Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

luyện văn điểm 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.9 KB, 5 trang )

Linh Devy – BKHXH
Nội dung:
Phần mở bài:
Chỉ cần làm 1 cái sườn mở bài cho tất cả các bài văn
Với bài văn bình luận :
Lá lành đùm lá rách: nội dung thương yêu, giúp đỡ đùm bọc nhau
Ta có thể viết như sau :
Thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau là một cách sống cao quý mà mọi người
đều đề cao, ca ngợi. Cách sống đó đã thấm nhuần trong cuộc sống của nhân dân
ta và được biểu hiện 1 cách cụ thể, súc tích qua câu ca dao tục ngữ quen thuộc:
“Lá lành đùm lá rách”
Câu trên khuyên ta điều gì? Chúng ta tìm hiểu, bàn bạc để rút ra cho mình một
bài học về lẽ sống
Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra : nội dung
phận làm con phải biết yêu thương , hiếu thảo với cha mẹ
Ta viết lại: Yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ là một cách sống cao quý mà mọi
người đều đề cao, ca ngợi. Cách sống đó đã thấm nhuần trong cuộc sống của
nhân dân ta và được biểu hiện 1 cách cụ thể, súc tích qua câu ca dao tục ngữ
quen thuộc:
“Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy”
Câu trên khuyên ta điều gì? Chúng ta tìm hiểu, bàn bạc để rút ra cho mình một
bài học về lẽ sống
Ta có thể đưa 1 câu ca dao tục ngữ khác có cùng nội dung lên trên để phần mở
bài được hay hơn:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nước phải thương nhau cùng”
Thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau là một cách sống cao quý mà mọi người
đều đề cao, ca ngợi. Cách sống đó đã thấm nhuần trong cuộc sống của nhân dân
ta và được biểu hiện 1 cách cụ thể, súc tích qua câu ca dao tục ngữ quen thuộc:
“Lá lành đùm lá rách”
Câu trên khuyên ta điều gì? Chúng ta tìm hiểu, bàn bạc để rút ra cho mình một


bài học về lẽ sống
1 số câu chuyển ý khác:
Chúng ta bình luận câu tục ngữ/ca dao trên để rút ra phương pháp học tập đúng
Câu tục ngữ/ca dao trên có ý nghĩa sâu sắc thế nào? Chúng ta tìm hiểu, bàn bạc


để rút ra bài học rèn luyện thiết thực cho bản thân.
Câu tục nhữ/ca dao ấy có ý nghĩa thế nào trong đạo làm người, trong cách sống
ở đời?
Phần mở bài áp dụng riêng cho các câu nói của bác Hồ:
“Bác đã đến mang cho đời tất cả
Và ra đi mang tất cả cho đời”
(Viễn Phương)
Bác Hồ vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, Người không chỉ đem đến độc lập, tự
do cho đất nước sau hàng trăm năm nô lệ, đem lại hạnh phúc , ấm nó cho dân
tộc đang đói nghèo trong rơm rạ mà Bác còn mang đến cho cháu con những lời
khuyên dạy chí tình, mong mỏi thế hệ sau trở nên người hữu ích nhằm gánh vác
trọng trách của đất nước
Sinh thời , Người đã nhắc nhở thế hệ trẻ………..
Trích dẫn câu nói của người
Chúng ta có suy nghĩ thế nào về lời dạy của người?
Với bài văn phân tích:Có thể đưa 1 câu thơ, 1 câu văn nào đó về tác giả hay về
vấn đề mà tác giả miêu tả
Trong lịch sử văn thơ Việt Nam, nhà văn A nổi bật với phong cách…. Nếu như
bài văn của nhà văn B…..thì lời văn của nhà văn A……
Thật vậy , bài văn C với nội dung…..được xem là 1 minh chứng tiếu biểu cho
phong cách thơ của A
Đi vào khai thác bài văn….ta phần nào cảm nhận được bút pháp nghệ thuật và
nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Phần thân bàiMình chỉ giúp các bạn phần thân bài của bình luận thôi nha,

phần phân tích, các bạn bên cạnh bài giáo viên mình dạy, nên có thêm bài của
1,2 giáo viên khác, tổng hợp các ý, câu nào hay , ý nào giáo viên bạn chưa có
thì đúc kết lại….
Bình luận:
Phải đầy đủ các phần:





Giải thích ngắn: Nghĩa đen – nghĩa bóng
Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề( phần trọng tâm)

-Lời ông cha ta dạy thật xác đáng, bởi lẽ trong cuộc sống…..
-Hơn nữa…..
-Ngược lại….
-Và ta thấy lời khuyên dạy trên rất phù hợp với truyền htống của dân tộc…
=>Dẫn chứng
• Phê phán:
• Nêu ý nghĩa và hành động đúng….
• Mở rộng-Nâng cao
Phần kết bài
Bình luận:
Khẳng định lại nội dung 1 của câu nói , cadaotục ngữ đó là đúng, là chân lí của
thơi đại. Đồng thời bộc lộ nội dung 2….( nội dung chia ra 2 ý)
Liên hệ bản thân
Phân tích:
Qua việc sử dung….(nêu nghệ thuật của tác phẩm) nàh văn đã thể hiện….(nôi
dung của tác phẩm)
Dù có trải qua biết bao nhiêu lớp bụi của thời gian, giá trị tác phẩm vẫn sống

mãi trong lòng độc giả, mãi mãi không bao giờ bị lu mờ.


II. Bí kíp học Ngữ Văn để thành công
1. Hãy gieo trồng trong tâm hồn trí tuệ mình lòng ham muốn, niềm tin để
tước bỏ những cái nhãn cũ, "dán" trên nhân cách mình những cái nhãn mới.
2. Luyện đọc nhanh tất cả các văn bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, báo
chí, vở ghi...
a) Cấu trúc văn bản: 20% từ khóa + 80% từ thừa (từ đưa đẩy, dẫn dắt)
b) Hãy phối hợp mắt + não + mồm + bút, đọc theo các từ khóa, các cụm từ,
các nhan đề để lướt nhanh các trang sách.
Trong quá trình đọc cần gạch dưới từ khóa, chú thích câu hỏi, bình luận bên
lề cuốn sách. Từ đó hiểu chủ đề, các ý, các điểm sáng, ngôn từ.
3. Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bao gồm:
a) Vẽ mô hình biểu tượng

b/Lập bảng so sánh cột dọc, cột ngang để phân biệt, nhấn mạnh
những điểm của đối tượng.
Chú ý: Có thể dùng bút màu cho bảng thêm sinh động, bắt mắt => dễ nhớ.


4. Xây dựng thói quen học tập
a) Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để
chủ động vào sáng hôm sau)
b) Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm
tin.
5. Học theo đặc trưng của phân môn
a) Đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải
mã => bình giá => suy luận
b) Tiếng Việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn,

viết văn
c) Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài

6. Thực hiện lời dạy của Bác: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến": nắm vững những
kiến thức và kĩ năng cơ bản để linh hoạt giải các bài tập.
7. Phải rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập
a) Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan
b) Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm
c) Tham khảo bài viết điểm cao của lớ để học tập
8. Rèn thói quen mở mang kiến thức: đọc sách báo, trên mạng, giao lưu với
xã hội
III. Kết luận
Tự đặt ra câu hỏi cho mình nhé
!
Như: - Bạn định "dán" những nhãn gì vào nhân cách mình?
- Bạn muốn thành công hay thích thành công?
- ...Linh Devy....-



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×