Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐỀ CƯƠNG bài GIẢNG KINH tế PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.85 KB, 78 trang )

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN

MỤC LỤC

Bài 1: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐO LƯỜNG MỨC ẢNH
HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.
1.1.1. Khái niệm.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng quốc gia hoặc qui
mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian
nhất định.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.
1.1.2.1. Các chỉ tiêu tổng quát.
a. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products - GDP).
GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trên phạm vi lãnh thổ của một nước trong một thời
gian nhất định (thường là 1 năm).
b/ Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products - GNP).
GNP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối
cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất
định (thường là 1 năm).
GNP = GDP + Thu nhập từ nước ngoài chuyển vào trong nước chuyển Thu nhập từ trong nước chuyển ra nước ngoài
c/ Mức tổng sản phẩm tính theo đầu người.
GDP/người, GNP/người, ... Chỉ tiêu này còn gọi là mức thu nhập bình quân
đầu người (Per Capita Income - PCI) theo công thức:
PGI = Y/P
Y: GDP (GNP)


P: tổng dân số
Ý nghĩa và hạn chế của các chỉ tiêu tổng quát:


* Ý nghĩa:
- Các chỉ tiêu trên được sử dụng làm thước đo cho sự thay đổi trong kinh
tế và còn là các mục tiêu đặt ra để phấn đấu của quốc gia ở thời điểm
tương lai.
- Kết quả của sự tăng trưởng là khi qui mô các chỉ tiêu trên ngày càng mở
rộng.
* Hạn chế:
- Không phản ánh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác
nhau trong xã hội;
- Việc tính toán thu nhập ở các nước đang phát triển thường xác định
không chính xác hoặc bỏ sót;
- Dễ dẫn tới đánh giá sai lệch trong phân tích kinh tế.
Để hạn chế điều này, có thể sử dụng tỷ giá tính theo ngang bằng sức mua
(Purchasing Power Parity - PPP). Có sự ngang bằng sức mua khi đồng tiền
của một nước có giá trị như nhau ở các nước, tức là có sức mua bằng
nhau ở các nước.
Ví dụ: giá 1 hộp đĩa vi tính ở Mỹ là 10 USD và Canada là 14 CAN$. Như
vậy tỷ giá hối đoái tính theo ngang bằng sức mua là 14/10 = 1,4 hoặc 1
USD =1,4 CAN$.
1.1.2.2. Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế.
a. Xác định mức tăng trưởng tuyệt đối.
Denta Y = Yt-Y0
Y: GDP, GNP
Yt: GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích
Y0: GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích
b. Xác định tốc độ tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng sẽ cho thấy quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay
chậm qua các thời kỳ.
+ Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc.
Gy = (Denta Y/ Y0) * 100



Y: GDP hoặc GNP
Denta Y: mức gia tăng GDP hoặc GNP giữa hai thời điểm
Y0 : GDP hoặc GNP ở thời điểm gốc
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn
Gy = n-1 (căn bậc 2 (Yt/Y0)) - 1
Ghi chú: n là tổng số năm trong giai đoạn, tính từ năm thứ 0.
1.2. Nguồn gốc tăng tưởng kinh tế.
1.2.1. Khái quát.
Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là gia tăng tổng sản lượng quốc gia mà sản
lượng được tạo ra từ sản xuất. Như vậy,nguồn gốc của tăng trưởng xuất
phát từ quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối
hợp theo những cách thức nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
Nếu xét ở góc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế, thì việc tạo ra tổng sản
lượng quốc gia (GDP, GNP) sẽ có quan hệ phụ thuộc với các nguồn lực đầu
vào của quốc gia.
Để liên kết mối quan hệ đầu ra (GNP, GDP) với đầu vào được khái quát
qua hàm số:

Y = F (Xi)

với i =1,2,... n
Xi là các yếu tố đầu vào.
Hàm sản xuất trên biểu thị cho tối đa sản lượng quốc gia sẽ lệ thuộc
nhiều yếu tố đầu vào. Hầu hết các nhà kinh tế thống nhất các yếu tố đầu
vào cơ bản của nền kinh tế gồm:
(1)


Vốn sản xuất (K, capital): là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài

sản quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản
lượng quốc gia. Sự thay đổi của qui mô vốn sản xuất ảnh hưởng đến thay
đổi tổng sản lượng quốc gia.
(2)

Lao động (L, labour): là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá

trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả chất lượng


nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vất chất của lao động như kỹ năng,
kiến thức, kinh nghiệm.
(3)

Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên (R, natural

resources): Đất đai nông nghiệp có vai trò đặc biệt, là tư liệu sản xuất
chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp. Các tài nguyên khác dưới các tầng
đất, từ rừng, biển,… cũng là các đầu vào của sản xuất.
(4)

Công nghệ (T, technology): là đầu vào quan trọng làm thay đổi

phương pháp sản xuất, tặng năng suất lao động. Ứng dụng công nghệ
mới vào sản xuất sẽ nâng cao quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm,
chi phí sản xuất thấp.
Hàm sản xuất tổng hợp được xác định như sau: Y = F (K, L, R, T)
Ý nghĩa hàm sản xuất:

- Tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào quy mô, chất lượng của các
yếu tố đầu vào K, L, R, T và cách thức phối hợp chúng.
- Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và tác động qua lại.
- Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề
cao hơn yếu tố khác nhưng không có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào
một yếu tố.
Ngoài các yếu tố đầu vào, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nữa, đó là yếu tố phi kinh tế:
(*) Thể chế kinh tế - chính trị: bộ máy tổ chức, pháp luật, chế độ,
chính sách, chiến lược... Một thể chế không phù hợp sẽ tạo rào cản làm
ảnh hưởng đến sử dụng hiệu quả nguồn lực.
(*) Đặc điểm về văn hóa - xã hội, tôn giáo: trình độ văn hóa của dân
tộc, khả năng nghiên cứu phát minh, quan niệm sống lạc hậu... cũng ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Một số mô hình phân tích nguồn gốc tăng trưởng kinh tế
1.2.2.1. Mô hình David Ricardo (1772 -1823).
Ông cho rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế.
a. Luận điểm.


Ricardo tranh luận rằng đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc tăng
trưởng kinh tế.
(1)

Giới hạn của đất làm cho lợi nhuận của người sản xuất có xu hướng

giảm.



Sản xuất nông nghiệp cần có đất, mà đất sản xuất có giới hạn.



Trong khi đó dân số ngày càng tăng lên -> lương thực tăng.
Lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp có xu hưởng giảm. Do chi phí
sản xuất lương thực - thực phẩm cao, giá bán tăng. Để đảm bảo đời
sống công nhân ở khu vực công nghiệp, tiền lương tăng -> lợi



nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm.
Lợi nhuận là nguồn của tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng
trưởng.

(2)

Giới hạn của đất làm cho năng suất lao động nông nghiệp thấp.

Đất nông nghiệp có giới hạn trong khi dân số tăng, trình trạng thừa lao
động trong nông nghiệp xuất hiện. Dư thừa lao động -> thất nghiệp, bán
thất nghiệp trong nông thôn. Do đó năng xuất lao động thấp -> điều này
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
b.

Ứng dụng vào hoạch định chính sách.

- Cho thấy được nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tài nguyên đất nông
nghiệp.
- Lợi nhuận của người sản xuất là nguồn gốc của tích lũy vốn đầu tư và

yếu tố quyết định mở rộng sản xuất.
- Tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn.
- Mối quan hệ giữa giới hạn đất và tăng trưởng dân số.
1.2.2.2. Mô hình hai khu vực.
a.

Mô hình Arthus Lewis (1955).

Ông là nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica trong tác phẩm “Lý thuyết
về phát triển kinh tế” đã đưa ra các mối quan hệ giữa nông nghiệp và
công nghiệp trong quá trình tăng trưởng.
(*) Khu vực nông nghiệp:
- Đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng tăng. Hệ
quả là có tình trạng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp.


- Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không.
- Mức tiền lương ở mức tối thiểu.
- Lao động giảm đi nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông
nghiệp.
(*) Khu vực công nghiệp:
Lewis cho rằng mức tiền lương của khu vực công nghiệp cao hơn khu vực
nông nghiệp, khu vực này có thể thu hút lao động dư thừa khu vực nông
nghiệp.
b.

Trường phái Tân cổ Điển.

Các nhà kinh tế học thuộc trường phái này cho rằng:
- Khi thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, tiền lương sẽ tăng

chứ không phải là không đổi.
- Đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu để nâng cao năng suất lao động
nhằm giảm áp lực tăng giá nông sản.
- Đầu tư cho công nghiệp phát triển theo chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu
lao động.
c.

Mô hình Harry T. Oshima.

Ông cho rằng:
- Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng chỉ lúc thời vụ không
căng thẳng.
- Đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì
nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển.
T. Oshima đề nghị phát triển 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo chiều rộng
nhằm đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp không
cần dịch chuyển qua khu vực công nghiệp.
Hướng này phù hợp vì vốn đòi hỏi không lớn, trình độ kỹ thuật nông
nghiệp không cao và không đầu tư lớn như đầu tư cho công nghiệp.
Kết thúc giai đoạn 1: thể hiện chủng loại nông sản đa dạng với qui



mô lớn, đòi hỏi chế biến nông sản có qui mô lớn.
Giai đoạn 2: đồng thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các ngành
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất
nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo qui mô



lớn (trang trại). Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp cung
cấp đầu vào cho nông nghiệp.
Kết thúc giai đoạn 2: thể hiện tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn


tốc độ tăng trưởng lao động.
Giai đoạn 3: phát triển kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu
lao động.
Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch, vụ của
giai đoạn 2 làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến.
Do đó:
Trong nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công
nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao động. Nông nghiệp có
thể giảm số lao động chuyển sang khu vực công nghiệp mà không
ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp.
Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản
phẩm nhập khẩu và chuyển dịch theo hướng xuất khẩu.

