Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tài chính Kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.48 KB, 35 trang )

MỤC LỤC

1

1


LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ vị trí địa lý và sự tương quan về văn hóa, lịch sử của hai nước thì có thể
nói quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành là một tất yếu khách
quan. Cho tới nay, Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc về hầu hết
các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Quốc gia này đã và đang là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam và cũng là nước mà Việt Nam có tỷ lệ nhập siêu lớn nhất. Hơn nữa, Trung
Quốc lại là một quốc gia lớn trên thế giới với nội lực mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong mấy năm
gần đây, đồng nhân dân tệ - đồng tiền của Trung Quốc gặp phải nhiều biến động. Nó gây
ảnh hưởng không hề nhỏ tới thị trường kinh tế Việt Nam, đặc biệt là việc xuất nhập khẩu
hàng hóa của nước ta. Hiểu được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm sẽ đi vào tìm hiểu đề tài:
“Phân tích sự ảnh hưởng của biến động tỉ giá đồng Nhân dân tệ tới hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”.
Bài thảo luận gồm bốn phần chính:
CHƯƠNG I, KHÁI QUÁT MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN
CHƯƠNG II, THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG CỦA TÍ GIÁ ĐỒNG NHÂN DÂN
TỆ TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2016
CHƯƠNG III, PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI TỈ GIÁ ĐỒNG
NHÂN DÂN TỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC (GIAI ĐOẠN 2013-2016)
CHƯƠNG IV, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG
LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
QUỐC

2



2


CHƯƠNG I, KHÁI QUÁT MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 Khái niệm về tỉ giá
Karl Mark (1818-1883) chính là người đầu tiên đưa ra khái niệm tỷ giá hối đoái.
Trong bộ “Tư bản”(1858) ông viết: “Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế lịch sử, gắn
với giai đoạn phát triển sản xuất của xã hội, tính chất,cường độ tác động của nó phụ
thuộc vào trình độ phát triển thị trường và các giai đoạn cụ thể trong lưu thông tiền tệ thế
giới”. Đây là một khái niệm khá phức tạp mang nặng tính lý luận hơn nghiên cứu thực tế
song cũng đã thể hiện được phần nào tính lịch sử cũng như sự vận động của tỷ giá. Sau
Mark, tỷ giá hối đoái đã được hiểu đơn giản hơn và cho đến nay khái niệm thường được
sử dụng nhất là: Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu thị theo đồng
tiền nước khác. Điều đó có nghĩa tỷ giá hối đoái cũng là giá cả song giá cả của một loại
hàng hóa đặc biệt: tiền tệ.
Mỗi quốc gia hiện nay thường tạo dựng cho mình một đồng tiền riêng, đồng tiền
nước này là ngoại tệ của nước khác, việc thanh toán giữa các quốc gia đòi hỏi phải sử
dụng đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, từ đó lại xuất hiện hai khái niệm cụ thể hơn về tỷ
giá hối đoái xét trên phạm vi một quốc gia:
*Tỷ giá là giá của đồng ngoại tệ tính theo đơn vị nội tệ. Khái niệm này biểu trưng
cho cách yết giá trực tiếp (ngoại tệ/nội tệ). Ví dụ tỷ giá EUR/VND (EUR: euro, đồng tiền
chung Châu Âu) trên thị trường Việt Nam ngày 5/11/2003 là 18.142VND và ở đây giá
1EUR đã được biểu hiện trực tiếp bằng VND.
*Tỷ giá là giá cả của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ. Đây là khái niệm chỉ cách yết
giá gián tiếp (nội tệ/ngoại tệ), ví dụ như tỷ giá CNY/VND (CNY: Nhân dân tệ) tại Bắc
Kinh là 1.842, giá VND chưa biểu hiện ra bên ngoài, do vậy để biết được giá VND, phải
tiến hành chuyển đổi như sau: 1VND = 1/1.842CNY.
Cũng có thể đề cập đến khái niệm tỷ giá theo một khía cạnh như sau:
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau mà trong

thời đại ngày nay sự so sánh đó là sự so sánh về sức mua của các loại tiền tệ.

3

3


Tỷ giá hối đoái là một trong những biến số kinh tế vĩ mô hết sức nhạy cảm. Tỷ giá
biến động từng ngày, từng giờ và chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bên cạnh các yếu
tố mà ảnh hưởng của chúng đến tỷ giá dễ dàng nhận biết như cung cầu ngoại hối, lãi suất,
lạm phát, cán cân thanh toán…tỷ giá còn chịu tác động bởi những yếu tố nếu thoáng qua
sẽ tưởng như chẳng có mối ràng buộc nào cả. Mặc dù biến động của tỷ giá hối đoái là vô
cùng phức tạp song tỷ giá luôn là đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu kinh tế cũng như
các nhà quản lý vĩ mô trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay. Các quốc gia trên thế
giới từ lớn đến nhỏ, từ mạnh đến yếu đều ý thức được rằng tỷ giá hối đoái sẽ là một công
cụ hữu hiệu, một liều thuốc cứu cánh cho thương mại các quốc gia nói chung cũng như
ngoại thương nói riêng đang trong tình trạng hấp hối.
1.2 Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái có một quá trình phát triển lâu dài, trải qua nhiều chế độ khác nhau,
các chế độ tỷ giá hối đoái luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của thương
mại thế giới. Từ chế độ bản vị vàng (1875-1914) đến chế độ bản vị hối đoái vàng (19441972) rồi chế độ tỷ giá thả nổi, thả nổi có quản lý (1975 đến nay), tỷ giá đều được hình
thành trên tương quan so sánh giá trị đồng tiền quốc gia này với quốc gia khác bất kể đó là
vàng hay là tiền tệ của một quốc gia đơn lẻ nào đó. Có thể nói trong lịch sử phát triển của
mình, tỷ giá được hình thành trên hai ngang giá chính đó là ngang giá vàng và ngang giá
sức mua.
1.2.1 Ngang giá vàng
Trước năm 1850, rất nhiều quốc gia trên thế giới theo đuổi một chế độ tiền tệ song
bản vị: bạc và vàng là hai loại tiền tệ chính được lưu hành trong thanh toán thương mại
giữa các quốc gia, tỷ giá hối đoái do đó được hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng
vàng và bạc. Năm 1850, khi khám phá ra hai mỏ vàng mới ở Mỹ và Úc, lượng vàng khai

thác được đổ dồn về các quốc gia Châu Âu. Nếu trước đó chỉ có Anh tiến hành vàng hóa
thanh toán (tức mọi giấy bạc của Anh đều đổi được ra vàng) thì năm 1851, Pháp và một số
quốc gia khác cũng đi theo bước chân của Anh. Đồng bạc bị loại khỏi thanh toán và chế độ
bản vị vàng bắt đầu.

