Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

CẨM NANG PHỐI TRỘN CÁC LOẠI PHÂN VÔ CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 22 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

Cẩm Nang
phối trộn
các loại phân vô cơ

CẩmNang
Phối trộn
các loại phân vô cơ
ISBN: 978-604-60-2110-0

63 - 630
1/118 - 2015
NN - 2015

SÁCH KHÔNG BÁN

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TP. HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
********

Cẩm nang
phối trộn
các loại phân vô cơ

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP




MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................4
PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN............6

3. Bón phân cho lan như thế nào là hiệu
quả?............................................................................26
4. Trên thị trường có loại phân nào sử dụng
phổ biến cho cây lan?..............................................27

1. Khái niệm phân bón......................................6

5. Bón phân cho cây rau theo quy trình
VietGAP là thực hiện như thế nào?..........................28

2. Phân loại phân bón.......................................6

6. Phân chuyên dùng là gì?............................29

3. Các chất dinh dưỡng trong phân bón........9

7. Sự khác nhau giữa phân NPK 3 màu và
1 màu...........................................................................29

4. Các loại phân vô cơ....................................10
1. Một số loại phân có thể phối trộn thủ công
thành phân hỗn hợp NPK..........................................15

8. Cần trộn 100 kg phân NPK với một số công

thức phân phổ biến trên thị trường, ta cần loại phân
đơn, phân phức nào? và số lượng từng loại là bao
nhiêu?..........................................................................30

2. Các lưu ý khi trộn thủ công phân hỗn hợp
NPK...............................................................................15

9. Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng đối với
cây trồng và biện pháp khắc phục?.......................31

PHẦN II. PHỐI TRỘN CÁC LOẠI PHÂN ĐƠN..........15

3. Hướng dẫn trộn phân NPK..........................18

9.1. Triệu chứng thiếu đạm...........................31
9.2. Triệu chứng thiếu lân..............................34

4. Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân
hỗn hợp NPK sản xuất trong nhà máy......................22

9.3. Triệu chứng thiếu kali..............................36

5. Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân
hỗn hợp NPK phối trộn thủ công..............................24

9.4. Tóm tắt các triệu chứng thiếu
dinh dưỡng..................................................................37

PHẦN III. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP............25


TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................38

1. Bón phân cân đối là như thế nào?.............25
2. Bón phân như thế nào là theo nguyên tắc
5 đúng?.......................................................................26

2

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

3


LỜI MỞ ĐẦU
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung
cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng
cải tạo đất, được bón vào đất để cung cấp các
nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng
của cây trồng, đồng thời duy trì độ phì nhiêu cho
đất, góp phần tăng hiệu quả sản xuất trên một diện
tích đất, nâng cao năng suất thu hoạch, chất
lượng sản phẩm,... Việc bón phân để bổ sung chất
dinh dưỡng là việc làm cần thiết trong canh tác
các loại cây trồng hiện nay. Các đơn vị sản xuất
phân bón đã sản xuất và cung cấp nhiều dạng
phân đơn, phân phức hợp khác nhau, tạo điều kiện
cho bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn, sử
dụng các loại phân bón trong canh tác dễ dàng

và hiệu quả. Để có thể có loại phân tự phối trộn
theo tỉ lệ phù hợp với từng loại cây, đặc tính của
đất, người nông dân đã tự phối trộn các loại phân
theo kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng
phân phức hợp được trộn thủ công và sử dụng
phân phức hợp được sản xuất công nghiệp có
những ưu khuyết điểm khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi
mỗi nhà nông cần phải hiểu rõ về phân bón trước
khi lựa chọn và sử dụng, nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất trong canh tác.

4

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Với mục đích giúp bà con nông dân nắm bắt
được những thông tin cơ bản về phân bón vô cơ,
cách phối trộn bằng phương pháp thủ công từ
phân đơn thành phân phức hợp chuyên dùng cho
từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Đồng thời giúp
bà con biết được một số loại phân có thể và không
thể trộn với nhau, chúng tôi biên soạn cuốn
“Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ”.
Mong rằng, cuốn cẩm nang này giúp quí bà
con nông dân và bạn đọc ghi nhận và nắm bắt
được những thông tin hữu ích để áp dụng trong sản
xuất rau, hoa,… mang lại hiệu quả cao nhất.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và rất
mong nhận được ý kiến góp ý của quí bà con nông
dân, cơ quan chuyên môn,… để Cẩm nang ngày

càng hoàn thiện hơn.
Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

5


PHẦN I

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN
1. Khái niệm phân bón
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo
đất.
2. Phân loại phân bón
- Về mặt hóa học: Phân bón được chia làm
nhiều loại như phân vô cơ (phân khoáng), phân hữu
cơ, phân vi sinh, … Trong đó, phân bón vô cơ gồm có
các loại:
+ Phân bón đơn đa lượng hay còn gọi là phân
khoáng đơn, gồm:
Phân đạm: Trong thành phần chính chỉ chứa
một chất dinh dưỡng đa lượng là đạm. Các loại phân
đạm bao gồm phân urê, nitrat amon, sunphat amoni,
clorua amoni, các muối vô cơ dạng nitrat, xianamit và
hợp chất chứa nitơ có bổ sung hoặc không bổ sung
chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều
hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch
cây trồng, chất chống vón cục;