1.2.2.3. Mô hình Harrod - Domar.
Ông tranh luận rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn
sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia.
(1) Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hoặc
toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K). K chính là
giá trị tài sản quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất được gọi là quy mô
vốn sản xuất hoặc vốn dự trữ.
Sự thay đổi của qui mô vốn sản xuất (Denta K) ảnh hưởng đến sự thay
đổi tổng sản lượng quốc gia hoặc đầu ra (Denta Y). Hệ số xác định mối
quan hệ tỷ lệ giữa sự thay đổi vốn với đầu ra được gọi là ICOR (hệ số gia

tăng vốn đầu ra - Incremental Capital Output Ratio).
Công thức:
Denta K/ Denta Y = ICOR (1)
Từ (1) => Denta K = Denta Y * ICOR (2)
(2)

Có được vốn tăng thêm là do thực hiện các hoạt động đầu tư. Đầu

tư chính là cơ sở gia tăng vốn sản xuất, do đó:
I = Denta K (3)
Hoặc I = Denta K = Denta Y = ICOR (4)


I: Tổng đầu tư quốc gia
(3)

Vốn đầu tư quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm. Nếu gọi s là tỷ lệ

tích lũy trong GDP và mức tích lũy quốc gia là S:
s = S/Y
Hoặc là: S = s.Y (5)
Trong đó: S là tổng mức tiết kiệm quốc gia.
(4)

Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư do đó

S = I (6)
Thế (4) và (5) vào phương trình (6), ta có:
s (nhỏ).Y = Denta Y. ICOR
hoặc

Denta Y /Y = s/ICOR (7)
Đặt GY: tốc độ tăng trưởng đầu ra,như vậy:
GY = s /ICOR (8)
Từ phương trình (8) cho thấy:
Tốc độ tăng trưởng đầu ra phụ thuộc vào (1) tỷ lệ tiết kiệm (s) (hay tỷ lệ
đầu tư); hoặc (2) Hệ số gia tăng vốn đầu ra (ICOR); hoặc phụ thuộc vào
cả 2 yếu tố trên. 
Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển kinh
tế với các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng
đầu tư 3% để tăng 1% GDP.
Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của
tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu
tư.
1.3. Đo lường mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tăng trưởng kinh
tế.
1.3.1. Cách tiếp cận thông thường.
1.3.1.1. Phân tích.
Gọi:
g: Tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng quốc gia


Denta Y : Sự thay đổi của tổng sản lượng quốc gia
Y : Tổng sản lượng quốc gia
Ta có:
g = Denta Y/Y (1)
Từ phương trình (1) có thể diễn giải:
g = Denta Y/Y = I/Y * Denta Y/I (2)
Trong đó: I là vốn đầu tư quốc gia
Từ phương trình (2) cho thấy tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào:
- Qui mô vốn đầu tư trên 1 đơn vị giá trị sản lượng.

- Số đơn vị giá trị sản lượng tăng thêm trên 1 đơn vị vốn đầu tư.
1.3.1.2. Hạn chế.
(1)

Không làm rõ một cách đầy đủ về nguồn gốc tăng trưởng

(2)

Không lượng hóa được cụ thể các yếu tố đến tốc độ tăng trưởng

kinh tế
1.3.2. Cách tiếp cận hàm sản xuất.
1.3.2.1. Hàm sản xuất chung.
Phần lớn các nhà kinh tế đồng nhất cho rằng 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
quan trọng đến tăng trưởng kinh tế :
K: Vốn sản xuất
L: Lao động 
R: Tài nguyên thiên nhiên
T: Trình độ công nghệ
Từ các yếu tố trên, ta có hàm sản xuất: Y = F (K, L, R, T)
Yếu tố K, L có thể đo lường trực tiếp được.
Yếu tố R khi được khai thác sẽ bổ sung nguồn vốn tích lũy của nền kinh tế
(K).
Yếu tố công nghệ thường không đo lường trực tiếp được và thường đo
lường một cách gián tiếp.
Như vậy có thể viết lại phương trình sau: Y = F (K, L)
1.3.2.2. Hàm sản xuất Cobb - Douglas
Ta có: Y = f (K, L, R, T)



Y: Đầu ra (GDP), K: Vốn sản xuất; L: Số lượng lao động, R: Nguồn tài
nguyên thiên nhiên; T: Khoa học-công nghệ
Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb-Douglas, hàm này có dạng
Y = T * K anpha * L beta * R gamma
Ở đây anpha, beta, gamma là các số lũy thừa, phản ánh tỷ lệ cận biên các
yếu tố đầu vào.
anpha + beta + Gamma = 1
Sau khi biến đổi Cobb-Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc độ
tăng trưởng của các biến số: g = t + anpha k + beta l + gamma r
Trong đó :
g: Tốc độ tăng trưởng của GDP
k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học-công nghệ.
Ví dụ: Giả sử các biến số của phương trình trên nhận các giá trị sau:
y = 0,06 (tốc độ tăng trưởng của GDP là 6%)
k = 0,07 (vốn tăng 7%)
l =0,02 (lao động tăng 2%)
r = 0,01 (tài nguyên - ví dụ đất đai tăng 1%)
anpha = 0,3 (vốn chiếm 30% trong GDP)
beta = 0,6 (lao động chiếm 60% trong GDP)
gamma = 0,1 (tài nguyên chiếm 10% trong GDP)
t =? (khoa học công nghệ)
Thay các số liệu vào phương trình ta có :
0,06 = t + (0,3 * 0,07) + (0,6 * 0,02) +(0,1 * 0,01) = 0,026
Trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa học công nghệ là 2,6%.


