Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

YẾU tố NHIỆT của KHÍ hậu VIỆT NAM TRONG THI học SINH GIỎI QUỐC GIA (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.62 KB, 21 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
YẾU TỐ NHIỆT CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM TRONG THI HỌC SINH GIỎI
QUỐC GIA
PHẦN 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN YẾU TỐ NHIỆT
Trước khi hướng dẫn học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến yếu tố nhiệt
của khí hậu Việt Nam yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đại cương về nhiệt (thế nào là
nhiệt độ không khí, nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo nhiệt độ không khí,
các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái
Đất)
1. Vĩ độ
Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam phần đất liền nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
Bắc bán cầu. Điểm cực Bắc nằm sát chí tuyến Bắc còn điểm cực Nam chỉ cách Xích
đạo hơn 80 vĩ tuyến khiến cho Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên
đỉnh lúc giữa trưa tại mỗi địa phương 2 lần trong năm. Lượng bức xạ tổng cộng thường
đạt 110-130 kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ đạt 85-110 kcal/cm2/năm đều vượt và đạt chỉ
số của khí hậu nhiệt đới. Vì thế nhiệt độ trung bình năm nước ta cao, thường từ 22250C, tổng nhiệt hàng năm thường đạt 80000C -90000C
Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên khoảng 15 độ vĩ tuyến, miền Bắc gần chí tuyến
còn miền Nam gần Xích đạo hơn, nhiệt độ cao và ổn định hơn nên đây là một trong
những nguyên nhân khiến nhiệt độ nước ta có sự phân hóa Bắc Nam
2. Gió
Nhiệt độ của nước ta còn thay đổi tùy theo hoạt động gió cùng với tính chất của
nó (gió mùa Đông Bắc, gió Tín phong, gió Lào, gió Tây Nam, …).
Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta từ tháng 11- tháng 4 năm sau, xuất phát từ
áp cao Xibia gây nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trong các tháng mùa đông hạ thấp, nhất là ở
Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng làm cho miền Bắc không đạt chỉ tiêu khí hậu nhiệt
đới (xem bảng 1). Càng vào Nam, gió Đông Bắc càng yếu dần và bị biến tính. Sau vĩ
tuyến 160B xem như không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên hệ quả chế độ
nhiệt thay đổi theo hướng Bắc Nam: nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Nam ra Bắc,
sự chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa miền Bắc và miền Nam thấp hơn nhiều so
với sự chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất giữa miền Bắc và miền Nam. Gió
mùa Đông Bắc cũng là nguyên nhân chủ yếu làm biên độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc,


biên độ nhiệt tuyệt đối ở phía Bắc thấp nhiều hơn so với phía Nam.

1


Bảng 1: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng 12, 1, 2, 3 ở một số địa phương chịu
tác động của gió mùa Đông Bắc, năm 2011
Địa phương
Sơn La
Tuyên Quang
Hà Nội
Vinh
0
0
0
Nhiệt độ trung bình tháng 12
14,7 C
16,5 C
17,4 C
17,10C
Nhiệt độ trung bình tháng 1
11,70C
12,50C
12,80C
14,20C
Nhiệt độ trung bình tháng 2
16,70C
17,60C
17,70C
17,70C

Nhiệt độ trung bình tháng 3
16,40C
170C
17,10C
16,90C
Gió Lào gây ra thời tiết khô nóng cho duyên hải miền Trung, nhiệt độ có thể lên
0
tới 37 C. Gió Lào thổi là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ các tháng đầu mùa hạ của
duyên hải miền Trung (như Vinh, Qui Nhơn) nhiệt độ tăng cao vượt cả khu vực Nam
Bộ (như Cà Mau) – mặc dù Nam Bộ là nơi nằm ở gần Xích đạo hơn (xem bảng 2).
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng 6, 7 ở một số địa phương năm 2011
Địa phương
Vinh
Qui Nhơn
Cà Mau
0
0
Nhiệt độ trung bình tháng 6
30,5 C
30,5 C
280C
Nhiệt độ trung bình tháng 7
29,70C
30,40C
27,70C
Tín phong Bắc bán cầu thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc làm xuất hiện kiểu
thời tiết nắng ấm, nhiệt độ tăng cao trong mùa Đông cho miền Bắc khi gió mùa Đông
Bắc bị suy yếu. Gió này cũng gây mùa khô sâu sắc với nền nhiệt độ cao cho Tây
Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 (năm sau)
Đối với gió mùa mùa hạ, do đặc tính của khối khí này là nóng ẩm nên làm cho

nhiệt độ trung bình của nước ta khá cao, trung bình từ 26 0C-290C, nhiệt độ tối cao có
thể lên tới 300C-350C, nhiệt độ tối thấp lên tới khoảng 220C-280C.
3. Địa hình
Xét về nhân tố độ cao địa hình, địa hình nước ta ¾ diện tích là đồi núi, tính phân
bậc địa hình khá rõ nên theo qui luật đai cao nhiệt độ nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo
độ cao. Nha Trang (12013’B-6m) và Đà Lạt (11057’B-1500m) mặc dù có vĩ độ gần
tương đương nhưng do Đà Lạt có độ cao lớn hơn nên nhiệt độ lại thấp hơn Nha Trang.
Sapa (22020’B, 1581m) và Lai Châu (22 003’B, 244m) ở vĩ độ xấp xỉ nhau nhưng do
Sapa nằm ở độ cao cao hơn nên nhiệt độ trung bình năm chỉ là 15,2 0C thấp hơn Lai
Châu (22,60C)
Tuy nhiên do bị chi phối bởi gió mùa Đông Bắc nên sự giảm sút nhiệt độ theo độ
cao ở phía Bắc nhanh hơn phía Nam: ví dụ Sa Pa và Đà Lạt mặc dù nằm ở độ cao tương
đương nhau (Sapa cao 1581m, Đà Lạt 1500m) nhưng nhiệt độ trung bình năm, nhất là
nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông của Sapa thấp hơn hẳn Đà Lạt (nhiệt độ trung
bình năm của Đà Lạt là 1803 còn Sapa là 1502).
Do ảnh hưởng của hướng các dãy núi đối với các luồng gió mùa trong năm dẫn
đến chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa Bắc-Nam, Tây-Đông.

2


Dãy Hoành Sơn và Bạch Mã chạy theo hướng Tây Đông đâm ngang ra biển ở vĩ
tuyến 160B như bức tường thành góp phần làm cho gió mùa Đông Bắc không thể xâm
nhập xuống miền Nam nước ta và làm cho miền này không có mùa đông lạnh.
Ở miền núi phía Bắc, do ảnh hưởng của hướng địa hình khiến cho chế độ nhiệt
giữa Đông Bắc và Tây Bắc cũng có sự khác biệt. Tây Bắc có mùa đông đến muộn và
kết thúc sớm còn Đông Bắc có mùa đông đến sớm kết thúc muộn. Sở dĩ như vậy vì do
Đông Bắc có các cánh cung mở rộng về phía Bắc hút gió mùa Đông Bắc lạnh còn Tây
Bắc bị dãy Hoàng Liên Sơn cao chắn gió, nếu gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy núi cao
này thì cũng đã bị biến tính.