4

4


Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước bất kì thời kỳ bản vị vàng được
quyết định dựa trên việc so sánh hàm lượng vàng của hai nước với nhau. Giả sử hàm
lượng vàng của đồng bảng Anh (GBP) là 1 ounce = 6 GBP trong khi hàm lượng vàng của
franc Pháp (FRF) là 1 ounce = 12 FRF thì suy ra:
6GBP = 12FRF

1GBP = 2FRF

Có thể tổng quát hóa bằng công thức sau:

Hàm luong vàng trong 1 đon vi tiên A
Hàm luong vàng trong 1 đon vi tiên B
Tỷ giá hối đoái (đồng A/ đồng B)=
Dưới chế độ bản vị vàng, khi tiền giấy tự do đổi ra vàng và ngược lại, thì mọi biến
động của tỷ giá hối đoái sẽ tự động được điều chỉnh về mức cân bằng. Hãy lấy ví dụ trên
làm minh chứng. Với hàm lượng vàng như trên giữa các đồng tiền GBP và FRF, giả sử
GBP bị sụt giá trên thị trường ngoại hối tức 1GBP= 1,8FRF; một nhà nhập khẩu Anh cần
1000FRF để mua hàng hóa từ Pháp; nếu nhà nhập khẩu mua trực tiếp FRF bằng GBP, nhà
nhập khẩu sẽ phải bỏ ra 555,56 GBP để có 1000FRF. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu này đã
dùng 1000FRF để mua vàng tại Anh sau đó đổi từ vàng sang GBP. Qui trình 1 khiến nhà

nhập khẩu phải mua vàng để có 1000FRF với giá (1000/12)*6 = 500GBP; như vậy nhà
nhập khẩu này đã lãi 55,56 GBP. Các nhà nhập khẩu khác cũng sẽ làm tương tự như vậy
dẫn đến cầu đồng bảng tăng cho đến khi tỷ giá quay trở lại vị trí cân bằng ban đầu 1GBP =
2FRF.
Chế độ bản vị vàng với cơ chế ngang giá vàng đã đem lại nguồn lợi cho rất nhiều
quốc gia đặc biệt là Anh. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ 19, các mỏ vàng đứng trước nguy cơ bị
khai thác hết, lượng cung vàng khan hiếm dần, tình trạng giảm phát liên tiếp xảy ra, một
cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái mới xuất hiện: Cơ chế ngang giá sức mua.
1.2.2 Ngang giá sức mua
Thời kì bản vị vàng qua đi, tiền giấy đảm nhận toàn bộ chức năng thanh toán, cùng
với việc giấy bạc không được tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng ấn định, ngang giá

5

5


vàng không còn là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái; thay vào đó, việc so sánh hai đồng tiền
với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai loại tiền tệ. Tỷ giá hối đoái hình
thành trên cơ chế ngang giá sức mua ra đời. Và để nghiên cứu cơ chế này, chúng ta hay
cùng nhau tìm hiểu thuyết ngang giá sức mua.
Ý tưởng ngang giá sức mua xuất phát từ thế kỉ thứ 19 với sự góp mặt của nhà kinh
tế học trường phái cổ điển David Ricardo, sau đó được mở rộng và hệ thống hóa bởi nhà
kinh tế học Thụy Điển Gustav Cassel những năm 1920. Ngang giá sức mua nhanh chóng
được đón nhận trong bối cảnh siêu lạm phát diễn ra ở Đức, Hungari và Liên bang Xô Viết
khi sức mua tiền tệ các quốc gia này đột nhiên sụt giảm bất ngờ. Thuyết ngang giá sức
mua được xây dựng trên sự phát triển qui luật một giá cho rằng: Tỷ giá hối đoái giữa tiền
tệ hai quốc gia sẽ bằng tỷ lệ giữa mức giá của hai quốc gia đó. Từ đây, tỷ giá hối đoái
được hình thành như sau: nếu xem P D là mức giá của giỏ hàng hóa trong nước (tính bằng
nội tệ), PF là mức giá của giỏ hàng hóa (tính bằng ngoại tệ) thì :

Tỷ giá hối đoái (số đơn vị nội tệ /1 đơn vị ngoại tệ) = PD / PF
Ví dụ tại Mỹ, một áo sơ mi bán với giá 4 USD trong khi tại Anh, cũng áo đó nhưng
giá bán là 3 GBP thì trên thị trường Mỹ, tỷ giá sẽ là 1GBP = 4/3 = 1,3 USD.
Cách áp dụng tính tỷ giá như trên gọi là PPP tuyệt đối, chỉ đúng trong trường hợp
chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản nào giữa hoạt động thương mại hai nước còn
khi chi phí vận chuyển cao đi cùng với cạnh tranh không hoàn hảo, có sự can thiệp của
nhà nước bằng các hàng rào thuế và phi thuế thì tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ không hoàn
toàn được xác định như trên. PPP tương đối được đưa ra để khắc phục nhược điểm này.
Đối với PPP tương đối thì tỷ giá được hình thành trên cơ sở xem xét chênh lệch lạm phát
giữa hai nước.
1.3 Phân loại tỷ giá
Tỷ giá hối đoái trên cơ sở thực tiễn đã được phân làm nhiều loại, dựa trên những
căn cứ khác nhau mà người ta phân loại ra những cặp tỷ giá khác nhau. Trong khuôn khổ

6

6


của đề tài, người viết xin đưa ra những tỷ giá tiêu biểu nhất được xem là khuôn mẫu cho
quá trình vận động của tỷ giá.
*Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
- Tỉ giá mua: là mức giá mà ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng yết giá
- Tỉ giá bán: là mức giá mà ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng yết giá
- Tỷ giá mở cửa: là mức giá áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại hối đầu tiên
trong ngày
- Tỷ giá đóng cửa: là mức giá áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại hối cuối cùng
trong ngày
*Căn cứ vào thời điểm thanh toán ta có:
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá dùng cho các mua bán ngoại hối thanh toán ngay vào

ngày hôm đó hoặc sau đó 2 ngày.
- Tỷ giá kỳ hạn : là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa ngày
kí hợp đồng và ngày giao tiền thường kéo dài từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 1
năm.
*Căn cứ vào tính chất của tỷ giá ta có:
- Tỷ giá danh nghĩa: Tỷ giá danh nghĩa được hiểu là tỷ giá đo lường giá trị danh
nghĩa của đồng tiền mà không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước trong trao
đổi thương mại quốc tế. Sự phá giá tỷ giá danh nghĩa vì vậy cũng không phản ánh được sự
thay đổi trong tính cạnh tranh quốc tế hàng hóa một nước như tỷ giá thực tế trình bày dưới
đây.
- Tỷ giá thực tế(i): là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức giá tương đối
giữa các nước, có tính đến sức mua thực tế và quyết định tính cạnh tranh của hàng hóa
quốc gia.

