Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CTBD KỸ NĂNG MỀM (3) (1) (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.83 KB, 26 trang )

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuio
pasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjkl
zxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq
wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KĨ
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
NĂNG MỀM
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq
GIÁO VIÊN: TRẦN HUYỀN TRANG
wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq
wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklz
xcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq
wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiop
asdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcv
bnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwert
yuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcv
bnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwert
yuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdf
ghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcv


Chương 3: Hồ sơ xin việc
Mục tiêu:
- Xác định được khái niệm, vai trò và sự cần thiết của hồ sơ xin việc;
- Thiết kế được hồ sơ xin việc phù hợp với khả năng của bản thân và
nhu cầu của nhà tuyển dụng;


- Ý thức được tầm quan trọng của hồ sơ xin việc trong quá trình tìm
việc làm.
Nội dung:
Thời gian: 5h (LT:2h, TH:3h)
3.1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết của hồ sơ xin việc Thời gian: 0,5 giờ
3.1.1 Khái niệm.:
Hồ sơ xin là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình được giáo
dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong
đó, tờ lý lịch trích ngang thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi
nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan
trọng cho người sử dụng lao động.Ngày nay, các sơ yếu lý lịch hay có thêm
mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản)
do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.
3.1.2 Vai trò và sự cần thiết .
- Dùng để tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt
huyết và lí do tại sao nên chọn ứng viên.
- Đồng thời hồ sơ xin việc giúp nhà tuyển dụng nắm bắt thông tin về
các ứng viên và là cơ sở sàng lọc để chọn ứng viên phỏng vấn.
3.2. Lập hồ sơ xin việc

Thời gian: 1,5giờ

3.2.1 Định dạng chung của hồ sơ xin việc.
Bộ hồ sơ chuẩn mà bạn gửi tới nhà tuyển dụng cần phải có đầy đủ các
mục sau:
1. Đơn xin việc: có mẫu sẵn trong bộ hồ sơ, bạn có thể điền thông tin
không mất nhiều thời gian. Nhưng nếu thực sự muốn nhận được công việc thì
bạn nên xin việc bằng đơn viết tay do chính bạn soạn với các tiêu chuẩn như
đã đề cập ở trên.
2. Sơ yếu lý lịch tự thuật: điền đầy đủ thông tin, dán kèm ảnh 3×4 và

mang tới phòng công chứng phường, xã… để xin dấu xác nhận của địa
phương. Lưu ý là khi đi công chứng thì cầm theo sổ hộ khẩu để họ đối chiếu,


sơ yếu lý lịch của ai thì phải tự người đó đi xin dấu mới được.
3. Một bản CV: là bản trình bày chi tiết về kinh nghiệm làm việc, kỹ
năng, bằng cấp, chứng chỉ, thành tích, sở thích… của bản thân.
4. Bằng tốt nghiệp, bảng điểm, các bằng cấp chứng chỉ liên quan như
bằng tiếng Anh, bằng Lý luận… (nếu có)
5. Bản sao giấy khai sinh
6. Bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng
7. Giấy chứng nhận sức khỏe có dấu xác nhận của bệnh viện
Bên ngoài bộ hồ sơ bạn nhớ liệt kê các loại giấy tờ có trong đó theo thứ
tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện
thoại và địa chỉ liên lạc. Đặc biệt nên ghi rõ vị trí mà bạn muốn ứng tuyển.
VD: Khuất Việt Hùng – Ứng tuyển Nhân viên kinh doanh Bất động sản. Điều
này giúp việc phân loại nhanh hơn, nghĩa là hồ sơ của bạn sẽ đến được gần
hơn với vị trí cần tuyển người.
3.2.2 Lập hồ sơ xin việc.
*ĐƠN XIN VIỆC
Nội dung
- Diễn đạt được mong muốn thực sự được làm việc tại công ty, thể
hiện rằng bạn đã tìm hiểu kỹ và nhận thấy mình hoàn toàn phù hợp
với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.Nói một cách đơn giản,
ngắn gọn, nhấn mạnh vào kinh nghiệm hoặc kỹ năng của bạn phù
hợp với vị trí đang tuyển dụng.
- Thể hiện sự chờ đợi tín hiệu từ phía nhà tuyển dụng, đề nghị họ gửi
hồi âm để có thể tới phỏng vấn, thi viết…
Cách trình bày
- Ngắn gọn, súc tích trên một mặt của tờ giấy A4 để nhà tuyển dụng

tiện theo dõi, tránh viết dài tới 2-3 trang vì có thể họ cũng không đủ
kiên nhẫn để đọc hết những gì bạn viết


