Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một số giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.29 KB, 41 trang )

Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có “Rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu”, đó là sự giàu có của
nước ta về tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có đường bờ biển 3.260 km từ Bắc
xuống Nam với hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
có 28 tỉnh - thành phố giáp biển. Biển nước ta ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên
nhiên đa dạng, có nguồn khoáng sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có hàng
chục nghìn loài sinh vật sống và phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt
đới gió mùa… tạo nên hệ sinh thái khác nhau. Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất
ở thềm lục địa nước ta có tầm quan trọng trong sự phát triển đất nước, biển còn là
điều kiện phát triển du lịch, là một ngành công nghiệp không khói hiện đang đóng
góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước, biển nước ta đã tạo ra tiềm năng vô
cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên từ
biển rất phong phú và đa dạng, nên mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác
hợp lý để tài nguyên không bị cạn kiệt và trở thành vàng bạc thật sự.
Vì vậy, hiểu biết về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo và giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường thiên nhiên đang trở thành một vấn đề cấp bách, có tính
chiến lược toàn cầu. Biển – hải đảo trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng trong những năm gần đây càng trở nên phức tạp như thăm dò tài nguyên trên
biển, đánh bắt hải sản, nạn cướp biển, vi phạm quyền chủ quyền… giữa các nước
xảy ra liên tục. Vì vậy mà mỗi người dân Việt Nam từ trẻ em cho đến người già cần
phải hiểu biết về đất nước gồm cả đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời. Hơn thế
nữa môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề, việc bảo vệ môi trường, nhất
là môi trường biển – hải đảo là vấn đề rất cần thiết hiện nay, không phải một cá
nhân làm được, mà cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Muốn thực

1


hiện được điều đó chúng ta phải giáo dục cho thế hệ trẻ sau này biết được tầm quan
trọng của biển – hải đảo ngay từ lứa tuổi mầm non.


Ngành giáo dục đã đưa nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển – hải đảo lồng ghép vào chương trình giáo dục cho từng cấp học. Bậc học
mầm non đã triển khai thực hiện chuyên đề lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo vào chương tình chăm sóc giáo dục trẻ đặc
biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Thực tế trong thời gian qua, sự hiểu biết và ý thức bảo tài nguyên và môi
trường biển – hải đảo trong cộng đồng nói chung chưa thật sự được chú trọng,
những năm qua trường chúng tôi đã chú trọng việc thực hiện lồng ghép nội dung
giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo trong các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ, nhưng kết quả chưa thật sự khả quan. Bởi vì, hầu hết trẻ được sinh
ra và sống ở thành phố cao nguyên, nên biển và hải đảo còn xa lạ đối với trẻ, tôi
mong muốn trẻ biết về đất nước Việt Nam ta có đất liền nơi trẻ sống và có cả vùng
đảo, vùng biển, vùng trời bao la tươi đẹp, nên trẻ cần phải có những kiến thức và ý
thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo. Là giáo viên mầm non
đang trực tiếp giảng dạy, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của
mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ lứa tuổi này ý thức bảo vệ môi trường,
đặc biệt là bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo, đó là nền móng cho sự
hiểu biết về đất nước, bảo vệ và phát triển bền vững biển – hải đảo Việt Nam. Ý
thức rõ trách nhiệm của một giáo viên mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa
chọn đề tài “Một số giải pháp lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển – hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động”.
2. Giới hạn nghiên cứu
Việc giáo dục cho trẻ có những kiến thức về tài nguyên và môi trường biển –
hải đảo là một nội dung lớn cần phải có thời gian, có sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội để giáo dục trẻ. Ở trường có các hình thức tổ chức như thông qua
2


hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, ở mọi lúc mọi
nơi nhằm giúp trẻ ghi nhớ và có những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi

trường biển – hải đảo. Nên trong đề tài này tôi nghiên cứu nội dung là thực hiện
lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động ở trường mầm non để giúp trẻ có những
kiến thức và kỹ năng cơ bản về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo
Việt Nam.
3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2015 dự kiến đến tháng 5 năm 2016.
Phần II: Nội dung
1. Thực trạng
Năm học 2015 - 2016 khi thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục ý thức bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ lớp Lá 4 thông qua các hoạt
động, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1. Thuận lợi
Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị dạy học, động viên sự sáng tạo
của giáo viên, khích lệ giáo viên tìm tòi sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động lồng
ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, thường xuyên phối
hợp với giáo viên trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và trao đổi với giáo
viên về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo của trẻ.
Luôn tham gia học tốt các buổi học chuyên môn, dự giờ về giáo dục bảo vệ
tài nguyên và môi trường biển – hải đảo do trường, cụm và ngành tổ chức.
1.2. Khó khăn
Trẻ được sinh ra và sống ở thành phố cao nguyên, nên biển – hải đảo còn quá
xa lạ đối với trẻ, có trẻ chưa biết tên các địa danh bãi biển, đảo ở Việt Nam.
3


Một số phụ huynh vì bận công việc và có suy nghĩ rằng nhà trường chỉ là nơi
trông giữ trẻ để phụ huynh có thời gian đi làm… vì thế, tình trạng học sinh đi học

không đều, còn hay nghỉ học như cháu Hà Linh, Xuân Anh, Trần Trung Kiên…
nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và thói quen hàng ngày
về nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo.
Trong quá trình tổ chức hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo trong hoạt động học, có đôi lúc tôi tiến hành
còn nhanh, chưa cân đối thời gian trong tiết học nên một số trẻ chưa nắm bắt kịp và
chưa có ý thức tự giác bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo.
Tranh ảnh phục vụ cho các hoạt động lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển – hải đảo chưa phong phú và chưa được đầu tư nhiều.
Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc sưu tầm,
download các đoạn video clip về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo
còn hạn chế.
Ngay từ chủ đề đầu tiên tôi đang thực hiện là chủ đề “Trường mầm non”, để
có thể hiểu được khả năng nhận thức và tình hình thực tế của 35 trẻ trong lớp, tôi
đã phối hợp với giáo viên cùng lớp tiến hành khảo sát trẻ ở một số nội dung lồng
ghép trong hoạt động học, qua tổ chức trò chơi ở mọi lúc mọi nơi về nội dung cơ
bản liên quan đến tài nguyên và môi trường biển – hải đảo như sau:
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TRẺ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
(Tháng 9 năm 2015)
Tiêu

Nội dung khảo sát

chí

Số trẻ
được
khảo
sát


1

Trẻ biết kể tên một số bãi
biển Việt Nam.