7

7


*Căn cứ vào phương tiện thanh toán ta có:
- Tỷ giá điện hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, là cơ sở xác định các loại tỷ
giá khác
- Tỷ giá thư hối: tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
(i)Tỷ giá danh nghĩa được công bố hàng ngày trên thông tin đại chúng trong khi tỷ giá
thực tế phải được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa như sau:
Tỷ giá thực tế = (Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài)/ Mức giá trong nước
*Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối, ở những nước kém phát triển, ngoài thị
trường ngoại hối chính thức còn xuất hiện thị trường chợ đen, tỷ giá được chia thành tỷ
giá chính thức do ngân hàng trung ương quy định và tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu
ngoại hối quyết định(35).

*Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương ta có:
- Tỷ giá xuất khẩu: tỷ giá xuất khẩu được tính bằng tỷ số của giá bán hàng xuất
khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp cộng thuế xuất khẩu
bằng nội tệ.
- Tỷ giá nhập khẩu: tỷ giá nhập khẩu được tính bằng tỷ số giữa giá bán buôn hàng
nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ với với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ.
Khái niệm tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu chính xác hơn chính là tỷ suất phí
của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Để doanh nghiệp xuất nhập khẩu có lãi thì bất
đẳng thức sau phải được thỏa mãn: tỷ giá xuất khẩu < tỷ giá chính thức < tỷ giá nhập khẩu
(xem (5),(35)).
*Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái: có 3 loại tỷ giá chính.
- Tỷ giá hối đoái cố định: là tỷ giá được nhà nước ấn định cố định trong tương quan
giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá cố định được áp đặt một cách cứng nhắc, mọi biến
động của tỷ giá cố định sẽ phải xoay quanh mức tỷ giá với biên độ rất nhỏ do nhà nước

8

8


cho phép. Nhà nước sẽ là tổ chức duy nhất được quyền quyết định thay đổi lại tỷ giá nếu
có biến động quá lớn giữa ngang giá sức mua các đồng tiền. Mặc dù tỷ giá cố định có ưu
điểm là tạo niềm tin về đồng tiền ổn định cho các nhà đầu tư, giúp các nhà xuất, nhập khẩu
tránh được rủi ro hối đoái…song tỷ giá cố định thường là căn nguyên của các cuộc khủng
hoảng kinh tế do chính sách tiền tệ thường xuyên bị phụ thuộc vào quốc gia có đồng tiền
được neo tỷ giá, đi kèm với việc ngân hàng trung ương phải thường xuyên can thiệp vào
thị trường ngoại hối giữ tỷ giá ổn định, dẫn đến cạn kiệt lượng ngoại hối dự trữ…
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: tỷ giá thả nổi được ưa chuộng sau khi hệ thống Bretton
Wood sụp đổ, tỷ giá thả nổi hoàn toàn được xác lập hoàn toàn dựa trên cung cầu ngoại hối,
sự vận động hàng ngày của tỷ giá thả nổi đều phản ánh chính xác sự luân chuyển các

luồng tiền tệ giữa các quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ không còn gặp nguy cơ cạn kiệt
dự trữ ngoại hối như trong trường hợp tỷ giá cố định nữa, chính sách tiền tệ trở nên độc
lập hơn... Tuy vậy, trong sự vận động không hoàn hảo của thị trường, tỷ giá hoàn toàn thả
nổi cũng ẩn chứa nhiều rủi ro; đó là hễ tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi
trong cán cân thanh toán, cụ thể hơn là cán cân thương mại để phù hợp với mức tỷ giá
mới. Tỷ giá thả nổi sẽ luôn gây ra sự sụt giá trên thị trường nội địa do những thay đổi về
lợi nhuận của các nhà đầu tư, các nhà xuất- nhập khẩu. Chưa hết, tỷ giá thả nổi còn là
miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ tiền tệ, việc đầu cơ theo trào lưu rất dễ gây tổn
thương khu vực tài chính, tiền tệ của nền kinh tế.
- Tỷ giá thả nổi có quản lý: Đây là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất, đứa con ruột
của cuộc hôn phối giữa tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi, nó khắc phục được các nhược
điểm của cả hai loại tỷ giá trên. Trong tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá vận hành theo sự
biến động cung cầu thị trường, chính phủ sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần
thiết, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ dựa trên điều chỉnh tỷ giá chính thức. Tỷ giá thả nổi có quản
lý một mặt phản ánh cung cầu ngoại hối, mặt khác đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế thông qua việc điều chỉnh tỷ giá của nhà nước nên được các quốc gia rất ưa
chuộng. Tính từ đầu năm 1970 đến nay, số quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản
lý đã tăng từ 23% (trong tổng số các quốc gia) lên tới 84% năm 2002 và Việt Nam chúng
ta cũng nằm trong số các quốc gia này.

9

9


1.4 Tác động của biến động tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy những thử thách, biến động. Các hoạt
động thương mại quốc tế trong đó có hoạt động ngoại thương vận động với một tốc độ
chóng mặt. Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngoại thương luôn được các quốc gia
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển quan tâm. Khác hẳn với viện trợ kinh tế, đầu tư

nước ngoài hay đầu tư gián tiếp đều có thể mang lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế
không dưới hình thức này cũng dưới hình thức khác, hoạt động ngoại thương thông qua
xuất nhập khẩu đã từ lâu được xem là con đường ngắn nhất góp phần tăng tích lũy của cải,
giải quyết gánh nặng nợ nần cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia dù lớn
hay nhỏ, dù phát triển mức cao hay mức thấp đều có khao khát thúc đẩy hoạt động ngoại
thương.
1.4.1 Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạt động ngoại thương,
tác động của tỷ giá lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tác động của
biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch xuất khẩu:
Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ
giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu
không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt
động xuất khẩu. Nếu tỷ giá diễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các
doanh nghiệp xuất khẩu giảm dần, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng sẽ trở nên khan
hiếm, kim ngạch xuất khẩu do vậy sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0. Bên cạnh đó,
khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất
khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều ngoại tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng
lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu
vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng.