Phân lân: Trong thành phần chính chỉ chứa một
chất dinh dưỡng đa lượng là lân. Các loại phân lân
bao gồm phân lân nung chảy, supephosphat đơn,
6

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

supephosphat kép, supe phosphat giàu canxi phosphat và các hợp chất có chứa phospho có bổ sung
hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất
sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả
năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục;
Phân kali: Trong thành phần chính chỉ chứa một
chất dinh dưỡng đa lượng là kali. Các loại phân kali
bao gồm phân kali clorua, kali sulphat, kali clorat và
các hợp chất chứa kali có bổ sung hoặc không bổ
sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất
điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn
dịch cây trồng, chất chống vón cục.
+ Phân trung lượng: Trong thành phần chính
chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trung lượng có
bổ sung hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng
hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm
tăng khả năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón
cục.
+ Phân vi lượng: Trong thành phần chính chứa
một hoặc nhiều chất dinh dưỡng vi lượng có bổ sung
hoặc không bổ sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất
sử dụng, chất điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả
năng miễn dịch cây trồng, chất chống vón cục.
+ Phân phức hợp: Trong thành phần có chứa ít

nhất 2 (hai) chất dinh dưỡng đa lượng liên kết bằng
liên kết hóa học (Phân diamoni phosphat (DAP),
monoamoni phosphat (MAP), sunphat kali magie,

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

7



kali nitrat, amoni polyphosphat (APP), nitro phosphat,
kali dihydrophosphat… có bổ sung hoặc không bổ
sung chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất
điều hòa sinh trưởng, chất làm tăng khả năng miễn
dịch cây trồng, chất chống vón cục.
+ Phân hỗn hợp: Được sản xuất bằng cách trộn
từ hai loại phân bón vô cơ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4
Điều này trở lên có bổ sung hoặc không bổ sung chất
giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất điều hòa sinh
trưởng, chất làm tăng khả năng miễn dịch cây trồng,
chất chống vón cục.
- Về mặt nông học: Phân bón được chia làm 2
nhóm. Nhóm phân có tác dụng trực tiếp cung cấp
dinh dưỡng cho cây trồng (hầu hết các loại phân vô
cơ) và nhóm phân có tác dụng gián tiếp thông qua
việc cải tạo các tính chất của đất (vôi, thạch cao, và
hầu hết các loại phân hữu cơ, vi sinh).
- Về phương pháp sản xuất: Phân sản xuất tại
chỗ (quy trình đơn giản, nguyên liệu có sẵn ở địa
phương) và phân công nghiệp (phân vô cơ, phân vi

sinh).
- Về phương pháp sử dụng: Có 2 nhóm là phân
bón rễ (là loại phân bón được bón trực tiếp vào đất
hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cầy
trồng thông qua bộ rễ) và phân bón lá (là loại phân
bón dùng để tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân cây
trồng).

8

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

3. Các chât dinh dưỡng trong phân bón
Có 92 nguyên tố hóa học hiện diện trong cây,
trong đó có 17 nguyên thiết yếu là C, H, O và các
nguyên tố khoáng: đạm (N), lân (P), kali (K), Calcium
(Ca), Magnesium (Mg), Sulfur (S), Silic hữu hiệu (SiO2hh),
Sắt (Fe), Manganese (Mn), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Bo (B),
Molypden (Mo) và Clo (Cl). Tất cả các nguyên tố dinh
dưỡng thiết yếu đều quan trọng như nhau đối với cây
trồng. Tuy nhiên, có chất cây cần nhiều, có chất cây
cần ít. Dựa vào lượng dinh dưỡng cây cần sử dụng,
người ta chia các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu
thành 3 nhóm là các chất dinh dưỡng đa lượng, chất
dinh dưỡng trung lượng và chất dinh dưỡng vi lượng.
Trong đó, N, P, K là 3 nguyên tố chính, được gọi là các
chất dinh dưỡng đa lượng. Chất trung lượng là những
chất cây cần với số lượng trung bình, gồm 4 chất là
Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) và Silic hữu hiệu
(SiO2hh). Chất vi lượng là những chất cây cần với lượng

ít, gồm 7 chất là Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn),
Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo) và Clo (Cl).
Các chất dinh dưỡng đa lượng cây trồng có nhu
cầu cao nhất, nên cây trồng hấp thu với hàm lượng
lớn. Bên cạnh đó, còn có sự bay hơi, rửa trôi, … dẫn
đến sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất. Để cây trồng
sinh trưởng phát triển tốt, điều cần thiết là phải bón
phân có chứa các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K (phân
đa lượng).

