Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.26 KB, 31 trang )

A- PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Giáo dục học mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục cả nước thì GDMN đã
và đang có những bước chuyển biến đáng kể; Quy mô trường lớp được củng cố
và mở rộng thu hút trẻ trong độ tuổi mầm non được chăm sóc giáo dục ở trường
ngày càng đông. Có được kết quả bước đầu là nhờ một phần vận dụng đúng đắn
chủ trương xã hội XHHGDMN.
XHHGD là chủ trương quan trọng mang tính chiến lược nhằm huy động
nguồn lực của xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục, huy động toàn dân đóng
gúp nhân lực, vật lực, tài lực làm cho giáo dục ngày càng phát triển hơn. Tại
cuộc gặp gỡ với lãnh đạo và cán bộ Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 26 tháng 4
năm 2002 đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Giáo dục cũng như các
mặt công tác cách mạng khác, phải huy động bằng được sự tham gia của nhân
dân. Nhà trường của ta phải gắn bó với cha mẹ học sinh, sinh viên, phải gắn bó
với cộng đồng, với xã hội, phải thể hiện được tư tưởng của nhân dân, do dân, vì
dân. Chỉ có như vậy, nhân dân mới chăm lo cho nhà trường và mới huy động
được nhân dân đúng gúp trí tuệ, công sức, tiền của để phát triển giáo dục"
Theo Luật giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo, phát triển GDMN cần phải
gắn bó với công tác vận động xã hội mới đem lại hiệu quả cao. Tính phong trào
là đặc điểm riêng và là quy luật phát triển của GDMN, vì vậy phải phối hợp giữa
các ban ngành và toàn thể xã hội thì mới phát triển được bậc học này.
Phường Lê Lợi thuộc phía Nam thị xã Kon Tum được thành lập năm 1998. Từ
khi thành lập đến nay, phường Lê Lợi đó có những bước chuyển biến đáng kể về
kinh tế văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, so với cỏc phường thuộc thị xã Kon Tum thì
Lê Lợi vẫn là một phường phát triển chậm, đời sống nhân dân còn nghèo, nhất
là ở hai làng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu sống bằng nghề nông, làm


nương rẫy nên thu nhập thấp,vẫn còn nhiều hộ nghèo.Trình độ dân trí thấp, nhận


thực về giáo dục mầm non cũng rất hạn chế như ; Rất nhiều cha mẹ trẻ không
muốn đưa con đến lớp mầm non, nhất là các cha mẹ trẻ dân tộc thiểu số vì nhận
thức không qua GDMN trẻ vẫn được vào lớp 1. Bên cạnh đó, một số cán bộ của
địa phương, cũng như giáo viên, phụ huynh hiểu một cách phiến diện, không
đầy đủ, đúng đắn về XHHGDMN.
Trong khi đó, trường mầm non Lê Lợi( nay là mầm non Nắng Mai) được thành
lập tháng 9/2003 trên cơ sở chia tách từ tổ mẫu giáo thuộc trường TH-THCS Lê
Lợi. Cơ sở vật chất trường lớp của trường còn rất khó khăn; khu trung tâm tại
Làng Pleirơhai1 chỉ có 2 phòng học ( Một phòng làm việc của BGH và 1 lớp
học) các điểm trường hầu hết là học nhờ hội trường tổ dân phố, Nhà Rông và trụ
sở cơ quan khác, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ không có; Tỷ lệ trẻ trong
độ tuổi mầm non ra lớp thấp đạt tỷ lệ trẻ MG 50,3%( 2003),trường chưa có
nhóm trẻ nên tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp là 0%. Xuất phát từ tình hình về cơ sở vật
chất và học sinh trên, là một cán bộ quản lý trường mầm non tôi luôn trăn trở
suy nghĩ làm thế nào để phát triển được sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa
bàn phường Lê Lợi, thu hút trẻ trong độ tuổi mầm non được CSGD ở trường
mầm non Nắng Mai. Với lý do trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và vận dụng "Một
số biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục trong Trường mầm non).
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về XHHGD và từ thực trạng của địa
phương, đơn vị, tìm ra những biện pháp vận dụng có hiệu quả chủ chương
XHHGDMN tại trường mầm non Nắng Mai . Để đưa sự nghiệp giáo dục mầm
non của phường Lê Lợi nói chung và trường mầm non Nắng Mai nói riêng phát
triển theo kịp với sự phát triển chung của ngành học Thành phố Kon Tum.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận về XHHGD.


- Nghiên cứu thực trạng của địa phương, đơn vị.
- Tìm ra những biện pháp vận dụng có hiệu quả chủ chương XHHGDMN tại

trường mầm non Nắng Mai
IV - Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp thực hiện
XHHGDMN ở trường mầm non Lê Lợi (Nắng Mai).
V- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tham khảo tài liệu
- Phương pháp khảo sát nghiên cứu thực trạng
- Phương pháp thống kê.
VI- Phạm vi thực hiện:
1. Phạm vi thực hiện:
XHHGD là một vấn đề rất rộng, do hoàn cảnh điều kiện thực tiễn công
tác, tôi chỉ đề xuất một số biện pháp đã thực hiện XHHGDMN tại trường mầm
non Nắng Mai từ góc độ quản lý.
2- Thời gian thực hiện : Từ năm học 2004-2005 đến năm học 2008-2009( 4
năm) và tiếp tục thực hiện ở năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011.

B. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận :
1.1- Xã hội hóa giáo dục:


XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung
ương II khoá VIII (1997), một Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đầu tiên của
Đảng khẳng định : "Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà
nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân; kết hợp tốt giáo dục
học đường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội . Các tổ chức kinh tế, xã hội,
các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực, góp phần phát triển sự
nghiệp đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT".
XHHGD là con đường để xây dựng hệ thống giáo dục lành mạnh, có chất lượng
đi theo định hướng XHCN, tạo nên động lực xây dựng thành công một xã hội
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2- Vai trò của GDMN:
GDMN có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng là chuẩn bị tiền đề về thể chất, về trí tuệ
và về tâm lý, cho trẻ em đến trường phổ thông và cũng tạo ra tiền đề vững chắc
cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước ta hết sức quan tâm đến GDMN và đã cho ra đời những chủ trương chính
sách hợp lý kịp thời nhằm phát triển GDMN trong thời kỳ mới , thời kỳ CNH HĐH đất nước.
Phát triển GDMN là nền tảng chiến lược phổ cập tiểu học của đất nước. Nhiều
công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng minh lợi
ích lâu dài của việc can thiệp giáo dục vào các năm ở tuổi mầm non . Trí tuệ,
tính cách và hành vi đứa trẻ đã được hình thành ở chính những năm đầu cuộc
đời con người. Những can thiệp khi trẻ còn nhỏ có thể thúc đẩy các em đi học
và giảm tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ lưu ban tức là chất lượng học tập của các em sẽ vững
chắc hơn.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là công việc vô cùng quan trọng
vì ở lứa tuổi mầm non mà bị suy dinh dưỡng thường xuyên và sức khoẻ kém
hơn ở lớp tiểu học thì trẻ sẽ không đi học đều dẫn đến tình trạng lưu ban bỏ học.