35

Kết quả
Số trẻ đạt
Số trẻ chưa đạt
Số
Số
lượng Tỉ lệ (%) lượng Tỉ lệ (%)
cháu
12

cháu
34,29%

23

65,71%
4


2
3
4

5


Trẻ biết kể tên một số đảo
nổi tiếng ở Việt Nam.
Trẻ biết nguồn tài nguyên từ
biển và lợi ích từ biển.
Nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường biển – hải đảo.
Trẻ biết làm những việc làm
tham gia bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển – hải

35

11

31,43%

24

68,57%

35

12

34,29%

23

35


10

28,57%

25

71,43%

35

15

42,86%

20

57,14%

35

18

51,43%

17

48,57%

65,71%


đảo.
Trẻ phân biệt được hành vi
6

đúng – sai đối với việc bảo
vệ tài nguyên và môi trường
biển hải – đảo.

Qua kết quả khảo sát cho ta thấy đa số trẻ chưa biết tên bãi biển, đảo ở Việt
Nam, chưa hiểu rõ lợi ích của biển, nguồn tài nguyên có từ biển và về nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường biển – cần làm những việc gì để tham gia bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo. Tôi căn cứ vào kết quả đánh giá này để xem
xét, nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục.
1.3. Nguyên nhân
Sau khi tìm hiểu thực trạng, qua khảo sát thực tế tôi đi sâu vào tìm hiểu
nguyên nhân để đề ra những giải pháp giúp cho việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ lớp tôi thông qua các hoạt động
ngày càng đạt hiệu quả.
- Tài liệu, tư liệu về nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
– hải đảo dành cho giáo viên và trẻ mầm non còn hạn chế.
- Một số phụ huynh vì nhiều lý do mà luôn có tư tưởng phó thác việc nuôi
dạy chăm sóc trẻ cho nhà trường nói chung và giáo viên mầm non nói riêng nên
5


không quan tâm đến việc lĩnh hội kiến thức về tài nguyên và môi trường biển – hải
đảo của con em mình.
- Do thiếu sự quan tâm đúng mức khi tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục
tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ nên tranh ảnh chưa đẹp, còn thiếu

tranh ảnh cho trẻ hoạt động.
- Giáo viên chưa được bồi dưỡng nhiều về nội dung bảo vệ tài nguyên và
môi trường biển – hải đảo nên khi cung cấp kiến thức về nội dung lồng ghép vào
các hoạt động cho trẻ còn chưa xác định và chưa lựa chọn nội dung lồng ghép phù
hợp để trẻ dễ dàng tiếp thu hơn.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Một số giải pháp thực hiện
2.1.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng thường xuyên để có sự hiểu biết về tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo
Để nắm vững những kiến thức, hình thức và nội dung lồng ghép giáo dục
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt hiệu quả
cao, tôi đã tham gia học tập các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục,
cụm và trường tổ chức, tham gia thảo luận nội dung này trong tổ khối chuyên môn,
tham gia dự giờ các tiết dạy chuyên đề do Phòng, cụm và trường tổ chức. Sau đó,
tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu tài liệu đã học bồi dưỡng chuyên môn về
chuyên đề này trong những năm trước và tìm tòi những tài liệu có liên quan trên
các phương tiện thông tin đại chúng để có một nhận định riêng cho mình đó là:
Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo là việc làm liên
quan đến việc giáo dục bảo vệ môi trường chung từ vùng đất, vùng trời, cùng biển
đảo. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên như:

6


Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh
học tồn tại ngoài ý muốn của con người như nham thạch, đất, nước, không khí,
động thực vật, vi khuẩn, nhiệt, âm thanh, các nguồn năng lượng… Môi trường cung
cấp cho con người các nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất, đời

sống.
Môi trường nhân tạo là tất cả những gì mà con người tạo nên, làm
thành tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, các công trình văn hóa, công viên…
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn về môi trường. Sự ô nhiễm môi trường là hậu quả của các hoạt
động tự nhiên như hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bão… hoặc các hoạt động do
con người gây ra trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt
hàng ngày. Môi trường bị ô nhiễm sẽ gây hại đến sức khỏe con người, sự phát triển
sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường. Vì vậy bảo vệ môi trường là
những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh
thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người gây ra cho môi trường,
khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường hoặc
bảo vệ môi trường và tài nguyên biển – hải đảo là nhiệm vụ của tất cả mọi người,
bằng cách vận dụng những kiến thức, hiểu biết về tài nguyên môi trường biển – hải
đảo vào việc chăm sóc và bảo vệ nó.
Tài nguyên và môi trường biển – hải đảo trong những năm gần đây ở một số
vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây ra trở
ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân
như: sản lượng cá đánh bắt gần bờ giảm, nhiều loài thủy sản hải sản nuôi trồng chết
hàng loạt, bãi biển vắng khách du lịch, thiếu nước ngọt trên các đảo…
Qua việc học tập bồi dưỡng thường xuyên tôi đã nắm rõ được những vấn đề
môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề và nguồn tài nguyên đang dần
cạn kiệt, để bảo vệ môi trường và tài nguyên biển – hải đảo cần có sự chung tay
7


góp sức từ cộng đồng. Từ đó tôi đã lựa chọn những nội dụng cụ thể đưa vào xây
dựng kế hoạch và thực hiện việc lồng ghép giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển – hải đảo cho 35 trẻ lớp tôi phụ trách với những nội dung sau:
Con người và môi trường tự nhiên - xã hội với những bãi biển và hải