- Chọn loại font chữ thông dụng, dễ đọc và chỉ dùng một loại phông
đó cho cả văn bản. Thống nhất về cỡ chữ, tránh chữ to chữ nhỏ hay
sử dụng quá nhiều font chữ gây rối mắt, thiếu chuyên nghiệp.
- Kiểm tra kỹ càng về chính tả, dấu câu. Tuyệt đối không viết sai
chính tả, câu cú lủng củng, sai ngữ pháp.
Đôi khi để nhấn mạnh bạn có thể bôi đậm hoặc in nghiêng chữ, tuy
nhiên không nên lạm dụng, chỉ dùng với những chỗ thật sự cần
thiết.
Một số lưu ý
- Nếu có thể thì bạn nên gửi trực tiếp tới người có toàn quyền tuyển
dụng. Hiện nay các công ty đều có nhân sự riêng phụ trách tuyển
dụng, vậy nên gửi trực tiếp cho người này thì đơn của bạn sẽ có cơ
hội cao hơn thay vì gửi mông lung tới phòng hành chính nhân sự
hoặc phòng tuyển dụng.
- Nếu có thông tin về người phụ trách tuyển dụng thì hãy mở đầu
bằng việc chào hỏi họ thân mật bằng tên riêng, chỉ một chi tiết nhỏ
thôi nhưng cũng gây được ấn tượng tốt rồi.
- Đừng cứng nhắc: đây là cơ hội để bạn vượt lên các ứng viên khác,
vậy nên cứ nhất nhất tuân theo quy chuẩn hoặc sử dụng những cái
chung chung sẽ không giúp gì cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội để đưa
cái tôi của mình vào một cách chân thành, hợp tác. Đôi khi nhà
tuyển dụng gọi cho bạn không hẳn vì thành tích hay kinh nghiệm mà
là bởi họ nhận thấy tiềm năng, lòng nhiệt tình hoặc cá tính có thể
phát triển tốt của bạn.
CV XIN VIỆC
Nội dung

Đây là một bản liệt kê tóm tắt quá trình học tập, bằng cấp, kỹ năng,
kiến thức, kinh nghiệm làm việc (nếu có) đối với sinh viên mới ra trường.
Còn đối với ai đã đi làm thì là quá trình làm việc, vị trí đảm nhiệm, khả năng
chuyên môn, thành tích trong công việc. Dựa vào những điều này nhà tuyển
dụng sẽ cân nhắc giữa các ứng viên để chọn ra người thích hợp nhất với vị trí
còn đang bỏ ngỏ.


Cách viết CV xin việc
+ Thông tin cá nhân của bạn: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán,
số điện thoại và email liên lạc.
+ Quá trình học tập: chỉ cần bắt đầu liệt kê từ đại học/cao đẳng đến sau
đó, ví dụ như chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, code, SEO, chứng chỉ dạy
nghề… mà bạn đi học thêm ở ngoài.
+ Kinh nghiệm làm việc: đối với ai đã đi làm thì không có gì khó để
nêu ra, còn đối với bạn nào là sinh viên mới ra trường chưa chính thức
là ở một công ty nào thì vẫn có thể đề cập đến công việc làm thêm,
hoặc những dự án mà bạn tự thực hiện hoặc công tác cùng bạn bè. Liệt
kê ra không phải để cho có nội dung mà là để chứng tỏ rằng bạn là một
con người nhiệt huyết và đam mê công việc.
+ Kỹ năng: đưa ra những kỹ năng mà bạn có, đặc biệt nhấn mạnh vào
những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Mục tiêu nghề nghiệp: những gì mà bạn đang hướng đến trong định
hướng nghề nghiệp của mình. Có thể chia ra 2 mức ngắn hạn và dài hạn
để nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn sẽ là một nhân viên có chí tiến
thủ và biết lập kế hoạch.


CURRICULUM VITAE
PERSONAL & CONTACT DETAILS

Full name:
Date of birth:
Place of Birth:
Nationality:
Marital Status:
Home Address:
Contact
Number:
Email:

November 4th, 1987
Hanoi, Vietnam
Vietnamese
Married
Vinh Ngoc, Dong Anh, Hanoi
0976.912.836


☆ EDUCATION
2005 - 2008:
2008 - 2011:

Hanoi University of Technology
Nagaoka University of Technology (Japan)
Degree obtained: Bachelor of Engineering

☆ PROFESSIONAL EXPERIENCE
2011– Present
Toyota Motor Vietnam Co., Ltd
Quality Control Division - Quality Control Engineering Department



 Jan.2015 – Present
Position: Production line Innovation project Engineer.
Detail of Operation management:

Understood & using TPS (Toyota Production System) to make priority for innovation project to pursuit
ideal situation.

Make simulation plan to take data of each process and analyze to find out non-value added timing and
review current condition to find out advantage and disadvantage points.

Propose idea countermeasure to reduce waste time and improve process base on: Safety, Environment,
Efficiency, 5S and Cost.

Weekly report status to Top management.
 May.2013 – Present
Position: Model change Project Engineer:
Key achievement and performance
o Overall control quality of new project.
o Completed and successful setup quality system for launching model change vehicle (Corolla) in time
with a good quality and no big problem such as customer claim, stop production line...
o Develop local part and manage & improve local suppliers.
o Set up KPI (Key Performance Information), document, quality target for IMV (Innovative
International Multi-purpose Vehicle) new project (SOP in 2016)
o Support production for controlling quality build in process and prevention problems out flow.
Detail of Operation management:
o Prepare and control vehicle evaluation schedule for trial stage to SOP (Start Of Production).
o Control new project quality status: Issue Technical instructions, procedure for QC job as inspection
operation manual, welding quality inspection standard, painting quality inspection standard, vehicle