Khoa học đã chứng minh rằng:" Trẻ em lứa tuổi mầm non ( từ 0 đến 6 tuổi) có
sự tăng trưởng rất lớn lao về cơ thể , trí tuệ và tình cảm. Chẳng hạn có tới 50%
sự phát triển trí tuệ của con người được diễn ra trong lứa tuổi từ bào thai đến 4
tuổi, từ 4 tuổi đến 8 tuổi đạt được 30% nữa và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi
trưởng thành nhưng tốc độ chậm dần sau 18 tuổi" .
1.3 - Mục tiêu giáo dục mầm non:
Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, trí tuệ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
1.4- Nhiệm vụ của GDMN :
- Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chất lượng chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo mục tiêu kế hoạch đào tạo.
- Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc

cha mẹ, ủng hộ những tập quán tốt, bài trừ những tập quán phản khoa học cho
việc chăm sóc giáo dục trẻ ở các gia đình và cộng đồng, góp phần cùng các lực
lượng xã hội khác quan tâm thích đáng đến trẻ thiệt thòi.
- Phát huy ảnh hưởng của mình, thông qua việc tác động vào các công tác nuôi
dạy trẻ trong gia đình. Kết hợp chặt chẽ cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình
với phong trào nuôi con khoẻ dạy con ngoan, xây dựng gia đình văn hoá mới,
góp phần đảm bảo hạnh phúc gia đình, tăng năng xuất lao động xã hội.
1.5- Đặc trưng của GDMN.
GDMN là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân nhưng cho đến nay nó
vẫn chưa mang tính chất bắt buộc đối với mọi trẻ em. Nhiều trẻ em trong độ tuổi
chưa đến trường. Nhiều loại hình chăm sóc giáo dục trẻ em tồn tại. Sự tồn tồn
tại và phát triển của ngành chủ yếu dựa vào các hỗ trợ đóng góp của cộng đồng .


Điều này đòi hỏi bản thân ngành GDMN phải làm sao cho mọi người hiểu và
cùng tham gia công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
1.6- XHHGDMN
Cho tới nay GDMN đã tồn tại với đủ các quy mô trường, lớp, nhóm, các loại
hình công lập, dân lập và các loại hình tư thục có xu hướng phát triển. Có thể
nói sự đóng góp vào sự nghiệp phát triển GD-ĐT không chỉ là trách nhiệm
nghĩa vụ của mọi gia đình, mỗi người dân đối với đất nước, với dân tộc mà còn
là lợi ích tương lai của mỗi người vì tương lai con em chúng ta. Vì vậy ,việc đa
dạng hoá ngành học mầm non chính là mở rộng cho mọi tầng lớp nhân dân chủ
động tham gia đóng góp, xây dựng vào hoạt động GDMN.
XHHGDMN là: Huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm GDMN, dưới sự
quản lý thống nhất của Nhà nước. Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là
nhiệm vụ chung của các trường, lớp mầm non, của cả gia đình trẻ và cộng
đồng. Cần huy động và tạo điều kiện để gia đình và cộng đồng tham gia vào
hoạt động GDMN. GDMN phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội và cộng
đồng.

1.7- Chủ trương thực hiện XHHGDMN của Đảng và nhà nước;
Luật giáo dục đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước về phát
triển sự nghiệp GD-ĐT. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX (4 (2001) đã khẳng định "Phát triển GD-ĐT là một những động lực
quan trọng thúc đẩy sự CNH - HĐH, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con
người."
Để thực hiện phát triển giáo dục trên toàn quốc, Chính phủ đã phát hành Công
trái xây dựng Tổ quốc mang tên Công trái Giáo dục nhằm huy động vốn hỗ trợ
các tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh có nhiều khó khăn để thực hiện mục
tiêu kiên cố hoá trường học theo quy định tại Nghị quyết số 09/2002/QH khoá
11 ngày 28/11/2002 của Quốc hội, xoá phòng học 3 ca và phòng học tranh, tre,


nứa, lá . Riêng trong lĩnh vực GDMN, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (42001) đã chỉ rõ: "Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ và
trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những
vùng khó khăn". Đặc biệt ngày 15/11/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 161/2002/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển GDMN. Trong quyết
định này, những vấn đề cơ bản của GDMN đã được định hướng và giải quyết
rõ : Vấn đề quy hoạch mạng lưới, chính sách đầu tư, chính sách đối với giáo
viên , trách nhiệm của các bộ,ngành, và uỷ ban nhân dân các cấp đối với nhiệm
vụ phát triển GDMN. Từ đó Bộ giáo dục đào tạo đã có công văn số
6290/BGD&ĐT-KHTC về triển khai công tác XHH trong ngành giáo dục và
đào tạo;Về phí địa phương UBND Tỉnh Kon Tum đã có Quyết định số
10/2007/QDD-UBND ngày 8/5/2007 phê duyệt đề án XHHGD Tỉnh Kon Tum
giai đọa 2006-2010 và công văn số 2408/UBND –VX ngày 28/11/2008 của
UBND Tỉnh Kon Tum về cơ chế thu XHHGD.
Dưới sự quyết tâm chỉ đạo của Chính phủ, với sự cố gắng triển khai của các địa
phương, sự nỗ lực to lớn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, GDMN đã có những
bước khởi sắc đáng mừng. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp tăng đều trong những năm
qua.