đảo nổi tiếng của Việt nam (có thể lồng ghép vào các chủ đề “Trường mầm non;
Gia đình; Bản thân; Giao thông; Nghề nghiệp…”).
Con người với động thực vật và tài nguyên thiên nhiên biển đảo (có
thể lồng ghép vào các chủ đề “Thế giới động vật; Thế giới thực vật; Một số nghề”).
Con người với thiên nhiên và nguyên nhân gây ô nhiễm ảnh hưởng
đến tài nguyên và môi trường biển – hải đảo (có thể lồng ghép vào chủ đề “Nước
và các hiện tượng tự nhiên; Thế giới thực vật; Quê hương…”).
Con người tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên biển – hải đảo
(có thể lồng ghép vào các chủ đề trong năm học).
Bên cạnh đó, trong thời gian học và nghiên cứu tài liệu còn có những hạn chế
như việc thu thập thông tin chưa thật sự rõ ràng nên chưa có những con số cụ thể
trong từng năm về tình trạng ô nhiễm, thiệt hại tài nguyên biển – hải đảo, trong quá
trình thảo luận trong tổ khối còn nêu ra những vấn để chung chưa thật thiết thực và
cụ thể. Chính vì vậy, tôi cần phải rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình trong
những nghiên cứu tiếp theo đó là phải tìm tòi, nghiên cứu tài liệu cũng như thường
xuyên cập nhật các tin tức về biển – hải đảo trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Để từ đó, khi tham gia thảo luận chuyên môn cùng tổ khối nêu ra những vấn
đề cụ thể và thiết thực để cùng chị em thảo luận và rút ra những nội dung, hình thức
và phương pháp trong việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển – hải đảo cho trẻ trong từng hoạt động cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao
trên trẻ.
Muốn lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải
đảo phù hợp với trẻ 5 tuổi, tôi dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý và thực hiện
8


chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo 5 tuổi, để tôi lựa chọn những nội
dung giáo dục phải phù hợp, gần gũi, thực tế với trẻ để lồng ghép vào các hoạt
động của trẻ theo từng chủ đề một cách linh hoạt và nhẹ nhàng.
2.1.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục ý

thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo vào hoạt động giáo dục
Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển –
hải đảo trong các chủ đề phải nhẹ nhàng, hợp lý theo từng chủ đề, các hoạt động
không gây quá tải trong khi thực hiện chương trình. Khi nghiên cứu kỹ chương
trình, mỗi chủ đề có những nội dung khác nhau mà chúng ta có thể lồng ghép vào
giáo dục trẻ từng cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đúng mục tiêu giáo dục của
từng chủ đề đó. Điều cần thiết là giáo viên phải biết lựa chọn nội dung và linh hoạt
trong từng hoạt động để dẫn dắt nội dung giáo dục cho trẻ một cách nhẹ nhàng và
phù hợp với tình hình thực tế của trẻ trong lớp mình phụ trách.
Dự kiến kế hoạch:
STT CHỦ ĐỀ
1

NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG
LỒNG GHÉP
- Trường - Xây dựng trường, - KPXH: Tìm hiểu “Trường mầm non
Mầm

lớp xanh, sạch, đẹp.

của bé”. Cho trẻ xem hình ảnh

non

- Tiết kiệm điện, nước. Trường Mầm non ở trên các đảo còn
khó khăn. Để giáo dục trẻ biết cảm
thông chia sẽ cùng các bạn trên đảo,
cùng nhau xây dựng môi trường lớp

học và ngôi trường của mình xanh,
sạch, đẹp.
- Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên
biển đảo. Từ đó hướng dẫn trẻ sử
dụng tiết kiệm nước sạch trong sinh
hoạt: rửa tay, rửa mặt xong nhớ khóa
9


2

thân

vòi nước…
Bản - Nhu cầu để trẻ lớn - KPXH: “Trẻ cần gì để lớn lên”: Trò
lên và khỏe mạnh.

chuyện về nhu cầu của trẻ: ăn uống
đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt
là những món ăn có từ biển cung cấp
nhiều canxi.
+ Ích lợi của việc tắm biển.
+ Những hành vi bảo vệ môi trường
biển – hải đảo khi đi tắm biển và đi

3

đình

tham quan đảo.

Gia - Sử dụng tiết kiệm - Xem hình ảnh các gia đình trên
điện nước trong gia huyện đảo Lý Sơn thiếu nước ngọt.
đình trên biển – hải - Trò chuyện về cách sử dụng tiết
đảo.

kiệm điện, nước, …

- Tìm hiểu về một số - Xem hình ảnh về ngôi nhà trên biển
nguyên nhân gây ô đảo.
nhiễm môi trường biển - Trò chuyện về rác thải, cách phân
– hải đảo.

loại rác thải.

- Một số món ăn trong - Sưu tầm các vật liệu đã qua sử dụng
gia đình, đồ dùng có làm đồ dùng, đồ chơi.
từ nguồn tài nguyên - Trò chuyện một số món ăn từ hải
biển – hải đảo.

sản, cách chế biến.
- Cách ăn uống hợp vệ sinh, khử mùi
tanh trên tay khi ăn hải sản.

4

- Tìm hiểu về vòng ngọc trai.
- Bé yêu - Một số nghề bảo vệ - Trò chuyện về nghề kiểm lâm, nghề
nghề

tài nguyên và môi lao công, cảnh sát biển… liên hệ một

trường biển – hải đảo.

số nghề gần gũi có thể làm gì để bảo
10


- Tên gọi, công cụ, sản vệ tài nguyên và môi trường biển –
phẩm và ý nghĩa một hải đảo.
số nghề nuôi trồng hải - KPXH: Nghề làm muối, đánh bắt
sản, đánh bắt hải sản, hải sản, nuôi cá, nuôi tôm, chế biến
chế biến hải sản thành hải sản đông lạnh…
nước mắm, tôm, cá…

- TCHT (Trò chơi học tập): Xếp tranh

- Chú bộ đội Hải quân theo đúng quy trình của nghề.
(trang phục, công việc, - Trò chuyện về các món ăn từ hải sản
nơi

sống



làm đông lạnh…

việc…).

- Xem hình ảnh đánh bắt cá trên biển,

- Tìm hiểu một số các ao nuôi trồng thủy sản…

nguyên nhân gây ô - Xem hình ảnh người dân nuôi cá
nhiễm môi trường biển trên biển…
– hải đảo.

- Đọc thơ, hát, trò chuyện về chú bộ

- Quan tâm đến việc đội hải quân.
bảo vệ môi trường: - Vẽ tranh về chú bộ đội hải quân.
nhận xét và tỏ thải độ - Cho xem hình ảnh về cách đánh bắt
hành vi đúng - sai, tốt cá bằng mìn, các dãy san hô bị chết
- xấu đối với môi do nước thải, các nguồn nước thải của
trường biển – hải đảo.

nhà máy đổ thẳng ra biển…
- Trò chuyện về cách xử lý rác, nước
thải của một số nghề, liên hệ thực tế
nơi trẻ sống.
- TCHT: Chọn hình ảnh đúng - sai về

5

-

hành động bảo vệ môi trường biển.
Thế - Một số thực vật sống - Xem hình ảnh trò chuyện về các loài

giới thực ở biển, ven biển, trên cây: rong, tảo, dừa, đước, phi lao…
vật

đảo: rong, tảo, dừa, - LQVH: Bài thơ “Cây dừa”

11


đước,…

- Các rừng cây chắn cát, rừng ngập

- Ích lợi:

mặn bị tàn phá thì điều gì xảy ra?