specification…


o Take responsibility for controlling new project promotion and implementation such as Problem
solving request, Designer changing request and feedback to supplier about new part problem for
improvement...
o Make categories and criteria for control quality in process: complete vehicle standard, welding spot
quality standard, painting quality standard...
o Control and follow up production side issue document follow target.
o Investigate and take countermeasure to answer the problem solving request which relate to QC and
follow up production side, designer, supplier take countermeasure and implement in process.
o Make & control department business plan, budget plan.
o Develop & improve human resource: Training member how to make document and how to inspect
complete vehicle.
o Preparing equipment for inspecting new vehicle: order, setup new equipment and make manual base
on technical instruction from designer.
o Overall control quality documents and quality preparation progress of local suppliers.
o Support local supplier about standard and technical.
o Monthly report to Top management.
 Nov.2011– Apr.2013
Position: Fitting problem solving Task force Team leader.
Key achievement and performance
o Set up new system and target for team’s activity.
o Standardized work and make problem solving procedure base on 7 QC tool and A3 report (TBP Toyota Business Practice)
o Take responsibility to controlling problems and improve process.
o Responsible to set up and develop quality target. Verify and ensure the quality of incoming part, build


in quality in process/shop to increasing first time go through complete vehicle to from 82% to 90%
o Overall control & feedback quality claim for local & over sea suppliers (Thailand, Japan,

Philippines…). Accept rate: 80%
Detail of Operation management:
o Monthly review problems to set priority problems need to solve decrease solving problems average
timing from 1month/problem to 2weeks/problem.
o Using 7 QC tool to analyze and solve problems in process and on complete vehicle.
o Daily communication to discuss about shop’s difficulty and support them in solving problem relating
to production process & complete quality.
o Support team member in daily job and training to new member.
o Overall control quality of local suppliers, co-operate with local supplier in investigate part problem, in
each process change of suppliers. Make & flow up evaluation plan supplier.
o Feedback part quality to over sea suppliers
o Ensuring stop out flow, occur & prevent quality problem to customer. Supporting shop build in quality
from process
o Monthly make report to send to Mother Company in Japan and report to Top management.
☆ COMPUTER SKILS
IT literacy (EXCEL, WORD, POWER POINT, Auto CAD)
☆ LANGUAGE
Vietnamese (Mother tongue)


English (Fluent)
Japanese (Fluent)


3.2.3 Những lưu ý khi lập hồ sơ xin việc.
Cho họ thấy tại sao bạn muốn làm công việc này và nhấn mạnh sự phù
hợp của bạn với công việc đó. CV của bạn có thể cung cấp các thông tin về
kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp nhưng chính thư xin
mới sẽ lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng.
1.Bạn có thực sự cần một lá thư xin việc?

Nhiều người thường dành nhiều thời gian để chau chuốt cho bản CV mà xem
nhẹ vai trò của lá thư xin việc. Tuy nhiên, thư xin việc lại chính là cơ hội đầu
tiên để bạn giới thiệu bản thân, nêu lý do yêu thích vị trí ứng tuyển ở một
công ty/tổ chức cụ thể nào đó và đưa ra những kỹ năng và kinh nghiệm liên
quan nhất đến vị trí công việc. Đồng thời cho thấy bạn là một ứng cử viên
tiềm năng cho vị trí đang tuyển dụng.
2.Thể hiện suy nghĩ, tính cách bản thân
Các CV thường chỉ liệt kê danh sách những nơi ứng viên từng làm việc và
theo học, trong khi thư xin việc sẽ cho nhà tuyển dụng cái nhìn sâu hơn vào
cách họ suy nghĩ và thể hiện bản thân. Nhiều nhà tuyển dụng có thể nói nhiều
điều về phong cách, sự hài hước và cá tính của một ứng viên thông qua thư
xin việc, văn bản mẫu hơn là sơ yếu lí lịch.
3.Đơn xin việc khác với CV
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa CV và thư xin việc, đôi khi họ cho rằng chỉ
cần gửi CV là đủ. Nếu CV là một bản mô tả ngắn gọn về năng lực, khả năng
của bạn thì thư xin việc lại là cách bạn kể cho nhà tuyển dụng về suy nghĩ
cũng như mối quan tâm của bạn tới công ty. Hãy thể hiện bản thân qua cả 2
hình thức để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
4.Nêu bật những điểm mạnh của bạn
Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên
chú ý tới bạn. Bạn có thể đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng,
bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong thư xin việc để nhà tuyển
dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc
5.Nêu rõ lí do bạn gửi hồ sơ xin việc
Nếu bạn mong đợi nhà tuyển dụng chú ý đến hồ sơ của bạn, hãy trình bày lý
do tại sao bạn chú ý đến vị trí công việc này và sự quan tâm của bạn đến công


ty. Đó là điểm sáng giúp bạn đi tiếp vào vòng sau.
6.Điều gì khiến bạn khác biệt?