Chương 2- Cơ sở thực tiễn:
1- Thực trạng của trường mầm non Lê Lợi (MNNắng Mai):
Năm học 2003-2004, khi thành lập, trường mầm non Nắng Mai có 7 lớp
mẫu giáo với tổng số học sinh là 162 cháu không có nhà trẻ,Quy mô lớp phân
tán, không tập trung địa điểm mở lớp hầu hết nằm rải rác ở các làng đồng bào
DTTS và các tổ dân phố của Phường.


Tỷ lệ trẻ ra lớp mẫu giáo thấp đạt 50,3%. Do nhận thức của cha mẹ học sinh về
việc cho con em đi học mầm non nói riêng và sự chăm sóc - giáo dục trẻ em nói
chung còn hạn chế.
Hệ thống trường lớp ngoài công lập chưa có.
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao, trường chưa tổ chức được lớp bán
trú để trẻ được ăn, ngủ tại trường.
CSVC, trang bị còn còn rất nghèo nàn, thiếu về số lượng và kém về chất
lượng:
- Có 71% phòng học tạm bợ, học nhờ nhà Rông và cơ quan khác; Khu trung tâm
và các điểm trường chưa có hàng rào, đặc biệt là thiếu phòng học.
- Đồ dùng đồ chơi rất thiếu, sân trường có 0% đạt yêu cầu
- Các điểm trường 100% chưa có nguồn nước sạch.
- Khu vệ sinh có 0 % đạt yêu cầu.
- Tài liệu, đồ dùng dạy học, đồ chơi, các phương tiện nuôi dạy khác hầu như rất
nghèo nàn lạc hậu.
Tình hình trên cho thấy rằng các cháu trong độ tuổi mầm non vẫn chưa được
hưởng thụ một sự công bằng trong giáo dục. Như vậy làm sao có thể để các bậc
cha mẹ yên tâm cho con em đến lớp, làm sao có thể chuẩn bị cho các cháu đủ
điều kiện vào học tiểu học một cách vững vàng, tình trạng này kéo dài nhất định
sẽ cản trở cho sự phát triển của các cháu và tiếp tục sẽ làm giảm chất lượng giáo
dục bậc phổ thông, các cháu sẽ bị lưu ban nhiều và dẫn đến việc bỏ học.

Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Kinh phí
của Nhà nước để đầu tư xây dựng trường lớp và thiết bị đồ dùng đồ chơi cho


GDMN hàng năm rất ít. Điều này tất yếu dẫn đến tình trạng phát triển GDMN
hết sức khó khăn.
Mặt khác, là mâu thuẫn giữa một mặt là yêu cầu của phổ cập giáo dục tiểu học
đòi hỏi phát triển với quy mô rộng lớn của lớp mẫu giáo 5 tuổi được chuẩn bị
vào tiểu học với một mặt là không đủ điều kiện để phát triển mà khó khăn trước
hết là cơ sở vật chất.
Muốn khắc phục những tồn tại hiện đang cản trở sự phát triển GDMN ở
Phường Lê Lợi thì phải thống nhất chỉ đạo theo chủ trương, đường lối của
Đảng, Nhà nước cụ thể là tăng cường nhận thức về XHHGDMN. Bởi có nhận
thức đúng thì hành động mới đúng. Mặt khác cơ sở hạ tầng của trường mầm non
Nắng Mai hiện đang là vấn đề bức xúc cần phải được tháo gỡ kịp thời.
2- Sự cần thiết phải XHHGDMN:
Với thực trạng trên, giáo dục mầm non của Phường Lê Lợi nói chung và trường
mầm non Nắng Mai nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn đó
là; cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chăm
sóc giáo dục trẻ còn rất thiếu thốn và nghèo nàn; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi
mầm non ra lớp thấp; Quy mô phát triển trường lớp thiếu đa dạng; nhận thức của
cha mẹ học sinh, cơ hội đi học mầm non nói riêng và sự chăm sóc - giáo dục trẻ
em nói chung còn hạn chế. Để giải quyết những bài toán trên, không có con
đường nào khác là cần phải có giải pháp thực hiện tốt chủ chương
XHHGDMN;huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng trường lớp và đa dạng
hoá các loại hình trường lớp sao cho phù hợp với sự phát triển chung của thành
phố Kon Tum. Có như vậy GDMN phường Lê Lợi mới thực sự duy trì, ổn định
và phát triển.

Chương 3: Một số biện pháp thực hiện XHHGDMN tại Trường mầm non

Nắng Mai.


I- Quá trình thực hiện:
1- Những việc đã làm:
1.1. Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục:
Nhà trường trực tiếp tiến hành công tác giáo dục và phối hợp với gia đình và
các lực lượng xã hội chăm lo xây dựng môi trường nhà trường từ cảnh quan nhà
trường tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, cơ sở trường lớp trang thiết bị đồ dùng
dạy học, nề nếp kỷ cương, quan hệ trong sáng giữa giáo viên với giáo viên, giữa
cô giáo với trẻ, cô và trẻ với nhân dân địa phương, không khí học tập, niềm vui
của trẻ đến trường, quan hệ lành mạnh ,trong sáng, tình cảm "tất cả vì học sinh
thân yêu" kính thầy, yêu bạn, tích cực hưởng ứng phong trào "xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực" trong trường mầm non.
Khai thác và huy động mọi lực lượng xã hội, từ tổ chức Đảng, chính quyền,
đoàn thể các doanh nghiệp, đơn vị đóng trân trên địa bàn, các tổ chức xã hội,
Hội từ thiện, Hội cha mẹ học sinh đến các cá nhân tham gia việc xây dựng môi
trường giáo dục.
Tuyên truyền, khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, của làng bản và của
mỗi dòng họ trong học tập của con cái. Làm cho mỗi người thấy được trách
nhiệm của mình trước con cái.Vận động mọi gia đình tạo điều kiện cho con đến
trường, chăm lo chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà và đóng góp trong điều kiện có thể
có để xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường.
1.2. Huy động xã hội tham gia vào quá trình CSGD trẻ:
Vận động các lực lượng xã hội tham gia giúp đỡ các hoạt động trong nhà
trường; Dọn vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, xây dựng bồn hoa vườn trường;
tham gia các hoạt động ngày lễ ngày hội trong trường mầm non, các Hội thi
tuyên truyền của ngành học; sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho CSGD trẻ,
mời phụ huynh tham gia dự giờ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong



trường mầm non. Thực hiện nhiệm vụ phổ cập trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng
trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một phổ thông. Qua đó để phụ
huynh hiểu rõ hơn về ngành học mầm non.
1.3. Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào qua trình đa dạng hoá các
loại hình trường lớp.
Tham mưu với Chính quyền địa phương, tuyên truyền cho các tổ chức,
các doanh nghiệp, cá nhân thành lập các nhóm lớp mầm non dân lập, tư thục
trên địa bàn phường. Bởi các cơ sở giáo dục mầm non, dân lập và tư thục sẽ góp
phần quan trọng vào việc phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn Phường, tạo
điều kiện cho giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn. Đó là các hình thức giáo dục
mà Nhà nước trong điều kiện khó khăn về kinh tế hiện nay chưa có khả năng
đảm nhiệm hết.
1.4. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục:
Trong những năm qua mặc dù đầu tư của Nhà nước cho ngành giáo dục
không ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết những yêu cầu cần phát
triển giáo dục về cả số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Đặc biệt năm học
2008-2009 là năm học năm học đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ thông
tin, triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
trong mỗi nhà trường.
Phần lớn ngân sách giáo dục là để chi trả lương cho giáo viên, phần chi cho việc
xây dựng cơ sở vật chất ở các cơ sở giáo dục mầm non còn quá ít. Do đó mà cơ
sở trường lớp, thiết bị dạy học còn thiếu thốn trầm trọng, không đáp ứng được
yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Mặt khác đời sống nhân dân còn khó khăn, nhiều
con em nhà nghèo, không có điều kiện ăn học. Việc huy động các lực lượng đầu
tư cho giáo dục rõ ràng là một yêu cầu bức xúc hiện nay;
- Nhà trường đã huy động các lực lượng xã hội , hội phụ huynh học sinh đóng
góp nhân lực, vật lực để xây dựng cơ sở trường lớp, tăng cường trang thiết bị



cho nhà trường, giúp đỡ học sinh gia đình nghèo, học sinh con em gia đình
thuộc diện chính sách gặp khó khăn, học sinh con em dân tộc thiểu số, khuyến
khích khen thưởng học sinh giỏi. học sinh nghèo vượt khó.
- Vận động các lực lượng xã hội, các đoàn thể, phụ huynh đưa con em trong độ
tuổi ra lớp, chống bỏ học, duy trì sĩ số.. Huy động phần đất dành cho việc xây
dựng trường, lớp.
2- Những biện pháp thực hiện:
2.1-Tăng cường công tác tham mưu tuyên truyền về XHHGDMN:
Giáo dục mầm non là ngành học mang tính xã hội rất cao, trường mầm non cần
liên hệ chặt chẽ với các cấp lãnh đạo, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội,
nhân dân địa phương. Do vậy, tôi đã tham mưu ,đề xuất với Đảng uỷ,UBND
phường quán triệt một cách nghiêm túc chủ trương XHHGDMN, thể chế hoá
các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị về XHHGD để triển khai XHHGDMN có
hiệu quả thiết thực và phù hợp với thực tiễn của địa phương thành Chỉ thị, Nghị
quyết để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển mầm non ở địa phương mình vào
Nghị quyết của Đảng Bộ Phường, HĐND phường. "Huy động toàn xã hội làm
giáo dục dưới sự quản lý của UBND phường".
Tham mưu tích cực với Đảng uỷ,ubnd phường Lê Lợi, thống nhất quan điểm
đẩy mạnh XHHGDMN. Nhà trường đã căn cứ vào tình hình thực tiễn xây dựng
kế hoạch phát triển GDMN giai đoạn 2005-2010 và kế hoạch phát triển GDMN
đến năm 2015 của phường, Kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc
gia đến 2012 , tham mưu về quy hoạch, kế hoạch phân tích mạng lưới phát triển
trường lớp trên địa bàn phường với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND
phường Lê Lợi phê duyệt thực hiện.
Tuyên truyền cho các ban ngành đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về chủ
chương XHHGDMN; về phong trào "xây dựng trường học thân thiện học sinh


tích cực" trong trường lớp mầm non, nhiệm vụ năm học với chủ trương đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và CSGD trẻ trong nhà trường:

- Tuyên truyền trực tiếp qua các hội nghị tư vấn các đoàn thể từ đó các tổ chức,
ban ngành nhận thức đầy đủ hơn về XHHGDMN.
- Đối với nhân dân: Tuyên truyền liên tục bằng nhiều hình thức; chào cờ đầu
tuần, các buổi họp Làng, họp tổ dân phố, các buổi họp phụ huynh học sinh, cử
giáo viên vào từng nhà vận động, viết bài trên đài truyền thanh của Phường để
nhân dân nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của
XHHGDMN, chủ động huy động trẻ đến trường, chủ động góp sức lực, trí tuệ
và nguồn lực để xây dựng môi trường học tập cho trẻ, thay đổi nhận thức của
nhân dân về GDMN.
- Tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh trong năm
học, các ngày Hội, ngày hội ngày lề trong trường mầm non, các Hội thi tuyên
truyền của ngành học do trường tổ chức.
- Nhà trường lập dự án kêu gọi đầu tư xây trường mầm non , tham mưu UBND
phường chủ trì mở hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp trên địa bàn để tuyên
truyền chủ trương XHHGDMN , ủng hộ nhà trường xây dựng cơ sở trường lớp
đáp ứng nhu cầu phát triển GDMN ở địa phương.
2.2- Đa dạng hoá các loại hình nhóm, lớp:
Xuất phát từ thực tiễn hệ thống trường lớp còn mỏng , tỷ lệ học sinh huy động
chưa cao, loại hình tư thục phát triển chậm. Vì vậy, biện pháp đa dạng hoá các
loại hình trường lớp được đặt ra là :
- Củng cố các lớp mẫu giáo tại các tổ dân phố 1,2,4,5, và hai Làng đồng bào dân
tộc thiểu số của phường. Phát triển mở thêm nhóm trẻ và 4 lớp mẫu giáo bán trú
tại khu trung tâm làng Plêirơhai1.Song song với phát triển các lớp mẫu giáo,
nhóm trẻ của trường mầm non Nắng Mai, Tôi đã tham mưu với UBND phường


cấp giấy phép thành lập nhóm trẻ dân lập, tư thục ngoài công lập trên địa bàn
phường.
- Năm học 2004 - 2005, mở thêm 1 nhóm trẻ bán trú tại trường, năm học 20052006 và năm học 2006-2007 mở thêm 2 lớp MG bán trú tại trường và tham mưu
UBND phường cho phép thành lập nhóm trẻ dân lập thuộc Xí Nghiệp May Kon