4. Mặt Trời lên thiên đỉnh
Cùng nằm ở trong khu vực nội chí tuyến nhưng chế độ nhiệt ở hai miền Nam và
Bắc lại khác nhau: miền Nam có hai tối đa và hai tối thiểu (dạng xích đạo) còn miền
Bắc chỉ có một tối đa và một tối thiểu (dạng nhiệt đới hay dạng chí tuyến). Lí do vì sao?
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên tất cả các địa
điểm trên lãnh thổ nước ta đều có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm.
Tuy nhiên khoảng cách giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh ở miền Nam khá lớn
(khoảng cách giữa hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh tăng dần từ Bắc vào Nam - ở cao
nguyên Đồng văn chỉ cách nhau vài ngày còn ở bán đảo Cà Mau khoảng cách này là
gần 5 tháng) nên chế độ nhiệt có dạng xích đạo, trong năm có hai lần nhiệt độ cao nhất
vào tháng 4, tháng 8 và hai lần nhiệt độ thấp nhất vào tháng 6 và tháng 12. Càng lên
phía Bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau và thành một lần ở chí tuyến
Bắc nên chế độ nhiệt ở miền Bắc có dạng nhiệt đới với một tối đa và một tối thiểu (một
lần nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 và có một lần nhiệt độ thấp nhất thường vào
tháng 12 hoặc tháng 1)
Yếu tố Mặt Trời lên thiên đỉnh cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ trung bình của các
địa phương. Điều này giúp chúng ta hiểu được vì sao những ngày nóng nhất trong năm
ở Tp. Hồ chí Minh và Nam Bộ nói chung đều rất sớm từ tháng tư còn ở Hà Nội và
Đồng bằng sông Hồng thì những ngày nắng gay gắt nhất là ở cuối tháng năm và trung
tuần tháng bảy
5. Các yếu tố khác
Nhiều yếu tố tự nhiên khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố nhiệt của khí
hậu Việt Nam như mưa, biến đổi khí hậu toàn cầu, vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ,
mức độ đô thị hóa, rừng, …
Tp. Hồ Chí Minh nhiệt độ cao nhất vào tháng tư ngoài nguyên nhân do yếu tố
Mặt Trời lên thiên đỉnh còn do tác động của lượng mưa, đây là tháng có lượng mưa
thấp gần nhất trong năm.
Biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ của Trái Đất và Việt Nam tăng lên. Trong
vòng 50 năm từ 1958-2007 nhiệt độ tăng 0,5 0C-0,70C, trong đó nhiệt độ trung bình năm
của bốn thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn nhiệt độ trung bình năm của ba thập kỉ

3


trước đó (1931-1960), nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè và nhiệt độ của vùng
khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn vùng phía Nam.
Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài với ba mặt giáp biển góp phần làm cho
chế độ nhiệt nước ta điều hòa hơn so với nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Bắc Phi, Tây
Nam Á, nhất là biên độ nhiệt giữa ngày và đêm.
Vùng nội thành của các thành phố lớn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh), do dân cư tập
trung với mức độ cao, hoạt động giao thông vận tải và công nghiệp thải ra khí quyển
nhiều khí CO2, mức độ bê tông hóa cao cũng góp phần làm nhiệt độ cao hơn các vùng
lân cận.
PHẦN 2: CÁC TRỊ SỐ NHIỆT
Các trị số nhiệt cần phân tích và làm rõ bao gồm: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt
độ tối đa, nhiệt độ tối thiểu và biên độ nhiệt. Đây là các căn cứ để phân tích đặc điểm
chế độ nhiệt nước ta
1. Nhiệt độ trung bình năm
Bảng 3: Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung
Địa điểm
Nhiệt độ trung
0
bình năm C
bình năm0C
Hà Nội (21001’B)
23,50C
Cancutta (22032’B)
26,40C
Vinh (18040’B)

23,90C
Viên Chăn (17057’B)
25,70C
Huế (16024’B)
25,20C
Rangun (16046’B)
27,40C
Qui Nhơn (13046’B)
26,80C
Băng Cốc (13045’B)
28,10C
Tp.Hồ Chí Minh
27,10C
Phnom Pênh (11033’B)
27,90C
(10049’B)
Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C (trừ vùng núi cao), điều
đó phù hợp với lượng nhiệt của Mặt Trời ở miền nhiệt đới. Nhưng tuy nhiên nếu đối
chiếu với tiêu chuẩn về nền nhiệt của vùng nội chí tuyến thì nước ta thường thấp hơn so
với các nước cùng vĩ độ khác ở Bắc Phi, Ấn Độ, Tây Nam Á (bảng 3).
Bảng 4: Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất của một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng Nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất ( 0C)
thấp nhất ( 0C)
Huế (16024’B)
29,40C
20,00C
Rangun (16046’B)
30,40C

25,10C
Vinh (18040’B)
29,60C
17,60C
Viên Chăn (17057’B)
280C
21,20C
Lạng Sơn (21051’B)
27,00C
13,30C
Cancutta (22032’B)
30,60C
19,60C
Quan sát bảng 4 ta thấy nếu so sánh nhiệt độ trung bình tháng cao nhất thì nhìn
chung nước ta tương đương hoặc chênh lệch không đáng kể với các nước cùng vĩ độ.
4


Nhưng nếu xét đến nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất thì nước ta thấp hơn hẳn vài độ,
thậm chí vào mùa đông nền nhiệt độ của miền Bắc nước ta được xem như có mùa đông
lạnh nhất so với các nước nước có cùng vĩ tuyến.
2. Nhiệt độ tối đa và tối thiểu
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của nước ta thường khoảng 40 0C-430C, nếu so sánh
với các nước cùng vĩ độ thì đây là con số thấp. Ta có thể thấy ở các sa mạc và bán sa
mạc Bắc Phi những trị số nhiệt cao nhất trong mùa hạ có thể lên tới hơn 50 0C. Xét về trị
số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối thì Đồng bằng sông Cửu Long không phải là cao nhất
(mặc dù đây là nơi gần Xích đạo) mà là các địa phương chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió
phơn (như Đà Nẵng, Lai Châu) và hai đô thị lớn nhất cả nước.
Bảng 5: Trị số nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối ở một số địa phương
nước ta

Địa điểm
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
Lào Cai
1,40C
40,10C
Lai Châu
3,40C
42,50C
Lạng Sơn
-1,80C
39,80C
Tuyên Quang
2,40C
39,60C
Móng Cái
1,10C
39,10C
Hà Nội
2,70C
42,80C
Huế
8,80C
41,30C
Đà Nẵng
10,20C
40,90C
Quảng Ngãi
12,40C
41,40C

Tp.Hồ Chí Minh
13,80C
40,00C
Hà Tiên
15,40C
34,80C
Xét về trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: miền Bắc có trị số thấp hơn so với miền
Nam. Mặc dù cùng vĩ độ tương đương với Tây Bắc nhưng Đông bắc có trị số nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối còn nhỏ hơn khu vực Đông bắc (Lạng Sơn xuống thấp dưới 0 0C
trong khi Lai Châu là hơn 30) do đây là nơi chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa
Đông Bắc. Như vậy nếu tính nhiệt độ trung bình thì Việt Nam cao đạt tiêu chuẩn của
khí hậu nhiệt đới (>250C) nhưng nếu xét đến trị số nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối thì trên
lãnh thổ nước ta còn có cả những khi nhiệt độ hạ xuống thấp ở mức rất rét (dưới 10 0C)
và thậm chí là có cả hiện tượng tuyết rơi (dưới 0 0C). Đây cũng là yếu tố độc đáo của khí
hậu Việt Nam khác với các nước nhiệt đới cùng vĩ tuyến.
Thông qua các trị số về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối và thấp nhất tuyệt đối ta có
thể thấy rằng chế độ nhiệt nước ta rất thất thường và phức tạp mà nguyên chính là do
tác động của hoàn lưu gió mùa
3. Biên độ nhiệt

5


Xét về biên độ nhiệt độ (cả biên độ trung bình năm và biên độ tuyệt đối) thì nơi
nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt độ cao hơn. Vì thế biên độ
nhiệt ở ngoài Bắc lớn hơn trong Nam rất nhiều. Mặc dù cùng vĩ độ tương đương nhưng
Đông Bắc thậm chí nằm gần ven biển hơn vẫn có biên độ nhiệt cao hơn Tây Bắc ở sâu
trong nội địa (vì Đông Bắc là nơi chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sâu sắc nhất
nước ta).
Bảng 6: Biên độ trung bình năm và biên độ tuyệt đối của một số địa phương nước ta