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

9


4. Các loại phân vô cơ
4.1. Các loại phân đơn phổ biến
- Phân đạm

* Phân SA (Amonium sulphate)
(còn gọi là diêm nóng):
Công thức: (NH4)2SO4
Hàm lượng đạm (N): 21%; Hàm lượng S: 23%

* Phân urê (Urea) (còn gọi là Diêm lạnh)
Công thức: CO(NH2)2
Hàm lượng đạm: 46%N

Đặc điểm: Có 02 dạng phân urê đó là urê hạt
trong (prill urea): có dạng tinh thể màu trắng, hạt nhỏ,

dễ tan trong nước. Urê hạt đục (granular urea): dạng
viên trứng cá, kích thước hạt to hơn urê hạt trong. Cả
02 dạng đều có đặc điểm hút ẩm mạnh, sử dụng được
với hầu hết các loại cây trồng, các loại đất khác nhau.
10

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Đặc điểm: Dạng tinh thể, hạt mịn, màu trắng
ngà hoặc xám xanh. Có mùi khai (amoniac), vị mặn và
hơi chua, dễ tan trong nước, ít vón cục, thích hợp với
những cây cần nhiều lưu huỳnh (S) như cà phê, cây có
dầu (cây họ đậu, dừa), cây họ thập tự (bắp cải, su lơ),
cây lấy củ (khoai tây). Thích hợp bón cho các loại đất
kiềm, đất nghèo S như đất xám, đất đỏ. Tuy nhiên, SA là
phân sinh lý chua không thích hợp bón vùng đất chua
hoặc đất phèn.
* Phân Nitrat amôn
Công thức: NH4NO3
Hàm lượng N: 34%
Đặc điểm: Dạng tinh thể muối kết tinh màu
vàng xám.
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

11


- Phân Lân

* Kali sulphate (Sulphate of Potash - SOP)


* Super lân:

Công thức: K2SO4

Công thức: Ca(H2PO4)2

Hàm lượng K2O: 48 - 52% và lưu huỳnh: 18% S

Hàm lượng P2O5: 16 - 20%
Đặc điểm: Là loại bột mịn, nàu vàng xám
hoặc xám thiếc, dễ hòa tan trong nước nên có thể
dùng bón lót hoặc bón thúc đều được.
* Lân nung chảy (Thermo phosphate)
Hàm lượng P2O5: 15 - 20%
Đặc điểm: Dạng bột màu xanh nhạt, gần như
màu tro, ít tan trong nước nhưng tan trong môi
trường axit yếu nên cây sử dụng dễ dàng. Dùng để
bón cho đất chua, đất nghèo trung, vi lượng sẽ cho
hiệu quả cao.
- Phân kali

4.2. Các loại phân phức hợp phổ biến
- Phân hóa hợp
* Diammonium Phosphate (DAP)
Công thức: (NH4)2HPO4
Hàm lượng N và P2O5: 18 - 46 - 0
Đặc điểm: Có màu đen hoặc xanh, hoặc
nâu, kích thước hạt đồng đều, dễ tan trong nước.


* Kali clorua (Muriate of Potash - MOP)

* Kali Nitrate

Công thức: KCl

Công thức: KNO3

Hàm lượng K2O: 60%

Hàm lượng K2O: 46% K2O; và đạm 13% N

Màu sắc: Hồng, đỏ, xám trắng
Đặc điểm: Dạng tinh thể, có độ rời, dễ bón và
thích hợp nhiều loại đất.

12

Đặc điểm: Dạng tinh thể, màu trắng, là phân
sinh lý chua, không nên bón cho đất phèn. Có thể
dùng bón lót, bón thúc hoặc pha vào nước để
phun qua lá. Thích hợp bón cho các cây trồng có
nhu cầu S cao.

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Sử dụng: KNO3 là loại phân quý, đắt tiền nên
chỉ dùng bón qua lá hoặc bón cho cây có giá trị
kinh tế cao. Hòa tan KNO3 trong nước để phun cho
cây. Phun qua lá ở nồng độ thích hợp để kích thích

ra hoa đậu trái sớm và đồng loạt, chín tập trung.
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

13


* Phân hỗn hợp NPK (còn gọi là NPK)
NPK là phân có
hàm lượng N, P2O5, K2O
với các tỉ lệ khác nhau:
16 - 16 - 8, 15 -15 -15, 30
-10 - 10, 20 - 20 - 20, 6 30 - 30, 10 - 30 - 30, ...
được các nhà máy sản
xuất chủ yếu những
theo phương pháp:
Tạo hạt bằng phương
pháp hóa học; tạo hạt
bằng hơi nước; tạo hạt
bằng nén ép hay tạo
hạt bằng phối trộn các
thành phần rời.
Đặc điểm: Hạt đồng đều và chứa đầy đủ các
thành phần dinh dưỡng, dễ tan. Tuy nhiên, giá
thành do đầu tư công nghệ tốn kém. Ngoài ra còn
có dạng hỗn hợp lỏng dùng cho tưới hay phun trên
lá.
Trong thực tế người nông dân còn trộn thủ
công từ 02 hoặc 03 loại phân khoáng đơn hoặc
trộn với phân phức hợp. Phân này chủ yếu do nông
dân có kinh nghiệm lâu năm trong canh tác cây

trồng và hiểu rõ về các loại phân bón nên tự phối
trộn thủ công nhằm hạ giá thành sản xuất.
14