Tum và khuyến khích phát triển các nhóm trẻ gia đình ; Năm học 2009-2010
mạnh dạn mở lớp bán trú cho trẻ DTTS tại Làng 1, tạo điều kiện cho trẻ em
được học tập dưới mọi hình thức giáo dục. Trường mầm non Nắng Mai vẫn giữ
vai trò chủ đạo trong hệ thống GDMN non của phường Lê Lợi.
2.3- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư CSVC cho trường mầm non:
- Nhà trường đã lập dự án kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp
tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương triển khai thực hiện
bằng nhiều hình thức; huy động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, hội từ
thiện, các đoàn thể ban ngành và cá nhân trong và ngoài Tỉnh đặc biệt là các
doanh nghiệp , các tổ chức xã Hội đóng chân trên địa bàn và cán bộ đảng viên
nhân dân phường Lê Lợi , Đặc biệt từ năm 2010 đến năm 2011 tôi đã mạnh dạn
lập phương án huy động XHH từ phụ huynh và tham mưu cho Hội đồng nhân
dân phường và UBND phường Lê Lợi phê duyệt, đóng góp tiền, vật liệu và công
lao động để xây dựng trường theo kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia và
kế hoạch “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường.
- Tham mưu UBND quy hoạch quỹ đất để xây dựng trường mầm non theo điều
lệ trường mầm non và trường chuẩn Quốc gia. Nghiên cứu thực tế tình hình dân
cư với kế hoạch phát triển trường lớp mạnh dạn đề xuất chủ trương xin bán đấu
thầu diện tích đất ở lớp học tổ 5 khi thấy không còn phù hợp với quy hoạch để
lấy kinh phí đầu tư xây dựng tập trung theo quy hoạch mới phù hợp với khu dân
cư hơn để giảm các điểm lẻ, đảm bảo điều kiện của Trường Chuẩn Quốc gia.
Vận động dân hiến đất để làm lớp học mẫu giáo Làng 2, hoàn thiện việc cấp


giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các điểm trường. Hiện nay trường mầm
non Lê Lợi có 5/4 điểm trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tranh thủ sự ủng hộ của tổ chức " Vì sứ mệnh tuổi thơ Monaco” và tổ
chức Đông Tây Hội Ngộ, Ủy ban dân số Gia đình & Trẻ em Tỉnh, Phòng Kinh
tế thị xã, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn phường ủng hộ để đầu tư
xây dựng trường lớp và trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ.

- Cùng với việc huy động nguồn lực một cách đa dạng là việc sử dụng
nguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả; quản lý bảo quản tốt cơ sở vật
chất vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí hết sức linh hoạt ưu tiên đầu tư
phòng học, thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo nguyên tắc lợi ích
để XHHGD thực sự đi vào cuộc sống, đảm bảo cho cơ sở hạ tầng của trường
MN sớm hoàn thiện, ổn định và đáp ứng được nhu cầu vui chơi , học tập của trẻ
em phường Lê Lợi.
* Nội dung, Đối tượng tham mưu:
- Nội dung;
+ Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, phân tích
mạng lưới trường lớp mầm non trên địa bàn, kế hoạch xây dựng trường chuẩn
Quốc gia, kế hoạch " xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", kế
hoạch nhiệm vụ năm học hàng năm. Tham mưu quy hoạch quỹ đất cho từng
điểm trường, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp mầm
non, mua sắm đồ dùng, đồ chơi..
+ Tham mưu về đội ngũ ( biên chế, chế độ chính sách, đời sống)
+ Tham mưu kinh phí hoạt động, tổ chức các ngày hội, ngày lễ.


+ Tham mưu các biện pháp thực hiện phổ cập trẻ em 5 tuổi theo Quyết Định
239/QDD-Ttg ngày 9/02/2010 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt đề án
phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015.
+ Tham mưu các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ( biện
pháp vận động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số học sinh, phối hợp với các ban
ngành, các tổ chức xã hội, tạo môi trường giáo dục thống nhất.
- Đối tượng:
+ Tham mưu với phòng mầm non Sở giáo dục, phòng giáo dục Thành phố Kon
Tum về sự phát triển của ngành học, biên chế đội ngũ...
+ Tham mưu với lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương.
* phương pháp tham mưu:

+ Nghiên cứu kỹ các văn bản, chỉ thị, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước về giáo dục mầm non. Phân tích rõ vai trò nhiệm vụ tầm quan trọng của
giáo dục mầm non.
+ Nói rõ yêu cầu mà nhà trường muốn giải quyết, những thuận lợi khó khăn và
nguyên nhân.
+ Tham mưu rõ cách làm; làm như thế nào? ai làm? ai tham gia phối hợp? phối
hợp như thế nào?các bước và thời gian tiến hành, kinh phí và những nguồn lực
khác? Đề xuất lớn hay nhỏ đều tôi đều phải bằng văn bản.
* Bí quyết để tham mưu thành công:
Để tham mưu thành công tôi hiểu đặc điểm của đối tượng để tham mưu cho
phù hợp,tranh thủ cơ hội thuận tiện và tham mưu đúng lúc và phải tham mưu
đến cùng và nhièu khi phải đấu tranh. Đồng thời các đề xuất được chuẩn bị


trước, có cơ sở khoa học, thực tiễn dựa trên đường lối chủ trương của Đảng có
tính khả thi.
*Hình thức tham mưu : - Thông qua các kỳ giao ban với Đảng uỷ, giao ban
UBND phường, qua Đại hội giáo dục,các hội nghị chuyên đề về công tác giáo
dục , các chương trình sơ kết, tổng kết của UBND phường, sơ kết tổng kết của
trường với những nội dung hoạt động về XHHGDMN.
- Đề xuất trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương về
vai trò, nhiệm vụ của giáo dục mầm non, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non
trên địa bàn, làm cho họ hiểu đây là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền
địa phương trước nhân dân,từ đó các đồng chí dành sự quan tâm đến sự nghiệp
GD nói chung và GDMN nói riêng.
- Tuyên truyền qua đài truyền thanh của phường, các bảng tuyên truyền tại
trường, các buổi chào cờ đầu tuần tại tổ, làng đồng bào dân tộc.
- Hình thức tham mưu hiệu quả nhất là chỉ đạo nhà trường nâng cao chất lượng
giáo dục- chăm sóc trẻ và phải sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn
lực huy động từ nhân dân.