Bài 2: LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1. Bản chất của phát triển kinh tế.
2.1.1. Khái niệm.

Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn
đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo 3 tiêu chí sau:
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng
thu nhập bình quân trên một đầu người (tiêu thức thể hiện biến đổi về
lượng) là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của mỗi quốc gia
và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế (tiêu thức phản
ánh biến đổi về chất). Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so
sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, người ta thường dựa vào
dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không
phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ
nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự gia tăng tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp
cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục... hoàn thiện các
tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
2.1.2. Mặt trái của phát triển kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế có nhiều vấn đề cần phải lưu tâm giải
quyết. Mặt trái của quá trình phát triển kinh tế mà các quốc gia có thể
gặp:
(1)

Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đánh đổi bằng việc

khai thác quá mức tài nguyên, môi trường sống của con người.
(2)

Đẩy nhanh việc huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế nhằm đẩy


nhanh tăng trưởng kinh tế.


(3)

Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng sự gia tăng này được hưởng thụ

này bởi một bộ phận nhỏ dân cư trong khi phần lớn dân cư vẫn trong tình
trạng thu nhập thấp và nghèo đói, phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
(4)

Đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển kinh tế nhưng lại tập trung ở

vùng đô thị. Mức sống, hưởng thụ có sự chênh lệch giữa nông thôn và
thành thị, giữa các cộng đồng dân tộc.
(5) Tăng trưởng kinh tế cũng có thể làm mất đi truyền thống văn hóa,
thiếu quan tâm đến cộng đồng, thay đổi lối sống, nảy sinh đạo đức xã
hội...
Phát triển kinh tế bền vững.
Từ những mặt trái xuất hiện trong phát triển kinh tế đòi hỏi phát triển
kinh tế cần quan tâm đến phát triển toàn diện. Hay nói cách khác là
hướng tới sự phát triển bền vững.
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn
định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường sống.
Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam được Chính phủ xác định:
+ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
+ Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
+ Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu
hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng và an ninh.
+ Phát triển xã hội gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.
2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế.
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế.
(1)

Quy mô sản lượng quốc gia

(2)

Thu nhập bình quân đầu người

(3)

Tốc độ tăng trưởng về sản lượng, thu nhập bình quân đầu người.

Bảng: Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế của một số nước năm
2003



GDP
Tên nước

Tỷ
USD

% tăng

trung
bình
hàng
năm

GNP

GNP theo PPP

Tỷ
USD/ngườ
USD i

Tỷ
USD

USD/ngườ
i

1. Theo nhóm nước
Thu nhập
cao
Thu nhập
trung bình
Thu nhập
thấp

29.17
0


2.5

27.73
2

28.550

28.60
3
17.93
3

5.995

3.3

5.732

1.920

1.101

4.3

1.038

450

5.052


2.190

29.450
6.000

2. Một số nước tiêu biểu
Mỹ

10.88
1

3.2

10.94
6

37.610

10.94
6

37.610

Nhật

4.326

1.3

4.390


34.510

3.641

28.620

28.350
24.770
1.100
530

1.639
1.640
6.435
3.068

27.650
27.460
4.990
2.880

21.230
25.430
12.020
2.190
810
3.780
1.080
480


103
196
859
462
689
222
379
202

24.180
28.810
17.930
7.450
3.210
8.940
4.640
2.490

Anh
1.794 2.6
1.680
Pháp
1.747 1.9
1.523
Trung quốc
1.409 9.5
1.470
Ấn Độ
598

5.8
568
3. Một số nước Đông Á và Đông Nam Á
Singapo
91
6.3
90
Hồng Kông
158
3.7
173
Hàn Quốc
605
5.5
576
Thái Lan
143
3.7
136
Indonesia
208
3.5
173
Malaysia
103
5.9
94
Philipin
80
3.5

88
Việt Nam
40
7.5
39

Nguồn : Báo cáo phát triển thế giới, 2005
PPP: Purchansing Power Patity - Giá sức mua tương đương (Sử dụng tỷ
giá tính theo ngang giá sức mua khi đồng tiền của một nước có giá trị như
nhau ở các nước, tức là có sức mua bằng nhau ở các nước).
Bảng số liệu trên cho thấy tăng trưởng kinh tế đối với các nước trên thế
giới có các khía cạnh đáng lưu ý:
+ Theo nhóm nước, có sự khác biệt lớn về quy mô GDP, GNP giữa nhóm
nước có thu nhập cao, trung bình và thấp.