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

PHẦN II

PHỐI TRỘN CÁC LOẠI PHÂN ĐƠN
1. Một số loại phân có thể phối trộn thủ công
thành phân hỗn hợp NPK
Dựa vào đặc tính của các loại phân và các
nguyên tắc phối trộn thích hợp, một số loại phân cơ
bản có thể được phối trộn hoặc trộn xong bón liền
hoặc không được trộn với nhau được biên soạn
theo bảng như sau (Trang 16).
2. Các lưu ý khi trộn thủ công phân hỗn hợp NPK
- Phải nắm vững đặc tính của các loại phân,
cách tính số lượng phân đơn cần thiết để pha đúng
theo tỷ lệ mong muốn, ...
- Phải chuẩn bị các trang thiết bị phù hợp cho
việc phối trộn, đảm bảo an toàn cho người thực
hiện phối trộn, môi trường xung quanh kể cả người
sử dụng.
- Tránh trộn phân làm lý tính phân xấu đi hoặc
giảm chất lượng phân,... cụ thể như:
+ Tránh trộn các loại phân gây hiện tượng
phân bị chảy nước như: tránh trộn KCl với Ca(OH)2
hoặc tránh trộn urê với super lân để lâu, nếu trộn
phải bón ngay.


Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

15


SA (diêm nóng),
Clorua amôn,
Photphat amôn
Amôn nitrat

Phân hữu cơ

Vôi, tro

Phân Kali (KCl)

Lân nung chảy

Supe lân

Ure (diêm lạnh)

Amôn nitrat

Loại phân

SA , Clorua amôn,
Photphat amôn


Bảng các loại phân có thể phối trộn

***

***

***

***

***

***

Ure (Diêm lạnh)
Supe lân

***

Lân nung chảy

*** ***

***

Phân kali (KCl)
Vôi, tro
Phân hữu cơ

*** ***

*** ***

***

***
***

Ghi chú:
Màu xanh: Trộn được.
Màu vàng: Trộn xong bón liền
(không bảo quản).

*****
16

***

+ Tránh trộn các loại phân gây hiện tượng
bám chặt, cứng lại (nếu trộn Super lân với Amonium
sulfat sẽ làm phân không còn tơi xốp, cứng lại
không thể trộn để dành được mà phải bón ngay).
+ Tránh trộn phân SA (Amonium sulphate) với
một loại phân kiềm (làm giảm chất lượng phân).
+ Tránh trộn phân SA và Nitrat amon với vôi
hoặc lân nung chảy (Nếu trộn sẽ làm bay hơi đạm
trong phân).
+ Các phân lân như Super lân, … khi phối trộn
với vôi sẽ tạo thành lân khó tiêu do kết tủa canxi
photphat.
+ Các phân hút ẩm mạnh như urê, KCl, … khi

trộn với nhau hoặc với phân khác để lâu rất dễ vón
cục nên chỉ phối trộn trước khi bón.
+ Khi trộn, cũng như khi bón cho cây phải chú
ý đến độ đồng đều, tránh hiện tượng phân tầng,
hạt nhỏ rơi tầng dưới nhiều hơn sẽ gây hiện tượng
ngộ độc cho cây nếu thừa hoặc cây sinh trưởng
phát triển kém nếu thiếu dinh một yếu tố dinh
dưỡng nào đó. Khuyến cáo nên trộn mỗi đợt với số
lượng nhỏ.
+ Ghi nhật ký trộn: loại phân, số lượng, ...

Màu đỏ: Không trộn được.

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

17


ã trộn phân NPK
3. Hướng dân
3.1. Xác định trọng lượng phân đơn trong hỗn
hợp (phân) phối trộn được tính theo công thức
sau

Số lượng (kg) =

(Phần trăm 1 dinh dưỡng muốn đạt) x
(tổng trọng lượng phân hỗn hợp cần

phối trộn (kg))
(Phần trăm chất dinh dưỡng có
trong phân đơn)
RxT
A = ------------P

A: Lượng phân đơn cần tính (kg).
R: Tỉ lệ (%) dinh dưỡng nguyên chất có trong
hỗn hợp cần phối trộn.
T: Tổng trọng lượng cuối cùng của hỗn hợp (kg).
P: Phần trăm dinh dưỡng có trong phân đơn (%).
Ví dụ 1: Chuẩn bị phối trộn 100 kg NPK với tỷ lệ
10N: 5P2O5: 10K2O, sử dụng phân SA 21% N, Super
Lân 16% P2O5, và KCl 60% K2O. Trọng lượng của mỗi
loại phân đơn được tính như sau:

18

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

- Phân SA có 21% N, muốn có 10 kg N thì ta
phải có lượng SA là :
10 x 100
---------- = 47,6 kg
21
- Phân Super Lân có 16% P2O5, muốn có 5 kg
P2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:

=


5 x 100
---------- = 31,3 kg
16
- Phân KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì
lượng KCl sẽ là :

=

10 x 100
---------- = 16,7 kg
60
- Trọng lượng chất đệm = 100 kg – (47,6 kg +
31,3 kg + 16,7 kg) = 4,5 kg