* Trích đề cương “Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2005-2010.”và tính đến
năm 2012 đã được UBND phường Lê Lợi phê duyệt thực hiện.
Đề án với các giải pháp chính sau :
- Tiếp tục phát triển mạng lưới trường lớp đa dạng theo các loại hình công lập và
tư thục, dân lập.
Tham mưu với UBND Phường dự kiến mở hệ thống trường mầm non bán trú tại
khu trung tâm Làng Plêrơhai1 có đủ các lớp theo độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo
vào năm 2010.


Từ năm 2005 giữ nguyên các lớp MG ở các tổ dân phố và 2 làng đồng bào
DTTS, ưu tiên mở các lớp 5 tuổi để vận động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp.
- Về CSVC: Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm với sự hỗ
trợ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, đơn vị và đóng góp của nhân dân.
Nhà trường chủ động trong việc lập kế hoạch xây dựng và quản lý CSVC. Ban
giám hiệu chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ CSVC, hàng năm xây dựng tu sửa
bổ sung để hoàn thiện theo yêu cầu của công tác chăm sóc giáo dục trẻ;
- Tu sửa bổ sung hàng rào ở các điểm lớp tại tổ 5, tổ 4 và xây thêm phòng học ở
khu trung tâm.
- Năm 2006: Xây dựng hàng rào, sân chơi và lớp học ở khu trung tâm, mở
2 lớp bán trú
- Năm 2007:

tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng

chân trên địa bàn các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân để kêu gọi xây
dựng bếp ăn bán trú, sân bê tông ở khu sân chơi, thiết bị CSGD trẻ, xây dựng
cảnh quan môi trường trong trường mầm non.
- Năm học 2008- 2009 : Xây dựng cơ sở vật chất gắn với phong trào xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trong trường mầm non; xây dựng

hoàn thiện hàng rào sân chơi, nhà vệ sinh lớp MG tổ 4, mở rộng sân chơi, diện
tích đất ở khu trung tâm làng Plêirơhai 1; lập tờ trình xin chủ trương bán đấu
thầu diện tích đất tổ 5 không còn phù hợp với quy hoạch, đầu tư xây dựng hoàn
thiện lớp học tổ 5 theo quy hoạch mới.
- Năm 2009 -2010; Tiếp tục đầu tư xây dựng hàng rào, nhà vệ sinh tổ 5,
làng 2 tham mưu UBND phường giao thêm đất mở rộng diện tích sân chơi ở
điểm trung tâm và mở rộng hệ thống bán trú cho 1 lớp học sinh DTTS ở Làng
Plêirơhai 1. Đảm bảo các lớp học ở khu trung tâm đều được học bán trú tại
trường .


- Năm 2010 đến 2012 ; Tiếp tục huy động tạo mọi nguồn kinh phí đầu tư
hoàn thiện cơ sở vật chất, phòng học, khu hiệu bộ, bếp ăn 1 chiều ở điểm trung
tâm Làng 1 và xây dựng điểm trường mới tập trung 2 lớp MG tổ 4 và tổ 5 tại 1
điểm mới và xây dựng hoàn thiện điểm lớp MG tại làng 2 hoàn thành các điều
kiện để công nhận Trường mầm non Đạt Chuẩn Quốc gia vào năm 2012.
UBND phường có trách nhiệm qui hoạch và phát triển GDMN trong phạm vi
quản lý theo hướng tiết kiệm ngân sách , cùng với nhà trường vận động mọi
nguồn lực tăng cường xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp cho các tổ
dân phố và làng đồng bào DTTS.
3- Kết quả thực hiện XHHGDMN:
Trong 5 năm thực hiện XHHGDMN đã đem lại kết quả bước đầu cho sự phát
triển GDMN của phường Lê Lợi. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích
cực vào việc huy động trẻ đến trường, huy động nguồn lực xây dựng CSVC,
đóng góp kinh phí hỗ trợ cho giáo dục ngày càng nhiều, dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND, cùng với sự nỗ lực của các
trường học trên địa bàn phường Lê Lợi, của nhân dân Lê Lợi, Giáo dục của
phường Lê Lợi đã có một thành tích đáng tự hào ; Một hệ thống giáo dục tương
đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá đã được hình thành với đầy đủ các

bậc học, ngành học ( từ trung học phổ thông đến mầm non); mạng lưới được
mở rộng khắp ở các tổ dân phố và các làng đồng bào DTTS. Riêng ngành học
mầm non của Phường đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
* Về xây dựng cơ sở vật chất trường lớp:
Bằng nhiều nguồn vốn, Nhà nước, nguồn nhân dân đóng góp, nguồn viện trợ
của các tổ chức xã hội đã xây dựng được 7 phòng học, hàng rào kiên cố ở khu
trung tâm làng Plểiơhai1, lớp MG tổ 5, sân chơi với tổng kinh phí 853.740.562


đồng.Hiện nay, trường có 9 phòng học tăng hơn năm học 2003-2004 là 60%,
đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, trong đó:
+ Phòng học cấp 4 đủ điều kiện CSGD trẻ : 7/9 phòng (chiếm 78%), tăng hơn
năm học 2003-2004 là 3,2lần
+ Xóa Phòng học tạm so với năm 2004 là 71%.
+ Sân chơi bê tông và có đồ chơi : 3/5 điểm trường, tăng 60% so với năm 20032004
+ Các điểm trường đã có nguồn nước sạch, công trình vệ sinh riêng của giáo
viên và của học sinh, hàng rào kiên cố bao quanh khuôn viên trường.
- Năm học 2004 - 2005 trường đã tham mưu với Phòng kinh tế Thị xã xây dựng
nhà học tại khu trung tâm với tổng kinh phí 61 triệu đồng, UBND và một số
doanh nghiệp ủng hộ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất trường học tại các lớp
Làng 2, tổ 5, tổ 4 và sân bê tông với tổng kinh phí: 5600.000đồng. ủy ban Dân
số Gia đình và Trẻ em Tỉnh hỗ trợ thiết bị dạy học cho hai lớp mẫu giáo dân tộc
với tổng kinh phí: 2.200.000đồng
- Năm học 2005-2006: kêu gọi tổ chức "Vì sứ mệnh tuổi thơ Monaco" Cộng
hoà dân chủ Pháp xây dựng 2 lớp học theo hệ thống bán trú và thiết bị dạy học
với tổng kinh phí: 145 triệu đồng. Các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể và cán
bộ nhân dân ủng hộ xây hàng hàng rào ở khu trung tâm, lớp mẫu giáo tổ 5 với
tổng kinh phí: 78 triệu đồng.
- Năm học 2006-2007: xây dựng bếp nấu ăn cho học sinh bán trú, làm sân chơi
tại khu trung tâm, xây dựng lớp mẫu giáo tổ dân phố 5 và sửa chữa các lớp học