+ Cung cấp nguyên - TCHT: Chọn hình ảnh đúng - sai
liệu để làm thuốc chữa với môi trường biển – hải đảo.
bệnh.

- Xem hình ảnh trồng cây gây rừng để

+ Rừng ngập mặn là chắn gió, chắn sóng, chắn cát.
nơi chắn sóng, nơi - Xem hình ảnh trồng rau xanh của
sinh sống của rất nhiều các chú bộ đội trên đảo Trường Sa.
loại động vật biển.

- TCVĐ (Trò chơi vận động): Ai

+ Rừng phi lao chắn nhanh nhất (chọn thực vật từ biển).
cát, chắn gió ven biển.
+ Cung cấp thức ăn:
dừa, rong biển…
- Ý thức giữ gìn môi
6


trường biển – hải đảo.
- Tết và - Các chú bộ đội đón - Trò chuyện về mùa xuân của các
mùa

xuân trên biển đảo như chú bộ đội sống trên đảo Trường Sa.

xuân

thế nào?

- Xem hình ảnh, băng hình.
- Trò chuyện về cách sử dụng tiết
kiệm điện, nước của các chú bộ đội
trên đảo.
- Thời tiết mùa xuân trên đảo Trường
Sa, các loại thực vật nơi đây.
- Xem hình ảnh lễ hội các ngư dân

7

-

miền biển.
Thế - Một số động vật - KPKH: Cá nước mặn

giới

sống ở biển: các loài - Xem phim về động vật sống dưới


động vật

tôm, cua, cá, chim biển.
12


biển, san hô…

- Vẽ các loài động vật sống dưới biển.

- Ích lợi của động vật - LQVH: Chuyện “Ông lão đánh cá
ở biển:

và con cá vàng”.

+ Cung cấp thức ăn - Trò chuyện về các món ăn hải sản.
giàu chất dinh dưỡng: - Xem hình ảnh động vật biển bị chết
cá, tôm, cua, sò, tổ do môi trường bị ô nhiểm, tràn dầu,
yến…

đánh bắt cá bằng mìn…

+ Cung cấp nguyên - TCHT: Chọn hình ảnh đúng - sai
liệu để làm thuốc chữa với môi trường biển.
bệnh: rong, tảo, cá
ngựa…
- Ý thức bảo vệ tài
nguyên và môi trường
8


biển – hải đảo.
- Phương - Một số phương tiện - KPXH: “Phương tiện và quy định
tiện

và giao thông trên biển: giao thông đường thủy”.

quy định tàu, thuyền, ca nô.

- Vẽ, tô màu, cắt dán tranh ảnh về

giao

- Lợi ích về giao thông phương tiện giao thông trên biển, đảo.

thông

trên biển: giúp các - Làm thuyền buồm bằng các nguyên
phương

tiện

giao vật liệu tự nhiên, phế thải.

thông qua lại giữa các - Xem hình ảnh một số tai nạn giao
vùng, các nước, vận thông trên biển: tàu chở dầu bị đắm,
chuyển hàng hóa…

gây tràn dầu, trục vớt tàu đắm, khắc

- Ý thức của trẻ khi phục tràn dầu.

tham gia giao thông - TCHT: Chọn hành vi đúng - sai khi
9



trên biển.
tham gia giao thông trên biển.
Nước - Một số hiện tượng tự - KPKH: “Sự kỳ diệu của nước”.
một nhiên: cát, nước biển, - Xem hình ảnh thiếu nước ngọt trên
13


số

hiện sóng biển, nắng, gió, các đảo.

tượng tự bão, hạn hán…
nhiên

- Xem hình ảnh về ảnh hưởng của

- Ý thức, hành vi giữ bão, gió mạnh, sóng thần gây ảnh
gìn bãi biển, nước biển hưởng đến môi trường và đời sống
sạch, trong lành.

con người.
- Trò chuyện về hành vi văn minh khi
tắm biển.
- TCHT: Chọn hành vi đúng - sai đối


10

-

với môi trường biển – hải đảo.
Quê - Nhận biết về biển – - KPXH: Quần đảo Trường Sa, du

hương - hải đảo Việt Nam: tên lịch biển Việt Nam.
Đất nước gọi, một vài đặc điểm - Trò chuyện và kể tên một số bãi
- Bác Hồ nổi bật của một số biển đẹp ở Việt Nam.
vùng biển (Khu du - Trò chuyện và các khu du lịch nổi
lịch biển) nổi tiếng ở tiếng ở biển – hải đảo.
Việt Nam.

- Trò chuyện về môi trường biển bị ô

- Ích lợi của biển, hải nhiễm.
đảo.

- Trò chuyện về hành vi đúng - sai với

- Nguyên nhân làm ô môi trường biển – hải đảo.
nhiễm môi trường biển - Vẽ, tô màu, làm tranh về biển – hải
đảo: do rác thải của đảo Việt Nam.
mọi người khi đi du - Nghe, hát, múa, vận động theo nhạc
lịch xả xuống biển, do các bài hát về biển đảo quê hương.
rác thải của khu công - Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, về
nghiệp, rác thải của biển, đảo Việt Nam.
người dân đổ thẳng
xuống biển.