Nhấn mạnh các kỹ năng, tài năng của bản thân và những kinh nghiệm để nhà
tuyển dụng thấy được bạn làm mảnh ghép hoàn hảo cho vị trí đang thiếu sót.
Nếu bạn từng tham gia công việc tình nguyện viên có liên quan hoặc kinh
nghiệm chuyên môn bao gồm công việc đang ứng tuyển, hãy thể hiện điều đó
trong thư xin việc của bạn. Ví dụ: Một kế toán viên tham gia tình nguyện viên
cho một tổ chức y tế phi lợi nhuận cho cộng đồng; một nhân bán hàng,…
7.Không chứa thông tin tiêu cực
Đừng bao giờ đề cập đến những mâu thuẫn với công ty cũ hoặc nhận xét
châm biếm trong thư xin việc của bạn. Nếu bạn đang nói xấu công ty cũ thì
người phỏng vấn sẽ lo sợ điều đó xảy ra trong tương lai nếu tuyển bạn vào
làm việc.
8.Ghi các thông tin về mức lương
Nguyên tắc hàng đầu là phải luôn luôn ghi mức lương bạn mong muốn và
mức bạn đã được trả trong thư xin việc nếunhà tuyển dụng yêu cầu. Ví dụ:
mức lương yêu cầu của tôi là 5.000.000đ (thương lượng). Hoặc mức lương
hiện tại của tôi là 5.000.000 ở công ty XYZ. Việc loại bỏ thông tin này có thể
khiến hồ sơ của bạn lập tức bị loại bỏ. Chú ý không bao giờ đưa thông tin tiền
lương và các chế độ phúc lợi vào CV mà chỉ đề cập đến điều này trong thư
xin việc của bạn.
9.Cung cấp thông tin liên lạc
Hãy thể hiện sự chủ động trong thư xin việc của bạn bằng cách đề nghị một
cuộc phỏng vấn cá nhân; cung cấp đầy đủ thông tin số điện thoại, e-mail của
bạn để liên lạc khi cần thiết. Hãy lưu ý điện thoại và email để cung cấp bất kỳ
thông tin bổ sung khi cần thiết.
10.Gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng
Lời cảm ơn là cơ hội cho các ứng viên thực sự giỏi có khả năng khiến mình
khác biệt với đám đông. Một lá thư xin việc sẽ được kết thúc một cách
chuyên nghiệp với những từ ngữ lịch sự nhằm bày tỏ mong muốn làm việc
cho công ty, và cũng đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng đã bỏ thời gian đọc
thư của bạn. Điều này sẽ mở ra cơ hội bước vào vòng phỏng vấn cho bạn.

Lá thư xin việc tốt và chu đáo chính là chìa khóa đáng tin cậy nhất để tạo cho


nhà tuyển dụng sự chú ý nhất định mà bạn có và sắp xếp cho bạn một cuộc
phỏng vấn. Hãy thể hiện bản thân mình một cách tốt nhất để tự tin có được
công việc mơ ước.
3.3 Thực hành:

Thời gian: 3giờ

3.3.1 Nội dung thực hành:
Làm hoàn thiện hồ sơ xin việc cho bản thân.
3.3.2 Hướng dẫn thực hiện
- Giáo viên hướng dẫn cách lập hồ sơ xin việc và những lưu ý khi lập
hồ sơ xin việc.
- Học sinh tự hoàn thiện hồ sơ xin việc của mình.
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung.
Chương 4: Những điều cần biết khi đi phỏng vấn
Mục tiêu:
- Xác định được những điều cần biết khi đi phỏng vấn ;
- Xử lý được một số tình huống và các câu hỏi thường gặp trong phỏng
vấn;
- Ý thức được tầm quan trọng của quá trình chuẩn bị trước khi phỏng
vấn để thành công trong tìm việc.
Nội dung: Thời gian: 5h (LT:2h, TH:3h)
4.1 Những điều cần trang bị khi đi phỏng vấn
Thời gian: 1giờ
4.1.1. Chuẩn bị tốt về tinh thần
Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà
tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng

mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có
thể. Để làm được điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái.
Mặc dù chúng ta luôn xem trọng cuộc phỏng vấn, nhưng cũng nên xem đây
như là một công việc mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng
tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.
4.1.2. Tìm hiểu địa điểm công ty và đến đúng giờ
+ Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ
hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá
cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp
bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã
chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
+ Xác định rõ đường đi tới địa điểm phỏng vấn và các rủi ro có thể gặp


phải như tắc đường, lạc đường…
4.1.3.Tìm hiểu thật kỹ về thông tin công ty phỏng vấn
Tìm hiểu về hoạt động của công ty
+ Trước tiên, hãy lại vào website của công ty đó, đọc lướt một vòng
phần tin tức hoặc news hoặc blog, để xem những cập nhật gần nhất của công
ty về nhân viên mới, về sự hợp tác nào đó, về sản phẩm gì đó (nhớ lấy giấy
bút take note vào hen). Sau đó bạn có thể gõ tên công ty một lần nữa lên
Google, lướt qua 1-2 trang đầu của Google để xem báo chí nói gì về công ty
này.
+ Với những công ty lớn hoặc công ty trẻ, Facebook cũng là một nguồn
bạn có thể lục lọi. Thử search xem Facebook của công ty đó có những hoạt
động gì gần đây, lượng tương tác có tốt không, có event gì mới chẳng hạn.
Tìm hiểu về đối thủ
+ Một chút hiểu biết về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động hay về đối
thủ của công ty đó là không thừa. Ví dụ nếu bạn đang ứng tuyển cho
Unilever, bạn biết gì về ngành FMCG, bạn biết gì về các đối thủ của công ty