+ Trung Quốc là quốc gia có GDP lớn và tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất
so với các quốc gia khác.
+ Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất ở khu vực Đông Nam Á,
nhưng GDP nhỏ hơn các nước khác.
2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thay đổi cơ cấu kinh tế.
Thể hiện các mặt: cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế, vùng kinh tế, lao
động, và ngoại thương.
(1) Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế.
Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế gắn với quá trình phát triển kinh tế qua
thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp giảm
dần, các tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
Bảng: Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2003
Đơn vị tính: %
Nhóm nước


Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

1. Các nước thu nhập cao

2

27

71

2. Các nước thu nhập trung 11
bình

38

50

3. Các nước thu nhập thấp

25

25

50


4. Đông Á & Thái Bình Dương

14

49

38

5. Nam Á

23

25

52

6. Châu Mỹ la tinh

7

25

68

7. Châu phi

14

29


57

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005, ngân hàng thế giới (WB).
(2) Cơ cấu vùng kinh tế.
Sự phát triển kinh tế thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành thị
và nông thôn.
Ở các nước đang phát triển kinh tế nông thôn chiếm tỷ trọng rất cao và
khi đó các nước phát triển đối ngược lại.
Bảng: Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên và dân số thành thị theo
nhóm nước


Đơn vị tính: %
Nhóm nước

Tốc độ tăng trưởng Tốc độ tăng dân số
dân số tự nhiên
thành thị

45 nước có thu nhập thấp

2

3.9

60 nước có mức thu nhập 1.7
trung bình

2.8


Các nước phát triển có 0.6
thu nhập cao

0.8

Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2003, ngân hàng thế giới.
(3) Cơ cấu ngoại thương.
Trong quá trình phát triển kinh tế, những câu hỏi thường đặt ra đối với
mỗi nước là: nền kinh tế của quốc gia đã “mở” chưa? Tính chất hoạt động
xuất nhập khẩu?
(4) Cơ cấu lao động.
Sự thay đổi cơ cấu lao động của nền kinh tế gắn với quá trình phát triển
kinh tế qua thời gian phải theo xu hướng: tỷ trọng lao động của khu vực
nông nghiệp giảm dần, các tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và
dịch vụ tăng dần.
2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội.
Sự tiến bộ xã hội xem xét trên các mặt: tuổi thọ, trình độ giáo dục, thu
nhập dân cư của quốc gia.
(1) Tuổi thọ.
Phản ánh kết quả cuối cùng của tiến bộ xã hội như môi trường sống,
chăm sóc sức khỏe, thu nhập, điều kiện lao động tác động đến đời sống
dân cư.
Để phản ánh tuổi thọ dân cư, các chỉ tiêu được sử dụng: tuổi thọ trung
bình của dân cư và chỉ số tuổi thọ. Gắn với quá trình phát triển kinh tế,
các chỉ tiêu trên phải được cải thiện theo thời gian:
Công thức tính tuổi thọ (Life Index, LI):


LI = (Lf –Lm)/(LM-Lm)
Trong đó:

Lf: Tuổi thọ trung bình của quốc gia được đánh giá
Lm: Tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới (ví
dụ: Lm của Swaziland 31,9)
LM: Tuổi thọ trung bình của quốc gia được xếp hạng cao nhất thế giới (ví
dụ: LM của Andorra 82,5)
Mười nước có tuổi thọ cao nhất là: Andorra 82,5; Nhật 82,1; San Marino
82; Singapore 82; Úc 81,6; Canada 81,2; Pháp 81; Thụy Điển 80,9; Thụy
Sĩ 80,8; Iceland 80,7.
Còn mười nước có tuổi thọ thấp nhất là: CH Trung Phi 44,5; Malawi 43,8;
Djibouti 43,4; Liberia 41 , 8; Mozambique 41,2; Sierra Leone 41,2;
Lesotho 40,4; Zambia 38,6; Angola 38,2; Swaziland 31,9.
(2) Giáo dục.
Phản ánh trình độ giáo dục và dân trí của một quốc gia. Các chỉ tiêu sử
dụng: tỷ lệ người lớn biết chữ (tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ), tỷ lệ
dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi (tỷ lệ dân số 6-17 tuổi đi học phổ
thông), chỉ số giáo dục (Education Index, EI).
EI = (2Pe + Pa)/3
Pe: tỷ lệ người lớn biết chữ
Pa: tỷ lệ dân số đi học phổ thông đúng độ tuổi 
(3) Thu nhập.
Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calo tối thiểu bình
quân một ngày của mỗi người (2.100 - 2.300 calo) đảm bảo khả năng
sống và làm việc bình thường. Để đảm bảo nhu cầu này, con người cần
một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Để
phản ánh mức thu nhập trên, các chỉ tiêu được sử dụng: GNP/người và chỉ
số thu nhập (Income Index, YI).
YI = (Y’ – Ymin)/(Ymax-Ymin)
Y’: GNP/người của quốc gia được đánh giá
Ymin: GNP/người của quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới.



Ymax: GNP/người của quốc gia được xếp hạng cao nhất thế giới
2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường.
Gắn với sự phát triển kinh tế bền vững, môi trường sống, môi trường tự
nhiên, cân bằng sinh thái phải được bảo vệ và được cải thiện cùng với
tăng trưởng kinh tế. Để đánh giá tiến bộ về môi trường, các chỉ tiêu được
sử dụng bao gồm:
(1)

Mức độ ô nhiễm môi trường nhỏ hơn hoặc bằng tiêu chuẩn qui định.