tại các điểm lẻ với tổng kinh phí 70 triệu đồng.
- Năm học 2007-2008, trường tiếp tục lập dự án kêu gọi đầu tư xây dựng hoàn
thiện hệ thống trường mầm non bán trú tại khu trung tâm làng Plêirơhai1, tham


mưu với lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân phường,
mặt trận tổ quốc phường, tổ chức hội nghị gặp mặt các doạnh nghiệp đóng chân
trên địa bàn phường tuyên truyền công tác XHHGD kêu gọi viện trợ tiền của,
công sức, vật liệu xây dựng thêm lớp học ở khu trung tâm trường.
- Năm học 2008-2009 ; kêu gọi các tổ chức nhân dân ửng hộ xây dựng hoàn
thiện hàng rào, sân chơi, nhà vệ sinh lớp học mẫu giáo tổ 4 với tổng kinh phí
huy động xây dựng là 31.000.000 đồng; mở rộng sân bê tông, cổng trường:
21.000.000 đồng; xin UBND giao thêm quỹ đất mở rông diện tích điểm trường
trung tâm 3722m2 theo đúng diện tích trường chuẩn Quốc gia.
- Năm học 2009-2010: Tôi đã lập phương án huy động XHHGD từ phụ huynh
học sinh và những nhà hảo tâm tham mưu Hội đồng nhân dân phường – UBND
phường Lê Lợi phê duyệt và đã triển khai có hệu quả. Kết quả; đã huy động
được 29.000.000đồng cải tạo làm được 304m2 sân chơi ở điểm trung tâm và
MG tổ 5; mua đồ dung trang thiết bị học tập cho trẻ.
- Năm học 2010-2011; Tiếp tục lập phương án huy động XHHGD từ phụ huynh
để tiếp tục mở rộng sân chơi và mắc hệ thống nước máy đảm bảo nước sạch cho
sinh hoạt Bán trú của học sinh tại điểm trường chính . Kết quả đã huy động được
: 27.686.200 đồng; trong đó làm sân bê tông và mắc nước máy tại điểm trung
tâm là 13.036. 000 đồng; làm giếng nước tại MG tổ 5 với tổng Kinh phí
8000.000 đồng; trang bị đồ dùng học tập cho trẻ với tổng kinh phí : 6.650.200
đồng.Ngoài ra còn huy động được các đơn vị bộ đội ủng hộ công san ủi dọn cỏ
và trồng cây xanh tại sân trường; Ngoài ra Tổ chức Đông Tây Hội NGộ tài trợ
xây mới 2 phòng học kiên cố với tổng kinh phí 467.254.362 đồng và trang thiết
bị bên trong với Kinh phí 75 000.000 đồng .
* Về huy động trẻ ra lớp mầm non:

Năm học 2003-2004 từ khi thành lập trường mầm non Lê Lợi( Nắng Mai), từ
chỗ phát triển chậm chủ yếu là lớp mẫu giáo 1 buổi ở các điểm lẻ, thì nay quy


mô trường lớp mầm non đã đa dạng và phát triển hơn có hệ thống từ nhà trẻ đến
mẫu giáo và đã tổ chức các lớp mầm non chăm sóc bán trú tại trường, các
nhóm, lớp mầm non ngoài công lập được thành lập phát triển trên địa bàn
phường Lê Lợi.
Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mầm non trên địa bàn phường Lê Lợi ra lớp ngày càng
cao đặc biệt là hai làng đồng bào dân tộc thiểu số. Năm học 2003-2004,học sinh
ra lớp 238/475 trẻ trong độ tuổi mầm non( trong đó học sinh học tại trường 162
trẻ, học nơi khác 76 trẻ),đạt:50,3%. Năm học 2007-2008 học sinh mẫu giáo ra
lớp 266/317( trong đó học sinh học tại trường 201, học sinh học nơi khác 65) đạt
83,9%, tăng 33,6% so với năm học 2003-2004;. Năm học 2008-2009, học sinh
mẫu giáo ra lớp tại trưởng 284/319( trong đó học sinh học tại trường 195, học
sinh học nơi khác 89) đạt tỷ lệ 89%,tăng 6,1% so với năm học 2007-2008,
trường mở 3 lớp bán trú tăng một lớp so với năm học 2007-2008
- Năm học 2009-2010:
+ trẻ nhà trẻ ra lớp 47/190 trẻ đạt 15,6% tăng 5,1 % só với năm học 2008-2009
+ Trẻ MG ra lớp tại trường 278/309 ( đạt tỷ lệ 90% tăng 1% so với nă học 20082009. riêng trẻ 5 tuổi đạt 100% tạo điều kiện tốt cho trẻ vào lớp 1.
- Năm học 2010-2011:
+ Huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 31,1% (56/177 trẻ),
+ Trẻ mẫu giáo đạt 97%(289/298 trẻ), tăng 7% so với năm học 2009-2010.
Riêng trẻ trẻ 5 tuổi đi học mẫu đạt 100% tạo điều kiện tốt để phát triển tiểu học.
* Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ nhà giáo ngày càng được bổ sung tăng cường,
từng bước đồng bộ về cơ cấu, chất lượng được nâng lên một bước, về cơ bản đội
ngũ nhà giáo đã có bước trưởng thành đáng kể. Năm học 2003-2004, tổng số cán
bộ, giáo viên, công nhân viên của trường : 9 người, trong đó : CBQL: 2; Giáo