10

10


*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu hàng xuất khẩu:
Đối với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng nông sản, thô sơ chế dường như
nhạy cảm hơn đối với mọi biến động tăng, giảm của tỷ giá hối đoái so với các mặt hàng

như máy móc, thiết bị toàn bộ, xăng dầu…Lý do được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề
này đó là độ co giãn của các mặt hàng nông sản, thô sơ chế đối với giá xuất khẩu hoặc tỷ
giá hối đoái áp dụng là rất cao, do đây là các mặt hàng có thể thay thế được trong khi độ
co giãn của các mặt hàng máy móc, thiết bị toàn bộ, các mặt hàng không thể thay thế được
như xăng, dầu … là rất thấp. Tỷ giá hối đoái tăng lên khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt
tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử
dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần trong cơ cấu
các mặt hàng xuất khẩu. Trái lại, khi tỷ giá giảm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có thể sẽ trở
nên phong phú hơn do tính cạnh tranh về giá, sự tăng doanh thu xuất khẩu khiến các nhà
xuất khẩu đa dạng hóa mặt hàng…Đối với các mặt hàng không thể thay thế như xăng dầu
thì tỷ giá có tăng hay giảm cũng hầu như không ảnh hưởng gì mấy đến cơ cấu cũng như tỷ
trọng các mặt hàng này.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của xuất khẩu:
Đối với cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu, một sự tăng lên của tỷ giá nội tệ của
nước này so với các đồng tiền nước khác sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu nước này trở nên
kém tính cạnh tranh do giá cả đắt hơn, ngược lại nếu giá đồng nội tệ giảm tức tỷ giá giảm
sẽ khiến giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ tương đối, tính cạnh tranh về giá tăng lên. Trong
cùng một thị trường tiêu thụ nếu chất lượng hàng hóa như nhau thì xu hướng chung, người
tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm nào rẻ hơn. Và giả sử chi phí sản xuất tại các quốc gia quy
về cùng một đồng tiền là ngang nhau thì nước nào có mức giảm tỷ giá đồng tiền nước
mình so với giá bản tệ của thị trường tiêu thụ lớn hơn thì tính cạnh tranh về giá của nước
đó cao hơn, nước đó có cơ hội phát triển xuất khẩu nhiều hơn.
Tóm lại, giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu, giá đồng nội tệ tăng ngược lại
sẽ gây bất lợi. Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia thực thi chế độ tỷ giá thả
nổi hoặc thả nổi có quản lý, nơi tỷ giá danh nghĩa sát hoặc tiến sát giá trị thực, còn đối với

11

11



các quốc gia theo chế độ tỷ giá cố định, việc giảm, tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá
danh nghĩa, không phải tỷ giá thực, do đó nếu một sự giảm tỷ giá mà vẫn khiến tỷ giá
danh nghĩa cao hơn tỷ giá thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn giá trị thực,
tác dụng thúc đẩy xuất khẩu sẽ không nhiều.
1.4.2 Tác động của biến đổi tỷ giá lên hoạt động nhập khẩu
Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Có người cho rằng để
ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn
hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Quan niệm
này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần thúc đẩy xuất
khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập
khẩu. Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải
xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên kim ngạch nhập khẩu:
Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá
đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu
trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng
lên trong kim ngạch nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây
bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ
nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà
nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó
kim ngạch nhập khẩu giảm.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên cơ cấu nhập khẩu:
Trên phương diện cơ cấu nhập khẩu, một sự tăng tỷ giá hối đoái sẽ khiến các nhà
quản lý cân nhắc xem sẽ phải nhập khẩu những mặt hàng gì, những mặt hàng như nông
sản có thể sẽ bị hạn chế, các mặt hàng như xăng, dầu, máy móc, thiết bị toàn bộ có thể sẽ
chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục nhập khẩu (điều này đặc biệt đúng với các nước đang

12


12


phát triển hướng về xuất khẩu), còn một sự tăng trong tỷ giá hối đoái sẽ cho chiều hướng
ngược lại.
*Ảnh hưởng của biến động tỷ giá lên tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu:
Xét về tính cạnh tranh nhập khẩu, không một quốc gia nào muốn sản phẩm nhập
khẩu lại có tính cạnh tranh cao hơn sản phẩm trong nước, khi tỷ giá tăng lên, sản phẩm
nhập khẩu có lợi thế trong khi sản phẩm trong nước lại bất lợi về giá, khi tỷ giá giảm, cạnh
tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu không còn, việc tỷ giá giảm tương đương với việc
đánh thuế lên hàng nhập khẩu do đó hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn, nếu tình trạng này
kéo dài, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này có thể được thay thế bằng hàng hóa thị
trường khác hoặc sản phẩm trong nước.
Xuất khẩu và nhập khẩu là hai bộ phận vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại
thương, tuy nhiên tác động của tỷ giá hối đoái lên hai hoạt động then chốt này lại vận động
ngược chiều nhau, nếu tỷ giá có lợi cho xuất khẩu sẽ hạn chế nhập khẩu còn nếu tỷ giá vận
động theo chiều hướng có lợi cho nhập khẩu sẽ kìm hãm xuất khẩu.Việc lựa chọn sách
lược sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương từ đó phải hài hòa hóa
được lợi ích cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, phải được xây dựng dựa trên tác động của tỷ giá
hối đoái lên tổng thể hoạt động ngoại thương. Thông thường, tác động của tỷ giá lên ngoại
thương được xem có hiệu quả nếu nó đem lại thặng dư cán cân thương mại và kém hiệu
quả khi cán cân thương mại thâm hụt, song làm thế nào để có được thặng dư thương mại
thông qua điều hành tỷ giá, nghiên cứu tác động nâng giá, phá giá tiền tệ dưới đây sẽ phần
nào trả lời được điều đó.
1.4.3 Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động thương mại
quốc tế
1.4.3.1 Tác động của phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là việc chính phủ một nước quyết định giảm mạnh giá trị trao đổi
đồng tiền nước mình. Biện pháp phá giá này chỉ được các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá
cố định hoặc tỷ giá thả nổi có điều tiết (quản lý) theo đuổi.


