NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
I. TÌM HIỂU CHUNG
A. Tác giả
Là cây bút hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến
chống Mĩ.
Đề tài sáng tác: người dân Nam Bộ trong kháng chiến.
B. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt (1966).
Ý nghĩa nhan đề
Gia đình Việt: đau thương mà anh dũng, có truyền thống đoàn kết, yêu nước
và cách mạng Dân tộc Việt Nam: muôn người như một, đoàn kết chiến đấu,
đánh đuổi kẻ thù, giải phóng quê hương.
Tình huống
Việt bị thương, nằm lại chiến trường, nhiều lần ngất đi tỉnh lại.
Trần thuật theo dòng ý thức của nhân vật.
Ý nghĩa:
Vừa thuật kể vừa khắc họa tính cách nhân vật.
Kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân
vật
Hấp dẫn
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
A. Truyền thống gia đình
Đặc điểm chung
Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc
Căm thù giặc sâu sắc
Giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với quê hương, cách mạng
Biểu hiện ở thế hệ cha ông
Mẹ Việt: kìm nén đau thương; che chở đàn con; luôn tranh đấu.
Tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ trong kháng chiến.
Chú Năm: ghi lại trang sử gia đình; chất phác; ciàu tình cảm.
Là khúc thượng nguồn trong dòng sông truyền thống.
B. Hai chị em Chiến và Việt
Chiến
a. Rất giống mẹ trong ngoại hình và tính cách.
Thân người to, chắc nịch, hai bắp tay tròn vo, sạm nắng.
Lo liệu, toan tính việc nhà…
b. Yêu nước, căm thù giặc, gan góc, kiên định.
Giành đi bộ đội trước em
Coi việc đi đánh giặc là lẽ sống
Quyết sống chết với kẻ thù
c. Đảm đang, tháo vát
Luôn nhường nhịn em
Lo toan, quán xuyến việc nhà
d. Ngây thơ, nữ tính
Thưa với anh cán bộ huyện:
Nó là em tôi mà cái gì cũng giành
Đến Tết này nó mới được mười tám
Phù hợp với tâm lí của một thiếu nữ
Chiến điển hình cho người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người dân Nam Bộ
nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: giàu tình nghĩa, thủy chung
với quê hương, với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, khao khát được chiến
đấu giết giặc.
Việt
a. Là một chàng trai vô tư, hồn nhiên.
Hay giành phần hơn với chị
Phó thác việc nhà cho chị
Sợ ma
b. Là một chiến sĩ dũng cảm, anh hùng.
Chưa đủ tuổi vẫn xin tòng quân
Ra trận chiến đấu dũng cảm
Gan góc, quả cảm
Luôn trong tư thế chiến đấu
c. Biết yêu thương và biết căm thù.
Thương yêu người thân
Thù quân giặc
Việt tiêu biểu cho tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, tinh thần chiến
đấu quả cảm, khí phách anh hùng của những chàng trai vùng đồng bằng
sông Cửu Long trong kháng chiến chống Mĩ.
III. TỔNG KẾT
A. Nội dung
Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền
thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương, cách mạng.
Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền
thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn
cho con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
B. Nghệ thuật
Trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc họa tính cách và miêu tả tâm
lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
IV. MỘT SỐ ĐỀ LÀM VĂN VÀ GỢI Ý LÀM BÀI
Đề 1: Phân tích nhân vật Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong
gia đình”
Các em cần diễn đạt thành bài văn mạch lạc, logic, có bố cục rõ ràng, không
sai lỗi chính tả. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo những ý cơ bản sau:
Mở bài: giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật Chiến
Thân bài: phân tích cụ thể những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của
nhân vật (Kèm dẫn chứng)
Rất giống mẹ trong ngoại hình và tính cách
Thân người to, chắc nịch, hai bắp tay tròn vo, sạm nắng
Lo liệu, toan tính việc nhà…
Yêu nước, căm thù giặc, gan góc, kiên định
Giành đi bộ đội trước em
Coi việc đi đánh giặc là lẽ sống
Quyết sống chết với kẻ thù
Đảm đang, tháo vát:
Luôn nhường nhịn em
Lo toan, quán xuyến việc nhà
Ngây thơ, nữ tính
Kết bài: nhận xét chung và cảm nghĩ về nhân vật:
Chiến điển hình cho người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người dân Nam Bộ
nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: giàu tình nghĩa, thủy chung với
quê hương, với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, khao khát được chiến đấu
giết giặc.
