.
Dường như lòng tự hào về truyền thống dân tộc là một trong những biểu
hiện yêu nước của lòng yêu nước. Cũng như Hoàng cầm hay Nguyễn Đình Thi,
Nguyễn Khoa Điềm cũng có niềm tự hào riêng về truyền thống của đất nước :
22


“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc
Tóc mẹ bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng, hai sương xay, giã, giần, sàng”
“Ngày xửa ngày xưa” là ngày nào không ai trả lời được, điều đó cho thấy
tác giả tự hào về chiều dài lịch sử của nhân dân ta. Nhân dân ta từ ngày xưa đã
có tục “ăn trầu, nhuộm răng”,miếng trầu là hình ảnh đơn sơ, giản dị, miếng
trầu mở ra một đời sống tinh thần của người dân “miếng trầu là đầu câu truyện”,
là hình ảnh gắn bó với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tác giả cũng đề câp
đến tập quán “bới tóc sau đầu” từ xưa của cha ông ta và tự hào về đạo lí tốt đẹp
lâu đời của dân tộc – tình nghĩa thủy chung vợ chồng (gừng cay muối mặn). Tự
hào về truyền thống kiên cường đấu tranh chống lại kẻ thù của cha ông ta qua
hình ảnh “trồng tre đánh giặc”. Cũng giống 2 nhà thơ trên, Nguyễn Khoa Điềm
cũng rất tự hào về bề dày lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của đất nước ta
“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất nước”
Tác giả có một nét độc đáo là cắt nghĩa về đất nước. Đất nước là sự kết
tinh hóa thân trong cuộc sống của chúng ta. Tự hào về truyền thống uống nước
nhớ nguồn (nhớ ngày giỗ tổ), truyền thống đánh giặc giữ nước, lao động xây
dựng đất nước và đặc biệt trong “miếng trầu bà ăn” và “tóc bới sau đầu” cũng
chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc.
Yêu nước, tự hào về những giá trị của đất nước là một điều có thể là mơ
hồ, khó định nghĩa.Nhưng với Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã hình tượng
hóa, đó là không gian, là cuộc sống của con người. Đan xen với khoảnh khắc
thời gian không gian hiện tại là sự biết ơn sâu sắc với tổ tiên, đây cũng là một
nét đẹp văn hóa của người Việt
“Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào mình trong bọc trứng”
Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa
Điềm muốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn dân tộc. Luôn hướng về đất
tổ, nhớ đến dòng giống của mình và tự hào về nguồn gốc của tổ tiên là nét đẹp
của dân tộc ta.
Và ta cũng cảm nhận được lòng tự hào dân tộc cùng tình yêu nước của tác
giả qua việc tác giả sử dụng với mật độ cao các chất liệu văn hóa dân gian, dựa
trên rất nhiều ca dao tục ngữ của dân tộc ta để viết nên những vần thơ.
23


5. Đất nước với những hình ảnh tươi đẹp
Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong mạch văn học của dân tộc, là
nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi gắn liền với những kỉ niệm và trong tâ, hồn
mỗi người, Đất nước chính là nơi gắn liền với những hình ảnh tươi đẹp nhất.
“Nghệ sĩ thật sự vĩ đại trước hết phải là nghệ sĩ của một dân tộc, một quê hương
cụ thể (M.Gorki) vì chỉ khi được sống, được gắn bó vơi nơi đó thì người ta mới