Địa điểm
Biên độ trung bình năm
Biên độ tuyệt đối
0
Lạng Sơn
13,7 C
41,60C
Lai Châu
9,40C
39,10C
Hà Nội
12,50C
40,10C
Thanh Hoá
12,00C
39,90C
Vinh
12,00C
38,20C
Huế
9,40C
32,50C
Tp.Hồ Chí Minh
3,10C
26,20C
Tuy nhiên so với các nước khác cùng vĩ độ thì biên độ nhiệt trung bình năm của
nước ta vẫn cao hơn. Ví dụ Tp Vinh của nước ta và Tp. Viên Chăn của Lào có cùng vĩ
độ tương đương nhưng biên độ nhiệt trung bình năm của Vinh vẫn lớn hơn (Vinh là
12,00C, Viên Chăn là 6,80C), hoặc Tp. Cancutta của Ấn Độ mặc dù cùng vĩ độ tương
đương, độ cao bằng nhau (7m) với Lạng Sơn của nước ta nhưng biên độ nhiệt trung

bình năm của Lạng Sơn vẫn cao hơn (Lạng Sơn là 13,7 0C, Cancutta là 110C). Biên độ
nhiệt trung bình năm nước ta cao chủ yếu là do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông.
Bảng 7: Biên độ nhiệt trung bình năm của một số địa điểm
Địa điểm
Biên độ nhiệt trung Địa điểm
Biên độ nhiệt trung
0
bình năm ( C)
bình năm ( 0C)
Huế (16024’B)
9,40C
Rangun (16046’B)
5,30C
Vinh (18040’B)
12,00C
Viên Chăn
6,80C
(17057’B)
Lạng Sơn (21051’B)
13,70C
Cancutta (22032’B)
110C
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ NHIỆT
Trên nền tảng khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao thì chế độ nhiệt của nước ta diễn
biến rất thất thường và có sự phân hóa không gian đa dạng do tác động của nhiều nhân
tố khác nhau.
I. Chế độ nhiệt nước ta mang tính chất nhiệt đới:
Nước ta nằm trong khu vực có chế độ nhiệt thuộc vành đai nhiệt đới: nhiệt độ
trung bình năm toàn lãnh thổ chủ yếu 20 - 240C và lớn hơn 240C (tiêu chuẩn nhiệt đới
nhiệt độ phải lớn hơn 18 - 200C ). Đa số các trạm ở nước ta hầu hết là các tháng có nhiệt

6


độ trên 20 0 C. Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ lớn hơn 20 0 C, từ Đà Nẵng trở vào ở đồng
bằng không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0 C
Chế độ nhiệt nước ta phần lớn mang tính chất nhiệt đới chỉ trừ một bộ phận nhỏ
ở những vùng núi cao nằm trong thang nhiệt độ thấp dưới 18 0C. Các vùng núi cao đó là
vùng núi cao Hoàng Liên Sơn và một phần vùng núi cao ở biên giới Việt-Trung, ViệtLào (do ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa Đông Bắc), vùng núi cao Kon Tum
và cao nguyên Lâm Viên (do ảnh hưởng của yếu tố độ cao địa hình)
II. Chế độ nhiệt có sự phân hóa.
Sự phân hóa của chế độ nhiệt nước ta cũng tuân theo những qui luật địa lí chung
của Trái Đất đó là qui luật địa đới (sự phân hóa theo vĩ độ-sự phân hóa Bắc Nam) và
qui luật phi địa đới (sự phân hóa theo độ cao, phân hóa theo chiều Đông Tây).
1. Sự phân hóa theo vĩ độ (phân hóa Bắc Nam)
Theo qui luật địa đới, nhiệt độ có sự giảm dần từ các vùng ở vĩ độ thấp lên các
vùng ở vĩ độ cao. Ở nước ta sự phân hóa theo vĩ độ cũng được thể hiện rõ: biên độ nhiệt
trung bình năm càng vào Nam (về phía vĩ độ thấp) càng giảm, nhiệt độ trung bình năm
càng vào Nam càng nóng hơn, tính chất nhiệt đới càng rõ rệt và điển hình hơn
Do lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 0 vĩ tuyến và quan trọng hơn là do gió mùa
Đông Bắc nên nhiệt độ giảm dần từ Nam ra Bắc, trung bình khoảng 0,35 0C/1 độ vĩ
tuyến. Nếu so với các nước nằm ở vĩ độ tương đương như nước ta mà không hoặc ít
chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thì tốc độ giảm nhiệt độ trung bình từ Nam ra Bắc
của nước ta sẽ nhanh hơn (ví dụ: Ấn Độ chỉ giảm 0,04 0C/1 độ vĩ tuyến, Lào chỉ giảm
0,20C/1 độ vĩ tuyến).
Thế nhưng thực ra sự giảm nhiệt độ trung bình năm từ Nam ra Bắc không phải
đều là 0,350C/1 độ vĩ tuyến mà có sự khác nhau rõ rệt giữa hai miền Bắc và Nam. Ở
miền Bắc mỗi vĩ độ giảm tới 0,41 0C còn miền Nam mỗi vĩ độ chỉ giảm 0,16 0C. Điều đó
được lí giải bởi miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc còn miền Nam thì hầu
như không. Nguyên nhân thứ hai là do miền Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn miền Bắc.
Trong vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ trung bình năm giảm chậm còn vùng vĩ độ cao có

nhiệt độ trung bình năm giảm nhanh là do nhiệt độ phụ thuộc vào cường độ bức xạ Mặt
trời mà cường độ bức xạ Mặt Trời lại phụ thuộc vào góc chiếu sáng- lượng nhiệt mà bề
mặt Trái đất nhận được: I = I 0.sin α (với α là góc chiếu sáng; I0 là lượng nhiệt lớn nhất và
không đổi) nên I phụ thuộc vào sin α . Trong vùng vĩ độ thấp có góc chiếu sáng lớn
quanh năm và thay đổi không nhiều nên tổng lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất nhận
được thay đổi không đáng kể do sin α giảm chậm. Trong vùng vĩ độ cao có góc chiếu
sáng nhỏ quanh năm và chênh lệch giữa các mùa lớn nên tổng lượng nhiệt mà bề mặt
Trái đất nhận được giảm nhanh và chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm do sin α
giảm nhanh.
Nếu xem xét kĩ về nhiệt độ các mùa thì sự khác biệt giữa hai miền Bắc và Nam
còn rõ hơn. Về mùa hạ nhiệt độ gần như đồng nhất trên khắp lãnh thổ: nhiệt độ trung
7


bình tháng nóng nhất của Hà Nội là 28,9 0C (tháng 7), ở Huế là 29,40C (tháng 7) còn Tp.
Hồ Chí Minh là Hà Nội là 28,90C (tháng 4); sở dĩ trong mùa hạ có sự thống nhất về
nhiệt độ do có sự đồng nhất về các khối khí tác động. Trái lại trong mùa đông gió mùa
Đông Bắc lạnh xuất phát từ áp cao Xibia chỉ hoạt động ở phạm vi miền Bắc nên giữa
miền Bắc và miền Nam có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
(tháng 1). Giữa Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chênh lệch nhau tới 9,4 0C, gần 10C/1 độ vĩ
tuyến, từ Đà Nẵng trở vào phía Nam không có tháng nào nhiệt độ xuống đến 20 0C và
dãy bạch Mã là ranh giới cuối cùng của miền có mùa đông lạnh
Cũng có thể nhận biết sự phân hóa theo vĩ độ qua biến trình năm của chế độ
nhiệt: ở khu vực miền Bắc do vị trí nằm gần chí tuyến nên biến trình nhiệt độ hàng năm
có 1 cực đại và 1 cực tiểu rất rõ rệt mang tính chất chí tuyến (nhiệt đới). Trong khi đó
khu vực Nam Bộ nước ta do gần Xích đạo hơn nên đã có dáng dấp của chế độ nhiệt với
2 cực đại và 2 cực tiểu
Sự phân hóa của chế độ nhiệt còn thể hiện qua sự phân chia khí hậu nước ta
thành hai miền là miền Bắc và miền Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã. Miền Nam
nhiệt độ trung bình năm trên 250C không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 20 0C, tổng