=

 Tổng lượng phân NPK trộn với tỷ lệ
10N: 5P2O5: 10K2O là 47,6 kg SA + 31,3 kg Super lân +
16,7 kg KCl + 4,5 kg chất đệm = 100 kg.
Ví dụ 2: Muốn phối trộn hỗn hợp phân có tỉ
lệ N:P:K là 6:10:5 từ phân SA, lân super và kali
clorua thì ta cần trọng lượng mỗi loại như sau:

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

19


- Lượng phân SA là :


=

6 x 100
---------- = 28,6 kg
21

10 x 100
- Lượng phân Super lân là: = ---------- = 62,5 kg
16
- Lượng phân KCl là :

=

5 x 100
---------- = 8,3 kg
60

- Trọng lượng chất đệm (đất hoặc thạch
cao,…) = 100 kg – (28,6 kg + 62,5 kg + 8,3 kg) =
0,6 kg

 Tổng lượng phân NPK trộn với tỷ lệ 6N:

10P2O5: 5K2O là 28,6 kg SA + 62,5 kg Super lân +
8,3 kg KCl + 0,6 kg chất đệm = 100 kg.
Ghi chú: Khi muốn phân NPK có công thức
30 - 10 - 10 hoặc những tỉ lệ khác mà tổng các
lượng phân đơn vượt so với tổng lượng phân NPK
cuối cùng cần phối trộn thì hỗn hợp này không
thể thực hiện được. Muốn phối trộn những phân

NPK có công thức như vậy không thể sử dụng
các loại phân đơn thông thường mà cần phải
thay đổi hoặc bổ sung bằng những hóa chất:
cung cấp P như H3PO4 (75% P2O5), KH2PO4
(52,2% P2O5; 34,6% K2O), NH4H2PO4 (12,2% N;

20

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

61,8% P2O5), Ca(H2PO4)2 (60,71% P2O5; 17,1%
Ca), CaHPO4 (52,5% P2O5; 29,4% Ca); cung cấp
K như K2CO3 (68,1% K2O), ... Tuy nhiên việc tìm
mua và sử dụng các hóa chất này sẽ rất khó đối
với nông dân phối trộn thủ công.
Ví dụ 3: Chuẩn bị phối trộn 100 kg NPK với tỷ lệ
30N: 10P2O5: 10K2O để bón liền. Ta sử dụng phân Ure
46% N, Super Lân 16% P2O5, KCl 60% K2O.
- Phân Ure có 46% N, muốn có 30 kg N thì ta
phải có lượng Ure là:
30 x 100
---------- = 65,2 kg
46
- Phân Super Lân có 16% P2O5, muốn có
10 kg P2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:

=

10 x 100
---------- = 62,5 kg

16
- Phân KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì
lượng KCl sẽ là:

=

10 x 100
---------- = 16,7 kg
60
- Tổng trọng lượng các phân đơn = 65,2 kg +
62,5 kg + 16,7 kg > 100 kg => Hỗn hợp này không
thực hiện được.

=

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

21


Muốn phối trộn được hỗn hợp trên cần phải
dùng hóa chất H3PO4 (72,5% P2O5) và Ure (46% N);
KCl (60% K2O). Hoặc Ure, DAP, KCl.
3.2. Cách tính lượng phân đơn từ phân hỗn hợp
Ví dụ: Lượng phân bón cho 1 ha cây khổ qua
theo khuyến cáo là 300 kg urê, 400 kg lân super và
240 kg kali clorua, nhưng nhà vườn đã bón 100 kg
NPK (16 - 16 - 8), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu,
cách tính như sau:
- Lượng urê có trong 100 kg NPK (16 - 16 - 8)

là 100 × 16/46 = 34,8 kg
- Lượng lân super lân có trong 100 kg NPK
(16 - 16 - 8) là 100 × 16/16 = 100 kg
- Lượng kali clorua có trong 100 kg NPK (16 - 16
- 8) là 100 × 8/60 = 13,3 kg
=> Vậy phải thêm 265,2 kg urê + 300 kg lân
super + 226,7 kg kali clorua thì mới đủ lượng phân
bón cho khổ qua như đã khuyến cáo.
4. Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân hỗn
á trong nhà máy
hợp NPK sản xuât
- Ưu điểm:
Đây là một loại phân bón chất lượng rất cao,
với những tính chất vật lý (kích thước hạt đồng đều,
độ cứng chịu nghiền, khả năng chảy tự do, ...) rất
tốt. Dưỡng chất N, P2O5, K2O có đầy đủ trong mỗi hạt

22

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

theo tỷ lệ được xác định, nên chỉ bón một lần mà cây
được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết. Tránh được sự thiếu hoặc thừa một số yếu tố
dinh dưỡng nào đó cho cây trồng. Tỷ lệ chất dinh
dưỡng ổn định trong mỗi hạt và đảm bảo các yếu tố
tác động lẫn nhau một cách tốt nhất, có lợi cho cây
hấp thu.
Hàm lượng dinh dưỡng trong phân đã được
tính toán và sản xuất chuyên dùng cho từng loại cây,

phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng
cây trồng như mong muốn.
Được sản xuất bằng quy trình thích hợp, tránh
được hiện tượng chảy nước, vón cục, ... dễ bảo
quản.
Dễ sử dụng, không tốn công phối trộn khi bón.
- Khuyết điểm:
Tỷ lệ chất dinh dưỡng cố định nên không thỏa
mãn đầy đủ các loại cây trồng có yêu cầu dinh
dưỡng khác nhau.
Gây thất thoát một số dinh dưỡng khi cây ở
những giai đoạn chưa cần nhiều. Điều này dẫn đến
lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.
Giá bán cao do các đơn vị sản xuất phải đầu
tư cơ giới, công nghệ sản xuất.