viên đứng lớp:6; nhân viên:1và hầu như không có giáo viên giỏi các cấp. Đến
năm 2010 -2011, trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường
: 19 người, trong đó : CBQL: 2; Giáo viên đứng lớp: 12; nhân viên:5, đội ngũ
giáo viên giỏi các cấp đã tăng lên; GV giỏi cấp trường đạt 66,6%, GV giỏi cấp
Thành phố đạt 25%.có 2 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 1 chiến sĩ thi nddua cấp
Tỉnh, 100% giáo viên được xếp loại khá tốt theo chuẩn Nghề nghiệp GVMN.
* Nhận thức về giáo dục:
Các tầng lớp nhân dân đã thấy rõ vị trí, vai trò to lớn của GD-ĐT là quốc sách
hàng đầu trong việc thúc đẩy KT-VH-XH phát triển theo định hướng XHCN, đã
quan tâm đến việc đến việc đưa con em ra lớp mầm non. Đảng ủy, HĐND,
UBND phường Lê Lợi đã xây dựng được Nghị quyết chuyên đề và kế hoạch
phát triển giáo dục giai đoạn 2005- 2010 phù hợp với phường Lê Lợi, cùng các
Chỉ thị, Nghị quyết về phổ cập trẻ em 5 tuổi , tăng cường phổ cập giáo dục tiểu
học - xoá mù chữ. Tiếp theo đó các chi bộ Đảng, tổ dân phố, các đoàn thể của
phường đã có những việc làm cụ thể và sát thực để vận động học sinh ra lớp và
đóng góp tiền của xây dựng trường. Từ năm học 2005-2006 đến nay cuộc vận
động "ngày toàn dân đưa trẻ đến trường" mồng 5 tháng 9 hàng năm đạt kết quả
tốt, huy động được tăng từ 50,3% năm học 2004-2005 lên 97% năm 20102011,số trẻ trong độ tuổi đến trường và tỷ lệ đi học chuyên cần của trẻ đạt 95100%, không còn tình trạng sau lễ Noen và tết Nguyên đán hàng năm là học
sinh dân tộc thiểu số bỏ học theo cha mẹ lê rẫy. Cũng từ đó UBND phường và
Hội cha mẹ học sinh đã xây dựng được quỹ khuyến học, giúp đỡ học sinh
nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi. Một số cá
nhân, đoàn thể,tổ dân phố đã phối hợp cùng với nhà trường làm tốt công tác
trên.
Nguyên nhân của những thành tựu trên là do các tầng lớp nhân dân phường Lê
Lợi đã vượt mọi khó khăn để chăm lo cho việc học tập của con em, nhận thức về
công tác giáo dục của đồng bào đã được nâng lên, phần lớn nhà giáo tận tuỵ với


nghề. Nhà trường đã tham mưu tích cực và hiệu quả cho Đảng, Chính quyền
phường Lê Lợi về những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời cho phát

triển giáo dục nói chung và GDMN nói riêng của phường Lê Lợi. UBND
phường đã tạo nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục mầm non , tranh thủ mọi dự
án được ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục. Việc đa dạng hoá các loại hình
GDMN đã tạo cơ hội cho mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục ở trường mầm
non. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang có
nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục mầm non.

C- Kết luận và đề xuất, kiến nghị
I- Kết Luận:
Từ kết quả của sáng kiến kinh nghiệm trên, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho các nhà quản lý GDMN có cách nhìn
tổng thể trong việc thực hiện XHHGDMN nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc
-giáo dục trẻ trong trường mầm non.
2- Giúp cho cán bộ quản lý trường học đặc biệt là cán bộ quản lý trường
mầm non , một số kinh nghiệm thực hiện tốt công tác XHHGDMN tại địa
phương nơi trường đóng chân như ; công tác tham mưu cho các cấp lãnh đạo địa
phương xây dựng phát triển nhà trường; công tác phối kết hợp với các ban
ngành đoàn thể, các đơn vị; nâng cao nhận thức của các cấp các ngành,các tổ
chức xã hội và toàn thể nhân dân về giáo dục mầm non; một số biện pháp huy
động mọi nguồn lực để phát triển nhà trường.
3- Thực hiện có hiệu quả XHHGDMN góp phần xây dựng nhà trường
phát triển về mọi mặt làm cho giáo dục phục vụ đắc lực phương hướng, mục tiêu
phát triển KT-XH ở địa phương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến yếu kém,
cải biến thực trạng, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non.


4- Khắc phục nhận thức chưa đúng về XHHGDMN ở một bộ phận xã hội.
5 - Bồi dưỡng, giáo dục cho đội ngũ giáo viên, cán bộ của nhà trường nhận thức
đúng đắn và thực hiện có hiệu quả sự nghiệp XHHGDMN, làm cho mọi người
thấy rằng XHHGD đem lại thành quả to lớn cho sự nghiệp giáo dục nhờ sức

mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân.
Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức cập nhật thông tin nắm những hiểu
biết mới cần thiết về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non,làm chuyển biến trong mọi
cấp, mọi ngành,trường mầm non đến từng gia đình và tầng lớp nhân dân, giúp
họ định hướng đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm, tham gia một cách tự giác
vào việc xây dựng, phát triển GDMN trong địa bàn phạm vi của mình.
6- Mang lại hiệu quả trong việc duy trì sĩ số, chống bỏ học, động viên trẻ đến
trường mầm non thực hiện tốt chủ trương phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi
chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 nâng cao tỷ lệ phổ cập GD Tiểu học đúng độ tuổi.
7- Nhà trường đạt được chất lượng và hiệu quả trong công tác chăm sóc - giáo
dục trẻ,tạo niềm tin trong nhân dân đối với nhà trường và khi xã hội thấy hoạt
động của nhà trường đem lại hiệu quả thì các lực lượng xã hội sẽ tham gia, hoà
mình cùng GDMN.
Các biện pháp thực hiện XHHGDMN trên góp phần giải quyết những đòi hỏi
cấp bách trước mắt, vừa có tính lâu dài, tạo cơ sở cho các bước phát triển tiếp
theo của trường mầm non Nắng Mai. Tuy nhiên theo phạm vi của đề tài đây
mới chỉ là biện pháp giới hạn ở cấp cơ sở và áp dụng đối với GDMN phù hợp ở
phường Lê Lợi nơi trường mầm non Nắng Mai đóng chân. Song, nó cũng là
những biện pháp, cách làm gợi ý bước đầu cho các cán bộ quản lý trường học
đặc biệt là cán bộ quản lý trường mầm non trong công tác tham mưu, phối hợp
thực hiện XHHGDMN ở cơ sở nhất là đối với các xã, phường còn khó khăn
như Lê Lợi.
II- Kiến nghị:


×