này?
+ Tìm kiếm về đối thủ cũng giống như bạn đang tìm kiếm trực tiếp về
công ty vậy, cũng thử tìm xem định vị thương hiệu của họ có gì khác biệt, sản
phẩm chính của họ là gì, ở họ và công ty mình ứng tuyển có gì khác nhau, vân
vân..
Tìm hiểu về người phỏng vấn bạn
Có thể khi được mời phỏng vấn, bạn sẽ biết trước được người phỏng vấn
mình là HR Manager hoặc Department Manager hoặc CEO hoặc thậm chí cả
3. Nếu bạn đã biết trước điều đó, hãy thử tìm kiếm một chút về thông tin của
người đó trên Google xem sao. Thường thì tìm kiếm trên LinkedIn sẽ hiệu
quả nhất. Ví dụ, bạn có thể thử tìm “CEO of TH True Milk” chẳng hạn, đọc
những thông tin bạn có thể biết về người đó, sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn
trước buổi phỏng vấn.
4.1.4. Trang phục gọn gàng, nghiêm túc
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất
chính là vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết
về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có là người


yêu thích sự thoải mái và tiện lợi thì cũng đừng nên diện quần jeans và áo pull
để tham dự một buổi phỏng vấn xin việc. Ấn tượng đầu tiên không phải là tất
cả nhưng sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu
không lưu tâm đến vấn đề trang phục, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một
người xuề xòa và dễ dãi. Và không một công ty nào lại muốn thu nhận một
nhân viên tương lai xuề xòa và dễ dãi như vậy cả.
4.1.5. Không quên chuẩn bị bút, sổ ghi chép
Đây là sự tôn trọng thể hiện quá trình ghi chép và tiếp nhận thông tin phản hồi
của bản thân bạn đối với nhà tuyển dụng.
4.1.6. Chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng
. Một kỹ năng mềm trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không

phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh
thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ
nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là một
bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng
khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao.
+ Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi
về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến
cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy
đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể
hiện sự hiểu biết rõ về công ty.
+ Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng
phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình..
Đứng trước những cơ hội nghề nghiệp quan trọng, chúng ta đều có chút lo sợ
và hồi hộp. Tuy nhiên, bạn hãy tự tin vào bản thân và vượt qua chúng một
cách tốt nhất có thể. Để làm được điều đó, hãy trang bị cho mình các kỹ năng
xin việc, cách trả lời phỏng vấn xin việc ngay từ bây giờ. Và đừng quên theo
dõi kenhtuyensinh thường xuyên để cập nhật các kỹ năng sống cần thiết cho
bản thân nhé!
4.2 Một số tình huống và những câu hỏi thường gặp
4.2.1 Những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn?

Thời gian: 1 giờ

Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp
của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn
nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời


liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và

muốn tìm hiểu.
Câu hỏi 2: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Đây là 1 trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc nhiều
nhất.Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi
muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh
bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp
cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì,
hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.
Câu hỏi 3: Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu
của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử
lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong
đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi
tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi
khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến
điểm yếu thành điểm mạnh.
Câu hỏi 4: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn
với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu
quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ
mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.
Câu hỏi 5: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên
cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang
làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự


phù hợp” của bạn với công ty.
Câu hỏi 6: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi

mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn
cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng
so sánh bạn với bất kỳ ai khác
Câu hỏi 7: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên
tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì
và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 8: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau,
bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và
tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng
cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại
trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong
mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 9: Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
Cách xử lý: Nếu bạn nói thời gian cụ thể thì dù ngắn hay dài cũng đều dễ bị
nhà tuyển dụng bẻ lại. Cách tốt nhất là những câu trả lời khéo léo như: “tôi sẽ
làm cho công ty mãi nếu như cả hai đều hài lòng” hoặc “tôi sẽ làm hết sức
nếu như thấy tốt cho cả hai”…
Câu hỏi 10: Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của
chúng tôi?
Cách trả lời: Hãy thuyết phục họ rằng bạn là người xin việc và đang cần một
công việc phù hợp. Đừng biểu lộ những cảm xúc do dự hoặc không rõ ràng về


năng lực của bạn so với công việc. Hãy cho họ thấy bạn là người phù hợp.
Câu hỏi 11: Hãy nói một chút về kỹ năng quản lý của bạn?
Cách xử lý: Câu hỏi này nhắm tới năng lực quản lý con người (cấp cao) hoặc
quản lý công việc (cấp thấp) của bạn. Vì vậy bạn hãy giải thích cách làm và
quản lý của bạn một cách cụ thể, đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng quản lý,

sắp xếp và phối hợp với đồng nghiệp hiệu quả.
Câu hỏi 12: Bạn có phải là người giỏi làm việc theo nhóm?
Cách trả lời: Nhà tuyển dụng kỳ vọng và câu trả lời CÓ, vì vậy hãy chuẩn bị
cho câu trả lời này bằng những minh họa về việc bạn đã thành công như thế
nào khi làm việc theo nhóm, ví dụ giải quyết thành công dự án A cho công ty,
giúp tăng hiệu quả cho dự án B…
Câu hỏi 13: Bạn thích vị trí nào trong nhóm nếu được tuyển dụng vào dự
án X của chúng tôi?
Cách xử lý: Hãy nói một cách khéo léo và ngụ ý rằng bạn là người linh hoạt
và trách nhiệm, cho dù là vị trí nhân viên hay trưởng nhóm thì quan trọng là
hiệu quả cuối cùng.
Câu hỏi 14: Tại sao bạn nghĩ là bạn phù hợp với vị trí đó?
Cách trả lời: Hãy nhấn mạnh vào một số kỹ năng của bạn phù hợp với công
việc và khả năng cũng như kinh nghiệm giải quyết một số vấn đề khó khăn
tương tự bạn đã từng trải qua.
Câu hỏi 15: Điều gì quan trọng hơn đối với bạn: Công việc hay tiền?
Cách trả lời: Cả hai đều quan trọng và bạn cần sự cân bằng giữa 2 yếu tố đó.
Hãy cho họ biết ra ngoài ra bạn cũng mong muốn có được thành quả tốt cho
công ty.
Câu hỏi 16: Sếp cũ của bạn đánh giá điểm mạnh nhất của bạn là gì?