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

23


5. Các ưu, khuyết điểm khi sử dụng phân hỗn
hợp NPK phối trộn thủ công
- Ưu điểm:
+ Chỉ bón một lần mà cây được cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
+ Tỷ lệ dinh dưỡng có thể thay đổi theo nhu
cầu của cây, nhu cầu của người sử dụng có kinh
nghiệm trong canh tác.

+ Giá phân trộn rẻ do không đầu tư máy móc,
quy trình hiện đại. Nông dân sẽ tiết kiệm được chi
phí đầu vào, giá thành sản xuất giảm, hiệu quả sản
xuất cao hơn.
- Khuyết điểm:
+ Dưỡng chất N, P2O5, K2O riêng mỗi hạt nên
mỗi loại phân đơn có kích thước hạt lớn nhỏ khác
nhau, khi bón dễ có hiện tượng không đồng đều
các dưỡng chất dẫn đến trường hợp thiếu hoặc
thừa một số yếu tố dinh dưỡng nào đó cho cây
trồng. Cây trồng phát triển không như mong muốn.
Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất, chất
lượng cây trồng.
+ Không thể phối trộn đúng phương pháp,
đúng tỷ lệ khi người phối trộn không hiểu rõ về các
loại và đặc điểm các loại phân bón.
+ Tốn công phối trộn.

24

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

PHẦN III

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Bón phân cân đối là như thế nào?
Cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng ở những
lượng và tỉ lệ nhất định. Thiếu hay thừa một chất
dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển
kém. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác

động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua
lại có thể làm tăng hay cản trở sự hấp thu của cây,
ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về lượng và tỉ
lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lượng và tỉ lệ
các chất dinh dưỡng đối với mỗi cây trồng còn phụ
thuộc vào lượng phân bón được sử dụng và loại
đất trồng. Bón phân cần chú ý đến nhu cầu của
cây, đặc điểm lý, hóa tính của đất trồng, năng suất
thu hoạch mong muốn… quyết định lượng, loại,
phương pháp bón phù hợp, cân đối nhằm ổn định
và cải thiện độ phì nhiêu của chất, chống rửa trôi,
xói mòn, ô nhiễm môi trường; Tăng năng suất thu
hoạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với
sản phẩm thu hoạch; Nâng cao hiệu quả của phân
bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác.

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

25


2. Bón phân như thế nào là theo nguyên tắc
5 đúng?

lân và kali cao, đạm thấp. Giai đoạn cây ra hoa,
cây cần dinh dưỡng Kali cao, lân và đạm thấp.

Để việc bón phân có hiệu quả, bà con cần
thực hiện theo nguyên tắc 5 đúng như sau: Đúng

loại phân; Bón đúng lúc, đúng lượng; Bón đúng đối
tượng; Đúng thời tiết, mùa vụ; Bón đúng cách.

4. Trên thị trường có loại phân nào sử dụng phổ
biến cho cây lan?

3. Bón phân cho lan như thế nào là hiệu quả?

Thực tế trong sản xuất hoa lan, các loại phân
được sử dụng phổ biến là phân NPK chuyên dùng
như sau:
- NPK 30 - 10 - 10: Sử dụng khi cây ở giai đoạn
cây con.
- NPK 20 - 20 - 20: Sử dụng khi cây ở giai đoạn
trung bình đến lớn.
hoa.

- NPK 6 - 30 - 30 hay 10-30-30: Sắp ra hoa, ra

Phong lan rất cần phân bón, nhưng không
chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, phải thực hiện
bón phân thường xuyên và tốt nhất là phun qua lá.
Phân bón cho lan nên đầy đủ các chất dinh dưỡng
đa, trung và vi lượng. Trong đó, thành phần và tỷ lệ
các dinh dưỡng phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng
của cây. Nguyên tắc chung trong bón phân cho
lan là vào giai đoạn sinh trưởng, cây phát triển thân
lá thì cần dinh dưỡng đạm cao, lân và kali thấp.
Giai đoạn trước khi cây ra hoa, cây cần dinh dưỡng


26

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

27


6. Phân chuyên dùng là gì?

5. Bón phân cho cây rau theo quy trình VietGAP là
thực hiện như thế nào?
- Chỉ sử dụng loại phân có trong danh mục
được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ
Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành.
- Chỉ sử dụng các phân bón và chất phụ gia có
hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
- Không sử dụng những sản phẩm phân bón
không rõ nguồn gốc, không bao bì nhãn mác hoặc
quá hạn sử dụng.
- Không sử dụng các loại phân hữu cơ chưa
qua xử lý hoai mục để bón cho rau.
- Lượng phân bón căn cứ vào đặc điểm đất,
đặc điểm cây trồng và nhu cầu của cây, ... Đảm bảo
cân đối dinh dưỡng giữa đạm, lân, kali.
- Ngưng bón phân đạm trước thu hoạch ít nhất
5 ngày.
28


Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Phân chuyên dùng là dạng phân phức hợp có
chứa các yếu tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng phù
hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và
phát triển của cây. Phân chuyên dùng rất tiện lợi khi sử
dụng do nhà sản xuất đã tính toán liều lượng dinh
dưỡng phù hợp với tùy theo từng loại cây, phù hợp với
từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng
nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm phân
chuyên dùng của các nhà sản xuất khác nhau. Trước
khi bà con sử dụng phải chú ý lựa chọn sản phẩm của
các nhà sản xuất có uy tính và sử dụng đúng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Sự khác nhau giữa phân NPK 3 màu và 1 màu?
NPK 3 màu là loại phân được phối trộn cơ giới từ
các loại phân đơn khác nhau. Mỗi hạt chỉ chứa 1
hoặc 2 dưỡng chất (ví dụ hạt Ure có màu trắng đục
chứa N, hạt KCl có màu đỏ sẫm chứa K2O, DAP có
màu đen hoặc nâu chứa N và P2O5, ...), kích thước hạt
không đồng đều, dễ bị phân tầng trong bao hạt lớn
nhẹ nằm trên, hạt nhỏ nặng nằm bên dưới khi vận
chuyển, nếu bà con không trộn đều cả bao khi sử
dụng hoặc mua lẻ về bón thì tỷ lệ dinh dưỡng sẽ
không như ban đầu, khi bón cho cây sẽ có hiện tượng
thừa hoặc thiếu dinh dưỡng. Người nông dân có
nhiều kinh nghiệm về cây trồng và hiều rõ về phân
bón có thể tự phối trộn để sử dụng.
Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ


29


NPK 1 màu là loại phân phức hợp được sản
xuất từ nhà máy với những quy trình khác nhau như
tạo hạt bằng phương pháp hóa học hay tạo hạt
bằng hơi nước hay tạo hạt bằng nén ép hay tạo
hạt bằng phối trộn các thành phần rời. Hạt đồng
đều kích thước và chứa đầy đủ các thành phần
dinh dưỡng N, P2O5, K2O, dễ tan. Đây là loại phân
NPK chất lượng cao, dễ sử dụng. Khi bón đúng tỷ lệ
và đúng từng giai đoạn sinh trưởng của cây thì cây
được cung cấp đầy đủ 3 dưỡng chất, cây sinh
trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, giá phân bón NPK 1
màu cao hơn do nhà sản xuất phải đầu tư công
nghệ, dây chuyền thiết bị sản xuất,... Người nông
dân không thể tự phối trộn được.

à trộn 100 kg phân NPK với một số công
8. Cân
à loại
thức phân phổ biến trên thị trường, ta cân
phân đơn, phân phức nào? và số lượng từng loại
là bao nhiêu?

30

Ure


DAP

KCl

Chất
đệm

1

16 - 16 - 8

21,2

34,8

13,3

30,7

2

30 - 10 - 10

56,7

21,7

16,7

4,9


2

20 - 20 - 10

26,5

43,5

16,7

13,4

3

10 - 20 - 30

4,7

43,5

50

1,8

4

10 - 20 - 20

4,7


43,5

33,3

18,5

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Khi phát hiện triệu chứng thiếu dinh dưỡng, ta
tiến hành phun phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng
kịp thời. Phun phân bón lá chủ yếu để bổ sung dinh
dưỡng chứ không thể cung cấp toàn bộ nhu cầu
dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng phát
triển của cây trồng. Chính vì vậy, phân bón lá
không thể thay thế được phân bón rễ. Phân bón lá
sau khi phun sẽ được hấp thụ thông qua hệ thống
khí khổng trên và dưới bề mặt lá. Do vậy, trước khi
phun cần hòa tan thật kỹ, phun ướt đẫm lên lá, để
phân có được tiếp xúc đều với bề mặt lá và kết hợp
tưới vào rễ. Tốt nhất là phun vào buổi sáng sớm
hoặc chiều mát. Không phun khi trời nắng gắt hoặc
sắp mưa vì có thể gây ra cháy lá hoặc giảm hiệu
quả của phân và lãng phí, ...
9.1. Triệu chứng thiếu đạm:

Số lượng phân cần (kg)

Công thức
NPK


Stt

9. Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng đối với cây
trồng và biện pháp khắc phục?

- Cây còi cọc (cây lùn).
- Giảm kích thước lá.
- Xanh nhạt đến vàng nhạt, bắt đầu vàng từ
đuôi lá. Xuất hiện trước từ các lá bên dưới của cây.
Khi bón đủ Kali và lân có thể tăng hiệu quả sử
dụng phân đạm.