nhiệt độ năm vượt quá 9300 0C, biên độ nhiệt năm thấp. Trong khi đó miền Bắc nước ta
từ dãy Bạch Mã trở ra do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình
năm thấp hơn, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc có mùa đông kéo dài 2-3 tháng
(nhiệt độ <180C), tổng nhiệt hoạt động từ 75000C- 93000C, biên độ nhiệt >90C.
Ngay trong từng miền khí hậu thì chế độ nhiệt cũng có sự phân hóa khá rõ theo
chiều từ Bắc xuống Nam. Đối với Miền Bắc đặc điểm chế độ nhiệt của phía Bắc dãy
Hoành Sơn (180B) có sự khác biệt với phía Nam của dãy Hoành Sơn. Trong khi từ dãy
Hoành Sơn trở ra Bắc có mùa đông lạnh thì từ dãy Hoành Sơn trở vào Nam lại không
còn mùa đông rõ rệt. Nguyên nhân là do dãy núi này làm giảm ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc xâm nhập xuống phía Nam, hơn nữa do gió mùa Đông Bắc di chuyển trên
quãng đường dài nên dần bị biến tính. Đối với miền khí hậu phía Nam: nền nhiệt độ
(thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ) đạt tiêu chuẩn khí hậu Xích đạo,
quanh năm nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 25 0C chỉ thể hiện rõ từ 140B trở vào.
Còn trong phạm vi từ 140B (Quy Nhơn) đến dãy Bạch Mã, do bức chắn của khối núi
Kon Tum, lượng mưa còn lớn và trong năm có 3-4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 250C.
2. Sự phân hóa theo độ cao
Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở các vùng núi. Nếu núi càng cao thì sự phân
hóa biểu hiện càng rõ rệt. Ở miền núi có sự giảm đi của nhiệt độ theo độ cao do sự tăng
nhanh bức xạ sóng dài của bề mặt đất khiến cho cán cân bức xạ có chiều hướng giảm đi
mỗi khi lên cao.
Bảng 8: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của một số địa phương nước ta theo độ
cao
Địa phương
Độ cao
Nhiệt độ trung bình năm
8


Sơn La
602 m

21,20C
Plây cu
772 m
22,40C
Tam Đảo
900 m
18,20C
Đà Lạt
1500 m
19,10C
Sapa
1581 m
15,20C
Sự phân hóa nhiệt theo độ cao khiến cho Việt Nam xuất hiện những đai cao khác
nhau. Đai nhiệt đới gió mùa (dưới 600 – 700m ở miền Bắc, dưới 900 – 1000m ở miền
Nam): khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm trên
200C, mùa hạ trên 250C, riêng miền Bắc vào mùa đông thì nhiệt độ có thể dưới 18 0C,
tổng nhiệt độ hàng năm khoảng trên 75000C. Đai cận nhiệt đới gió mùa (tiếp theo đến
2600m): khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới mát mẻ, không có tháng nào trên 25 0C,
tổng nhiệt độ hàng năm từ khoảng 4500 0C-75000C. Trong đai này lại có sự phân chia
thành hai á đai là: đai từ 600m-700m đến 1600m-1700m nhiệt độ trung bình khoảng từ
18- dưới 250C, trong khi đai từ 1600m-1700m trở lên thì nhiệt độ thấp trung bình dưới
180C. Đai ôn đới gió mùa trên núi (trên 2600m) chỉ có ở Hoàng Liên Sơn, quanh năm
rét với nhiệt độ dưói 150C, mùa đông xuống dưới 50C, tổng nhiệt độ hàng năm không
quá 45000C.
Như vậy sự phân hóa các đai cao của nước ta ngoài sự phụ thuộc vào độ cao
tuyệt đối thì vẫn chịu tác động của vị trí địa lí. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến,
chịu sự chi phối sâu sắc của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa do đó vành đai ở chân núi
vẫn mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Và do địa hình nước ta đồi núi thấp chiếm ưu thế
nên tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn.

Giới hạn độ cao của các vành đai ở nước ta còn bị chi phối bởi sự phân hóa theo
chiều vĩ độ và ảnh hưởng của chế độ gió mùa đối với vùng núi đó. Thực tế cho thấy
các vùng núi cao ở miền Bắc nước ta có nhiều đai cao hơn và nằm ở độ cao thấp hơn so
với các vùng núi cao miền Nam
3. Sự phân hóa theo chiều Đông Tây
Mặc dù cùng vĩ độ tương đương nhưng nhiệt độ các tháng trong mùa đông của
Đông Bắc thấp hơn khu vực Tây Bắc. Đông Bắc mùa đông đến sớm, kết thúc muộn và
lạnh hơn Tây Bắc (mùa đông đến muộn, kết thúc sớm và bớt lạnh hơn). Quan sát bảng
số liệu nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn (Đông Bắc) và Lai Châu (Tây Bắc)
ta thấy mùa đông của Lạng Sơn kéo dài 3 tháng từ tháng 12 đến tháng 2 còn của Lai
Châu chỉ còn 2 tháng là tháng 12 và 1, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông của
Lạng Sơn là 14,10C trong khi Lai Châu lên tới 17,40C. Như vậy, vùng núi Đông Bắc có
khí hậu mang tính cận nhiệt đới gió mùa còn vùng núi thấp Tây Bắc mang sắc thái nhiệt
đới ẩm gió mùa.
Bảng 9: Nhiệt độ trung bình các tháng của Lạng Sơn và Lai Châu (đơn vị: 0C)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lạng Sơn 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,8
Lai Châu 17,1 18,0 21,3 24,6 24,5 26,5 26,5 26,6 26,1 23,7 20,6 17,7

9


Nguyên nhân do địa hình Đông Bắc có hướng vòng cung mở rộng về phía bắc và
đông bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nên là nơi
ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn chạy
theo hướng Tây Bắc- Đông Nam chắn gió mùa Đông Bắc nên hạn chế ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc phải đi vòng xuống Đồng bằng sông Hồng rồi
sau đó mới đi dọc theo các thung lũng sông để xâm nhập lên Tây Bắc. Do trải qua
quãng đường dài hơn nên gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và làm cho Tây Bắc có mùa
đông không lạnh bằng Đông Bắc và đến muộn, kết thúc sớm hơn Đông Bắc
III. Chế độ nhiệt có tính thất thường
Nước ta nằm trải dài trên 15 0 vĩ tuyến lại nhiều núi, địa hình phức tạp và nhất là
do vị trí địa lí đặc biệt trong miền châu Á gió mùa mà chế độ nhiệt nước ta vừa phức
tạp và vừa thất thường nhất là ở miền Bắc (do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
lạnh).
1. Sự thất thường thể hiện ở sự dao động lớn của các trị số nhiệt
Biểu hiện của tính thất thường trong chế độ nhiệt nước ta ở sự dao động đáng kể
về nhiệt độ trong các tháng mùa đông ở miền Bắc. Nhiệt độ tháng 1 của bất kì năm nào
đó cũng có thể nóng hơn hoặc lạnh hơn so với nhiệt độ trung bình năm từ 3-5 0C. Tuy
vậy ở khu vực Tây Bắc - Bắc Trung Bộ sự chênh lệch này thấp hơn, chỉ vào khoảng 120C.
Có năm mùa đông nhiệt độ hạ thấp xuống mức rét đậm (do gió mùa Đông Bắc
hoạt động mạnh, đến sớm, kết thúc muộn), rét hại xuống dưới 10 0C, thậm chí có cả hiện
tượng tuyết rơi. Nhưng cũng có năm mùa đông nhưng thời tiết nóng bất thường (gió
mùa Đông Bắc hoạt động yếu). Người ta đã ghi lại được những cực đại tuyệt đối của
nhiệt độ trong mùa đông ở Hà Nội và Thanh Hóa lên tới hơn 30 0C, thời tiết nóng nực
như mùa hạ.
Bảng 10: Nhiệt độ cực đại tuyệt đối về mùa đông của Hà Nội và Thanh Hóa
Địa phương
Tháng 11