Đề 2: Phân tích và so sánh những điểm giống vá khác nhau trong tính
cách nhân vật Chiến và Việt
Các em cần diễn đạt thành bài văn mạch lạc, logic, có bố cục rõ ràng, không
sai lỗi chính tả. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm
bảo những ý cơ bản sau:
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác phẩm
Hai nhân vật có rất nhiều nết giống nhau vì họ la hai chị em ruột. Tuy nhiên ở
mỗi nhân vật có nét riêng của mỗi người.
Thân bài
Những nét tính cách chung
Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ước nguyện được
cầm súng đánh giặc trả thù cho ba, má.
Hai chị em đều là những chiến sĩ dũng cảm, gan góc và từng lập được
nhiều chiến công;
Hai chị em còn rất trẻ , hơn nhau 1 tuổi (chị 18, em 17). Vì thế ở hai nhân
vật này có những nét rất trẻ con
Những nét riêng giữa hai chị em:
Tài nghệ của Nguyễn Thi trong xây dựng nhân vật là đã tạo ra những nét
riêng của hai nhân vật này. Mỗi người một vẻ, không lẫn với nhau được.
Chị: kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm.
Việt hiếu động, chỉ thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, lúc nào cũng có cái ná
thun trong mình.
Là chị nên Chiến tuy chưa hết tính trẻ con, có lúc cũng tranh với em, nhưng
cũng có lúc lại biết nhường nhịn em; tuy nhiên khi ghi tên tòng quân thì
Chiến nhất định không nhường em.
Việt: hiếu thắng, còn trẻ con hơn nên không chịu nhường
Chiến là cô gái đảm đang tháo vát, sớm biết lo nghĩ. Vả lại cha mẹ mất cả,
là người chị lớn, phải sớm làm chủ gia đình. Vì thế ở Chiến có cái gì đó tỏ
ra khôn ngoan, già dặn trước tuổi.
Công việc trong gia đình Việt đều phó mặc tất cả cho chị Chiến, nghe chị
bàn việc gia đình thì cứ ừ ào cho qua. Việt còn trẻ con quá nên đã đi bộ đội
rồi mà vẫn dắt theo ná thun, yêu quý chị mà cứ giữ kín vì sợ mất chị, đánh
giặc không sợ chết mà lại sợ ma, khi gặp lại đồng đội thì vừa khóc vừa
cười…
Kết bài:
Tóm lại hai nhân vật Việt và Chiến đúng là có nhiều đức tính giống nhau,
nhưng đồng thời lại là hai cá tính khác nhau. Tuy thế cả hai đều rất đáng yêu,
dễ mến. Hai nhân vật để lại ấn tượng đậm nét trong lòng ngưòi đọc.
Nhận xét: Nguyễn Thi rất tinh tế, sắc sảo trong bút pháp xây dựng nhân vật,
tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn người đọc.
Đề 3: Trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”, nhân vật chú
Năm đã nói: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia
cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”. Hãy phân tích và chứng minh
rằng, trong truyện ngắn nói trên đã có một dòng sông truyền thống gia
đình liên tục chảy từ những thế hệ cha anh đến đời chị em Chiến Việt.
Giải thích câu nói của chú Năm
Nguyễn Thi ví chuyện gia đình ta cũng dài như dòng sông là muốn nhấn mạnh
sự trôi chảy, sự tiếp nối của mỗi gia đình cũng như dòng sông vậy. Nếu sông
có khúc trên khúc dưới, thì gia đình có thế hệ già, thế hệ trẻ. Sự kế tục và tiếp
nối ấy chúng ta gọi là truyền thống Mỗi con người, mỗi đời người trong một gia
đình phải là một khúc sông trong một dòng sông truyền thống
Mỗi người chỉ được gọi là thành viên trong gia đình với những ai đã ghi được,
đã làm nên được khúc sông của mình trong cái dòng sông truyền thống gia đình
ấy. Có nghĩa là, con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà quan trọng hơn
còn là sự tiếp nối một truyền thống.