14


Xây dựng được kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo trong từng chủ đề cụ thể và rõ ràng ở từng
hoạt động đảm bảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng phát triển đồng tâm:
phải đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, gắn với thực tế của trường, lớp tôi
phụ trách và cụ thể hóa trong từng nội dung của từng chủ đề, để chuyển tải vào
từng hoạt động với từng mục đích giáo dục thì sẽ đạt hiệu quả trên trẻ.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần có sự phối hợp đồng nhất giữa hai
giáo viên trong lớp để kế hoạch được cụ thể hóa vào từng nội dung của từng hoạt
động học. Chính sự phối hợp nhịp nhàng và đồng thuận giữa hai giáo viên trên lớp
thì từng vấn đề sẽ được giải quyết có hiệu quả cao hơn.
2.1.3. Giải pháp 3: Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo trong hoạt động học
Lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo
cho trẻ mầm non thông qua hoạt động học, nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết
ban đầu về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho bản thân trẻ nói riêng và
con người nói chung. Từ đó trẻ có thói quen, hành vi và ý thức bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển – hải đảo phù hợp với lứa tuổi, biết cách sống tích cực để đảm
bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động theo
từng chủ đề tôi xác định rõ mục đích của từng hoạt động nhằm cung cấp cho trẻ
những kiến thức, kỹ năng và thái độ về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo
nhằm hình thành ở trẻ nhân cách con người tốt, có ý thức cải thiện thực trạng tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo trong tương lai. Muốn làm tốt điều đó, trước
tiên tôi tìm hiểu và quan sát một số hoạt động học và chơi có lồng ghép nội dung
giáo dục môi trường biển – hải đảo ở lớp mình và tiến hành khảo sát để biết được
sự hiểu biết và ý thức của trẻ về tài nguyên và môi trường biển – hải đảo.
Hoạt động học là hoạt động giáo dục theo năm lĩnh vực, có nội dung và đề

tài cụ thể rõ ràng trong từng chủ đề, nên khi lồng ghép nội dung giáo dục ý thức
15


bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cần phải phù hợp với nội dung của
hoạt động. Khi lồng ghép trong từng đề tài cần phải gần gũi thực tế với từng đề tài
của hoạt động, phải đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng và có thể lồng ghép vào trong cả
một hoạt động học hay một phần của hoạt động học sao cho phù hợp với nội dung
của từng hoạt động cụ thể.
+ Hoạt động “Khám phá xã hội”: tôi có thể lồng ghép vào các chủ đề như
“Trường lớp mầm non; Gia đình; Bản thân…” đề lồng ghép xen kẽ vào từng phần
nhỏ trong từng hoạt động như sau:
- Chủ đề “Trường lớp mầm non” với đề tài “Trường mầm non của bé”.
Sau khi cho trẻ quan sát, trải nghiệm và hệ thống kiến thức, tôi có thể mở
rộng cho trẻ xem những hình ảnh về các “Trường lớp mầm non” trên các huyện đảo
để trẻ nhận xét và so sánh trường các bạn nhỏ trên các huyện đảo với trường của trẻ
và cung cấp cho trẻ biết tên gọi những đảo nổi tiếng như quần đảo Hoàng Sa, quần
đảo Trường Sa, đảo Phú Quốc, huyện đảo Lý Sơn… Từ đó giáo dục trẻ biết cảm
thông và chia sẻ cùng các bạn nhỏ cùng với bố mẹ đang sống và học trên những
ngôi trường còn thiếu thốn trên các huyện đảo để bảo vệ biển – hải đảo, một phần
của quê hương đất nước Việt Nam.
- Chủ đề “Gia đình” với đề tài “Gia đình bé yêu” ở phần trò chuyện tôi hỏi
trẻ: Con đã được đi dụ lịch ở những bãi biển, hòn đảo nào? Biển, đảo đó ở tỉnh,
thành phố nào? Ở biển có những gì? Những phương tiện giao thông nào đi lại trên
biển? Con có được tắm biển không? Con thấy sóng biển như thế nào? Mọi người đã
làm gì khi ở biển? ... Để trẻ kể tên về những khu du lịch hay bãi biển trẻ và gia đình
đến nghỉ mát và từ đó cung cấp cho trẻ biết tên gọi những bãi biển đẹp và nổi tiếng
như bãi biển Nha Trang, biển Ninh Thuận, biển Vũng Tàu, ...
- Chủ đề “Bản thân” với đề tài “Bé khỏe bé ngoan” tôi lồng ghép vào hoạt
động quan sát và trải nghiệm với những nhu cầu để trẻ lớn lên và khỏe mạnh đó là

trẻ ăn uống đầy đủ các chất và vệ sinh sạch sẽ, trong đó trẻ biết ăn nhiều hải sản có
16


từ biển, tắm biển cho cơ thể khỏe mạnh. Qua đó giáo dục trẻ biết nguồn tài nguyên
có nhiều từ biển là hải sản, biết giữ vệ sinh môi trường biển khi mình được đi tắm
biển. Chẳng hạn như: Trong khi trò chuyện với trẻ, giáo viên đưa ra các tình huống
giả định: Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường biển, đảo bị ô nhiễm ngày càng nặng?
Khi ra biển chơi thấy có nhiều rác ở đó con sẽ làm gì? Nếu thấy một bạn nhỏ đang
vứt rác ra biển, con sẽ nói gì với bạn. Trên cơ sở câu trả lời của trẻ, giáo viên trò
chuyện giải thích để trẻ hiểu tại sao cần tham gia bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển – hải đảo. Vì như vậy biển – hải đảo sẽ sạch, đẹp không bị ô nhiễm,
con người có thể đi đến nhiều các khu du lịch để tham quan, nghỉ ngơi, tắm mát mà
không sợ bị bẩn, các loại động thực vật trên biển sẽ không bị chết mà sinh sôi, phát
triển cung cấp nhiều thức ăn dưỡng chất và nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh cho
con người.
- Chủ đề “Một số nghề” với hoạt động khám phá xã hội với những đề tài
(Nghề làm muối; Nghề đánh bắt cá; Nghề nuôi thủy sản; Nghề chế biến hải sản…)
thì có thể lồng ghép xuyên suốt trong cả một hoạt động học từ phần trò chuyện đến
phần cung cấp kiến thức mới, phần trải nghiệm và củng cố bài học.
- Chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” với đề tài KPXH “Du lịch biển
Việt Nam”:
Cho trẻ quan sát những hình ảnh về những bãi biển, những loài tôm, cua,
cá, rặng san hô, rong biển…
Cho trẻ xem những hình ảnh về những bãi biển bị ô nhiễm, những nguồn
nước thải đổ trực tiếp ra biển.
Xem những rặng san hô, rong biển bị tàn phá do ô nhiễm biển… Gợi hỏi
trẻ vì sao? Hỏi trẻ làm thế nào để biển không bị ô nhiễm và trở nên sạch đẹp.
Từ đó tổ chức cho trẻ những trò chơi gạch bỏ những hành vi đúng sai với
tài nguyên và môi trường biển – hải đảo.