Cách xử lý: Hãy chọn một điểm mạnh mà sếp cũ đã khen bạn thông qua cách
bạn xử lý công việc để kể lại cho họ. Nếu như bạn có thư giới thiệu của sếp
cũ, hãy cho nhà tuyển dụng xem để tăng thêm độ tin cậy.
Câu hỏi 17: Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
Cách trả lời: Để tránh bị vặn nếu bạn trả lời không tốt, hãy trả lời theo hướng:
“áp lực ở mức độ phù hợp mang lại hiệu quả tối đa”, cho họ biết là bạn có thể
làm việc có áp lực, nhưng điều quan trọng hơn là hiệu quả công việc và sẽ
càng tuyệt nếu bạn có ví dụ về công việc trước đó.

Câu hỏi 18: Làm sao tôi tuyển dụng bạn nếu bạn chưa có kinh nghiệm
trong việc này?
Cách xử lý: Hãy mô tả những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc với sự tự
tin cao. Hãy cho họ biết một vài vị trí bạn đã từng làm có giúp ích cho công
việc hiện nay, kể cả những vị trí khi bạn còn đang đi học (nếu thấy cần thiết)
Câu hỏi 19: Điều gì là động lực khiến bạn muốn vị trí này?
Cách trả lời: Tránh những câu trả lời như “lương cao”, “công ty uy tín”…
thay vào đó hãy nói về môi trường làm việc tốt, khuyến khích sáng tạo và cơ
hội học hỏi…
Câu hỏi 20: Như thế nào thì bạn coi là thành công với công việc này?
Cách trả lời: Một câu nói khéo léo sẽ giúp bạn ghi điểm, ví dụ: “Khi tôi hoàn
thành được yêu cầu công việc cả về chất cũng như lượng, đồng thời được sự
khẳng định của cấp trên là đã hoàn thành trên mức tốt”.
Câu hỏi 21: Bạn có sẵn sàng đặt quyền lợi công ty lên trên lợi ích cá nhân
không?
Cách xử lý: Tất nhiên là CÓ. Đây là một câu hỏi để thử xem bạn có thật sự
sẵn sàng cố gắng vì công ty hay không. Nếu có thể hãy giải thích vì sao quyền
lợi công ty lại quan trọng đối với sự nghiệp lâu dài của bạn.


Câu hỏi 22: Những điều gì bạn mong muốn ở sếp của bạn? Cách trả lời:
Bạn không nhất thiết phải trả lời chi tiết vì biết đâu chính người phỏng vấn lại
là sếp sau này của bạn. Hãy đưa ra những câu trả lời mà sếp thường có, ví dụ
giỏi giang, tế nhị, công bằng và biết khuyến khích nhân viên làm việc…
Câu hỏi 23: Bạn thấy rằng trong X năm qua bạn thay đổi thế nào?
Cách xử lý: Hãy gắn câu trả lời phù hợp với Hồ sơ xin việc của bạn và cho
thấy bạn có những tiến bộ thế nào. Đừng quên cho họ thấy bạn là người biết
vươn lên và có động lực tốt.
Câu hỏi 24: Kỳ vọng của bạn đối với công ty/công việc là gì?
Cách xử lý: Hãy cho họ biết rằng bạn đang bước đầu làm quen với công việc,

do vậy những kỳ vọng là những điều kiện làm việc tốt đẹp và khuyến khích
sự phát triển đóng góp cho công ty. Bạn cũng có thể kỳ vọng vào những công
việc khiến bạn phấn khích để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 25: Bạn có cần hỏi tôi điều gì không?
Cách hỏi: hãy chuẩn bị sẵn các câu hỏi ở nhà và tương đối thẳng thắn hỏi về
các vấn đề xung quanh công việc bạn đang nộp đơn. Hãy tỏ ra lắng nghe và
hiểu rõ ràng câu trả lời, đừng phản ứng hấp tấp vội vàng nếu như cảm thấy
câu trả lời có những điểm chưa hợp ý bạn.
Câu hỏi 26: Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ thành công với công việc này?
Cách trả lời: Hãy giải thích là chắc chắn sẽ thành công dựa vào những yếu tố
phù hợp giữa kỹ năng của bạn và yêu cầu công việc. Hãy cho họ thấy bạn là
người phù hợp.
Câu hỏi 27: Bạn giải quyết những rắc rối trong công việc như thế nào?
Cách trả lời: Hãy tự tin trả lời rằng những rắc rối trong công việc chính là cơ
sở để con người tiến bộ bởi giải quyết thành công sẽ trở thành bài học kinh
nghiệm tốt. Bạn cũng cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không xử lý rắc rối