Hơn nữa ta không thể hiểu khúc sông sau của một dòng sông nếu không hiểu
ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu về những đứa con
của một gia đình khi và chỉ khi đã hiểu ít nhiều về chính cái truyền thống gia
đình đã sinh ra những đứa con ấy.
Phân tích và chứng minh
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng sông
của truyền thống gia đình. Dòng sông ấy liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến
thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng thời chống Mĩ.
Những phẩm chất chung
Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung son sắt với quê hương, cách
mạng. Ở họ luôn có sự hòa quyện giữa giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất
nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc. Và chính sự hòa
quyện ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam, của dân tộc Việt
Nam thời đánh Mĩ.
Có những nét riêng đem đến vẻ đẹp phong phú đa dạng của con người
miền Nam thời đánh Mĩ
Chú Năm
Đối với chị em Chiến và Việt, chú Năm chính là khúc thượng nguồn, là nơi kết
tinh đầy đủ nhất truyền thống gia đình. Chú là một người nông dân Nam bộ,
thật thà bộc trực vui tính và giàu tình cảm.
Người đọc ấn tượng sau đậm về chú Năm vì:
Chú là người lao động chất phác “chú vốn đi bè cũng ham sông ham bến”
Chú Năm đậm chất Nam bộ
Chú là người giàu tình cảm
→Chú Năm đại diện cho truyền thống và luôn có ý thức tự hào và lưu giữ
truyền thống
Chú còn có cả một cuốn sổ gia đình
Má Việt
Má cũng là một hiện thân của truyền thống và là một hình tượng mạng đậm dấu
ấn riêng của phong cách Nguyễn Thi:
Là một người mẹ chắc khỏe về thể chất và mạnh mẽ về tinh thần:
Ngoại hình của má: Cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, chiếc nón rách, tấm
áo bà ba đẫm mồ hôi đã đen lại không con thấy bạc; dư sức một mình rinh
thúng lúa từ dưới thuyền đặt lên giường ngủ. Đó là chân dung của mẹ.
Tần tảo xốc vác thương chồng thương con
Gan góc
Căm thù giặc sâu sắc, biết ghìm nén, biết vượt lên đau thương để sống và
chiến đấu
→Một hình ảnh, một truyền thống như thế, tác giả muốn phải là bất tử, cho
dù con người cụ thể có phải hi sinh. Người mẹ ngã xuống, nhưng dòng sông
truyền thống kia vẫn chảy. Và hình ảnh của mẹ lại hiện về qua những đứa
con của mẹ
Chị em Chiến và Việt
Điểm giống nhau
Là con em của một gia đình cách mạng giàu truyền thống anh hùng, ông
bà ba má đều bị sát hại.
Cả hai em đều có một mối thù chất chứa trong lòng, đều nung nấu ước
nguyện lên đường đánh giặc trả thù cho gia đình và quê hương.
Cả hai chị em cũng gan góc
Cả hai chị em vẫn còn nét hồn nhiên ngây thơ
Điểm riêng về cá tính: Chiến có nét mới của thế hệ sau trưởng thành và lo
lắng, xốc vác, Việt còn ngây thơ trẻ con hơn.
Trường học Trực tuyến Sài Gòn (iss.edu.vn) có hơn 800 bài giảng trực tuyến thể hiện
đầy đủ nội dung chương trình THPT do Bộ Giáo dục - Đào tạo qui định cho 8 môn học
Toán - Lý - Hóa - Sinh -Văn - Sử - Địa -Tiếng Anh của ba lớp 10 - 11 - 12.
Các bài giảng chuẩn kiến thức được trình bày sinh động sẽ là những lĩnh vực kiến
thức mới mẻ và đầy màu sắc cuốn hút sự tìm tòi, khám phá của học sinh. Bên cạnh
đó, mức học phí thấp: 50.000VND/1 môn/học kì, dễ dàng truy cập sẽ tạo điều kiện tốt
nhất để các em đến với bài giảng của Trường.
Trường học Trực tuyến Sài Gòn - "Học dễ hơn, hiểu bài hơn"!