17


+ Hoạt động “Giáo dục âm nhạc”: Đối với hoạt động này tùy đề tài theo từng
chủ đề với nội dung của từng bài hát mà tôi lồng ghép xen kẽ vào các nội dung một
cách nhẹ nhàng và linh hoạt với những nội dung giáo dục cụ thể và thiết thực.
Ví dụ: Chủ đề “Một số nghề” với đề tài: Hát và vận động bài “Gửi chú Hải
quân” – Nghe hát bài “Cháu hát về đảo xa” – Trò chơi âm nhạc: Nhận hình đoán
tên bài hát.
Hoạt động 1: Ca hát và vận động
- Cô và trẻ cùng đọc thơ “Chú bộ đội đảo xa”.
- Cùng trẻ trò chuyện, gợi hỏi trẻ về công việc của các chú bộ đội hải quân,
nơi làm việc, cho trẻ xem những hình ảnh về công việc và nơi làm việc của các chú
bộ đội hải quân và đặt những câu hỏi gợi mở như các chú ở trên đảo để làm gì? Vì
sao các chú cầm súng đi trên bãi biển?... Gợi ý giáo dục cho trẻ biết c ông việc của
các chú là bảo vệ biển đảo là một phần của đất nước không cho kẻ thù xâm phạm.
- Giáo dục trẻ khi đi tắm biển phải đi với người lớn, không xả rác ở biển…
- Trẻ nghe giai điệu bài “Gửi chú hải quân”. Cho trẻ đoán tên bài hát, tên tác
giả (Hoàng Ngọc Oanh).
- Cô và trẻ cùng hát lại bài hát “Gửi chú hải quân” có đệm nhạc.
- Tóm nội dung: Bài hát nói về công lao của chú hải quân ngày đêm canh giữ
hải đảo, mang lại cuộc sống yên bình cho đất nước.
- Cô mở nhạc bài hát “Gửi chú hải quân” kết hợp minh họa lần 1 cho trẻ
xem.
- Lần 2 cô phân tích từng động tác cho trẻ làm theo.
. “Biển dập dờn nhấp nhô sóng biếc”: đưa hai tay lên cao làm động tác lắc
tay kết hợp nhún chân theo nhịp nhạc.
. “Theo con tàu của chú ra khơi”: đưa hai tay ngang vai kết hợp nhún chân.
Đổi bên theo nhịp nhạc.


18


. “Chú hải quân đêm ngày canh giữ biển. Cho quê hương mãi mãi yên bình”:
đưa hai tay lên cao, úp tay vào ngực, sau đó đổi bên, quay một vòng tròn.
. “Chú ơi chú chúng cháu hát bài hát quê hương”: chỉ tay phải ra phía trước,
sau đó đưa hai tay lên miệng kết hợp nghiêng người.
. “Gửi theo những chuyến tàu đi xa”: đưa tay phải vòng qua đầu.
. “Sóng biển khơi hòa quyện cùng tiếng ca”: dang hai tay ngang kết hợp
nghiêng người sang hai bên.
. “Gửi theo chú hải quân anh hùng”: một tay đưa lên cao làm động tác vẫy
tay.
- Cho cả lớp hát vận động cùng cô hai lần.
- Cho trẻ kết thành hai nhóm. Một nhóm nam, một nhóm nữ. Cho hai nhóm
thi đua hát, vận động bài “Gửi chú hải quân”.
- Cho trẻ hát vận động theo tổ, nhóm, cá nhân…
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Nhận hình đoán tên bài hát”.
- Cô giới thiệu trò chơi âm nhạc: Nhận hình đoán tên bài hát.
- Cô phổ biến cách chơi: Trẻ lên click chuột vào chữ cái trẻ thích sẽ hiện lên
bức tranh, nhìn tranh trẻ đoán tên bài hát liên quan đến nội dung và hát bài hát đó.
- Tổ chức cho trẻ chơi tròchơi âm nhạc “Nhận hình đoán tên bài hát”. Cho
trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Tiếp tục chơi trò chơi âm nhạc, cô dẫn dắt giới thiệu bài hát nghe “Cháu hát
về đảo xa”.
Hoạt động 3: Nghe hát: “Cháu hát về đảo xa”.
- Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Cháu hát về đảo xa”.
- Giảng nội dung: Vì bình yên của đất nước mà chú bộ đội hải quân đã xa
nhà ra nơi đảo xa, chú không quản khó khăn để ngày đêm canh giữ đất trời, cho
chúng ta có một cuộc sống an bình, các em nhỏ được cắp sách đến trường. Các em

rất biết ơn công lao của chú nên đã hát những bài hát thật hay gửi cho các chú.
19


- Để tỏ lòng biết ơn các chú các con phải như thế nào? Giáo dục trẻ biết ơn
và kính trọng các chú bộ đội hải quân.
- Cô múa minh hoạ cho trẻ xem bài hát nghe “Cháu hát về đảo xa”.
- Kết thúc: Cả lớp hát vận động bài “Gửi chú hải quân”.
+ Hoạt động “Thể dục giờ học” ở chủ đề : “Một số nghề” với đề tài “Bé tập
làm chú bộ đội” với nội dung vận động cơ bản: Vượt sóng; TCVĐ: Chuyển hàng,
tôi có thể lồng ghép xuyên suốt từ phần trò chuyện đến bài tập phát triển chung,
vận động cơ bản và trò chơi vận động một cách cụ thể như sau:
- Phần trò chuyện cho trẻ xem video về phần thao luyện của các chú bộ đội
hải quân ở các môi trường khác nhau, trò chuyện về công việc vất vả của các chú là
bảo vệ vùng đất, vùng trời và vùng biển, dẫn dắt cho trẻ trải nghiệm làm các chú bộ
đội hải quân.
- Bài tập phát triển chung: Tập các động tác thể dục theo nhịp của bài hát
“Ba em là bộ đội hải quân".
- Vận động cơ bản “Vượt sóng” với bài tập bật xa 40 - 50 cm
- Trò chơi vận động “Chuyển hàng” cô cho trẻ 3 tổ làm các chú bộ đội hải
quân thi đua dùng hai tay chuyển hàng qua đầu, qua chân lên thuyền giúp các bác
ngư dân.
+ Hoạt động “Làm quen chữ cái” với đề tài “Làm quen chữ b – d – đ”. Ở
phần trò chuyện tôi cho trẻ xem băng hình về các chú bộ đội và ngư dân đón tết
trên đảo, vẫn có đầy đủ các loại bánh mứt, dưa hấu, cành đào,… được làm với các
nguyên liệu từ đất liền gởi ra, đặc biệt có cả dưa hấu là một loại quả có từ biển đảo.
Từ đó giáo dục trẻ biết tình yêu thương đoàn kết của dân tộc Việt Nam luôn hướng
về bà con ngư dân và các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển – hải
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Qua phần trò chuyện tôi đưa những hình ảnh có những băng từ “bộ đội và

ngư dân đón tết” để cho trẻ làm quen chữ cái b – d – đ; những từ và những hình
20