(2)

Lượng sử dụng tài nguyên nhỏ hơn hoặc bằng lượng khôi phục, tái

tạo.
2.3. Các giai đoạn phát triển kinh tế.
2.3.1. Lý thuyết cất cánh.
Lý thuyết “cất cánh” của Waet Walt Rostow, nhà lịch sử kinh tế Mỹ với tác
phẩm “những giai đoạn tăng trưởng kinh tế”. Rostow đưa ra các giai đoạn
phát triển của quá trình phát triển kinh tế hiện đại vào năm 1961. Ông
chia làm 5 giai aoạn.
Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống (The Traditional Society)
Xã hội với năng suất lao động thấp. Nông nghiệp giữ vai trò thống trị
trong nền kinh tế, tích lũy kém, ảnh hưởng đến môi trường xã hội kém
linh hoạt. Ông đưa ra một số nội dung cụ thể:
- Nông nghiệp là chính.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ còn hạn chế.
- Tiêu chí xã hội nông nghiệp truyền thống chiếm 75% lực lượng lao động
xã hội tạo ra lương thực, thực phẩm cho xã hội.

- Tích lũy cho nền kinh tế chủ yếu năm trong tay địa chủ, phong kiến.
- Xã hội thuần nông nghiệp, chậm thay đổi, kém linh hoạt và người dân
sử dụng phần lớn các thu nhập cho hoạt động phi sản xuất.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị cất cánh (Precondition for the take off)
Trong xã hội tồn tại song song 2 khu vực


- Đối với phân công lao động xã hội, nó đã có sự chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng lao động nông nghiệp chuyển dần sang khu vực công
nghiệp và gắn liền với nó là quá trình đô thị hóa.
- Đối với việc tích lũy vốn trong xã hội đã có sự chuyển dịch từ vai trò của
tầng lớp địa chủ sang vai trò của chủ doanh nghiệp. Và việc này tăng lên
rất nhiều lần.
Trong nền kinh tế, thị trường trong nước ngày càng mở rộng để có sự
phát triển về mặt ngoại thương và trong nền kinh tế đã có một số lĩnh vực
công nghiệp có xu hướng hướng ngoại.
Trong xã hội bắt đầu xuất hiện các giai cấp khác nhau. Theo ông những
giai cấp đó là:
+ Những người chịu đổi mới, chủ doanh nghiệp, lực lượng công nhân. Ông
cho rằng những người này đã kích hoạt những hệ thống kinh tế nhằm đẩy
mạnh sản xuất công nghiệp và tuân thủ các nguyên tắc về phân công lao
động.
+ Ông cho rằng đây là giai đoạn tích lũy tiền đề để cất cánh và có thể kéo
dài cả 100 năm.
+ Trong giai đoạn này tồn tại sự mất bình đẳng trong phân phối và thu
nhập. Quá trình tích lũy của nền kinh tế không ngừng tăng lên và trong
nền kinh tế các quốc gia đã có thể lựa chọn được các khu vực kinh tế mũi
nhọn. Thị trường ngoại thương được mở rộng và công nghiệp phát triển.
Giai đoạn 3: cất cánh (Take off)
Theo ông giai đoạn này chỉ xảy ra khi hội đủ 3 điều kiện

- Tỷ lệ đầu tư mới đạt trên 10%.
- Phát triển một số ngành có tốc độ cao, có tính dẫn đầu và đây là những
ngành mũi nhọn có thể đẩy mạnh ngoại thương như: chế biến nông sản,
công nghiệp khai hóa, chế tạo...
- Xây dựng được thể chế chính trị phù hợp. Theo ông phải thay đổi được
thế hệ lãnh đạo bảo thủ bằng những tiến bộ, trên cơ sở đó mới huy động
được nguồn vốn đầu tư, phát triển và trưởng thành đội ngũ các doanh
nhân.


Đây là giai đoạn diễn ra trong thời gian ngắn và tạo ra một sự chuyển
biến nhanh chóng về chất trong nền kinh tế và ông cho rằng để tiến hành
cất cánh thường gắn liền với một biến cố nào đó.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, tầng lớp chủ các doanh nghiệp
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện đổi mới nền kinh tế.
Giai đoạn 4: Trưởng thành (The drive to technological maturity)
- Tỷ lệ đầu tư mới yêu cầu cao hơn đạt trên 20%.
- Kỹ thuật hiện đại được áp dụng với quy mô lớn.
- Ngành công nghiệp bước sang giai đoạn trưởng thành hiện đại.
- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp giảm dần, dân số thành thị tăng lên.
Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh hơn và thị trường lao động được tổ
chức có hiệu quả hơn.
- Cơ cấu xã hội có sự thay đổi lớn và ông nhấn mạnh đã xuất hiện các nhà
chính trị, những chủ doanh nhân tham gia lãnh đạo đất nước với phẩm
chất mới (có tầm nhìn bao quát và nhạy bén)
- Đời sống nhân dân được nâng cao.
Giai đoạn 5: Tiêu dùng cao (The age of high mass consumption)
- Đây là giai đoạn thỏa mãn nhu cầu ở mức độ cao trong đại đa số nhân
dân.
- Năng suất lao động đạt đến mức độ cực kỳ cao, hàng hóa sản xuất dôi

ra, giai đoạn này đôi khi xảy ra khủng hoảng thừa.
- Đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao.
- Theo ông khi xã hội đạt được những mục tiêu cơ bản nêu trên thì các
quốc gia có thể chuyển theo 3 hướng:
+ Tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh và thời gian nghỉ ngơi cho người
lao động.
+ Cung cấp mở rộng các hàng hóa tiêu dùng cá nhân bao gồm nhà ở, các
hàng hóa dịch vụ lâu bền.
+ Khuếch trương sức mạnh của quốc gia trưởng thành trên thị trường
quốc tế.
Nhận xét:
Ưu điểm:


- Lý thuyết này chỉ ra xu hướng vận động của quá trình phát triển.
- Những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện giai đoạn cất cánh trong
đó vai trò của giai đoạn tiền cất cánh là hết sức quan trọng.
- Các nước đang phát triển thông qua kinh nghiệm lịch sử có thể vận dụng
vào thực tế lý thuyết Rostow đặc biệt là sự lựa chọn trong bước đi, trong
cơ cấu và những lĩnh vực mũi nhọn trong quá trình phát triển.
Hạn chế:
- Trên thực tế những giai đoạn mà Rostow đưa ra được xác định một cách
thiếu chính xác, khó có thể kiểm định được về mặt khoa học, những điều
kiện để phân biệt giữa giai đoạn này và giai đoạn khác thì khó, ranh giới
giữa các giai đoạn thường nhầm lẫn và khá mờ nhạt. Đó là giai đoạn
chuẩn bị cất cánh và cất cánh.
- Ông đưa ra điều kiện để tăng trưởng là 10% & 20%, đây chỉ mới là điều
kiện cần nhưng chưa đủ.
- Liệu lý thuyết này có thích hợp với các nước thế giới thứ ba hiện nay hay
không, khi những nước này thiếu cả vốn và những điều kiện cần thiết cho

sự phát triển. Trong điều kiện hiện nay vấn đề toàn cầu, quốc tế hóa đặt
ra rất nhiều những biến động đối với các nước đang phát triển.
- Lý thuyết này không thích hợp hoặc không tương thích với điều kiện
thực tế của các nước đang phát triển. Bởi vì nó dựa trên cơ sở kinh
nghiệm của các nước phát triển đi trước mà chưa tính đến một cách đầy
đủ hoàn cảnh lịch sử của các nước đang phát triển.
Kết luận:
Vấn đề đặt ra đối với chúng ta là phải tìm hiểu ra điểm hợp lý của lý
thuyết và vận dụng nó một cách có chọn lọc vào hoàn cảnh lịch sử của
mỗi nước và với ý nghĩa đó khi nghiên cứu lý thuyết của Rostow gợi cho ta
rất nhiều những điểm để suy nghĩ. Chẳng hạn như là:
- Chúng không có sự rập khuôn khuôn mẫu khi có sự vận dụng.
- Để tăng trưởng kinh tế phải có những điều kiện:
-> Đầu tư.
-> Các ngành kinh tế dẫn đầu.
-> Môi trường chính trị, xã hội để phát triển kinh tế.


- Các nước có thể vận dụng để rút ngắn được các giai đoạn phát triển mà
Rostow đưa ra: trong giai đoạn 1, 2 chúng ta có thể giảm tỷ trọng nông
nghiệp, gia tăng sản phẩm chế biến. Trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh
chúng ta có thể thực hiện phương châm “đi tắt, đón đầu, nhảy vọt, tuần
tự”.
2.3.2. Lý thuyết về thay đổi cơ cấu.
Lý thuyết về thay đổi cơ cấu kinh tế của nhà kinh tế học Mỹ Hollis
Chenery, ông dựa vào sự phát triển của nhiều quốc gia từ giai đoạn 1950
đến 1973, ông kết luận rằng:
(1)

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần.


(2)

Tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần.

2.3.3. Lý thuyết về phân chia nhóm các nước theo trình độ phát
triển kinh tế.
Ngân hàng thế giới World Bank sắp xếp các nước trên thành 4 nhóm quốc
gia.
Nhóm 1: Các nước công nghiệp phát triển
Các nước này qui mô GDP hơn 500 tỷ USD và có tỷ trọng cao trong khu
vực công nghiệp, khoảng 40 quốc gia gồm: 8 nước công nghiệp phát triển
(G7+Nga) và các nước công nghiệp phát triển khác (các nước Tây Âu, Bắc
Âu, Úc và Newzealand).
Nhóm 2: Các nước công nghiệp mới (NICs)
Các quốc gia Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Braxin, Mehicô,
Achentina, Israen, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Hầu hết
những quốc gia này vào thập niên 60, trong đường lối phát triển kinh tế
đã tận dụng lợi thế so sánh qua từng thời kỳ để xuất khẩu.

