Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài 43 10 NC cấu tạo virut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.06 KB, 3 trang )

Giáo án tuần:
Ngày soạn: 10/3/2017
Người soạn : Xa Thị Thảo
Tiết45 - Bài 43 CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1 . Kiến thức :
- Nêu được khái niệm virut , mô tả được 3 loại virut điển hình
- Phân biệt được các loại virut
- Giải thích được tại sao virut là 1 dạng sống chứ không phải 1 cơ thể sống
2 . Kĩ năng :
- Kĩ năng tư duy : phân tích, so sánh
- Kĩ năng học tập : tự học , lập bảng
- Kĩ năng sinh học : quan sát, vận dụng kiến thức vào cuộc sống để giải thích 1 số
hiện tượng trong đời sống
3 . Thái độ
- Bảo vệ sức khỏe , giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh
- Hiểu biết về nguyên nhân và biết cách phòng tránh các loại bệnh do virut gây nên
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK, các tranh ảnh trong bài
- Các tài liệu có liên quan đến bài học
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, vở ghi, giấy nháp.
- Đọc trước bài mới ở nhà
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp (1 phút)
Lớp – Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ (9 phút)
a. Câu hỏi kiểm tra
Nêu cách tiến hành nhuộm đơn tế bào nấm men ? tại sao phải hơ nhẹ tiêu bản


trên ngọn lửa đèn cồn ?
b. Câu trả lời
Dùng que cấy lấy 1 giọt dung dịch nấm men cho vào ống nghiệm có sẵn 5ml
nước khuấy đều , dùng que cấy lấy 1 giọt dung dịch này cho lên lam kính , hong
khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ trên ngọn lử đèn cồn, dùng pipet nhỏ 1 giọt fuchsin vào
vị trí đã


nhỏ giọtdung dịch lên men khô trong 1p rồi sốt nhẹ nước cất ở mép lam kính, hong
khô đậy lamen và đưa lên soi ở vật kính x10 , x40
3. Tiến trình bài học :
Đặt vấn đề : Chương trước chúng ta đã tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của
VSV , hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 dang sống mới đó là virut , chúng
có cấu tạo và hình thái như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. Bài 43
Cấu trúc các loại virut
(1) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:
- Vấn đáp – tái hiện
- Vấn đáp – tìm tòi
- Hoạt động nhóm
(2) Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
GV : Cho phép học sinh sử dụng điện
thoại trong 3 phút để tìm hiểu về sơ đồ
hóa , sơ đồ tư duy
HS : dùng điện thoại tìm hiểu thông tin
liên quan về sơ đồ hóa , sơ đồ tư duy
GV : Sau khi hết 3 phút yêu cầu hs cất
điện thoại
và đọc toàn bộ nội dung bài
HS : Đọc bài

GV : Chia lớp thành 4 nhóm trong
vòng 15 phút sử dụng bút màu và giấy
A1 sơ đồ hóa toàn bộ kiến thức trong
bài theo chuẩn kiến thức SGK và được
phép sáng tạo hình ảnh
HS : Hoạt động nhóm, hoàn thành bài
của nhóm
GV : Hết 15phút yêu cầu các nhóm lên
dán bài của mình lên bảng và cử đại
diện nhóm trình bày bài
HS : Trình bày bài nhóm mình
GV : Yêu cầu các nhóm khác nhận xét
bài của nhóm trình bày, sau đó chuẩn
hóa kiến thức

Nội dung
I.Khái niệm
_Virut là một thực thể sống có kích thước
vô cùng nhỏ bé và chưa có cấu tạo tế bào.
II. Hình thái và cấu tạo
_Hình thái có 3 loại:dạng xoắn, dạng
khối, dạng hỗn hợp
_Cấu tạo gồm 2 phần: vỏ protein làm
nhiệm vụ bảo vệ, lõi axit nucleic là bộ
gen của chúng
III.Phân loại virut
_Phân loại dựa vào vật chủ :
1.Virut ở người và động vật
2.Virut ở vi sinh vật
3.Virut ở thực vật


IV. Củng cố
- GV : So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn
- HS : Hoàn thành bảng so sánh
Đáp án


Giống nhau : Kích thước nhỏ , sinh sản nhanh, gây bệnh cho vật chủ trong thời
gian ngắn, chiếm đạt vật chất tế bào chủ
Tính chất
Cấu tạo tế bào
Chỉ chứa ADN và ARN
Chứa cả ADN và ARN
Sinh sản độc lập
Sống kí sinh bắt buộc

Virut
không
có
không
không
có

Vi khuẩn
có
không
có
có
không


V. Hướng dẫn học tập
- HS về nhà học bài và làm bài tập chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Duyệt, kí ngày
Nguyễn Văn Thịnh



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×