Tháng 12
Tháng 1
Tháng 2
0
0
0
Hà Nội
34,5 C
31,4 C
33,1 C
35,10C
Tp. Hồ Chí
35,20C
31,40C
33,00C
35,80C
Minh
2. Sự thất thường thể hiện ở sự dao động của các ngày bắt đầu và kết thúc các mùa
nóng, lạnh.
Sự dao động này có thể từ 12-29 ngày tại khu vực Đông bắc và Đồng bằng Bắc
Bộ. Tại Lạng Sơn, năm rét sớm (năm 1928) mùa lạnh đến sớm hơn hơn trung bình 18
ngày, năm rét muộn (1963) mùa lạnh chậm đến 14 ngày, năm mùa lạnh kết thúc sớm
(năm 1960) thì lệch 19 ngày, năm mùa lạnh kết thúc muộn (1929) thì lệch 12 ngày. Tại
Hà Nội, năm rét sớm (năm 1948) mùa lạnh đến sớm hơn hơn trung bình 18 ngày, năm
rét muộn (1957) mùa lạnh chậm đến 17 ngày, năm mùa lạnh kết thúc sớm (năm 1946)
thì lệch 29 ngày, năm mùa lạnh kết thúc muộn (1927) thì lệch 15 ngày.
10


Tại khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thời gian dao động mùa nóng và lạnh còn

mạnh mẽ hơn, lớn nhất đối với thời kì bắt đầu của mùa là 39-40 ngày và đối với thời kì
kết thúc mùa có thể tới 40-50 ngày
Tiểu kết: Do vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên chế độ
nhiệt nước ta thể hiện rõ đặc tính nhiệt đới. Nhưng tuy nhiên do tác động tổng hợp của
nhiều nhân tố khác nhau nên chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa rõ rệt và biến động
thất thường. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thiên nhiên và mọi hoạt động sản xuất - đời
sống của nhân dân ta.
PHẦN 4: ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ NHIỆT ĐẾN TỰ NHIÊN VÀ SẢN XUẤT ĐỜI SỐNG
I. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt đến tự nhiên
Nhiệt là một trong các yếu tố cơ bản của khí hậu và là một trong những yếu tố
quan trọng nhất có ảnh hưởng đến tự nhiên. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt kéo theo sự
thay đổi của các thành phần tự nhiên khác (theo qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của
lớp vỏ địa lí)
1. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đều cao, quanh năm trên 25 0C là một
trong những nguyên nhân chính làm cho cân bằng ẩm của Nam Bộ thấp hơn hẳn so với
miền Bắc (nhiệt độ thấp hơn).
Bảng11: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
(đơn vị: mm)
Địa phương
Lượng mưa
Lượng bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676
989
+687
Tp. Hồ Chí Minh
1931
1686

+245
Quan sát bảng số liệu ta thấy mặc dù Hà Nội (miền Bắc) có lượng mưa thấp hơn
Tp. Hồ Chí Minh (Nam Bộ) nhưng cân bằng ẩm của Hà Nội vẫn cao hơn Tp. Hồ Chí
Minh. Sở dĩ như vậy vì nhiệt độ mùa đông của Tp. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội đã
làm cho lượng bốc hơi ở đây cao hơn (cân bằng ẩm bằng tổng lượng mưa trừ đi lượng
bốc hơi)
2. Địa hình
Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn đã đẩy nhanh quá trình phong hóa diễn ra
mạnh tạo nên lớp phủ vụn bở dày cho địa hình. Nhiệt độ cao cũng góp phần làm đẩy
nhanh tốc độ hòa tan, phá hủy đá vôi tạo nên địa hình karst độc đáo với các hang động,
suối cạn, thung khô. Nhiều nước trên thế giới mặc dù có độ ẩm cao, cấu tạo điạ chất có
nhiều đá vôi nhưng các dạng địa hình karst không phong phú như nước ta, nguyên nhân
chính là do yếu tố nhiệt độ.

11


Yếu tố nhiệt còn ảnh hưởng gián tiếp đến địa hình thông qua sinh vật. Sinh
vật nhiệt đới cũng hình thành nên các dạng địa hình đặc biệt như địa hình rạn san
hô (san hô là loài sinh vật chỉ sống ở những vùng biển nhiệt đới nông), …
3. Sông ngòi:
Do nhiệt độ cao quanh năm nên nước trong hệ thống các sông ngòi Việt Nam
không có hiện tượng đóng băng vào thu đông. Nguồn cung cấp nước cho sông chủ
yếu là do nước mưa và nước ngầm, do vậy dẫn đến chế độ nước sông theo sát nhịp
điệu của chế độ mưa. Điều này khác với các nước ở miền khí hậu lạnh ngoài nước
mưa và nước ngầm thì nguồn cung cấp nước cho sông còn do băng tuyết tan, vì thế
các sông ở đây có lũ vào cuối xuân đầu hạ (khi băng tuyết tan).
4. Thổ nhưỡng
Vai trò của yếu tố nhiệt cực kì quan trọng đối với quá trình hình thành đất feralit
ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt cao kết hợp với độ ẩm lớn thì quá trình phong hóa diễn

ra rất mạnh mẽ, trong đó phong hóa hóa học là chủ yếu, tạo nên lớp vỏ phong hóa dày
từ vài mét đến vài chục mét. Nhiệt độ cao làm tốc độ phân giải vật chất hữu cơ cao nên
lượng mùn tích lũy trong đất ít. Điều này hoàn toàn khác với ở các vùng rừng ôn đới
mặc dù có lượng sinh khối nhỏ hơn nhưng lớp mùn lại dày hơn nước ta. Lí do là vì
nhiệt độ vùng ôn đới thấp làm hạn chế các quá trình phân hủy, xác hữu cơ tồn tại và
tích tụ trong khoảng thời gian dài nên đã tạo nên lớp mùn dày.
Nhiệt độ thay đổi theo độ cao dẫn đến đất nước ta cũng thay đổi theo độ cao. Ở
độ cao dưới 600m-700m (ở miền Bắc) và dưới 900m-1000m (ở miền Nam) do nền
nhiệt độ cao nên nhóm đất chính là feralit. Từ độ cao tiếp theo đến độ cao 1600m1700m nhiệt độ giảm đã làm hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích
lũy, hình thành đất feralit có mùn, đồng thời quá trình phong hóa yếu đi làm cho tầng
đất mỏng hơn. Ở độ cao trên 1600m-1700m đến dưới 2600m nhiệt độ thấp (trung bình
dưới 180C), quá trình feralit ngưng trệ, hình thành đất mùn. Ở độ cao từ 2600m trở lên
(chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) do nhiệt độ thấp dưới 15 0C, mùa đông xuống dưới 50C nên
đất ở đây là đất mùn thô.
5. Sinh vật.
Khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn nên rừng rậm
nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho
khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam nhưng hiện nay phần lớn nó đã biến biến dạng do
tác động của con người. Rừng nhiệt đới với đặc trưng là cấu trúc nhiều tầng tán
(do nền nhiệt cao, số giờ nắng nhiều), cây gỗ cao (lên đến vài chục m), thành
phần loài đa dạng (vùng vĩ độ thấp, nhiệt độ cao thì thành phần loài phong phú
nhưng số lượng cá thể trong một loài không nhiều còn vùng vĩ độ cao, nhiệt độ
thấp thì thành phần loài hạn chế nhưng số lượng cá thể trong một loài lại nhiều)
Nước ta với nền nhiệt cao nên trong giới sinh vật, thành phần loài nhiệt đới
chiếm ưu thế. Thực vật trong rừng phổ biến là các loài thuộc họ cây nhiệt đới như họ
12


Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới, nhiều
ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa kéo theo sinh vật nước ta cũng có sự
phân hóa. Miền Bắc nước ta với nền nhiệt độ trung bình năm trên 20 0C, mùa đông lạnh
dưới 180C kéo dài 2-3 tháng, biên độ nhiệt trung bình lớn nên cảnh quan tiêu biểu là đới
rừng gió mùa nhiệt đới, với thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn các loài
cận nhiệt, ôn đới. Miền khí hậu phía nam nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, nóng
quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25 0C, không có tháng nào dưới 200C, biên độ
nhiệt trung bình năm nhỏ nên cảnh quan tiêu biểu là đới rừng gió mùa cận xích đạo,
chiếm ưu thế là các loài thực vật, động vật vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam
lên, phương Tây di cư sang.
Nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo độ cao nên sinh vật có sự thay đổi theo đai
cao. Bên cạnh các hệ sinh thái nhiệt đới chiếm ưu thế ở độ cao dưới 600m-700m ở miền
Bắc và dưới 900m-1000m ở miền Nam thì từ độ cao tiếp theo đến độ cao 1600m1700m do khí hậu mát mẻ nên xuất hiện rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, trong
rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc, các loài thú có lông dày
như gấu, sóc, cầy, cáo. Ở độ cao trên 1600m-1700m do nhiệt độ thấp nên rừng sinh
trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài, rêu, địa y phổ biến thân,
cành cây. Ở trên núi có độ cao từ 2600m trở lên nhiệt độ thấp xuống dưới 15 0C có các
loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Như vậy ta có thể kết luận rằng khí hậu nước ta thể hiện rõ sự mâu thuẫn và
thống nhất giữa tính chất nhiệt đới của vĩ độ và tính chất phi địa đới do gió mùa Đông
Bắc và địa hình đem lại. Nhưng muà đông của nước ta ngắn, mà nhiệt độ lại không
xuống thấp lắm, địa hình nước ta phần lớn là đồi núi thấp cho nên tính chất nhiệt đới
vẫn là chủ yếu chi phối đến mọi đặc điểm của thiên nhiên nước ta.
II. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt đến sản xuất và đời sống
Yếu tố nhiệt ảnh hưởng đến nhiều mặt hoạt động sản xuất và đời sống, trực tiếp
nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1. Đối với nông nghiệp
Do ảnh hưởng của yếu tố nhiệt mà nền nông nghiệp nước ta thể hiện rõ tính nhiệt
đới: nền nhiệt cao nên trong cơ cấu cây trồng vật nuôi, các sản phẩm có nguồn gốc
nhiệt đới chiếm ưu thế (ví dụ cây lương thực: lúa gạo, sắn, ..; cây công nghiệp: cà phê,
cao su, mía, điều, hồ tiêu, ...). Sản xuất nông nghiệp diễn ra quanh năm. Áp dụng có

hiệu quả các biện pháp thâm canh, tăng vụ, xen canh, gối vụ.
Nền nông nghiệp nước ta khá đa dạng: mùa đông lạnh cho phép phát triển tập
đoàn cây trồng vụ đông đặc sắc ở Đồng bằng sông Hồng và các cây trồng vật cận nhiệt
và ôn đới trên các vùng núi. Sự phân hóa của yếu tố nhiệt là cơ sở để có lịch thời vụ
khác nhau giữa các vùng, nhờ thế mà có sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng
bằng lên trung du miền núi.
13


Chế độ nhiệt thất thường không ổn định do hoạt động của gió mùa kết hợp với
nền nhiệt ẩm cao và nhiều thiên tai tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển và
lan tràn trên diện rộng làm tăng thêm tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
Ví dụ: hiện tượng rét đậm, rét hại năm làm …
Đối với lâm nghiệp: nền nhiệt cao kết hợp với độ ẩm lớn là cơ sở để nhanh chóng
phục hồi lớp phủ rừng trên đất trống bằng mô hình nông lâm kết hợp. Đối với ngư
nghiệp: nhiệt độ cao và ổn định quanh năm nhất là ở Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi
cho ra khơi.
2. Đối với các ngành kinh tế khác
Nhiệt độ cũng là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Khí
hậu nhiệt đới tạo nên tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù, đó là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm. Nền nhiệt độ nước ta cao kết hợp
với độ ẩm lớn làm cho máy móc dễ bị hư hỏng, oxi hóa cũng chi phối đến việc lựa chọn
kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Nền nhiệt độ cao cũng tác động không nhỏ đến hoạt
động của các ngành công nghiệp khai khoáng, …
Nếu như ở các nước xứ lạnh hoạt động vận tải vào mùa đông bị trở ngại do băng
tuyết , xe máy hoạt động cần có các thiết bị sưởi phức tạp và phải có các loại xăng dầu
cho điều kiện băng giá thì ở nước ta với khí hậu nhiệt đới nên vận tải đường bộ có thể
diễn ra quanh năm. Đối với vận tải đường biển cũng vậy, trong điều kiện nhiệt độ cao,
nước biển không đóng băng thì tàu bè có thể đi lại quanh năm. Nhưng tuy nhiên nền
nhiệt cao cùng với độ ẩm lớn cũng làm cho các phương tiện vận tải bị rỉ, ăn mòn nhanh

đòi hỏi phải có công nghệ nhiệt đới hóa máy móc, cần phải xây dựng các kho tàng, bến
bãi để bảo quản hàng hóa để tránh nắng…
Nền nhiệt cao đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt
đới trong đó có những sản phẩm có giá trị như lúa gạo, cà phê, cao su, dừa, điều, hồ
tiêu, mía … nhằm cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu.
III. Ca dao tục ngữ nói về sự liên quan giữa yếu tố nhiệt với sản xuất nông nghiệp
Nhiệt độ là một trong những yếu tố của tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp và cụ thể trong nội dung này tôi muốn nhấn mạnh đến ngành sản xuất
lúa đối với miền Bắc. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước,
do đó nhân dân ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt
với việc trồng lúa nước.
Lúa là cây lương thực ưa nhiệt do vậy yếu tố nhiệt ảnh hưởng đến nhiều khía
cạnh của việc trồng lúa như: thời vụ gieo cấy, kĩ thuật cấy lúa, tuổi mạ, mật độ gieo mạ,
kĩ thuật cấy lúa, lúa trổ, ..
* Đối với lúa mùa bà con nông dân vùng Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có câu ca
dao :
« Tua rua đi dắt mạ mùa
Tiểu thử cày bừa cấy ruộng nông sâu »
14


Đối với lúa mùa thời gian gieo thích hợp nhất vào tiết Tua rua vào khoảng 6-7
tháng 6 dương lịch và cấy vào khoảng tháng 7 dương lịch (tiết Tiểu thử ngày 7-8 tháng
7 dương lịch). Sở dĩ vậy vì đây là khoảng thời gian có nhiệt độ cao nhất, ngày dài nên
quá trình sinh lí trong cơ thể cây lúa được tiến hành thuận lợi, lúa sẽ tích lũy được nhiều
chất dinh dưỡng và năng suất sẽ cao. Nếu cấy lúa muộn hơn, nhiệt độ giảm và độ dài
ban ngày đã rút ngắn lại thì lúa sẽ đẻ ít, có khi không kịp đẻ đã làm đòng, gieo càng
muộn thì thời gian sinh trưởng càng ngắn và năng suất sẽ giảm.
Còn riêng đối với lúa chiêm nhân dân ta cũng có kinh nghiệm chọn thời kì gieo
cấy thích hợp : Ở Đồng bằng Bắc Bộ : « Cấy tháng chạp, đạp không ra

Lục lạp, tháng chạp, tháng sáu
Chiêm hai năm đầu mùa tháng sau »
Ở Bắc Trung Bộ : « Mạ chiêm gieo trước sương giáng mười ngày
Cấy sau đông chí mười ngày cũng vừa »
Cấy tháng chạp tức là cấy vào tháng giêng dương lịch, chiêm hai năm tức là cấy
chiêm từ 15 tháng 12 năm nay sang tháng giêng dương lịch năm sau, sở dĩ vậy vì sang
tháng giêng, khoảng thời gian này thời tiết đã bắt đầu thời tiết ấm, ẩm lên. Cấy lúa
chiêm cũng như trồng khoai lang nên chọn những ngày nắng ấm, nhiệt độ cao vì nếu rét
thì lúa mới cấy dễ bị lụi vì chưa kịp bén rễ, khả năng chịu rét kém. Vì thế nhân dân ta
có câu
« Bốc mả kiêng ngày trùng tang
Trồng lang kiêng ngày gió bấc » (Gió bấc là gió mùa Đông Bắc xuất phát từ
áp cao Xibia)
* Đối với kĩ thuật cấy lúa thì nhân dân ta có câu:
«Mạ chiêm thì cấy cho sâu
Mạ mùa phải nảy mầm cau mới vừa »
Hay «Mạ chiêm thì cấy cho sâu
Mạ mùa phải gửi cành dâu mới vừa»
Hay : « Mạ chiêm chôn sâu dận chặt
Mạ mùa vừa đặt vừa đi»
Mạ mùa cấy vào lúc nhiệt độ cao nên chóng bén rễ (gửi cành dâu tức là cấy
nông), cấy nông thì lúa sẽ đẻ sớm và chóng xanh cho nên khi cấy mạ mùa thì chỏ vừa
đặt vừa đi. Ngược lại đối với lúa chiêm, thời gian cấy là thời gian rét, nhiệt độ hạ thấp
nên phải cấy sâu vì lúa lâu bén rễ do đó tránh được lụi vì rét.
* Tuổi mạ cũng liên quan chặt chẽ đến yếu tố nhiệt. Mạ mùa có đặc tính phát triển
nhanh do có đủ nhiệt độ và ánh sáng cho nên nếu để mạ già thì mạ sẽ không phát triển
được nhánh và một số mầm nách sinh ra sớm sẽ không phát triển được và do đó mạ sẽ
mọc ống. Mạ chiêm mà cấy non thì dễ bị lụi vì rét vì mạ cấy xuống lâu bén rễ nên rất
kém chịu rét. Bà con nông dân đã có kinh nghiệm về hiện tượng này.
«Tháng sáu mà cấy mạ già,