Nhóm 3: Các nước xuất khẩu dầu mỏ
Các quốc gia này tận dụng sự ưu đãi tự nhiên, khai thác xuất khẩu, nhanh
chóng tích lũy vốn. Để bảo vệ nguồn thu nhập từ dầu mỏ, các quốc gia


này họp lại hình thành tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPECs
(Organization Petrolium Exporting Countries).
Hiện nay tổ chức này có 12 nước thành viên được liệt kê dưới đây với
ngày tháng gia nhập.
Châu Phi: 4 thành viên (Algérie; Libya; Nigeria; Angola)

Trung Đông: 6 thành viên (Iran; Kuwait; Qatar; Ả Rập Saudi; Các Tiểu
vương quốc Ả Rập Thông nhất và Iraq không được đếm vào phần xuất
khẩu của OPEC từ năm 1998)
Nam Mỹ: 2 thành viên (Venezuela và Ecuador)
Cựu thành viên: Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995);
Indonesia (tháng 12 năm 1962 đến 2008)
Thành viên tương lai: Bolivia, Canada, Sudan và Syria đã được OPEC
mời tham gia
Nhóm 4: Các nước đang phát triển. Nhóm này chia 3 loại:
- Các nước có mức thu nhập trung bình trên 2.000 USD/người
- Các nước thu nhập thấp từ 600 USD đến dưới 2.000 USD/người.
- Các nước thu nhập rất thấp dưới 600 USD/người.

Bài 3: LÝ THUYẾT NGHÈO ĐÓI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG PHÂN
PHỐI THU NHẬP
3.1. Khái niệm và thước đo nghèo đói, bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập.
3.1.1. Khái niệm.
Nghèo là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thấp,
thiếu những nhu cầu cơ bản hằng ngày, thiếu tài sản và dễ bị tổn thương
trước những mất mát. Nghèo được nhận diện trên hai khía cạnh: nghèo
đói tuyệt đói và nghèo đói tương đối.
a. Nghèo đói tuyệt đối (Absolute Poverty)
Là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và thỏa
mãn những nhu cầu cơ bản của cuộc sống (ăn, mặc, ở, chăm sóc sức


khỏe, giáo dục...) mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của World Bank

đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia.
Bảng 3.1: tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank
STT

Khu vực

1
2
3
4

Các nước đang phát triển
Châu Mỹ Latinh và Caribe
Các nước Đông Âu
Các nước phát triển

Mức thu nhập
(USD/người/ngày)
1 USD
2 USD
4 USD
14,4 USD

tối

thiểu

Nguồn: World Bank
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam trong thời kỳ 2000 2005.
Tiêu chuẩn nghèo đói

STT Khu vực

Mức thu nhập/người/tháng

Mức thu
nhập/người/năm

1

Thành thị

150.000 đồng

1.800.000 đồng (128
USD)

2

Nông thôn
đồng bằng

120.000 đồng

1.200.000 đồng (85
USD)

3

Nông thôn
miền núi,

hải đảo

80.000 đồng

960.000 đồng (68 USD)

Nguồn: theo QĐ 143/2 của Bộ Lao động Thương binh - xã hội.
Như vậy, tiêu chuẩn của Việt Nam thấp hơn nhiều so với World Bank (128
< 360 USD/người/năm).
b. Nghèo đói tương đối (Ralative Poverty)
Là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có
thu nhập thấp nhất trong xã hội theo những địa điểm cụ thể và thời gian
nhất định.


Như vậy, nghèo đói tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội
về tình trạng thu nhập thấp với nhóm người.
c. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Inequality).
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập là có sự khác biệt lớn về tình
trạng thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.
3.1.2. Thước đo.
3.1.2.1. Đánh giá tình trạng nghèo và cải thiện nghèo.
a. Đánh giá tình trạng nghèo.
Theo WB (World Bank), ngưỡng nghèo mà mức thu nhập hoặc chi tiêu chỉ
vừa đảm bảo được mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức
chuẩn 2.100 calories/người/ngày. Ngưỡng nghèo này được gọi là ngưỡng
nghèo về lương thực, thực phẩm.
Từ giữa thập niên 70 và 80, nghèo đó được tiếp cận theo khía cạnh là
thiếu thốn những nhu cầu cơ bản (không bảo đảm được mức sống tối
thiểu), gồm: tiêu dùng, hưởng thụ dịch vụ xã hội và sở hữu nguồn lực. Do

đó, theo cách tiếp cận này gọi là ngưỡng nghèo chung.
Để đánh giá hiện trạng nghèo của quốc gia, các chỉ tiêu thường sử
dụng sau:
(1)

Số người hoặc số hộ nghèo đói chung: theo tiêu chuẩn WB, mức thu

nhập dưới 360 USD/người/năm.
(2)

Số người hoặc số hộ nghèo đói lương thực: số người hoặc số hộ có

thu

nhập

không

đảm

bảo

mức

năng

lượng

tối


thiểu

(2.100

calories/ngày/người).
(3)

Tỷ lệ người hoặc hộ nghèo đói chung: là tỷ lệ phần trăm (%) của số

người hoặc số hộ có thu nhập không đảm bảo mức sống tối thiểu trên
tổng dân số hoặc tổng số hộ gia đình của một quốc gia. Theo World Bank,
mức thu nhập dưới 360 USD/người/năm, như Châu Phi là 80%, Nam Á
79%, Trung Đông 61% và Việt Nam 51%. Đến năm 1998 tỷ lệ hộ nghèo
chung của Việt Nam là 37%.
(4)

Tỷ lệ người hoặc hộ nghèo đói lương thực: là tỷ lệ phần trăm (%)

của số người hoặc số hộ có thu nhập không đảm bảo được mức năng


×