theo cách cá nhân và hiểu rằng các xử lý quá cứng nhắc có thể không tốt. Bạn
hãy cho họ biết bạn đã từng giải quyết rắc rối thế nào và rút ra bài học kinh
nghiệm gì, đó là cách thuyết phục tốt nhất.
Câu hỏi 28: Bạn thích làm gì với thời gian ngoài công việc?
Cách trả lời: Bạn có thể trả lời một cách tự nhiên về những lúc ngoài công
việc, sẽ là tuyệt hơn nếu đó là những công việc xã hội giúp bạn gắn kết mọi
người.
Hy vọng với những gợi ý về các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách
trả lời trên, bạn sẽ tích lũy cho mình được những kinh nghiệm cần thiết khi đi
phỏng vấn xin việc nhé.
4.2.2 Những tình huống thường gặp trong phỏng vấn
Trong lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ tìm hiểu xem bạn là ai, có

năng lực gì. Và không khó để trả lời những câu hỏi có sẵn trong lý lịch.
Nhưng trên thực tế, một cuộc phỏng vấn sẽ không bao giờ dừng lại ở đó. Lúc
phỏng vấn, bạn có nên uống ly cà phê họ mời? Có nên hành động thân thiện?
Khi được hỏi thì cần phải nhìn vào ai để trả lời?
Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi
người nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh
đạo tương lai của bạn.
1. Tình huống mời thêm đồ uống: Ngoài nước lọc, nếu được mời uống
thêm cà phê, bạn hãy từ chối
Một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo, nhưng hãy uống trong bữa sáng, trước khi
rời nhà, hoặc trong phòng chờ của văn phòng trước khi được mời vào phỏng
vấn. Việc được mời uống cà phê tại cuộc phỏng vấn đôi khi chỉ là phép lịch
sự xã giao của các lãnh đạo. Cho nên bạn hãy khéo léo từ chối để họ không
phải mất thêm thời gian chờ bạn nhâm nhi ly cà phê của mình.
2. Tình huống chưa được mời ngồi: Đừng ngồi xuống trước khi được mời
Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi
ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè
ngồi nép mình trên một mép ghế, hay để hai vai buông thõng và mắt cụp
xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn


lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.
3. Tình huống chưa biết độ tuổi của người phỏng vấn: Hãy ước lượng độ
tuổi của người phỏng vấn bạn để có cách nói chuyện phù hợp
Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán
được độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù
hợp và dễ dàng cảm nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.
Để có được kỹ năng này, bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân
và khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện
dễ nghe, để lại ấn tượng tốt.

4. Tình huống tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng khi nghe câu trả lời: Khi
trả lời phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt các giám khảo
Trong một cuộc trò chuyện trực diện, ánh mắt chính là hình thức kết nối đầu
tiên giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều giám khảo cùng phỏng vấn
bạn một lúc, hãy cố gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời thay vì
chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn. Chỉ khi nào hoàn thành phần trả lời của
mình mới dừng ánh mắt về phía người hỏi. Tuy nhiên đừng miễn cưỡng đảo
mắt liên tục mà hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự nhiên.
5. Tình huống khi bạn trúng tủ câu hỏi phỏng vấn: Nếu các nhà tuyển
dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu đố mẹo mà bạn đã
biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời
Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong
đầu mình.
Chuyện đấu trí để chọn nhân viên đối với các lãnh đạo không còn là điều xa
lạ. Thế nên hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá
chậm chạp, cũng không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn, nhưng
biết vị trí của mình sẽ dễ được lòng nhà tuyển dụng.
6. Tùy vào các tình huống phỏng vấn mà lựa chọn trang phục: (ngoài
trời, trong phòng…)Hãy lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn
Ăn mặc lịch sự khi đi xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước.
Trong trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên
lựa chọn trang phục sáng màu. Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người
đối diện ấn tượng nhẹ nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu
thường gợi cảm giác quá nghiêm chỉnh và khó gần.


7. Tình huống sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Đừng bỏ qua những cử chỉ của
đôi bàn tay bạn
Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói
của bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang

làm chủ tình huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng, đừng
thả lỏng và hạ thấp bàn tay xuống.
Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không
run sợ hay hồi hộp. Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó,
và gõ các ngón tay lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh. Bạn không nên
khoanh tay trước ngực, kể cả khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng.
Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ
dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.
8. Cử chỉ ở đầu và vai cũng mang những thông điệp nào đó
Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của
sự rụt rè, còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự
tự tin. Mắt nhìn lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán, còn đôi mắt chớp
liên tục đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành
thật.
Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi, bởi người phỏng vấn sẽ cho
rằng bạn không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh, thậm chí bất mãn.
9. Tình huống còn phân vân chưa biết nên hành động tiếp ra sao?
Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn để có những hành vi phù hợp
Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi, nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong
mọi tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong
cuộc trò chuyện. Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy
trả lời những gì được hỏi và đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người
trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng im như thóc và thu mình một chỗ.
Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có
được nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.
10. Tình huống thừa thắng tiến lên.
Những tín hiệu cho thấy bạn đang được lòng nhà tuyển dụng
Khi nhà tuyển dụng nghiêng đầu về phía bạn, tắt chuông điện thoại hay gật
đầu và cười chứng tỏ họ đã bị bạn thuyết phục. Một số lãnh đạo sẽ mời bạn