15


Thà rằng công ấy ở nhà ẵm con
Tháng chạp mà cấy mạ non
Thà rằng công ấy ở nhà ẵm con »
Lưu ý, lịch mà ông cha dùng là âm dương lịch, thường chậm so với dương lịch
khoảng một tháng. Bà con nông dân đã xác định được tuổi mạ vì nhận thấy được rõ ảnh
hưởng của yếu tố nhiệt :
« Mạ chiêm ba tháng chưa già
Mạ mùa tháng rưỡi ắt là chẳng non »
Đối với lúa chiêm nếu cấy mạ non sẽ không tốt nhưng ngược lại cấy mạ quá thì
năng suất cũng sẽ kém vì mạ cấy quá thì, thời gian sinh trưởng của lúa sẽ rút ngắn lại.
Nhưng đối với mạ chiêm nếu qua ba đợ rét (ba giá) mà đem cấy thì lúa sau này sẽ chịu
rét được tốt hơn vì đã quen chịu lạnh. Cho nên ca dao có câu :
« Mùa đông rét buốt ngoài da
Mạ được ba giá thì ta nhổ về »
Hoặc : « Chiêm ba giá, mùa cá chết ». Mùa cá chết được hiểu theo nghĩa nhiệt độ
cao về mùa hè làm cho cá trong ruộng lúa có thể chết vì nước nóng, là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của lúa mùa
* Nhiệt còn là một trong những yếu tố quan trọng bên cạnh yếu tố nước có ảnh hưởng
lớn đến mật độ gieo mạ.
Đối với lúa mùa, do có những điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ cao, đủ nước)
nên mạ mùa sinh trưởng nhanh chóng, mau phát triển lá vì thế mạ mùa không cần gieo
dày lắm.
Còn đối với lúa chiêm, có thể gieo dày hơn mạ mùa bởi mạ chiêm sinh trưởng
trong điều kiện ít thuận lợi hơn (rét, khô hạn). Gieo dày để mạ được ấm chân, cho nên
có câu «Mùa bớt rạ, chiêm tra vào » hay « Tháng chín gieo ngả, tháng ba gieo thóc »
* Ngay cả đối với kĩ thuật cấy lúa thì nhiệt độ cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Lúa chiêm đẻ nhánh ít vì sinh trưởng trong điều kiện trời rét còn ngược lại lúa

mùa đẻ nhánh nhiều hơn vì sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ cao cho nên cấy lúa
chiêm cần nhiều rảnh hơn cấy lúa mùa.
Bà con nông dân đã có kinh nghiệm lâu đời trong kĩ thuật cấy : « Chiêm to tẻ,
mùa nhẽ con ». Tẻ ở đây tức là dảnh lúa còn nhẽ tức là nhỏ, ít dảnh.
* Do yếu tố nhiệt mà lúa mùa dù có gieo cấy sớm hay muộn thì đều trổ cùng một lúc
(nhiệt độ cao, ngày dài) và của lúa chiêm là gieo trước thì trổ trước, gieo muộn thì trổ
muộn. Vì thế nhân dân ta có câu ca dao :« Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau »
Hoặc « Lúa chiêm là lúa bất nghì
Cấy trước trổ trước chẳng thì đợi ai »
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng đối với lúa trổ. Lúa trổ vào lúc ấm áp là điều
kiện rất thuận lợi. Vì thế bà con nông dân đã có kinh nghiệm :
« Gió đông là chồng lúa chiêm
16


Gió may, gió bấc là duyên lúa mùa «
Hay « Chiêm bóc vỏ, mùa xỏ tay »
Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào lúc có gió đông (gió Tín phong) thổi tức là thời
tiết ấm áp, bà con nông dân đã cởi bớt áo ấm ra (bóc vỏ) thì lúa chiêm trổ rất thuận lợi.
Còn đối với lúa mùa, vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 là thời gian lúa mùa trổ,
nhiệt độ không khí còn cao nhưng nếu có gió mùa Đông Bắc sớm thổi về làm cho nhiệt
độ hạ thấp thì sẽ tạo điều kiện tốt cho lúa trổ và phơi màu. Trong những ngày lúa trổ
nếu thời tiết trở lạnh, bà con phải mặc thêm áo (xỏ tay) thì lúa sẽ tốt
Hoặc « Lúa trổ thanh minh, vinh cả xã
Lúa trổ cốc vũ, no đủ mọi bề »
Câu này có nghĩa là nếu lúa chiêm trổ vào khoảng từ thượng đến trung tuần tháng
tư dương lịch, tức là trong khoảng từ tiết thanh minh (4/4 dương lịch) đến tiết cốc vũ
(ngày 20/4 dương lịch) vì trong thời gian này thỉnh thoảng có những trận mưa đầu mùa,
tiết trời đã ấm áp, có lợi cho lúa trổ bông và tránh được rét và gió Lào
Nếu khi trổ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối cao tới hạn (trên 39 0C) hay thấp hơn

nhiệt độ tối thấp tới hạn (dưới 18 0C- 200C) thì lúa sẽ trổ kém. Nếu lúa chiêm mà trổ
sớm dễ bị gặp rét nàng Bân : «Con đói thì con ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng »
Nếu lúa chiêm trổ sớm vào khoảng tháng 2 (tức cuối tháng 3 dương lịch) dễ gặp
rét muộn và làm nhiệt độ giảm xuống dưới mức nhiệt độ tối hạn thấp nhất tuyệt đối với
lúa trổ
Ở Bắc Trung Bộ nếu lúa trổ vào tiết lập hạ (đầu tháng 5 dương lịch) dễ gặp gió Lào với
nhiệt độ cao hơn 400C-lớn hơn nhiệt độ tối cao tới hạn của lúa nên năng suất không cao.
PHẦN 5 : CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Một số lưu ý khi khai thác kiến thức từ Atlat
Câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trở thành phổ biến trong tất cả các
đề thi học sinh giỏi quốc gia.
Trước hết GV cần giới thiệu cho HS yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam trong
Atlat phản ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian: nhiệt độ trung bình
năm, nhiệt độ trung bình tháng giêng (đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ trung bình
tháng 7 (đặc trưng cho mùa hạ)
Thông thường câu hỏi gắn với Atlat có 2 dạng là : Dựa vào Atlat, hãy...; hoặc
Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, hãy….Vì vậy, học sinh cần xác định rõ phạm vi
kiến thức cần sử dụng để trả lời câu hỏi là chỉ dựa vào Atlat hay khai thác cả Atlat kết
hợp với kiến thức đã học bên ngoài.
17


Các yêu cầu làm việc với Atlat rất đa dạng. Do đó giáo viên cần giúp học sinh
xây dựng một dàn bài có được từ vốn tri thức địa lí sẵn có của bản thân vào việc đọc
các trang Atlat.
2. Một số dạng câu hỏi về yếu tố nhiệt của khí hậu khai thác từ Atlat
Đối với chuyên đề yếu tố nhiệt của khí hậu Việt Nam, chúng ta có thể gặp một số
dạng câu hỏi như sau:
- Dạng 1: Trình bày đặc điểm của chế độ nhiệt nước ta (các vùng, miền)