13

13


Các quốc gia nhập siêu nặng, kim ngạch xuất khẩu không cao thường tìm đến phá
giá như một liều thuốc cứu chữa cán cân thương mại đang hấp hối. Theo lý thuyết, việc
phá giá nội tệ tương đương với việc giảm mạnh giá trị đồng nội tệ hay giảm tỷ giá nội tệ,
khi đó, xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, ngoại thương được cải thiện, cán cân thương mại
cân bằng thậm chí sẽ thặng dư.
Tuy nhiên, thực tế lại rẽ theo hướng khác, tùy từng các quốc gia khác nhau, tùy
từng điều kiện ngoại thương, môi trường kinh doanh, chất lượng cũng như cơ cấu xuất
khẩu khác nhau mà mức độ phá giá giúp cải thiện ngoại thương khác nhau. Điều kiện tiên
quyết để phá giá giúp cải thiện ngoại thương chính là các quốc gia khác không phá giá
hoặc phá giá ở mức thấp hơn so với nước có chủ định phá giá.
1.4.3.2 Tác động của nâng giá tiền tệ
Không giống như phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ vận hành theo cơ chế hoàn toàn
ngược lại. Với khái niệm là nâng cao sức mua của đồng tiền so với giá trị thực của nó,
việc nâng giá tiền tệ nhìn chung khiến tỷ giá danh nghĩa tách rời rất xa tỷ giá thực, bóp
méo cơ chế vận hành tỷ giá hối đoái và thường mang lại tác động xấu đến ngoại thương
của một quốc gia.
Nâng giá tiền tệ khiến nhập khẩu trở nên rẻ bất ngờ trong khi xuất khẩu giảm sút.
Nâng giá tiền tệ còn làm cho chi phí đầu vào tăng nhanh hơn doanh thu đầu ra, làm tăng
giá thành sản phẩm, thu hẹp lãi cận biên, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu rất khó khăn
khi cạnh tranh trên thị trường ngoại quốc.
Trong lịch sử phát triển ngoại thương đến nay, chưa một quốc gia nào lại sử dụng
công cụ “nâng giá tiền tệ” để thúc đẩy hoạt động ngoại thương, đa số đều tìm cách đẩy
mạnh xuất khẩu, hạn chế và thay thế dần nhập khẩu. Chính vì vậy tác động của nâng giá
tiền tệ lên hoạt động ngoại thương mới chỉ dừng lại ở những kết luận có tính chất định tính

và hiếm khi tìm thấy được một mô hình kinh tế lượng nghiên cứu sâu sắc về tác động của
nâng giá tiền tệ lên hoạt động xuất nhập khẩu.

14

14


“Nâng giá tiền tệ” thường bị xem là phương pháp bất đắc dĩ trong điều hành tỷ giá
hối đoái. Các quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá cố định chỉ nâng giá tiền tệ khi cán cân
thương mại xuất siêu một lượng lớn hoặc bị đặt dưới sức ép nâng giá đồng nội tệ bởi các
quốc gia khác.
Mặc dù nâng giá tiền tệ tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại thương song mức độ
tác động thường có một độ trễ nhất định. Do đường cầu nhập khẩu được bắt nguồn từ
đường cung-cầu hàng hóa của mỗi nước trong khi đường cầu hàng hóa của một nước
thường không co giãn trong ngắn hạn nên cầu nhập khẩu trong ngắn hạn có độ co giãn
thấp hơn cầu nhập khẩu trong dài hạn.
Vì vậy sau khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục sử dụng
sản phẩm nội địa do chưa điều chỉnh được toàn bộ ý thức về hàng hóa nhập khẩu trở nên
rẻ hơn hàng hóa sản xuất trong nước; bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu cần phải có một thời
gian nhất định trong việc tìm kiếm được nguồn hàng cung cấp ngoại quốc. Kết quả là phải
sau một thời gian nhất định, xuất khẩu mới giảm, nhập khẩu mới tăng.
Nâng giá tiền tệ nói tóm lại thường mang lại hậu quả xấu cho hoạt động ngoại
thương, gây thâm hụt cán cân thương mại và thường là miếng mồi béo bở cho các nhà đầu
cơ. Vì thế, trong các danh mục các giải pháp thúc đẩy ngoại thương của đa số các quốc gia
trên thế giới thường không có giải pháp về “nâng giá tiền tệ”.

15

15



CHƯƠNG II, THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÍ GIÁ ĐỒNG NHÂN
DÂN TỆ TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2016
2.1. Các sự kiện biến động chính của tỉ giá đồng Nhân dân tệ. (Sau đây được
viết tắt là đồng NDT)




Năm 2014, nhân dân tệ giảm giá lần đầu tiên trong 3 năm

Cuối năm 2015 Nhân dân tệ đã mất giá gần 4,5 % kể từ động thái phá giá của Ngân
hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) vào tháng 8. Trong đó:

-

Đồng nội tệ phá giá 4,6% chỉ trong tháng 8/2015 .Cụ thể, ngày 11/8/2015, Ngân hàng
Trung ương Trung Quốc bất ngờ giảm tỷ giá hối đoái tới 1,9%. Đây là đợt giảm sâu
nhất trong 20 năm trở lại đây, ở mức 6,2298 NDT/USD, giảm 1,86% so mức 6,1162
NDT/USD của ngày 10/8/2015. Tiếp đó, ngày 12/8, NDT tiếp tục mất giá 1,6% khiến
giá trị đồng tiền này rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua. Ngày 13/8, đồng NDT
ngày thứ ba liên tiếp mất giá mạnh, với mức 6,4010 NDT/USD. Sang ngày 14/8, sau
ba ngày liên tiếp giảm, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh tăng tỷ giá
đồng NDT so với đồng USD lên 0,05%, lên 6,3975 NDT/USD.

-

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng thiết lập tỷ giá tham chiếu
thấp hơn 1.9% so với tỷ giá cố định của ngày trước, đánh dấu mức sụt giảm mạnh nhất

trong ít nhất 20 năm. Động thái này đã khơi dậy mối lo lắng về tình trạng sức khỏe của
nền kinh tế Trung Quốc, cũng là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, và châm ngòi cho
nỗi lo về khả năng xảy ra “chiến tranh tiền tệ”

-

Tháng 12.2015, Bắc Kinh công bố một chỉ số tỷ giá mới, qua đó giá trị nhân dân tệ sẽ
bớt phụ thuộc vào USD để được định giá thông qua giỏ tiền tệ gồm 13 đồng tiền quốc
tế.

-

Đồng tiền của Trung Quốc đã mất giá 4,5% trong năm 2015, còn 6,4935 USD đổi 1
Nhân dân tệ vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ngày 31/12 tại Thượng Hải. Đây là
mức giảm giá mạnh nhất của đồng tiền này kể từ năm 1994.


-

Cụ thể trong năm 2016 đã có các diễn biến tiêu biểu như sau:

Vào 2/2/2016, PBOC tiếp tục bơm tiền vào hệ thống tài chính 100 tỷ NDT(15,2 tỷ
USD) nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt gia tăng trước kỷ nghỉ tết Nguyên Đán. Đây là
lần bơm tiền thứ tư kể từ ngày 26-1-2016.
16

16


-


15/2/2016, đồng NDT của Trung Quốc đã chứng kiến sự tăng lên mạnh nhất trong hơn
1 thập kỷ qua bắt kịp với sự sụt giảm của đồng USD trong kỳ nghỉ lễ tết kéo dài 1
tuần. NDT tăng 0,9 %, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày (15/02) đã yết
tỷ giá tham chiếu tăng 0.3% ở mức 6.5118 Nhân dân tệ đổi 1 USD, mức cao nhất trong
hơn 1 tháng qua. Đồng USD đã giảm 0.8% trong tuần qua, trong khi đồng Yên của
Nhật Bản tăng 3% và đồng Euro tăng 0.9%.