ảnh “bánh mứt, cành đào, dưa hấu, bánh chưng, bánh tét…” đưa vào phần trò chơi
giúp trẻ ghi nhớ chữ cái vừa học.
+ “Hoạt động tạo hình” ở chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông đường
thủy” với đề tài “Xé dán thuyền trên biển” tôi cho trẻ xem hình ảnh tàu thuyền trên
biển cho trẻ quan sát và nhận xét bằng những câu hỏi như:
- Con thấy có những loại tàu thuyền nào? Ngoài ra con còn biết phương tiện
giao thông nào lưu thông trên biển? Tàu thuyền qua lại trên biển để làm gì? Tàu
thuyền là phương tiện giao thông đường gì? Khi tham gia trên các phương tiện đó
chúng ta phải làm gì? Vì sao?...
- Từ đó giáo dục cho trẻ biết tàu thuyền là phương tiện giao thông đường
thủy đặc biệt quan trọng để khai thác nguồn tài nguyên biển, để bảo vệ biển đảo, để
tàu thuyền trong nước và các nước khác qua lại trao đổi hàng hóa và đi du lịch bằng
phương tiện giao thông đường thủy.
+ Hoạt động “Làm quen với toán”: Chủ đề “Thế giới động vật” với đề tài
“Đếm đến 8, nhận biết nhóm có số lượng 8, nhận biết chữ số 8”, tôi dạy trẻ về các
con vật sống dưới nước với cách lồng ghép giáo dục cho trẻ như sau:
- Phần trò chuyện và ôn số lượng 7, tôi cho trẻ kể về các con vật sống dưới
nước, lồng ghép cho trẻ kể tên, xem đoạn phim những con vật sống dưới biển để
tìm các nhóm con vật sống dưới biển có số lượng 7.
- Phần cung cấp kiến thức cho mỗi trẻ làm ngư dân đánh bắt tôm, cá và sử
dụng hai nhóm tôm và cá để xếp tương ứng, đếm và tạo nhóm có số lượng 8.
- Phần trò chơi luyện tập cho trẻ tìm các nhóm động vật sống dưới biển có số
lượng 8; phân loại xếp đúng 8 con vật sống dưới biển thành 1 nhóm…
- Qua đó để giúp trẻ biết các nguồn hải sản có từ biển rất phong phú, đa dạng
và rất có ích đối với đời sống của con người, chúng ta phải biết bảo vệ chúng bằng
cách xử lý tốt rác và nguồn nước thải để không đổ trực tiếp ra biển và không đánh


21


bắt hải sản bằng các phương tiện thuốc nổ làm ô nhiễm môi trường biển, làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên biển.
+ Hoạt động “Làm quen văn học”: Câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu” trong
chủ đề nhánh “Quả ngọt xinh xinh” với thể loại (trẻ chưa biết), tôi cho trẻ xem
những hình ảnh về những người dân sống, làm việc và trồng trọt trên đảo để trò
chuyện cùng trẻ. Từ đó, cung cấp cho trẻ biết những hòn đảo nổi tiếng ở Việt Nam,
trên đảo có người dân sinh sống, trồng trọt cây cối, hoa quả… như ở đất liền để dẫn
vào giới thiệu câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu” kể cho trẻ nghe.
- Hoặc dạy cho trẻ bài thơ “Cây dừa”, cho trẻ xem hình ảnh hay đoạn phim
video về những vườn dừa ven bãi biển để trò chuyện về cây dừa không những cho
ta rất nhiều lợi ích mà dừa trồng ven biển còn dùng để chắn cát, chắn gió… tạo nên
cảnh quang bãi biển thêm đẹp.
Qua một thời gian áp dụng biện pháp lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo
vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo vào trong hoạt động học cho trẻ, tôi
nhận thấy rằng hầu hết trẻ lớp tôi đã có tiến bộ rất nhiều về những kiến thức, kỹ
năng và thái độ đối với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo. Cụ
thể, trẻ biết kể tên một số bãi biển, những hòn đảo nổi tiếng của Việt Nam, biết
những nguồn tài nguyên động thực vật và khoáng sản có từ biển, biết tàu thuyền là
phương tiện giao thông đường thủy có tầm quan trong đặc biệt trong sự phát triển
của đất nước, trẻ biết các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển - hải đảo và
phân biệt tốt những hành vi đúng sai đối với tài nguyên và môi trường biển – hải
đảo.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình thực hiện giải pháp làm
cho số ít trẻ còn lại chưa đạt được yêu cầu như mong muốn:
- Trong quá trình lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển – hải đảo ở hoạt động học có lúc tôi tiến hành còn nhanh, nên một số