khám phá hết những vẻ đẹp tiềm ẩn của nó. Với Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi
và Nguyễn Khoa Điềm cũng thế, nơi mà họ đánh đổi bằng cả cuộc đời với biết
bao thăng trầm, bao kỷ niệm thì những điều tưởng chừng nhỏ bé đơn sơ trong
cuộc sống thường ngày đã khắc sâu vào tâm trí họ. Để rồi khi cảm xúc dâng đầy
thì những hình ảnh ấy hiện hữu trong thơ hết sức sống động, chân thực, đất nước
hiện lên với những hình ảnh bình dị nhất, thân thương nhất.
Nhà thơ Hoàng Cầm đã mang đến cho ta một bức tranh thiên nhiên trên
sông Đuống vô cùng tươi đẹp và giản dị, đầy thi vị trong “Bên kia sông
Đuống”. Hình ảnh con sông quê hương với đôi bờ cát trắng ngày xưa chảy về
thời hiện tại, hiện hình trong tâm trí nhà thơ như một dòng lấp lánh :
“Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”
Con sông nghiêng nghiêng chảy giữa hai bờ thực ảo. Xúc cảm mãnh liệt
cùng với trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ tạo nên hình ảnh dòng sông
đầy ấn tượng. Dáng nằm nghiêng của sông Đuống trở thành một phát hiện sáng
tạo của Hoàng Cầm, con sông không bất động mà bỗng trở nên uyển chuyển, có
hồn.
Vùng quê Kinh Bắc trong hoài niệm của nhà thơ được gợi lên bởi hương
lúa nếp thơm nồng “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng” và hình ảnh những bãi
dâu xanh biếc :
“Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
Vẻ đẹp của thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp của một khung cảnh hài hòa: cát
trắng phẳng lì, một dòng sông lấp lánh, xanh xanh màu của bãi mía bờ dâu, ngô
khoai thì xanh biếc,.. Đây là biểu tượng cho sự đầm ấm trù phú, thanh bình của
quê hương. Trong kí ức của nhà thơ Hoàng Cầm, khi nhắc đến quê hương, nhắc
đến nơi gắn bó với tuổi thơ ông thì trong ông không bao giờ quên được hương


24


lúa nếp thơm nồng, khung cảnh thiên nhiên căng tràn sức sống và đem lại một
cảm giác bình yên nhưng ấn tượng mạnh với tác giả.
Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả thiên nhiên vùng Kinh Bắc, Hoàng
Cầm còn nhắc đến những ngày tháng tươi vui của nơi đây qua hình ảnh lễ hội
vui nhộn, hòa mình cùng tiếng chuông chùa vang vẳng xa xa, nó là biểu hiện của
khát vọng một cuộc sống hạnh phúc, bình yên của nhân dân.
“Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài”
Tác giả hồi tưởng về quá khứ để miêu tả lại vùng Kinh Bắc trước khi bị
giặc tàn phá, một vùng Kinh Bắc tươi đẹp, đầy màu sắc. Với những người khác,
quá khứ là những kỉ niệm đôi khi bản thân chỉ nhớ thoáng qua, có đôi khi lãng
quên luôn vì bộn bề cuộc sống. Nhưng với Hoàng Cầm, hình ảnh vùng Kinh Bắc
tươi đẹp trong quá khứ như in đậm trong hồi ức của ông. Kinh Bắc hiện lên với
biết bao nhiêu là hình ảnh thiên nhiên, khung cảnh bình dị. Phảng phất mùi
hương lúa nếp thơm nồng, mấy ai có thể cảm nhận được cái mùi “thơm nồng”
ấy, phải là một người con của quê hương, một con người yêu quê hương tha thiết
mới có thể cảm nhận và khắc ghi trong mình mùi thơm bình dị đó.
Đậm nét trong nỗi nhớ của tác giả còn là hình ảnh những con người của
vùng quê. Những môi cắn chỉ làm nên cái duyên mặn mà, nồng nàn, gợi cảm
trên đôi môi của thiếu nữ đang độ xuân thì. Hình ảnh cụ già phơ phơ tóc trắng
mang một vẻ đẹp như ông tiên, bà bụt đi ra từ những câu chuyện cổ tích. Những
em bé sột soạt quần nâu gợi tả niềm vui, niềm háo hức của trẻ thơ được mặc
những bộ áo quần mới còn nguyên cái màu hồ của người thợ nhuộm để đến với
hội hè đình đám.

“Những nàng môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu”
Vùng quê Kinh Bắc qua ngòi bút của tác giả còn hiện lên bằng cảnh lao
động nhộn nhịp, buôn bán đông vui, sầm uất. Trong tâm trí nhà thơ, hình ảnh
những cô gái Kinh Bắc dăng tơ dệt lụa, buôn bán tảo tần hiện lên với những nét
xinh tươi, dịu dàng, duyên dáng và biết bao tình tứ:
“Ai về bên kia sông Đuống
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng”
Khuôn mặt của cô “hàng xén răng đen” gợi vẻ tươi hồng, thơm mát như
búp sen mới nở ban mai còn đọng sương tinh khiết. Ẩn hiện trong khuông mặt
25


×