Hình 2.1 Tỷ giá CNY/USD trong một năm gần đây
Qua bảng số liệu tỷ giá ta thấy, sau suốt một khoảng thời gian dài tỷ giá
CNY/USD là rất thấp, do Trung Quốc phá giá đồng NDT thì đến 15/2 tỷ giá đồng
NDT đã tăng, lý do bởi theo Thống đốc PboC thì “không còn lý do gì để phá giá đồng
NDT’, khi cán cân thương mại tốt, dòng vốn nước ngoài đã chảy ra ít và không có
nhiều biến động khi các chủ đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Trung Quốc,và tỷ giá cơ
bản là ổn định so với rổ tiền tệ thế giới.
-

Ngày 26/5/2016, trong nỗ lực mới nhất trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT, bộ tài
chính nước này thông báo sẽ phát hành lượng trái phiếu khoảng 3 tỷ NDT trên thị
trường tài chính London. Đây được coi là 1 phép thử về sức hấp dẫn của tài sản của
Trung Quốc đối với các nhà đầu tư,nhất là trong giai đoạn khó khăn khi lo sợ đồng
NDT tiếp tục rớt giá và tình trạng chảy vốn khỏi nước này.
- Vào ngày 11/8/2016, đúng 1 năm trước,Trung Quốc đã làm chao đảo thị trường
Mexico cho tới Mumbai khi việc thay đổi chính sách tiền tệ của nước này đã khiến
17

17


đồng NDT tuột dốc không phanh nhưng khoảng thời gian năm 2016, đồng tiền này sụt

giảm nhưng thị trường thế giới không hề sợ hãi như trước nữa mà đã thích nghi và
đứng vững trở lại.
=> Có thể kết luận rằng: trong giai đoạn 2013-2016, Trung Quốc liên tục phá giá
đồng nội tệ nhằm duy trì thu hút đầu tư nước ngoài, tránh dòng chảy ngoại tệ ra khỏi
nước, nền kinh tế giảm tốc và cầu đồng NDT cũng giảm,... Trung Quốc mong muốn
quốc tế hóa đồng NDT, đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ quốc tế, cạnh tranh với Đô la Mỹ,
Bẩn Anh, Yên Nhật. Những chính sách phá giá đồng NDT làm cho kinh tế thế giới và
một số thị trường lao đao, gây ảnh hưởng cho cả sự phát triển chung của thế giới và
của Trung Quốc nói riêng. Vì vậy, trong năm 2016, Trung Quốc cũng đã chú trọng vào
việc bơm tiền vào thị trường, kích cầu, thu hút đầu tư,....
2.2 Tác động của các sự biến động trong tỉ giá đồng NDT nói chung trên một
số thị trường thế giới.
Quyết định điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc dường như đã khiến cho thị trường
tài chính thế giới bị tác động khá mạnh.
Quyết định trên gây tổn thương cho đồng AUD của Australia, đồng NZD của
New Zealand, đồng won của Hàn Quốc và là nguyên nhân khiến tỷ giá hối đoái của
đồng ringgit Malaysia rơi xuống mức thấp kỷ lục mới. Khi đồng nhân dân tệ tiếp tục
giảm tất cả các thị trường chứng khoán châu Âu đều giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của
các công ty có liên quan với Trung Quốc giảm mạnh nhất.
Tại Nhật Bản, chỉ số chứng khoán đã lao xuống mức thấp nhất trong một tháng
khi Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ. Dư luận lo ngại rằng đồng nhân dân tệ yếu
hơn sẽ làm giảm sức chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực đến
doanh số bán lẻ.
Tại Ấn Độ, đồng nhân dân tệ giảm giá đã tác động mạnh đến đồng rupee, đẩy
đồng nội tệ của Ấn Độ xuống còn 64,77 rupee = 1 USD chiều 12/8, mức thấp nhất
trong vòng gần hai năm.
Hãng tin Zee News nhận định việc phá giá đồng nhân dân tệ không chỉ ảnh
hưởng tới đồng rupee mà còn làm cho đầu tư vào Trung Quốc trở nên rẻ hơn và khiến
nhà đầu tư nước ngoài "né tránh" Ấn Độ. Thêm vào đó, lĩnh vực xuất khẩu của Ấn Độ
sẽ bị ảnh hưởng.

18

18


Các nước châu Á được cho là phải chịu tác động lớn nhất từ quyết định của
Trung Quốc. Đồng nhân dân tệ yếu sẽ khiến hàng hóa của vùng lãnh thổ Đài Loan,
Singapore, Việt Nam và Thái Lan giảm khả năng cạnh tranh.
Theo một số nhà phân tích ở Credit Suisse, Thái Lan, Malaysia, Hong Kong và
Đài Loan (Trung Quốc) có thể nằm trong số những nền kinh tế dễ bị tác động nhất, bởi
vừa phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ,
vừa cạnh tranh với Trung Quốc ở các thị trường xuất khẩu khác.
Ngành du lịch Thái Lan sẽ đứng trước rủi ro khi du khách Trung Quốc sẽ thấy
rằng việc du lịch nước ngoài tốn kém hơn, trong khi du lịch dự kiến sẽ đóng góp khá
lớn cho tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm nay.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá lại là tin mừng với một số nước
như Hàn Quốc. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Kyunghwan nói việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ được kỳ vọng là sẽ có ảnh hưởng
tích cực đến nền kinh tế Hàn Quốc vì nếu xuất khẩu của Trung Quốc gia tăng thì có
thể làm cho nhu cầu với các loại hàng bán thành phẩm do Hàn Quốc sản xuất cũng
tăng theo.
2.3 Một số nhận xét về sự biến động tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung
Quốc
2.3.1 Ưu điểm
Một số các thành tự cũng như ưu điểm tiêu biểu mà việc biến động tỷ giá đồng
NDT đem lại cho Trung Quốc đó là:


Điều chỉnh và phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ thời gian này của Chính phủ Trung
Quốc không chỉ thu được những lợi ích trong ngắn hạn, nhanh chóng đẩy mạnh xuất


khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế Mà còn:
• Tạo lợi thế so sánh mới, tăng sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng nhanh quan hệ ngoại
thương, quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư có hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng nhanh
• Tạo môi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài và Trung Quốc đã
vươn lên đứng đầu các nước đang phát triển về mức độ thu hút đầu tư nước ngoài cả
trực tiếp và gián tiếp trong giai đoạn trên
19