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

31


32

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

33


9.2. Triệu chứng thiếu lân
Cây còi cọc, lá có màu xanh sẫm đến đỏ tía,
rễ kém phát triển.


Thiếu lân: lá có màu đỏ tía

Thiếu lân cây sinh trưởng còi cọc
34

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

35


9.4. Tóm tắt các triệu chứng thiếu dinh dưỡng
NHỮNG TRIỆU CHỨNG THIẾU HỤT DINH DƯỠNG THỂ HIỆN TRÊN LÁ
Chồi ngọn: Ca, B

-

Lá non: Cu, S, Fe, Mn

Thiếu Bo:
Lá non của chồi ngọn
xốp mềm, suy yếu, đỉnh
sinh trưởng bị chết
Thiếu S:
Lá xanh nhạt hóa vàng,
gân lá xanh xám, bề
mặt lá không có đốm


Thiếu lân: lá nhỏ, màu xanh tối (lá bên trái)

Thiếu Mn:
Lá bị mất diệp lục, gân lá
chính và phụ màu xanh tối
biến dạng như hoa văn

Thiếu Zn:
Lá hẹp và nhỏ, phiến lá
mỏng thiếu diệp lục, gân lá
màu xanh, những đốm
chết xuất hiện khắp bề mặt
bao gồm gân, phiến, mép
và đỉnh lá
Thiếu Mg:
Lá bị mất diệp lục từ đỉnh
và mép, gân lá xanh,
đỉnh và mép bị cong
xuống, nếu thiếu nặng sẽ
chết, lá dễ bị rụng
Thiếu P:
Cây màu xanh tối, lùn, còi cọc,
lá cứng và hẹp, nếu thiếu nặng
màu xanh tối chuyển sang nâu,
mặt dưới màu sạm đồng

36

Lá già: N, P, K, Mg, Zn, Mo


Thiếu Ca: Cây có màu xanh
tối chồi non bị mất màu
xanh, mép lá và đỉnh lá bị
cong chết, cuối cùng là
đỉnh sinh trưởng bị chết

Thiếu Fe:
Lá vàng,
vùng gần gân lá màu
trắng, gân lá có màu
xanh đặc trưng, phiến
lá không có vết đốm

Thiếu Cu: Gân lá bị mất
diệp lục, màu trắng, lá
màu xanh sáng, lá bị rũ
xuống và dễ bị rụng

9.3. Triệu chứng thiếu kali
Úa vàng chuyển nâu dọc mép lá, chóp lá
già, sau đó các triệu chứng này dần phát triển vào
phía trong. Thân yếu, cây dễ ngã.

-

Thiếu Mo: Lá có màu
xanh nhạt, vàng chuyển
sang cam, những đốm
chết xuất hiện khắp bề
mặt trừ gân lá, mặt dưới gỉ

nhựa, gân lá màu trắng
Thiếu K: Lá
vàng, mép và đỉnh
lá hóa nâu, xuất hiện
vệt đỏ gỉ sắt, phần lá
đó bị chết và phân hủy

Thiếu N: Lá nhỏ, còi cọc,
màu xanh nhạt không
bình thường, lá cứng,
dựng đứng chuyển
sang vàng, khi thiếu
nặng sẽ bị cháy lá

Vàng khô rìa lá, bắt đầu từ lá già

MICRONUTRIENT TECHNOLOGY KONDHWA KHURD POONA

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

37


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Development of Courses for B.Sc (Agriculture)
Degree program, 2011. Lecture 15: Mixed fertilizers –
sources – preparations - their compatibility – advantages. Truy cập ngày 18/6/2015 tại

/>pdf
2. Đỗ Thị Thanh Ren, 1999. Bài giảng Phì nhiêu đất và
phân bón. Trường Đại học Cần Thơ.

7. Nguyễn Bá Lộc, Trương Văn Lung, Võ Thị Mai
Hương, Lê Thị Hoa, Lê Thị Trĩ, 2006. Giáo trình Sinh lý
học thực vật. Trường Đại học Huế.
8. Thông tư số 29/2014/TT-BTC, ngày 30 tháng 9 năm
2014 của Bộ Công thương về Quy định cụ thể và
hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô
cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón
vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân
bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân
bón.

3. Fernamdez V., T Soriropoulos, P Brown, 2003. Foliar
Fertilization: Scientific Principles and Field Practices.
International Fertilizer Industry Association. Paris,
France.
4. Forbon, nd. Một số công nghệ tạo hạt phân bón
đang được áp dụng trên thế giới và Việt Nam.
Fertilizer International. Truy cập ngày 18/9/2015 tại
/>5. Lê Văn Dũ, 2003. Giáo trình Độ phì và phân bón.
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nghị định 202/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.

38


Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ

39


NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám Đốc - Tổng Biên tập: TS. Lê Quang Khôi
Biên Tập - sửa bản in: Nguyễn Thành Vinh
In 2000 bản, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty TNHH Song Tạo.
71-73, Đường 53, Phường Tân Quy, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
XNĐKXB số 2104-2015/CXBIPH/1 - 118/NN ngày 04/8/2015.
QĐXB số: 067/QĐ CN NXBNN ngày
ISBN: 978-604-60-2110-0. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2015

40

Cẩm nang Phối trộn các loại phân vô cơ



×