vào làm ngay lập tức hoặc yêu cầu ghi riêng địa chỉ để liên lạc sau cuộc
phỏng vấn. Đừng nghi ngờ gì nữa, bạn đã làm họ hài lòng.
11. Tình huống phải cân nhắc thật kĩ khi thực hiện phỏng vấn.
Những tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn đã thất bại
Nếu nhà tuyển dụng đề nghị dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng, nghe điện
thoại hoặc lật đống tài liệu không liên quan, điều này đồng nghĩa với việc bạn
không gây được sự chú ý đối với họ.
Một khi nhà tuyển dụng không động chạm gì đến mức lương, chế độ đãi ngộ
của công ty, hay tối thiểu là địa chỉ liên lạc sau cuộc phỏng vấn thì bạn không
nên hi vọng nhiều
4.3 Thực hành
Thời gian: 3giờ
4.3.1. Thực hành giải quyết các tình huống giao tiếp trong cuộc sống
: Tình huống 01:
Bài tập tình huống: 01 năm trước bạn thông qua một người bạn thân biết
được một nhà máy gần thành phố bạn đang sống đang khởi công xây dựng và
sẽ hoàn thiện sau 01 năm. Sau khi hoàn thiện nhà máy sẽ tuyển dụng một loạt
nhân sự làm bộ máy quản lý nòng cốt. Bạn đang trên đường đi phỏng vấn thì
gặp một người đàn ông bị tai nạn, đang nằm bất tỉnh trên vũng máu. Nếu bạn
dừng lại để đưa người đàn ông đi bệnh viện thì bạn sẽ bị chậm trễ cuộc phỏng
vấn bạn đã chuẩn bị ròng rã trong 01 năm nay. Còn nếu bạn tiếp tục đi đến
cuộc phỏng vấn thì người đàn ông có khả năng sẽ chết. Trong tình huống này
bạn sẽ xử trí ra sao? Nêu rõ lý do và giải thích cho lựa chọn của bạn.
Tình huống 02:
Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn một kinh nghiệm làm việc mà
bạn chưa bao giờ làm thực tế nhưng bạn tin rằng bạn có thể làm được. Đồng
thời nếu bạn trả lời rõ ràng rằng bạn không biết làm thì chắc chắn bạn sẽ bị
nhà tuyển dụng loại ngay. Tình huống này bạn nên làm thế nào?
Tình huống 03:

Bạn đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn có tài lẻ nào không, bạn trả lời
thành thực là không. Cô bạn đi cùng có chuyên môn nghiệp vụ và điểm phẩy


học tập không xuất sắc bằng bạn nhưng có tài lẻ hát hay và dẫn chương trình
tốt. Sau một tuần bạn nhận được kết quả từ nhà tuyển dụng từ chối bạn và
đồng thời cô bạn báo tin cho biết nhà tuyển dụng đã gọi điện báo cô đến thử
việc. Sau này có dịp trò chuyện cô bạn mới tiết lộ sếp tuyển dụng rất ấn tượng
và thích giọng hát của cô ấy nên sếp chấp nhận sẽ bồi dưỡng thêm chuyên
môn nghiệp vụ cho cô sau. Ông còn đùa “được cái lọ thì mất cái chai ”. Làm
việc tại công ty cô bạn còn rất được cưng chiều nhờ tài lẻ trời ban. Bạn sẽ rất
buồn nhưng bạn sẽ xử trí ra sao?
Tình huống 04
Dở khóc dở cười, H.T kể về chuyện cô đã trang điểm rất xinh để đi phỏng vấn
tìm việc ở một công ty tại TPHCM. Gặp anh giám đốc trẻ, vừa chào đã thấy
mặt anh ấy nhăn lại. "Em là Hồng Thu, cử nhân Marketing?"- anh ta hắng
giọng rồi hỏi nhát gừng vài câu, sau đó tuyên bố: "Em có chất giọng anh
không thích. Nên trầm một chút thì dễ nghe hơn. Hy vọng có dịp nào đó anh
em mình gặp lại nhau". Hóa ra là bởi T có giọng nói hơi "chanh" một chút.
“Đau” không thể tưởng, bằng tốt nghiệp loại giỏi chói ngời thế anh ta lại đi
"đánh" vào chất giọng! Hiện cũng có nhiều "sếp" chỉ cần nghe giọng ứng viên
qua điện thoại là "chấm" ngay. Coi như ứng viên qua vòng "sơ tuyển". Phần
còn lại phụ thuộc vào những yếu tố về chuyên môn, phong cách, cá tính... Đôi
khi bằng cấp không quan trọng lắm, một khi "sếp" đã có cảm tình ở một nốt
ruồi duyên hay một cử chỉ khéo léo, một giọng nói truyền cảm thì cho điểm
ngay.
4.3.2. Hình thức tổ chức thực hiện:
+ Chia nhóm sinh viên, mỗi nhóm 7 – 10 người xây dựng các nội dung
thảo luận khác nhau
+ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thu được sau khi thảo luận,

mỗi nhóm trình bày hoặc trình bày quan điểm cá nhân
+ Các thành viên khác trong lớp chất vấn thảo luận
+ Giáo viên nhận xét đánh giá, đưa ra các điểm cần hoàn thiện, liên hệ
với lý thuyết đã dạy và cho điểm.


×