19




Tạo cơ sở để Trung Quốc có thể trở lại duy trì chính sách tỷ giá ổn định trong một thời
gian dài, giảm thiểu những rủi ro hối đoái. Chính sách tỷ giá có khả năng dự kiến
những diễn biến của tỷ giá cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn và giảm
thiểu được những rủi ro hối đoái, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài - một vấn đề có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình công
nghiệp hóa. Đây chính là nghệ thuật để giải quyết nhược điểm căn bản của chế độ tỷ
giá thả nổi (tính không ổn định). Và Trung Quốc đã thể hiện sự thành công khi vận
dụng nghệ thuật này để điều hành chính sách tỷ giá.
2.3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì sự biến động tỷ giá đồng NDT có một số
nhược điểm như sau:


Gây bất đồng trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.
Có thể lý giải rằng, vì Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc không thả nổi tỷ giá đồng


NDT, khống chế tỷ giá đồng nội tệ ở mức thấp hơn giá trị thực tế, đã gây thiệt hại cho
các công ty Hoa Kỳ và là nguyên nhân khiến thâm hụt thương mại khá cao của Hoa
Kỳ với TQ
• Dẫn đến lạm phát cao không mong muốn
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
• Ảnh hưởng xấu tới thị trường cổ phiếu trên thế giới: những quan ngại do việc thay đổi
chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra sẽ khuyến khích dòng tiền đầu tư trên thị
trường vốn tìm nơi "trú ẩn an toàn", chẳng hạn như quay lại thị trường Hoa Kỳ. Điều
này đã tạo ra một môi trường phi rủi ro, khiến giá CDS (Credit Default Swap - hoán vị
rủi ro tín dụng) tại các thị trường mới nối tăng lên và làm tăng chi phí vay vốn bằng
USD cho các chính phủ và doanh nghiệp các nước thị trường mới nổi trong khi lợi suât
trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ lại giảm xuống. Việc này cũng ảnh hưởng đến thị
trường cổ phiếu trên thế giới. Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Apple
và hàng xa xỉ như BMW đã giảm mạnh ngay khi có tin tức này.
2.4 Một số nguyên nhân chính dẫn tới việc biến đổi tỉ giá (phá giá) đồng
NDT
2.4.1 Mong muốn khắc phục suy giảm kinh tế
Trung Quốc đang trong thời kỳ khó khăn khi tăng trưởng đã giảm từ hai chữ số
vài năm trước, xuống chỉ còn 7% . Mô hình phát triển dựa chủ yếu vào đầu tư và xuất
20

20


khẩu cũng đã mất tác dụng. Trung Quốc là quốc gia sống nhờ xuất khẩu, tuy nhiên,
trong tháng 7/2015, ngành xuất khẩu Trung Quốc đã giảm 8,3% so với cùng kỳ năm
2014 và chỉ số giá sản xuất cũng đang hướng tới năm giảm thứ 4 liên tiếp.
Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đã buộc phải phá giá NDT để nỗ lực hỗ trợ
cho các nhà xuất khẩu trong nước. Quyết định này sẽ làm tăng tính cạnh tranh của
hàng xuất khẩu Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng ở

mức chậm nhất kể từ 6 năm trở lại.
Các số liệu kinh tế được coi là ảm đạm như: xuất khẩu sụt giảm, hoạt động sản
xuất tăng trưởng yếu hơn dự báo, tín dụng cũng tăng trưởng chậm lại. Các nhà hoạch
định chính sách của Trung Quốc đang cố gắng cân bằng giữa kích cầu kinh tế và cắt
giảm đầu tư dựa vào vay nợ.
Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, việc chững lại và suy giảm của nền kinh tế
Trung Quốc đã trở thành vấn đề cấp bách nhất cần xử lý bằng công cụ tỷ giá.
2.4.2 Xu hướng bảo vệ việc làm trong nước
Đồng tiền này đã tăng giá trị (hơn 10%) so với các đồng tiền khác ở châu Á trong
12 tháng trước đó, khiến hàng hóa Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn ở nước ngoài.
Điều này đã dẫn đến kết quả gây sốc: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2015
giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thông tin xấu đối với các nhà máy trong
nước, nơi đang cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân.
Vì thế, các chuyên gia kinh tế cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn nguy
cơ sa thải hàng loạt tại những nhà máy này bằng cách làm suy yếu đồng nhân dân tệ.
2.4.3 Tham vọng đưa NDT trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu
Trung Quốc muốn nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của chính mình trong nền kinh tế
toàn cầu. Và một trong những mảnh ghép quan trọng để làm được điều đó là đưa NDT
thành tiền tệ dự trữ. Lợi ích của USD Mỹ và Euro đã vượt xa biên giới quốc gia. Và
Trung Quốc cũng muốn NDT có vai trò tương tự trong tài chính và thương mại toàn
cầu, đặc biệt là tại châu Á.
Tuy nhiên, NDT không thể trở thành tiền tệ dự trữ toàn cầu khi Trung Quốc vẫn
duy trì cơ chế kiểm soát mà họ cho là cần thiết để quản lý kinh tế trong nước. Đồng
USD sẽ không đóng vai trò trung tâm trong hệ thống tài chính toàn cầu, nếu Mỹ không
cho phép tự do trao đổi với các tiền tệ khác, và không sử dụng luật pháp, can thiệp để
giữ giá không biến động theo thị trường.
21

21



Nói cách khác, Trung Quốc vừa muốn đạt mục đích ngoại giao khi NDT trở
thành tiền tệ quan trọng trên thế giới, vừa không muốn kinh tế trong nước phải trả
giá.Trung Quốc đã nỗ lực để đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ SDR do IMF ( Tổ chức tiền
tệ quốc tế) quản lý. IMF sẽ xem xét rổ SDR 5 năm một lần và biểu quyết có cho NDT
vào rổ này hay không vào cuối năm 2015. Nếu không thành công, Trung Quốc sẽ phải
chờ thêm 5 năm nữa. Một trong những tiêu chí để được đưa vào rổ SDR là đồng tiền
“có thể sử dụng tự do”, và các quan chức IMF đã kêu gọi Trung Quốc để đồng NDT
được điều chỉnh bởi các lực lượng của thị trường. Động thái của Trung Quốc có thể
coi là một bước quan trọng tiến tới cho phép đồng NDT tự do giao dịch, và tăng khả
năng đồng tiền này sẽ được đưa vào rổ SDR.