- Dạng 2: Chứng minh sự phân hóa của nhiệt độ nước ta (các vùng, miền)
- Dạng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta (các
vùng, miền)
- Dạng 4: So sánh đặc điểm chế độ nhiệt của các trạm khí hậu.
- Dạng 5: Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố nhiệt với các thành phần tự nhiên
khác.
2.1. Dạng 1: Trình bày đặc điểm chế độ nhiệt nước ta (các vùng, miền)
Mở bài: Giới thiệu về ranh giới, phạm vi các miền (nếu là vùng, miền), khái quát về đặc
điểm chế độ nhiệt vùng đó:
- Nền nhiệt cao
- Sự phân hóa
Riêng tính thất thường của chế độ nhiệt nước ta, ít được thể hiện rõ Atlat
Bài tập: Dựa vào Átlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chế
độ nhiệt của nước ta?
Mở bài: Giới thiệu khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt nước ta và đặc điểm đó được
hình thành do tác động tổng hợp của nhiều nhân tố
a. Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao:
+ Phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trung bình năm trên 20 0 C (trừ vùng núi cao)
+ Ở đa số các trạm hầu hết là các tháng có nhiệt độ trên 20 0 C
. Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ >20 0 C,
. Từ Đà Nẵng trở vào ở đồng bằng không có tháng nào nhiệt độ < 20 0 C
b. Chế độ nhiệt của nước ta có sự phân hóa theo không gian và thời gian
* Theo thời gian
+ Tháng 1 hầu hết diện tích lãnh thổ có nhiệt độ < 24 0 C
+ Tháng 7 hầu hết diện tích lãnh thổ có nhiệt độ cao >24 0 C
=> Nhiệt độ tháng 1 thấp hơn nhiệt độ tháng 7, biểu hiện rõ rệt nhất ở miền Bắc. Ví dụ
tại trạm Lạng Sơn từ tháng 11 đến tháng 3 nhiệt độ xuống dưới 20 0 C và 7 tháng có
nhiệt độ cao >20 0 C
* Theo không gian
- Phân hoá theo chiều bắc- nam

. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần
. Biên độ nhiệt giảm dần
18


. Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần
. Số tháng nhiệt độ < 20 0 C giảm dần
. Biến trình nhiệt: Miền Bắc có 1 cực đại, miền Nam có hai cực đại
- Phân hoá theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (dẫn chứng bằng cách so sánh
nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà Nội- Sapa hoặc Nha Trang- Đà Lạt)
- Phân hoá theo hướng sườn :
. Bắc Bộ: lấy dẫn chứng cặp Lạng Sơn (đón gió) với trạm Điện Biên (khuất gió)
. DHMT: Sườn khuất gió mùa tây nam nhiệt độ cao hơn sườn đón gió
Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm chế
độ nhiệt của miền khí hậu phía Bắc?
2.2. Dạng 2: Chứng minh sự phân hóa của nhiệt độ nước ta (các vùng, miền)
Mở bài: Giới thiệu phạm vi ranh giới (nếu là vùng, miền), khái quát đặc điểm chế
độ nhiệt nước ta có sự phân hóa ở các khía cạnh:
- Nhiệt độ trung bình năm
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất
- Biên độ nhiệt trung bình năm
- Số lần nhiệt độ đạt cực trị, ..
Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân
hóa theo chiều Bắc - Nam của chế độ nhiệt nước ta?
Mở bài: Khái quát về chế độ nhiệt nước ta có sự phân hóa, một trong những biểu
hiện của sự phân hóa đó là phân hóa theo chiều Bắc Nam:
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dựa vào bản đồ nhiệt độ
trung bình năm và các trạm khí hậu).
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam (Bản đồ nhiệt độ trung
bình tháng 1 và các trạm khí hậu)

- Số lần nhiệt độ đạt cực trị của các miền (dựa vào các trạm khí hậu).
- Biên độ nhiệt năm: dựa vào đường biểu diễn nhiệt độ các trạm.
Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân
hóa theo độ cao của chế độ nhiệt nước ta?
Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân
hóa theo Đông-Tây của chế độ nhiệt nước ta?
2.3. Dạng 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của nước ta (các
vùng, miền)?
Mở bài: Giới thiệu về ranh giới, phạm vi các miền (nếu là vùng, miền), khái quát
về đặc điểm chế độ nhiệt của vùng vùng lãnh thổ nghiên cứu và khẳng định đặc điểm
đó chịu chi phối tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ
- Địa hình: đai cao, hướng sườn
- Gió mùa
19


- Nhân tố khác (nếu có)
Bài tập: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nhiệt nước ta?
Mở bài: Giới thiệu đặc điểm chế độ nhiệt nước ta thuộc chỉ tiêu vùng nhiệt
đới và có sự phân hóa đa dạng. Đặc điểm này do tác động đồng thời của các nhân tố: vị
trí, địa hình, gió mùa...
* Vị trí và hình dạng lãnh thổ:
+ Vị trí: NCT của BBC-> BBC
+ Hình dạng lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài -> sự phân hóa B – N
+ 3 mặt giáp biển: chế độ nhiệt điều hòa.
* Gió mùa: 2 loại gió tính chất khác nhau chi phối chế độ nhiệt phân hóa theo mùa
* Địa hình:
+ Độ cao địa hình tạo nên sự phân hóa nhiệt độ theo đai cao:
+ Địa hình chủ yếu đồi núi thấp: nhiệt độ đạt chỉ tiêu của KH nhiệt đới.

+ Các dãy núi lớn là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền làm chế dộ nhiệt
phân hóa: Hoàng Liên Sơn, dãy Hoành Sơn, Dãy Bạch Mã...
Bài tập: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến chế độ nhiệt của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ?
2.4. Dạng 4: So sánh đặc điểm chế độ nhiệt của các trạm khí hậu.
Mở bài: giới thiệu vị trí địa lí hai trạm, khái quát về đặc điểm chế độ nhiệt có
nhiều khác nhau về:
- Nhiệt độ trung bình năm
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất
- Biên độ nhiệt trung bình năm
- Số lần nhiệt độ đạt cực trị, ...
Bài tập: Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của trạm Hà Nội và Tp. Hồ Chí
Minh?
Mở bài: Giới thiệu vị trí địa lí của trạm Hà Nội và Tp. Hồ chí Minh
- Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm
o
23,5 C so với 27,1oC)
- Hà Nội có 3 tháng (tháng 12, 1, 2) nhiệt độ xuống dưới 20 oC, thậm chí có 2
tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC
- Hà Nội có 4 tháng (tháng 6, 7 , 8, 9) nhiệt độ cao hơn Tp. Hồ Chí Minh
- Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới
o
25,7 C
- Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5 oC, biên độ nhiệt ở Tp. hồ Chí Minh
thấp, chỉ có 3,1oC
- Nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là tháng 7 trong khi TP. Hồ Chí Minh là tháng 4
Bài tập: Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt của trạm Nha Trang và Đà Lạt?
2.5. Dạng 5: Phân tích tác động của chế độ nhiệt đến các thành phần tự nhiên khác
20



Đây là dạng câu hỏi tương đối khó, không thể chỉ sử dụng riêng trang bản đồ yếu
tố nhiệt-mà cần phải kết hợp với khai thác kiến thức từ các trang khác, yêu cầu học sinh
phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng cả kĩ năng
tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần sử dụng cả óc sáng tạo.
Bài tập: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của
yếu tố nhiệt độ đến sinh vật nước ta?
Lưu ý ngoài việc sử dụng trang bản đồ nhiệt độ và động, thực vật thì còn phải sử
dụng cả trang bản đồ bản đồ hình thể để quan sát địa hình (nhiệt độ thay đổi theo đặc
điểm địa hình), đất (vì nhiệt độ ngoài tác động trực tiếp đến sinh vật và còn tác động
gián tiếp đến sinh vật thông qua yếu tố đất)

21



×