trẻ chưa nắm bắt kịp nội dung cô giáo muốn giáo dục lồng ghép.
22


- Những tranh ảnh cho trẻ quan sát, phục vụ cho việc tổ chức trò chơi thể
hiện nội dung lồng ghép tài nguyên và môi trường biển – hải đảo chưa in màu nên
một số trẻ nhận biết còn chậm, có trẻ nhận biết chưa đúng.
Từ những hạn chế đó, tôi cần rút ra những kinh nhiệm cho bản thân trong
quá trình tổ chức hoạt động học có lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên
và môi trường biển – hải đảo như:
- Cần cân đối và điều tiết thời gian trong hoạt động học để chuyển tải đến trẻ
nội dung lồng ghép một cách rõ ràng và cụ thể hơn.
- Cần có sự đầu tư, chuẩn bị tranh ảnh cho trẻ cần phải cụ thể, rõ ràng và cố
gắng in màu để trẻ nhận biết rõ ràng hơn.
Nếu làm tốt điều đó hy vọng kết quả trên trẻ sẽ cao hơn.
2.1.4. Giải pháp 4: Lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển – hải đảo vào một số hoạt động khác
Đối với trẻ 5 tuổi, việc học của trẻ vẫn còn mang tính chất làm quen, trong
hoạt động học trẻ thật sự chưa chú tâm, nếu tôi chỉ lồng ghép nội dung giáo dục trẻ
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo trong hoạt động học thì kết quả trên
trẻ chắc hẳn sẽ không cao. Vì vậy tôi phải sử dụng biện pháp hỗ trợ đó là lồng ghép
nội dung giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động đón trẻ - trò chuyện,
hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, giờ ăn, hay hoạt động chiều thì nội dung giáo
dục ẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần giúp trẻ ghi nhớ hơn.
+ Lồng ghép vào hoạt động đón trẻ - trò chuyện:
Hàng ngày vào giờ đón trẻ và cho trẻ chơi tự chọn, tôi dựa vào điều kiện
thực tế của lớp, kế hoạch hoạt động của từng ngày theo từng chủ đề mà tôi lựa chọn
nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển – hải đảo để lồng ghép trong giờ
sao cho phù hợp.
- Chủ đề “Trường lớp mầm non”, tôi cho trẻ xem hình ảnh những ngôi

trường trên đảo, cho trẻ nhận xét hình ảnh, cung cấp cho trẻ biết những ngôi trường
23


trên đảo nhỏ, có ít đồ chơi, đồ dùng cho các bạn hoạt động. Từ đó tôi cho trẻ vẽ tái
tạo những bức tranh về ngôi trường trên đảo; góc phân vai cho trẻ làm cô nuôi
dưỡng chế biến những món ăn từ hải sản…
- Chủ đề “Gia đình”, trò chuyện cùng trẻ về các kỳ nghỉ mát hay đi du lịch
của gia đình trẻ đi ở đâu? Khi đi chơi ở biển chúng ta phải như thế nào?... giáo dục
trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường biển – hải đảo khi cùng gia đình đi du lịch.
- Chủ đề “Một số nghề” trò chuyện cùng trẻ khi sử dụng những sản phẩm có
từ biển như muối, nước mắm, hải sản… phải biết quý trọng đó là những nguồn thực
phẩm có từ tài nguyên biển – hải đảo.
Trò chuyện về “Chú bộ đội Hải quân”, tìm hiểu về công việc của các chú là
bảo vệ vùng biển – hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc để giáo dục trẻ c ó ý thức bảo
vệ bằng những hành động nhỏ của mình như sử dụng nước sạch tiết kiệm, không xả
rác và nước thải bừa bãi hay trực tiếp ra biển,…
+ Lồng ghép vào hoạt động góc:
Quá trình chơi ở hoạt động góc là cả một quá trình trẻ rất thích thú, vì đây là
khoảng thời gian trẻ được trải nghiệm với những công việc của người lớn trong quá
trình trẻ nhập vai chơi. Từ đó trẻ lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng qua công
việc mà trẻ được đóng vai, nên cô giáo phải biết tận dụng những cơ hội trong quá
trình chơi để giáo dục và hình thành những thói quen cho trẻ như nhắc nhở trẻ chơi
và giao tiếp với nhau bằng các vai chơi của mình như:
- Trẻ đóng vai cô bán hàng ở cửa hàng bán hải sản, tạo những món quà lưu
niệm có từ biển, làm món quà gởi cho các chú bộ đội Hải quân.
- Cho trẻ tạo ra những đồ chơi để gửi cho các bạn ở miền hải đảo xa xôi, biết
sử dụng và chế biến những món ăn có nguồn thực phẩm từ biển, phải biết quý trọng
và sử dụng có hiệu quả.
- Ở góc sách: Chú ý dạy trẻ cách cầm sách, không làm hư hỏng sách, không

cuộn sách, không gạch, tẩy xóa sách mà lật sạch nhẹ nhàng từng trang. Cho trẻ xem
24


sách và phân biệt những hành vi đúng sai làm ô nhiễm môi trường biển (vứt rác ra
biển, đánh bắt cá bằng mìn,…) và những hành vi bảo vệ môi trường biển (nhặt rác
trên bãi cát, vớt dầu loang trên mặt biển,…).
- Cho trẻ chơi với cát, nước tạo thành sóng biển, gấp thả thuyền… tùy theo
từng chủ đề mà lựa chọn nội dung các góc chơi để lồng ghép giáo trẻ cho trẻ biết
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo cho trẻ thật phù hợp, nhẹ nhàng và
thực tế.
+ Lồng ghép vào hoạt động ngoài trời
Ở hoạt động ngoài trời có thể lồng ghép nội dung giáo dục với trẻ qua trò
chuyện, quan sát quang cảnh thật xung quanh trẻ để đàm thoại, trao đổi với trẻ
những nội dung giáo dục liên quan đến vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường
biển – hải đảo như chất thải, tiếng động cơ của các phương tiện giao thông đường
thủy,… khí thải làm ô nhiễm không khí, nạn khai thác rừng bừa bãi làm thay đổi
khí hậu xảy ra thiên tai động đất, sóng thần. Giúp trẻ hiểu biết và biết cách thực
hiện những công việc giảm những ô nhiễm trên đất liền như: Quan sát và nhận xét
thực tế sân trường hôm nay dơ hay sạch? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường
sạch? Khi dọn vệ sinh sân trường cần phân loại rác thải như thế nào?
Ở hoạt động ngoài trời cần tổ chức cho trẻ những trò chơi vận động có nội
dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – hải đảo như nhận biết các
bãi biển, đảo, quần đảo; gạch bỏ những hành vi sai, lựa chọn những hành vi đúng,
vẽ bằng phấn những hành vi bảo vệ môi trường hay vẽ về biển đảo…
Trò chơi được xem là kỹ năng, là nhu cầu không thể thiếu trong các sinh hoạt
và hoạt động tập thể với trẻ mầm non hiện nay. Sử dụng phương pháp trò chơi để
kích thích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo nhờ các tình huống chơi hấp dẫn.
Ví dụ: Trò chơi “Bé tinh mắt”. Mục đích là giúp trẻ nhận biết được tên gọi,
vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo ở một số tỉnh, thành. Với trò chơi này, tôi

chuẩn bị 2 bản đồ Việt Nam; 10 chiếc lốp bánh xe; một số mảnh giấy màu xanh
25


×