22

22


CHƯƠNG III, PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI TỈ GIÁ
ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
(GIAI ĐOẠN 2013-2016)
3.1 Ảnh hưởng của biến đổi tỉ giá đồng NDT đến hoạt động Xuất khẩu của
Việt Nam sang Trung Quốc
3.1.1 Các kết quả đã đạt được
Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam. Từ đó đến nay, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước không ngừng
tăng lên. Năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 58,6
tỷ USD, tăng 16,8 % so với năm 2013. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2014 là 14,93 tỷ USD. Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm

2016 là 15,09 tỷ USD, tăng 21,8 % so với cùng kỳ năm 2015.
Với vị trí địa lý thuận lợi giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nên chủng loại
hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lên tới 40 chủng loại, những nhóm
hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gồm: máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng rau quả; xơ, sợi dệt các loại; máy ảnh, máy quay
phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; điện
thoại các loại và linh kiện…
Tuy nhiên theo số liệu của Tổng cục hải quan trong trong 3 quí đầu năm 2016,
đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện với 2,42 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 26,6% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai trong bảng xuất khẩu là nhóm hàng rau quả, kim ngạch đạt 1,28 tỷ
USD, tăng trưởng 43,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,5% tổng trị giá xuất khẩu.
Xơ sợi dệt các loại là nhóm hàng đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu trong 9
tháng qua với 1,17 tỷ USD, chiếm 7,8% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc,
tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2015.
23

23


Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng
đầu năm 2016 phần lớn đều tăng trưởng dương; đáng chú ý là mặt hàng kim loại
thường khác và sản phẩm, tuy kim ngạch đạt 48,47 triệu USD nhưng có mức tăng
trưởng mạnh nhất, tăng 197,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, một số mặt hàng
có mức tăng trưởng cao góp phần vào tăng trưởng kim ngạch chung trong 3 quí đầu
năm gồm: sản phẩm gốm, sứ tăng 100,4%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 80,8%;
thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 60,0%; chè tăng 80,8%.
Tuy nhiên, một số nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại có kim
ngạch sụt giảm so với cùng kỳ như: chất dẻo nguyên liệu giảm 51,4%; thủy tinh và các

sản phẩm từ thủy tinh giảm 38,4%; sản phẩm từ chất dẻo giảm 21,6%.
Từ đó cho thấy việc phá giá đồng NDT dẫn đến xuất khẩu và tăng trưởng của
Trung Quốc tăng, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ những diễn biến này, do nhu
cầu nhập khẩu từ Trung Quốc đối với các nguyên liệu, nhóm hàng máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện, xơ sợi dệt và kim loại từ Việt Nam gia tăng. Một số tính
toán cho thấy, nếu đồng NDT giảm giá 1%, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
có thể tăng theo khoảng 1%.
3.1.2 Các hạn chế gặp phải và nguyên nhân
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ
hai của Việt Nam. Việt Nam có thâm hụt thương mại với Trung Quốc tổng cộng 29 tỷ
USD trong năm 2014 và 16,7 tỷ USD trong nửa đầu năm 2015. Sự suy yếu của nền
kinh tế Trung Quốc nói chung và sự giảm giá của NDT nói riêng đặt ra cho Việt Nam
các thách thức sau đây:
- Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, cụ thể trong 6
tháng đầu năm 2015 là 38,1% thị phần, song đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ
năm 2014 (giảm 9,04% về khối lượng và giảm 13,25% về giá trị). Dự báo xuất khẩu
gạo sang Trung Quốc có thể tiếp tục giảm mạnh vì đồng NDT yếu, đồng thời khả năng
cạnh tranh của gạo Việt Nam đang kém đi so với các nước sản xuất gạo khác như Thái
Lan, Indonesia. Tương tự, cà phê và cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
cũng sẽ gặp khó khăn cùng với việc phá giá đồng NDT. Trung Quốc hiện là đối tác
chính nhập khẩu cao su của Việt Nam, trong 7 tháng qua với 248 nghìn tấn, tăng
24

24


37,8% và chiếm 48% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Các mặt hàng cà phê
hòa tan, cà phê rang xay xuất khẩu sang thị trường này sẽ trở nên đắt đỏ hơn và DN
nhập khẩu Trung Quốc có thể sẽ giảm giá mua, gây áp lực cho DN Việt Nam.
- Việc phá giá đồng NDT có khả năng ảnh hưởng ngắn hạn tới giá dầu. Trung

Quốc là quốc gia nhập siêu dầu thô lớn nhất châu Á, khi đồng NDT giảm giá, giá nhập
dầu vào nước này về căn bản có xu hướng tăng lên, cùng với việc tăng trưởng kinh tế
của nước này suy yếu, yếu tố tâm lý đầu cơ có thể sẽ tạo nên một số ảnh hưởng ngắn
hạn tới giá dầu, khiến cho giá dầu có thể giảm thêm. Là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, giá trị dầu thô xuất khẩu giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu
của Việt Nam
- Thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc có thể tăng hơn nữa do cả
hai nguyên nhân là nhu cầu nội địa từ Trung Quốc yếu đi, đặc biệt là đối với mặt hàng
được xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như nông sản; và sự suy yếu của NDT khiến
hàng xuất khẩu của Việt Nam trở nên đắt hơn. Đồng thời, các nhà sản xuất trong nước
phải cạnh tranh với các sản phẩm trở nên rẻ hơn từ Trung Quốc như thép, phân bón, ô
tô, v.v.
- Các tác động lớn hơn có thể sẽ đến từ các ngành công nghiệp nơi xuất khẩu của
Việt Nam sang Mỹ và châu Âu cạnh tranh trực diện với sản phẩm của Trung Quốc.
Công ty lốp xe (như CSM) và xuất khẩu hàng may mặc (như TCM) chắc chắn sẽ bị
tổn thương bởi sự cạnh tranh tăng lên.
- Giá thấp hơn bằng USD các mặt hàng cơ bản trên thị trường toàn cầu như đã đề
cập ở trên sẽ làm giảm giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, việc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT)
khiến cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn tại Trung Quốc, sức cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam tại Trung Quốc giảm. Hàng hóa từ Trung Quốc vốn đã rẻ càng trở nên rẻ
hơn và cạnh tranh quyết liệt với hàng hóa ở Việt Nam. Với các hợp đồng xuất khẩu
chính ngạch thanh toán bằng đồng USD, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải thêm gần
2% để trả cho một đơn hàng với giá như cũ. Như vậy, khách hàng nhập khẩu sẽ phải
tăng giá bán hoặc tìm cách giảm giá mua xuống để bù cho chi phí này. Các nhà xuất
khẩu Việt Nam, do đó muốn giữ đầu ra tại thị trường Trung Quốc sẽ bắt buộc phải
25

25



×